Trang 5 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 71

Chủ đề: Mục tiêu trong Aikido

  1. #41
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    nhưng ham làm lẹ cũng có cái hại là khi bị địch thủ nhấp mà ra đòn thì chỉ có
    Em tập ghét nhất là những người làm Uke mà nhứ đòn hoặc nhứ tay này đánh tay kia. Mấy người đánh kiểu đó thì bị em cho atemi vô đầu hoài luôn. Làm Uke mà không nghiêm túc.

    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Ai muốn tập cách gì thì tùy họ, tới lúc nào đó sẽ tự nhận thấy có nên thay đổi hay khg! nếu họ chưa thấy hay chưa hiểu thì nói cũng thành vọ dụng thôi!!
    Câu này đúng nhất. Tuy nhiên cũng phải lên diễn đàn nói cái cách của mình ra cho mọi người biết, rồi cùng bàn luận trao đổi coi người khác như thế nào chứ. Nếu không thì lập diễn đàn ra làm gì anh ? Mình biết gì thì cứ nói đại ra đi, biết ít nói ít, biết nhiều nói nhiều, không biết thì nói đại. Cùng lắm thì bị chửi "ngu mà nói nhiều" thôi chứ có gì đâu. hê hê hê :laugh:. Mà mình là mình khoái bị chửi ngu lắm á.

    @ gianghohiemac: Bạn ơi nhà tui gần kho đạn cho tui nổ tý chứ . Mới tham gia diễn đàn mấy hôm mà miễn văng tùm lum rồi nè thấy không ? hehehe :friends: :friends:

    @langtu: Ngày mai nếu anh có đi dự Kỷ niệm 50 năm Aikido Sai Gon - TPHCM ở sân Phú Thọ thì chắc mình có cơ hội gặp nhau. Nếu Thevagrant cũng đi thì nhờ hắn giới thiệu dùm.
    Chào !!!^.^

  2. #42
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    ... tới lúc nào đó sẽ tự nhận thấy có nên thay đổi hay khg! nếu họ chưa thấy hay chưa hiểu thì nói cũng thành vọ dụng thôi!!:laugh: :laugh:
    Anh Aiki nói rất chính xác :friends:
    Quan trọng nhất là làm sao tìm được thầy giỏi. Sau đó tin tưởng vào những gì thầy nói, lần lần mình sẽ tiến bộ.
    Khi tập võ, ai cũng rất tin về ý kiến của mình, nhưng sau khi trải qua một thời gian dài, khi nhìn trở lại về quá khứ mình mới nhận biết ngay một đòn thế nào đó mình đã thay đổi lối đánh biết bao nhiêu lần. Trước khi thay đổi, thì mình luôn luôn nghỉ là mình rất đúng. :smile:
    Tiếng Anh gọi là : "Live and Learn"

  3. #43
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    [quote=gianghohiemac]
    Đợi offline thì tới bao giờ bạn ơi. Với lại chưa chắc lúc đó đã có mặt đầy đủ. Vì vậy có gì thì đem lên DĐ bàn luận luôn đi để xem thử ý kiến anh em thế nào, coi thử lập trường mọi người ra sao.
    . Thực tế nó phũ phàng lắm.:friends:
    Cực kỳ phũ phàng....
    Bác Aikideshi thử đặt giả thiết gặp 1 thằng cao 1m90 nặng cỡ 1 tạ trong thang máy, nó lao vào đấm mình, thang máy thì hẹp em chả biết bác tenkan đi đâu... Nói chung về bản chất em nghĩ aikido là môn phái luyện tập sự cảm nhận của chính cơ thể mình, tốc độ của mình là do địch thủ quyết định và để đạt được trình độ tốc độ nào cũng đánh được thì phải tập nhiều. Nếu cố gắng tập cho nhanh thì chẳng khác nào đi vào tà đạo, chẳng biết có quay ra được ko. Có khi bác đi tập tán thủ, hoặc muaythai, tán đả lại hợp ấy chứ...
    Mục tiêu của bác chắc phải được như trong clip này:
    http://www.youtube.com/watch?v=6iDlzL7zrNU
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  4. #44
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Amateur_aikidoka
    Cực kỳ phũ phàng....
    Bác Aikideshi thử đặt giả thiết gặp 1 thằng cao 1m90 nặng cỡ 1 tạ trong thang máy, nó lao vào đấm mình, thang máy thì hẹp em chả biết bác tenkan đi đâu...

    Gặp cảnh này thì chỉ biết đứng cười chứ biết sao giờ :laugh: . Cùng lắm là ráng tìm cơ hội đánh nó vài cái đuổi ruồi cho đỡ tức thôi. :huh: :huh:

    Trích dẫn Gửi bởi Âmteur_Aikidoka
    Nếu cố gắng tập cho nhanh thì chẳng khác nào đi vào tà đạo, chẳng biết có quay ra được ko
    Tè đạo là sao bạn nói rõ hơn được không? Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

    Ở đây có lẽ có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền hehehe :friends: :friends: :huh:
    Chào !!!^.^

  5. #45
    phamtatdac86
    Guest
    sao mình thấy aikideshi để cái avata hòa thượng nhìn nhân từ quá mà sao hăng đánh nhau thế??? Mình được khuyên từ anh Aikikai là trong 6 năm tập đầu tiên không được nghĩ đến chuyện đánh nhau vì dễ bị "tẩu hỏa" và "dục tốc"... vì vậy mặc dù mình tập theo lối nhẹ nhàng nhưng khi tập với các bạn khác thì thực chiến hơi nhiều...nhưng các bạn đó lại thích lối đánh của mình vì đòn mình khá gọn và tiết kiệm lực, bởi vậy phải tập đến mấy người liên tục mình mới thấy mệt... Sau thời gian tập (theo mình) thấy atemi và tenkan dùng để sáp lá cà là hay nhất (dành cho người dở như mình) :laugh: hẻm biết có đúng hem?
    Nếu gặp 1 đứa cao 1m90 trong thang máy...nó mà đánh mình... mình nghĩ nên atemi vào hạ bộ nó cho xong...có ác quá không? Mình khuyên những ai tập aikido đừng nên có tinh thần tập để chiến đấu nhiều quá...cái gì trong aikido nói riêng và võ thuật nói chung cũng sẽ tự nhiên mà đến...chẳng qua là mình có đủ kiên nhẫn tập. Mình tập aikido bây giờ chỉ theo đam mể, chẳng muốn dùng nó vào việc ngoài đường, ngay cả futari mình cũng chẳng thích vì bị ép...cái gì đến rùi sẽ đến. Mình thấy aikideshi háo thắng quá! Cái tính nói thẳng các bác đừng giận...
    Tuy là đai đen nhưng mình chưa bao giờ nghĩ mình là vậy, chỉ muốn tập và cảm nhận cái hay trong aikido, hẻm biết ai có cùng quan điểm này hem? Mình biết aikideshi học Luật, phải giữ lập trường nhưng cũng nên tiếp thu ý kiến của người khác trên tinh thần tích cực và cầu tiến...chứ bạn lúc nào cũng cho mình đúng thì không được, ai mà hoàn hảo bao giờ!
    Khi bạn đánh shiho nage, từ đầu lúc tập với mình tới lúc hết giờ, bạn vẫn đánh mình có 1 kiểu duy nhất trong khi đó lực mình phát ra không giống nhau mỗi lần...nên giữ lập trường của mình nhưng đừng sa vào bảo thủ...Đừng nghĩ mình nói ra những điều này là phê phán, tọc mạch trên diễn đàn. Mình chỉ muốn tốt cho các anh chị em HKD, dù tập dở hay giỏi, lâu hay mới...cũng đều yêu thích aikido và đam mê.

  6. #46
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    17
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Aikideshi có phần đúng khi nói rằng Tốc độ là yếu tốt quan trọng trong Aikido. Ông bà ta có câu "Giục tốc, bất đạt" , nhưng cũng có câu "Đánh nhanh, thắng nhanh" cơ mà...Dù thế nhưng trong lời nói của Aikideshi, vẫn cảm thấy chút gì đó gọi là,ừm, nói sao nhỉ, hơi nóng vội và hiếu chiến quá.
    Mỗi người một chính kiến.Tui nói vậy bạn đừng giận.Nếu thực sự đã đặt mục tiêu thì cứ cố gắng thôi. Khi nhìn thấy thành công của bạn, mọi người sẽ tin vào sức mạnh của tốc độ thôi.Cánh tốt nhất để chứng minh lời nói là thể hiện nó qua thực tế mà.
    Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể trở thành một Shihan Huyền đai có lối đánh như vũ bão...
    Always
    Forgive to forget.
    But never
    Forget to forgive.

  7. #47
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ! Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết!

    Chỉ có những người trẻ mới tưởng tốc độ là ăn tiền, rất nhiều aikidoka dùng tốc độ để khắc chết sơ hở kỹ thuật. Chớ nên quá chú ý đế tốc độ mà quên đi mấy yếu tố khác.

    Deshi nổ thì cũng nổ vừa thôi! 4rum chứ là gì đâu mà nổ giữ vậy? nếu muốn người khắc phục mình thì có nhiều cách khác, đâu phải nổ như vậy là hay!

    Sorry nói hơi thẳng thừng, nhưng tu itha61y sao nói vậy thôi!

    Thân
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #48
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ
    Anh nói chỗ này đúng lắm nhưng 2 yếu tố anh nói sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không có tốc độ làm chất liên kết. Tại sao vậy ?

    Có thể anh canh đúng timing nhưng nếu anh không có tốc độ phù hợp để vào đòn thì canh đúng timing cũng như không, trừ khi anh có tài tiên tri, người ta chưa động thủ mà anh đã biết người ta đánh hướng nào, kiểu nào. Ví dụ có đứa lao vào chém anh shomen đi, anh canh timing chuẩn xác, nó chém xuống anh tenkan né nhưng nếu nó là tay cao thủ chém xuống quá nhanh, còn anh do không quen với việc tập nhanh nên chỉ quay tenkan lên theo tốc độ bình thường thì u đầu là chuyện đương nhiên. Trừ khi anh biết nó sắp đánh đòn gì rồi né trước như lúc biểu diễn thì họa may, đâu phải lúc nào cũng như biểu diễn đâu anh. Anh thử lên youtube tìm mấy clip của môn kendo mà xem, tenkan cà rề như mình thì đưa đầu cho nó chặt luôn cho rồi, khỏi mất công.

    Trong chiến đấu thì lúc nào đối thủ cũng di chuyển, nếu anh muốn luôn ở vị trí thích hợp để vào đòn dễ dàng thì anh phải có một tốc độ tương xứng với đối phương thì mới giữ được phương vị đó chứ.

    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết
    Đó là anh chưa thấy thôi. Câu hỏi của em vẫn chưa có người trả lời :

    Trích dẫn Gửi bởi Aikideshi
    Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

    Ở đây có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền
    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Deshi nổ thì cũng nổ vừa thôi! 4rum chứ là gì đâu mà nổ giữ vậy? nếu muốn người khắc phục mình thì có nhiều cách khác, đâu phải nổ như vậy là hay!
    Nổ chỗ nào anh chỉ ra thử ? HAy là anh thấy em nói em nổ rồi anh nói theo luôn. Chẳng lẽ nói suy nghĩ của mình ra mà cũng cho là nổ à?. VẬy thì trong diễn đàn này người được nói phải là các cao thủ, còn tép riu như tụi em thì chỉ được ngậm miệng ngồi nghe, cấm cãi sao?
    Chào !!!^.^

  9. #49
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Tatdac86
    sao mình thấy aikideshi để cái avata hòa thượng nhìn nhân từ quá mà sao hăng đánh nhau thế???
    Tui sợ đánh nhau lắm bạn.

    Trích dẫn Gửi bởi Tatdac86
    Mình thấy aikideshi háo thắng quá!
    Nói tui khoái cãi thì đúng, nói háo thắng thì không đúng. Tập với tui có thấy tui háo thắng không? Mà tui cãi có lập luận đàng hoàng chứ có phải cãi ngang đâu. HAy là bạn cho mình là loại "ngu mà nói nhiều"

    Nói chung 2 đứa mình chí hướng khác nhau. Bạn học Aikido vì đam mê, mình cũng học vì đam mê thôi chứ vì cái gì. Nhưng chúng ta lại đam mê những khía cạnh khác nhau trong Aikido, do đó mỗi người sẽ phát triễn kỹ thuật bản thân theo 1 hướng khác nhau. Theo mình không tập thì thôi, tập là phải xài được và không có chuyện tập hôm nay mà phải đợi đến 8, 9 năm sau mới xài được. Có lẽ quá tự tin nhưng quan niệm của mình là vậy đó. Làm được không thì để thời gian trả lời.

    Trích dẫn Gửi bởi tatdac86
    Khi bạn đánh shiho nage, từ đầu lúc tập với mình tới lúc hết giờ, bạn vẫn đánh mình có 1 kiểu duy nhất trong khi đó lực mình phát ra không giống nhau mỗi lần...
    Mình không bảo thủ đâu. Mình chỉ đánh 1 kiểu duy nhất vì mình không thể đánh theo kiểu các bạn chỉ được. Bạn không thấy lúc đầu mình đánh tấn rất vững, sau một hồi giao lưu mình bị loạng choạng lúc kết thúc đòn đó sao. Làm Uke cho bạn mình thấy bạn đánh đúng là rất hiền, có lẽ bạn đi theo khía cạnh nghệ thuật của Aikido. Còn kiểu của mình thì bạn cũng thấy rồi đó, khá gắt phải không? Mình tập theo kiểu đó nhưng chưa bao giờ làm ai bị thương hết vì mình biết dừng lại đúng lúc.

    Hy vọng được giao lưu với bạn nhiều. MÌnh thích cách đánh "tiết kiệm lực và rất gọn" như bạn nói. Nhưng phải hiệu quả nha.
    Chào !!!^.^

  10. #50
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2006
    Đang ở
    San Jose, California
    Bài viết
    26
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi aikideshi
    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ
    Anh nói chỗ này đúng lắm nhưng 2 yếu tố anh nói sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không có tốc độ làm chất liên kết. Tại sao vậy ?

    Có thể anh canh đúng timing nhưng nếu anh không có tốc độ phù hợp để vào đòn thì canh đúng timing cũng như không, trừ khi anh có tài tiên tri, người ta chưa động thủ mà anh đã biết người ta đánh hướng nào, kiểu nào. Ví dụ có đứa lao vào chém anh shomen đi, anh canh timing chuẩn xác, nó chém xuống anh tenkan né nhưng nếu nó là tay cao thủ chém xuống quá nhanh, còn anh do không quen với việc tập nhanh nên chỉ quay tenkan lên theo tốc độ bình thường thì u đầu là chuyện đương nhiên. Trừ khi anh biết nó sắp đánh đòn gì rồi né trước như lúc biểu diễn thì họa may, đâu phải lúc nào cũng như biểu diễn đâu anh. Anh thử lên youtube tìm mấy clip của môn kendo mà xem, tenkan cà rề như mình thì đưa đầu cho nó chặt luôn cho rồi, khỏi mất công.

    Trong chiến đấu thì lúc nào đối thủ cũng di chuyển, nếu anh muốn luôn ở vị trí thích hợp để vào đòn dễ dàng thì anh phải có một tốc độ tương xứng với đối phương thì mới giữ được phương vị đó chứ.

    Trích dẫn Gửi bởi Aiki
    Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết
    Đó là anh chưa thấy thôi. Câu hỏi của em vẫn chưa có người trả lời :

    Trích dẫn Gửi bởi Aikideshi
    Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

    Ở đây có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền
    Ở đây Aikideshi bắt đầu chuyển hướng lập luận của mình sang phần kỹ thuật, nhưng bắt đầu nảy sinh một số vấn đề trong suy nghĩ của Aikideshi, mình xin có chút ý kiến.

    Đầu tiên, Aikideshi nói rằng tốc độ làm chất liên kết (???) giữa timing và khoảng cách (ý của anh Aiki). Aikideshi bắt đầu phân tích vào nó, cũng có phần đúng đấy (yeah), nhưng bạn đã quên, và có thể nói là sai (rất trầm trọng) khi bạn đi vào lĩnh vực phân tích đòn công, bao gồm tốc độ ra đòn, và sự né tránh khi phản đòn.

    Này nhé, với Aikido, và tất cả các môn võ khác, không có gì gọi là TÀI TIÊN TRI. Chúng ta đều tuân theo 1 nguyên lý "địch bất động, ta bất động, địch di động, ta động trước", trong Thái cực quyền có này, trong Taekwondo có này, trong quyền Anh có này, trong Aikido cũng có này (chưa nhắc đến các môn khác). Bạn từng tập qua Shomen uchi Shihonage? Shomen uchi Ikkyo ura? Shomen uchi..., nói chung là tất cả các đòn công dùng chém chính diện. Bạn nghĩ rằng đối phó với 1 đòn công chém chính diện thì phải phản công thế nào? là tenkan xoay người rồi phản công? là né phản công, hay là đứng 1 chỗ phản công? và, thời điểm phản công là thời điểm nào?

    Chúng ta không đợi tay uke chém xuống rồi mới phản công, mà ta phản công ngay lúc tay uke vừa nhấc lên đấy bạn! Như vậy ở đây tui chưa cần dùng tới tốc độ đâu, đơn giản chỉ cần 1 cái atemi, cũng chẳng cần nhanh làm gì, vì tay tui atemi luôn luôn nhanh hơn 1 cánh tay cất lên rồi chém xuống (yeah, không tin bạn có thể gặp tui để thử!). Như vậy thì có liên quan gì đến việc tui phải biết họ đánh hướng nào, kiểu nào! Có thể tui cũng chẳng cần atemi, chỉ ngồi thụp người xuống, tay thốc lên ngay hạ bộ nó (yeah, dính đòn, và tui cũng chẳng cần ngồi nhanh, vì ngồi xuống chồm hổm hơi bị lâu àh, hehe!). Thật ra tui dại gì tenkan trong các đòn đánh này làm gì.

    Và đến Thái cực quyền:


    TCQ chủ trương "Địch bất động, ta bất động. Địch động ta động trước địch" ở đây ta có thể hiểu một ý là ta chỉ tấn công khi địch thủ đang ở tư thế khai mở (lấy đà tấn công ta) mà không tấn công khi địch thủ đang ở tư thế hợp (bất động). Khi cơ thể khai mở là lúc cơ thể nhiều điểm yếu nhất, thăng bằng kém nhất, còn khi địch thủ ở tư thế hợp là tư thế thăng bằng nhất (trung định), các điểm yếu được các nhóm gân cơ bảo vệ tốt hơn. Và đây cũng là một nguyên tắc trong môn võ Tiệt quyền đạo mà Lý Tiểu Long rất đắc ý : Đánh trong lúc địch tấn công. Tui đâu cần phải biết địch thủ ra đòn như thế nào khi áp dụng nguyên lý này, đúng không bạn Aikideshi?

    Và bây giờ tới Taekwondo (xin lấn sân của anh tkdkid):

    Trong taekwondo giao chiến, đòn sử dung thường xuyên nhất là đòn chân, trong đó có các cú tống đạp, đá thẳng, đá xoay người (nêu như vầy cho dễ hình dung, vì tui không biết tên). Và để nhận biết sự ra đòn, căn cứ vào đôi mắt và đôi vai của đối phương (mấy cao thủ về đá thì khoan nói tới, vì vai họ khó nhận biết chuyển động). Tui phải đợi tới khi họ ra đòn thì chết tui rồi! Như vậy tui đâu cần có tài tiên tri để biết họ ra đòn gì, đúng hem bạn Aikideshi?

    Và bây giờ tới kendo:

    Trong Võ ạo, tâm không dính mắc ấy là điều các chiến sĩ luôn luôn mong đạt đến. Khi an trú trong tâm rỗng lặng hay ở trong trạng thái "Vô tâm" thì các ý tưởng (tạp niệm) như muốn chiến thắng - sợ thất bại, sống-chết, ưa-ghét, tự tôn-tự ti không còn khuấy nhiễu nữa. ó là trạng thái mà thiền gọi là Tâm Bất ộng hay Trí Bất ộng. Chúng ta hãy nghe thiền sư Takuan (1573-1645) dạy cho đệ tử là kiếm sư Yasyu Tajima-no-Kami, một bậc thầy dạy kiếm cho các vị tướng quân (Shogun) Nhật Bản về Kiếm đạo:

    "iều hệ trọng nhất trong nghệ thuật đấu kiếm là phải có một thái độ gọi là "trí bất động". Trí đó được thành tựu bằng trực giác sau nhiều luyên tập thực sự. "Bất động" không có nghĩa là cứng đơ, nặng trịch và vô hồn như gỗ như đá. Bất động là trình độ cao nhất của động với một tâm điểm không hề giao động. Rồi tâm mới đạt được cao đìểm mẫn tiệp tuyệt đối sẵn sàng hướng sự chú tâm của nó vào bất cứ nơi nào cần thiết - hướng sang trái, sang phải, hướng tới mọi chiều hướng tùy sở thích. Khi sự chú tâm của con bị lôi cuốn và bị điều động bởi ngọn kiếm tấn công của địch thủ, con mất cơ hội đầu tiên để tạo ra vận động kế tiếp cho chính mình. Con lưỡng lự, suy nghĩ, và một phút đắn đo diễn ra, địch thủ đã sẵn sàng đánh con ngã gục. ừng để cho y có dịp may nào như thế. Con phải theo dõi sự vận động của ngọn kiếm trong tay địch thủ, giữ tâm trí thong dong theo sự phản kích của chính nó, đừng để tâm niệm đắn đo chen vào. Con chuyển động khi đối phương chuyển động, và do thế mà khuất phục được y.

    "iều đó - điều mà người ta có thể gọi là tâm trạng không tạp niệm là yếu tố sinh tử nhất trong nghệ thuật đấu kiếm cũng như trong Thiền. Nếu có một chút gián tạp giữa hai hành vi dù chỉ cách nhau bằng một sợi lông, đấy là tạp niệm. Khi hai bàn tay cùng vỗ, tiếng trổi lên ngay không chút lưỡng lự. Tiếng không đợi suy nghĩ đã rồi mới phát. Ở đây không trung gian, vận động này nối tiếp với vận động khác không bị gián đoạn bởi tâm niệm cố ý."

    "Nếu con bị giao động và đắn đo rằng phải làm gì khi đối phương sắp hạ con, thì con đã chừa dịp cho y, nghĩa là một dịp may cho một đòn sinh tử. Cứ thủ theo thế công đừng khoảnh khắc gián đoạn, công và thủ không rời nhau gang tấc. Tính cách trực khởi của hành động đó nơi con, nhất định cuối cùng sẽ hạ được đối thủ. Cũng như xuôi dòng nước mà đẩy con thuyền nhẹ trôi đi; trong thiền, cũng như trong thuật đấu kiếm, tâm không do dự, không gián đoạn, không gián tạp, được đánh giá cao."

    "Trong Thiền, người ta thường ưa nói tới một làn chớp hay những đóm lửa lòe lên từ hai viên đá mồi lửa. Nếu hiểu sự kiện đó có nghĩa là mau lẹ, thế là đã hiểu lầm nghiêm trọng. Quan niệm này muốn nói tới tính cách trực khởi của hành động, một dòng vận động không gián đoạn của sinh lực. Hễ lúc nào có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. iều đó đương nhiên không có nghĩa rằng phải hành sự một cách nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như thế, tức là đã có gián đoạn, xao lãng."

    Khi có người hỏi: "Thực tại cứu cánh là gì?" bậc thầy trả lời tức khắc không đắn đo: "Một cành mai", hay "Cây bách trước sân". ó là bất động, nhưng động tùy ứng với những gì hiện diện trước nó. Gương trí huệ phải chiếu chúng từng khoảnh khắc cái này nối tiếp cái kia, tất cả an nhiên không rối loạn. Tay kiếm khách phải bồi dưỡng điều này."


    Bạn Aikideshi cứ lo cho cái tốc độ của mình, vậy có đúng thực sự là bạn đang tập Aikido?

    Nói thiệt chứ tui càng tranh luận cái topic này thì tui thấy càng rối rắm mù mịt, chắc ngưng ở đây quá, nên đi vào phân tích cái khác thì hay hơn, vì các mục tiêu của bạn quá chung chung, và sự lập luận của bạn hoàn toàn dựa trên thực chiến để phân tích, mà tui thì chưa từng đánh lộn ngoài đường, toàn là tập trên sân thui, mà tui lại tập tốc độ chậm nữa mới chết.

    ---

    Bài viết này của mình có tham khảo và trích một số bài viết trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu và đọc về chúng rõ hơn.

  11. The Following User Says Thank You to langtu For This Useful Post:


Trang 5 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •