Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 13 của 13

Chủ đề: Lịch sử Aikido Việt Nam dưới một cái nhìn mới.

  1. #11
    SourGrass
    Guest
    Cảm ơn quý bạn đã đọc và phê bình bài viết lịch sử "Aikido tại Việt Nam" này. Một bài viết có tính cách coi thường công lao của những người tiền bối đi trước, thành quả do những bậc thầy của thầy mình thì thật quả hết chỗ nói.

    Tôi xin chỉ nêu lên một vài sự kiện liên quan để các bạn tham khảo: Tenshinkai là tên được đặt ra bởi O'sensei và năm 1967, O'sensei chính thức uỷ nhiệm thầy Đặng Thông Phong đại diện Hombu Dojo phát triển Aikido tại VN.

    Trong thời kỳ chiến tranh, thầy Đặng Thông Phong, mặc dù bận rộn với công việc hằng ngày của một quân nhân, đã bỏ nhiều công sức, vượt bao nhiêu khó khăn về thì giờ, về tài chánh mà trong vòng chỉ trên 10 năm (1964-1975), phong trào đã có trên mười ngàn môn sinh (website Tenshinkai.com) tham dự luyện tập Aikido thì thật là một công lao lớn..

    Với tấm lòng tha thiết với Aikido quê nhà, đích thân thầy Đặng Thông Phong đã hai lần mời phái đoàn Aikikai và Shihan Fujita, tổng thư ký Aikikai cùng qua VN quan sát việc phát triển Aikido tại Việt Nam. Trong hai chuyến đi này, thầy Phong phải bỏ tiền riêng để lo việc ăn ở, tiền máy bay cho phái đoàn Aikikai. Shihan Fujita rất bận rộn, trên thế giới ai cũng muốn mời ông tới thăm, nhưng vì có cảm tình đặc biệt với thầy Phong, sẵn sàng thu xếp để tháp tùng thầy Phong để tìm cách hổ trợ phong trào Aikido Việt nam. Sự viếng thăm của Shihan Fujita cũng là mot vinh hạnh của Aikido Việt Nam .

    Rất tiếc là cho tới ngày nay, trong Aikido VN vẫn còn có những kẻ hoặc vì tham vọng cá nhân, hoặc vì thương hiệu kiếm ăn của mình mà quên đi nguồn gốc, tự xưng tự phong như những Đại Sứ quân.

    Ổi "trưởng thành" làm sao khi Việt nam vẫn chưa có một tổng hội Aikido thống nhất, chương trình huấn luyện bất cập. Hội nhập làm sao khi Aikido Việt nam vẫn chưa được Aikikai công nhân?

    Nếu thực sự muốn Aikido Việt Nam "trưởng thành và hội nhập" thì phải nên ngồi lại với nhau đưa ra phương án thống nhất để được công nhận bởi tổng đàn Aikikai.

    Chỉ mong những vị Đại Sứ Quân này thức tỉnh mà coi trong tương lai phát triển của Aikido Việt nam, tương lai của những người đã bỏ thời gian, công sức và tài chánh học hỏi môn võ yêu thương này được công nhân ngang hàng với tất cả Aikidoists trên thế giới.

  2. #12
    magic_cat
    Guest
    magic_cat rất đồng tình với y kiên bạn SourGrass. Magic_cat đã lên tren trang aiki-viet và đã đọc bài này trước khi tui đọc o HKD.com. Thật sự bài viết mặc dù tiêu đề mang tính chất là môt lich sử nhưng thực sự bài viết chỉ đưa ra và đề cao một cá nhân (đó là thầy Bùi Thế Cần) trong bài viết thôi.
    Măc dù kiến thức về lịch sủ aikido có hạn, ban thân magic-cat ko thể viết được một quá trình dài ve lich su aikido, nhưng magiccat van biêt duoc những cái cơ bản nhất của lịch sử AIkido VN qua lời kể HLV và những tài liêu về Aikido. Một lịch sử mà tui thấy sai lệch quá nhiều. :blink:

  3. #13
    tkdkid
    Guest
    Chào các bạn ! Đây là cách nhìn của một kẻ ngoại đồ về Aikido các bạn.

    Nói đi nói lại thì từ cái post đầu tiên chúng ta vẫn quay ngược về 1 đề tài xưa như trái đất, đề tài ai ai cũng biết nói đến là sẽ xảy ra xung đột, đó là sự chia ly, những phân chia bè nhóm của môn võ vốn rất hiền hòa này, mà chúng ta ai ai cũng biết sẽ xấu cho tiền đồ chung của Aikido Việt Nam. Nhưng liệu các bạn của thế hệ, 7X, 8X, 9X nếu các bạn có quyền lực và khả năng, liệu các bạn có chắc là mình sẽ làm hay hơn, tài hơn những người đang đứng đó hay không ? Chưa chắc biết đâu nó sẽ không chia 3,7 mà lỡ nói xui nó bể ra 9,10 không chừng ?

    Chính cha ông chúng ta, nguyên thủy cũng từng khởi đầu bằng nguyên thủy của sự ly tan (Biết "Rồng" lấy "Tiên" rồi để chia ly, biết sinh ra trăm trứng để phân chia kẻ lên rừng sâu núi thẩm, kẻ xuống biển .v.v.. Mà đẻ làm chi cho thêm buồn), hình như một dân tộc Việt Nam không có chuyện bè phái, không chia 5 xẽ 7 thì lúa gạo quê hương không ngon và nước Sông Hồng sẽ hết ngọt ?... Chúng ta hảy coi mọi sự ly tan như số phần "Khởi đầu hợp để ly tan, khởi cuối ly tan sẽ hợp" coi như vấn nạn của một khía cạnh nào đó của đời sống phải đón nhận.

    Người Tây phương có một câu rất hay "If you can't keep them in line, join them and be fun !" (Nếu không bắt mấy bác vào hàng ngay được, em xin lộn xộn để anh em cùng vui vẽ), thôi thì hoàn cảnh phân chia không thay đổi được gì hay hơn thì nên chấp nhận nó, không nhất thiết phải phủ lên vườn hoa phải thuần túy 1 màu, càng nhiều màu vườn hoa càng xinh tươi, quan trọng nhất mỗi cành hoa nên cố gắng chua toàn bổn phận của mình, một võ sinh, võ sư chu toàn tư cách, không đâm thầy phản để bạn không có gì thẹn thùng khi nếu một ngày nào lên chức ông bà và đoàn tụ theo bước chân của cha ông... gặp Sư tổ hay Thầy Đặng Thông Trị trên niết bàn, chúng ta chào và lòng hảnh diện một niềm vui... Chả phải tại em !

    Cứ cùng chung một ước mơ ! thổi lên ngọn nến tin tưởng đi các bạn.

    Thân mến.


Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •