PDA

View Full Version : O' SENSEI - PHẦN VI - SHIHO NAGE



hagakure
12-14-2006, 06:06 PM
O' SENSEI


http://photo-origin.tickle.com/image/95/5/7/O/95578480O154293848.jpg

-----------------

Đôi nét tiểu sử O' Sensei và Aikido

....................................

-------------------


Lời nói đầu cho bộ bài viết về O'Sensei


Ý định xây dựng các bài viết về O' Sensei đã được ấp ủ trong tôi từ cách đây hơn 1 năm ... và giờ là lúc bắt tay thực hiện . Những kỹ thuật trong các bài này do chính sáng tổ thực hiện - đây là hình ảnh về người trong những năm đầu thập niên 40 thế kỷ 20 .

Phần VI- Shiho Nage là bài viết số sáu . Trong cuốn Aikido , thầy Horizoe đã viết : "Shiho nage là kỹ thuật lấy chân phải hay chân trái làm trụ , quật ngã đối phưong theo các huớng . Đây là kỹ thuật thể hiện rõ nhất chuyển động cơ bản của Aikido - chuyển động thể hiện sự lý hợp của kiếm trên cơ thể , nên có thể coi là kỹ thuật Aikido cơ bản .Tập nhiều kỹ thuật này sẽ giúp tiếp thu được một cách tự nhiên những chuyển động và xoay chuyển của Aikido " ( Aikido - trang 28 )

Chúc mọi người luôn vui trên con đường hiệp khí :o !


Hagakure

hagakure
12-14-2006, 06:07 PM
SHIHO NAGE - QUẬT TỨ PHƯ NG


***********************


A - Hanmi Hantachi Ryotedori Shiho Nage


----------


( 1 ) - Khoáng trương Khí với các đầu ngón tay như kéo dài vô tận


http://photo.ringo.com/165/165733234O625319360.jpg


----------


( 2 ) - Di chuyển - Tai sabaki - vào kiểm soát vùng trọng tâm của Uke


http://photo.ringo.com/165/165733241O997395666.jpg


-----------


( 3 ) - Kiểm soát hoàn toàn 3 vùng trọng tâm


http://photo.ringo.com/165/165733245O859855779.jpg


------------------------------

hagakure
12-14-2006, 06:08 PM
B - Yokomenuchi Shiho Nage Omote



( 1 ) & ( 2 ) - Đường chém Yokomenuchi được hóa giải với việc di chuyển chếch 45 độ với huớng tấn công của Uke - đồng thời tung ra một cú Atemi vào Uke


http://photo.ringo.com/165/165733306O569150318.jpg http://photo.ringo.com/165/165733279O623681642.jpg


---------------


( 3 ) - Đi vào vùng trọng tâm Uke và xoay chuyển hông


http://photo.ringo.com/165/165733285O081973190.jpg


---------------


( 4 ) - Kiểm soát hoàn toàn 3 vùng trọng tâm


http://photo.ringo.com/165/165733288O341011563.jpg



-----------------------

hagakure
12-14-2006, 06:08 PM
C - Yokomenuchi Shiho Nage Ura



( 1 ) - Atemi thẳng vào huớng tấn công của Uke trước khi anh ta kịp chiếm ưu thế


http://photo.ringo.com/165/165733343O374959837.jpg


----------------


( 2 ) - Xoay chuyển Tenkan khống chế vùng trọng tâm Uke

http://photo.ringo.com/165/165733346O230508953.jpg


----------------


( 3 ) - Kiểm soát hoàn toàn 3 vùng trọng tâm


http://photo.ringo.com/165/165733352O465147470.jpg



-----------------------

hagakure
12-14-2006, 06:09 PM
D - Hanmi Hantachi Katatedori Shiho Nage Omote



( 1 ) - Kiểm soát vùng trọng tâm chung


http://photo.ringo.com/165/165733378O276657809.jpg


--------------

( 2 ) - Di chuyển vào vùng trọng tâm Uke


http://photo.ringo.com/165/165733379O641866132.jpg


--------------


( 3 ) - Kiểm soát vùng trọng tâm Uke


http://photo.ringo.com/165/165733384O244771380.jpg


---------------


( 4 ) - Kiểm soát hoàn toàn 3 vùng trọng tâm


http://photo.ringo.com/165/165733398O219700262.jpg


----------------------

hagakure
12-14-2006, 06:10 PM
O' SENSEI - PHẦN VI - SHIHO NAGE
Bài : Hagakure
Ảnh : Kodansha Internatinal & Aikikai

Những Photos về thầy Morihei Ueshiba thuộc về Kodansha International & Aikikai

The Last Samurai
12-16-2006, 08:35 AM
Đúng là mỗi thời kỳ thì mỗi khác. Khi tổ sư đánh đòn này thì tay chém xuống thu vào trong người (trên sân tập mình vẫn thường hay đánh như vậy, và có 2 cách là đánh xéo vào vai uke hay đánh xéo ra ngoài, và cả đánh cho té nổ khi toạc cánh tay uke ra nữa chứ), còn đạo chủ Moriteru đánh hiện nay thì tay hơi đưa xa ra phía trước như cách cầm bokken của thầy Saito.
Thật ra thì cái mình quan tâm không phải là vấn đề này mà là vấn đề anh NgDaLat nói đến trong topic "TainoHenko những điều bí mật", đó là khi đánh thử đòn này với người khác phái thì uke cứ quay vòng vòng chứ không phải bị ta khống chế.
Lúc trước cách đây cũng khá lâu, mình có thử đòn này với một người bạn đang làm bên an ninh, tập Taekwondo thời gian dài, người rất rắn chắc và to con, và khi vô đòn thì mình cũng cảm nhận là tay người ấy rất cứng, và cả 2 người cứ quay quanh nhau mà mình không thể khống chế được. Sau đó mình nhận ra rằng nếu như ta chỉ nắm katate tori mà thử đòn với những người tập võ cương thì không thể nào thi triển được, mà phải có quá trình "dạo đầu", tức là phải một người nhào vào tấn công, một người dẫn vòng tròn cho tiêu hao lực đối phương rồi mới thi triển được đòn này. (về khoản này mình biết chằc là anh NgDaLat hiểu và anh cũng chỉ nói chơi cho vui về vụ không đánh được đòn này).
Trong phim gần đây của Steven Seagal, cảnh Steven qua Thái Lan đánh nhau với sĩ quan người Thái, Steven vào chặn cánh tay trực tiếp, sau đó thi triển đòn Shihonage đánh cho tên sĩ quan văng về phía sau, theo mình nghĩ thì nếu đánh được đòn này thì nage phải là người to con hơn uke, và có sức khỏe tốt, như các bạn cũng thấy hình dáng của Steven Seagal thì biết.

David
12-16-2006, 08:44 AM
Bạn quan sát kỹ cách đánh của thầy Yamada (clip anh Aiki post đó) và kỹ thuật Tenkan của anh NgDalat post sẽ giúp bạn nhiều trong kỹ thuật Shihonage. Đánh theo kiểu thầy Yamada Uke không thể quay vòng vòng được đâu.

cucat
12-16-2006, 08:53 AM
Tham khảo thêm clip của thầy Yamaguchi nha bạn : http://www.youtube.com/watch?v=TULR3mgk45k
Hehehe, cucat thấy hay hay nên post lên mọi người xem thử ! :funny: :laugh:

Thân,

aiki
12-16-2006, 09:03 AM
Có chủ đề về Shihonage đây nè.
http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=132

Shih có nhiều cách đánh, nếu kh6ng giũ tay uke thẳng (extension) thì sẽ bị như anh Ngdalat nói. Coi trong bài Mất thăng bằng 3 http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=43 (tư thế rút kiếm) và chêm cùi chỏ + xoắn tay như nói trong bài đó thì Uke sẽ khg làm gì được hết.

Không giữ tay uke thẳng (extension), không xoắn cổ tay và khg 'chêm' cùi chỏ là 3 lỗi rất nhiều người làm và thành công hay khg là ở chỗ đó.

NgDaLat
12-16-2006, 10:03 AM
Không giữ tay uke thẳng (extension), không xoắn cổ tay và khg 'chêm' cùi chỏ là 3 lỗi rất nhiều người làm và thành công hay khg là ở chỗ đó.

Tui có làm tất cả các điều đó nhưng cũng không khống chế được bạn tập. Dù sao trình độ người bạn cũng khá cao và dẻo.

ShihoNage của các thầy chỉ thì để bàn tay trước trán khi xoay. Như vậy uke mà muốn thoát cũng không có gì khó. ShihoNage kiểu thực chiến theo Fourever Ryu thì giữ bàn tay Uke ngang đan điền khi xoay. Khi xoay hết dươc rồi thì cúi người xuống, lùi người lai để thoát ra và tiếp tuc đánh xuống. Tui chưa thữ kiễu đó nhưng cãm thấy uke mà muốn thoát cũng khó đa.

aiki
12-16-2006, 03:29 PM
Như vậy bạn Ngdalat là "xiêu" rùi. Nếu lót cùi chỏ mà còn khg làm gì được thì chịu. Thường thường khi lót cùi chỏ Uke sẽ đau chả khác gì cách của anh 4ever hết chừ khi hắn cao hơn Nage rất nhiều. Lót cùi chỏ chả khác gì đòn tenbin hết đó!

Bạn Ngdalat có phải dân trong gánh "xiệc' nào khg mà dẻo vậy???:laugh: :laugh:

NgDaLat
12-16-2006, 03:52 PM
Ừa chắc cũng khá dẻo. Có thể chắp tay để sau lưng giống như trước ngực vậy

The Last Samurai
12-16-2006, 06:42 PM
ShihoNage kiểu thực chiến theo Fourever Ryu thì giữ bàn tay Uke ngang đan điền khi xoay. Khi xoay hết dươc rồi thì cúi người xuống, lùi người lai để thoát ra và tiếp tuc đánh xuống. Tui chưa thữ kiễu đó nhưng cãm thấy uke mà muốn thoát cũng khó đa.
Kiểu đánh mà anh NgDaLat nói thì trước đây ở Việt Nam đánh theo kiểu đó, và mình cũng được học kiểu đánh đó khi mới bắt đầu bước vào Aikido. Nhưng thời gian gần đây các huấn luyện viên đổi cách đánh theo kiểu Aikikai (đánh theo kiểu đạo chủ Moriteru mà mình có nói ở trên). Ở đây mình đang nói tới vấn đề áp dụng đòn đối với các đối thủ tập các môn võ cương, tay chân cứng chắc (khác với bạn của anh NgDaLat là tay chân dẻo). Như các bạn cũng biết là trên sàn tập Aikido, giữa nage và uke phải có một sự phối hợp với nhau để cùng tập luyện. Khi đó uke chỉ có một mục đích duy nhất là giúp cho bạn tập của mình hoàn thiện kỹ thuật (giúp chứ không phải chìu theo hoàn toàn). Còn khi đánh với một người của môn phái khác, trong đầu họ lúc nào cũng mang ý nghĩ thoát ra khỏi đòn đánh, cho nên khi ta bắt đầu đưa tay lên ngang trán, nhập irimi, là họ sẽ bắt đầu cố xoay người để thoát khỏi đòn đánh của ta. Và những người tập võ cương thì ta sẽ có chút khó khăn khi áp dụng xoắn tay và chêm cùi chỏ của họ. Cách đánh của thầy Yamada thì giữa nage và uke có một khoảng cách xa, như vậy sẽ giúp cho ta phần nào trong việc triệt tiêu lực của đối phương. Còn những người khi thử đòn với ta thì họ không như vậy, họ đang tìm hiểu xem Aikido đặc biệt ở điểm nào (trước đây khi bắt đầu tập Aikido mình cũng như vậy, vì mình cũng tập môn võ khác).
Vấn đề này chắc để khi nào có cơ hội anh em gặp mặt sẽ trao đổi dễ dàng hơn, vì mình cũng không biết nên mô tả như thế nào cho rõ ràng.

fourever
12-16-2006, 08:12 PM
Anh Aki có nói, Shiho-nage có nhiều cách đánh. Tôi xin nói thêm về sự khác nhau như sau. Một số cách không thuận tiện khi Uke có cánh tay to lớn, hay thân thể Uke lớn gấp đôi Nage. Trường hợp Uke của anh Dalat chắc không phải như vậy. Ngoài ra, các cánh đánh khác nhau ở tỉ lệ lực Nage cần dùng.
Sau đây là sự giống nhau của các cách đánh shiho nage. Trên nguyên tắc, cách nào đang truyền dạy điều có thể đánh ngả được Uke. Do đó, khi Uke có thể thoát được vì Nage có thể đánh theo công thức, không áp dụng đúng các kỹ thuật để Uke mất đi khả năng di chuyển theo Nage. Căn bản là Nage chỉ xoay người khi chân trước của Uke bị khóa xuống đất (không di chuyển được) và không còn giử được trọng tâm. Nage cần phải có khả năng cảm nhận ở đây.
Có nhiều phương cách để khóa chân trước và làm mất thăng bằng của Uke trong các bài viết từ anh Aiki cùng các bạn khác.
Note: Fourever-Ryu không dựa vào sức mạnh (strength), tốc độ (speed), và sự dẻo của gân cốt (flexibility), nhưng nó cần rất nhiều vào khả năng cảm nhận, và khi ra đòn, Uke không thể phỏng đoán được Nage sẻ đánh như thế nào (vô chiêu). Đại khái trong Shiho-nage không có sự xoắn tay Uke, không có hạ thấp người Nage hay cúi xuống để đánh shiho nage.
Đánh shiho-nage bằng mồm có lẻ không khó, nhưng để chứng tỏ nguyên lý "tam vô" ở trên phải cần dịp offline lúc đó anh chị em mới có thể phê bình.

Bàn luận cho vui chứ trên thực tế, ai tập luyện có căn cơ hơn thì có khả năng để tránh đòn, hay phản đòn cao hơn. Không thành vấn đề Nage đánh đúng hay sai. Còn một yếu tố khác, Uke của anh Dalat là phái nử, nên có thể anh Dalat áp dụng câu "Tránh Voi chẳng xấu mặt nào" vào đây chăng ??? nên anh Dalat chịu thua trước
:flirt:

NgDaLat
12-16-2006, 11:08 PM
Đại khái trong Shiho-nage không có sự xoắn tay Uke, không có hạ thấp người Nage hay cúi xuống để đánh shiho nage.....
Fourever-Ryu không dựa vào sức mạnh (strength), tốc độ (speed), và sự dẻo của gân cốt (flexibility), nhưng nó cần rất nhiều vào khả năng cảm nhận, và khi ra đòn, Uke không thể phỏng đoán được Nage sẻ đánh như thế nào (vô chiêu).


Ở chỗ tui lúc mới đầu tui cũng hay xoắn tay uke. Nhưng sau này được Sensei sửa lại. Đánh Shiho làm sao không xoắn tay Uke nhiều. Không kéo căng quá. Ý của sensei là khi thực tap aikido làm sao uke không cảm thấy lực của Nage. Khi uke cãm thấy luc của Nage thì có thễ phản đòn dễ dàng. Khi "vô chiêu" thì uke mới không biết đường xoay sở.

Theo tui hiểu nguyên lý aikido thì Shiho, Kote, Ikyu, Nikyu, Sankyu ... là do nage quyết định chứ không phải Uke quyêt định. Nage chỉ là người theo ý Uke (hiệp khí). Khi ta nghĩ ta đánh Shiho. Uke cũng biết ta sẽ đánh Shiho thì ỡ trình dô nào dó thì Uke đều có thế phản công hay thoát được. Khi ta làm uke mất thăng bằng thì Uke không biết lấy lai thăng bằng sao. Thâm chí một số môn võ chuyên lợi dụng tình trạng mất thăng bằng của chính bản thân để phản công lai làm đối thủ không ngờ (túy quyền, hạc quyền ... chẳng hạn). Gặp cao thủ mấy phái đó aikidoka nào non non là tiêu liền.

Anh Fourever ui. Em chỉ thích xài đòn Irimi với phái nữ thôi :funny: :smiletong

fourever
12-21-2006, 12:04 PM
[quote]Theo tui hiểu nguyên lý aikido thì Shiho, Kote, Ikyu, Nikyu, Sankyu ... là do nage quyết định chứ không phải Uke quyêt định. Nage chỉ là người theo ý Uke (hiệp khí). Khi ta nghĩ ta đánh Shiho. Uke cũng biết ta sẽ đánh Shiho thì ỡ trình dô nào dó thì Uke đều có thế phản công hay thoát được.

Khi tập với người có trình độ Aikido cao, họ có thể nói trước là họ sẻ đánh đòn nào đó, thí dụ như shiho nage. Uke được biết trước, chuẩn bị tinh thần, nhưng vẩn không thể chống được. Vấn đề ngộ nghỉnh là đòn đánh được lập lại nhiều lần, Uke vẩn không thể phản kháng.
Vì Nage che dấu kỹ thuật khéo léo nên Uke không thể cảm nhận được lực và chiều hướng của chiêu thế, đưa đến sự phản ứng để chống lại trở nên vô hiệu quả. "Vô chiêu" nghĩa là Uke không có thể đoán và cảm nhận được chiêu thức, mặc dầu đã được báo trước, trong khi quan niệm thông thường "vô chiêu" có nghĩa là Nage tùy tiện thay đổi chiêu thức tùy theo phản ứng của Uke.

aiki
12-21-2006, 01:42 PM
1 cái là vô chiêu và 1 cái là vô số chiêu hả anh 4ever??:lol: :lol:

NgDaLat
12-23-2006, 12:21 PM
"Vô chiêu" nghĩa là Uke không có thể đoán và cảm nhận được chiêu thức, mặc dầu đã được báo trước, trong khi quan niệm thông thường "vô chiêu" có nghĩa là Nage tùy tiện thay đổi chiêu thức tùy theo phản ứng của Uke.

Giá hiểu như vậy sớm hơn thì đã thành Shihan thiệt. Biết hơi trễ nên thành Shihan võ mồm

fourever
12-24-2006, 04:43 PM
Giá hiểu như vậy sớm hơn thì đã thành Shihan thiệt. Biết hơi trễ nên thành Shihan võ mồm

Shihan nào cũng là shihan hết. Thí dụ anh Dalat có Ph. D. Trong business card, anh có cần viết là bằng cấp của mình về chuyên môn gì hay không ?
Nếu ai đó muốn biết mình là Shihan gì, chỉ việc đem lời lẻ của cổ nhân ra: "Tiểu nhân động thủ, quân tử động khẩu" là xong ngay :dazzler:

torise
12-26-2006, 06:06 AM
Tài liệu của bạn Hagakure vô cùng quý giá.
Và nữa, bạn post bài thật rõ ràng.
Cám ơn bạn nhiều lắm.