PDA

View Full Version : Giải Mã De Vinci Code - Tập I : Bí Ẩn Của Vẻ Đẹp



hagakure
05-29-2007, 06:42 PM
Giải Mã De Vinci Code


http://photo.ringo.com/207/207237180O697741369.jpg


Giải Mã De Vinci Code là một bộ 3 tập sách báo độc lập về nội dung nhưng gắn kết chặt chẽ bằng sợi dây nghệ thuật & mỹ thuật . Nó bao gồm 2 tác phẩm & 1 bài báo là :

( 1 ) - De Vinci Code - Mật mã De Vinci - Tác giả Dan Brown
( 2 ) - Secret of Beauty - Bí ẩn của vẻ đẹp - Tác giả Jill Briton
( 3 ) - Perspectiva - Mẫu phối cảnh - Tác giả Alison Cole

De Vinci Code đưa ta lạc vào thế giới của Hội Tam Điểm , đưa ta ngược dòng về một chuỗi sự kiện lịch sử của toán học , hội họa - tất cả là logic đấy nhưng lại phủ lên mình lớp màn tâm linh sắp đặt - có lẽ cũng không nhất thiết phải nói nhiều , vì rồi mọi người sẽ có cuốn sách đó .

Perspetiva & Secret of Beauty lại đi theo hướng khác - giải mã những ẩn số hội họa bằng chính công cụ lịch sử & toán học - hoàn toàn là sự phân tích và tổ hợp thông tin có thực . Và loạt bài viết gồm hai tập sẽ nói về hai tác phẩm này . Chúc mọi người luôn vui !


Hagakure

hagakure
05-29-2007, 06:43 PM
Phần I : Có những câu chuyện lịch sử


Trong bức thư của gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học , tổng thống Abraham Lincoln đã viết có đoạn :

- Xin thầy dạy cho cháu biết thế giới kỳ diệu của sách ... nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thủa của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời , đàn ong bay lượn trong nắng , và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh .

________


Thời trung cổ kết thúc ở thế kỷ XV . Trong khi số lượng các cuộc chiến tranh giảm đi thì các phát kiến về tự nhiên và khoa học tăng lên đáng kể : Christopher Colomd tìm ra châu Mỹ , các phát minh nông nghiệp , thương mại mở rộng qua nhiều nước , và nhất là phát minh ra máy in . Kể từ lúc này , thế giới trở nên rộng lớn hơn gấp nhiều lần . Cuộc sống giờ trở nên dễ dàng hơn , tính tò mò của con người trỗi dậy trong cảnh an bình ấy - và thời Phục hưng bắt đầu . Những Raphael , De Vinci đã trưởng thành trong thời kỳ vinh quang ấy .


________


Hy Lạp cổ đại đã sinh ra nhiều các triết gia , các nhà toán học và những kỹ sư nữa . Các tác phẩm của họ đã được các thầy tu sao chép và tồn tại qua thời trung cổ . Nhờ quan sát và kinh nghiệm tích lũy được , quá trình khám phá thiên nhiên bắt đầu để hiểu thế giới thực sự vận hành ra sao .

Một đại diện tiêu biểu của thời kỳ đó , nhà toán học Pythagoras ( 569 - 489 trước công nguyên ) người Hy Lạp từng viết : " Phàm những thứ đẹp đều có một đặc tính chung , đó là sự nhất quán hài hòa giữa từng chi tiết và sự nhịp nhàng giữa chi tiết với toàn thể "

Chắc hẳn các bạn đã không ít lần rung động trước một cô gái đẹp , một bức tranh hoàn mỹ , hay một công trình nguy nga . Nhưng chắc không nhiều bạn tự hỏi : " Vậy mật mã và cái gì là nền tảng phía sau mỗi vẻ đẹp hoàn hảo đó ? " . Đã nhiều thế kỷ nay , song hành với việc tìm kiếm nghệ thuật của cái đẹp , loài người cũng tìm kiếm bí ẩn của nó . Bài tập hợp này là một bức tranh chắp nối từ nhiều mảnh ghép khác nhau , những mảnh còn thiếu chắc vẫn rất nhiều - và công việc hoàn thành thuộc về các bạn độc giả .


( Jill Briton - Camosun College , British Columbia , Canada )

hagakure
05-29-2007, 06:44 PM
Phần II - Nền Tảng


Vào thế kỷ thứ III trước công nguyên , Euclid đã đưa ra bài toán nổi tiếng khi tìm cách chia một đoạn thẳng thành hai phần sao cho phần lớn hơn là trung bình nhân của phần nhỏ hơn và đoạn thẳng đó . Bài toán này có tên gọi Phép chia Hoàng Kim hay Phép chia Điều Hòa .

Nội dung của bài toán như sau :

- Chọn điểm G ( Golden Point ) trên đoạn AB sao cho : AB / AG = AG / GB ( * )

G gọi là Điểm chia Vàng của AB .

Ta đặt AB = a và AG = x ( 0 < x < a ) thì từ ( * ) ta có :

a / x = a / ( a - x ) hay

x.x + a.x - a.a = 0 ( ** )

Giải ( ** ) ta có kết quả

Phi = AB / AG = AG / GB = 1. 618 ...


Đó chính là chìa khóa của chúng ta để giải mã bí mật - Leonardo De Vinci đã
gọi 1,618 là số vàng ( Golden number ) và gọi tỷ lệ AB/AG là tỉ lệ vàng ( Golden Ratio )




___________


Phần II kết thúc chính là lúc câu chuyện của chúng ta bắt đầu .


_____________________________

hagakure
05-29-2007, 06:44 PM
Phần III : Leonardo - Hình Học Vàng Phẳng & Khối


Chú bé Leonardo sinh năm 1452 tại ngôi làng mang tên Vinci , ở Toscane ( Italia ) . Cha cậu , ông Pietro là một công tố viên . Mẹ cậu , bà Caterina là một nông dân . Cậu bé lớn lên ở nông thôn và tỏ ra có năng khiếu với hội họa , cậu được cha đưa đến Florence , thành phố ở gần đó . Tại đây , cậu đã học tập bên cạnh những họa sĩ lớn nhất thời ấy .

Mọi người đều bị cuốn hút bởi sự phong phú của ngôn từ , trí thông minh và sự duyên dáng của ông . Đó cũng là một kỵ sĩ tài ba , một vận động viên điền kinh bền bỉ . Ông đọc sách không biết mệt mỏi , tò mò đối với mọi môn học . Đối với Leonard , không hề có khoảng cách giữa nghệ thuật & khoa học . Ông tìm tòi và thể nghiệm như một nhà bác học hiện đại và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm .

Khái niệm Tỷ lệ vàng và những hình học của nó đã được ông đưa ra lần đầu tiên chính là kết quả của nhiều thử nghiệm ấy - nó cho thấy sự nhạy cảm tới từng chi tiết của ông trong khả năng sáng tạo & hệ thống :


http://photo.ringo.com/213/213803998O708181317.jpg

__________


http://photo.ringo.com/213/213804034O457566165.jpg


__________


http://photo.ringo.com/213/213804068O068007814.jpg



_____________


Chìa khóa đã có và cánh cửa cũng đã được mở ra . Giờ chúng ta sẽ cùng ngắm nhìn một vài tạo vật trong căn phòng bí ẩn ấy - nơi giờ đang tran ngập ánh sáng và bạn cũng cần chút kiên nhẫn để dõi theo những bài viết này .


( Leonard De Vinci , The Genius - Nathan Pub. France )

hagakure
05-29-2007, 06:45 PM
Phần IV - Các Bức Họa


A - Chân dung tự họa của Leonardo De Vinci


http://photo.ringo.com/213/213804154O094206359.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:46 PM
B - Monalisa - Leonard De Vinci



La Joconde được vẽ với biết bao chăm chút và đã trở thành độc nhất vô nhị . Phần phía sau của bức họa được sử lý bằng kỹ thuật Sfumato . Các khoảng tranh tối tranh sáng thêm vào bức tranh một chút vui tươi làm nổi bật nụ cười bất tận của người phụ nữ . Đến lượt mình , vẻ đẹp bí ẩn ấy của nàng sẽ được chúng ta phân tích một cách chi tiết nhất . Các khối chữ nhật vàng ( Golden Rectangle ) đóng vai trò tiên quyết trong sự thành công này - hãy cùng quan sát qua 5 mẫu tranh sau :


Mẫu 1 : Bức tranh gốc
Mẫu 2 : Khuôn mặt được giới hạn trong một hình chữ nhật vàng


http://photo.ringo.com/213/213804178O403423496.jpghttp://photo.ringo.com/213/213804180O121689070.jpg


________



Mẫu 3 : Hình chữ nhật vàng ở Mẫu 2 được chia tiếp thành 2 hình theo tỷ lệ vàng trên 2 cạnh đứng - tạo nên một hình vuông phía dưới và một hình chữ nhật vàng thứ 2 phía trên


http://photo.ringo.com/213/213804160O595353617.jpg


________


Mẫu 4 : Nếu từ mẫu 2 --> mẫu 3 phía trên là sự phân tích chia nhỏ thì mẫu 4 cho ta thấy sự mở rộng của hình chữ nhật vàng . Bắt đầu từ Golden Rectangle ở trung tâm , hình được mở rộng và tạo thành 5 hình chữ nhật vàng lớn nhỏ khác nhau . Quá trình phân tích và mở rộng luôn luôn song hành trong mỗi bức họa của Leonardo .


http://photo.ringo.com/213/213804163O056847705.jpg


________


Mẫu 5 : hãy tập trung vào một số chi tiết khác . Ví dụ như tỷ lệ của đoạn thẳng ngang từ bờ vai tới giải đăng toan bên trái so với đoạn thẳng ngang từ bờ vai tới giả đăng toan bên phải là theo tỷ lệ vàng . Các khoảng cách khác trên khuôn trang nàng La Joconde cũng vậy .


http://photo.ringo.com/213/213804245O932189139.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:46 PM
C - Đức Mẹ Madonna ( The Sistine Madonna ) - Họa sĩ Raphael



http://photo.ringo.com/213/213804250O531469727.jpghttp://photo.ringo.com/213/213804251O086587312.jpg


___________


D - Bức họa Người làm vòng cổ ( The Lake Maker ) - Họa sĩ Jan Vermeer


Bức tranh xinh xắn này được coi là khá độc đáo trong bộ tranh của Vermeer . Ngoài những hình chữ nhật vàng ( Golden Rectrangle ) trên bề mặt . Chiều sâu và cảm giác không gian của tranh cũng được chia theo các Khối chữ nhật vàng ( Golden Brick ) .


http://photo.ringo.com/213/213804306O459687975.jpghttp://photo.ringo.com/213/213804308O383693878.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:47 PM
E - Gia Đình Đức Chúa ( Holy Family ) - Họa sĩ Michelangelo


Holy Family là một minh họa hoàn hảo cho việc sử dụng Hình Ngũ Giác Vàng ( Golden Pentagon ) - Bức tranh cực kỳ cân đối của Michelangelo đưa ta gặp 3 nhân vật trung tâm Đức chúa Jesus , Đức mẹ Maria & bác thợ mộc Joshep . Hình sao vàng đã được Pythagoras tìm hiểu rất sâu và ông đã coi no là hình hoàn hảo nhất trong các hình phẳng đều - Các họa sĩ thế hệ sau như Michelangelo hay Leonardo đều đã kế thừa những số ít tinh hoa còn lại của phái Pythagoras và phát triển nó lên thành một nghệ thuật tuyệt tác - The Golden Art ( Nghệ thuật hoàng kim )


http://photo.ringo.com/213/213804404O505763544.jpghttp://photo.ringo.com/213/213804447O455200366.jpg


____________


F - Bức họa Đóng đinh Đức Chúa ( The Crucifixion ) - Họa sĩ Raphael


Bức họa The Crucifixion được xây dựng với vị trí các nhân vật ở đối xứng theo hình Tam Giác Vàng , Ngũ Giác Vàng . Theo đó lễ hành hình chúa mang lại hiệu quả sâu đậm với bất cứ ai khi ngắm nhìn . Nó gợi lên vẻ đẹp tâm linh của câu chuyện . Đây là mục đích tối thượng của bất kỳ bức tranh nào vẽ về Thiên chúa .


http://photo.ringo.com/213/213804451O139789550.jpg http://photo.ringo.com/213/213804455O431238029.jpg http://photo.ringo.com/213/213804442O687768989.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:48 PM
G - Bức họa Người tắm ( The Bather ) - Họa sĩ Saurat


Nghệ thuật điểm chấm là loại hình dựa trên nguyên lý sau : Giả sử các bạn nhìn một bờ cát từ trên cao về phía xa , bạn sẽ thấy chúng như một lớp liên tục về cấu tạo và màu sắc . Tuy vậy khi lại gần thì đó chỉ là những hạt cát mịn ghép lại mà thành . Nghệ thuật điểm chấm cũng như vậy . Từ một khoảng cách thích hợp , bạn sẽ tưởng như đây là một bức tranh được vẽ liên tục nhưng khi sát lại gần , đó thực ra là hàng ngàn điểm chấm với những cụm màu khác nhau tạo nên bức tranh . Saurat là bậc thầy trong nghệ thuật này đó . Dù là nghệ thuật gì thì bố cục hài hòa là điều không thể bỏ qua , Saurat cũng không là ngoại lệ . Bức tranh The Bather là một ví dụ điển hình .


http://photo.ringo.com/213/213804785O716814111.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804791O190062336.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804821O300030549.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804847O387079609.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:48 PM
Phần V - Đền Parthenon , Acropolis, Athens


Chúng ta nói nhiều về Pythagoras của Hy lạp , và đền Parthenon sẽ là điểm đến tất yếu của cuộc hành trình này . Ngôi đền là tổ hợp của nhiều tinh hoa cổ đại , một trong số đó là hệ thống hình học vàng hiện diện qua kiến trúc của công trình .


http://photo.ringo.com/213/213804860O079214237.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804905O359472078.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804908O256040552.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804882O208454555.jpg

http://photo.ringo.com/213/213804935O128064939.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:49 PM
Phần VI - Và Câu Chuyện Về Chúng Ta


Câu cách ngôn " Ngay trước mắt mà như tận chân trời " gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng thâm ý . Qua những phần trên chúng ta đã phiêu lưu khám phá các mẫu hình ở nhiều bao quốc gia của nhiều họa sĩ . Tại sao ta không kiểm nghiệm trên chính chúng ta nhỉ . Sẽ thú vị và trực tiếp hơn rất nhiều . Lời khuyên là : Nếu thấy bất kỳ ai ( bao gồm cả chính bạn ) hay bất kỳ vật gì hài hòa , xin bạn hãy cầm thước , đứng trước gương và đo đạc .

Một khuôn mặt đẹp hay một cơ thể cân đối chính là một tập hợp của những tỷ lệ vàng , những hình học vàng - món quà vô giá mà tự nhiên ban cho chúng ta . Hãy tiếp tục cuộc hành trình này bạn nhé :)


http://photo.ringo.com/213/213804998O701059023.jpg http://photo.ringo.com/213/213804996O181196017.jpg

_____________


http://photo.ringo.com/213/213826407O066077995.jpg http://photo.ringo.com/213/213805366O722183227.jpg

hagakure
05-29-2007, 06:49 PM
Phần VII - Lời Kết


Một trong những lời khuyên có ý nghĩa bao quát của người Do Thái là : " Chúng ta bắt đầu từ đâu thì hãy kết thúc tại đó " . Ứng dụng đôi chút , lời kết của ta sẽ là - chúng ta bắt đầu từ Leonardo thì hãy để bức tranh Người Vitruvious của ông khép lại tập sách . Chúc mọi người luôn nhiều niềm vui :)


http://photo.ringo.com/22/22964050O883139211.jpg

Ari@132
06-13-2007, 04:35 AM
nể kiến thức của bác thật. Không biết bác học những thứ này ở đâu vậy, chỉ dùm em với