PDA

View Full Version : Võ và Đạo



NgDaLat
09-10-2007, 03:07 PM
Mấy bữa nay đi lòng vòng thấy người ta nói về võ đạo nhiều quá. Muốn nhẩy vô bàn cho vui nhưng ... sợ. Sợ nói lung tung bi người ta đánh chạy không kịp. Dù sao HKD cũng nhiều ngưởi quen hơn nên mới dám mang ra bàn. Bàn mà cũng còn sợ sợ nên mang vô góc này để ai log in vô mới coi được.

Vấn đề được đặt ra là một số bạn quan niệm võ là võ, Đạo là đạo. võ thì không có tình thương vớ vẩn gì hết. Đại diện cho nhóm đó có anh aiki, anh levan là các vi trưởng thượng của HKD. Còn một số người quan niêm trong võ có đạo hay trong đạo có võ gì đó. Đai diện cho nhóm đó là anh TYI, ông vo sư Chu Tất Tiến của Việt Báo.... và cuối cùng là O-Sensei.

Tui đang đứng giữa và phân vân không biết nên hùa theo ai. Hùa theo O-Sensei sơ vô đây bị anh Aiki anh Levan đỉi`. Hùa theo anh aiki thì không lẽ O-Sensei nói ... dóc nên mang ra đây bàn luận.

Trước khi bàn thì ta phải hiểu những vấn đề ta đang bàn là gì. Ở đây chỉ có hai chữ. Chữ Võ và chữ Đạo

Võ: Võ thì hầu như ai cũng mường tượng là gì. Đó là tập hơp các chiêu thức để khống chế hay đả thương người khác....

Đạo: Vậy đạo là gì? Đạo có phải là đạo giáo như đạo Khổng, Phât, Chúa, Hindu..... Hay Đạo là mấy chữ Nhân, Lễ , Nghĩa, Trí, tín như ông võ sư Chu Tất Tiến nói.

Xin các ban góp ý.

aiki
09-10-2007, 06:54 PM
NgDalat hiểu lầm tui và anh Levan rùi đó nhe! Biên kiểu như vậy thì người khác tưởng tui là dân vũ phu rồi đó:blink: :blink: :focus: :focus:

Khi tui nó "võ là võ chứ khg có võ tình thương gì hết" là tui muốn nói tập 1 cách thực tế và nếu phải xài thì khg nương tay gì hết. Việc này khg có dính líu gì tới Đạo hết. Tập võ mà cứ nghĩ làm người ta đau thì sẽ chả học được gì hết!!! :laugh: :laugh: :huh: :huh: Ra ngoài đường, lỡ phải dùng võ mà còn kiểu nương tay hay sợ người ta đau là bị đánh phù mỏ đó! Kinh nghiệm cá nhân tui nói là khg ra tay thì thôi, khi ra tay là phải hạ gục địch thủ càng sớm càng tốt. Muốn hạ gục địch thủ mà khg tập đàng hoàng thì là chuyện thiên đường ... :focus: :focus: Chuyện này là 1 chủ đề khác, khg nên bàn ở đây ...

Võ mà khg có Đạo thì rất nguy. Đạo ở đây đối với tui là 1 con đường, 1 lối đi, và với thời gian cái định nghĩa đó sẽ theo đổi theo từng cá nhân. Nói chung Đạo ở đây là đạo đức, hiền lành, điềm đạm ... và có thể nói là 1 nếp/lề lối sống luôn ... Theo tui thì gần Nhân, nghĩa, lễ, chí tín hơn ...

Tới đây thì "bí" rồi ... mai mốt nhớ tới gì khác thì post tiếp ...

thoda
09-10-2007, 07:09 PM
Ủng hộ aiki hai tay, đầu tiên là võ sau đó là đạo , hai cái phải quyện vào nhau, bổ trợ cho nhau, làm hài hòa nhau.

NgDaLat
09-10-2007, 10:20 PM
Vấn đề được đặt ra là một số bạn quan niệm võ là võ, Đạo là đạo. võ thì không có tình thương vớ vẩn gì hết. Đại diện cho nhóm đó có anh aiki, anh levan ....

Khi tui nó "võ là võ chứ khg có võ tình thương gì hết" là tui muốn nói tập 1 cách thực tế và nếu phải xài thì khg nương tay gì hết. Việc này khg có dính líu gì tới Đạo hết.

Không hiểu lầm đâu anh aiki ui. Dĩ nhiên mỗi người học võ ngoài việc rèn luyện kỹ thuật còn phải rèn luyện về mặt đạo đức nữa chớ. Nhưng hình như tui đặt vấn đề ở trên không được rõ lắm. Bây giờ xin đặt lai vấn đề cho rõ hơn.

1/ Quan niêm 1: Võ là võ, Đạo là đạo đó là hai vấn đề hoàn toàn khác khau. Đây là quan niệm của đa số người tây phương nên người ta dịch các môn võ là martial art. Võ chì là một nghệ thuật.
2/ Quan niêm 2: Võ chính là đạo. Đó là 2 mặt khác nhau của một bản thể. Hai mặt đó không thể tách rời. Khi ta luyện võ cũng chính là lúc thực hành đạo. Đạo càng cao thì võ càng thâm và ngược lại. Quan niệm này của người đông phương nên các môn võ được gán cho chữ đạo. Nhu đạo, Hiêp khí đạo, thậm chí Trà đạo .v.v...

Tui có người bạn do thái tập môn Paqua (bát quái chưởng). Tâp một thời gian thì anh ta phải bỏ. Anh ta nói tâp Bát Quái ngược lại với niềm tin tôn giáo anh ta đang theo nên anh ta phải bỏ. Đây chính là ví dụ điển hình của quan niêm "võ chính là đạo"

Các ban nghĩ sao?

Ăn mày
09-11-2007, 07:17 AM
:biggrin: Ủng hộ bác NgDalat cả hai tay luôn!
VÕ CHÍNH LÀ Đ O. Điều này không cần bàn cãi. Thường thì sau khi luyện tập cóa được một số kinh nghiệm nhất định, Khất cảm thấy mình tự tin hơn khi đối diện với những tình huống bất ngờ mà trước đây khiến bản thân "nóng mặt" thì nay, cái "sự nóng" ấy đã không còn mà thay vào đó là một vẻ bình thản lạ kỳ (mà ngay cả đương sự cũng sững sờ vì cái hành vi ứng xử của Khất...). Bởi vậy, Khất cũng mạn phép nói cùng các Quý Anh/Chị/Em rằng : Đạo chính là Sức mạnh của Người tập Võ!

Thân chúc ACE vui vẻ!

AM

nhhung
09-11-2007, 08:53 AM
Theo ý kiến của riêng tôi về mới quan hệ võ và đạo thì thế nầy. Võ trước tiên là võ thuật cái đã, có nghĩa là võ phải có khả năng sử dụng dược, và phải có "linh hồn" của người tập cái đã.
Còn "đạo" trong võ đạo, thì tôi nghiên về quan điểm "đạo" trong "võ đạo" không phải mang tinh chất tôn giáo. Mà theo tôi "đạo" ở đây nó có nghĩa là một cách thức, một phương pháp. Nó luôn biến đổi một cách linh hoạt, không khô cứng. Cái tinh túy cuối cùng trong một môn võ mà người tập thì đó gọi là "đạo"
Và tôi lý giải chữ "đạo" theo "Đạo đức kinh" của Lão Tử : Đạo là những gì thuận với trời đất, đức là biểu hiện của Đạo.

NgDaLat
09-13-2007, 10:22 PM
Cám ơn các bạn đã góp ý. Bây giờ tui xin phân tích chút xíu cho vui. Chỉ cho vui thôi nhá.

Ngày xưa tui được học Đao là con đường (the way). Ví vậy tui chĩ màng màng hiểu Hiêp Khí đạo là con đường Hiêp Khí hay là phương cách Hiêp khí. Như vậy chữ Đạo mà tui hiểu cũng không có liên quan gì đến Đao đức gì hết cũng không liên quan gì tới tôn giáo hết trơn. Con đường đó cũng chính là trường phái nghệ thuật. Cho đến môt ngày tui gặp một người. Người đó nói với tui như vầy:
--Khi mà ta càng thương người thì võ của ta càng cao
Nếu ai đó mà nói vời tui như vây thì tui sẽ cười vào mặt người đó liền. Đã là võ mà còn có chuyện thương với xót vô đây nà trời. Mình không đánh nó thì nó đánh mình xặc máu. Nhưng mà người phát biểu câu đó quá giỏi. Chắc giỏi cỡ O-Sensei cho nên tui cũng làm tui ghi nhân lai và suy nghĩ.
(còn tiếp ... buồn ngủ quá)

thevagrant
09-14-2007, 09:21 PM
Đề tài này "hot" quá, tiểu đệ cũng xin nhảy vào góp vài ý kiến cho xôm tụ.

Tui xin theo quan niệm của anh Aiki, võ là võ mà đạo là đạo. "Võ" chính là cách phát huy những khả năng tiềm tàng của con người đã được thiên nhiên ban tặng, còn "đạo" là cách để đưa những bản năng đó vào "lý luận" hay là những tiêu chuẩn về "đạo" mà con người đặt ra như Khổng giáo, Nho giáo, Phật giáo ... Đạo của Võ có vài đặc thù riêng như không ỷ mạnh hiếp yếu, xả thân vì nghĩa, không khuất phục cường quyền...
Có thể nói Võ chính là phần nền còn Đạo là phần nâng cao, có Đạo thì Võ mới có thể sánh ngang với hàng tôn giáo, không có đạo thì võ chỉ là "thuật" người tập võ là "võ phu", ví dụ cụ thể là ở VN có những võ sư trở thành tướng cướp.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

aikikai
09-15-2007, 12:55 AM
Aikikai theo Thevegrant nhào vô tí cho xôm tụ. nhưng khái niệm võ và đạo còn hơi mù mờ đối với aikikai. Ở đây xin post 1 bài báo ít nhiều liên quan đến đề tài này để ACM cùng tham khảo và bàn luận thuận :


Thanh kiếm và võ đạo


TTCN - Án tử hình cho cựu võ sư Nguyễn Văn Vạn trong phiên xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã khép lại "vụ án giết người tại quán cà phê Linda quận 4".

Một vụ án gây xôn xao dư luận cả nước, có thời gian điều tra, truy tố, xét xử kéo dài qua hai thế kỷ, từ 1996 - 2004.

Từ mâu thuẫn của người thân với một quán cà phê đã dẫn đến việc ông Vạn tay cầm kiếm Nhật, hùng hổ kéo thêm người đi giải quyết ân oán! Sau trận loạn đả bằng dao kiếm, đối thủ có người gục chết, người bị thương, còn cha con ông Vạn thì vào tù.

Nhưng điểm gây bàng hoàng dư luận của vụ án này là ở chỗ: kẻ thủ ác lại là một võ sư tên tuổi từng đảm nhiệm trọng trách huấn luyện viên trưởng đội tuyển taekwondo quốc gia VN, đã rèn luyện nhiều thế hệ, tên tuổi võ sĩ vinh dự bước lên đài quốc tế. Nguyễn Văn Vạn kháng án chung thân của tòa sơ thẩm, nhưng tòa phúc thẩm lại tăng lên khung cao nhất.

Nấm mồ của nạn nhân nay đã qua bao mùa cỏ xanh, tàn. Kẻ gây ác cũng chuẩn bị đền tội. Nhưng dư luận chung vẫn khó quên một nhân vật như vậy lại hành xử côn đồ để phải nhận kết cục bi thảm! Còn giới hành võ thì ám ảnh chuyện một vị võ sư lừng danh tay cầm kiếm Nhật, kéo con cháu (phần lớn biết võ) đi chém người yếu thế.

Pháp luật đã lý giải theo pháp luật, nhưng võ cũng có cách lý giải của mình. Trong sâu xa võ có hai phần: thuật và đạo. Thuật chỉ đủ để giúp người ta biết võ. Còn đạo mới đưa người ta đến tận cùng của cái biết võ mà hành võ. Đạo chính là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính phải phấn đấu đạt đến.

Có ai bước vào nghề võ mà không vài lần nghe thầy dạy bảo: "Khi mới học võ, tôi chỉ có mong muốn là nắm được đòn thế cao siêu. Lên được đai đen, đai đỏ, tôi lại muốn mình phải thật giỏi để đánh thắng người khác. Nhưng bây giờ, mục đích lớn nhất của tôi chính là phải chiến thắng chính bản thân mình".

Trên các bức tường của võ đường hay treo đại tự "Nhẫn". Bởi chính đó là nền tảng hun đúc nên tinh thần thượng võ. Chuyện võ kể rằng: Có một đại cung thủ đã đạt đến mức độ thượng thừa có thể "bách bộ xuyên dương", đi trăm bước ngoảnh đầu lại bắn trúng lá liễu. Cả đời cung thủ này chỉ có một tâm nguyện duy nhất là tìm người để được thua.

Ngày kia, theo lời chỉ dẫn của giới võ lâm, anh quyết lên ngọn Hoa sơn thi thố tài năng với một đại sư lừng danh đã ẩn tu. Vị đại sư đồng ý cùng anh leo lên một mỏm đá cheo leo cao nhất. Giữa cuồng phong gào rít, cung thủ chỉ đứng không đã muốn té, nói gì giương cung, lắp tên thi bắn đại bàng. Cuối cùng anh chịu thua và chuyển cung cho vị đại sư trổ tài.

Thật bất ngờ, đại sư lại vứt cung xuống vực rồi bình thản nói: "Tôi đã bỏ tiền ra mua được một con đại bàng thật đẹp, thì khổ chi phải leo lên tận đây chịu nguy hiểm để bắn nữa...". Như tuyết rơi giữa mùa hè. Như tia chớp lóe sáng ngay buổi bình minh. Đầu óc cuồng mê bất bại của cung thủ ngỡ ngàng đại ngộ! Anh lặng lẽ xuống núi, bẻ cung, ngồi thiền và viết ra dòng chữ "Dụng ý bất dụng lực".

40 năm trước, võ sư Watanabe (Hiệp khí đạo và Nhu đạo) trả lời một đệ tử đòi ông dạy thêm vài miếng karate để phòng thân: "Tam thập lục chước, không gì bằng bỏ chạy. Bởi thế Hiệp khí đạo cốt yếu là bộ sariwaza giúp người ta an toàn thoát thân trong danh dự. Đấy, anh cứ đánh tôi đi xem có đánh trúng được hay không!".

Xưa nay các môn võ phương Đông dù khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau ở môn qui: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn... Tuy nhiên, người đạt đến đạo của võ chắc không cần phải nhớ những điều cụ thể này nữa bởi họ đã hiểu tận cùng chữ "nhẫn" của nhà võ, và tự nó bao trùm tất cả.

Ngộ được chữ "nhẫn" còn hơn mọi đòn thế. Mục đích lớn nhất của võ chính là vừa giúp mình, vừa cứu cả đối thủ, trong khi tránh được bao rắc rối nảy sinh sau đó. Cao hơn nữa đó là sự khuất phục đối thủ, chứ không chỉ dừng lại ở việc thắng người.

Ngày nay nhiều môn võ được đưa ra thi đấu quốc tế tranh hơn thua. Mặt tích cực của nó là giúp người luyện võ tinh thần phấn đấu, rèn luyện sức khỏe, võ thuật. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào chiến tích thấy được, e dễ rơi vào cuồng vọng thắng người mà quên mất phải tự thắng chính mình, sự chiến thắng thượng thừa nhất của người luyện võ.

Kiếm và võ không có tội. Chỉ người dùng nó có tội, một khi chỉ biết và sử dụng một nửa trần trụi, đơn giản nhất của võ! Thuật và đạo đều nằm trong con đường luyện võ, nhưng không phải ai cũng lĩnh ngộ được tất cả...

Có khi bản án lớn nhất trong trường hợp này không hẳn đã là án tử hình, mà chính là bản án chung thân để đương sự ngày ngày đối diện với chữ "nhẫn" mà lẽ ra phải ngộ được từ lâu rồi!

QUỐC VIỆT

tkdkid
09-17-2007, 08:37 AM
Các huynh có đọc tập sách nhan đề "Dokkodo" (Độc Hành Đạo) được người xem là cẩm nang của giới Samurai Nhạt Bản hay chưa ?. Tập sách nói về bổn phận của người hiệp sĩ phải sống cuộc đời nhà võ và phải đạt được 21 điểm của "Đ O". Sách viết gồm 21 chương có nội dung tóm lược như sau:

Đạt "Đạ"o trong Hiệp Sĩ Đạo Phù Tang, bạn phải:

1. Không chống lại những truyền thống đạo đức xã hội.

2. Không sống theo dục vọng cá nhân.

3. Trong mọi sự việc ở đời, phải giữ thế quân bình.

4. Nghĩ ít về mình, nhưng nghĩ nhiều về người.

5. Trong đời mình đừng có những ham muốn lớn.

6. Không làm điều gì để phải hối tiếc cho mình.

7. Không ganh tị với sự thành công của kẻ khác.

8. Không buồn khi biệt ly.

9. Không oán giận kẻ khác.

10. Không ưa thích quá mức.

11. Không nuôi lòng thù ghét.

12. Không xây nhà quá đẹp, quá lớn.

13. Không nên ăn uống ê hề, nhất là các món cao lương mỹ vị.

14. Không nên có nhiều quần áo, không ăn mặc lộng lẫy, không trang sức xa hoa.

15. Không mê tín dị đoan.

16. Không tiêu xài tiền bạc phung phí, trừ việc tối cần như mua kiếm báu chẳng hạn.

17. Không sợ chết khi phục vụ chủ nhân hoặc giúp đỡ người khác.

18. Không nên có nhiều tiền bạc.

19. Kính trọng Trời, Phật nhưng không ỷ lại vào Trời, Phật.

20. Giữ danh dự, không sợ chết.

21. Không khi nào được quên cái Đạo của võ sĩ.

Tuy nhiên làm thế nào để "tự đánh giá" mình đã đắc "Đạo" hay chưa? Chúng ta, các vị võ sư cũng như những người thuộc các giới khác, có thể xét mình theo bảy điểm sau đây:

1. Không mệt mỏi, chán nản.

2. Ngon ăn; ăn gì cũng thấy ngon, dù món ăn hết sức đạm bạc.

3. Ngủ ngon giấc và thức dậy đúng giờ đã định.

4. Trí nhớ tốt, nhất là nhớ ơn.

5. Luôn luôn hớn hở vui tươi, dù gặp cảnh khó khăn.

6. Phán đoán và hành động nhanh chóng, chính xác.

7. Chân thật, yêu thương và tin tưởng lẽ công bằng của Trật Tự Vũ Trụ.

Tuy nhiên ! Đọc xong thấy cha Võ sĩ đạo Nhật nào sống được mấy chục cái "Đ O" này thì chắc thành nhà tu mẹ nó rồi ! chứ đánh đấm gì ai nữa mà Võ sĩ với không võ sĩ !

fourever
09-17-2007, 09:40 AM
Đạo là con đường, phương hướng. Người dùng con đường và phương hướng để di chuyển trong trường đời. Có người dùng theo lối nầy, có người dùng theo lối khác, thí dụ như Hắc Đạo, Bạch Đạo trong kiếm hiêp.
Võ nằm trong từ võ thuật. Đây là khả năng để tự bảo vệ hay chế ngự đối thủ. Vì khả năng võ thuật có thể ảnh hưởng đến xã hội, do đó nó cần luật lệ để kiểm soát, thí dụ lái xe có thể gây tai nạn cho người khác, nên cần phải có bằng lái xe, muốn sử dụng súng, cần phải học qua khóa học về an toàn v .v..
Người dạy võ, vì phải chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về hậu quả từ hành vi, đạo đức của võ sinh do mình đào tạo ra. Nên họ cần tạo ra các luật đệ để bảo vệ cho môn phái hay chính bản thân trước tòa án con người hay tòa án lương tâm.
Đây là nguyên nhân chính nguyên lý Võ Sỉ Đạo hay Võ Đạo được hình thành. Đây cũng là nguyên nhân tại sao võ thuật thường hay bí truyền.
Môn võ Aiki Jujutsu được truyền dạy rất bí mật, không phổ biến trong dân gian cả ngàn năm trước. O'sensei phá vở bức tường bí mật trên, do đó O'sensei phải đưa ra các luật như không có tranh tài, đây là võ tình thương. Ngay sau khi O'sensei qua đời, Doshu Kisshomaru giảm bớt các tập luyện về võ khí với ước muốn Aikido là một môn võ thể thao cho đại chúng có thể vì lý do trách nhiệm, ngoài ra ai muốn học thêm các kỹ thuật đặc biệt thì được truyền dạy riêng. Thí dụ seminars của thầy Saito cha, võ sinh phải ký vào các giấy tờ có lời hứa không được truyền dạy lại các kỹ thuật đặc biệt nầy (Bokken, Jo, Shuriken - không có chụp hình, quay phim, không có trên NET)

vodantoc
09-17-2007, 09:11 PM
Trong thời đại này học võ để làm gì là một câu hỏi lớn.Tôi không tính đến các bạn thanh niên hiếu động đi học dăm ba tháng Aikido,Karatedo...vào dịp nghỉ hè hoặc các cụ già bắt đầu tìm cách chống lại tuổi tác bằng cách tập mấy động tác dưỡng sinh.Tôi muốn nói đến những anh em đã theo đuổi Võ thuật nhiều năm thậm chí suốt đời mình.Chúng ta được gì và mất gì khi bỏ nhiều công sức như vậy cho võ thuật.Được thì các bạn cũng có thể liệt kê ra nhiều lắm nhưng mất cũng không ít đâu nhé : mất thời gian dành cho gia đình, mất nhiều công sức và trí lực cho việc tìm hiểu và luyện tập,mang tật thậm chí tàn phế,mất mạng nếu không biết giữ mình khi đấu võ,vướng vào pháp luật nếu đánh người,huyễn hoặc bản thân,lố bịch dưới con mắt của một số người......
Phần lớn các thầy dạy Võ ở VN thường nghèo,nghiện rượu,bất mãn,bất đắc chí....Nói chung rất tội.
Cũng là vì nhiều người tập Võ mà chẳng hiểu sâu cái đạo của Võ nên càng tập càng thấy hoang mang,mông lung không hữu ích gì.

tkdkid
09-17-2007, 11:14 PM
Trong thời đại này học võ để làm gì là một câu hỏi lớn.Tôi không tính đến các bạn thanh niên hiếu động đi học dăm ba tháng Aikido,Karatedo...vào dịp nghỉ hè hoặc các cụ già bắt đầu tìm cách chống lại tuổi tác bằng cách tập mấy động tác dưỡng sinh.Tôi muốn nói đến những anh em đã theo đuổi Võ thuật nhiều năm thậm chí suốt đời mình.Chúng ta được gì và mất gì khi bỏ nhiều công sức như vậy cho võ thuật.Được thì các bạn cũng có thể liệt kê ra nhiều lắm nhưng mất cũng không ít đâu nhé : mất thời gian dành cho gia đình, mất nhiều công sức và trí lực cho việc tìm hiểu và luyện tập,mang tật thậm chí tàn phế,mất mạng nếu không biết giữ mình khi đấu võ,vướng vào pháp luật nếu đánh người,huyễn hoặc bản thân,lố bịch dưới con mắt của một số người......
Phần lớn các thầy dạy Võ ở VN thường nghèo,nghiện rượu,bất mãn,bất đắc chí....Nói chung rất tội.
Cũng là vì nhiều người tập Võ mà chẳng hiểu sâu cái đạo của Võ nên càng tập càng thấy hoang mang,mông lung không hữu ích gì.

Anh bạn hơi bị bi quan đấy ! Ở đâu cũng có những ông thầy võ ăn tục nói phét, nhậu nhẹt chè chén làm chuyện bậy - Chứ cá nhân tôi may mắn thụ hưởng cả 2 dòng võ của Việt và ở nước ngoài, kể cả Nhật, Hàn Quốc tôi nhận xét rằng các Võ sư Việt Nam, tất cả các môn võ nói chung và môn Hiệp Khí Đạo nói riêng tương đối sống rất tư cách, đạo đức, có lương tâm hơn những võ sư ở các quốc gia khác tôi đã từng biết qua - Ngoại trừ chuyện nhậu nhẹt, thì do xã hội Việt Nam hiện nay ai ai, nhà nhà cũng ít nhiều tham gia ăn nhậu thì nghề nghiệp võ sư chẳng tránh khỏi được.

Trong cuộc sống cả đời bon chen nơi trường học, trường đời và gia đình, chúng ta còn chưa thầm nhuần được chữ Đ O làm đứa con trong gia đình, làm người cho đúng nghĩa là NGƯỜI thì nói chi ở võ đường chỉ có dăm đôi tiếng thời gian trong tuần làm sao ông thầy nào giáo huấn cho được 2 cái chữ võ đạo thấm nhuần học trò cho nổi !

Còn trường hợp Việt Nam - Chưa bao giờ cái câu "Thượng bất chính, hạ tất loạn" đúng như bây giờ !

Thân mến.

cucat
09-18-2007, 01:01 AM
mất thời gian dành cho gia đình, mất nhiều công sức và trí lực cho việc tìm hiểu và luyện tập,mang tật thậm chí tàn phế,mất mạng nếu không biết giữ mình khi đấu võ,vướng vào pháp luật nếu đánh người,huyễn hoặc bản thân,lố bịch dưới con mắt của một số người......

HUhuhu, nghĩ lại thấy cc mất nhiều thời gian vào Aikido quá! Lo học lo học thui! :sad:

vodantoc
09-18-2007, 01:35 AM
những gì tôi viết ra dựa trên những thông tin có thật (không qua sách vở,báo chí, internet...)nên có thể là tôi hơi chủ quan.Nhưng sự thật rất phũ phàng.
Ông thầy đầu tiên dạy võ cho tôi là một sỹ quan đặc công giải ngũ.Thời trẻ ông là một thanh niên cường tráng,thông minh lanh lợi (tiêu chuẩn chọn bộ đội Đặc công rất khắt khe).Sau nhiều năm chiến đấu ông trở về địa phương với nhiều vết thương và một hành trang nghèo nàn.Ông xin làm bảo vệ ở trường cấp 3 huyện.Nhưng do vết thương cũ hành hạ thường xuyên nên nhiều khi ông không hoàn thành được nhiệm vụ của mình.Nhiều đêm bị đau ông không ngủ được gần sáng mới thiếp đi vì mệt quá,lúc đó lại đến giờ vào học và ông phải đánh kẻng...Lúc đó tôi là con em dân tộc nên ở nội trú trong trường.Tôi thường theo dõi và giúp đỡ ông khi đi mua ít nước mắm,thuốc lào khi đấm lưng,xoa dầu khi ông bị trái gió trở trời toàn thân đau nhức.Khi dạy võ cho tôi nhiều khi tôi thấy ông rất day dứt,mâu thuẫn...tôi có thắc mắc thì ông nói : Bác chỉ sợ dạy võ cho cháu là lại đeo vào cháu một cái nợ suốt đời... Tôi ngạc nhiên lắm nhưng không dám hỏi nhiều.Thời gian trôi nhanh,tôi đỗ ĐH và rời làng quê lên HN học.

vodantoc
09-18-2007, 02:13 AM
vì sống xa nhà từ bé nên khi lên HN vào Ký túc Xá tôi nhanh chóng làm quen ngay với cuộc sống mới.Buổi tối lúc rảnh rỗi tôi ôn lại những thế võ đã học,có lần một anh khóa trên thấy tôi tập võ thì đứng lại nhìn rất lâu.Sau đó anh ấy nói : em nhanh nhẹn lắm,nhưng lối đánh của em rất ác nếu gặp kẻ yếu hơn thì em dễ hại họ lắm,còn người giỏi hơn thì buộc lòng phải đánh hiểm thì mới hạ được em.Tôi nghe anh ấy nói mà đầu óc lung mung chả hiểu sao cả,tôi mạnh dạn hỏi là có thể thử với anh vài đòn không.Anh đắn đo một lúc rồi đồng ý.Kỳ lạ thay khi vào đòn những lối tấn công liên hoàn 1,2,3...lối tay đấm chân đá đồng thời của tôi đều không phát huy được tác dụng.Thì ra anh luôn áp sát tôi,bám riết tôi không dời làm đòn của tôi không phát ra lực,không thoát đòn.Quần nhau một hồi tôi đánh hụt khá nhiều và bắt đầu thở dốc,lúc đó anh nhập nội gài chân hất tôi ngã bổ chửng.Lúc đó bị ngã rất đau nhưng tôi đã lờ mờ nhận ra rằng đòn thế dù hay ho đến mấy nhưng không thể áp dụng được nếu đối thủ luôn vận động hòa đồng với mình.
Hôm sau tôi tìm anh để xin học võ,anh từ chối vì nói không đủ trình độ nhưng thực ra sau này anh nói là không muốn tôi đi sâu vao con đường này.Thày anh là một nhân vật võ lâm có tiếng ở Hà Nội.Sau đó ông bị đi tù 7 năm vì bị nghi có quan hệ với nhửng thế lực phản động người Hoa.
Xin lổi tôi viết liên miên quá.Những trải nghiệm cay đắng của cuộc đời có lẽ còn rất dài và không tiện viết ra ở đây.Nếu để nói đầy đủ có lẽ cần một cuốn tiểu thuyết.
Từ nay tôi chỉ pót những bài mang tính chuyên môn nhằm chia sẻ và trao đổi với các bạn để chúng ta cùng nhau luyện võ đúng đắn và tiết kiệm thời gian nhất.
Thân ái

DUCHUY
09-18-2007, 02:37 AM
Xin được góp ý cùng các bạn về đề tài Võ Đạo này cho vui :

Võ Đạo theo mình nghĩ
Võ là võ thuật, là một trong các nghệ thuật , mục đích giúp ngườI tâp luyện nó có khả năng sinh tồn hoặc ở mức độ nghệ thuật thì là sự cảm nhận và hoà hợp con ngườI và vũ trụ là 1,
Đạo là đạo lý, đạo lý đây hiểu theo nghĩa đạo làm ngườI tùy theo quan điểm tín ngưỡng của mỗI người.Nói chung thì là hướng đến những điều chân thật,hoàn thiện,và tốt đẹp cho mìnnh và cho mọI người,
Trong mỗI ngườI đều có tiềm ẩn nhiều nhân cách và có thể phân làm 2 loại chính : đó là thiện và ác , sự phân loạI này cũng chỉ là ước lệ tương đối.
Sự nổI trộI hơn của một trong 2 nhân cách trên trong mỗI ngườI tùy thuộc rất nhiều yếu tố,ví dụ như do di truyền,do hoàn cảnh sinh sống,môi trừờng xung quanh,do học tâp ,luyện tâp v..v...
NgườI xưa có câu "Nhân chi sơ tính bản thiện",
Bản tính sơ khai của con ngườI thì không có thiện và ác,khi khát thì tìm nước uống,khi đói thì tìm thức ăn,ngày thức , đêm ngủ ,vớI bản năng sinh tồn như các lòai sống trên hành tinh này,Tự biết kết tổ như các loài chim,dần hộI tụ lạI từng nhóm nhỏ như bộ lạc,qua nhiều ngàn ngàn năm hình thành xã hộI loài ngườI,
Loài ngườI yếu nhất ngay cả khi so sánh vớI loài ốc sên (nếu tính tỷ lệ cơ thể và lực kéo),nhưng cũng khôn ngoan hơn trong các loài động vật hiện có trên trái đất này .
Loài ngườI biết quan sát,học hỏI các điểm mạnh từ các loài khác ,sử dụng chúng ltrong quá trình tiến hóa, không thể bay được như chim,nhưng có thể chế tạo ra máy bay để bay,không thể bơi dướI nước như cá nhưng có thể chế tạo ra tàu bè để rong chơi hay hoạt động trên biển...
Khi có sự va chạm vớI thú dữ ,loài ngườI nghĩ cách săn bắn,bắn giết hay lập bẫy thú dữ để sinh tồn,Cái thiện và cái ác bắt đầu nảy sinh khi con ngườI dùng các vũ khí để sinh tồn sát hạI đồng loạI.
Võ thuật ,từ thuở sơ khai bắt nguồn từ những sự quan sát các hành động của thú dữ : vồ,chụp như hổ báo,du dây như vượn-khỉ,uốn ngườI hoặc thôi miên như rắn hổ,và rất nhiều tác động trong thiên nhiên mà con ngườI bắt chước, mô phỏng theo để hoàn thiện các động tác mà ngày nay chúng ta thấy trong các chiêu thức của nhiều môn phái võ thuật
BởI võ thuật có thể sát thương con ngườI,rất là nguy hạI nếu những kẻ ác có được,vì vậy những ngườI sáng tạo ra các chiêu thức vớI mục đích giúp con ngườI hoàn thiện hơn trong cuộc sống ,chỉ trao cho cấc đệ tử chân truyền,các ngườI đệ tử khác trong môn phái đều được học các chiêu thức như nhau,nhưng những khẩu quyết quan trọng thì chỉ có 1 ngườI đệ tử mà chưởng môn muốn truyền đạt lại. Đó là những bí truyền trong võ thuật,và chỉ những ngườI thật sự có tính bản thiện ,sống hợp vớI đạo lý ,mớI có và hiểu được để giảI mã những bí truyền này.
NgườI biết võ thuật học cách chế ngự tâm viên, ý mã không để bản tánh thiện vốn có bị che mờ bởI tham, sân si , để có sự sáng suốt,khôn ngoan trong cách cư xử vớI mọI ngườI,sao cho hoà thuận ,bất đắc dĩ lắm mới phảI dùng đến võ thuật để chế ngự ngườI khác.
Mặc dù trong võ thuật có nhiều chiêu thức ,cách luyện tập để làm tăng sức mạnh ,sự nhanh nhẹn,cho ngườI tập luyện có thể trở thành cao thủ,Nhưng quyết định lựa chọn giữa thiện và ác thì lạI không tuỳ thuộc vào trình độ võ thuật cao hay thấp,không lệ thuộc vào thờI gian.mà tùy thuộc vào sự phán đoán sự việc và quyết định của mỗI ngườI khi cần, Đạo lý làm ngườI là kim chỉ nam cho ngườI tập võ khị cần sự phán đoán mà chỉ một mình ngườI này phảI chọn lựa giữa cái thiện và cái ác. Võ thuật cần có Đạo lý kèm theo,ví như cái hàm thiếc ,giây cương cần có cho 1 con ngựa.

Tổ sư Uyeshiba , đã chỉ truyền lạI các đòn thế "hiền" cho mọI ngườI tập luyện, để tăng sức khoẻ và các ích lợI khác cho ngườI tập,chúng ta cần trân trọng đón nhận món quà của thiên nhiên ,của vũ trụ (và nếu cảm nhận sâu xa hơn thì là món quà của thựợng đế theo quan điểm của anh Fourvere) thông qua các chiêu thức của Aikido vớI lòng biết ơn,vớI sự tập luyện thường xuyên và đúng cách ,

NgDaLat
09-18-2007, 02:56 AM
Cám ơn các bạn đã góp ý. Bây giờ tui xin phân tích chút xíu cho vui. Chỉ cho vui thôi nhá.

Ngày xưa tui được học Đao là con đường (the way). Ví vậy tui chĩ màng màng hiểu Hiêp Khí đạo là con đường Hiêp Khí hay là phương cách Hiêp khí. Như vậy chữ Đạo mà tui hiểu cũng không có liên quan gì đến Đao đức gì hết cũng không liên quan gì tới tôn giáo hết trơn. Con đường đó cũng chính là trường phái nghệ thuật. Cho đến môt ngày tui gặp một người. Người đó nói với tui như vầy:
--Khi mà ta càng thương người thì võ của ta càng cao
Nếu ai đó mà nói vời tui như vây thì tui sẽ cười vào mặt người đó liền. Đã là võ mà còn có chuyện thương với xót vô đây nà trời. Mình không đánh nó thì nó đánh mình xặc máu. Nhưng mà người phát biểu câu đó quá giỏi. Chắc giỏi cỡ O-Sensei cho nên tui cũng làm tui ghi nhân lai và suy nghĩ.

Ngày qua ngày khi tui theo người thầy học võ. Điều đầu tiên tui nhận thấy là những gì tui tập ngược lại với những gì tui đã tâp trước. Ngày xưa tui tập manh bao bao nhiêu thì lúc đó tui tâp lai nhẹ nhàng bấy nhiêu. Ngày xưa học khi đẩy ra thì tưởng tượng như đẩy tảng đá năng. Bây giờ thi đẩy như đẩy đám mây nhẹ. Không hiểu sao tui lai ráng tập theo phương pháp đó chắc có lẽ là tui yếu quá nên học phương pháp mạnh bao không được

Rồi không hiểu chuyên gì xảy ra người thầy đang dây tui tống cổ tui ra khỏi môn phái, không cho học nữa. Tui buồn quá mới đi tâp Aikido cho qua ngày. Khi nào rảnh thì vô web đọc các tài liêu về tôn giáo.

Sau khi đoc kỹ kinh điển và suy gẫm. Tui lai ngạc nhiên thêm lần nữa. Tui thấy hình như những gì tui hiểu về tôn giáo không giống như tui hiểu ngày xưa. Ngày xưa tui nghĩ theo đao là sự thực hành từ bi hỷ xả (Phât giáo) hay bác ái thương người (Thiên chúa). Câu chuyện trong Phât giáo như Bồ đề Đạt Ma đối thoai Lương Võ Đế. Thư của thánh Paul nói về sự hư không làm tui giật mình

Sau thời gian nghiên cứu tui mới nhân ra cái cốt lõi của Phât Giáo không phải là từ bi hỷ xả gì hết. Cái cốt lỏi của Phật giáo là Trí Tuệ. Cái cốt lỏi của Đao Thiên Chúa là gì. Cái cốt lõi của Thiên Chúa Giáo là Tỉnh Thức.

Ngày xưa tui cứ tưởng đao là đao từ bi hay đạo là đao thương người. Không không Van lần Không. Khi mà Trí Tuệ không có, Tâm hồn không minh mẫn thì Từ Bi Hỷ Xả, Bác Ai Thương Người chỉ như lớp phấn son lòe loẹt của anh hề. Bóng Đèn không thể sáng nếu không có Điện. Ta có thể lấy sơn, chí màu vẻ bóng đèn đang sáng nhưng mà nó đâu thật sư sáng.

tyi
09-18-2007, 03:14 AM
Sau thời gian nghiên cứu tui mới nhân ra cái cốt lõi của Phât Giáo không phải là từ bi hỷ xả gì hết. Cái cốt lỏi của Phật giáo là Trí Tuệ. Cái cốt lỏi của Đao Thiên Chúa là gì. Cái cốt lõi của Thiên Chúa Giáo là Tỉnh Thức.

Ngày xưa tui cứ tưởng đao là đao từ bi hay đạo là đao thương người. Không không Van lần Không. Khi mà Trí Tuệ không có, Tâm hồn không minh mẫn thì Từ Bi Hỷ Xả, Bác Ai Thương Người chỉ như lớp phấn son lòe loẹt của anh hề. Bóng Đèn không thể sáng nếu không có Điện. Ta có thể lấy sơn, chí màu vẻ bóng đèn đang sáng nhưng mà nó đâu thật sư sáng.

@ NgDalat: Anh có thể nói rõ hơn được không? Điều này khá là mới !
Vd: Trí Tuệ có thể có, nhưng tâm phật thì không, có trí tuệ không có nghĩa là sẽ từ bi hay thương người. Nhiều người có Trí Tuệ, nhưng Karma của người đó lại hướng người ta theo con đường khác nữa ! :friends:

NgDaLat
09-18-2007, 03:39 AM
Nhưng làm sao để đat đươc Trí Tuệ. Làm sao đạt được Tĩnh Thức?

Tâm hồn ta bình thường luôn bị tình cảm chi phối. Tai sao ta làm vây? Tai vì "thích". Tai sao ta không làm, vì "ghét". Từ bi hỷ xả hay bác ái thương người cũng là tai vì ta "thích" lên thiên đường và "mong" váo "niết bàn". Tóm lại tất cả những điều ta làm đều là không tư chủ. Làm viêc "Thiện" nhưng thành "Ác" hồi nào không hay. Nhiều người thông minh (smart) lắm nhưng rồi cũng bi lừa như thường. Trong khi mấy người khù khờ như trong truyện thằng bờm thì không dụ được

Một người Khi không bi tình cảm chi phối thì tự động trí tuê và tỉnh thức sẽ tới. Rất khó mà dụ được người đó. Tui còn nhớ khi còn nhỏ hay nghe mấy thằng bạn dụ.
--Mày có giỏi thì làm tao coi.
Hay là
--Trai vô tửu như Kỳ vô phong. Mày không uống là không đáng mặt đàn ông tí nào.

Bây giờ nghĩ lai thật là con nít.

Nhưng làm sao đạo cũng là võ? Khi tâp võ cũng là thực hành đạo?

Người tập võ nhất là Aikido. Relax và thà lỏng là qua trọng nhất. Khi ta ghét và giận thì môi giựt giụt một số cơ bắp cứ co cứng lại. Tương tư như vây khi ta vui, chán, v.v Một số cơ bắp khác làm nhiêm vụ co cứng đó. Tóm lại Khi ta có tình cảm thì không thể nào hoàn toàn thà lỏng và không thể đat được đỉnh cao của võ thuật.

Tui vẫn còn nhớ mỗi khi bắt đầu giờ tâp Aikido. Người thầy cùa tui nói:
--Hảy xả bỏ tất cả moi chuyện trước khi vô thảm tập
Mới đầu tui không hiểu tầm quan trọng của câu nói đó. Sau này tui mới hiểu.

tkdkid
09-18-2007, 04:11 AM
Tóm lại tất cả những điều ta làm đều là không tư chủ. Làm viêc "Thiện" nhưng thành "Ác" hồi nào không hay.

Anh Dalat có nhớ hồi đó học toán, thầy ông Bà Thầy từng dạy mình, đỉnh cao nhất của +(positive) sẽ biết thành -(Negative) ấy sao ?

Tận cùng của cái ác sẽ là cái thiện, và ngược lại cao điểm nhất của cái thiện chính là cái ác. Và thiện và ác, "đạo" cuối cùng chỉ là sự tư duy và định nghĩa của từng cá nhân 1.

Xin lấy thí dụ:

Chuyện 1: Trong chuyện 11/9 kinh hoàng của thế kỷ chúng ta đang sống, một việc làm mọi người trong 1 xã hội văn minh ai ai cũng lên án, nhưng khi em sang làm việc tại các nước Trung Đông như Indo, Arab Saudi họ cho là một sự việc tốt lành, họ cho đó chính là một việc thiện của Alah (Thượng Đế) đem đến cho người Mỹ, đối với họ đó là chân lý đánh nên cổ võ.

Chuyện 2: Ra đường thấy 1 anh Việt nhỏ con bị thằng Tây bự con ăn hiếp, ngứa mắt chơi liều vác cây bên đường rượt đập nó gẩy giò.. Mọi người bên đường thấy hoan hô ủng hộ, nhưng đối với luật pháp lại sai bét, pô lít thì cho là mình đã phạm luật... Tội bạo động với lời khuyên: "Thấy chuyện bất bình mầy phải kêu cánh sát, chuyện can thiệp không phải là chuyện của mầy"... về nhà bị Bà già chưởi 1 trận ..."Ai biểu mấy bề đặt làm anh hùng, có ngày chết con ạ !". Riêng ông già thì nói 1 câu "Cái thằng giống tau, thấy chuyện bất bình là dám chơi, nếu hồi nhỏ tao như mầy tao cũng làm như vậy.. Con đừng lo nếu con làm chuyện tốt, bênh vực người cô thế, nếu lỡ có ở tù... ba đi thăm nuôi !!!"....

Ai đúng? Ai sai ? Đạo lý, võ đạo nằm ở đâu trong chuyện của em ?.

NgDaLat
09-18-2007, 07:09 AM
Tận cùng của cái ác sẽ là cái thiện, và ngược lại cao điểm nhất của cái thiện chính là cái ác. Và thiện và ác, "đạo" cuối cùng chỉ là sự tư duy và định nghĩa của từng cá nhân 1.

Bậy nà! Làm gì có chuyện cao nhất của thiện là ác cao nhất của ác thành thiện. Nói như vây thì nồi canh thật ngot thành nồi cach mặn. Quả đấm thật manh thành quả đấm nhẹ và ngược lai sao. Không có chuyên đó đâu. Người đắc đạo không làm chuyên ác cũng không làm việc thiên gì hết. Tâm trí ho không hề nghĩ đến chuyên thiên ác gì hết. Họ làm viêc gì chỉ vừa đủ không dư không thiếu. Chuyên đó cũng giống như thầy thuốc cho toa vây. Với con bịnh này thi cho thuốc bỗ, con bịnh kia thuốc công phạt. Cuộc đời của họ như là bản nhạc hay, lúc trầm lúc bổng, lúc khoan lúc nhặt. Họ rất bình thưởng và thậm chí tầm thường như mọi người khác. Khi cần thi họ cũng la mắng con cái làm mặt dữ (cho roi cho vọt) hay bày tỏ yêu thương lúc cần thiết.

Thiên ác chỉ là đối đãi hay là lỡ tay nên nồi canh quá mặn, nồi chè quá ngọt.

Chúc các ban vui vẻ.

tkdkid
09-18-2007, 05:14 PM
Tui có ý nghĩ trên khi xem bộ Kinh Lăng Nghiêm của Nhà Phật, họ viết và giải thích rất hay về sự chân giả của Thiện Và Ác. Mà tui thấy nói rất có lý vì không có cái thiện nào muôn đời, hay cái ác vĩnh cữu, tận cùng hay cực điểm của nó sẽ tự biến đổi !

Xin lấy thí dụ - cái nào thiện và cái nào ác !

http://i235.photobucket.com/albums/ee17/freeposting/1-5.jpg

Xem nào...
Bên phải bạn là Thiên thần?
Bên trái bạn là Ác quỉ?

Giờ thì bạn lùi xa màn hình 3 thước nhé, nhìn lại xem nào?
Thật ngạc nhiên phải không, Thiên thần đã là Ác quỉ, còn Ác quỉ lại chính là thiên thần...

Sao lại thế nhỉ???

Câu trả lời: đây là một tấm hình tạo ảo giác do Phillippe G. Schyns và Aude Oliva của trường Đại học Glasgow tạo ra.

Bạn rút ra điều gì???

Trong cuộc sống quanh ta, "những người thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao". Phải không nào? Những người làm bạn suýt rớt xuống tận cùng của vực thẳm có phải là những người mang khuôn mặt thiên thần không nào? Vậy thiên thần & ác quỷ khác nhau ra sao ?

(trích từ: www.kienthucvothuat.com)

Xin lỗi các bạn nếu tui viết quá lạc đề !

NgDaLat
09-18-2007, 09:20 PM
Bạn mang kinh Lăng Nghiêm ra thì tui chịu. Tui mới đọc có trang đầu à cho nên cũng không rõ trong đó nói việc ác việc thiện ra sao.


Trong cuộc sống quanh ta, "những người thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao". Phải không nào? Những người làm bạn suýt rớt xuống tận cùng của vực thẳm có phải là những người mang khuôn mặt thiên thần không nào? Vậy thiên thần & ác quỷ khác nhau ra sao ?

Hì hì! Thiên Thần hay Ác Quỷ là tùy theo khoảng cách giửa ta và ngưởi đó (relationship). Giống hệt như ví dụ trên của ban vậy. Các thầy tu Phật giáo gọi là đối đải đó. Tấm hình không Ác không Thiện, người không Thiện không Ác. Tất cả chĩ vì tương quan đối đãi giữa ta và người đó mà ra thiện ra ác. Chọn khoàng cách nào là tùy theo mắt "trí tuệ"

NgDaLat
09-20-2007, 10:29 PM
Sau thời gian nghiên cứu tui mới nhân ra cái cốt lõi của Phât Giáo không phải là từ bi hỷ xả gì hết. Cái cốt lỏi của Phật giáo là Trí Tuệ. Cái cốt lỏi của Đao Thiên Chúa là gì. Cái cốt lõi của Thiên Chúa Giáo là Tỉnh Thức.

Ngày xưa tui cứ tưởng đao là đao từ bi hay đạo là đao thương người. Không không Van lần Không. Khi mà Trí Tuệ không có, Tâm hồn không minh mẫn thì Từ Bi Hỷ Xả, Bác Ai Thương Người chỉ như lớp phấn son lòe loẹt của anh hề. Bóng Đèn không thể sáng nếu không có Điện. Ta có thể lấy sơn, chí màu vẻ bóng đèn đang sáng nhưng mà nó đâu thật sư sáng.

@ NgDalat: Anh có thể nói rõ hơn được không? Điều này khá là mới !
Vd: Trí Tuệ có thể có, nhưng tâm phật thì không, có trí tuệ không có nghĩa là sẽ từ bi hay thương người. Nhiều người có Trí Tuệ, nhưng Karma của người đó lại hướng người ta theo con đường khác nữa ! :friends:

@tyi: Vấn đề này đâu có mới gì đâu. Mấy sách luân PG viết cà ngàn năm rồi.

Trí tuê đây ý nói là trí tuê bát nhã. Không phải trí tuệ thông thường. Đại khái người tây phương phân biệt Smart và Wisdom (không chính xác lắm).

Trí tuê Bát Nhã -> Mở Huê nhãn -> thấy Phật Tánh -> Đai Hỳ, Đai Từ, Đai đủ thứ đại.

PS: Bàn chơi vây thôi. Tui đâu phải Phât tử đâu mà trả lời anh được. Mấy chuyên đó phải hỏi các nhà sư.

TuanDam
09-21-2007, 10:57 PM
Võ đạo là gì đến giờ em cũng chẳng biết. Nếu nói đạo theo kiểu sách vở đã viết, đạo theo kiểu đạo đức dạy đời thì em đây có thể nói văng nước miếng cả buổi nhưng thú thực em chẳng hiểu nó là cái gì cả. Võ đạo với em rất đơn gián ai đánh mình, mình đánh lại nhưng mình chẳng đánh ai trước bao giờ, thế là tạm ổn.

Em vẫn chưa đủ khả năng để giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha... gặp trường hợp này em thường nhắm mắt làm ngơ và bỏ đi... em quả là hèn thật. Chẳng biết thế có phải là vô đạo không nhỉ?

tkdkid
09-23-2007, 11:25 PM
Võ đạo là gì đến giờ em cũng chẳng biết. Nếu nói đạo theo kiểu sách vở đã viết, đạo theo kiểu đạo đức dạy đời thì em đây có thể nói văng nước miếng cả buổi nhưng thú thực em chẳng hiểu nó là cái gì cả. Võ đạo với em rất đơn gián ai đánh mình, mình đánh lại nhưng mình chẳng đánh ai trước bao giờ, thế là tạm ổn.

Em vẫn chưa đủ khả năng để giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha... gặp trường hợp này em thường nhắm mắt làm ngơ và bỏ đi... em quả là hèn thật. Chẳng biết thế có phải là vô đạo không nhỉ?

Theo tui biết, hể ai nhận được mình "vô đạo" là đạt được 1/2 chữ đạo rùi đó anh bạn !

Tui giửa đường thấy chuyện bật bình bỏ chạy.. Anh bạn bỏ đi là còn anh hùng lắm rồi thật đó.

Thân ái bắt tay anh bạn.:friends:

NgDaLat
09-27-2007, 05:55 AM
May quá, lúc lâp ra topic nay tui cũng hơi lo lo. Không biết có đụng chạm gì không, nhất là đề tài đụng cham đến tôn giáo. May mắn là các ban cũng đón nhận và góp ý rất chân thành. Nhờ vây tui cũng manh dạn hơn để bàn loạn cho vui.

Cám ơn ban TCDkid đã cho ví du trên rất hay. Thiên thần hay ác quỷ tùy thuộc vào khoảng cách giữa đôi mắt ta và tấm ảnh. Trong cuộc sống hằng ngày của ta cũng vây. Thiên thần hay ác quỷ cũng phu thuộc vào "khoảng cách".

Ví dụ căn bản nhất là tương quan của ta với những người xung quanh. Ta sống trong nhà với ba mẹ mà coi ông bà không ra gì. Đi đi về về mà coi ổng như người xa lạ thì khuôn mặt thiên thần của ông bà khi "gần gũi" sẽ biến thành ác quỷ khi "xa lạ" ngay. Ông bà không ngại ngần gì lấy chổi đuổi ta ra khỏi nhà. Ngược lại nếu ta gần gũi thì ông bà sẽ san sẻ tất cả những gì ông bà có cho ta. Tương tư như vậy với tương quan của ta với một ban đồng nghiệp "dễ thương". Nếu ta quá gần gũi đến mức độ người ban đó cảm thấy quyền lợi bị san sẽ ... "ban gái" anh ta sẽ bi mất thì "nguời bạn hàng ngày thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết mình không dao" sẽ xảy ra không xa.

Trong thực hành Aikido và cũng vậy. Khi nào cần xa, khi nào cần gần, khi nào chiếm đan điền. Tất cả những chuyện đó cả là một nghệ thuật. Để đạt được nghê thuât đó, cốt lõi nhờ trí tuê và tỉnh thức (Đ O).

psi_ops2001
09-28-2007, 07:43 AM
em ket cai bai`cua tkdkid ghia zay a' :biggrin:

NgDaLat
09-29-2007, 10:33 PM
14:7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:
14:8 "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,
14:9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này". Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối.
14:10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho". Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn".
14:11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".

Các bạn thấy đoan trên thế nào? Trong cuộc sống hằng ngày của ta có phải tương tự không? Ngồi cao dễ té là châm ngôn của người Việt.

Khi tâp võ ban phải thế nào? trước tiên là xuống tấn. Ai tấn thấp hơn sẽ vững hơn. Ai tấn cao hơn thì sẽ bị người ta chiếm đan điền ngay và mời nằm xuống đo thảm .

Đa số các môn võ khi chào là đã tỏ lòng kính trọng bằng cách rùn người xuống hay cúi mình xuống.

Trong cuộc sống hằng ngày. Ai mà thơn thới nói cười khen ta. Coi chừng! Họ đang chiếm đoạt lòng ta (đan điền trong cuôc sống) cho ta đi tàu bay giấy rồi bi đáp thảm thương lắm.

tkdkid
09-30-2007, 04:31 AM
Hôm qua lang mạng chuyện võ và đạo của anh NgDalat, tui lục ra cuốn sách có tên là "Zen under moon".. ta tạm dịch là "Thiền dưới nguyệt" đi nhé, cuốn sách được coi là kinh bổn của giòng Thiền của giòng David Suzuki, của tác giả Hanneil Suzuki.

Ông này định nghĩa về chữ đạo của ổng khá lạ kỳ, ông cho rằng chữ Đ O ngoài cái nghĩa của CON ĐƯỜNG trong đạo giáo... Cái nghĩa của ĐÚNG ĐƯỜNG trong võ thuật Nhật, nó còn có 1 ý nghĩa khác "đúng hơn", nếu chữ đạo được viết bằng Hán Tự thì nó còn là chử NGUYỆT nằm trên chữ ĐÊM.. Tức Đạo là anh trăng soi đường đi tìm đạo lý làm lẽ phải... (Bác nào Hán tự giỏi check dùm em có đúng không nhe !)

Rồi có thằng cắc cớ hỏi ổng, tại sao Đ O phải đi liền với sự sáng chói, trong sáng của ban ngày ban mặt chứ sao phải là ban tối, bộ ăn trộm sao mà ban đêm... Thì ổng nói là: "Muốn vượt đạo thì kẻ vượt đạo phải u mê, khờ, tà, ác mới gọi là giác ngộ, ngày xưa Đức Phật từ bi vì biết được lối tu hành xác của mình theo Ấn Giáo Bà La Môn là sai nên mới có đạo Phật... nếu kẻ thấy mình sai thì mới đạt đạo... Chứ thằng nào giỏi quá, khôn quá thì đời nào làm nó giác ngộ cái Đạo được, xưa nào có ông tiên, Phật nào nói bây giờ mình giác ngộ (awake) đâu.."

Vậy chúng ta, các bác nếu thầy mình nông cạn, khờ khờ.. là biết mình có hy vọng được đi tỵ nạn trên thiên đàng của chữ Đạo.

Thân mến.

NgDaLat
09-30-2007, 05:21 AM
"Muốn vượt đạo thì kẻ vượt đạo phải u mê, khờ, tà, ác mới gọi là giác ngộ, ....

Bác tkdkid làm ơn trích nguyên văn trong quyển sách cho bà con thưởng lãm nhá. Nói có sách, mách có chứng mờ

tkdkid
09-30-2007, 04:51 PM
"Muốn vượt đạo thì kẻ vượt đạo phải u mê, khờ, tà, ác mới gọi là giác ngộ, ....

Bác tkdkid làm ơn trích nguyên văn trong quyển sách cho bà con thưởng lãm nhá. Nói có sách, mách có chứng mờ

Khekhe !!! Đây đâu phải là Hàn Lâm Viện Aikido online... Hay là Luận Án 30 trang của Aikido đâu mà phải làm REF nữa anh NgDalat.

Sách dài thoòng anh kêu tui đánh máy bỏ lên thì ép quá...Nếu anh NgDalat thích thì tui se copy ra gởi phần nào cho anh, anh lên net search thì tui nghĩ là cuốn ấy có.

Thân chào.:flirt: :flirt:

tkdkid
09-30-2007, 05:21 PM
Tui thấy câu chuyện này có thể nói về đạo trong võ:

Lúc trẻ Võ sư Võ Sơn Hoàng sang Pháp dạy võ cỗ truyền năm 1948, có anh học trò Pháp hỏi:

- "Võ đấm đá tùm lum, gây đau thương cho thiên hạ, vậy Đ O ở chỗ hở Thầy ?"

Thầy Hoàng im lặng, kêu thằng học trò Pháp to như Trâu đấm, đá vào mình, thằng học trò dân Boxing và Savate nhào vào đấm túi bụi ông thầy nhỏ con (ít cơm) không chút kiêng nể. Thầy vất vã né tránh rồi dùng thế "Song long quá hải" chỉ thẳng 2 ngón tay vào mắt thằng học trò như đòn móc mắt khá nguy hiểm của Võ cổ truyền Việt Nam.. Thầy dừng lại vài phần trăm giây cách đôi mắt thằng học trò mất dạy vài cm ngắn...

Thằng học trò im lặng nghe Thầy nói:

- "Đạo hả ? Theo Việt Nam của tao... Đạo là con đường, con đường thẳng ngắn nhất từ ngón tay tao đến con mắt mầy...

Thằng học trò im lặng.

Chỉ là huyền thoại võ lâm, anh NgDalat, anh Levan đừng bắt tui chứng minh..Nói có sách mách có chứng nhe, nếu không tui phải lên thiên đàng hay xuống địa ngục hỏi Thầy Hoàng.. Vì ổng ngủm lâu rồi.

NgDaLat
09-30-2007, 05:43 PM
Sách dài thoòng anh kêu tui đánh máy bỏ lên thì ép quá...Nếu anh NgDalat thích thì tui se copy ra gởi phần nào cho anh, anh lên net search thì tui nghĩ là cuốn ấy có.

Ai kêu anh đánh máy cả cuốn sách. Chỉ cần nguyên văn cái câu anh dẫn đó hay nguyên văn đoạn nhỏ đó thôi. Anh cũng biết là sai một dấu phẩy thui là khác nghĩa cả van dặm mà.

NgDaLat
10-03-2007, 06:06 AM
Rồi có thằng cắc cớ hỏi ổng, tại sao Đ O phải đi liền với sự sáng chói, trong sáng của ban ngày ban mặt chứ sao phải là ban tối, bộ ăn trộm sao mà ban đêm... Thì ổng nói là: "Muốn vượt đạo thì kẻ vượt đạo phải u mê, khờ, tà, ác mới gọi là giác ngộ, ngày xưa Đức Phật từ bi vì biết được lối tu hành xác của mình theo Ấn Giáo Bà La Môn là sai nên mới có đạo Phật... nếu kẻ thấy mình sai thì mới đạt đạo... Chứ thằng nào giỏi quá, khôn quá thì đời nào làm nó giác ngộ cái Đạo được, xưa nào có ông tiên, Phật nào nói bây giờ mình giác ngộ (awake) đâu.."


Theo tui hiểu thì người tầm đạo ví như người đang mò mẫm trong tăm tối nên cần ánh trăng soi đường. Khi NGỘ thì ví như bình mình ló dạng. Moi chuyện sáng tỏ như ban ngày. Tầm đạo ví như theo hướng trăng. Ngộ đạo -> Đạt đạo ví như Bình Minh (mặt trời)

Hình ảnh của mặt trăng chỉ là tượng trưng cho con đường dẫn tới chân lý (Phần cong sáng chỉ tới mặt trời đó). Con đường không phải chân lý. Hình ảnh mặt trời mới là chân lý. Khi chân lý sáng tỏ thì mặt trăng không cần nữa.

Đọc đoạn văn trên của anh tkdkid tui thấy rất dễ hiểu lầm nên tui mới hỏi đúng nguyên văn cho chắc. Ví dụ" "Muốn vượt đạo thì kẻ vượt đạo phải u mê, khờ, tà, ác mới gọi là giác ngộ," thì tui không hiểu mô tê làm răng. Kiếm in-tờ-nét đỏ con mắt cũng không thấy quyển sách anh nói.

Summerday_1402
05-25-2008, 05:30 AM
Em thấy topic này hay quá nên cũng mún tham gia . Hổi mới vô học Aikido thì em cũng chả hiểu một cách thật rõ ràng võ là gì và đạo là gì , Cchỉ chăm chăm lo vào kĩ thuật cá nhân thôi. May mắn một điầu là em dc học với một người thầy rất giỏi , giỏi về cả chuyên môn lẫn đạo đức . Cô thường hay nói với tụi em là : Aikido đào tạo ra người võ sĩ đạo chứ không đào tạo ra võ sĩ . Người học Aikido mà không học hiểu được cái chữ Đạo thì thật sự chưa nhận ra những gì tinh túy nhất của Aikido " . Thật sự câu nói này làm em suy nghĩ rất nhiều .
Vài lời góp ý nhỏ , có gì thiếu sót mọi người đừng chê:smile: :laugh:

Andy
06-24-2018, 12:20 PM
[size=6][color=darkred]
Tui vẫn còn nhớ mỗi khi bắt đầu giờ tâp Aikido. Người thầy cùa tui nói:
--Hảy xả bỏ tất cả moi chuyện trước khi vô thảm tập
Mới đầu tui không hiểu tầm quan trọng của câu nói đó. Sau này tui mới hiểu.

Để đạt được điều này, thật không dễ, vì chúng ta thường bị chi phối nhiều bởi môi trường xung quanh.