PDA

View Full Version : Theo tiêu chuẩn nào bạn lựa võ đường??



aiki
11-24-2007, 03:25 PM
Xin làm thống kê chút xíu với mọi người nhe.

Khi ghi tên học võ, sau khi quyết định môn phái, mấy bạn có thể cho biết dựa trên tiêu chuẩn nào mấy bạn lựa CLB hay võ đường khg?


Ví dụ, cùng môn phái, có 2 võ đường. Võ đường A, ít võ sinh nhưng tập rất khắt khe và lò đó đào tạo nhiều người có chất lượng. HLV rất giỏi và được các đồng môn nói riêng và trong giới võ lâm nói chung, rất nể phục về tài nghệ. Võ sinh của võ đường này đã thắng nhiều giải khi thi đấu.

Võ đường B, HLV rất thường, nhưng nhờ có đầu óc quản lý, nên có rất đông học trò ở đủ lứa tuổi. Võ đường bắt đầu dạy trẻ em, xong mở lớp cho người lớn, phụ huynh và sau cùng, mở lớp TCQ cho các bô lão trong hội rồngvàng. Nhờ có đủ mọi người ghi tên học nên võ đường này được nhiều người biết đến.

Võ đường B cũng hay tổ chức hoạt động ngoại khoá sau mấy buổi tập như ca hát Karaoke, ăn uống ... Võ đường B khg tham dự thi đấu competition như võ đường A.

Với những gì tui mới biên, với mục đich tập võ của từng cá nhân, các bạn sẽ ghi tên ở võ đường nào? Xin nói là thi đấu giải hay khg là tùy các bạn và khg bị bắt buộc.

Mấy bạn trả lời đi, sau 1 thời gian tui sẽ nói tại sao tui hỏi câu này ...

NgDaLat
11-24-2007, 07:00 PM
B không tham dư thi đấu thì sao nổi tiếng.?
A thắng nhiều giải, đào tạo nhiều người có chất lượng sao it người biết đến. Yếu quản lý là sao. Thiếu tài chánh? Thiếu quảng cáo. Thắng giải là quảng cáo rồi. Thiếu tài chánh thì có thể đi mượn.

TuanDam
11-24-2007, 07:47 PM
Xin làm thống kê chút xíu với mọi người nhe.

Khi ghi tên học võ, sau khi quyết định môn phái, mấy bạn có thể cho biết dựa trên tiêu chuẩn nào mấy bạn lựa CLB hay võ đường khg?



Lúc mới đi học võ thì cứ chọn đại vì nhìn cái nào thấy cũng giống cái nào. Về sau này biết thêm tý tẹo thì đến xem mấy buổi tập, thấy lớp nào thầy chịu khó nói nhiều, tinh thần luyện tập hăng say thì nhào vào.

Còn chuyện lớp đó có chịu ăn nhậu hay không là hên xui, làm sao mà biết được.

Steven
11-24-2007, 11:16 PM
Cái này em thấy còn tuy ở mỗi đối tượng nữa , như a nói theo em võ đường B thích hợp với những đối tượng xem aikido như một môn thể thao , nhằm duy trì sức khỏe , nên tuy kỹ thuật có thể bình thường nhưng khi những môn sinh này tham gia tập luyện lại cảm thấy thoải mái ( thỉnh thoảng có đi chơi nữa ) . Tuy nhiên e nghĩ nếu một võ sinh nào muốn trao dồi kỹ thuật thì chắc rằng sau vài năm tập bên võ đường B sẽ tìm kiếm và tập luyện ở những võ đường A .
Một người mới vào chắc họ sẽ không hiểu thế nào là hay thế nào là chưa hay , chỉ thông qua tập luyện dần dần họ sẽ thấy ra vấn đề .
Nhưng cũng phải nói nếu vd A có nhiều thành tích thì cũng sẽ thu hút được không ít lượng võ sinh .
Cái gì cũng bắt đầu từ gốc , nếu hlv trưởng bên vd A , thay đổi chút , hay thêm vào vài buổi vui chơi thì e nghĩ cũng hem có gì để nói nữa ^^

chithanh
11-25-2007, 06:06 AM
Tuy nhiên e nghĩ nếu một võ sinh nào muốn trao dồi kỹ thuật thì chắc rằng sau vài năm tập bên võ đường B sẽ tìm kiếm và tập luyện ở những võ đường A .
Một người mới vào chắc họ sẽ không hiểu thế nào là hay thế nào là chưa hay , chỉ thông qua tập luyện dần dần họ sẽ thấy ra vấn đề .
Nhưng cũng phải nói nếu vd A có nhiều thành tích thì cũng sẽ thu hút được không ít lượng võ sinh .
Cái gì cũng bắt đầu từ gốc , nếu hlv trưởng bên vd A , thay đổi chút , hay thêm vào vài buổi vui chơi thì e nghĩ cũng hem có gì để nói nữa ^^
Nói rất đúng! Em hoàn toàn đồng ý với anh Steven!

thevagrant
11-26-2007, 01:16 AM
Tui sẽ chọn võ đường nào gần nhà hơn và có nhiều Aikidoka nữ dễ thương hơn :biggrin: . Nếu hai cái kia không chênh lệch thì chắc phải bốc thăm quá vì thấy bên nào cũng có cái hay riêng .

khunglongcon
11-26-2007, 03:50 AM
KLC chọn B

aiki
11-27-2007, 07:34 AM
Những ai mà chọn B phần đông là tập võ với mục đích thể thao nhiều hơn. Chớ la ơi ới vội nhe! Nên đọc hết bài rồi hãy nói ...


Chuyện võ đường A và B khg dính líu gì tới Aikido hết và là 1 chuyện thật. Tuy khg dính líu nhưng có thể áp dụng cho aikido. Chuyện xẩy ra ở ngoại quốc. Tui sẽ khg nêu tên môn phái hay tỉnh nào để tránh mọi phiền phức. Cả 2 HLV khg ai sống về nghề võ hết và chỉ là nghề tay trái.

Võ đường B khá thành công trên phương diện phát triển. Số võ sinh bậy giờ rất đông và đa số nhũng người đi học đều là dân trí thức, có học. Võ đường B thành công vì những lý do sau :
HLV chính ủy quyền cho 1 số người để đứng lớp.
Những người này, nhờ có trách nhiệm đó nên tưởng là mình khá, và trách nhiệm đó là 1 đông cơ thúc đẩy để quảng cáo và đi tập thêm
Khg có quảng cáo nào hiệu quả bằng tin chuyền miệng. Vì cộng đồng VN ở hải ngoại khá nhỏ, hầu như ai cùng lứa tuổi đều quen biết nhau nên vd B được nhiều người biết
Các cụ ở tuổi rồng vàng khi đi tập TCQ về cũng quảng cáo luôn. Chuà, nhà thờ là nơi gặp nhau cuối tuần của các cụ và như mọi người đều biết, khi cụ nào thích cái gì thì cái đó là số 1, là nhất ...
Đa số dân đi tập ở đó đều là dân trí thức, họ tập võ với mục đích thể thao, giảm stress, làm quen và gặp bàn bè nhiều hơn là để tự vệ. Lúc đầu họ chỉ đưa đưa con đi học võ xong tới đón. Thay vì ngồi chờ 1g-1g30 hay đi công chuyện rồi trở lại đón, họ ở lại tập luôn ...
Những hoạt đông ngoại khóa trở thành " quan trọng " để làm quen. Ở ngoại quốc, lớp võ chỉ vào buổi tối. Nếu đi tập xong ở lại ca hát và ăn uống thì còn gì bằng? Khg phải lo cơm nước nữa ... Mỗi người tới, mua 1 món cầm tới, hay đóng $ rồi có người đặt đồ ăn thì còn gì bằng ...

Đó là sự thành công của VD B.

Cái bất lợi là số đông người học nơi này tưởng là mình biết võ và có thể tự vệ được. Cũng như 1 số bộ môn khác, học và biết bài quyền là 1 chuyện, thực chiến và biết phòng thân là chuyện khác.




Võ đường A thì võ sinh giỏi thật. Họ tập và dạy như ngày xưa. Đi dự thi đấu, , HLV chính rất ít khi ủy quyền vì nhiều lý do chính đáng và vì số võ sinh khg đông lắm. Khg có lớp cho các cụ hay lớp dành riêng cho con nít. Tập xong ai nấy về hay lâu lâu đi ăn với nhau. Ít hoạt động ngoại khoá. Khi thắng giải thì cũng khg quảng bá hay loan tin trong cộng đồng VN luôn.

Những người ghi tên ở VD A số đông là họ thích võ và có mục đích riêng khi quyết định học võ. Phần đông là những người muốn biết cái tinh tú của bộ môn mình học. Chuyện này khá tế nhị nên tôi khg nói thêm ...


Ai chưa bao giờ tập võ thì đâu thể biết thế nào là hay! Phụ huynh muốn cho con đi tập võ thì chỉ coi xem nơi nào đông người thôi. Đối với họ, đông = giỏi, hay. Lúc này cái quảng caó truyền miệng rất hiệu quả ...

Vả lại, rất nhiều phụ huynh cứ sợ con em mình bị đau khi tập võ quá nghiêm túc. Rất nhiều người sau khi tập ở 1 nơi, tuy biết nơi đó khg khá lắm nhưng họ khg đổi vì đã có bạn bè và sợ cái mới ... Chuyện đổi võ đường khá hiếm. Mấy bạn cứ nhìn nơi mình tập đi thì thấy. Số người đổi khá ít.

Nói tóm tắt lại, võ ở mấy xứ văn minh bây giờ phần đông được coi như là 1 môn thể thao, tính thực chiến hay hiệu quả khg quan trọng lắm. Những phóng kiến về võ thuật thời xưa như thực chiến, self defense, ... khg phải là mục đích chính nữa.

Khg biết với cách suy nghĩ đó, võ " nguyên gốc " sẽ ra sao nhỉ ....

TuanDam
11-28-2007, 12:21 AM
Những ai mà chọn B phần đông là tập võ với mục đích thể thao nhiều hơn. Chớ la ơi ới vội nhe! Nên đọc hết bài rồi hãy nói ...



Theo mình nghĩ ai luyện tập võ cũng vì sức khỏe là chính, còn để chiến đấu thì không nhiều. Trường hợp của Aiki đưa ra về 02 võ đường A và B thì rõ ràng võ đường B đem lại lợi ích cho cộng đồng nhiều hơn võ đường A vì nó khuyến khích được nhiều người luyện tập thể thao.

Võ đường A hay thi đấu cũng rất tốt cho võ sinh nhưng sau một thời gian luyện tập cũng khá dài mình thấy thi đấu cũng có cái không hay của nó. Suy nghĩ của mình hơi cực đoan:

Aiki thì khỏe rồi vì không có thi đấu nên ít chấn thương nếu có chấn thương cũng chỉ gẫy xương, cái này nó liền được. Còn đối với các môn đối kháng với nhau bằng cú đấm hay ngọn đá thì vấn đề chấn thương hơi bị kinh. Trước giờ mình chỉ học Karate và đấu đá ở môn này, có nhiều lần mình chứng kiến cảnh bị đánh gãy răng, đá vào hạ bộ nằm bất động xùi bọt mép, đánh rách da mặt... thậm chí cả đánh bị nội thương nặng phải vào bệnh viện mổ cấp cứu... Mình nghiệm ra danh tiếng đánh thắng thì cũng hay nhưng bị gãy răng, chấn thương thì mình chịu.

Với các câu lạc bộ phong trào đưa võ sinh đi đấu mà để chấn thương là một tội lỗi của huấn luyện viên... danh tiếng thì ông thầy hưởng, đau thương võ sinh chịu... chưa kể răng, lá lách, thận... nó có mọc lại đâu. Có nhiều lần mình thấy những huấn luyện viên dạy cho học trò bỏ giáp ra đánh cho nhanh, mình không hoàn toàn ủng hộ chuyện này nên với chỗ mình ai mà không chịu đeo đầy đủ đồ bảo hộ mình kiên quyết không để giao đấu. Đã có lần 1 đứa trong đội của mình đấu với 1 đội khác, phe bên kia không đeo giáp, mình xúi đứa bên mình cứ nhè bụng quất vòng cầu thật mạnh cho nó out... bên kia out sau khi chịu 3 đòn đá vào 1 chỗ... Mình cung không để ý lắm đến chuyện này nhưng sau đó mấy tháng nghe huấn luyện viên bên kia nói lại tối hôm đó võ sinh đó vào bệnh viện phẫu thuật vì dập lá lách... thật kinh khủng...

Những điều trên đây chỉ đúng với những người học võ phong trào, còn với đội tuyển được trả lương (tuyển thành phố, tuyển quốc gia, quyển CAND, tuyển quân đội...) lại là chuyện khác. Đã nhận tiền thì phải đánh thật lực, có gì ráng chịu vì đây là cái nghề của họ.

Hi hi... lam man lạc đề, các bác thông cảm.

levan
11-28-2007, 07:18 PM
Như anh aiki nhận xét, nếu tất cả mọi lớp võ đều theo lối B thì võ học chân chính chắc sẽ thất truyền, nhưng theo lối A lại khó thu hút học viên. Vậy tại sao không kết hợp A với B ? Có lớp dành cho trẻ em, lớp cao niên dưỡng sinh, lớp phổ thông tập cho vui khoẻ và một lớp nâng cao tập luyện bài bản và thi đấu. Tùy theo khả năng ai cũng học được, dùng các lớp phổ thông để quảng bá và nuôi sống môn phái nhưng vẫn duy trì được một lớp truyền bá tinh hoa võ học. Nếu dùng các hoạt động ngoại khoá như cắm trại, tiệc tùng, văn nghệ mà tạo được sức thu hút và giúp nhiều học viên thêm hứng khởi thì cũng nên lắm chứ, có hại gì đâu ? Việc công bố thành tích thi đấu trên radio, tv, báo chí hay mở website cũng vậy, đâu có gì đáng chê trách, miễn là đừng bịa đặt hay bốc phét là được rồi. Nói chung nếu một võ sư có tâm huyết muốn truyền bá võ học rộng rãi thì cũng nên linh động một chút, chia bớt các việc linh tinh nhờ bạn hữu và đồ đệ phụ giúp. Nếu vì quá khô khan nghiêm khắc khiến môn phái thui chột thì võ sư ấy nên tự trách mình hay nên trách thời thế đổi thay ?

aiki
11-29-2007, 11:29 AM
nếu mà như anh nói thì quá giản dị rồi anh Levan!

Cái khổ là người trong cuộc khg thấy, người ngoài cuộc mới thấy thôi.

Vì khg sống bằng nghề võ nên VS A khg có nhiều học trò. Ông ấy mê võ và chỉ có 1 ít học trò ruột. VS B thì tâm huyết và biết cách tổ chức nên thành công hơn. Cái khổ là A khg nể B ...

Với thời gian võ sinh VD B cứ tưởng là mình "nguyên gốc". Thật ra họ nguyên gốc thật vì HLV họ cũng là học trò của người sáng lập, nhưng họ thiếu cái "lủa"/ cái kinh nghiệm cá nhân mà 1 VS giỏi có thể truyền thụ thôi.

levan
11-29-2007, 04:46 PM
Dạ, nói theo lý cho vui thôi chứ thực tế lúc nào cũng nhiêu khê hơn chứ. Chẩng hạn khi sang Mỹ thấy nhiều võ đường ghi chữ Karate tổ chảng nhưng dạy loạn xà ngầu trong đó chẳng biết võ gì, nhiều ông Okinawa karate chính cống chỉ biết lắc đầu cười ngán ngẩm chứ chẳng biết nói sao hơn.