Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 58

Chủ đề: koshi nage

  1. #31
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Mình nghỉ đòn đó là một dạng biến đòn của Tai Otoshi, cũng có thể nói là Kokuy . Không thể gọi là Koshi vì không qua hông mà.

  2. #32
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đồng ý vói David! nếu không dùng hông thì đâu phải Koshi !!! Chác bạn AIkidohoasen nói 1 đòn Judo thì đúng hon.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #33
    master
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Mình nghỉ đòn đó là một dạng biến đòn của Tai Otoshi, cũng có thể nói là Kokuy . Không thể gọi là Koshi vì không qua hông mà.
    Đồng ý vói David! nếu không dùng hông thì đâu phải Koshi !!! Chác bạn AIkidohoasen nói 1 đòn Judo thì đúng hon.
    Cứ phải dùng hông mới gọi là koshi à, bây giờ mới biết. vậy chắc đòn của bạn aikihoasen là cosi rồi chứ không phải koshi:flirt:

  4. #34
    Totoro_san
    Guest
    Diễn đàn này hấp dẫn wa!
    Cho Totoro góp một vài ý kiến!

    Về kỹ thuật ném nagé-waza (khong tính kokyu-nagé), Judo có rất nhiều đòn và hoàn toàn khác so với Aikido. Judo chia ra thành các nhóm chính như: đòn hông (Goshi-nagé/Koshi-nagé (AKD)), đòn vai gồm 2 nhóm: đánh qua vai (Seoi-nagé/Tai-Otoshi) (Otoshi - tấn chêm chân dài gần tương tự như đinh tấn, nhưng lòng bàn chân song song ) và vác vai kiểu gánh nước (Kata-Guruma), hoàn toàn không có đòn đánh qua ...lưng! , đòn chân (Ashi-waza gồm các kỹ thuật Barai/Ko-chiri/U-chiri/...), đòn hy sinh (Sutemi-waza, phong phú hơn AKD rất nhiều) (lâu wá nên không nhớ kỹ).

    Kỹ thuật ném của AKD khác với của Judo: AKD sử dụng lực của đối phương để ném, ít nhiều có thể coi là dạng thụ động hơn so với Judo là chủ động dùng cả sức của chính mình cộng với lực của đối thủ. Do đó, nó cũng dẫn đến kỹ thuật vào tấn, kỹ thuật dùng lực hông, lực tay (có cả ở AKD và Judo) và lực bật của chân (chỉ có trong Judo). Trong Judo, khoảng cách giữa 2 chân rất ít, đôi khi chụm lại để tạo điểm tựa vững chắc thực hiện các động tác bật chân, cuộn hông và tay (rất nguy hiểm nếu vào đòn Makikomi), hướng lực tất cả tạo thành một vòng tròn đi và hướng đan điền ở bụng. Trong Judo không bắt buộc Tori phải đứng vững sau khi kết thúc đòn, mà có thể cùng té theo Uké (Makikomi/ Sutemi - waza) để triển khai tiếp đòn đè (Né-waza)!

    Để tập đòn Goshi-nagé/Tai-Otoshi/Kata-Guruma trong AKD, thì Totoro có một kinh nghiệm sau:
    Đối với Tori:
    - Tấn nền rộng khoảng 1 - 1,5 lần bề rộng vai (trừ trường hợp đòn Guruma có thể lên đến 2 lần).
    - Tấn rùn thấp, quan trọng là thắt lưng của Tori phải thấp hơn rốn/đan điền của Uké (làm mất thăng bằng), đầu gối không quá mở, lưng thằng hơi đổ về trước khoảng 5 - 10 độ so với phương thẳng đứng. Tấn của Tori nên nằm trong hay băng khoảng cách giữa hai chân của Uké (Trừ trường hợp Tori wá ... cao so với Uké!).
    - Nên tạo cho Uké cảm giác mất thăng bằng do điểm bẩy của Tori nằm dưới trọng tậm của Uké (xem ở trên) kết hợp với lực kéo của tay.
    - Hướng ném thường tạo thành so với phương qua hai lòng bàn chân một góc khoảng 15 - 30 độ về phía trước mặt của Tori (khác với Judo thường là 75 - 90 độ).
    - Khi ném nên kết hợp với hơi thở, hít vào khi bắt đầu kéo Uké và thở ra sau khi ném Uké.
    Chú ý:
    - Đối với Tai-Otoshi/Seoi-nagé, thì nên rùn thấp để ngực Uké cao hơn vai mình hay nách của Uké vắt hoàn toàn qua vai.
    - Đối với Kata-Guruma, tấn nên tạo với phương nối 2 bàn chân Uké một góc từ 15 - 30 độ, hơi dồn tấn về phía Uké. Chú ý bí quyết của đòn này là bụng Uké phải vắt/gá qua phần thắt lựng, lưng thẳng hay hơi khom về phí trước 10 - 15 độ. Đòn này hoàn toàn khác với Judo dùng sức để bốc Uké lên không, AKD chỉ dùng lưng làm điểm tựa chận và bẩy Uké về phía trước. Tay kéo tay Uké về phía trước, tay còn lại thì xốc trượt theo chân của Uké phương theo hai cánh tay có hướng dấoc xuống theo phương ném! (Trời đất ơi giải thích mệt wa!). Nếu bạn để Uké chịu trên vai thì thua ngay nều Uké năng hơn bạn đồng thời làm mất trọng tâm của bản thân.

    Ngày xưa nhờ đã từng tập Judo, Totoro có một số kinh nghiệm về tấn và bước chân tốt nhất là nên tập động với nhiều Uké (chỉ tập bước di chuyển trước khi ném), sẽ tạo cảm giác tốt về kích thước tấn và độ rùn của bản thân)(Thường vào tấn 20 lần / đánh 1 lần) và bài tập về cơ hông/trụ tấn.

    Đối với Uké:
    - Khi té nên nắm vào tay áo/ vãt cổ áo/ đai của Tori (chú ý nên nắm tay áo khi đánh với Tori nữ hen!). Cổ và lưng nên cuộn lại để tạo sự tiếp đất an toàn.
    - Kết hợp với hơi thở, khi bị nâng lê thì nên hít vào và trườc khi tiếp đất thì phải thở ra để tránh chấn thương và tức thở ngực/bụng.
    - Nhớ toàn thân thả lỏng hoàn toàn, mở rộng hai chân để tránh trường hợp va đập mắt cá/ gối gậy chấn thương, tránh để gót, lưng và xương sống tiếp đất trước, nên tiếp đất phần mông rồi đế đùi - hông (hơi ngửa).

    Chúc các bạn thành công!

    Thân

  5. #35
    Totoro_san
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Đồng ý vói David! nếu không dùng hông thì đâu phải Koshi !!! Chác bạn AIkidohoasen nói 1 đòn Judo thì đúng hon.

    Nghe tả không thể hình dung dược!
    Theo Totoro, nếu so sánh với Judo, hi hi, có lẽ đòn này hao hao giống với đòn Hané-Goshi hay Uchi_Mata wá!!!!!!

    Có một đòn nagé cổ rất hiểm của AKD vào khóa như đòn Seoi-nagé nghịch kết hợp với Tai-Otoshi (vào khóa như Nikkyo), đòn này đánh chấn thương rất nặng (phá chỏ và vai nếu Uké có kỹ thuạt Ukémi ko tốt)!

    Totoro cũng được xem qua khá nhiều đòn phản nagé rất hiểm của Aikido (dĩ nhiên có kết hợp với kỹ thuật Sutémi trên không của Judo)! Đòn nagé *(không tính Kokyu-nagé) đòi hỏi người sử dụng phải có thời gian chuyên luyện lâu dài nều dùng để rantori với nhiều địch thủ áp sát thì ko nên sử dụng nếu lỹ thuạt kém. Còn phải tùy xem trình độ của đối thủ như thế nào để tránh hy sinh bằng chinh sutemi-nagé!!!!!

    Đó là một vài ý kiến của Totoro!

    Thân.

  6. #36
    NeoNarrell
    Guest
    Cool quá nhân đây cho hỏi diển đàn của mình có Box Kendo không nhỉ :P

  7. #37
    songhongvnde
    Guest
    các bác ở đây có nhiều hình ảnh và phân tích cũng quá hay rồi, SH chỉ xin đóng góp mấy hình ảnh về kỹ thuật koshi nage. Còn phân tích thì xin mới các bác :biggrin:











  8. #38
    Totoro_san
    Guest
    Thân chào tất cả anh em!

    Kỹ thuật đòn Nagé qua vai/hông/lưng* (tạm gọi) có thể tựu trung vào nguyên tắc "Duy nhất điểm". Đây là điểm chính yếu trong Judo, mình nghĩ hoàn toàn có thể ứng dụng trong Aikido ví cùng nguyên tắc!

    Mong các anh em như anh Aiki, Aikidude, ZEN, NGDALAT, DCH, ... cho ý kiến và nói rõ hơn về nguyên tắc này!

    Thân.

  9. #39
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hầu như tất cả những chi thiết vể Koshi đã được viết ở trang trước rồi và có thể khg dùng đúng từ của Judo thôi! Cá nhân tui thì khg biết nói gì hơn nữa! Nói nữa thì cũng xào xáo lại những gì đã biên, nhưng có thể nói kiểu khác thôi chứ nôi dung thì vẫn vậy!

    khg biết mấy bạn khác nghĩ sao?

    Nếu totoro thấy thiếu gì thì cứ việc thêm, anh em sẽ vô đàm luận!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #40
    nhhung
    Guest
    Vậy là căn bản Koshi của Judo với Aikido khác nhau sao ta? Trước kia tui cũng có tập đánh Koshi được ít lâu. Nhưng sau khi chuyển qua Dojo mới thì không còn tập nữa vì thầy chủ nhiệm sân bảo aikidoka từ 2 đẳng trở xuống chỉ cần đánh tốt các đòn căn bản của Aikido là Shihonage, Iriminage, Kaitennage, Ikyo, Nikyo, Sankyo, Kotegaeshi, Yonkyo, Tenchinage và vài đòn Kokyunage căn bản như Sayu undo là được, lên cao nữa thì đánh tiếp. Thầy cũng nói là Koshi của Aikido khác của Judo nhưng tui không hiểu.
    Hôm trước đi tập Judo thì ông thầy dạy Judo nói ổng thấy nhiều nơi dạy Aikido trong thành phố đánh Koshi sai hết, đánh rất nặng và nếu gặp Uke nặng hơn hoặc Uke cố cưỡng lại là Nage dễ bị trẹo hông lắm. Tui hỏi tại sao thì thầy nói cứ tập đi rồi sẽ thấy. Thua
    :focus:

Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •