PDA

View Full Version : Aikido và các định luật Cơ học,Vật lý,phản xạ của con người



DUCHUY
09-07-2007, 07:12 AM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
Trong bài này,mặc dù các kỹ thuật đòn thế chỉ là 1 trong các phương tiện phụ giúp 1 Aikidoka đạt tớI các mục tiêu cao hơn trong con đường hoà hợp vớI khí của Vũ Trụ mà Osensei đã khởI xướng.
Bạn và tôi thử phân tích sự liên quan của các định luật cơ học vật lý trong thiên nhiên vớI từng kỹ thuật trong Aikido như thế nào ,vớI muc đích tìm ra một phương pháp tập luyện sao cho đạt được kết quả tốI ưu.
Có lẽ chúng ta bắt đầu từ thế Ukemi,lăn tròn phía trước .
Ngay bản thân tên của thế té này cũng đã cho biết Ukemi liên quan tớI 1 dạng vật thể hình cầu ,là một hình thể có nộI lực hoàn hảo ,căng đều từ tâm ra mọI hướng bằng nhau,hình cầu có thể lăn dễ dàng trên một mặt phẳng chỉ vớI 1 sức đẩy khởI đầu rất nhỏ so vớI các hình thể khác như hình hộp ,lập phương,hình nón ,hình trụ dựng đứng có cùng trọng lượng v..v..
Trên sân tập thực tế,vớI sự hướng dẫn trực tiếp thày hoặc của HLV,các bạn mớI tập sẽ dần cảm nhận được Ukemi,lăn tròn ,vớI lực căng của cơ thể theo dạng hình cầu là như thế nào ,để đạt tớI sự lăn tròn một cách êm ái,không gây tiếng động,lăn càng êm,nộI lực phảI càng cao và phát đều ra mọI hướng trong khi lăn,và để cơ thể cuốn lạI sao cho có thể nằm gọn trong 1 hình cầu ,thì điều này phảI luyện tập hàng ngày.,và các động tác khởI động là cần thiết,các tư thế chuẩn bị khi bắt đầu lăn,cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hành Ukem

NgDaLat
09-07-2007, 08:37 AM
Topic này nghe có vẻ hấp dẫn và quá rộng. Nói đến khi nào cho hết được.

Nếu có thể ban DucHuy trình bày vô chi tiết được thì hay quá.

cucat
09-07-2007, 10:34 AM
He, chủ để này khá giống với chủ đề "Vật lý và võ thuật" bên TTvnol.com :

http://www8.ttvnol.com/forum/vothuat/955380.ttvn

Xin trích một bài viết của anh Aikijujitsuhcmc bên ttvn : "Theo tôi có - chúng ta biết chân mạnh hơn tay nhiều - vậy có thể lợi dụng điều này như sau: khi chân tác động lực F xuống mặt đất thì cơ thể sẽ nhận phản lực F1=F. Nếu cơ thể relax giống như vật dẫn lực và có độ xoay quanh trục hợp lý thì hoàn toàn có thể truyền lực này ra tay F2 <F1. Vấn đề F2 bằng bao nhiêu % F1 phụ thuộc vào phương pháp luyện tập.
Cơ chế: chân-đất-thân người - tay."

Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm

Xin mượn một hình từ website http://www.iay.org.uk/internal-strength :
http://www.iay.org.uk/internal-strength/issue-3/p21b.gif

---> Nói gì thì nói, CC cũng thích việc phân tích vật lý trong Võ Thuật lắm, nhưng theo ý kiến một người bên ttvnol mà CC đã đọc và thấy rất đúng, là cần có hiểu biết về hướng vật lý - sinh học , đi liền với nhau, bởi đơn giản phản ứng của Uke đâu chỉ đứng yên để ta thực hiện kỹ thuật đó, việc đem tay Uke hay một phần cơ thể nào đó của Uke đến điểm mất thăng bằng, lý thuyết rất dễ và hiểu vì sao, nhưng có ai đọc và làm được liền !???

Ví dụ như đòn Ikkyo của thầy Tamura, CC rất thích đòn này của thầy, ko biết vì sao, thầy cứ nhẹ nhàng nhẹ nhàng mà Uke cứ phải theo:

http://video.google.com/videoplay?docid=-8104719944022529180&q=tamura01+tamura&total=2&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=0

Các anh, các chú coi và giải thích thêm nha, cũng là nguyên lý thế đó, nhưng sao người làm đc, người ko làm đc !??? Hic hic hu hu

p/s: CC thấy vẫn thấy có Funekogi trong đòn Ikkyo của thầy, hổng biết có phải ko, hay là nhìn gà hóa cuốc ???

cucat
09-07-2007, 11:04 AM
Copy from TTvonol.com, mục Vật lý và Võ Thuật

"Trong đề tài sau tôi xin được bàn về thời gian phản xạ và tốc độ ra đòn.
Để mở đầu các bạn thử làm thí nghiệm sau:
http://psi.webzone.ru/test/time/test.htm
Thí nghiệm gồm 3 bước:
Bước 1: Khi có hình vuông màu đỏ bạn bấm số 1.
Bước 2:Bấm số 1 khi có bất kỳ hình vuông nào hiên ra.
Bước 3: Sô 1: Màu đỏ, số 2 - màu xanh.
(Để nhanh xin dùng bàn phím)"

DUCHUY
09-08-2007, 01:25 AM
Cám ơn các bạn đã quan tâm trong vấn đề này,mình hy vọng sẽ có nhiều sự đóng góp của các bạn về việc phân tích các đòn thế trong Aikido,từ hình ảnh của các video clip,sách vở và nhất là từ kinh nghiêm thực tế trong Aikido của các bạn.
@ nguoiDalat,@cc
Mình cũng đang suy nghĩ về cách vần lu của bạn,một cách tập công phu rất hay.
Và hình vẽ của cc gởI lên rất dễ hiểu.

DUCHUY
09-08-2007, 07:01 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
2 / Thế té ngửa ra phía sau, và lăn tròn ra phía sau (Ma Ukemi).

Ngay cả khi đã làm các động tác nóng ngườI,một ngườI mớI tập té ra phía sau cũng có thể bị chấn thương vùng cổ,cần phân biệt té ngửa phía sau bên trái,bên phảI và chính giữa,
được biết thì hiện nay trong Aikido thường áp dụng té ngửa phía sau về 1 bên trái hoặc bên phảI để tránh bị chấn thương vùng cổ,(khi Tori ra đòn quá mạnh và nhanh),BởI chính tư thế cuộn tròn ra sau về 1 bên sẽ làm Uke hóa giảI được lực tấn công,Uke lăn tròn và lộn ngược ra phía sau về 1 bên,do đó, đầu và cổ Uke không bị ảnh hưởng.
Không như động tác Ukemi về phía trước, Té 1 bên về phía sau trong trường hợp làm Uke ,thường là phảI té nổ phía sau ,trước khi lăn ra phía sau.
3/ Té nổ phía trước
Té nổ là té có động tác đâp tay (và chân) đúng lúc xuống nệm tập để giảm áp lực vào nộI tạng trong cơ thể ,khi phần lưng và hông rơi xuống nệm,toàn bộ áp lực sẽ chia đều ra tay hoặc chân,nơi mà có thể chịu nhiều va chạm nặng hơn mà không bị chấn thương.
Trong các thề té thì thế té nổ tự do là một thế té áp dụng định luật về momen quán tính quay của 1 vật để tăng tốc độ cuốn thân ngườI kịp lúc,tránh sự cắm đầu hoặc vai xuống nệm.
,Bài này mình không chi tiết nhiều về các công thức vì không cần thiết.(trong các sách giáo khoa vật lý đều có đủ )

Nhưng vói 1 thí nghiệm nhỏ (hình 3a và hình 3b),chúng ta cũng có thể nhận ra rằng khi ta buộc một vật có trọng lượng(ví dụ như cái Mobilphone) vớI 1 sợI dây mềm và chắc,và đầu kia sợI dây cách khỏang 20cm vào đầu 1 cây viết,khi ta cầm cây viết quay nhẹ cho cái Mobiphone quay tròn xung quanh trục cây viết , thì đầu tiên nó quay chậm,sợI dây nốI càng quấn vào cây viết nhiều vòng,nó càng quay nhanh,ngay cả khi ta để cây viết đứng yên.-/làm lạI thí nghiệm vớI việc quay cây viết theo truc nằm ngang (hình 3c,),kết quả cũng tương tự như vậy.
Nếu coi toàn bộ cây viết,sợI dây và cái mobiphone là một vật, truc cây viết là trung tâm của hệ thống quay ,chiều dài sợI dây là bán kính quay , thì ta thấy rằng hình dạng chung của khốI quay có bán kính quay càng nhỏ (sợI dây càng ngắn ) thì vật quay quanh truc càng nhanh),
Và nếu từ vị trí chiếc mobilphone đã được quấn nhiều vòng vào cây viết,và cho nó quay theo hướng làm sợI dây dài ra thì sẽ thấy sợI dây càng dài ra thì sự quay càng chậm lại.


Trong khi tập té nổ(ví dụ té nổ bên trái),vì lúc bắt đầu lấy đà ,thì lực nâng ngườI là 1 lực thẳng hướng nghiêng tớI trước 45 độ so vớI mặt đất,và chỉ vớI 1 cánh tay trái từ vị trí duỗI thẳng hướng tớI trước ,trong khi cả thân ngườI lơ lửng trên không,co vòng tay lạI ,hướng vào bụng.
Khi ta dùng chân trái búng ngườI lên về phía trứoc , đồng thờI nâng bàn chân phảI cao vòng từ phía sau lên thì toàn bộ cơ thể ta ở trên không và có một sự cuốn tròn yếu về phía trước(theo truc cây viết nằm ngang),vì sự cuốn tròn này quay không đủ nhanh,vớI động tác thu cánh tay,bàn tay vào bụng,(tương tự như cái mobilphone bị sợI dây kéo vào gần trục của cây viết),làm cơ thể tự động xoay nhanh hơn,giúp cho việc té nổ được trọn vẹn,tránh được sự cắm đầu ,vai xuống nệm. đó là khi Uke té tự do,nếu Uke té khi Tori ra đòn, thì Tori chủ động kéo nhẹ tay áo hoặc tay Uke theo chiều xoay của cơ thẻ uke rồI rút thảng về phía sau sẽ làm uke té nổ dễ dàng.
ĐốI vớI các bạn mớI tập Aikido thì cần có sự tập té Ukemi thành thạo trước khi tập té nổ,và cũng cần có sự giám sát của các HLV của phòng tập.
Ở mức độ thành thạo hơn, động tác co hai cánh tay ,hai bàn tay ,hai chân cùng một lúc vào bụng (cuốn tròn ngườI lạI trong khi cơ thể đang lao về phía trước ở trên không)của động tác té nổ cân bằng về phía trước , làm cơ thể xoay nhanh hơn,hai chân có thể tiếp đất,thay vì lưng , Khi bung hai chân ra để tiếp đất,tốc độ quay của cơ thể sẽ tự động chậm lạI (tương tự như việc nớI dài sợI dây để cái mobilphone xa trục quay),nhưng nói gì thì cũng phảI tập luyện.
Để tập được động tác trên thì cầu nhảy tạI hồ bơi là nơi thuận tiện nhất,mặt nước linh động,có thể triệt tiệu mọI va chạm khi rơi xuống từ 1 nơi không quá cao,không sợ bị chấn thương trong những lần tập nhào lộn đầu tiên ,và dĩ nhiên là cũng cần biết bơi..

tyi
09-09-2007, 09:45 AM
---> Nói gì thì nói, CC cũng thích việc phân tích vật lý trong Võ Thuật lắm, nhưng theo ý kiến một người bên ttvnol mà CC đã đọc và thấy rất đúng, là cần có hiểu biết về hướng vật lý - sinh học , đi liền với nhau, bởi đơn giản phản ứng của Uke đâu chỉ đứng yên để ta thực hiện kỹ thuật đó, việc đem tay Uke hay một phần cơ thể nào đó của Uke đến điểm mất thăng bằng, lý thuyết rất dễ và hiểu vì sao, nhưng có ai đọc và làm được liền !???

Ví dụ như đòn Ikkyo của thầy Tamura, CC rất thích đòn này của thầy, ko biết vì sao, thầy cứ nhẹ nhàng nhẹ nhàng mà Uke cứ phải theo:

http://video.google.com/videoplay?docid=-8104719944022529180&q=tamura01+tamura&total=2&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=0

Các anh, các chú coi và giải thích thêm nha, cũng là nguyên lý thế đó, nhưng sao người làm đc, người ko làm đc !??? Hic hic hu hu


Hu hu hic hix ! Coi xong chỗ này thì muốn khóc theo bạn luôn! Tui từng có thời gian rất dài, rất dài để nẫm nghĩ về chuyện này !

Các thầy làm nhẹ nhàng được là nhờ ở chỗ đã thấp nhuần nguyên tắc "Hòa hợp".

Nguyên tắc hòa hợp này là gì? hãy xem kỹ tất cả các đòn Ikkyo của Thầy Tamura, hay nhiều thầy khác, điểm quan trọng nhất bạn phải để ý, đó chính là hai cánh tay của các Thầy ấy HOÀN TOÀN KHÔNG RA LỰC ! bạn có thể xem đi xem lại hàng trăm lần, hàng ngàn lần để thấy rõ điều này!

Nguyên lý hòa hợp chính là , nói một cách nôm na, sự kết hợp hay hòa hợp với Uke làm một, và điều khiển Uke theo ý muốn.
Đây chính là nguyên lý rất quan trọng:focus:

Nhưng tập nó không dễ dàng chút nào ! Muốn tập nó phải biết kết hợp và nghĩ xa xa hơn một chút những gì mình đã nghĩ !

Tôi có nhớ trong hội thảo do Hội Aikido TP tổ chức từng bàn về nguyên tắc Vật lý. Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống phân tích khá kỹ về động năng và thế năng, và các nguyên tắc vật lý khác ( Tiến sĩ Tống là thầy tui trong giảng đường Đại học, nhưng trong Aikido thì ông phải là đàn em tui thôi (tại tui học trước TS Tống hơn chục năm có lẻ!!! hì hì, nghĩ cũng vui !), nhưng bao nhiêu đó chỉ là điều kiện cần mà thôi. Nó còn có một điều kiện đủ khác nữa, đúng như một bạn đã phân tích, phải có vật lý cộng sinh học ở đây nữa ! Ở đây theo tui là cái phản xạ đã thành thói quen mất rồi.

Đúng là phải đưa lực được từ Tori (F1) sang Uke (F2 ). Nhưng trong quá trình đó, Uke và TORI phải là MỘT. Những bạn nào đã từng có dịp làm Uke cho các thầy sang tập huấn, hoặc đánh với các vị cao thủ sang VN du lịch kiêm giao lưu, bạn ấy sẽ thấy mình bị té một cách "thảm thương", "té nguyên con" dù đã cố gắng gượng lại. Rất nhiều bạn cũng thực hành rất nhiều, nhưng chưa đạt tới điều này được, vì khi tác động lực từ Uke sang Tori, các bạn í lại "vô tình" phạm phải hai yếu tố cấm kị trong Aikdio:

1. Dùng tay ấn, đè vào Tori: Điều này là phản xạ tự nhiên, và cũng phần nào bắt nguồn từ phản xạ đã ăn theo người từ nhỏ, rằng " phải đè, ấn thì nó (uke) mới xuống !" Từ bỏ cái điều này phải mất nhiều thời gian, thông thường ít hay nhiều thì không biết, nhưng đại loại thì thời gian chuyển sử dụng "ấn đè" lâu bao nhiêu thì thời gian sửa bỏ nó cũng bằng từ phân nữa hoặc tương đương bấy nhiêu!

2. CHưa hiểu đầy đủ về nguyên tắc nhất thể: Nhất thể không chỉ có ta, mà có cả Uke nữa ! Vũ trụ nhất gia, khi đánh hai người thì cả hai phải là nhất gia! cái này ai cũng biết, nhưng khi phát lực (thực tế) thì chỉ tự mình phát cho đến giới hạn thân mình thì hết mà thôi (đầu cánh tay tiếp xúc với uke), do vậy chỉ có 1/2 cái "nhất gia" mà thôi. Chính vì lý do này, nói thì dễ, nhưng tập để đươc như vậy thì rất khó. !!

Có lẽ dễ dàng hình dung thì phải tập cách vần lu, xách nước, cách niêm, dính trước, thậm chí cả cưỡi ngựa gỗ rodeo nữa !. Những cái này rất căn bản (kinh nghiệm cá nhân thôi nha)

Vài điều thiển cận trong suy nghĩ, nhưng muốn chia sẽ cùng anh em.

(lưu ý : những gì tui viết chỉ là suy nghĩ của mình, theo kinh nghiệm của riêng mình, nhưng thấy cũng có ép phê nên mạo muộn nêu lên! mong anh em hoặc hoặc bậc cao nhân nào đó thấy thiếu thì chỉ điểm thêm, hoặc có "múa rìu qua mắt thợ" thì cũng xin được dạy dỗ!)

Trân trọng!




:friends:

David
09-10-2007, 01:49 AM
Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm
.......

p/s: CC thấy vẫn thấy có Funekogi trong đòn Ikkyo của thầy, hổng biết có phải ko, hay là nhìn gà hóa cuốc ???

Funekogi undo, Menuchi ikkyo undo - là những bài tập trong đó có tác dụng tập di chuyển trọng tâm trên một đường thẳng (ngoài ra còn có những tác dụng khác : như mở khớp ...). những động tác này trong đòn thế Aikido đều có nhưng ít người (ở Vn) thấy. CC thấy là hay đó nhưng trong đòn Ikkyo thì Funekogi undo áp dụng lúc cuối khi di chuyển làm Uke té. Còn động tác ban đầu là Men Uchi Ikkyo undo.

"Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm" : Không đúng đâu nhe CC. Để kéo 01 xe hơi chết máy, trước nhất người ta phải nối với 01 xe hơi khác bằng một thanh sắt để tạo tất cả thành một khối . Nếu xe kéo chạy trên một mặt phẳng thì ít hao tốn năng lượng hơn xe phải kéo lên dốc.

Muốn đánh được đòn như thầy Tamura thì cần biết thêm nguyên lý "Đường chính tâm " đồng thời tập đến khi bằng tuổi của thầy đòn đánh không nhẹ nhàng cũng lạ :focus: .

Trong các đòn thế của Aikido, phần lớn đều phải theo những nguyên lý sau:

1. Né tránh lực đạo tấn công
2. Connect với Uke để thành 01 khối
3. Làm Uke mất thăng bằng
4. Kết thúc đòn bằng các khoá

Nhưng cũng có những đòn không cần phải tạo thành "nhất thể" , Uke vừa tấn công vào là bay . Lúc đó đòn lại dùng nguyên lý khác:

1. Né tránh lực đạo tấn công
2. Hiệp về mặt thời gian
3. Làm Uke mất thăng bằng

Ở những đòn này sẽ sử dụng nhiều lực đẩy của chân sau, di chuyển trọng tâm để làm Uke mất thăng bằng.

Như vậy đòn thế Aikido không chỉ tập Niêm ,dính cơ thể mà còn phải hiệp về mặt thời gian, về ý.

Hê hê hê, nói dóc quá trời . Xin mấy anh chỉ giáo thêm .

NgDaLat
09-10-2007, 01:59 PM
Theo tui hiểu thì áp dụng nhuần nhuyễn được các nguyên tắc vật lý cơ học trong võ thuât thì đạt được trình độ sơ cấp của võ thuật (2-3 đằng). Kết hơp được phần sinh lý nữa thì đạt được trình độ trung cấp. Khi ba phần Tâm lý, Sinh lý, Co học kết hợp nhuần nhuyển được với nhau thỉ đạt được trình độ cở O-sensei. Nghĩ đến đây tui mới giựt mình. Như vậy thì tập đến bao giờ mới giỏi. Không sao, nếu gặp thầy giỏi và tập đúng thì chỉ vài năm đã thành cao thủ. Còn không thì 30 năm cũng còn loay hoay mày mò phân tích. (bây giờ tui cũng còn đang kiếm thầy để học đây)

Tui biết thầy Tống. Ổng cũng là thầy tui. Bây giờ tui cũng còn nợ môn Fluid Mechanic của ổng chưa trả được và có lẽ xù luôn. Cái ông gì mà tối ngày mang sách mẽo ra dậy trong khi thư viện chỉ có sách dich cùa liên xô.

Cái bịnh của mấy người giỏi về cơ học là chỉ biết nhìn võ thuật đơn giản chỉ là lực và lực trong khi võ học cấp cao rất it dùng đến lực. Vì vậy nhiều khi người càng đơn giản (người ta goi là ngu đó) lai dễ đạt trình độ cao hơn người có mấy luận án tiến sĩ Aikido nhưng khi ra đòn lai không tới đâu.

Nói dóc như vậy cũng nhiều rồi bây giờ bàn vô vấn đề. Câu hỏi được đặt ra là mỗi môn võ thường lấy một mô hình vât lý để làm căn bản cho môn võ của mình. Hầu quyền xài mô hình con khỉ, Đường Lang xài mô hình con bọ ngựa. Thái Boxing xài mô hình loài chim. Như vậy Aikido thì xài mô hình nào?

Xin các ban góp ý.
----------------------------------

Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm


"Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm" : Không đúng đâu nhe CC. Để kéo 01 xe hơi chết máy, trước nhất người ta phải nối với 01 xe hơi khác bằng một thanh sắt để tạo tất cả thành một khối . Nếu xe kéo chạy trên một mặt phẳng thì ít hao tốn năng lượng hơn xe phải kéo lên dốc.

Hình như anh David hiểu sai ý của CC rồi nên "ông nói gà, bà nói vịt."

cucat
09-10-2007, 05:19 PM
He, :biggrin: :biggrin:

DUCHUY
09-10-2007, 06:05 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
4/ Thế té Jumpo Ukemi
Thế té này là Ukemi sau khi bay qua chướng ngạI vật,chỉ thực hành thế té này sau khi đã có thực hành các động tác nóng ngườI,mình đã thấy có vài ngườI mớI học ,vào sớm khi chưa có HLV trên sân,tự tập té vớI nhau và kết quả là 1 ngườI phảI vào nhà thương vì gãy xương vai,
Và cũng thấy 1 trường hợp có ngườI, thường ngày cũng phóng qua được 1 , 2, hoặc 3 ngườI ,nhưng hôm đó ngườI này lúc té qua có 1 ngườI và bị chúi đầu ,căm vai xuống nệm,cũng may là không sao,hỏI ra thì là ngườI này lúc đang tập té ,có nghĩ về tin một cái máy bay bị rơi, đọc trên báo.
Qua sự việc trên,mình thấy rằng , đốI vớI các bạn mớI tập,viếc té qua chướng ngạI vật rất là không an toàn vì các lý do sau:
a/ Khi mớI tập,Ukemi chưa tròn,chưa nhanh,nhưng thây các bạn khác phóng bay qua nhiều ngườI dễ dàng nên cũng muốn bay thử.
b/ Phản xạ tiếp đất chưa chính xác,dễ bị chấn thương vai hoặc nguy hiểm hơn là chấn thương cổ,hoặc xương sống.
c/ Không có sự tập trung khi bắt đầu chạy để lấy đà, dễ bị rơi nửa chừng trên lưng bạn
d/ Không xử lý được tình huống nếu gặp ngườI khom lưng cho bay qua bỗng dưng đứng dậy
Và để có sự an toàn trong khi tập phóng bay qua chướng ngạI vật thì cần hộI đủ các điều kiện sau:
A/ Cần tập Ukemi thành thục cả hai bên mặt và bên trái trước,tăng dần tốc độ Ukemi trên thảm tập,(mỗI buổI tập tăng một chút),hoàn thiện việc cuốn tròn sao cho lăn nhanh mà vẫn êm.xen kẽ vớI việc tập té Ukemi gần + vớI tập Ukemi phóng xa,sau đó xen kẽ phóng xa vớI phóng cao,mỗI ngày tăng một chút thôi
B/ Lúc dã qua phần A rồI thì tập té bay qua 1 ngườI cúi thấp trước,luyện cho phản xạ tiếp đất mỗI ngày chính xác hơn, êm hơn ,từ thấp tớI cao dần.,từ ít ngườI đến nhiều người.
C/ Sự tập trung tinh thần trước khi chạy lấy đà để phóng bay qua chướng ngạI vật là rất cần thiết . Đây chính là lúc ta có cơ hộI thực hành áp dụng 1 trong những phương pháp luyện Ki của ĐạI sư Tohei.
Các bạn có thể nghĩ đến các điều tích cực ,tương tự như sau:
"Tập trung nghĩ rằng mình sẽ chạy nhanh lấy đà,bay qua ,tiếp đất chính xác,lăn tròn nhẹ nhàng và đứng lên dễ dàng."
D/ Cần chú ý không để các võ sinh trẻ em nhỏ tuổI, đứng gần nợI đang tập té này,và không để các võ sinh mớI vào tập, đứng khom lưng cho các bạn mớI tập té bay qua,họ có thể mỏI chân,bất ngờ ngồI xuống hoăc đứng lên không báo trứơc.

aiki
09-11-2007, 10:34 AM
Cái nhìn của tôi khác hẳn mấy bạn bên VN ... Lúc đầu tui cũng nhìn như mấy bạn, nhất là khi còn học Yoseikan.

Tui khg dám bình luận hay nói nhiều vì ... văn VN tui dỏm, :huh: :huh: khg có đủ ngữ vựng/ ''từ'' để miêu tả hết được .....:ohmy: :ohmy:

Sau khi chuyển sang Aikido, tui nhìn 1 cách bình dân hơn. Khi làm ukemi, tui chỉ nghĩ sao cho khg đau và khg bị thương, nhất là khi tui thấy cách té bên aikikai bên tui rất khác cách tui học bên Yoseikan. :biggrin: :biggrin: Khi học Yoseikan, tui chỉ có học lăn đằng trước, lăn đằng sau và 1 ít té nổ.

Sang Aikido, có mae ukemi (lăn đằng trước), ushiro ukemi (lăn đằng sau), yoko ukemi, và mỗi cách té còn có nhiều dạng khác nhau tùy theo mình đang đứng trong tư thế nào....


Khi ra đòn, tui cũng khg nghĩ tới như Tyi hay DH đã nêu. Tui chỉ nghĩ tới những điều căn bản mà tui đã nói tới giờ như di chuyển nguyên khối, giữ khoảng cách, hướng nhìn/ đan điền / chân tay cùng 1 hướng, chiếm đan điền v.v...

Tui ráng cảm nhận và biết mình đánh đúng đòn khi thấy uke bay 1 cách nhẹ nhàng và mình khg cần dùng sức nhiều.

Tui tuy chưa có dịp làm uke cho mấy thầy VN nhưng tui đã có dịp làm uke cho 1 số thầy Nhật và 1 số thầy địa phương và phục người này hay người khác chỉ bằng cảm nhận thôi. Diễn tả cảm nhận qua văn rất là khó vì mỗi người hiểu 1 từ 1 cách khác nhau.

Vả lại, tui cảm thấy là cảm nhận sẽ thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ như cảm nhận khi làm uke cho thầy Tamura cách đây 10 năm và năm ngoái hoàn toàn khác nhau.

1 ví dụ khác là Tyi nói là thầy hoàn toàn khg ra lực, nhưng đối với tui (theo cảm nhận của tui) là các thầy khg gồng và thả lỏng cơ thể (vai, tay ...) chứ khg phải khg ra lực. Thầy có dùng lực, nhưng lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp.

Khi Tyi nói tới ''nguyên tắc nhất thế'' hay ''Uke Tori là một'' thì đối với tôi là cách di chuyển (né hay vô đòn) của thầy và cách ''chiếm đan điền'' uke.

Có thể cách nhìn của tui quá ''bình dân''/ giản dị và khg có cái nhìn ''triết hay khoa học'' (philosphy / sciences), nhưng tui thấy có thể vì vậy mà tui hiểu được nhiều.

Vài hàng góp ý kiến với ACE, mong rằng mấy người khg nghĩ là tui ''phá đám'' ....

DUCHUY
09-11-2007, 06:18 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .-
5/ momen quán tính của 1 sự quay xung quanh 1 trục và kỹ thuật đòn Iriminage
Có nhiều bạn mớI tập Aikido ,khi tập tớI đòn Iriminage,thường thì Nage rất khó làm Uke xoay theo trục trong những trường hợp như Uke nặng hơn mình,hoặc Uke hơi gượng lạI,Uke có chiều cao hơn mình và ngay cả khi Nage muốn Uke xoay nhanh hơn thì Nage lạI mất thăng bằng trước.
Thực ra thì đòn Iriminage rất khó thực hiện trong trường hợp trên khi mà Nage và Uke chưa hợp thành 1,và theo thói quen ,thường tập theo cách thoả thuận: Uke nhường Nage một chút để Nage có thể đánh được đòn,nói đúng ra là để Nage quen dần vớI các động tác của đòn mớI, để nhớ tên đòn mà thôi.còn ra đòn thì chẳng có lực tác động thực tế gì cả.
Nhưng khi nói đến võ thụât thì cần điều gì đó thực tế hơn,chúng ta không thể viện ra các lý lẽ để đòi hỏI sự hợp tác của Uke theo kiểu trên trong khi tập luyện.
Khi chúng ta xem các bậc thầy của Aikido quăng các Uke to lớn một cách dễ dàng,không gì ngăn cản mong muôn chúng ta sẽ tập luyện để đạt được như vậy.

Trong bài này,mình nói về đòn Iriminage Tenkan dành cho các bạn mớI tập vớI mong muốn để các bạn có thể tập đòn này một cách thực tế hơn.

Chúng ta hãy tạm quên đi các cách đánh,và nói đến một thực nghiệm như sau:
Các bạn và tôi ,có lẽ mọI ngườI đều xem qua các chương trình trượt băng nghệ thuât.
Các vận động viên trượt băng đã quay tròn một cách đẹp mắt và vững vàng trên độI giày trượt băng,nhưng các bạn hãy chú ý đến động tác quay tròn từ chậm đến rất nhanh của họ,trong khi đang quay,chỉ vớI 1 động tác co hai tay hoặc để hai tay từ vị trí giơ thẳng nằm ngang,buông xuôi xuống sát thân ngườI,tốc độ quay tăng một cách đáng kể. Có thể có bạn cho rằng không phảI như vậy,mà đó là do đôI chân điêu luyện của họ tác động lên tốc độ đó chứ,còn 2 cánh tay chỉ là để giữ thăng bằng mà thôi,quan điểm này của bạn rất đúng khi ta đang trượt trên băng.
Sự xoay tròn của các cặp vận động viên múa đôi cũng tương tự,trong khi cả hai nắm tay nhau ,như là sự liên kết thành 1,thì tốc độ xoay chung của hai ngườI cũng thay đổI tùy thuộc vào khoảng cách của hai ngườI này,khi gần nhau thì tốc độ quay tăng,khi xa thì tốc độ quay giảm

Giờ đây chúng ta cùng làm thêm 1 thực nghiệm dễ nữa ,vớI một cái ghế xoay, điều này mọI ngườI đều biết từ lâu,khi ta ngồI trên 1 cái ghế xoay,ta đẩy tay vào cạnh bàn để làm cho ta xoay tròn trên ghế ,sau đó giang hai tay và nhấc 2 chân lên để ta có thể xoay tròn trên ghế không đụng vào đâu cả,trong trường hợp này,ta có muốn quăng tay,hay chân theo vòng tròn trong không khí cũng không thể làm cho ta xoay nhanh hay xoay chậm hơn được.nhưng chỉ vớI động tác thu 2 tay (hoặc 2 chân vào hứong trục quay trong ngườI ta,tốc độ xoay tăng một cách đáng kinh ngạc.
Loài ngườI, từ lâu đã phát hiện ra rất nhiều định luật thiên nhiên trong các chuyển động tương tự như trên, đó là những định luật cơ học ,vật lý,phản xạ mà chúng ta từng học qua từ ghế nhà trường hoặc trong sách vở,trong thực tế hàng ngày.

Và mình nghĩ O-sensei Morihei Uyeshiba quả là một thiên tài, đã đi trước nhân loạI hàng trăm năm khi ông thực hiện được một hệ thống đòn thế Aikido, ẩn chứa các định luật của thiên nhiên,làm phương tiện tập luyện để con ngườI có thể hoà hợp vớI khí của vũ trụ. MỗI kỹ thuật đòn trong Aikido vẫn còn ẩn chứa những điều mà chúng ta cần khám phá và không ngừng luyện tập.
Trở lạI đòn Iriminage tenkan
Và điều gì làm cho Uke xoay theo trục của Nage mỗI lúc một nhanh khi mà Nage trong thờI điểm này chỉ cần có động tác đưa phần đầu Uke mỗI lúc mỗI gần trục xoay của mình một cách nhẹ nhàng và êm ái,
Uke không thể cưỡng lạI sự xoay càng lúc càng nhanh vì định luật của thiên nhiên ,vì chính trọng lượng nặng ký của Uke,và cũng vì tốc độ tấn công ban đầu của Uke.
Chúc các bạn những ngày tập luyện vui vẻ.

tyi
09-11-2007, 10:00 PM
Tui tuy chưa có dịp làm uke cho mấy thầy VN nhưng tui đã có dịp làm uke cho 1 số thầy Nhật và 1 số thầy địa phương và phục người này hay người khác chỉ bằng cảm nhận thôi. Diễn tả cảm nhận qua văn rất là khó vì mỗi người hiểu 1 từ 1 cách khác nhau.

Tôi rất đồng ý với anh Aiki, cảm nhận mang tính cảm tính rất cao, và nó tùy thuộc ở chính mỗi con người. Cảm nhận ở từng người luôn mang sự khác biệt và thể hiện đặc điểm của chính người đó. Chia sẻ sự cảm nhận, cũng chính là bổ sung và cải thiện góc nhìn của mình về một vấn đề nào đó.


ví dụ khác là Tyi nói là thầy hoàn toàn khg ra lực, nhưng đối với tui (theo cảm nhận của tui) là các thầy khg gồng và thả lỏng cơ thể (vai, tay ...) chứ khg phải khg ra lực. Thầy có dùng lực, nhưng lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp.

Thật ra là Tyi viết là: chỉ hai cánh tay của thầy không ra lực thôi, còn bản thân thầy, đúng như anh Aiki nói, là ra lực. Lực này sẽ truyền từ người của thầy sang Uke. Với kiểu truyền "lực" như thế này, Uke có không muốn ngã, cũng phải ngã, không muốn nằm xuống cũng nằm xuống, và cảm nhận của uke lúc đó là chỉ biết tự hỏi " sao tui lại bị như vậy he?, sao kỳ vậy?." Đây chính là điểm rất thú vị trong Aikido, và ai cũng muốn đạt được điều này.

Trở lại với ý của anh Aiki viết ""lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp", rất tôn trọng cách viết và cảm nhận của anh.
Còn cảm nhận của tôi là không dám nghĩ nó là khí, nhưng nói là lực thì lực này chỉ 3/4 thôi, còn 1/4 còn lại chả biết giải thích nó là cái gì nữa. Lực này chỉ có uke là người cảm nhận rõ nét nhất, vì nó không phải là "xô, đẩy, ấn" như bình thường, hoặc có thể cương, giữ lại như bình thường. Người Uke chỉ có cảm nhận nó như một cơn sóng ập đến, quét và cuốn cả người đó đi.. xuống đất hoặc văng toàn thân ra xa. Cố gắng gượng lại chỉ chuốc thêm té "nặng nề" hơn, "đau hơn" và "đo đất" nhanh hơn.

Một cảm nhận cá nhân khác nữa là khi đánh, phát lực, tôi không nghĩ là mình sẽ đánh vào uke (hix, cái này trừu tượng quá, nhưng chả biết giải thích làm sao, (cao nhân nào giúp với !!! :focus: :focus: ), cái này thì tui chịu, chưa nghĩ được, nhưng có một vị thể hiện được bằng hình ảnh rất rõ ràng, đó là Sansei Olsen, khi ông thể hiện các đòn bị uke nắm với cây kiếm trong tay, có thể nói tập trung vào kiếm thay vì tập trung vào người, sau đó hãy bỏ kiếm, và đánh với người, nhưng hãy tưởng tượng là có kiếm ! :laugh: )
Mún tìm cái clip olsen "cầm kiếm đánh người" để minh họa, nhưng trên google không có, bạn nào ở HN có xin up dùng. cảm ơn trước


Thật ra thì mỗi người đều có con đường của riêng minh, và đường nào thì cũng đến đích, chỉ có điều những gì mình cảm nhận nên thực nghiệm trước (có sự phê bình và góp ý của các bạn tập hoặc của đàn anh thì càng tốt), như vậy mới không rơi vào "tà đạo". (hì hì, viết đến đây thì nghĩ đến bài "Võ và đạo" của NGDalat, định hôm nào rảnh sẽ viết 1 bài, @ NGdalat: hix, Tà cũng có Đạo nữa đó nha, :biggrin: ).

Mong các bạn cùng chia sẻ cảm nhận của mình, tui nghĩ chia sẻ sẽ giúp nhau cùng xây dựng và tiến bộ !

tyi
09-11-2007, 10:36 PM
Do đường truyền trục trặc, mình "gúc" chưa ra hết, gúc lại thì tìm được kết quả sau:

Bổ sung Links về "Dùng kiếm đánh người"

Link 1


http://video.google.com/videoplay?docid=-7463566894480085622&q=tenshinkai+aikido&total=2&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=1

Link 2:


http://video.google.com/videoplay?docid=-7463566894480085622&q=tenshinkai+aikido&total=2&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=1

cucat
09-11-2007, 11:07 PM
http://youtube.com/results?search_query=aikido+ha+noi&search=Search

Link ở trên em mở không ra, em gửi link này bên youtube

Việc cầm kiếm giúp giữ trục và cánh tay ở trong trạng thái unbendable arm nên nhờ đó thực hiện đc tốt hơn ( theo em nghĩ là zi )

Thầy Olsen bên cạnh tập Aikido cũng hay thích tập Chi Kung, hình như dạng Thái Cực Quyền thì phải, hình này ổng tập Trạm Trang Công, nhìn cứ nhớ tới bài tập với cái Lu của anh NgDaLat

http://farm2.static.flickr.com/1211/1364478604_703f1ec670.jpg?v=0

Xem clip của thầy Olsen, thấy rõ việc truyền lực của ổng từ cả toàn thân ra tay, cái chân rất bám đất

gianghohiemac
09-12-2007, 03:07 AM
Đây là 1 clip nhỏ và ngắn về olsen "cầm kiếm đánh người" để minh họa cho bài viết của anh tyi:

http://youtube.com/watch?v=mOcipcN79KU&mode=related&search=

fourever
09-12-2007, 08:43 PM
Và mình nghĩ O-sensei Morihei Uyeshiba quả là một thiên tài, đã đi trước nhân loạI hàng trăm năm khi ông thực hiện được một hệ thống đòn thế Aikido, ẩn chứa các định luật của thiên nhiên,làm phương tiện tập luyện để con ngườI có thể hoà hợp vớI khí của vũ trụ. MỗI kỹ thuật đòn trong Aikido vẫn còn ẩn chứa những điều mà chúng ta cần khám phá và không ngừng luyện tập.

Môn võ Aikido hiện nay, đến từ Aiki-jujutsu có gần ngàn năm qua. Hệ thống võ Aiki là bí truyền chỉ dành cho giai cấp lãnh đạo Samurai, sự truyền bá của nó rất giới hạn.
Sensei Ueshiba gạn lọc và loại bỏ khoảng 20% các chiêu thế hiểm ác, các loại khóa cả người làm bại liệt tay chân, các phương cách cột toàn thân con người không cần một sợi giây. Khi muốn thả nạn nhân, thì mình đến mở "khóa" v..v..Aiki-jujutsu là kỹ thuật cho Võ sỉ đạo (Bushido) của đăng cấp Samurai. Qua thế kỷ 20, không còn Samurai nửa, nên Sensei Ueshiba sau khi có chứng chỉ giãng dạy từ sensei Takeda, đã gọi môn võ nầy là Aiki-Budo (Hiệp Khí võ đạo). Qua thập niên 40s mới gọi là Aikido (tên gọi Aikido thật ra không phải đến từ Sensei Ueshiba).
Tiến trình nầy cũng tương tự như Judo, với gốc nguồn là Jujutsu (Nhu thuật) rất phổ biến trong dân gian, không có các chiêu thức thần bí như Aiki-Jujutsu. Sensei Kano chọn lọc và sắp xếp Jujutsu lại để nó trở thành môn thể thao trước sensei Ueshiba khoảng 25 năm.
Aikido hay các môn võ khác là "quà tặng" của thượng đế cho con người (từ sự phát triển của trí óc, qua hằng trăm thế hệ để hoàn bị các kỹ thuật trên). Do đó nhân loại phải biết ơn và tận dụng, không thành vấn đề bước đầu nó xuất phát từ phương trời nào :smile:
Anh Aiki và một số bạn khác có viết nhiều bài về nguồn gốc của Aikido ở trong forum nầy, anh có dịp nên tham khảo rồi góp thêm ý kiến để kho tàng chúng ta được hoàn thiện hơn :friends:

DUCHUY
09-13-2007, 01:47 AM
rất cám ơn anh fourever đã cho biết thêm về nguồn gốc sâu xa của Aikido,đây là 1 dịp để em học hỏi thêm.

DUCHUY
09-13-2007, 06:51 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .

Các bạn mớI học Aikido thừờng hỏI : Ki là gì?
Đây là một câu hỏI cần có của các Aikidoka ,nhưng để trả lờI câu hỏI Ki là gì ,thật sự không dễ dàng trình bày qua ngôn ngữ.
Tuy nhiên, ĐạI sư Koichi Tohei đã hé mở cho chúng ta có một chút manh mốI, khái niệm về Ki và những phương pháp tập luyện của ông để làm sao ta có thể cảm nhận được Ki là gì, qua cuốn sách nổI tiếng "Hiệp khí Đạo trong đờI sống hàng ngày" và cuốn"Bốn nguyên tắc căn bản về khí"
Và để tìm câu trả lờI Ki là gì?các bạn mớI học cần đọc 2 cuốn trên.
Chúng ta hãy tạm quên câu hỏI trên.và cũng cần có thờI gian để đọc sách .

: 6/ bí mật của sự chuyển động theo đường xoắn ốc

Chuyển động theo đường xoắn ốc, điều này không mớI mẻ gì,Từ xa xưa chuyển động theo hình xoắn ốc đã có từ các hành tinh trong vũ trụ, có trong thiên nhiên,các cành lá thừờng mọc lên theo hình xoắn ốc quanh thân cây,và nhiều lắm trong các chuyển động của các cơn lốc của gió,của biển,năng lựông tích tụ từ các chuyển động xoắn ốc này rất là to lớn mà ai cũng công nhận là có thực.

. Giờ đây,các bạn và tôi hãy làm một thử nghiệm nhỏ về chuyển động theo đường xoắn ốc
từ hai cánh tay của mình như sau.
Từ tư thế đứng hay ngồI cũng được,tốt nhất là tư thế quì Kesa thì dẽ tập trung hơn,Hai bàn tay nắm vào nhau (không đan xen các ngón tay) hai cùi chỏ nâng lên đê hai cánh tay ở vị trí nằm ngang nhau, ở vị trí này,các bạn dùng lực cơ bắp để ép hai bàn tay của mình lạI từ 2 hướng ngược nhau,như vậy là cân bằng,hai bàn tay ở vị trí giữa gần ngực.
rồI thứ tự làm theo các động tác sau đậy

a Bạn hãy tập trung tinh thần vào cả hai tay để ép hai tay vào nhau

b Vẫn giữ sự tập trung như ở giai đoạn a trên và thêm sự tập trung vào tay trái đẩy về hướng tay phảI,
ở giai đoạn này,nếu bạn làm đúng thì thấy tay trai và hai bàn tay chỉ hơi nhích về bên phảI 1 chút xíu họăc hai bàn tay không nhúc nhích gì cả vì lực hai bên vẫn cân bằng vớI nhau-
c/ Vẫn giữ sự tập trung như ở giai đoạn b và thêm chuyển động sao cho bàn tay trái vừa đẩy qua phảI vừa xoay bàn tay theo đường xóăn ốc( hướng có thể xoay được cả hai bà tay),bạn sẽ thấy bàn tay trái đẩy qua phảI một cách dễ dàng.
d/ vớI sự tập trung vào tay phảI đẩy sang bên trái theo hình xoắn ốc cũng vậy

Chúng ta hãy tìm câu trả lờI bằng kiểm nghiệm thưc tế. Và nếu bạn tập trung được tinh thân qua 4 giai đoạn trên tức là bạn đã có thể phát lực theo ý thông qua chuyển động xoắn ốc rồI đó.
Khi bạn đã nắm vững cách tập trung tinh thần đẩy tay ra theo hình xoắn ốc (vừa đẩy và vừa xoay bàn tay) như thử nghiệm trên,
Hãy thử nghiệm vớI một bạn học to lớn hơn mình, hai ngườI quỳ Kesa đốI diện nhau ,hai tay Uke nắm 2 tay bạn nợI cổ tay ,và bạn hãy thử đẩy 1 cách bình thường,và sau đó đẩy theo hình xoắn ốc,Hãy nghĩ tớI sức mạnh của 1 cơn lốc xoáy trước khi đẩy tay,nếu anh bạn bị đẩy lui,có nghĩa rằng bạn đã cảm nhận được,vấn đề còn lạI là luyện tập thích nghi tuỳ trường hợp và tùy mộI đòn thế khác nhau, Kokyu là cách tập Ki hiệu quả của Aikido mà chúng ta thường tập.Các động tác khác khi ngồI tập đẩy Ki sao cho đúng như là thả lỏng cơ thể ,không gồng cứng,tập trung vào Đan điền ,cách thở,cũng không kém phần quan trọng,những điều này cần sự chĩ dẫn trực tiếp của thày ,hoăc HLV tạI lớp.
Câu chuyện về những chuyển động theo hình xúan ốc mớI chỉ là bắt đầu,vẫn còn nhiều điều chúng ta cần khám phá.

DUCHUY
09-24-2007, 10:11 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người 7/ Hình nón tròn xoay và hợp lực tạI đỉnh:

Hình nón tròn xoay là 1 hình mà chúng ta có thể áp dụng vào việc tập trung lực trong các đòn thế của Aikido,bài này nói về áp dụng phương pháp hình chóp nón tròn xoay vào kỹ thuật đòn Ikkyo.
Như các bạn đều biết :
Nếu xét trên quan điểm cơ học,vật lý thì điểm nhọn của hình chóp nón và bề mặt đáy có 1 sự chênh lệch rất lớn về áp suất, điều này đã từng được áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày ,như đầu nhọn của 1 cái đinh khi đang được cái búa đóng vào gỗ chẳng hạn.
Trong động lực học ,thì nguyên nhân làm cho 1vật thể chuyển động theo vòng tròn có thể phân tích thành 2 vec tơ có hướng vuông góc vói nhau, 1 là vectơ tiếp tuyến (hay vận tốc), và 1 là vectơ hướng tâm (gia tốc hướng tâm) cả 2 vectơ trên đều nằm trong mặt phẳng của hình tròn,tạI mỗI thờI điêm trong quá trình vật thể chuỷển động.l
.
Tương tự như chuyển động theo hình xoắn ốc ,chuyển động và phát lực theo hình nón là 1 tổ hợp các lực trong không gian 3 chiều và ở mức tổng quát hơn trong việc tập trung lực từ nhiều hướng dọc theo từ đáy tớI đỉnh,các lực này là tổng hợp các lực theo thờI gian từ lúc khởI đầu đến khi kết thúc 1 vòng chuyển động (hoặc 1 phần cung tròn ) đáy và luôn hướng về đỉnh của hình nón

Các bạn nào mớI tập đòn Ikkyo,khi gặp Uke nặng ký hơn mình,không dễ dàng làm Uke chuyển động theo để kết thúc đòn,Uke chỉ cần hơi gượng lạI là Nage không thể nào mang cánh tay Uke xuống nệm tập.

Trở lạI vật thể hình nón ,giả sử có 1 hình nón tròn xoay,chiều cao bằng 1 sảI tay, đường kính đáy bằng khoảng cách bề ngang của vai ,ta sẽ dùng hai bàn tay cầm ở đáy hình nón này và hướng đỉnh nhọn ra ngoài,khi ta xoay đáy của hình nón, đồng nghĩa vớI việc hai bàn tay xoay theo chu vi hình tròn của đáy,nếu ta thêm một lực thứ 3 nữa (vectơ gia tốc hướng tớI đỉnh của hình nón)là 2 tay vừa xoay vừa đẩy ra hướng tớI đỉnh của hình nón (tương tự như vừa xoay tay lái xe hơi,vừa đẩy tay lái hướng theo trục quay tay lái ra xa vậy).

Trong trường hợp áp dụng vào đòn Ikkyo ,các bạn hãy thử chuyển động kết hợp vớI sự phát lực theo hình nón tròn xoay như trên,bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể đánh đòn Ikkyo một cách dễ dàng ,ngay cả khi hình nón mớI chỉ xoay một góc vòng tròn (nhưng cần nhớ là luôn luôn phảI có thêm 1 gia tốc thứ 2 hướng tớI đỉnh của hình nón thì mớI hiệu quả),
sự gượng lạI và trọng lượng của Uke không còn là vấn đề,sự áp dụng chuyển động và phát lực theo hình nón tròn xoay sẽ nhân lực của bạn lên nhiều lần và tác động lên cánh tay của Uke trong quá trình chuyển động của bạn,trọng tâm của Uke bị cuốn hút kéo theo bởI lực này ,sự kết thúc đòn là tùy thuộc bạn hứong đỉnh của hình nón tớI đâu mà thôi.
.

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Ikkyo1.jpg

cucat
09-24-2007, 11:52 PM
Xin cảm ơn chú DUCHUY đã post các kiến thức này lên diễn đàn, con thấy rất hay và hữu ích! :laugh: :laugh: .

Chúc chú một ngày vui! :laugh:

David
09-25-2007, 12:56 AM
Cám ơn anh DUCHUY đã giới thiệu và phân tích về "hình chóp nó tròn vào trong kỹ thuật Ikkyo" ura, theo sự hiểu biết của tui thì đòn thế Aikido có rất nhiều tiểu tiết mà chúng ta cần chú ý. Vd: Đòn Ikkyo ura, 01 kỷ thuật khống chế Uke với bằng 01 cánh tay của Uke. Theo cách đánh căn bản mình còn phải khóa vai Uke rồi mới điều khiển được uke, Bộ pháp của Nage cũng rất quan trọng sẽ giúp Nage ít tốn sức hơn trong khi kéo ngã Uke:Đòn không chì dùng hình chóp tròn mà còn kết hơp với sự di chuyển trục theo đường thẳng, rồi sự kết hợp lực tấn công của Uke. Túm lại để thực hiện 01 đòn hoàn hảo quả là khó đòi hỏi sự tập luyện, cảm nhận (và nghiên cứu) lâu dài.

DUCHUY
09-25-2007, 09:25 AM
Anh David nói đúng đó,có nhiều đòn thế Aikido có nhiếu chi tiết ,chỉ có thể tập luyện thường xuyên dưới sự giám sát trực tiếp của thầy hoặc HLV thì mới có kết quả và cảm nhận được.

@cucat
chờ bài nói về phản xạ của cucat sao không thấy nhỉ.

aiki
09-25-2007, 10:12 AM
Hay lắm DH! Cách nhìn của DH là đúng theo võ học (Sciences)!:smile: :smile:

Cách nhìn của tui là theo võ thuật (art)! Tiếp tục nữa đi ...:friends: :friends:

DUCHUY
09-26-2007, 08:28 AM
@ anh Aiki
cám ơn anh Aiki và các bạn đã quan tâm tới bài viết,nếu có gì thíêu sót hoặc chưa đúng thì nhờ các bạn bổ sung giùm.thank:biggrin:

DUCHUY
11-21-2007, 07:11 PM
Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
8/ Sự chuyển động của con quay hồI chuyển (Gyroscop) và đòn Tenchinage.

Các bạn và tôi kể từ khi mớI tập Aikido, có lẽ nhiều ngườI đã từng đọc qua câu truyện kể về ĐạI Sư KoichiTohei,ngườI có tám đẳng Judo,khi xem tổ sư Uyeshiba thi triền võ công Aikido vớI các đệ tử , khi thấy các đệ tử bị Tổ sư Uyeshiba ném một cách quá dễ dàng,Đại sư cho rằng các thế ném của ,các đòn thế Aikido chỉ là sự biểu diễn có qui ước trước,Tổ sư Uyeshiba đã biết ,và đã để ĐạI sư tự kiểm chứng những sự hoài nghi trong tâm trí vớI mình.và kết quả là Tổ sư đã thâu nhận thếm 1 đệ tử vào môn phái Aikido vớI đẳng câp cao nhất (chỉ sau ngườI kế nghiệp trong gia đình 1 bậc),

Điều gì đã khiến một ngườI có tám đẳng Judo gia nhập môn phái Aikido ?,Các bạn nào đã từng giao đấu trong Judo đều có kinh nghiệm về việc làm mất thăng bằng và quật ngã đốI thủ không phảI là điều dễ dàng ,một khi cả hai bên đều ngang sức ,ngang tài, đều có ý chí quyết thắng,muốn làm đốI thủ mình đo ván. Có thể trong số các bạn và tôi cũng có đôI chút hoài nghi khi xem một vài Video clip biểu diễn về Aikido,Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem những thế ném nhẹ nhàng (nhìn từ bên ngoài),có thật sự hiệu quả không đốI vốI 1 Uke to lớn hơn và luôn đốI kháng lạI.

Chúng ta hãy tạm gác sự trả lờI cho những hoài nghi trên,và tìm hiểu vê một thiết bị đã xuất hiện từ năm 1817, được làm bởI 1 ngườI tên Johann Bohnenberger, đó là Gyroscop,tạm gọI là con quay hồI chuyển,các định luật cơ học liên quan đến Gyroscop đã từng được loài ngườI áp dụng trong phi thuyề n,máy bay,tàu biển,robot v..v..,trong việc định hướng,cũng như giữ thăng bằng là chính.
Trong bài này tôi không đề cập đến các công thức cũng như chi tiết của các định luật liên quan đến Gyroscop,chúng ta hãy xem 1 vài đoạn Video về Gyroscop theo đường link sau
http://www.gyroscopes.org/1974lecture.asp

Có 1 trong những clip này chúng ta hãy chú ý:lúc cô bé hoc trò bước lên bục giảng,dùng tay đẩy nhẹ một bên Gyroscop về 1 phía,kết quả là cái con quay không nghiêng theo phía đẩy mà lạI ngã về một hướng khác,(theo một qui luật thiên nhiên của nó )
Để có thể nắm bắt các quy luật chuyển động khác hướng vớI lực tác động bên ngoài của Gyroscop,có lẽ các bạn và tôi sẽ cần đến một thiết bị tương tự như vậy trong tay để có thể xác định thực sự giữa hướng của lực tác động và hướng của lực kết quả khác nhau như thế nào. Điều này không khó đốI vớI các bạn ở nước ngoài, đốI vớI các bạn ở VN thì việc tìm kiếm 1 thiết bị Gyroscop không đơn giản,tuy nhiên ,chúng ta có thể thử nghiệm vớI 1 Uke to lớn hơn mình tai ngay nơi mà chúng ta đang tập luyện, khi tập luyện đòn Tenchi nage,lý do tôi chọn đòn này để kiểm chứng vì có tư thế hai tay Uke nắm hai tay Tori. dễ thực hiện đốI vớI những ai mớI học Aikido
Khi Uke từ xa lao tớI,dùng hai bàn tay nắm hai cổ tay Tori,Tori chỉ cần nương theo lực,lui 1chân vòng ra sau để Uke hơi xoay một góc quanh trục (trục của Uke).Hãy chú ý lúc này:khi Uke đang quay quanh truc là lúc Uke đang ở trạng thái của 1 Gyroscop quay chậm(nhưng trọng lượng đáng kể của Uke sẽ ảnh hưởng rất lớn trong quy luật chuyển động của 1 Gyroscop),ta chỉ cần đưa một bàn tay trầm xuống thấp và một bàn tay lên vị trí cao hơn vớI một ý định ,tác động là làm cho trục quay của Uke nghiêng về 1 phía(phía phảI hoặc trái của Uke ,tuỳ theo sự thuận tiện của ta),Uke sẽ ngã ngửa hoặc ngã sấp theo quy luật của Gyroscop,Uke càng to,nặng ,xoay nhanh, càng dễ ngã,nhìn từ bên ngoài sẽ có cảm tưởng Uke lao tớI và Tori chỉ đưa 1 tay xuống thấp và đưa 1 tay lên cao ,rồI Uke ngã ngửa (hoặc ngã Ukemi về phía trước tuỳ trường hợp),Tori không hề sử dụng một lực trực tiếp nào cả để làm Uke ngã,Uke ngã ngữa hay sâp là theo qui luật cơ học của Gyroscop,hướng Uke ngã hoàn toàn kh ác vớI hướng lực tác động của Tori.,Uek ngã và không hiểu vì sao bị ngã.
Trạng thái Gyroscop của Uke cũng có thể áp dụng trong những đòn thế khác của Aikido khi mà Tori chỉ sử dụng 1 tay nắm hoặc chém Tori,hoặc các thế nắm hai tay từ phía sau v..v...
Khi Tổ sư Uyeshiba lập nên môn phái Aikido, Ông đã sáng tác những đòn thế theo hướng có những chuyển động hợp vớI các qui luật của vũ trụ.
Còn Johann Bohnenberger làm 1 cái Gyroscop đầu tiên,Hai phương trờI cách biệt , nhưng qui luật của Vũ tru thì ở đâu cũng có những sự tương đồng,
Hi v ọng rằng các bạn và t ôi sẽ t ìm được những câu trả lờI về hiệu quả thực sự của các thế ném trong Aikido .Những thế ném trông thật nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều sức hấp dân của các qui luật tự nhiên trong vũ trụ.

DUCHUY
03-27-2008, 03:14 AM
AIKIDO VỚI CÁC ĐỊNH LUẬT C HỌC VÀ PHẢN X CỦA CON NGƯỜI
9/ Mức độ phản xạ của 1 ngườI đốI vớI các lực tác động từ bên ngòai.Não bộ con ngườI còn nhiều điều mà khoa học hiện đạI chưa thấu hiểu tường tận,có nhiều nghiên cứu về hoạt động não bộ của con ngườI hiên nay cũng chỉ dừng lạI ở mức gián tiếp hoặc nộI suy từ những phản hồI các xung điện truyền vào não,rồI suy luận về các vùng hoạt động theo chức năng mà thôi,
Trong bài này
,các bạn và tôi sẽ cùng nghiên cứu về sự phản xạ ,có liên quan tớI một nguyên lý quan trọng của Aikido,mà O sensei Ueshiba đã từng truyền đạt lạI cho các thế hệ sau.
Chúng ta hãy cùng giải mã sự truyền đạt đó của O Sensei qua đoạn video clip sau
http://youtube.com/watch?v=yxxb2ctulEs
Hãy chú ý đến đoạn Tổ Sư để 4 ngườI cầm giữ 1 cây gậy ở 1 phía,phía còn lại O Sensei chỉ dùng 1 tay giữ gậy,và chỉ trong tích tắc,4 ngườI kia té nhào.
Vậy điều gì đã làm cả 4 ngườI không giữ nổI 1 cây gậy ,khi O sensei chỉ dùng 1 tay phát lực ? Trong chúng ta đây,có lẽ các bạn đã có người từng thử làm điều này ,và có thể đúc kết thành một nguyên lý tổng quát ẩn chứa trong các kỹ thuật Aikido không ?Tôi nghĩ đoạn video clip của Osensei trên là một bài học rất quan trọng và quý giá,liên quan tớI một điều bí ẩn trong sự hoá giải được các lực (kể cả khi Uke mạnh,dùng sức nắm thật chắc)
Các bạn và tôi hãy cùng khám phá điều bí ẩn thú vị trên.
Aikido thật tuyệt vời
:biggrin: :biggrin: :biggrin:

hagakure
03-27-2008, 09:40 AM
Bài viết của anh DucHuy đơn giản là rất tuyệt vời - hy vọng một ngày gặp mặt cùng chia sẻ với anh những chủ đề tương tự - Cảm ơn anh :friends:

chithanh
03-28-2008, 06:58 AM
Em xin bốc phét 1 chút về thăng bằng
Vật sẽ đứng cân bằng chừng nào chân đường vuông góc kẻ từ trọng tâm của vật còn nằm trong phần diện tích của chân đế của vật. Cái tháp nghiêng Pisa ko đổ vì đường vuông góc kẻ từ trọng tậm của nó vẫn còn nằm trong phạm vi chân đế."Một người đang đứng chỉ ko ngã khi đường vuông góc kẻ từ trọng tâm người ấy còn nằm trong phần diện tích giới hạn bởi đg` viền quanh 2 bàn chân họ". Ta thấy khó đứng trên 1 chân hoặc đi trên dây vì khi đó, diện tích chân đế rất nhỏ, chân đường vuông góc kẻ từ trọng tâm rất dễ rơi ra ngoài chân đế => MTB.
Khi trọng tâm bị đẩy lệch khỏi chân đế, có 3 trường hợp có thể xảy ra. Một là người đó phải di chuyển chân đế để "hứng" lấy trọng tâm ( bằng cách bước chân). Nếu trọng tâm ko bị lệch nh` thì có thể điều chỉnh bằng cách nghiêng người.Nếu ko kịp điều chỉnh thì sẽ ngã.
Từ đó, chúng ta thấy bản chất của việc đẩy ngã 1 người là đẩy trọng tâm của người ấy ra khỏi chân đế và làm cách nào đó để người ấy ko kịp điều chỉnh lại ( VD như ngáng chân chẳng hạn).

Chúng ta hãy cùng giải mã sự truyền đạt đó của O Sensei qua đoạn video clip sau
http://youtube.com/watch?v=yxxb2ctulEs

Trong clip trêncủa anh DUCHUY có đoạn sư tổ quỳ xuống, để 4 ông học trò đẩy mà ko ngã. Mọi người hãy chú ý đến hướng lưng của Tổ sư. Tổ sư để thân nhơi nghiêng đi, lưng của Tổ sư lúc này thẳng với phương của lực tác dụng bởi 4 ông học trò kia. Vì thế, lực đẩy của 4 ông kia lại đẩy trọng tâm thẳng vào chân đế chứ ko phải đẩy trọng tâm lệch khỏi chân đế. Như vậy thì sao mà làm Tổ sư ngã đc.
Từ đó, ta có thể tìm ra cách hứng chịu lực đẩy của đối phương ntn để ko bị ngã.:biggrin:

gianghohiemac
03-28-2008, 07:05 AM
Trong clip trêncủa anh DUCHUY có đoạn sư tổ quỳ xuống, để 4 ông học trò đẩy mà ko ngã. Mọi người hãy chú ý đến hướng lưng của Tổ sư. Tổ sư để thân nhơi nghiêng đi, lưng của Tổ sư lúc này thẳng với phương của lực tác dụng bởi 4 ông học trò kia. Vì thế, lực đẩy của 4 ông kia lại đẩy trọng tâm thẳng vào chân đế chứ ko phải đẩy trọng tâm lệch khỏi chân đế. Như vậy thì sao mà làm Tổ sư ngã đc.
Từ đó, ta có thể tìm ra cách hứng chịu lực đẩy của đối phương ntn để ko bị ngã.:biggrin: [/quote]

Không đơn giản vậy đâu, lực của người đẩy không phải lúc nào cũng theo 1 phương đâu :unsure:

cucat
03-28-2008, 07:13 AM
Do lực của Uke không bao h phát cố định một hướng nên ta phải làm sao khiến Uke phải phát lực vào một hướng ?!? Như thế nào nhỉ, chú DUCHUY reply nhé! HEhe :laugh:

aiki
03-28-2008, 07:18 AM
hay lắm chithanh, tiếp tục nữa đi. Nếu tìm hiểu được nguyên lý thì là 30% bước đi rồi. Số còn lại là áp dụng vô đòn thôi ...:biggrin: :biggrin:

Cái clip anh DH hay quá. Tân mắt tui đã thấy thầy Tamura làm 1 điều như vậy nhưng chỉ với 3 người Mỹ thôi. Khi nắm gậy, họ khg đứng 1 bên như trong clip sư tổ mà đứng 2 bên và đối diện với thầy. 1 cách nhẹ nhàng thầy hất làm họ té. Uổng quá lúc đó khg quay phim.

Có phim coi thì dễ phân tích hơn.

DUCHUY
01-07-2011, 01:10 PM
Nguyên lý lực kéo của ròng rọc áp dụng trong kỹ thuật của Aikido - hoá giảI thế tấn công Rio kata tedori.

Ròng rọc và những ứng dụng của nó đã được ngườI xưa phát minh từ cách nay hơn 2000 năm,.Các nhà khảo cổ học đã dựng lạI được phần nào lịch sử thờI cổ đạI,và cũng đã có những bằng chứng về việc các công trình vĩ đạI xây dựng tạI nhiều nơi trên thế giớI xa xưa,có sự ứng dụng lực kéo của các ròng rọc để nhân lực kéo trong viêc kéo hoặc nâng các vật nặng ,và cho đến hiện nay nguyên tắc dùng ròng rọc để nhân lực kéo vẫn còn áp dụng rộng rãi trong nghành xây dưng

,một ngườI ,nhờ nguyên tắc ròng rọc có thể kéo hoặc nâng một tảng đá nặng ngàn cân chỉ vớI 1 bộ phận Palăn dây xích kéo tay ,có kích thước bằng cái nón bảo hộ độI trên đầu.

Trong Aikido ,các bạn cũng đều đã biết nguyên tắc ròng rọc , được áp dụng trong một vài chiêu thức hoá giảI trong thế tấn công khi bị uke chụp nắm vào tay nage ,đặc biệt là khi có 2 uke,mỗI ngườI dùng cả 2 tay nắm 2 tay của nage. đứng 2 bên

Các bạn và tôi ,trước hết thử tìm ra những điểm tương đồng trong quy luật vật lý của ròng rọc vớI các kỹ thuật hoá giảI thế nắm Rio kata tetori.
Trong kỹ thuật này,việc phân tích đầy đủ một kỹ thuật từ đầu tớI khi kết thúc kỹ thuật là không cần thiết và không thể ,vì lý do có nhiều kỹ thuật hoá giảI khác nhau, tuỳ theo chương trình tập,và cũng tuỳ thuộc do các HLV hướng dẫn trên sân tập.

Và chúng ta chỉ xét về mặt vật lý của cái ròng rọc kép đơn giản.vớI sự áp dụng nguyên lý lực tác động trong giai đoạn đầu và ở vị trí tĩnh,Uke 2 tay nắm chặt 1 tay ở gần cổ tay nage và Uke đã trong trạng thái tĩnh,đứng yên.
Ở trạng thái trên, thì việc Nage khởI đầu cho kỹ thuật hoá giảI sẽ không dễ như trường hợp Uke trong giai đoạn đang di chuyển tớI để thực hiện cú nắm bắt .
Tuy nhiên,việc phân tích các lực tác động ở trang thái Uke đã đứng yên,sẽ cho ta thấy được sự khác biệt lớn trong việc dùng lực theo nguyên lý ròng rọc.

Theo định nghĩa thông thường thì ròng rọc kép là gồm 2 hình tròn,có 2 rãnh bên ngòai để đặt dây vào kéo,ròng rọc kép có 2 hình tròn và 2 rãnh khác nhau, đường kính R1 và R2 ,kết nốI cứng vớI nhau trên cùng 1 tâm quay,hễ một cái có lực tác động vào làm quay 1 vòng thì cái kia cũng quay theo 1 vòng,nếu 1 cái quay 1 góc thì cái còn lạI cũng quay theo đúng 1 góc,

Điểm Z,còn gọI là điểm zero,hoặc là điểm trung hoà các lực ,vị trí điểm Z nằm trên trục quay của ròng rọc.ở một góc nhìn thuận lợI,điểm Z là trùng vớI tâm quay của ròng rọc

Nếu xác định đúng được điểm Z trung tính này,nơi mà cái ròng rọc kép quay quanh nó,tương ứng vớI nơi mà cánh tay của Nage đang bị 2 bàn tay của Uke nắm chặt cứng- quay quanh nó ,thì sẽ thực hiện kỹ thuật Aikido để hoá giảI dễ dàng ,như trở bàn tay.

Thực hành trong tập luyện,các bạn nào mớI tập Aikido ,gặp phảI Uke dùng lực tay nắm cứng tay mình và đứng yên ,sẽ cần xác định điểm Z nói trên,ở thế nắm kata một tay nắm một tay,điểm Z thường là vị trí nằm đâu đó trên ngón cái của bàn tay Uke,nếu là 2 tay nắm 1 tay thì điểm Z ở vị trí khoảng giữa 2 bàn tay của Uke.Và vị trí cũng là tương đốI,khi thực hành chúng ta sẽ xác định được rõ ràng hơn.

Trục quay sẽ được xác định có chứa điểm Z và thường có hướng trùng vớI trục xoay 1 cổ tay của Uke (trong trường hợp 1 tay nắm 1 tay) ,hoặc trùng vớI phương hướng trung bình 2 cánh tay Uke đang nắm bắt .

Việc áp dụng nguyên lý ròng rọc sẽ cho chúng ta một lợI thế trong giai đoạn khởI đầu 1 kỹ thuật Aikido ở vị trí tĩnh,Nage chỉ cần xoay cánh tay đang bị nắm bắt quanh trục quay có chứa điểm trung tính Z, bàn tay Uke,cổ tay Uke tự nhiên xoay theo. (cần di chuyển chút ít cơ thể sao cho mặt phẳng xoay cánh tay ta càng thẳng góc vớI trục quay Z càng có hiệu quả)

VớI quy luật R1 x F1(nage) = R2 x F2(uke)

R1 là tương ứng vớI chiều dài từ điểm Z trung tính ( hay tâm quay) tớI cùi chỏ nage hoặc xa hơn nữa, tớI vai của nage

R2 là tương ứng vớI nửa khoảng cách bề ngang bàn tay của Uke (trong trường hợp nắm 1 tay)
hoặc tương đương vớI khoảng cách 2 bàn tay nắm của uke (trong trường hợp uke dùng 2 bàn tay nắm 1 tay nage nơi gần cổ tay),

F1(nage) tương ứng vớI lực khi nage sử dụng trong chuyển động xoay cánh tay quanh truc Z, ở tình trạng thư giãn ,thì lực này có thể lớn tưong đương vớI trọng lượng của nage kết nốI llinh động khớp vai vớI cùi chỏ trong động tác này.

F2(uke) tương ứng vớI lực nắm cứng của uke vào cổ tay nage cản trở sự chuyển động cánh tay của nage.

Hiển nhiên ,R1 (chiều dài của cánh tay) luôn lớn hơn R2 ( bề ngang bàn tay),thường vào khoảng dài hơn từ 2 đến 2,5 lần,và theo công thức trên về momen lực tác động cân bằng,Nage chỉ cần dụng lực nhỏ hơn lực nắm cản của uke 2 đến 2,5 lần để xoay cánh tay

Chúng ta có thể nhờ một ngườI thứ ba,đứng gần,dùng ngón tay cố định ,chỉ vào điểm Z,nếu nage xoay cánh tay 1 góc khoảng 90 độ (cùi chỏ nage hạ thấp trong khi bàn tay di chuyển lên )mà đồng thờI giữ được điểm Z ,trục z không xao động nhiều cũng như không di chuyển khỏI vị trí lúc đầu nơi ngón tay chỉ vào,coi như đã áp dụng được nguyên lý trên… vấn đề tiếp theo là chọn lựa 1 kỹ thuật hoá giảI tuỳ theo mỗI người.(ví dụ Koshi nage,Kokyu nage..v..v)

Nguyên tắc ròng rọc trên có bao hàm dùng lực nhỏ kháng lạI lực lớn hơn,vì vậy chỉ sử dụng trong trường hợp khởI đầu làm cho uke chuyển động cơ thể,để triển khai 1 kỹ thuật Aikido tiếp theo hiệu quả.

Tuy nhiên ,nguyên tắc ròng rọc trên vẫn có thể áp dụng trong trường hợp uke đang lao nhanh vào nắm bắt.hoặc trong trường hợp nage đang chủ động làm uke di chuyển, cả điểm Z trung tính và truc quay Z đều liên tục chuyển động,đổI hướng ,nhưng các lực tác động cân bằng theo nguyên lý ròng rọc trên vẫn có tác dụng.Vấn đề là chúng ta tập luyện sao cho có thể xác định điểm Z trung tính này,phương hướng trục xoay z này tạI mọI thờI điểm đang chuyển động phù hợp kỹ thuật Aikido ,vớI sự di chuyển ,và khoảng cách của cả hai người…

Tài liệu tham khảo :
1/ “Pulley principle”
2/ “The hidden roots of Aikido ,tác giả Sokaku Takeda“
3/ “động lực học và hệ quy chiếu tương đốI trong không gian”

Chúc mọi người Tết vui vẻ.

aiki
01-07-2011, 08:42 PM
Hay quá! DH giải thích 1 cách rất khoa học!

cái chính là làm sao biết điểm Z ở đâu và phải tập thật nhiều để khi ra đòn, là đúng ngay chỗ đó!

David
01-09-2011, 09:52 AM
Vấn đề ở đây là khi uke nắm chặt/uke khỏe hơn Nage thì làm sao Nage có thể "nage xoay cánh tay 1 góc khoảng 90 độ (cùi chỏ nage hạ thấp trong khi bàn tay di chuyển lên) ".

DUCHUY
01-09-2011, 08:18 PM
Cám ơn anh Aiki đã quan tâm tớI bài viết,có lẽ mình cần tập luyện thật nhiêu như anh Aiki nói,

Câu hòi của anh David cũng là câu hỏI thực tế của tui cách đây khá lâu ,hồI đó ,tập tạI sân lầu 4 Đa Kao,uke tập vớI tui chỉ ngang sức ,khi nắm cả hai tay vào 1 tay ,tui không thể nào thực hiện 1 kỹ thuật nào cả, nói chi đến việc nâng cánh tay lên,và có hỏI thày ,thày chỉ nói “anh này khoẻ lắm”,đúng là hắn khoẻ thật,Uke này khoẻ thật,hắn thử nắm tay lần lượt vài ,ba ngườI,và không ai ra đòn được,lúc đó tui chỉ biết dùng Judo,vào đòn Osotogari để hoá giải.

Nhưng sau này càng tập Aikido tui càng khám phá ra Aikido có nhiều nguyên lý dụng lực rất nhẹ nhàng và hiệu quả,

Có 1 vài nữ võ sinh đã thử áp dụng nguyên lý ròng rọc nói trên và không còn bị khống chế bởI các nam võ sinh hay thử nắm cứng trong khi tập luyện.

Và có lẽ nguyên lý nào cũng có hạn chế của nó, Nếu uke quá khoẻ thì nguyên lý ròng rọc không có hiệu quả,và phảI chăng các tài liệu trong Aikido không thể diễn đạt hết các bí mật của môn võ này,Hay là các bậc tiền bốI muốn phần còn lạI để chúng ta tự khám phá trong khi tập luyện.

David
01-10-2011, 12:29 AM
Anh DUCHUY thử áp các ngón tay của anh vào cánh tay của uke sao cho lòng bàn tay hướng lên trời, rồi sau đó đẩy cùi chỏ mình về phía uke. Tay uke sẽ tự động bị nâng lên lúc đó uke mất thăng bằng và mình đánh tiếp đòn. Anh làm thử đi rồi sẽ nghiệm ra tại sao lại làm vậy. Aikido có nhiều tiểu tiết nếu mình không nghiên cứu thấu đáo thì chỉ ở giai đoạn "bắt chước". Đảm bảo với anh, khỏe cở nào (cân nặng khoảng gấp 1,5 Nage) anh DUCHUY dùng cách đó uke cũng chịu thua.

DUCHUY
01-11-2011, 07:16 AM
Cám ơn anh David ,tui sẽ làm thử theo cách anh chỉ dẫn…
đang tìm trong sân uke bự để thử làm theo cách của anh.