Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 71

Chủ đề: Mục tiêu trong Aikido

  1. #21
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Elisha
    chào bạn, ông bạn của bạn bt rất chậm chạp, vậy mà lúc cần thiết thì lại nhanh. vậy bt ông ý có bao giờ tập nhanh như lúc ông tấn công bạn không. tôi nghĩ viêc nhanh hay chậm không phải do mình tập nhanh thì nhanh, tập chậm thì thành chậm. tôi thì tập bt, đánh thế nào mà đỡ mệt thì làm, mà có muốn nhanh cũng không được, vì nhanh một tẹo là ông thầy tôi bảo relax.
    Mình trả lời bạn Elisha. Nhanh không phải là đánh đòn nhanh đâu bạn, nhanh là nhanh ở khâu đỡ đòn kìa, tức là bước đầu tiên của đòn thế. Còn khi Uke đã vị đưa vào đòn, mình gọi là "dzôô thế" thì đòn nào đánh nhanh được thì đánh nhanh, đòn nào không đánh nhanh được thì đánh bình thường. Nói như trên là nói trong lúc tập thôi chứ ra đường mà đánh thì phải đánh theo kiểu Futari, mà đánh theo kiểu này thì càng nhanh càng tốt bạn à.

    :friends: :friends: :friends:
    Chào !!!^.^

  2. #22
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Ông nói gà, bà hiểu vịt ở cái phần mắt bị mù với vận tốc vật di chuyển !

    Mấy cái thứ lằm bà nhằng quan sát vai, cùi chỏ, ....là cái thứ trẻ con! Bạn cần có cái "field of vision" rộng hơn như vậy nữa.

    Còn bài tập quay tenkan hay tất cả các vận động khác của mình tập theo lối đó thì lợi ích nhiều nhiều tui không biết nói sao cho hết!

    P/s : Gặp dao thì mình chạy àh. Với người nắm bắt được thời điểm chính xác thì bạn tenkan nhanh hay chậm không phải là vấn đề họ quan tâm, bởi họ không bị lỡ thế lỡ bộ một khi ra đòn!

    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #23
    Steven
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi cucat

    Mấy cái thứ lằm bà nhằng quan sát vai, cùi chỏ, ....là cái thứ trẻ con! Bạn cần có cái
    Cái mà từng giúp mình hiểu và tiếp cận được đòn một, một kỹ thuật, đơn giản nhất, giờ lại cho là "trẻ con"! chắc có lẽ cucat không cần những lời giải thích như vậy, mà chỉ cần nhìn đòn và tập vài lần là sẽ thành thạo, cũng tốt vậy người ta gọi là nhân tài võ học.

  4. #24
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mới đi nghỉ hè về vô đọc thấy ACE bàn tán sôi nổi và vui vẻ quá!

    Xin nhắc lại là

    1- nên giữ hòa khí
    2- tránh dùng từ dễ "đụng chạm" người khác (như bụp chẳng hạn). Khg nên để 4rum này trở thành như những 4rum khác mà cãi cọ um xùm :blink: :blink: :biggrin: :biggrin:
    3- nên tôn trọng cách suy nghĩ của người khác nếu họ khg đồng ý kiến với mình. Trong HKD khg có "tui đúng anh sai". Tới 1 lúc nào đó mỗi người sẽ tự khám phá ra và hiểu thêm

    Bàn tiếp đi ACE! Đi 2 tuần về đọc hoài chưa hết ...:laugh: :laugh: :laugh:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #25
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Hehe, em chỉ giỏi võ mồm thui! Kinh nghiệm ngoài đường cũng không có! Nên ba láp cho vui nhà vui cửa!
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  6. #26
    Steven
    Guest
    Theo ste nghĩ, trong Aikido nên tập khoảng 2-3 năm mới có thể nhận ra cái gì mình cần, mình yếu rồi sau đó tình cách khắc phục. Thiết nghĩ việc khắc phục điểm yếu của mình trước thì cần thiết hơn, mà nhiều khi ngay cả bản thân chúng ta cũng không nhận ra.

  7. #27
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2006
    Đang ở
    San Jose, California
    Bài viết
    26
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Ở đây Aikideshi bắt đầu phân tích đến phản xạ, đó thực chất lại là 1 hướng nghiên cứu dài dòng vô cùng tận. Mình cũng muốn trình bày về vấn đề này nhưng thời gian hạn chế nên để tính sau vậy.

    Tuy nhiên, vấn đề bạn Aikideshi nói, có thể khái quát chung lại, là đang tiến dần đến việc nói đến sự hình thành thói quen trong tập luyện. Mà đã là thói quen, thì lại khác với sự mổ xẻ về tốc độ nhanh chậm như đầu topic đang nói tới!

    Ai cũng biết trong tập luyện võ thuật, yếu tố quan trọng nhất để thành công là sự hình thành thói quen. Điều đó trong chúng ta chắc hẳn đã nghe qua rất nhiều, từ sách báo, từ các bậc tiền bối, từ phim ảnh, ... Khi đối diện với 1 đòn đánh, thật sự là thói quen điều khiển cơ thể ta, nhưng (đây mới là vấn đề quan trọng), thói quen đó từ đâu ra? Lại nói đến sự hình thành phản xạ (có điều kiện).

    Bây giờ mình xin bàn đến một yếu tố nhỏ khác.

    Thông thường chúng ta hay bị chi phối bởi tác động ngoại cảnh, vì sao? Đơn giản chỉ vì chúng ta là 1 sinh vật cấp cao, có đầy đủ các giác quan để cảm nhận. Chính vì nhiều giác quan cảm nhận, chi phối hệ thần kinh trung ương, nên vô tình cái nhiều đó lại ảnh hưởng đến cái sâu!

    Để loại bỏ sự chi phối do cái nhiều đó, con người ta mới đi đến 1 quyết định, là tập trung tất cả gom về một mối, chỉ sử dụng 1, hoặc 1 vài trong số các giác quan hiện có, để cảm thụ được chiều sâu, giúp tránh được sự ảnh hưởng của tác động ngoại cảnh. Con người bắt đầu hướng tới Yoga, Thiền, ... để trải nghiệm những khả năng chưa được sử dụng đến ===> loại bỏ sự tác động chi phối của ngoại cảnh bằng loại trừ các động tác dư thừa, phức tạp, hướng đến sự đơn giản, thô sơ ===> phải chăng yếu tố nhanh đã được loại trừ?

    Aikideshi đã từng bao giờ tập qua Thái cực quyền, hoặc đơn giản là trải nghiệm cùng các động tác của nó, hoặc đơn giản hơn là đọc qua các lý thuyết của bộ môn đó?

    Trong Thái cực quyền, nhanh không phải là quan trọng, mà là Tĩnh. Khi Tĩnh, ta sẽ thấu hiểu được bản thân, hài hòa được cơ thể với vạn vật, mọi đòn thế trở nên uyển chuyển mà tinh tế. Như vậy, yếu tố nhanh có cần thiết là quan trọng?

    Nói như vậy, cũng không có nghĩa là phủ nhận cái nhanh trong võ thuật, vì ta cũng có thể cảm nhận điều đó qua các bộ môn Karate, Wushu, Pencat Silat, Quyền Anh,...Trong các bộ môn này, cái chiều sâu không phải là quan trọng (nhất), mà là sự nhanh nhẹn có được theo thời gian tập luyện. Và có lẽ Aikideshi thích thú với hướng đi này khi bước vào Aikido.

    Mỗi một người có một hướng tập luyện riêng, bản thân mình cũng vậy. Như mình đã nói ở trên, càng ngày mình cảm nhận thấy tốc độ đòn đánh của mình càng chậm lại theo thời gian tập luyện. Mình hiện tại cũng không muốn bỏ đi điều đó, đơn giản chỉ vì mình thích đi theo hướng đó. Đến với một thứ gì đó, sở thích là yếu tố tiên quyết để giữ chân, và đam mê là yếu tố cần (và đủ) để tạo ra sự thành công.

  8. #28
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Đọc bài của bạn langtu mình nhận thấy chúng mình có những quan niệm rất khác nhau khi tiếp cận bộ môn Aikido này. Vì vậy chúng ta nên trao đổi những vấn đề này, biết đâu chừng lại có thể đi đến một điểm chung mà cả hai đều không nhận ra cũng nên. Trong bất cứ vấn đề nào khi chúng ta xác lập lập trường đều phải dựa trên những cơ sở lý luận rõ ràng và phải có thời gian để kiểm chứng chứ không phải xác lập theo cảm tính (như bạn cusat). Còn việc những cơ sở này đúng hay sai thì chỉ có qua thảo luận mới biết được.

    Vấn đề thứ nhất bạn hỏi :

    Trích dẫn Gửi bởi langtu
    thói quen đó từ đâu ra? Lại nói đến sự hình thành phản xạ (có điều kiện).
    Thói quen hay phản xạ có điều kiện chính là kết quả của một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong những điều kiện và hoàn cảnh tương tự (cái này khác với phản xạ tự nhiên). Tuy vậy, thói quen cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Lấy ví dụ : một người bình thường đang chạy xe máy trên đường thì bị một con nhặng bay thẳng vô mặt, theo phản xạ người này sẽ lách đầu qua bên để né nhưng chắc chắn sẽ né không kịp. Nếu đây là người tập võ (quyền Anh chẳng hạn) hằng ngày họ tập lách đầu né phải trái hàng trăm lần thì phản xạ này của họ sẽ được nâng lên ở 1 trình độ cao hơn và trong tình huống trên có thể họ sẽ né kịp. Trong Aikido cũng vậy, khi chúng ta bị 1 người dùng tay không hay vũ khí tấn công thẳng xuống đầu thì phản xạ của chúng ta là có thể lướt chân lên đồng thời tay mennuchi lên đỡ (1 hay 2 tay thì tùy) hoặc tenkan tránh trục tấn công, v.v.... Ở đây, tuy phản xạ là giống nhau nhưng khả năng né tránh thành công của mỗi người là khác nhau tùy theo mức độ luyện tập của mỗi người. Có thể bạn phán đoán được chính xác thời điểm nhưng nếu bạn không có trình độ tập luyện tương ứng thì khó mà thực hiện được ý đồ. Điều này đâu có gì trái với sự mổ xẻ về tốc độ nhanh chậm như đầu topic đang nói tới!

    VẤn đề thứ 2 bạn đề cập đến :

    Trích dẫn Gửi bởi langtu
    Con người bắt đầu hướng tới Yoga, Thiền, ... để trải nghiệm những khả năng chưa được sử dụng đến ===> loại bỏ sự tác động chi phối của ngoại cảnh bằng loại trừ các động tác dư thừa, phức tạp, hướng đến sự đơn giản, thô sơ ===> phải chăng yếu tố nhanh đã được loại trừ?
    Đây chính là bạn đang đề cập đến khía cạnh "tinh thần" trong võ thuật còn cái nhanh hay chậm mà chúng ta nói ở trên là thuộc về khía cạnh "vật chất". Nhanh trong khía cạnh "vật chất" và tĩnh lặng trong khía cạnh "tinh thần" thực ra không có gì chống trái nhau cả thậm chí nó còn là tiền đề của nhau nữa. Tâm hồn càng tĩnh lặng thì đi đòn càng nhanh càng thanh thoát. Nói về khía cạnh "tinh thần" này thì phức tạp quá mình cần suy nghĩ thêm tối về mới viết tiếp được, bây giờ 12h trưa rồi, mình còn phải ăn cơm đi học nữa. haha :laugh: :laugh:


    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    tránh dùng từ dễ "đụng chạm" người khác (như bụp chẳng hạn)
    "Bụp" là vừa nói vừa đùa đó anh Aiki, có gì đâu mà đụng chạm.
    Chào !!!^.^

  9. #29
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    [quote=langtu][quote=aikideshi]

    * WB (White Balance - cân bằng trắng): Mắt chúng ta có hệ thống WB tự động cực kì thông minh. Ở điều kiện sáng tốt, mắt chúng ta nhạy với ánh sáng xanh hơn là trong bóng tối. Điều này giúp chúng ta nhìn ánh sáng ngọn nến hay lửa trại đỡ ghê rợn hơn sơ với kết quả thu được từ máy ảnh. Do đó, để tấm ảnh trông tự nhiên hơn, thường thì người chụp phải chỉnh lại nhiệt độ màu thành 2500K.
    Cảm ơn bác, nhờ bài của bác em mới biết tại sao bao lần chụp ảnh nến nó cứ đỏ quành quạch, lần sau rút kinh nghiệm chỉnh lại nhiệt độ màu. TRước giờ cứ để mặc định ánh sáng mặt trời. hic hic.

    Lại nói chuyện tenkan, có lần em tập với 1 ông, ông này có đặc điểm tấn rất ngắn, hai chân cách nhau chỉ khoảng 1 bàn chân, có lẽ vì thế ông ấy xoay tenkan nhìn chầm chậm mà nhanh hơn mình mặc dù mình quay cứ vù vù gió thổi bên tai. Bác Einstein nói đúng, cái gì cũng tương đối cả.
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  10. #30
    phamtatdac86
    Guest
    gửi aikideshi !
    bạn đã tập với cucat lần nào chưa! Cucat nói vậy thui chứ tốc độ của cucat rất nhanh đấy bạn àh... lúc trước mình cũng từng suy nghĩ như bạn...tập và đánh nhanh như vũ bão...để rùi chẳng ứng dụng được gì hết...buồn lắm...nhưng từ lúc có anh Aikikai hướng dẫn...mình bắt đầu cảm nhận được những người tập aikido là những người điều khiển nhịp độ trận "sáp lá cà", bạn phải hạ nhiệt trận chiến chứ không thể đổ dầu vào lửa được...Bạn đánh như vũ bão rùi ai té kịp, điều này dẫn đến tình trạng không phải là "võ đạo ta tình thương và hòa hợp" mà tổ sư của chúng ta đã tạo dựng...Hãy nhớ rằng lúc này bạn còn trẻ, sao không nghĩ lúc mình sẽ về già...di chuyển nhanh được nữa không??? Điều này lý giải tại sao "thái cực quyền" tập rất chậm...khi đó các cơ sẽ căng hết cỡ để đạt đến sự dẻo dai. Bạn có kinh nghiệm "uýnh lộn" nhưng bạn dùng aikido để đánh người ta rùi lấy lí do tự vệ hay là kéo giảm trận chiến xuống??? Mình dám nói rằng mình chưa tìm được người có thể lực như mình...

Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •