PDA

View Full Version : Thế nào là cách tập tốt, thế nào là uke tốt??



aiki
11-20-2007, 12:33 PM
Tuần trước đi tập, tui có tập với 1 võ khách từ Pháp sang. Xin kể lại chuyện cho mấy bạn xem và cùng nhau trao đổi ý kiến.

Võ khách này còn khá trẻ khoảng 16-17t đâu đó. Gia đình em ấy di cư sang sống tại Montreal và bà mẹ đã liên lạc mấy lần với võ đường để tới coi và cứ nói là con mình rất giỏi. Tui biết rõ vì chính tui đã trả lời DT của bà ấy 2 lần. (em này nói là 16-17t nhuung to như bò mộng! :laugh: :laugh: )

Em này đã cấp 1 bên Pháp và bà mẹ có nói là sắp thi đai đen. Mẹ và con có tới võ đường tui coi 2 lần trước khi tập lân đầu.

Hôm tập lần đầu tui cũng có tập với em đó. Kỹ thuật của em đó còn " non " lắm, nhìn bề ngoài thì có mã, rất lả lướt và đẹp mắt, nhưng thật ra thì khg có chút khái niệm MTB gì hết.

Hôm đi tập lần đầu tiên thì em ấy cũng mặc hakama (bên pháp và ở nhiều nơi được mặc hakama khi lên cấp 3). Xin nhắc lại là bên tui chỉ có đai đen trở lên mới có quyền mặc " váy " thôi.

Khi tập với em, mấy lần đầu tui té cho em " vui lòng ", nhưng sau 1 thời gian, tui từ từ cho em hay là thiếu kỹ thuật và khg té nữa nếu tui khg MTB. Tui rất tế nhị, khg chê, khg kháng cự hay gồng, chỉ đứng ì ra 1 chỗ hay chỉ cho em ấy bằng cách đưa tay em ấy tới điểm thứ 3 để tui tự MTB trong khi tui làm uke cho em.

1 lúc, em ấy đã nói với tui là nếu tui ở bên Pháp là tui sẽ bị khiển trách rồi về tội gượng lại nage ....:blink: :blink:

Ở nơi tui tập, HLV hay nhắc là khg nên té nếu khg bị bắt buộc (MTB). Khi làm như vậy thì là 1 cách để gíup cho bạn mình học hỏi thêm.

Sau khi tập với tui, em kia sang tập với mấy người khác, và cũng khg áp dụng được đòn nhiều lắm. Cường độ tập bên tui cũng khá cao và mạnh nên sau khoảng 15-20 ph tập em ấy đã thở hổn hển (vì khg quen té nổ và thiếu thể lực). Nhìn cách té nổ của em ấy là biết liền. Khg thả lỏng và nhiều khi còn phải "bay" nữa ...

Cho những ai chưa sang pháp, bên pháp tập aikido khá nhẹ. Phần đông họ ít té nổ, trong khi bên tui thì ngược lại, tập khá mạnh bạo theo tuân chỉ thầy Kanai nên té nổ ào ào.

Sau bữa tập đó, HLV chính của tui cũng cho em đó hay là luật của võ đường là khg mặc hakama nếu chưa đai đen.

Thế là từ hôm đó trở đi, tui khg thấy bóng dáng em đó đâu nữa .... Uổng quá vì em ấy có 1 bà chị rất là ... "shinh" và mát mắt ..:flirt: :flirt:

Khg hiểu là em đó nghỉ vì :

- hết được mặc hakama
- Bất mãn vì khg đánh được đòn (ngay cả với võ sinh đai "trắng")
- Sợ thể lực ...


Cách đây cũng 6 tháng, võ đường tui cũng có 1 người pháp khác, làm cảnh sát cho toà lãnh sự pháp ở Montreal tới tập. Tên này cũng thuộc loại " nổ ", vô tập mà còn chỉnh cả HLV 5-6-7 dan, nói họ đánh sai. :focus: :focus: :wacko: :wacko: :laugh: :laugh: :blink: :blink: Hắn còn nói hắn là HLV cận chiến cho đặc công Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey).

Vì quá khoe khoang, tui tường thiệt nên ai bên tui cũng muốn tập với " HLV cận chiến " hết. Sau 2 lần tập, cũng khg thấy hắn đâu nữa ... Xin nói đây là tụi tui khg chơi hiểm hay chơi xấu gì hết, mà đánh thẳng tay, ai ukemi kém sẽ rêm người thôi.


Câu hỏi ở đây là :

1- thế nào là cách tập tốt
2- thế nào là uke tốt
3- nếu các bạn ở trong trường hợp như trên thì các bạn sẽ nghĩ sao?

Xin mọi người cho ý kiến ...

levan
11-20-2007, 07:03 PM
Tui xin có chút nhận xét qua câu chuyện trên:

- Đây chính là một dẫn chứng cho vấn đề hay tranh cãi ''aikido thực chiến hay không''. Đối với bạn tập không cố tình kháng cự mà mình chẳng làm cho người ta mất thăng bằng nổi thì còn nói chi đánh lộn ngoài đường ? Lỗi tại mình kém chứ đâu tại võ dở !

- Anh aiki không nói rõ nhưng có lẽ anh chàng Tây đó cũng thuộc aikikai. Đối phó với anh em cùng hệ phái tương đối quen thuộc mà còn lóng ngóng thì nói chi đến các phái aikido khác hay các môn võ bạn với lối đánh đỡ hoàn toàn khác ?

- Lối tập chỗ anh aiki hợp lý ở chỗ uke không té đại để vui lòng nage, anh làm tôi mất thăng bằng thì tôi phải té, không thì thôi việc gì phải giả vờ. Tập võ chứ đâu phải đóng kịch hay đãi tiệc mà phải lo lấy lòng thiên hạ.

- Ngoại trừ cố tình khiêu khích hay muốn kiếm chuyện, một khi đến võ đường khác tập luyện với ý muốn học hỏi thì cũng nên lịch sự môt chút chứ nhỉ ? Tui nghĩ buổi đầu tiên nên quan sát trước, cảm thấy hợp thì hẵng tập. Nên hỏi rõ huấn luyện viên về việc mặc đồng phục và đeo đai đẳng cách nào cho phù hợp cũng như những qui định cho khách tập. Nếu không có qui định rõ thì cứ mang đai thấp hơn cho thoải mái khỏi ai dị nghị. Từ đai đen trở xuống cứ mang trắng, còn nếu đã có đẳng cứ mang đen trơn là xong. Tới tập luyện học hỏi thì ba cái màu đai nhằm nhò gì đâu, còn nếu thấy đeo đai thấp hơn có vẻ ''hạ mình'' quá thì cứ việc ở nhà mặc đồ đeo đai theo ý muốn và đi qua đi lại trước gương ngắm nghía cho vui lòng hả dạ !

beginer
11-20-2007, 11:05 PM
Chào các anh chị!
Xin chia sẻ một chút với đề tài của anh Aiki!
Về anh bạn trẻ 16-17 tuổi mà anh Aiki nói cũng như người làm cảnh sát gì đó thì theo tôi chủ yếu mang tính cá nhân thôi. Tôi cũng gặp 2 trường hợp tương tự 01 bạn người Việt mình đi tập tại Hombu 2 năm có tới võ đường tôi tập và đề nghị được dạy ở chỗ tôi. Chúng tôi cũng đành trả lời rằng chào mừng bạn đến tập luyện cùng chúng tôi. Sau thời gian vài buổi tập anh ấy không cùng tập với chúng tôi nữa. Người thứ 02 cũng lại là người Pháp cũng đề nghị như vậy và tất nhiên chúng tôi cũng chào mừng anh ta cùng chúng tôi tập luyện.Có lẽ một số người tập luyện Aikido chỉ quan tâm vấn đề kỹ thuật nên quên mất lễ nghi cũng như phép tắc trong Aikido phản ánh văn hóa Nhật nên mới có những đề nghị có thể cho là "khiếm nhã" như vậy.
Về vấn đề làm uke thế nào cho tốt theo tôi nên chia trình độ các bạn tập thành nhiều cấp:
1-Với các bạn beginer: Thì việc uke khuyến khích bạn tập là điều rất quan trọng bởi trong thời gian mới bắt đầu luyện tập việc tập luyện giống như việc cố gắng bắt chước những gì mà huấn luyện viên dạy trên lớp (chỉ là nắm cái hình) cũng đã là điều rất khó khăn. Thêm vào đó là việc rất dễ nản lòng khi mình không thể thực hiện được kỹ thuật cũng như việc dễ xảy ra chấn thương trong quá trình tập luyện. Uke có kinh nghiệm cần hỗ trợ (nói thật là đôi khi cũng phải giả vờ nữa) các bạn mới tập là việc cần thiết để tori hình dung hết chuyển động trong từng kỹ thuật.
2-Với các bạn có thời gian tập luyện sau 6 tháng: Đối với các bạn đã có nhưng khái niệm cơ bản về di chuyển thì thời gian sau 6 tháng tập luyện sẽ chăm chút hơn về kỹ thuật đặc biệt là di chuyển liên tục trong Aikido và các khái niệm trục chính tâm, nhất điểm, mất thăng bằng đã được hình thành về lý thuyết ( nhưng để chuyển thành thực hành thì còn mệt). Vai trò của uke lúc này vẫn cần thiết duy trì sự hỗ trợ đối với tori nhưng bắt đầu nhấn mạnh vào trục chính tâm và mất thăng bằng với phương pháp "thỉnh thoảng" dùng lực chống lại di chuyển của tori. Theo tôi quá trình này diễn ra khá dài đối với bạn tập có thời gian tập từ 6 tháng đến 1 năm thậm trí 2 năm tùy theo từng người.
3-Với các bạn thời gian tập sau 1 năm hoặc 2 năm
Lúc này khả năng di chuyển cũng như các khái niệm trục chính tâm, nhất điểm hay mất thăng bằng đã một phần được thể hiện trong kỹ thuật của người tập. Nhưng việc sử dụng nhiều thể lực để di chuyển và thực hiện đòn thế là luôn thường trực việc này sẽ kéo dài trong nhiều năm tập luyện tiếp theo ( tất nhiên tùy từng người). Theo quan sát của tôi thì có lẽ thời gian này kéo dài đến lúc đạt khoảng 4dan. Suốt quá trình này việc uke có thể thử tori bằng các chống hay phản đòn là chấp nhận được bởi có như vậy tori mới dễ dàng nhận ra những thiếu sót trong kỹ thuật nói chung của mình và cũng nhờ việc uke chống lại tori có thể phát huy khả năng biến đổi đòn thế mà mình đã tiếp nhận trong suốt quá trình tập luyện.
4-Đối với những người có 5 dan trở lên thì kinh nghiệm của tôi là việc quan trọng nhất của uke lúc này là làm thế nào để mình không bị chấn thương là ưu tiên hàng đầu. Lúc này việc uke cố gắng chống trả tori chỉ dễ gây ra chấn thương cho bản thân hoặc kéo dài thời điểm kết thúc đòn mà thôi. Tất nhiên, đối với những shihan 7-8dan làm uke cho 5dan thì tôi chịu, chỉ được xem clip của anh Aiki về thầy Tamura và thầy Chida làm cho uke 5dan không thi triển được kỹ thuật.
Có lẽ túm lại là khó có thể túm lại là làm uke tốt cũng thật khó khăn đòi hỏi phải tập luyện chăm chỉ và chăm chỉ luyện tập thôi!:blink:
Xin chia sẻ đôi lời!
Thân ái!

aiki
11-21-2007, 11:56 AM
@anh Levan: Em đó cũng học aikikai. HLV tui mỗi năm sang pháp 1 hay 2 lần để cho seminar và tham dự "trại hè". Nhờ vậy nên ông ấy quen với khá nhiều VS bên Pháp và được nhiều người biết đến. Cũng nhờ vậy mà ai đã học aikido aikikai bên Pháp mà sang Montreal thường hay tới võ đường tui tập.

Tui khg nói tới thực chiến nhưng theo tui nghĩ là tất cả đều trong cách tập. Nếu ai ít khi bị quăng ukemi hay cứ té nhẹ nhàng hoài, với thời gian sẽ khg quen bị quăng mạnh nữa ... và khi bị quăng sẽ đau ... Cũng như võ cương, nếu khg "ăn đòn" thì đâu chịu đau được???

Tui nghĩ tất cả đều ở cái tính khiêm nhường hết. Tới võ đường khác thì nên hòa nhã chút xíu, tập cách của họ dù cách ấy hay hay dỏm, chớ nên làm le ...

Chuyện anh Beginer kể mấy người từ Hombu hay Pháp về xin giậy cũng là vì thiếu khiêm nhường thôi. Nhiều người cứ tưởng ta đây là giỏi. Xin kể 1 chuyện thật đã xẩy ra ở võ đường tui cách đây khá lâu. Lúc đó HLV tui khoảng 4 hay 5 dan thôi. 1 hôm có 1 người Nhật cũng 3-4 dan gì đó tới ghi tên tập. Ông Nhật này tập mạnh bạo, kiểu như cho người ta thấy mình giỏi.

Ví dụ như khi tập thì ông ấy ráng block khg cho Nage ra đòn được (ổng block luôn cả HLV) và làm trước mặt mọi người để cho Nage bị mất mặt nữa. Ổng cũng có ý làm cho uke bị đau ... Nhưng ổng quên là aikido là cả 2 đều tập, mình làm Nage xong thì tới lượt làm Uke. Rút cuộc ổng bị "ăn đòn" và chính ổng chịu khg nổi nữa chứ khg phải HLV tui. Đó là mấy cái thử thách mấy người có võ đường hay bị.

Về sau tụi tui mới hay đầu đuôi câu chuyện. Ai mà đã có võ đương thì sẽ hiểu ngay. Khi tới 1 nơi xa lạ, mở võ đường khó mà kiếm được võ sinh lắm. Thầy Kanai đã nói là cân ít nhất 3 năm mới có có thể nói là võ đường đó sống hay chết mà. Ý ông ấy là "ăn cắp" võ sinh từ nơi khác bằng cách làm cho họ khg nể phục HLV của họ ... Nhưng ông Nhật đó đã thất bại ... 1 chuyện tương tự như vậy cũng đã xẩy ra ở nam Mỹ mà tôi sẽ khg nêu tên.

Anh beginer nói đúng. Cá nhân tui thấy aikido có 3 giai đoạn tập. Vừa cả cho uke và Nage.

1- nhớ đòn và biết té để khỏi bị chấn thương
2- hiều và áp dụng mấy cái nguyên lý chính của HKD như MTB, TCT, chiếm đan điền, thả lỏng ...
3- Bớt dùng sức và hiệp khí nhiều hơn

và hàng ba hoa chích chòe chút xíu với mọi người ...:laugh: :laugh:

gianghohiemac
11-21-2007, 07:42 PM
Người tập trên sân thì cũng có người này người nọ. Có người thì mềm mại quá, có người thì lại cứng ngắc quá. Theo em thì cả 2 đều không hay, trong Aikido thì Uke rất quan trọng, họ giúp cho người Nage tiến bộ trong kỹ thuật. Nhưng cách tập chiều Nage 1 cách thái quá sẽ làm hỏng Nage. Tại HN có nơi họ dạy làm Uke thế này : em chém...đấy đấy...rồi chạy...đúng rồi". Thật ra chả có lực gì đâu, mình cố theo vì mình tôn trọng người ta, đến lúc đánh xuống thật ra mình tự nguyện "lên thớt", chỉ cần đánh nhẹ một cái là mất thăng bằng ngã luôn:cool:. Ngay trên sân em có người khi tấn công thì vũ bão , mạnh mẽ quá làm cho ngững người mới và tập được 1 thời gian họ luống cuống không thực hiện được kỹ thuật, nhưng lại có người tấn công Nage rất hời hợt, chém shomen mà toàn đưa tay lên chào cờ rồi bảo Nage đánh đi :mad:, cứ như sợ rằng chém cái trúng nage thì người ta đau không bằng. Tất nhiên những cái ở trên thì HLV của sân phải có trách nhiệm giúp đỡ họ sửa. Có người sửa rất nhanh, nhưng cũng có người họ mất 1 thời gian thì mới được.
Bên em thỉnh thoảng có anh em ở SG hay ở nước ngoài tới tập, ngay cả anh em trên 4rum này, họ đều rất khiêm tốn, hoà nhã, và nhiệt tình.:friends:

kunchan
11-21-2007, 08:38 PM
Kchan thì chẳng bít nhiều để đóng góp ^^!
Những điều mọi người nói là dành cho Uke đã có nhiều kinh nghiệm, thế còn với Uke beginner mới tập như Kchan thì sao??? Có cần phải ghi nhớ điều j để thành Uke tốt ko?
Chả là ko hiểu sao hôm trước Kchan toàn phải tập với một bạn mới như mình,đã cố tránh ko gặp rồi thế mà vẫn bị Uke của mình nhường cho Kchan tập với cậu ấy, vì tỏ ra ga lăng nên Kchan toàn nhường cho bạn ấy làm Tori, có khi bị ép làm Uke thì đúng hơn, rõ chán... Với beginner mới thì làm Uke tốt hơn hay là Tori tốt hơn??? Mỗi cái đều có tầm quan trọng khác nhau mà
Ai góp ý cho với

cucat
11-21-2007, 09:36 PM
Theo anh trên sân của CC nói là, nên làm Uke tốt hơn nếu là mới bắt đầu, cố gắng theo Tori và cố gắng tiếp đất nhẹ! Cố gắng giữ thăng bằng cho chính mình khi làm Uke (CC chưa làm được cái này, làm Uke theo quá nên người ta mới di chuển một chút CC đã mất thằn bằng rồi :sad: ). Nếu kchan mới tập thì nếu chịu khó thì làm Uke thì tốt hơn!

aiki
11-22-2007, 07:56 AM
@gianghohiemac nói đúng. trên sân thì lúc nào cũng có người thế này thế khác. Ổ nơi tôi tập có rất nhiều người ghé thăm và có thể nói là 99% rất đàng hoàng, khiêm nhã ... mấy chuyện tui kể chỉ là 1% còn lại thôi. Tại nó khác thường nên mới kể chứ!:laugh: :laugh:

KC nghe lời cucat đi! nghe HLV luôn. Cái quan trọng nhất với ai mới tập aikido là nên tập ukemi (té). Ukemi sao cho nhuyễn, khg cần bay xa hay nhẩy cao, mà cần biết té trong mọi trường hợp để khi bị quăng khg bị chấn thương. Nếu té nhuyễn, khg sợ đau, khg sợ bị chấn thương thì sẽ tiến bộ.

Đọc bài này luôn đi
http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=86

Thân

circle_of_aikido
02-29-2008, 01:16 AM
Ở chỗ em cũng có một nhóc học lớp 8.Có lẽ thuộc loại "đô con" nên lực của nó khá mạnh.Ngặt nỗi là nhóc không biết cách kiểm soát lực, lại mới đai xanh 1,kỹ thuật chưa thể nói là chắc chắn nên ai cũng ngại tập chung.Nếu làm Uke thì bị quăng ném không thương tiếc,nhất là với những đòn Ura, còn Irimi thì chạy vòng vòng,chỉ đau mà không té nổi.Nếu làm Nage thì không tài nào bất đồng hóa được.Tay nhóc í....nhìu mỡ quá.:wacko:
Theo em thì Uke tốt là phải bít cảm nhận lực của Nage,chỉ ra lỗi sai để người ta còn sửa.Biết lực người ta thế nào là đủ thì cũng sẽ biết mình phải tập như thế nào.
Làm Nage cũng vậy thôi.

Nhiều khi thấy khó chịu về lỗi của người khác thì cũng nên nghĩ xem mình có mắc lỗi như người ta không rùi hẵng bực mình.:laugh:

aiki
02-29-2008, 11:29 AM
Circle_of_aikido nói đúng lắm. Với bạn to con thì chắc phải có 1 người đai cao tới nhắc nhở để tránh là bị thương bạn, hay có cách nữa là cho hắn nếm mùi khi bị quăng thật ...:laugh: :laugh:


Nhiều khi thấy khó chịu về lỗi của người khác thì cũng nên nghĩ xem mình có mắc lỗi như người ta không rùi hẵng bực mình.

Cách này rất là đúng! tui tập như vậy đó.:smile: :smile:

caimatkhongchoiduoc
03-01-2008, 07:36 AM
Cái khổ của tui là nếu tui mà đánh "thẳng tay" chút là uke cũng thấy hơi ... khó chịu chút chút đó. Mà tui hay gặp loại patner khi mình làm uke thì mình thả lỏng và biết điều, nhưng người ta làm nage không biết điều, cứ đánh thả cửa, nhiều khi còn ác ý nữa, nhiều lúc đau thấu xương. Cho tới nay tui cũng chưa có lần nào cố ý trả miếng lại họ, tức là mình đánh "ác" chút làm họ đau cho biết mặt, dù nếu muốn làm vậy thì dễ thôi. Không biết tui kiên nhẫn như vậy được thêm bao lâu nữa.

Nghe anh aiki kể võ đường anh quăng thẳng thừng, toàn té nổ tui thấy hơi ghê. Một buổi tập vậy trung bình té nổ bao nhiêu cái hả anh? Mấy người lớn tuổi có té kiểu đó không? Tui tưởng khi làm người ta mất thăng bằng rồi thì ném mạnh hay nhẹ gì người ta cũng té mà, sao phải "dập" người ta dữ vậy?

David
03-01-2008, 10:34 AM
Khi làm uke cũng là 01 cách tập. Vừ ôn đòn , vừa tập té. Nếu té giỏi thì khi đụng chuyện ít bị chấn thương hơn. Nên được tập với cường độ cao, mạnh thì Uke và Nage sẽ tiến bộ nhiều hơn là tập kiểu "tình thương mến thương". Theo tui , phải tập võ cho xong rồi may ra mới hiểu được võ đạo.

aiki
03-01-2008, 11:03 PM
Nghe anh aiki kể võ đường anh quăng thẳng thừng, toàn té nổ tui thấy hơi ghê. Một buổi tập vậy trung bình té nổ bao nhiêu cái hả anh? Mấy người lớn tuổi có té kiểu đó không? Tui tưởng khi làm người ta mất thăng bằng rồi thì ném mạnh hay nhẹ gì người ta cũng té mà, sao phải "dập" người ta dữ vậy?

Bên tui tập như thế này nè

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Test%20May%202007%20kyu3/Yokomen-irimi-2.gif

hay

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Test%20May%202007%20kyu3/Yokomen-kote-1.gif


2 clip trên thì ukemi khá còn clip sau là cấp 5 thi cấp 4 nên ukemi còn kém. Bị quăng riết nên sẽ khá lên như mấy clip trước.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Test%20May%202007%20kyu4/ushiro-kote-2.gif



Tập trung bình, khg té nổ

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Jan-2008-seminar/Ben-irimi-cao-3.gif



Tập nhẹ thì như sau

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Test%20May%202007%20kyu4/tsuki-irimi-2.gif


cho mấy người mới vô
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Jan-2008-seminar/Ben-irimi1-nam-kiem-slomo-1.gif



Lớp là 1:30 phút, khoảng 20 phút làm nóng, còn lại là tập đòn. Lâu lâu thì 15 phút chót tập Jo hay Bokken.

Nói chung là trong giờ tập đó thì tập thì cỡ 4-5 đòn và thường thường mỗi đòn đổi uke 1 lần (cùng đòn đánh với 2 uke khác nhau, khg phân biệt đai). Muốn té nổ hay khg thì 2 người nói với nhau trước, nhưng phần đông, cỡ 70% thì là té nổ. Có 1 số người lớn tuổi (55+) họ lăn nhưng phần đông là té nổ. Nếu người thả lỏng thì té nổ đâu sao? đâu có đau. Anh CMKCD coi mấy clip trên thì thấy đó.

Công nhận HKD là làm mất thăng bằng rồi quăng, nhưng bên tui là nghĩ như thế này:

Nếu khg quăng, riết sẽ thành thói quen và lúc cần đánh khg ổn cho lắm. Quăng có nhiều cách: nhấn hay khg nhấn. Nhấn thì có thể đau và nguy hiểm cho uke, còn quăng ra xa thì đâu có gì đâu! làm đúng kỹ thuật thì nhẹ lắm, khg bị gì cả. Nếu khg quen té, lúc bị quăng gồng mình lên thì chắc chắn sẽ đau! Về phương diện uke, quăng và té nổ là để cho quen và khg sợ đòn. Chính vì bên tui tập như vậy nên nhiều võ khách, nhất là những nơi cứ đánh nhẹ khi tới chỗ tui họ bị khớp vì khg quen té nổ.

Nói chung là 1 buổi tập thì té cỡ 40+ cái té nổ. Tập vậy riết hôm nào khg quăng hay ít té nổ sẽ khg thấy đã tay.:laugh: :laugh: và cường độ tập thì như mấy clip trên. Nói chuyện rất ít, tập liên tiếp như trong clip để cho có thể lực. Mấy người lớn tuổi thì có thể tập 'nhẹ và chậm' hơn.

Thường thường thì mọi người biết nhau hết, có 1 nhóm tập rất xung, 1 nhóm vừa và 1 nhóm nhẹ. Mỗi người tùy cảm hứng, mệt hay khỏe thì kiếm nhóm vừa ý. Nhờ tập như vậy nên võ đường tui có "tiếng".

Từ hồi tui tập tới giờ, số người bị thương rất là ít. Khi tui nói làm cho uke đau là để cho họ biết cái nguy hiểm của đòn. có qua có lại chứ. Khi họ biết đau ra làm sao mà còn làm tiếp thì khi tới lượt hắn làm uke thì cho nếm mùi. HKD là người võ sinh cho người bạn mượn cái thân, cái thể xác để tập võ, họ phải giữ gìn cẩn thận cho chứ! phải vậy khg? Nếu khg đồng ý và biết bảo trọng thì tập 1 mình đi:laugh: :laugh:

Mấy đòn mà nhấn vô khửu xương nhi ikkyo, nikkyo thì họ phải biết thận trọng chút xíu.

caimatkhongchoiduoc
03-03-2008, 12:30 AM
Nói chung là 1 buổi tập thì té cỡ 40+ cái té nổ. Tập vậy riết hôm nào khg quăng hay ít té nổ sẽ khg thấy đã tay.:laugh: :laugh: và cường độ tập thì như mấy clip trên. Nói chuyện rất ít, tập liên tiếp như trong clip để cho có thể lực. Mấy người lớn tuổi thì có thể tập 'nhẹ và chậm' hơn.

Thường thường thì mọi người biết nhau hết, có 1 nhóm tập rất xung, 1 nhóm vừa và 1 nhóm nhẹ. Mỗi người tùy cảm hứng, mệt hay khỏe thì kiếm nhóm vừa ý. Nhờ tập như vậy nên võ đường tui có "tiếng".

Mấy đòn mà nhấn vô khửu xương nhi ikkyo, nikkyo thì họ phải biết thận trọng chút xíu.

Tui mà sang chỗ anh, tui xin phép được vào nhóm "tập vừa" :-) Một buổi té nổ 20 cái thì được, hơn 40 cái thì ớn quá!

David
04-20-2008, 07:26 PM
Nghệ thuật làm uke
Uke là chữ tượng hình (kanji) của Nhật Bản có hình hai bàn tay, một hướng xuống dưới, một vươn lên trên và ở giữa là chữ "con thuyền". Khái niệm "chuyển những thứ tốt đẹp từ người này sang người kia" đã trở thành, trải qua nhiều thế kỉ, kí tự để diễn tả hành động "tiếp nhận". Những võ sinh thường sử dụng từ này rất nhiều. Trong các môn cầm nã, cách ngã an toàn được gọi chung là "ukemi", hay "cách nhận thân mình". Trong judo/aikido, người bị ném sẽ được gọi là "uke", hay "người tiếp nhận". Trong những cặp tập của karate, thì người bị tấn công sẽ được gọi là "ukete" hay "bàn tay tiếp nhận". Trong kendo, người phòng thủ là "ukedachi" hay "người tiếp kiếm".
Trong tất cả những cách diễn đạt trong hệ thống ngôn ngữ võ thuật đó, thì vị trí của từ "uke" là rất quan trọng. Trong judo/aikido thường bị nhầm hiểu sang là "người chịu đòn" của kĩ thuật. Uke là người bị ném lên đôi khi bị hiểu là "người thua cuộc" theo cách nghĩ này.
Khi hiểu rằng "uke" có nghĩa chính xác là "tiếp nhận" sẽ mở ra một góc nhìn mới cho những người tập chúng ta. Ở góc độ người uke sẽ không còn là một sự thụ động tiếp nhận các kỹ thuật nữa. Thay vào đó là thái độ tiếp nhận, hợp nhất với đòn ném của người thực hiện kĩ thuật. Tinh thần của uke không phải là buông xuôi, hay tệ hơn là chống lại một cách ngu ngốc. Nguời uke đi theo, tiếp nhận lực của đòn đánh, và khi anh ta ngã, thì ukemi sẽ không có ý nghĩa là sự thất bại nữa. Mỗi cú ngã là một lần anh ta làm chủ. Anh ta tiếp nhận và rồi lại vùng lên tiếp.
Thuật ngữ "ukete" trong karate và "ukedachi" trong kendo cũng bị hiểu lầm sai tương tự như vậy. Ở đây họ hiểu sai rằng đó là những người để "ngăn cản" những người tấn công. Không phải vậy. Những "ukekata", hay "những dạng tiếp nhận" của kendo và karate đòi hỏi một sự tiếp nhận lực để lái nó đi hoặc sử dụng nó quay lại chống người đã phát động lực.
Ở những lớp học đúng truyền thống sẽ có những võ sĩ có cấp bậc rất cao, những người lớn tuổi, và có thể thấy họ rất hạnh phúc khi ngã, tiếp đòn của những người trẻ tuổi hơn. Khi tập với những người thanh niên, những người còn trẻ và đầy tự mãn về bản thân, những người võ sĩ cấp cao sẽ vẫn hài lòng, nhẹ nhàng tiếp nhận những năng lược bộc trào của tuổi trẻ mà không nhăn nhó khó chịu gì cả, cho đến khi, những người xuất sắc nhất của những người trẻ tuổi sẽ nhận ra rằng có uke là một nghệ thuật ẩn chứa sâu trong những gì bề ngoài thông thường ta vẫn tưởng...

From Tris

cucat
04-20-2008, 09:00 PM
Theo em, cách tập tốt nữa là nghĩ sao tập zậy. Đừng để đầu óc của mình vướng bận giữa việc làm được hay không, cứ làm và phải thật sự tự tin lên.

Ăn mày
04-21-2008, 11:52 PM
:friends: Cảm ơn David nhe! Bài này hay thật đấy!
@CC: Cắt nói vậy đúng đấy! AK hay bị "giằng xé" khi làm nage vì mỗi cái vụ... "đả thương" bạn tập thành thử tiếp thu kỹ thuật đòn còn kém quá!:flirt: Chắc sau này cũng phải "cố mà đánh" vậy:laugh:

Cảm ơn Anh Aiki đã mở chủ đề và cảm ơn ACE rất nhiều!

Chúc mọi người an mạnh!

AM

chithanh
08-13-2009, 08:53 AM
Tìm đc uke tốt thật là ko dễ. Có uke thì lúc nào cũng cố gồng cứng khiến nage rất khó thực hiện đúng kĩ thuật. Nhất là khi mới vào tập, còn chưa nắm vững đòn đánh mà gặp phải những uke như vậy thì đúng là hết đường tiến bộ. Lại có những uke theo hơi quá đà. Có lần đánh Irimi, cháu vừa bước ra sau, đặt tay lên cổ uke, chưa kịp làm gì nó đã chúi đầu xuống đất, loạng choạng, xoay người chạy vèo vèo ](*,) . Người ngoài nhìn vào lại tưởng nage cao thủ, mới đụng đã làm uke MTB. Cuối cùng, lại sinh ra 2 loại nage. Một loại nage lúc nào cũng gồng cứng, dùng hết sức cơ bắp để đánh. Một loại nage lại đánh hời hợt, chỉ đc cái hình, uke ko theo là chịu.
Đến lượt mình làm uke cũng khó nữa. Kháng 1 chút thì bị chê cứng, giống như chú aiki kể vậy. ](*,)

wago
07-26-2013, 09:47 AM
Bàn về chủ đề này, wago xin góp một bài dịch Ukemi, trích từ cuốn Principles of Aikido của thầy Mitsugi Saotome.

Việc luyện tập Aikido lúc nào cũng cần người bạn đồng luyện. Một số bài tập bạn có thể tập một mình để tăng cường sức khỏe hay cải thiện kỹ thuật của bạn, nhưng chìa khoá cho việc luyện tập hiệu quả nằm ở việc uke và nage cùng nhau luyện tập. Có người đã hiểu sai định nghĩa về uke và nage đơn giản là “người tấn công và “người phòng thủ”. sự đơn giản hoá như vậy đã dẫn đến hiểu sai về bản chất thật sự và tầm quan trọng của vai trò uke và nage. Đúng hơn, nage có nghĩa là “người ném” và uke là “người nhận lực”. Nếu hiểu theo nghĩa người tấn công và người phòng thủ, có khuynh hướng bạn sẽ xem trọng vai trò của nage, tức người bị tấn công và thực hiện các kĩ thuật, và xem uke chỉ là thân người cho nage luyện tập kỹ thuật. Hiểu theo ý nghĩa như vậy là sai.

Ukemi là nghệ thuật làm uke, và việc nage tập tốt hay không dựa vào uke đã hiểu cách làm uke như thế nào. Làm uke bao gồm tạo ra các điều kiện cho các kỹ thuật được thực hiện một cách hợp lý, phản ứng đúng đắn với chuyển động của nage và rồi ngã để kết thúc kỹ thuật. Ngắn gọn, uke có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cho nage luyện tập. Nếu uke không hiểu được hiệu quả tạo ra bởi một kỹ thuật, không có khả năng lấy lại thăng bằng, hoặc uke không nhạy cảm với các chuyển động của nage, hoặc uke sợ ngã hay ngã kém, thì nage không thể học kỹ thuật ấy một cách hiệu quả được.

Trong khi luyện tập, người tập sẽ thay phiên nhau làm uke và nage. Bạn không được tính xem mình làm uke bao lâu. Hãy xem thời gian bạn làm uke là một cơ hội để học, thời gian bạn làm uke quan trọng không kém thời gian làm nage. Thật ra, những người làm uke giỏi thì phần lớn cũng giỏi kỹ thuật, vì họ có khả năng tiếp thu kiến thức thông qua cơ thể và cảm nhận một kỹ thuật được thực hiện đúng là như thế nào. Nó cũng tương tự tiếp thu kiển thức bằng đầu óc. Rèn luyện làm uke thật tốt là con đường ngắn nhất để giỏi Aikido.

Có nhiều yếu tố để làm uke tốt. Đầu tiên là musubi. Bạn phải có sự kết nối/giao tiếp tốt với nage, cả về cơ thể lẫn trực giác. Nếu bạn không cảm nhận các chuyển động cũng như ý định của nage, bạn sẽ làm cản trở việc luyện tập của nage và có nguy cơ bị chấn thương. Một uke tốt sẽ không đoán trước các chuyển động của nage mà phát triển khả năng cảm nhận đến mức phản ứng theo bản năng và trực giác, hơn dựa trên sự sắp đặt động tác.

Học làm uke là học cách bảo vệ bạn không bị chấn thương; bạn phải luôn luôn mềm dẻo và cẩn trọng. Bạn phải có thể ngã ở bất cứ góc độ nào tại bất cứ thời điểm bất ngờ nào. Các kĩ năng như vậy sẽ giúp làm chủ được các kỹ thuật cao cấp. Bạn cũng nên học làm uke khi đang cầm boken hay jo. Các bài tập với vũ khí trong Aikido có một số kỹ thuật trong đó một người sẽ tước vũ khí của người khác. Nhiều kỹ thuật trong số này có ném và uke phải sẵn sàng. Học cách tự bảo vệ mình thông qua việc rèn luyện ukemi cũng là trách nhiệm của bạn với các bạn tập chung. Nage thì phải để ý đến sự hạn chế của uke và tự kiềm chế để tránh thô bạo không cần thiết, trong khi bạn tập của bạn có quyền trông đợi rằng kỹ thuật ukemi của bạn cũng tương xứng với sự tiến bộ của bạn. Nếu khả năng làm uke bị rớt lại đẳng sau so với khả năng kỹ thuật, bạn sẽ làm cản trở sự luyện tập của bạn mình. Sự an toàn của bạn sẽ là gánh nặng cho bạn tập của mình, đặt biệt khi bạn tập các kỹ thuật có độ khó cao hơn. Việc tập luyện của bạn cũng bị ảnh hưởng, vì bạn sẽ không bao giờ có thể luyện các kỹ thuật khó hơn với cường độ mạnh.

Làm uke không có nghĩa là bạn đang sắm vai kẻ bại trận. Làm uke là nghiên cứu về giao tiếp/kết nối, cảm nhận và về sự tự bảo vệ. Hơn thế, làm uke là một cách thức để giữ lại kiểm soát bản thân và hoàn cảnh. Khía cạnh này của ukemi trở nên rõ ràng hơn khi luyện ở trình độ cao, khi việc tập đi từ các kỹ thuật ném chống lại một cú tấn công đơn lẻ đến trình độ cao hơn là các kỹ thuật ném chống lại sự tấn công đa dạng từ nhiều người và phản đòn. Với khả năng cảm nhận và hiểu nage, bạn không chỉ là một uke tốt mà cón có khả năng thấy được các điểm yếu trong kỹ thuật của nage và nhận ra các điểm sơ hở của nage. Nếu bạn là uke tốt, bạn có thể tận dụng được lợi thế này mà lấy lại sự thăng bằng hay phản đòn (từ người bị động thành người chủ động). Nếu bạn không học ukemi thật tốt, bạn không thể lấy lại đủ thăng bằng hay kiểm soát để làm cái gì khác.

Học làm uke, dĩ nhiên, mất nhiều thời gian và phải luyện tập nhiều. Khi mới bắt đầu tập, bạn sẽ được giới thiệu khái niệm về ukemi một cách từ từ. Sau khi bạn được giới thiệu về irimi và tenkan, bạn sẽ tập lộn tròn và ngã. Điều này phải xảy ra trước khi bạn bắt đầu tập các kỹ thuật cơ bản. khi bạn bắt đầu tập kỹ thuật cơ bản, bạn sẽ dựa trên các bài tập kata. Các bài kata sẽ cho người tập một cái khung để nghiên cứu và khám phá các động tác/chuyển động/di chuyển khác nhau và hoàn thiện chúng. Bạn phải làm chủ được các bài kata thì bạn mới có thể vận dụng sáng tạo các di chuyển của Aikido và trở nên mềm dẻo hơn trong ukemi. Jiuwaza là bài tập cao cấp trong đó bạn phải phản ứng tự nhiên với các kiểu tấn công hay ném khác nhau (nếu bạn là uke). Khi tập luyện, phải luôn luôn nhớ rằng chìa khóa để đạt được sự tự nhiên và sáng tạo trong kỹ thuật nằm ở ukemi tốt.

Trong thời gian làm uchideshi, tôi thường bị quở vì ukemi kém. Những lời O sensei nói, theo như tôi còn nhớ, có thể tóm lại như sau:

1. Đừng cố gắng đoán trước cái gì sẽ đến. Tính toán quá nhiều sẽ che mờ phản ứng cơ thể, làm cơ thể chậm chạp. Điều này sẽ làm bạn ukemi không tự nhiên, điều này tiếp tục ảnh hưởng đến việc luyện tập kỹ thuật, làm cản trở sự tiến bộ.
2. Quan sát cử động của bạn tập và nắm bắt ý của họ. Đó là một phần trong tập luyện ukemi.
3. Đừng quên mối liên hệ giữa ukemi với cuộc sống hằng ngày. Những nhân vật nổi bật, thành đạt trong cuộc sống, thường đã học được các nguyên tắc của ukemi. Cuộc sống thường bị bao quanh bởi nhiều trở ngại. Thành công sẽ đến với những ai giải quyết những khó khăn với sự mềm dẻo, linh hoạt và sự cởi mở của ukemi. Ai mà ép ukemi của họ theo những cách không tự nhiên thường không thấy kết quả tốt do luyện tập đem đến cho cuộc sống của họ.
4. Hãy khôn ngoan tránh những chấn thương. Hãy có mục tiêu và phấn đấu vì mục tiêu, trong phòng tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
5. Đầu óc cởi mở và mềm mỏng, một cơ thể mềm dẻo, sự khiêm tốn và thành tâm – là những yếu tố cần thiết trong ukemi. Không có những tố chất đó, việc luyện tập ukemi sẽ thất bại. Không có ukemi, tập waza sẽ không bao giờ thành công.

Ngẫm lời của O sensei về mối liên hệ giữa ukemi và cuộc sống. Ukemi nuôi dưỡng khả năng cảm nhận cái gì sắp đến, khả năng phân tích tình huống và phản ứng nhanh nhạy. Cũng như những ai khi tập mà tính quá nhiều khi thực hiện ukemi thường không thấy được hướng của một kỹ thuật, những ai sống quá tính toán thường không thấy được những cái xảy ra xung quanh họ. Họ không linh hoạt khi ứng phó những khó khăn trong cuộc sống bởi họ không thấy những khó khăn đó cho đến khi họ bị vướng vào khó khăn đó. Luyện tập ukemi tốt sẽ cho phép bạn thấy được tương lai thật sự vì tầm nhìn của bạn dựa trên sự quan sát và trực giác, hơn là trên những quyết định độc đoán không có chứng cứ. Ukemi tốt đại diện cho sự thông thái giống như người đi câu với kinh nghiệm có thể đoán trước được thời tiết.

Luyện tập ukemi đem lại lợi ích lớn; nó giúp cơ thể cường tráng hơn và mềm dẻo hơn. Ngoài ra, bạn càng thoải mái khi làm uke, thì việc luyện tập càng vui vẻ. Tôi vẫn nhớ niềm vui của O sensei trong khi luyện tập, sự nhiệt tình và sự hài hước của ngài. Vui vẻ trong luyện tập không được làm hỏng sự tập trung; bạn có thoải mái nhưng vẫn phải nghiêm túc. Đây không phải là sự cường điệu tầm quan trọng của luyện tập ukemi và những đóng góp của ukemi cho việc luyện tập và cuộc sống của bạn.

Trích Principles of Aikido - Mitsugi Saotome


The practice of Aikido requires the presence of a partner. A few exercises may be done in isolation to hone your strength or technical skills, but the key to good training lies in the interaction between uke and nage. Some people incorrectly simplify the definitions of uke and nage to “attacker” and “defender”. Such simplification is misleading as to the true nature and importance of the roles of nage and uke. More correctly, nage means “the one who throws” and uke means “the one who receives the force”. If you think in terms of attacker and defender, it is likely that you will regard the role of nage, the one who is attacked and executes the technique, as the important role, and the role of uke as merely giving the nage a body on which to practice his technique. Nothing could be further from the truth.
Ukemi is the art of being uke, and the quality of nage’s practice depends on how well uke has learned this art. Ukemi involves creating the conditions that make a given technique appropriate, responding correctly to nage’s movements, and taking whatever fall concludes the technique. In short, uke is responsible for creating the conditions that allow nage to learn. If uke has sense of the effects of a technique, no resilience, or no responsiveness to nage’s movements or if he is fearful or awkward at falling, nage will not be able to study the technique effectively.
In practicing any technique, partners will alternate taking the roles of nage and uke. You must not regard the time that you spend in the role of uke as merely marking time between your turns at being nage but as a learning opportunity of importance equal to or greater than the time you spend in the role of nage. In fact, those who excel at taking ukemi they will most likely exvel in technique also, for they will be able to absorb knowledge through their bodies of how a properly executed technique feels, as well as absorbing knowledge through their minds. Developing good ukemi is the shortest path to acquiring skill in Aikido.
Many elements make up good ukemi. The first is musubi. You must have good communication with your nage, both physical and intuitive. If you are insensitive to the movements or intentions of your partner, you will hamper your partner’s practice and risk injuring yourself. A good uke does not anticipate the partner’s moves but hones his perception to the point where reactions are instinctive and intuitive, rather than solely dependent upon physical manipulation.
Learning ukemi is learning to protect your body from injury; you must be constantly flexible and alert. You should be able to take a fall from any angle at any unexpected moment. Such skill leads to the mastery of advanced techniques. You should also learn to take ukemi when holding bokken and jo. The weapons training in Aikido includes some techniques in which one partner disarms the other. Many of these include throws and the uke should be prepared for this. Learning to protect yourself through ukemi is also your responsibility to your fellow students. While nage should be aware of uke’s limitations and refrain from unnecessary roughness, your partners have a right to expect a degree of proficiency in your ukemi commensurate with your level of advancement. If your ukemi ability falls behind your ability in techniques as you advance, you will hinder your partners’ practice. You may also be placing too much of the burden of your own safety on your partners, especially as you befin to practice the more demanding techniques. Your own training, too, will suffer, for you will never be to practice the mỏe difficult techniques with full intensity.
Taking ukemi does not mean that you are playing the role of the loser. It is a study in communication and perception and in self-protection. Further still, it is a means of retaining control over yourself and over your circumstances. This aspect of ukemi becomes apparent in advanced training, when practice goes beyong techniques involving a single attack followed by a throw to those involving mutiple attacks and reversals. The sensitivity and awareness to nage that allow you to be a good uke also give you the ability to see the weakness in nage’s technique and to recognize the points where nage is open. If you are a good uke, you take advantage of these and makea good recovery or reversal. If you have not learned good ukemi, you will not be able to retain enough balance or control to do either.
Learning good ukemi, of course, takes time and a lot of practice. As a beginner, you will be introduced to the concept of ukemi slowly. After you have been introduced to irimi and tenkan movement, you will start to practice rolling and falling. This should happen before you begin practicing basic technique. When you begin to practice basic technique, your study will be based on kata. The kata give students a framework in which to study and explore the workings of different movements and perfect their execution. You must master the kata before you can make more creative use of Aikido movement and become more elastic in your ukemi. Jiuwaza, in which you are expected to respond spontaneously to different attacks and throws, should be reserved for more advanced students. As training progresses, always remember that the key to gaining the ability for sponstaneous and creative techniques lies in good ukemi.
During my time as an uchi deshi, I was reprimanded for taking inferior ukemi. O Sensei’s comments, as I remember them, may be summarized as follows:
1. Do not try to anticipate what is to come. An overcalculating mind will obscure the body’s responses, cause it to lag. This will force you to take unnatural ukemi, which in turn will be reflected in technique training, hindering your improvement.
2. Observe your partner’s movement and catch his intention. This is part of ukemi training.
3. Do not forget the relevance of ukemi training to everyday life. All prominent people who achieve something of value in everyday life have absorbed the principles of ukemi. The journey through life is beset by many hardships. Success comes to those who resolve their difficulties with the flexibility and openmindedness of ukemi. Those who force their ukemi in an unnatural manner in practice wil lsee no positive results from their training in their life.
4. It is simple wisdom to avoid injury and strive for the goal of your choice, whether in the dojo or in everyday life.
5. An open and supple mind, a flexibal body, modesty, and sincerity – these are the necesry elements in the art of ukemi. Without them, ukeim training fails. Without ukemi, waza training wil never come to fruition.
Observe O Sensei’s words regarding the relevance of ukemi to everyday life. Ukemi nurtures your ability to sense what is coming, to analyze a circumstance and to respond quickly. Just as those who anticipate too much in their ukemi in practice often fail to see the direction of a technique, those who are too calculating in life often fail to observe what is happening around them. They have no flexibility in responding to difficulties in life because they cannot see them until they are within their grip. Good ukemi training wil alllow you to see the future truly because your vision wil be based on observation and intuition, rather than an arbitrary decision made in advance of the evidence. Good ukemi represents the same wisdom as that of the fisherman who through long experience can sense what the coming weather will be.
Ukemi training has great physical merit; it strengthens the body and increases its flexibility. Also, the more comfortable you become with your ukemi, the more fun your practice becomes. I remember O Sensei’s joy in practice, his warmth and his humor. To have pleasure in your practice need not spoil your concentration; you can relax and yet be serious. One can hardly overstate the importance of ukemin training and of its contribution to your practice and your life.
Extracted from Principles of Aikido