PDA

View Full Version : ĐAI ĐEN là cái gì ???



tkdkid
10-29-2007, 07:09 PM
Mục tiêu của nhiều người trong chúng ta là tập võ để tự vệ, để thực chiến, để.. tùm lum thứ không biết đâu mà mò vì trăm người đôi lúc đến ngàn ý !!!

Nhưng có những người mục tiêu chỉ là cái "ĐAI ĐEN"... Có kẻ còn dám tuyên bố: "Không huyền đai bất thành phu phụ" đấy !

Nếu bạn đang mang ĐAI ĐEN - Vậy xin các bạn chia sẽ dùm ý tưởng, cảm tưởng, cảm giác của mình về cái ĐAI ĐEN mình đang mang?

Nếu bạn chưa được cái hân hạnh khoát lên người chiếc đai đó cũng xin chia sẽ ý nghĩ của bạn.. Theo bạn thế nào xứng đáng để mang ĐAI ĐEN ? Theo bạn ĐAI ĐEN là cái chi chi ?....


http://www.martial-arts-hypnosis.com/images/black%20belt.jpg

Thân mến.

TuanDam
10-30-2007, 02:34 AM
Theo em, đai đen cũng như mọi mầu đai khác, có thể là giấy chứng nhận thời gian đã học võ nhưng không hẳn chứng nhận trình độ võ thuật.

Cho em đeo cái gì cũng được, miễn là buộc chặt được cái áo lại và đừng có xấu quá, thế là đủ để tập vô tư.

gianghohiemac
10-30-2007, 04:07 AM
Đai đen là đai trắng dùng nhiều chuyển sang màu đen.:laugh:
Còn đai trắng là do đai đen dùng nhiều chuyển màu trắng.:laugh:
:friends: :friends: :friends: :friends: :friends: :friends: :friends:

tkdkid
10-30-2007, 04:25 AM
Cám ơn 2 bác đã khơi những chiếc pháo đầu, làm em lên tin thần đôi chút !

Xin lấy một đoạn bài viết qua net (quên mẹ nó nguồn rồi, các anh thông cảm):

"...Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là "nhất đẳng". Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ "cân" và "đao" (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.

Những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden "Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?" Bokuden trả lời "Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ." "Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?" Matajuro hỏi "Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm" Bokuden trả lời."

Một ý tưởng về cái đai.... Đen !

Thân mến.

aiki
10-30-2007, 12:02 PM
Cái đai chỉ là 1 dụng cụ để cho quần khỏi tuột ...:laugh: :laugh: nên bất cứ mầu gì cũng khg sao ...:biggrin: :biggrin: Đố với tui, cái mầu đai khg quan trọng. mang đai trắng mà đánh giỏi và đẹp thì người coi sẽ khen, đeo đai đen mà đánh khg ra hồn thì sẽ bị kêu là dỏm ...:biggrin: :biggrin:

Thầy Tamura đã nói trong bài phỏng vấn mà: hồi xưa đâu có đai đằng gì đâu! Hình như Judo là võ phái nghĩ ra đai đẳng thì phải, vào đầu thế kỷ 20 ...

NgDaLat
10-30-2007, 05:22 PM
Anh Tkdkid biết cả Việt Võ Đạo phải không? Dzây thì cái đai ĐỎ có ý nghĩa là sao. Chắc bị oánh chảy máo nhuộm đỏ cả đai hở.

tkdkid
10-30-2007, 07:07 PM
Chào anh NgDalat !

Hiện nay Việt Võ Đạo gồm rất nhiều phái lấy cùng tên là Việt Võ Đạo nhất là ở Pháp, như Thanh Long Việt Võ Đạo, Sơn Long Việt Võ Đạo, riêng em thì tập Vovinam Việt Võ Đạo một thời gian khá dài, ông già dạy nên phải đi tập.

Đai đỏ của Vovinam Việt Võ Đạo tượng trưng cho nền võ thuật đã thấm vào máu, như đai vàng tượng trưng cho võ học đã thấm vào da, Đai trắng (Bạch đai - Nói đai trắng chứ thật ra nó có 4 sọc tượng trưng cho 4 đai mài của môn phái Xanh, Vàng, Đỏ) tượng trưng võ thuật đã thấm vào xương tủy.

Không có Đai đỏ trơn mà phải là Đai đỏ 1 gạch (võ sư) trắng tương đương với huyền đai 5 đẳng của môn võ khác, trước khi mang đia đỏ thì người môn sinh phải mang đai Chuẩn Hồng Đai (Đai vàng có viền đỏ) ít nhất là 2 năm. Đai đỏ này tương đương với ý nghĩa của hệ thống Võ cổ truyền Việt Nam trong nước và thế giới.


http://www.vovinam-via.org/thehetre21_files/image006.jpg

Chuẩn hồng đai.

Hiện nay Vovinam có một hệ thống đai đẳng khác với hệ thống Vovinam trước 1975 và trong nước hiện tại, gọi là "Hệ thống quốc tế", mang đai xanh, rồi tới đai đen và cho đến 9 đẳng dành cho các võ sinh, võ sư người nước ngoài như các môn võ Nhật và Hàn Quốc.

Có thể anh em hỏi một người khác tập Vovinam họ sẽ nói một ý nghĩa khác một tí, vì hiện nay Vovinam chia 5 xẽ 7 đủ các hệ thống, mới cũ không biết đâu mà mò.

Thân mến

bachdangvan
10-30-2007, 08:37 PM
Đai đỏ của Vovinam Việt Võ Đạo tượng trưng cho nền võ thuật đã thấm vào máu, như đai vàng tượng trưng cho võ học đã thấm vào da, Đai trắng (Bạch đai - Nói đai trắng chứ thật ra nó có 4 sọc tượng trưng cho 4 đai mài của môn phái Xanh, Vàng, Đỏ) tượng trưng võ thuật đã thấm vào xương tủy.

Không có Đai đỏ trơn mà phải là Đai đỏ 1 gạch (võ sư) trắng tương đương với huyền đai 5 đẳng của môn võ khác, trước khi mang đia đỏ thì người môn sinh phải mang đai Chuẩn Hồng Đai (Đai vàng có viền đỏ) ít nhất là 2 năm. Đai đỏ này tương đương với ý nghĩa của hệ thống Võ cổ truyền Việt Nam trong nước và thế giới.


http://www.vovinam-via.org/thehetre21_files/image006.jpg

Chuẩn hồng đai.

Hiện nay Vovinam có một hệ thống đai đẳng khác với hệ thống Vovinam trước 1975 và trong nước hiện tại, gọi là "Hệ thống quốc tế", mang đai xanh, rồi tới đai đen và cho đến 9 đẳng dành cho các võ sinh, võ sư người nước ngoài như các môn võ Nhật và Hàn Quốc.

Thân mến

Cách giải thích ý nghĩa về màu đai của anh tkdkid giống cách giải thích ngày xưa. Nhưng hiện nay đai đẳng Vovinam lại có cách giải thích khác rồi.
http://www.vovinamus.com/forum/showthread.php?t=20
Cách giải thích này mang tính triết lí nhiều hơn, không đơn giản dễ hiểu như cách giải thích xưa.
Chuẩn hồng đai là đai đỏ viền vàng. Chứ không phải "đai vàng viền đỏ" như anh ghi. Chắc anh ghi lộn thì phải. Nhìn hình thì thấy.
Và đai trắng thì chỉ có chưởng môn Vovinam mới được mang: đai trắng với bốn sọc xanh-đen-vàng-đỏ. Hiện nay thì có thầy Chiếu mang hồng đai 5 (tương đương 9 đẳng đai đen) là cao thứ nhì sau thầy Lê Sáng.

Nãy giờ lạc đề hơi bị nhiều. Mong mọi người thông cảm :laugh:
Bây giờ quay lại vấn đề mà anh tkdkid đặt ra là "đai đen là gì???", tui chỉ định nghĩa theo tui là cái dây nịch của bộ đồ võ, gọi là dây nịch cũng chưa hẳn là chính xác lắm vì công dụng của dây nịch là để "quần không tụt", còn cái đai đen là để khi mặc đồ võ không bị phùng phình, dễ tập luyện.
Ngày nay thì cái đai đó là để thể hiện đẳng cấp rồi, không còn mang ý nghĩa là "dây nịch bộ đồ võ".
Cái quan trọng khi mang đai đen hay đai gì là có ai phục không thôi chứ tui thấy bên một trang web khác có người còn nói đai của người XYZ là "dây trói lợn" :blink:
Đai đen cũng đâu có mắc đâu ra Tân Việt mua có 10-20 ngàn chứ nhiêu. Cái quan trọng là tư cách người mang đai kìa.
Cùng đai đen , đẳng cấp mà kĩ thuật và tư cách của mỗi người khác nhau. Đặt ra tiêu chuẩn đai đen chỉ là tương đối thôi.
Còn nói "Không huyền đai bất thành phu phụ" thì chắc võ cổ truyền Việt Nam chẳng có ai thành sư phụ đúng nghĩa vì bên đó cấp đai là : đen-->xanh-->vàng-->đỏ-->trắng (18 bậc) tượng trưng cho kim-mộc-thủy-hỏa-thổ. Đai đen của VCT là tân môn sinh làm sao làm sư phụ được :biggrin:

tkdkid
10-30-2007, 09:08 PM
Kiến thức rộng, phân tích về cái sai của kẻ khác (Là tui) rất chính xác và đúng.

Vậy tui phải nghiêm lễ anh rồi.

Nghiêm lễ.

tieutot
12-14-2007, 11:11 PM
Không biết đối với các bạn thì sao riêng tiểu tốt đến với Aikido chủ yếu là để tăng cường sức khỏe (hồi đó tiểu tốt bị sốt rét rất nặng..sốt đến 41 độ rưởi rồi...may mà diêm vương chê) cho nên tiểu tốt không quan tâm đến chuyện thi cử lên đai lên đẵng gì hết. Cái chuyện tiêu tốt đi thi đai đen rất buồn cười, cuối năm 1999 tiểu tốt đi dự buổi lể mừng tân huyền đai của CLB. Trong buổi lể bổng dưng thầy Chủ tịch CLB bắt mình hứa với mọi người là năm tới đi thi đai đen (đúng là gài cờ triệt thật vì lúc đó mình vẫn còn mang đai trắng). Thế là năm 2000 phải khăn gói đi thi....may mà không rớt.

Về quan điển đai đen để làm gì? thì tiểu tốt xin có ý kiến như thế này:
- Đối với hầu hết mọi người thì đai đen là cái mức tối thiểu để mọi người vươn tới, nói nôm na là đó là chỉ tiêu của người luyện tập.
- Đối với một thiểu số khác (trong đó có tiểu tốt) thì đai đen là bước khởi đầu, vì thật sự khi đã mang đai đen mình nhận ra rằng đai đen Aikido chưa là jif hết, và đây mới chính là điểm khởi đầu của mình mà thôi.

Ngoài ra đai đen có một điểm hay nữa là khi một người đã mang đai đen rồi thì cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, trách nhiẹm với chính bản thân, trách nhiệm với CLB và trách nhiệm với các đàn em đi sau

cucat
12-15-2007, 12:27 AM
Đai đen theo cucat là được mặc cái hakama đen chụp hình cho đẹp! Và nói đi nói lại, dù sao nó cũng là một mục tiêu dể phấn đấu, ! Nên tất nhiên nếu một người đai đen có hiểu biết và biết mình đang ở đâu và khả năng của mình ra sao, thì cũng là một cái gì đó đáng để người khác trân trọng!

NgDaLat
12-16-2007, 04:35 AM
Đai đen giống như là chùm nho trong truyện ngu ngôn của La Fontaine. Ai với tới được nói đây chỉ là điểm khởi đầu. Chuyên kế tiếp là bắt đầu ăn và thưởng thức. Ai không với tới được thì chê là "nho xanh" không đáng là gì cả.

CatQuangThuong
09-29-2012, 09:31 AM
Hôm nayCatQuangThuong ra mắt, để cám ơn và đóng góp cho diễn đàn, tui xin viết bài đầu tiên nêu lên ý kiến của mình về chuyện đai đẳng.

Tôn trọng đai đẳng.

LÀ người mới làm quen với Aikido, mỗi võ sinh nên có sự hiểu biết và tôn trọng đai đẳng! Đai đẳng là để nói cho chúng ta biết rằng:

1. Tôn trọng bản thân: tôi thấy rằng khả năng của tôi là xứng đáng với cấp đai đó, cấp hay màu đai này phản ánh năng lực của tôi, tôi tự tin với khả năng của mình nếu cần phải trình diễn kỹ thuật và lý luận ở yêu cầu tương ứng.
2. Tôn trọng Thầy dạy: Thầy dạy bỏ công sức và tâm huyết truyền đạt cho chúng ta, qua thời gian tập luyện chúng ta phải có tiến bộ đền đáp công ơn thầy, thi lên đai khi đã đủ khả năng là trách nhiệm mà võ sinh phải thực hiện. Nếu tôi cứ mang mãi màu đai đó chứng tỏ: một là tôi không có tiến bộ gì hết, hai là ông thầy không dạy cho tôi thêm được gì hết. Nói chung việc này phần nào phản ánh tôi và thầy đã bỏ thời gian và công sức mà ko có kết quả, như vậy thì đáng buồn. Cả thầy và trò có lẽ cần xem lại đã làm hết trách nhiệm chưa. Bạn có thể không thích lên đai khi thừa khả năng nhưng không nên như vậy.
3. Tôn trọng bạn học: Bạn học nhìn vào màu đai biết được trình độ của nhau , nếu bạn thấy tôi có cấp đai cao hơn thì tìm đến tôi để học hỏi . Nếu hai người ngang cấp đai, có thể cùng nhau bắt cặp ôn luyện. Nếu bạn có trình độ thấp hơn, tôi nên đến hướng dẫn bạn và chiêm nghiệm lại các đòn thế.
4. Tôn trọng trong môn phái: Khi bạn đi giao lưu, bạn đại diện cho võ đường của bạn, cho ông thầy của bạn, Qua bạn người khác biết về cái hay, kỹ luật hay tinh thần của võ đường bạn đang học. Nếu bạn thể hiện đúng trình độ, việc giao lưu sẽ đem lại kết quả chung. Nếu trình bạn kém so với cấp đai, môn sinh võ đường khác có thể vô tình đả thương bạn(ví dụ: tui đâu ngờ là ông có đai nâu 3 gạch mà té còn chưa xong, nên tui ném mà ông bị gãy cái gì đó thì ông ráng chịu. Ngược lại, trình tôi cao mà mang đai thấp, tôi ra đòn làm thương bạn giao lưu vì bạn chưa biết cách té thì tôi có lỗi)

Khi đã đạt nhất đẳng rồi thì có nghĩa bạn đã nắm được các kỹ thuật chính và có khả năng trình diễn sạch nước cản. Còn thấu hiểu, lý luận được, áp dụng nhuần nhuyễn Aikido vào thực tế tự vệ, cuộc sống, sáng tạo……và đi vào con đường Đạo thì còn cả một con đường phía trước!

Với CatQuangThuong có đai đen là lúc nên bắt đầu học lại Aikido từ đầu! Chỉ khi biết đi lại từ đầu, bạn mới có thể nắm bắt được những " vi diệu" của Aikido, và chẳng phải "bí mật của aikido là những điều căn bản" hay sao!

pogpkls
09-30-2012, 06:25 PM
đai đen nó ra sao thì hông biết nhưng pog thấy thi đen ở VN khá là phiền phức. mỗi chủ nhật đều phải lên tập trung có điểm danh, người lớn không mà sao cứ phải làm vậy chi cho khổ.

aiki
10-01-2012, 08:14 AM
Chào CQT mới vô diễn đàn. Tui ưng cân này nhất!


Với CatQuangThuong có đai đen là lúc nên bắt đầu học lại Aikido từ đầu! Chỉ khi biết đi lại từ đầu, bạn mới có thể nắm bắt được những " vi diệu" của Aikido, và chẳng phải "bí mật của aikido là những điều căn bản" hay sao!

Mấy điểm kia đối với tui chỉ là "lý thuyết" thôi! Tui thuộc môn phái "khg đai" mà! Tui thích xì tin hồi xưa: khg đai gì hết!

aikikai
10-02-2012, 06:16 PM
Với CatQuangThuong có đai đen là lúc nên bắt đầu học lại Aikido từ đầu!
Viết rất hay!

AikidoKyu7
10-20-2012, 12:30 AM
Trích tự truyện của 1 Aikido sensei, Kensho Furuya về chiếc đai đen: :)

Aikido và ý nghĩa của chiếc đai đen

Tôi đã nhận được nhiều thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.

Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.

Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi.

Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.

Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi.

Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.

Cách thức luyện tập

Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một bộ quần áo người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.
Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.

Đặt cho mình một mục tiêu

Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen ? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.

Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp” ? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó ? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không ? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?

Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu.

Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn.

Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.

Đạt được mục tiêu trong luyện tập

Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp.

Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.

Thực tế

Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình.

Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.

Đạt được chiếc đai đen

Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.

Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.

Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.

Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.


Nguồn: mrthang.net

NgDaLat
10-20-2012, 12:41 AM
Hình như muốn có đai đen bên Mỹ thì phải đóng lệ phí thi khoảng $1000. Nếu rớt thì mất tiền nên ai cũng phải học cho đàng hoàng rồi mới lấy đai đen.

Surfgrass
10-20-2012, 02:05 AM
Đai đen là cái đai cột cho quần không rớt xuống...màu đen. :D

MinhDao
10-20-2012, 10:34 PM
Mấy điểm kia đối với tui chỉ là "lý thuyết" thôi! Tui thuộc môn phái "khg đai" mà! Tui thích xì tin hồi xưa: khg đai gì hết!


Đai đen là cái đai cột cho quần không rớt xuống...màu đen. :D

Quan điểm của em, đai đen là cái đai màu đen.

Cái đai và trình độ thật sự là một mối quan hệ tương đối, vậy nên ta hãy theo đuổi Aikido đừng theo đuổi cái đai.

Steven
10-20-2012, 11:00 PM
"KHÔNG CẦN ĐAI THIỆT HAY LÀ TỰ CAO TỰ ĐẠI"
CHỈ MỘT CÂU: GIẢ TẠO.
KHÔNG CÂN THẦY-> SAO CÓ TA
kHÔNG CẦN ĐAI-> SAO CÓ THẦY.
TA KHONG CẦN ĐAI-><-MÂU THUẪN, HOẶC TA PHỦ NHẬN THẦY CỦA TA?
THẦY TA, TA PHỦ NHẬN, THÌ 9,10 CÁI "AIKIDO" THÌ TA CŨNG PHỦ NHẬN TẤT!??
LÀ NGƯỜI CÓ NGHĨA CÓ NHÂN?
CÓ NHÂN, THIẾU NGHĨA, CÓ PHẢI "NGƯỜI"?
TƯ TƯỞNG THỜI "ĐẠI SƯ" UCHI DESHI CỦA TỔ SƯ THÌ KHÔNG TỚI LƯỢT BẠN !
"SỐNG HIỆN TẠI, AN VUI CÙNG HIỆN TẠI.
MỌI NGƯỜI ĐI, TA CŨNG NÊN BƯỚC ĐI."
"QUÁ KHỨ LÀ QUÁ KHƯ, HIỆN TẠI LÀ HIỆN TẠI"
"THỜ VUA, KHÔNG CẦN ĂN MẶC NHƯ VUA MỚI GỌI LÀ THỜ"
"KHÔNG" CỦA CÁI Ý LÀ "KHÔNG" THÌ LÀ?____ THỰC TẾ CHÚT "ANH" , "BẠN" ẠH
CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU, NHƯNG THẦY TU CHÂN CHÁNH THÌ PHẢI CÓ ÁI "ÁO GIỚI LUẬT" ĐÓ BẠN ẠH.

aiki
10-20-2012, 11:22 PM
Hình như muốn có đai đen bên Mỹ thì phải đóng lệ phí thi khoảng $1000. Nếu rớt thì mất tiền nên ai cũng phải học cho đàng hoàng rồi mới lấy đai đen.
1 tới 3 dan là 300$ Ngdalat ơi! 1000$ hay 1300$ là 5 dan thì phải.

Chả hiểu STE viết cái gì! Người ta nể mình vì tài của mình chứ khg phải vì cái đai đâu!

Surfgrass
10-21-2012, 03:38 AM
Cái đai và trình độ thật sự là một mối quan hệ tương đối

Không phải luôn luôn như vậy :)

NgDaLat
10-21-2012, 09:59 AM
Đai đen là cái đai cột cho quần không rớt xuống...màu đen. :D
Vậy là Surfgrass khác môn phái với tui rùi. Cái đai của tui để cột áo cho đẹp. Còn cái quần thì xài đai .... cao su

MinhDao
10-21-2012, 01:42 PM
Không phải luôn luôn như vậy :)

"Không phải luôn luôn" nghĩa là tương đối hay tuyệt đối hả anh????

Surfgrass
10-21-2012, 10:11 PM
Trình độ tương đối với đai thì không hẳng vậy đâu. Nhiều người đai trắng nhưng trình độ rất cao, Có người đai đen hai ba đẳng nhưng lộn một vòng tròn cũng không xong. ;)

Dùng đai đen một thời gian, bây giờ thì mình mang đai đủ màu :). (Kaku Obi). Môn mình học muốn bận áo hay đai màu gì cũng được, miễn là bận hakama và dùng kaku obi. Hakama là truyền thống, còn kaku obi thì phải mang mới đeo kiếm được.

Iwama aikido
10-22-2012, 01:48 AM
Nhiều người đai trắng nhưng trình độ rất cao
Họ đâu phải trình độ đai trắng phải không anh Sugrass?
Họ mang đai trắng, nhưng họ không phải trình độ đai trắng. Chỉ vì họ khiêm nhường khi đến dojo mới mà thôi.
Khi đi seminar, có rất nhiều người mang đai trắng hoặc đai nâu và mang Hakama màu xanh dương, chứ không mang Hakama đen. Sau khi xong seminar, khi mọi người đưa Aikido passport ra để sensei ký tên và đóng dấu, thì mới biết họ toàn là 4- 5 đẳng không thôi.
Vì vậy, tốt nhất đừng đánh giá ngưới qua màu đai và màu hakama. Hãy chú ý và học hỏi từ kỷ thuật Aikido của họ thôi.

Surfgrass
11-11-2012, 07:09 AM
Họ đâu phải trình độ đai trắng phải không anh Sugrass?
Họ mang đai trắng, nhưng họ không phải trình độ đai trắng. Chỉ vì họ khiêm nhường khi đến dojo mới mà thôi.
Khi đi seminar, có rất nhiều người mang đai trắng hoặc đai nâu và mang Hakama màu xanh dương, chứ không mang Hakama đen. Sau khi xong seminar, khi mọi người đưa Aikido passport ra để sensei ký tên và đóng dấu, thì mới biết họ toàn là 4- 5 đẳng không thôi.
Vì vậy, tốt nhất đừng đánh giá ngưới qua màu đai và màu hakama. Hãy chú ý và học hỏi từ kỷ thuật Aikido của họ thôi.

"Trình độ đai trắng rất cao" :D

aiki
11-12-2012, 09:35 PM
Vì vậy, tốt nhất đừng đánh giá ngưới qua màu đai và màu hakama. Hãy chú ý và học hỏi từ kỷ thuật Aikido của họ thôi.

khoái câu này nhất! Tui là như vậy! phục vì nhân cách + kỹ thuật chứ khg phải vì mầu đai hay số đẳng của họ!

Andy
05-22-2018, 08:41 PM
Trích tự truyện của 1 Aikido sensei, Kensho Furuya về chiếc đai đen: :)

Aikido và ý nghĩa của chiếc đai đen

Tôi đã nhận được nhiều thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.

Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.

Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi.

Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.

Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi.

Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.

Cách thức luyện tập

Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một bộ quần áo người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.
Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.

Đặt cho mình một mục tiêu

Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen ? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.

Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp” ? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó ? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không ? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?

Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu.

Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn.

Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.

Đạt được mục tiêu trong luyện tập

Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp.

Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.

Thực tế

Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình.

Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.

Đạt được chiếc đai đen

Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.

Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.

Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.

Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.


Nguồn: mrthang.net
Bài viết rất hay. Cảm ơn