PDA

View Full Version : Khóa Nikkyo



aiki
04-13-2006, 10:29 AM
Mình đã nói xong khóa Ikkyo. Nikkyo cũng là 1 trong những thế khóa chính khi kết thúc đòn trong Aikido. Cái khó trong thế này không phải là lúc khoá, nhưng là lúc chuyển tay!

Mấy bạn làm thế nào để Uke vẫm bị kềm chế khi đổi tay vậy? Nào cùng bàn!a4 a4

aikidude
04-13-2006, 02:00 PM
Ý của Aiki la` nói vê` cái chỗ đổi tay sau khi thực hiện đo`n, để ma` chuẩn bị ngôi` xuống khoá ? Hay la` chỗ chuyển tay để ma` vao` đon` nikyo ?

aiki
04-14-2006, 05:05 AM
Chỗ chuyển tay khi xuống đất đó!

aikidude
04-14-2006, 03:13 PM
A`, cai chỗ chuyển tay đó khi đánh Nikyo ở Ai-hanmi thi` hơi khó một chút đối với dude tại vi` tay minh` không nắm ngay ban` tay của uke. Con` ma` Nikyo của Gyaku- Hanmi, uchi, tsuki thi` dễ hơn tại minh` nắm khống chế ngay ban` tay- cổ tay của uke.

Cái nay` la` cách dude hay dung`cho các bộ (ngoại trư` ai-hanmi):

Sau khi thực hiện khóa nikyo, uke đã bị khống chế va` qui` (hoặc năm`) trên san`, cánh tay của uke bị bẻ cong nơi cui` chỏ ( gãy gập như hinh` chữ Z ). Tay ngoai` của minh` ( tay nắm khống chế ban` tay của uke để ở ngực) vẫn nắm chặt tay uke để ngay ngực (vai) minh`, dung` cạnh ban` tay+ cẳng tay của tay trong để ngay cui` chỏ uke ( lúc đó ở phía dưới cui` chỏ minh`), dung` hông xoay cui` chỏ uke ra trước mặt minh`theo chuyển động tron` vê` hướng đâu` của uke , hướng mũi ban` tay xuống đất ( vong` tron` chúc xuống mặt đất) đông` thơi` hạ trọng tâm, qui` đâu` gối chân trong xuống ( chân cung` bên với ban` tay trong -để ngay cui` chỏ uke ) ngay sát nách của uke. Lam` sao để 2 động tác được thực hiện cung` một lúc để khi đâu` gối trong chạm đất, cánh tay trong đưa cui` chỏ va` cả cánh tay uke vê` ngay bụng trên của minh`. Lưng luôn giữ thẳng. Khi đó tay ngoai` vẫn nắm ban` tay uke để ngay ngực, tay trong kêm` sát tay uke vao` ngươi` minh` ở vị trí bụng trên sẽ dơi` lên phía trên ngực minh` ngay vị trí cổ tay của uke ( ban` tay để ngửa hoặc có thể nắm vao` áo minh`, áp chặt cổ tay uke vao` ngươi`). Khi tay trong đã ở đúng vị trí , cung` một luc`tay ngoai` buông ban` tay của uke để ngay ngực minh` ra va` dơi` xuống phía dưới bụng để kêm` sát tay uke - (ngay cui` chỏ) vao` ngươi` minh`, đông` thơi` hạ đâu` gối chân ngoai` xuống để ngay phía trên vai uke, va` thực hiện khóa kết đon`.

Có ngươi` khi đánh nikyo, qui` luôn chân trong để khống chế uke sát mặt đất. Trương` hợp đó, cách khóa cũng tương tự như trên.

Với ai-hanmi, cách khóa khác đi một chút ở chỗ Nage phải khống chế tốt nơi cổ tay uke thay vi` ban` tay uke, phải chuyển tay nhanh hơn.

Trong tất cả các bước, điêu` quan trọng la` luôn giữ áp lực lên tay uke: giữ chặt cổ tay uke va` giữ cánh tay uke cong ở cui` chỏ. Có nhiêu` ngươi` rất khỏe, va` có cổ tay , cánh tay to gấp 2 lân` minh`, vi` thế phải rất cẩn thận. Một khi uke duỗi thẳng tay ra la` cực ky` khó cho Nage, hoặc la `....xong , uke cươi` nhăn răng đứng dậy :biggrin:

Totoro_san
09-08-2006, 03:24 AM
Do không phải là người nắm rõ nguyên tắc về đòn nykkyo như các anh em, nhưng mình có một số ý kiến sau hen:
- Đòn nykkyo ngoài việc chuyển tay trong bộ tagai - tetori, yokomen/ shomen - uchi va shomen - tsuki còn một điểm gây khó khăn cho Tori là chênh lệch về chiều cao, thể trạng (sức lực). Cách đánh thường thấy chủ yếu dành cho Tori có tầm vóc cao hơn và khỏe hơn Uké. Không nên đem hình ảnh minh họa của tổ sư về đòn này! Thứ nhất, tổ sư đã từng tập qua nhiều môn võ cương nhu nên lực cổ tay và cánh tay rất tốt. Thứ hai, tổ sư là người hiểu rõ được chữ "Thuật" của đòn. Mình có một số thắc mắc cần các anh em chỉ giáo:

- Trường hợp Tori thấp hơn Uké, khi khóa đòn, tay khóa bị vươn lên cao liệu có đủ sức để xoắn tay của Uké không (trường hợp này đã kê tay Uké lên vai để khóa)?

- Trường hợp cổ tay Uké quá to và quá khỏe thì không thể dùng kỹ thuật khóa trưc tiếp dạng rời được (Có thể xem hình của các anh/chi đã tải lên)?

Thân.

aiki
09-08-2006, 10:26 AM
Nikkyo hay khóa nikkyo ăn tiền với hầu như tất cả mọi người, lớn, bé, to, nhỏ, cổ tay bự hay không! Tất là kinh nghiệm thôi. Đòn này chỉ không áp dụng dược với nhuẽng người dẻo như khg xương thôi.

Totoro là dân Judo và chưa biết nhiều về Aikido nên nói vậy! Kiếm ngừoi nào biết và bàn luận thì sẽ rõ! Nói qua văn thì khó quá!

Totoro_san
09-08-2006, 07:32 PM
Chào anh Aiki!

Chắc chắn phải tìm gặp các anh em của Aikido để tìm hiểu kinh nghiệm về đòn này rồi! :bigsmile:

Thân.

David
12-29-2007, 10:13 PM
Khống chế khóa Nikkyo (bộ Uchi,Tsuki, Gyaku hanmi) trước khi đưa uke xuống đất:
Các anh chị thấy khóa khống chế như thế nào là chính xác. Anh Fourever nói chú ý đến sử dụng lực chân . Vậy sử dụng như thế nào và tấn sử dụng là gì (trung bình tấn, đinh tấn, ......)?
Anh em nghiên cứu góp ý cho vui nhe.

Happy new year

aiki
12-31-2007, 02:23 PM
Khống chế khóa Nikkyo (bộ Uchi,Tsuki, Gyaku hanmi) trước khi đưa uke xuống đất:
Các anh chị thấy khóa khống chế như thế nào là chính xác. Anh Fourever nói chú ý đến sử dụng lực chân . Vậy sử dụng như thế nào và tấn sử dụng là gì (trung bình tấn, đinh tấn, ......)?


Không hiểu David nói bộ Uchi là muốn nói gì? Nhiều khi dùng cùng 1 chữ nhưng nghĩa lại khác nhau ... Thôi thì tui nói đại, khg đúng thì xửa sau cũng chưa muộn :laugh: :laugh: :laugh:

Nikkyo với đấm tsuki có nhiều cách đánh và mỗi cách thì tùy theo bị đấm cao (mặt) hay thấp (ngực trở xuống).


Cái cách vô đòn mà cá nhân tui thích nhất là vô kiểu Rokkyo để chụp tay và chuyển sang Nikkyo sau đó. Cái clip sau cho thấy những gì tui muốn nói mặc dù uke tấn công shomen. Cách này có thể áp dụng khi bị đấm cao hay thấp.


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/YYnikkyo.gif


Cách thứ 2 mà tui hay làm là vô irimi chéo sang 1 bên để làm uke MTB, ra khỏi trục công và cùng lúc gạt tay đấm sang 1 bên và đem lên vai vô khoá Nikkyo luôn. Khi tay lên vai rồi thì chỉ cần dùng tấn nhưng ang 4erver nói để khóa tay uke cũng đủ.

Tui kiếm hoài khg thấy clip nào để minh họa ý tui. Có 2 clip sau hơi hơi giống những gì tui muốn nói, mấy bạn coi và "tưởng tượng" ý tui nhé ...

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo-1.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo-2.gif



Còn 1 kiều căn bản nữa là vô ikkyo và chuyển sang nikkyo.

Cái kink sau cho thấy ý đó.
Kiểu dữ :ohmy: :ohmy:
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/Nikkyo-3.gif

Kiểu hiền :laugh: :laugh:
http://www.youtube.com/watch?v=dmIytlBFiSM


Có người thì hay làm như mấy hình sau. Trên lý thuyết và lúc mới tập thì nên làm như vậy cho quen cách làm MTB, nhưng khi quen rồi thì nên cẩn thận vì rất dễ bị ăn đấm với tay kia của uke.


Omote
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo2.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo3.jpg


Ura
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo_ura1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo_ura2.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo_ura3.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo_ura4.jpg

Bàn tiếp đi ACE!:smile: :smile:

David
12-31-2007, 09:35 PM
Cám ơn anh Aiki. Em kiem được hình rồi :smile: . Có hình dễ nói hơn :cool:

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/tsuki_nikkyo_ura3.jpg

Nage khi khóa tay thường sử dụng tấn giống như trung bình tấn. Theo David khi sử dụng tấn kiểu này khi gặp người có cổ tay tay bự sẽ không khống chế được và Nage sẽ (dễ) không giữ TCT.

aiki
01-01-2008, 07:04 AM
David nói đúng đó! Tấn kỵ mã như hình trên có thể bị uke bự con đẩy làm nage MTB vì khg giữ được TCT. Tui post mấy hình đó vì có nguyên xê ri hiìh lúc vô đòn. Bên tụi khi khóa Nikkyo thì tấn như hình sau.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo_broch-1.jpg

Tui tấn như vậy và khi uke mạnh quá và đẩy tới, lớ mớ là tui cho ăn đá luôn ...:laugh: :laugh: :smile: :smile:

Gặp Uke có cổ tay bự phải biết vài mánh mới khoá được :laugh: :laugh:

NgDaLat
01-01-2008, 09:11 AM
Bên tui thì trung bình tấn mới là nhịp đầu tiên (first stroke) để làm uke mât thăng bằng, nage đang từ đinh tấn xoay hông chuyển qua trung bình .
Nhịp thứ hai là khi uke mạnh quá, cổ tay bự nhỏm dậy thì nage nhỏm theo và từ trung bình chuyển qua đinh tấn trở lại.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo-2.gifhttp://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo-1.gif
Tui thấy nhiều người đánh đòn này khi uke đã nằm dưới đất rồi mà còn ráng kéo uke lên để đánh nhịp thú hai cho giống bài bản (!!??) Thực ra như ở một topic đã bàn. Nikkyo là môt biến đòn khi đánh hut ikkyo. Tay đang khống chế cùi chỏ uke thì bị trượt ra chay tuốt xuống cườm tay uke nên nắm luôn theo uke là nhip thứ hai.

Tương tự như vậy với sankyo, yonkyo ... Tất cả là biến đòn của ikkyo

David
01-01-2008, 09:11 AM
Đúng rồi anh Aiki. Sử dụng tấn theo như hình của anh post sẽ giúp Nage có lợi thế hơn:

- Giữ được TCT, sử dụng sức mạnh của TCT, sử dụng sức mạnh của toàn thân
- Khi khóa tay chỉ nắm chặt, bẻ cũng ít thôi, sử dụng sức mạnh đôi chân là chủ yếu. "Chân luôn mạnh hơn tay".

Rất nhiều người không chú ý đến điểm này nên khi gặp người tay khỏe, (mặc dù 6 dan) bẻ hoài vẫn không làm đau được uke
:unsure: .

Do trong Aikido thường sử dụng sức mạnh của toàn thân và TCT nên ít thấy sử dụng "trung bình tấn". Hình như là không sử dụng thì phải. Nếu cao cấp rồi thì đánh sao cũng được :biggrin: .

Totoro_san
05-28-2008, 01:47 PM
Chào các ACE

Không dám múa rìu qua mắt các ACE trong diễn đàn, nhưng để trao đổi một chút ý kiến với các ACE trong diễn đàn về đòn này, theo quan điểm của T., T. nghĩ là đòn khóa số 2 này có rất nhiều biến thể và được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể dựa trên nguyên lý khóa zig zag khớp cổ tay của uke. Tùy theo tương quan về cả thể trạng và kỹ năng giữa tori và uke, tori sẽ có các phương thức khác nhau để thực hiện: có thể là khóa rời vai (chỉ sử dụng khi nắm vững nguyên lý khóa của đòn. khóa cục bộ vùng cổ tay) hay khóa tỳ vai xoắn gài (các ACE đã trình bày rất rõ ràng trong các rep ở trên, khóa xoắn phần cổ tay - khớp chỏ - cánh tay) (gồm 2 kỹ thuật tay xoắn gài có thể ở trong hay ngoài vai) và cũng có thể tỳ vai cuộn đè (dùng cho người yếu dùng thể trọng của bản thân để đánh uke có thể trọng to lớn hơn, "gối" khớp chỏ, hao hao giống với đòn khóa số 5 - Gokyo) hay có thể khóa rời sau khi kết thúc đòn trước đây thường được gọi đùa là "bẻ đầu vịt" (nếu có dịp tui sẽ làm thử cho các anh em xem thử). Trong đó, có một điểm theo kinh nghiệm của T. là cách "gối và nhồi" khớp vai hợp lý nếu không sẽ bị thoát khóa và bị tấn công vùng "hạ bàn" nếu chưa kịp "khóa đòn hoàn chỉnh".

Các ACE thông cảm vì T. không có hình ảnh minh họa (chỉ trình bày bằng lời) và được xem là người "ngoại đạo" có thể các ACE chỉ cho là nói lý thuyết suông.

Rất mong được các ACE chỉ giáo thêm!
Thân ái.

aiki
05-28-2008, 08:14 PM
Đọc mấy lần mà vẫn khg hiểu Totoro hỏi cái chi chi??:blink: :blink: :smile: :smile:

caimatkhongchoiduoc
05-28-2008, 10:35 PM
Tui thấy khóa Nikkyo là khóa hữu hiệu nhất trong Aikido vì rất khó thoát. Còn chuyện đổi tay để khóa lúc uke nằm xuống đất thì tui không rành vì thực ra mà nói tui chẳng bao giờ muốn áp dụng kiểu đó...Nếu đánh được uke nằm xuống rồi thì có nhiều thứ khác ta có thể làm...khỏi khóa chi mất công :laugh:

Sory các mod nếu thấy tui spam thì xóa đi nhé.

fourever
05-29-2008, 03:46 PM
Tui thấy khóa Nikkyo là khóa hữu hiệu nhất trong Aikido vì rất khó thoát. Còn chuyện đổi tay để khóa lúc uke nằm xuống đất thì tui không rành vì thực ra mà nói tui chẳng bao giờ muốn áp dụng kiểu đó...Nếu đánh được uke nằm xuống rồi thì có nhiều thứ khác ta có thể làm...khỏi khóa chi mất công :laugh:

Hình như anh caimatkhongchoiduoc muốn nói, khóa là phương cách để trả đòn hay đánh lại đối thủ, và Nikkyo là phương cách hửu hiệu nhất. Sau khi đối thủ bị té nằm xuống đất rồi, thì lúc đó không cần khóa làm gì nửa, vì có nhiều thứ khác :biggrin:
Theo những gì tôi được biết, quan niệm trên rất phổ biến trong Nhu thuật (jujutsu). Còn trong Aiki-jujutsu hay Aikido, lại khác hẳn. Khóa là phương cách kìm chế đối thủ sau khi đã chiếm thượng phong. Các đòn khóa Nikkyo và Sankyo hơi đặc biệt, đây chỉ là khóa tạm thời (unstable equilibrium) để tạo cơ hội ra đòn kế tiếp để đưa Uke vào vị trí hoàn toàn thất thế và Nage sẽ khóa Uke trong tình trạng ổn định.
Aikido là môn võ của Samurai, sự so sánh về trình độ võ công dựa vào khả năng bắt sống và không làm tổn thương địch thủ, còn chém và giết thì dể hơn nhiều. Quan niệm về khóa khác hoàn toàn với Nhu thuật hay lối tự vệ của người dân thời xưa.
Chỉ đoán mò câu nói, nếu tôi đoán sai, anh caimatkhongchoiduoc nên giải thích dùm.

thân,

caimatkhongchoiduoc
05-29-2008, 07:46 PM
Hình như anh caimatkhongchoiduoc muốn nói, khóa là phương cách để trả đòn hay đánh lại đối thủ,

Theo những gì tôi được biết, quan niệm trên rất phổ biến trong Nhu thuật (jujutsu). Còn trong Aiki-jujutsu hay Aikido, lại khác hẳn.

Aikido là môn võ của Samurai, sự so sánh về trình độ võ công dựa vào khả năng bắt sống và không làm tổn thương địch thủ



anh fourever ới ời,

Anh nói rất đúng về Aikido đó chớ, ý kiến của tui ở trên là một quan niệm cá nhân mà thôi, không có ý nói rằng Aikido là phải như vậy đâu ... :biggrin: :biggrin:

Thực ra anh em ta ở đây ai mà chả tập khóa các kiểu, và đã là khóa thì chỉ dùng để kiềm chế, để ... khóa mà thôi. Tất nhiên mục đích cuối cùng của các kỹ thuật bất động hóa (osae) là làm cho uke bị khống chế hoàn toàn và bị bất động.

Ngay cả việc Aikido có phải là môn võ của samurai hay không thôi là đã có thể tranh luận được rồi. Aikido ra đời năm nào? Aiki-jujitsu và Jujitsu có từ thời nào và được ai sử dụng? Đại loại thế, nhưng tui cũng hiểu ý anh là Aikido muốn có "tinh thần samurai" - vì đỉnh cao của võ thuật là chiến thắng mà không cần tiêu diệt tàn phá địch thủ.

anh aiki,

Hình như có kiểu khóa nikkyo (khi xuống đất) mà không cần phải chuyển tay mà?

fourever
05-29-2008, 10:54 PM
Cám ơn anh caimatkhongchoiduoc hiểu được khái niệm tôi viết ra. Lúc đó, đang làm việc, không có thời gian, nên không thể viết nhiều.
Thật ra, những gì anh viết, có rất nhiều võ đường Aikido tập luyện theo phương hướng đó. Cơ bản, chiêu thức dựa vào khả năng khóa để làm Uke đau đớn, sau đó Nage có cơ hội để ra chiêu vật Uke xuống đất rồi dùng khóa bất động.
Lối đánh tôi đang luyện tập là, dùng kỹ thuật MTB để ra chiêu thế, sau đó mới đến khóa.
Thật ra, lối đánh nào có hiệu quả cho mình là tốt thôi, do đó rất khó lòng để nói đúng và sai tại đây.
Thân :friends:

David
05-31-2008, 10:12 AM
Khóa Nikkyo mà gặp người có cổ tay dẻo thì cũng khó đó. Gặp trường hợp như vậy, Nage phải đánh như thế nào? Xin anh em giúp với.

NgDaLat
06-02-2008, 06:58 AM
Anh David nói chơi hay nói giỡn vậy? Hình như đã đề cập rồi mà. Khóa trong Aikido không có mục đích để làm đau mà là để connect. Dẻo thì cũng tới một góc độ nào đó không bẻ thêm được nữa. Nhờ cái góc chết đó Nage mới truyền lực qua cánh tay rồi vô thân người Uke để làm Uke mất thăng bằng.

David
06-02-2008, 10:07 AM
Hỏi thiệt đó chứ anh NgDalat. Cái gì David chưa hiểu kỉ thì hỏi . Hi hi hi. Mong mấy anh em hiểu biết hơn chỉ vẽ đó mà.

Theo David hiểu thì mục đích của kỹ thuật Aikido là làm Uke mất thăng bằng. Người giỏi đánh Uke té mà không hiểu tại sao mình té. Kỹ thuật Nikkyo -ura (Sankyo) thì hơi khác . Vì kỹ thuật này sẽ làm uke mất thăng bằng bởi sự đau đơn trong chốc lát, Nage lợi dụng khoảng thời gian này để tiếp tục làm uke mất thăng bằng thiệt sự.

Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè :sad: . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .

Sự hiểu biết của David cũng hạn hẹp, có chổ nào sai mong các anh em chỉ vẽ cho với.

Thân :friends:

aiki
06-02-2008, 02:44 PM
David hỏi là lúc còn đứng chứ chưa phải lúc uke đã xuống đất và khóa đó phải khg?

Gặp người dẻo thì khó nói lắm. Tùy theo vị trí/cách đứng của Nage và uke, có thể khóa/ để sức ép vô cùi chỏ nhưng rất khó tả qua văn và cũng có thể khg có hiệu nghiệm tùy góc độ!

Đòn nào cũng vậy hết, có lúc áp dụng được, lúc khg! Khg dám nói bậy bạ vì có thể hiểu lầm lắm:biggrin: :biggrin:

fourever
06-02-2008, 03:49 PM
Kỹ thuật Nikkyo -ura (Sankyo) thì hơi khác . Vì kỹ thuật này sẽ làm uke mất thăng bằng bởi sự đau đơn trong chốc lát, Nage lợi dụng khoảng thời gian này để tiếp tục làm uke mất thăng bằng thiệt sự.

Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè :sad: . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .

Nikkyo, Sankyo, và Yonkyo có 2 lối đánh.
1- Đau đớn đưa đến mất thăng bằng
2- Không đau nhưng mất thăng bằng
Hầu hết các võ đường đều dựa vào cách số 1. Ngay như đạo chủ Kissumaru Ueshiba rất chuộng lối đánh số 1, nhiều Uke bị bẻ tay một lần đều nhớ suốt đời :biggrin: . Có người nói, lối đánh số 1 nên dùng để đánh người quen mà thôi! với người quen, Nage biết ai chịu đựng được thì không dùng các đòn thế trên. Có thể có các phương cách để làm Uke đau, nhưng vì sức chịu đựng của mổi Uke khác nhau, nên rất dể dàng chấn thương Uke lạ.
Lối đánh thứ 2 hơi khó giải thích, khi off-line có dịp làm Uke mới nhận biết được và dể dàng hiểu được cách đánh. Giải thích qua ngôn ngử quả thật khó khăn :unsure: Cách đây khá lâu, tôi có nói đến vấn đề trên
Tôi luôn luôn đánh cách thứ 2, sau khi Uke mất thăng bằng, nếu không muốn đổi qua lối khóa quỳ, thì mình đổi qua lối số 1 để điều khiển Uke ngoài ra làm cho Uke không biết được lối đánh của mình khác hẳn với lối đánh thông dụng. Họ chỉ biết các đòn khóa trên luôn luôn hửu hiệu, không thành vấn đề Uke dẻo tay hay không (sau khi MTB, Uke có dẻo tay hay không cũng bị đau như thường nên dể dàng điều khiển mức độ đau đớn của chiêu thức). Đây là nguyên lý, các bạn có thể tự nghiệm ra.

NgDaLat
06-02-2008, 05:27 PM
Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè sad . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .

Cách mà tui học khác hẳn cách thường thấy ở VN. Cách ở VN ngày xưa tui học một tay của nage khống chế bàn tay uke, một tay khống chế cùi chỏ. Cách tui hoc bây giờ thì một tay khống chế bàn tay uke luôn áp sát vô vai của mình. Tay kia khống chết cườm tay (chổ đeo đồng hồ) và cũng bảo đảm lưng bàn tay uke luôn áp sát vô vai mình. Hai tay khống chế hoàn toàn góc độ bàn tay và cánh tay uke nên không sợ uke dẻo hay không.

Ngoài những điều trên thật ra cách đánh Nikkyo Ura chỗ tui thì Uke đã phần nào bị mất thăng bằng rồi sau cái đánh ikkyo bi trượt tay. Trong quá trình Uke đang biến đòn để lấy lai thăng bằng và phản công thì nage cũng biến đòn thành Nikkyo. Tương tư như vậy với Sankyo....

David
06-02-2008, 05:38 PM
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/nikkyo/nikkyo_broch-1.jpg

Dạ vâng anh Aiki. Ý em nói khóa khống chế theo hình như vậy né :).

@ anh Fourever: Cám ơn anh nhiều. Em sẽ suy nghỉ về lối đánh thứ 2, đồng thời cũng để dành tiền luôn. Nếu nghỉ không ra thì kiếm cách đi off-line với mấy anh :laugh:

maimai
06-29-2015, 11:28 PM
Clip Thầy Saito hướng dẫn 1 số cách khóa Nikkyo


https://www.youtube.com/watch?v=TjEam9WceMM