PDA

View Full Version : SAMBO (SOMBO) - Quốc võ của người Nga!



Totoro_san
09-22-2006, 03:37 AM
Thân chào các A/C/E,
Mình muốn mở đề tài tìm hiểu về SAMBO. Mong được các A/C/E chỉ giáo thêm nghen! :bigsmile: Thân.
Thông tin mở màn của mình không nhiều và có thể còn nhiều điều chưa chính xác và hoàn chỉnh, kính mong các A/C/E hỗ trợ, góp ý và hiệu chỉnh.
Mình đã kiếm được thông tin nhưng được đánh máy theo chuẩn VNI codes. Mong các anh em MOD hỗ trợ chuyển dổi và pót giùm mình nghen!
Cảm ơn các anh em rất nhiều!
Thân.

Totoro_san
09-22-2006, 03:43 AM
SAMBO - Nghệ thuật tự về của dân tộc Nga.
(Nguồn của Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Sambo_(martial_art))

I TỔNG QUAN VỀ SAMBO:
A. Nguồn gốc của SAMBO:
SAMBO là môn võ thể thao và tự vệ hiện đại được truyền bá tại Liên Xô cũ (Nga) vào đầu thế kỷ 20. Tên gọi của môn võ này, trong tiếng Nga là ?????, được viết tắt từ "?????????? ??? ??????" . Một số nơi trên thế giới còn gọi SAMBO là SOMBO, như tại Mỹ và tại một số quốc gia khác.

Theo tư liệu của Liên đoàn các Bộ môn Võ vật thế giới (International Federation of Associated Wrestling Styles (FILA)), SAMBO hiện là một trong 4 bộ môn võ vật có tổ chức giải đấu nghiệp dư chính thức trên toàn thế giới. Ba bộ môn võ vật còn lại gồm: Vật cổ điển (Greco-Roman Wrestling 1), Vật tự do (Free-style Wrestling 2) và Nhu đạo (Judo 3).

SAMBO được phát triển dựa sự trên kết tinh và tập hợp nền tảng của các nghệ thuật vật truyền thống của các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết. Bộ môn cũng không ngừng phát triển và kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các môn võ vật khác trên thế giới. Chính vì vậy, khác với các bộ môn võ thuật khác, SAMBO được xem như được gầy dựng bởi nhiều thế hệ của dân tộc Nga và không có người sáng lập . SAMBO chính thức được Hội động thể dục thể thao tòan Liên Bang Xô Viết công nhận là một môn thể thao vào ngày 16/11/1930 và chính thức trở thành một môn kỹ năng bắt buộc cho lực lượng vũ trang của Liên Xô (và Nga ngày nay).

B. Các hướng phát triển của SAMBO hiện đại:
Xuất phát từ gốc, SAMBO được chia thành ba hướng phát triển theo nhu cầu của cộng đồng:
- SAMBO thể thao (Sport SAMBO): Đây là hướng phát triển của ?????, có tên gọi tiếng Nga là ??P?A ?????, (theo tiếng Việt, nghĩa là SAMBO thi đấu). Hướng phát triển này được tổ chức và xây dựng cho các giải thi đấu Đô vật nghiệp dư hay giải thi đấu Nhu đạo nghiệp dư. Về phương thức thi đấu, tương tự như Nhu đạo (Judo hiện đại), ????? cũng có một số nét đặc trưng riêng về luật thi đấu, nghi thức và võ phục. Ví dụ về luật thi đấu, ????? khác với Nhu đạo hiện đại (Judo hiện đại) ở một số điểm như sau:
o Cho phép sử dụng mọi đòn khóa chân của đối thủ.
o Nghiêm cấm mọi kỹ thuật khóa gây bất tỉnh (Chokeholds Technics 4).

- SAMBO tự vệ (Self Defence SAMBO): Đây là hướng phát triển của môn võ ?????, có tên gọi tiếng Nga là ?????????HO ?????. Hướng phát triển này được tổ chức và xây dựng trên cơ sở kết hợp với kỹ thuật tự vệ của Aikijutsu, Jujitsu hay Aikido, và các kỹ thuật dùng để tự vệ tay không hay sử dụng vũ khí khác.

- SAMBO chiến đấu (Combat SAMBO): Đây là hướng phát triển của môn võ ?????, có tên gọi tiếng Nga là ?????? ?????. Hướng phát triển này được dùng để huấn luyện cho quân đội, Chính vì vậy, nhánh này khá xa rời với cội nguồn ????? ban đầu. Nhánh này bao gồm tất cả các kỹ thuật tự vệ có vũ khí hay tay không thực dụng. Nói cách khác, nhánh này tương tự như môn võ tự do hiện đại, trong đó, ????? được kết hợp với nhiều kỹ thuật thực chiến khác (striking & grappling technics).

C. Võ phục thi đấu của SAMBO:
Võ phục của các võ sinh SAMBO gồm:
o Aùo võ phục màu xanh dương hay màu đỏ (tương tự áo võ phục của Judo), được gọi là ?????? (Kurtka).
o Đai buộc (không có màu bắt buộc, thường gồm các màu chính sau: trắng, đen, xanh nước biển và đỏ, có thể sử dụng các màu khác nhưng hiếm).
o Quần đùi thể thao ngán cùng màu vói áo hay có thể có màu đen/ trắng.
o Đôi giày mềm tưong tự trong bộ môn vật cổ điển/ tự do, thường được gọi là ???????? (Sambovki).

II LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SAMBO:


Các nhà tiên phong trong phong trào phát triển SAMBO đã cởi mở tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật tự vệ thực dụng của các dân tộc trên thế giới, để củng cố và nâng cao kỹ năng chiến đấu tay không cho lực lượng vũ trang tại Liên Xô cũ và Nga ngày nay (Hình 1. Bìa cuốn sách hướng dẫn "Kỹ thuật thi đấu SAMBO" (?????? ?????), xuất bản 1973, tại Liên Xô). Trên lý thuyết, SAMBO tiếp thu nền tảng võ thuật truyền thống của dân tộc Nga xây dựng, và không ngừng tiếp thu các kỹ thuật chiến đấu và học thuyết võ thuật của tất cả các dân tộc khác trên thế giới, thực dụng và phù hợp nhất với đặc điểm nhân chủng học của dân tộc mình.
Xuất phát từ vị trí giao thoa giữa Châu Aâu và Châu Á, nước Nga đã không ngừng tiếp thu các kỹ thuật chiến đấu từ chính các đạo quân xâm lược khác của họ trong suất bề dày lịch sử vệ quốc. Trong lịch sử , nước Nga đã từng chịu sự đe dọa từ nhiều phía:
o Các tộc người Viking từ phía Tây (Bắc Aâu, vùng Scandinavji ngày nay).
o Các tộc người Tartar và tộc Lều Vàng của Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan''s Golden Horde) từ phía Đông (Mông Cổ ngày nay).

Về mặt địa lý, SAMBO cũng thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa của các dân tộc thuộc Liên Xô (cũ), ví dụ như nghệ thật tự vệ:
o Tuvan Kưrs (của dân tộc vùng Tuvan, phía Bắc nước Nga, thuộc các nước Cộng hòa Estonia và nước Cộng hòa Litva (Lithuana) ngày nay),
o Yakuts khapsagai (của dân tộc vùng Yakuts cực Đông nước Nga),
o Chuvash akatuy (của dân tộc Chuvash, thuộc nước Cộng hòa Kazaxtan ngày nay),
o Georgian chidaoba (của dân tộc Gruzia/ Georgia, thuộc nước Cộng hòa Gruzia ngày nay),
o Moldavian trinta (của dân tộc Moldavia, thuộc nước Cộng hòa Moldavia ngày nay),
o Armenian kokh (của dân tộc Armenia thuộc nước Cộng hòa Armenia ngày nay),
o Uzbek Kurash (của dân tộc Uzbek, thuộc nước Cộng hòa Uzbekistan ngày nay),


Các ảnh hưởng từ bên ngoài tác động đến quá trình phát triển của SAMBO được ghi nhận từ nhiều từ nhiều nền võ thuật khác nhau như: các kỹ thuật vật của phương Tây (European Wrestling), Nhu thuật phương Đông (Oriental jujitsu) và cả một số các kỹ thuật tự vệ đ4a được chuẩn hóa và đưa vào thi đấu tại thế vận hội như: Quyền Anh (Boxing), Vật cổ điển (Greco-Roman wrestling) và vật tự do (free-style wrestling), ... SAMBO ngoài ra còn rút tỉa một số kỹ thuật dị biệt của một số môn khác vào trong kỹ thuật của mình, ví dụ như: cảc kỹ thuật đâm/ thích kiếm (lunging techniques) và các kỹ thuật đỡ gạt (parrying techniques) trong môn đấu kiếm Ý (Italian scherma fencing).

Sự phát triển của SAMBO hiện đại, trong những tháng năm đầu tiên, được sự đóng góp rất lớn và vô tư của võ sư Vasili Oshchepkov (??????? ????????) và một võ sư Nga, tên là Victor Spiridonov (?????? ??????????), trong việc chọn lựa và phối hợp các kỹ thuật của Nhu Đạo (Kỹ thuật của Nhu đạo trong giai đoạn đầu tiên khác với kỹ thuật của Nhu đạo dùng để thi đấu rộng rãi ngày nay) để bổ sung cho kỹ thuật vật truyền thống của dân tộc Nga. Cả hai ông đều hy vọng kỹ thuật đô vật của Liên Xô (Liên Bang Xô Viết cũ) có thể được cải thiện bởi sự bổ trợ của các kỹ thuật được rút tỉa từ "Tân Nhu thuật" (Kano''s jujitsu), của tổ sư Nhu đạo KANO (Kano), với kỹ thuật vật "nắm áo" (jacket wrestling).

Oâng VASILI OSHCHEPKOV (??????? ????????), được xem là một trong những người tiên phong trong công cuộc chấn hưng SAMBO, đã từng huấn luyện Nhu đạo (Judo) và Không Thủ Đạo (Karaté) cho Đội đặc nhiệm của Hồng quân tại Đại bản doang của Hồng Quân. Oâng được chính tổ sư Nhu đạo (Judo), cố võ sư JIGORO KANO, công nhận huyền đai đệ nhị đẳng trong đợt đầu tiên huấn luyện cho các võ sinh nước ngoài (cùng đợt thụ phong với ông tại Nhật còn có 4 võ sư khác) và đã áp dụng triết lý của Tổ sư Nhu đạo để đặt nền tảng cho sự phát triển của nghệ thuật tự vệ Nga hiện đại.

Võ sư Victor Spiridonov (?????? ??????????) là cựu chiến binh Thế chiến thứ I và là một trong những huấn luyện viên đầu tiên, được CLB Dinamo mời giảng huấn về đô vật và kỹ thuật tự vệ. Oâng có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về vật cổ điển (Greco-Roman wrestling), vật tự do (Free style wrestling), và nhiều bộ môn vật khác của các dân tộc "Xi - la - vơ" (theo phiên âm tiếng Việt, phân bố ở Trung và Đông Aâu, hay một phần vùng đồng bằng sông Danube). Dưới vai trò là "người hướng dẫn kỹ thuật chiến đấu", ông đã đi du khảo và tìm hiểu tại Mông Cổ (quê hương của môn đô vật Mông Cổ khá nổi tiếng) và Trung Hoa dân quốc về kỹ thuật chiến đấu truyền thống của các dân tộc tại đây.

Vào năm 1918, V. I. Lenin ký quyết định thành lập tổ chức Vseobuch (???????) (Vseobshchee voennoye obuchienie (???????? ???????? ????????) hay còn gọi là Học viện Quân sự tổng hợp (tương tự như General Military Training)), nhằm huấn luyện và đào tạo Hồng Quân (Red Army), hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông N.I. Podovoyskiy (?. ?. ???????????) . Trong đó, công tác phát triển huấn luyện và tổ chức kỹ năng tự vệ cận chiến cho Hồng Quân, chương trình huấn luyện bắt buộc đối với sỹ quan và quân đặc nhiệm), được giao cho huấn luyện viên K. Voroshilov (?. ?????????), là người sáng lập Trung tâm thể dục thể thao NVKD (NKVD physical training center), được biết đến trên toàn thê giới với tên gọi là trung tâm thể thao hay CLB "Dinamo" (??????) ( Nói thiệt mình chỉ biết Đội bóng Dinamo Moscow và Dinamo Kiev thập niên 60 70 của thế kỷ trước thôi ! :)) ).

Vào năm 1923, hai ông Vasili Oshchepkov và Victor Spiridonov đã cùng phối hợp với một nhóm các chuyên gia khác, được Chính quyền Xô Viết giao nhiệm vụ, nhằm xây dựng một chương trình huấn luyện mới hợp lý và hiệu quả hơn về kỹ năng tự vệ cho Hồng quân. collaborated with a team of other experts on a grant from the Soviet government to improve the Red Army''s hand-to-hand combat system. Với tầm nhìn mang tính bao quát có hệ thống, Victor Spiridonov đã thu lược, sắp xếp và phối hợp các kỹ năng tự vệ trên thế giới thành một hệ thống liên hoàn để tăng khả năng tự vệ trước mọi tình huống. Cùng lúc, Vasili Oshchepkov thì nghiên cứu các kỹ thuật riêng đã được tổ sư Nhu đạo, Jigoro Kano, rút tỉa từ Nhu thuật dòng Tenjin Shin''yo Ryu (Tenjin Shin''yo Ryu jujitsu) và dòng Kito Ryu (Kito Ryu jujitsu) để áp dụng vào Nhu đạo. Đồng thời, ông cũng xây dựng một hệ thống lý luận và thực tiễn để phối hợp và đánh giá khả năng ứng dụng của các kỹ thuật chiến đấu dựa trên cơ sở khoa học vào cùng một hệ thống kỹ thuật mới của SAMBO. Đội chuyên gia sau đó được huy động thêm sự phối hợp về kinh nghiệm và kiến thức từ các ông Anatoly Kharlampiev (??????? ?????????) và I.V. Vasiliev (?. ?. ???????), những người đã từng thụ giáo nhiều kỹ năng tự vệ trên thế giới. Sau mười năm nghiên cứu và phát triển, bộ giáo trình huấn luyện đấu tiên của họ ra đời và đã đặt nền tảng cho SAMBO hiện đại. Trong đó, các nghiên cứu của các ông Oshchepkov và Spiridonov về phát huy khả năng của môn vật truyền thống được chuyển thành chương trình huấn luyện riêng về kỹ thuật cận chiến cho quân đội.

Mỗ kỹ thuật của SAMBO đều dược mổ xẻ và phân tích kỹ lưỡng về tính hiệu quả và hợp lý về nhân chủng học của dân tộc Nga, với tham vọng là kỹ năng tự vệ tay không với mục tiêu tối thượng là khống chế địch thủ trong thời gian ngắn nhất. Chính vì vậy, SAMBO đã đưa các kỹ thuật cận chiến hiệu quả nhất của Nhu thuật (Jujitsu) và "người anh em mềm dẻo của nó" là Nhu đạo vào hệ thống đào tạo của mình. SAMBO vẫn đang được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia về thể dục thể thao. Mục đích chính của SAMBO là tối ưu hoá kỹ thuật và khả năng huấn luyện để có thể áp dụng cho nhu cầu tự vệ cá nhân, cho cảnh sát, cảnh sát dã chiến, bộ đội biên phòng, đặc cảnh, bảo vệ yếu nhân, nhân viên bệnh viện tâm thần, quân đội và biệt kích.

Một số võ sinh SAMBO tiêu biểu:
Fedor Emelianenko đạt giải Vô địch thế giới SANBO chiến đấu (World Combat Sambo Champion) và Vô địch giải SAMBO cận chiến toàn Liên Bang Nga (Russian Combat Sambo Champion). Anh cũng là võ sĩ võ tự do và là vô địch hạng nặng giải PRIDE Fighting Championships tại Nhật Bản.
Aleksander Emelianenko, em trai của Fedor Emelianenko, đã từng 2 lần vô địch giải SAMBO toàn Liên Bang Nga (Russian national Sambo champion) và 2 lần vô địch giải chung kêt SAMBO thế giới (World Sambo champion).
Oleg Taktarov là Vô địch giải UFC 6 (UFC6 Champion) và tham gia trận chung kết giải UFC '95 Ultimate Ultimate Tournament .
Andrei Arlovski là Vô địch hạng nặng giải UFC (UFC heavyweight champion) và Vôđịch giải SAMBO trẻ thế giới (the Junior World Sambo Champion).
Scott Sonnon đạt huy chương bạc Giải hội thao các trường Đại học Thế giới 1993, huy chương vàng Pan-American Games 1994 và US Grand National SOMBO Championships 1995. Scott Sonnon cũng là thành viên của ban huấn luyện quốc gia của Mỹ về SAMBO từ năm 1993 đến năm 1995. Hiện nay, ông đang là huấn luyện viên trình diễn cho RMAX RMAX International [2].
Vladimir Putin cũng đã từng tập luyện SAMBO một thời gian.

Một số địa chỉ tham khảo chính:
1. ^ http://www.usadojo.com/biographies/scott-sonnon.htm
2. ^ http://www.rmaxinternational.com/

Các địa chỉ tham khảo khác:
FILA website
United States Sombo Association website
FIAS website
Classical SAMBO - With many examples and pictures.
Creation of sambo - By M.Lukashev, first published in "Physical culture and sport" magazine N9-10/91.
AnyMartialArt.org - Sambo over view
Combat Sambo
Combat Sambo in Canada (Toronto)
Sambo
SAMBO competition rules. Includes rules for combat sambo.
CST Mag Interviews American Sambo Association's Steve Koepfer. Information about combat and freestyle sambo.
International Federation of Associated Wrestling Styles, Hall of Fame
Interviews, reviews and articles

(Lược dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Sambo_(martial_art))

Guest
09-22-2006, 03:58 AM
Anh T viết bằng VNI đọc muốn mù con mắt luôn rồi...Hehehe


http://www.maxfighting.com/FileLibrary/sambo.jpg

DCH có nghe nói hình như có 4 trường phái chính của Sambo đó anh.

4 trường phái chính:

Sambo thể thao: (Borba Sambo) Có hình thức rất giống với bộ môn Nhu Đạo, chỉ khác vài phần như luật, đồng phục, Sambo cho phép đánh các đòn đè và cho phép các đòn khoá chân, nhưng cấm các đòn chặn cổ.

Sambo tự vệ: (Tunisti Sambo) Rất giống với môn Hiệp khí nhu thuật, Nhu thuật hay Nhu đạo, dùng để chiến đấu chống lại các đòn thế tấn công bằng vũ khí và thích hợp để tự vệ tay không trên đường phố.

Sambo chiến đấu: (Boyevoye Sambo) Chuyên dùng và được sáng chế từ trong quân đội, lấy căn bản của môn Sambo cổ truyền, dùng vài loại vũ khí truyền thống Nga và cách chống vũ khí đơn giản rất hiệu nghiệm, cách thi đấu của "Sambo chiến đấu" giống như các bộ môn "Mixed Martial Arts" Võ Tổng Hợp. Hầu hết các đòn sát thủ như chặt chém, vật nhập nội.

Sambo biểu diễn (Domostaira Sambo) Chuyên dùng để biểu diễn trong các lễ hội cổ truyền của Nga, các toán cận chiến cho các nguyên thủ quốc gia... Để hù đối thủ chính trị.

Nhiều người cho rằng SAMBO được sáng chế vào năm 1930. Được chính thức công nhận là môn võ thuật quốc gia của Liên Xô vào năm 1938. Lúc đầu được gọi với nhiều tên khác nhau như là "Vật tự do", "Phái vật kỹ thuật tự do" nhưng đổi tên là SAMBO vào năm 1946. Theo lối đánh của SAMBO người ta có thể thấy được nó chính là sự kết hợp giửa các môn võ thuật truyền thống Nhật và Trung Hoa, môn võ truyền thống từ trước của các nước quốc gia kế cận như Geognians, Armenians, Mongols v.v.. và đôi lúc hình ảnh môn đô vật đặc biệt của Pháp quốc trong các đòn nhập nội thấp. Trong chiến tranh thế giới thứ II môn Sambo được "thí nghiệm" rất kỹ bởi quân đội Sô Viết, nhiều kỹ thuật "đặc biệt" được bổ xung vào như các lối chiến đấu trong tù, chiến đấu để thoát từ trong các hầm giam tra tấn, tàn sát nhiều người 1 lúc với kỹ nhẹ và tinh vi. Lý do là trong thời gian chiến tranh quân đội Sô Viết có tiếng là dùng rất nhiều binh sĩ từ các kẻ tội phạm trong xã hội, tù nhân đưa ra chiến trường để chiến đấu trong các chiến trường sội động, tù nhân án giết người 2,3 năm có thể được đưa ra trận 2,3 năm nếu sống sót trở về có thể miễn được tội hoặc có công lao có thể được thoát án tử hình. Nhiều chiến lược và đòn thế từ những cuộc thực chiến ác liệt do các binh sĩ nầy ra đã làm cho môn Sambo càng ngày càng hữu hiệu trong chiến đấu đến ngày hôm nay.

Một cao thủ về Sambo thường hay nghe nói tới là Kharlampiev được xem là "vị cha già của Sambo truyền thống", có thể ông nổi tiếng vì là người có công xây dựng lại và hệ thống hoá Sambo nhưng lại có rất nhiều liên hệ về chính trị và quyền lực của ông trong giới võ thuật tại nước nầy đã đưa ông lên hàng nổi tiếng. Ông là người đưa ra chiến thuật chử "chuổi S", đánh theo lối dùng lực đẩy của đối thủ kéo dài theo đà để làm cho đối thủ mất đi thăng bằng và trong thời điểm yếu nhất của đối thủ áp dụng đòn chính để triệt hạ. Ông là người có khuynh hướng lập ra bộ môn "Tân Sambo" mới lấy tên là "SAMOZ" rất giống với nguyên lý Hiệp Khí Đạo truyền thống Nhật bản Và Thái Cực Quyền Trung Hoa, dùng để cho người có dáng nhỏ con có thể đánh bật được đối thủ to con hơn gấp nhiều lần và ông sáng lập theo nguyên lý đó khi ông bị chấn thương trong trận đấu SAMBO nên không thể dùng sức mạnh như Sambo thường được. Hiện nay hệ phái SAMOZ rất được xài trong các bài học luyện tập kỹ thuật chến đấu ở các nước Nga xa xưa đã tách rời khỏi Liên bang Sô Viết... Chứ hiện nay mà nếu chỉ tập đơn thuần môn Sambo nầy thôi để khi cần đánh cận chiến cứ nhào vào ôm mông vật thì chắc chắn là bị ôm càng mà về nhà đuổi gà cho vợ.

Hiện nay vấn đề môn phái, đi tìm sự đặc trưng riêng tư trong đòn thế của từng thật sự là 1 điều khó để phân biệt, nếu chỉ nhìn qua sơ lượt giửa Sambo - Brazillian Jujitsu đánh nhau thấy nó y chang như nhau với lối đánh nhào vào ôm và quật rất chuyên môn, thấy Karate với Taekwondo đánh thấy hao hao với nhau tấp ào ào, võ Cổ truyền - Thiếu lâm - Silat y như là một với lối đánh bay bướm cầu kỳ. Ngoại trừ tay chiến đấu đó được tập luyện một thời gian dài thì họa may lối chiến đấu của họ mang ảnh hưởng môn phái qua phong cách và thời gian dài họ tập luyện, chứ mọi người khi vào chiến đấu đường phố vẫn có thói quen dùng bản năng của mình để chiến đấu nhiều hơn, nên nhìn dân SAMBO đánh mấy trận PRIDE Championship y như dân đô vật.

Mấy bác ở lứa tuổi 30-40 ở đây chắc từng đọc truyện "Văn Bình - Điệp viên cừ khôi của Việt Nam với mả số "Z28", từng làm xanh mặt các Điệp viên Sở, M16... với các đòn võ Sambo độc đáo. Xem ra James Bond 007 của Tây phương chưa đáng xách dép cho Z28 về mặt võ thuật Á Đông hả các bác?.

Vài hàng đóng góp với anh T nhe !

Thân mến.:friends: :friends:

Totoro_san
09-22-2006, 08:55 AM
Cảm ơn anh DCH,

Anatoly Kharlampiev (??????? ?????????) là người được xem là "cha già" của môn võ này là do mối quan hệ chính trị khá mật thiết của ông với chính quyền Xô Viết và quá trình đóng góp lâu dài cho bộ môn này! :bigsmile:.

Nhưng "Biến thể đòn dạng S" lại do ông Victor Spiridonov (?????? ??????????) nghiên cứu và áp dụng trong huấn luyện cho đặc tình và biệt kích của Nga. "Biến thể đòn dạng S" được nghiên cứu do chính Spiridonov bị chấn thương khá nặng trong quá trình nghiên cứu xây dựng hệ thống đòn cho SAMBO trong giai đoan 1913 - 1925. Chính vì vậy ông gần như không thể sử dụng SAMBO truyền thống nữa! Thật đáng tiếc, nhưng nhờ vậy mới có "Biến thể đòn dạng S", còn gọi là SAMOZ (được xem là "AIKIDO của Nga (Aikido made in Rusia)" đấy!), chuyên dùng cho các chiến sĩ bị thương, người có sức khỏe yếu trong chiến đấu. Chính Vasili Oshchepkov (??????? ????????) (công lao rất lớn) và Victor Spiridonov (?????? ??????????) mới là cha đẻ, những người đầu tiên xây dựng nên hệ thống hoàn chỉnh về kỹ thuật của SAMBO. Anatoly Kharlampiev (??????? ?????????) cùng với I.V. Vasiliev (?. ?. ???????), chỉ tham gia với tư cách là phụ tá hỗ trợ công tác xây dựng SAMBO cho Vasili Oshchepkov và Victor Spiridonov, vào 1923, sau khi đã thụ giáo nhiều nơi trên thế giới.

Chuyện ngaòi lề thui hen! Sự kiện 1948 của phái ZIONISM, thành lập nhà nước Do Thái đầu tiên (Israel), đã thu hút người Do Thai, trên thế giới, quay về xây dựng và tái kiến thiết đất nước. Trong số đó có không ít người Nga gốc Do Thái, đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các ngành khoa học mũi nhọn, quân sự và cả trong hê thống chính trị. Krav Maga cũng có tên là do SAMBO, do những người này đưa về.

Anh co thể chuyển phần giơi thiệu của mình vào file .doc trong Word, chuyển font sang VNI. Mình có giới thiệu về lịch sử phát triển của SAMBO khá hay và đầy đủ cũng như vai trò và công lao của Vasili Oshchepkov, Victor Spiridonov và Anatoly Kharlampiev.

Xin thành thật xin lỗi anh DCH và các A/C/E khác vì đã post bài lên (đánh bằng VNI codes nên bị tổ trác!!! ) nhưng không đọc dược nghen! Mong các MOD có convert dùm mình.

Cảm ơn các A/C/E MOD trước nghen!

Thân.

Guest
09-22-2006, 04:53 PM
Vladimir Putin cũng đã từng tập luyện SAMBO một thời gian.
(Lược dịch từ http://en.wikipedia.org/wiki/Sambo_(martial_art))

Tin nguồn chính xác và thông tin có đáng tin cậy không đó bác Toroto_san? Chứ hôm rồi đọc cái bài viết của cận vệ ông Vladimir Putin đăng trên tờ bác Bushido của Âu Châu, bài viết "Putin and his Arts" nói là ông Vladimir Putin rất bực mình khi không biết từ đâu đưa ra đủ thứ tin như môn Karate, Judo, Taekwondo, Wingchun, Vovinam (thật sự là chưa nghe Aikido nói gì hết nhe!) đang phổ biến tại Liên Xô v.v.. Ai cũng đưa ra là ngài Vladimir Putin từng tập luyện môn phái mình làm như đó là một chứng minh hùng hồn môn phái mình từng được vị nguyên thủ quốc gia chiếu cố qua... Trong khi đó ông Vladimir Putin chỉ nói là ông từng tập qua môn Judo đến đai nâu/đen gì đó, và bây giờ cho cô con gái của mình đi tập Thiếu Lâm Wushu với HLV Weng Chuo ở trường thể dục thanh niên thôi.
Bác Toroto_san nên cẩn thận với mấy nguồn tin từ Wikipedia, nó cũng chỉ là những tập hợp bài viết của các cá nhân, mà cá nhân thì hay chủ quan lắm lắm nên khi tìm tài liệu cố chú ý quan trọng về sách vở hơn là Net. Ít ra sách vở qua giấy trắng mực đen nói có sách mách có chứng hơn 1 tí.


SAMBO chính thức được Hội động thể dục thể thao tòan Liên Bang Xô Viết công nhận là một môn thể thao vào ngày 16/11/1930 và chính thức trở thành một môn kỹ năng bắt buộc cho lực lượng vũ trang của Liên Xô (và Nga ngày nay).
Hiện nay cũng có nhiều đụng chạm như mọi nơi trên thế giới là ai ai mới là chân truyền, là chính thức, là quốc võ? Ai cũng nói mình hết còn thiên hạ như pha... ROSS và SAMBO ai được danh chính ngôn thuận hơn ai?

Bài ghi nhận từ sách "Common Martial Arts of the World" khi tác giả Michael Spikovick viết về các môn võ của Liên Xô đó bạn.
"The contemporary training of Russian Martial Art, culminating from each of these periods of influence and development, is known as ROSS - "All-Russian Native Self-Defense System". ROSS is the national training system of Russian Martial Art, approved and recognized by the Government and the National Olympic Committee of Russia as the only representative of Russian Martial Art, within Russia and abroad" (trang 459, năm 1989, NXB OHARA, USA)

Tiếp đi Anh Toroto_san ! :no1: :no1:
Thân mến bắt tay anh:friends: :friends:

levan
09-24-2006, 07:45 PM
Totoro_san viết:
Chuyện ngoài lề thui hen! Sự kiện 1948 của phái ZIONISM, thành lập nhà nước Do Thái đầu tiên (Israel), đã thu hút người Do Thai, trên thế giới, quay về xây dựng và tái kiến thiết đất nước. Trong số đó có không ít người Nga gốc Do Thái, đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các ngành khoa học mũi nhọn, quân sự và cả trong hê thống chính trị. Krav Maga cũng có tên là do SAMBO, do những người này đưa về.

"Krav Maga của Do Thái có nguồn gốc từ Sambo Nga", chuyện này chắc phải xét lại quá anh totoro_san ơi ! Không biết thông tin đó từ đâu ra nhưng tui thấy điều đó không ổn về mặt lịch sử chút nào hết :

-Phong trào kỳ thị Do Thái tại Đức thời thế chiến 2 dữ dội quá nên nhiều người cho rằng chỉ có Đúc Quốc Xã mới kỳ thị DT, thật sự ở các nước Âu châu (kể cả Nga) người DT luôn bị phân biệt đối xử dưới hình thức này hay hình thức khác. Thời đó, người DT có thể là những luật sư, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên tài chính giỏi, nhưng họ khó mà leo lên các chức vụ quan trọng trong chính quyền và quân đội các nước Âu châu. Vậy lấy đâu ra những chuyên viên cao cấp người Nga gốc DT để di dân về Israel sau năm 1948 và dạy võ Sambo?

-Ở Liên xô thời Stalin, muốn nắm những vị trí quan trọng trong quân đội Xô viết không phải dễ, tối thiểu phải là đảng viên CS trung kiên và đáng tin cậy. Cho dù có một số người Nga gốc DT ở vào những vị thế đó, Đảng và quân đội Liên xô có để yên cho họ dễ dàng di dân về Israel không ? Thời đó công dân Liên xô mấy người được đi nước ngoài ? nói chi mấy ông cán bộ gốc DT mà lại được di dân thoải mái sao ?

-Cho dù họ có xoay sở hay trốn thoát để sinh sống tại Israel, trong giai đoạn căng thẳng của chiến tranh lạnh thời 1948, thử hỏi nhà nước Israel có dám tin dùng và trọng dụng mấy ông DT từng là Đảng viên CS Liên xô không ? Sĩ quan 'mũi nhọn' của LX mà phút chốc trở thành những sĩ quan nòng cốt trong quân đội Israel à ?

-Người DT vốn kiêu hãnh. Thời 1948 người DT khắp nơi đổ về Israel, cho dù Sambo Nga có hay đến đâu thì dễ gì những người DT gốc Anh, Pháp, Đức v.v... chịu ngồi yên nhìn môn võ Nga (dù đã đổi tên) khơi khơi chiếm lĩnh vị trí then chốt trong quân đội Israel ? Các sĩ quan DT từng đi lính cho quân đội các nước khác không biết võ gì sao mà để cho mấy ông DT gốc Nga múa gậy vườn hoang ?

Tóm lại, nếu bảo rằng Krav Maga có vay mượn một số kỹ thuật Sambo thì còn có lý, chứ nói võ DT bắt nguồn từ võ Nga thì thật quá đáng. Nói ngay ra thì cả Sambo và Krav Maga đều tương đồng ở một điểm, đó là cả hai đều là những môn võ tổng hợp. Trước khi các môn võ Á đông lan sang Âu mỹ, quyền thuật tây phương thường chỉ là đô vật và boxing. Cả hai quân đội LX và Israel trong giai đoạn non trẻ đều cần một phương pháp huấn luyện cận chiến hữu hiệu mà không đơn thuần dựa trên đô vật và boxing. Nhu cầu đó đã đưa đẩy những huấn luyện viên tiên phong kết hợp kỹ thuật Judo/Jujitsu với các môn võ vật có sẵn để tạo ra môn võ mới cho quân đội nước mình, đó là Sambo cho Nga và Krav Maga cho Israel. Hoàn cảnh ra đời tương tự nhưng không thể nói môn này xuất xứ từ môn kia.

Totoro_san
09-24-2006, 09:02 PM
[quote=levan]Totoro_san viết:
Chuyện ngoài lề thui hen! Sự kiện 1948 của phái ZIONISM, thành lập nhà nước Do Thái đầu tiên (Israel), đã thu hút người Do Thai, trên thế giới, quay về xây dựng và tái kiến thiết đất nước. Trong số đó có không ít người Nga gốc Do Thái, đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các ngành khoa học mũi nhọn, quân sự và cả trong hê thống chính trị. Krav Maga cũng có tên là do SAMBO, do những người này đưa về.
Chào các bác,
Cảm ơn ý kiến của các anh levan va DCH,
Mình thành thật xin lỗi về thông tin không chính xác nghen!
Thứ nhất phải vô cùng cảm ơn anh levan đã đính chính dùm mình. Đúng là KRAV - MAGA chỉ sử dụng một số kỹ thuật của SAMBO, do lỗi biên tập không chính xác của mình. Mong ông anh và các anh em thứ lỗi nghen!
Thứ hai đúng là nguồn thông tin của wikipedia là nguồn mở nên mình đã quá vội vàng khi lược dịch trình bày cùng anh em rủi@ :isad:

Ngoài lề thui:
- Trong thế chiến thứ hai, quân đội Liên Xô đã vận động và có những đơn vị quân gốc Do Thái được đưa ra tiền tuyến dạng cảm tử quân khá nhiều. Có lẽ do lòng căm thù của người Do Thái với quân Đức chăng? Có thể một số người đã được huấn luyện một số kỹ năng chiến đấu nào đó.
- Thêm vào thông tin của anh levan, dưới thời của Stalin, đúng là để có được các địa vị trong chính quyền Xô Viết như anh levan nói là điều không dễ và không thể! Tuy nhiên trong quản lý cấp trung trong công nghiệp, trong khoa học kỹ thuật và trong một số đơn vị hành chính chính quyền, người Do Thái chiếm khá đông. Trong quá trình lật lại các hồ sơ mật về sự kiện người Do Thái dự kiến lật đổ chính quyền Xô Viết trước năm 1948 nhưng không thành. Chính vì vậy, sau sự kiện 1948, viện khoa học Nga đã bị tổn thất một lượng chất xám khá lớn các bác ạ! Chính vì vậy quyền lực của chính quyền bị hạn chế rơi vào tay của các dân tộc thiểu số hay gốc ngoại bang. Tuy nhiên, Nguyên soái Stalin và các tướng lĩnh quan trọng như Frunze (quân sự) , Dzerdzinski (quân báo), ... vốn là người Gruzia (Georgia) chứ không phải người Nga (Russia), trong khi một số tướng sĩ gốc Nga lại bị thất sủng như Đại tướng Zukov! Ngược lại dưới thời Lenin và nội chiến nước Nga trước đó, người Do Thái tham gia tận tâm và tận lực cho chính quyền Xô Viết với một lực lượng đáng kể! -
- "Em đây" đồng ý cả 2 tay với các bác DCH và levan, SAMBO là sự góp nhặt các kỹ thuật thực chiến trong một quá trình lâu dài, chính vì vậy nó thật sự là võ tổng hợp tương tự KRAV - MAGA hay các chương trình huấn luyện về kỹ năng tự vệ cho hầu hết các quốc gia (tiêu chí chung là thực dụng và hiệu quả!) :bigsmile:
- Có lẽ do chủ quan của mình, nhưng V. Putin xuất thân là sĩ quan hàm tá của KGB (Cơ quan tình báo của Nga), có lẽ đã từng được huấn luyện tại trung tâm huấn luyện co chương trình huấn luyện tương tự như Vseobuch (???????) (Vseobshchee voennoye obuchienie (???????? ???????? ????????). Chính tổng thống V. Putin tuyên bố ông chỉ tập võ vật chủ yếu là Nhu đạo (Judo) (từ thời trẻ) và chương trình huấn luyện khi là sĩ quan KGB.

Cuối thư, mình rất vui tiếp nhận cá thông tin chỉnh sửa và đóng góp của các A/C/E trong diên đàn để có thể tổng hợp lại thành một bài giới thiệu vê SAMBO hoàn chỉnh hơn!
Xin cảm ơn các A/C/E nghen!
Thân.

levan
09-24-2006, 10:16 PM
Sẵn đang nói về Sambo và Judo, anh totoro_san cho phép tui hỏi thăm vài điều nhé:

-Nghe nói TT Putin trong thời gian là sĩ quan tình báo đã đạt đến tứ đẳng judo, sau này làm tổng thống rồi mới được phong hàm danh dự lên 5 và 6 đẳng, điều này có đúng không ? Trong một chuyến viếng thăm Kodokan, Putin cũng đã biểu diễn sơ sơ và được ông hlv Nhật làm uke lúc đó khen là Putin vững kỹ thuật, vậy ngoài ông Nhật này có ai trong giới judo khen chê gì về trình độ judo của Putin không ? Anh có phim quay mấy màn biểu diễn của Putin ?
-TT Putin là đồng tác giả của một cuốn sách dạy judo, anh có nghĩ ông ta tham gia viết sách thật hay chỉ để tên cho nổi ? nếu anh đã có dịp đọc qua sách đó thì xin cho biết nhận xét, có gì đặc biệt không hay cũng như mấy cuốn giáo khoa judo khác ?
-Môn Sambo có dạy tại vn không ? Từ mấy chục năm qua có rất nhiều người vn sang học và làm việc ở Nga (hay LX nói chung), vậy có ai học Sambo hay Judo đạt thứ hạng cao không ?
-Hồi khoảng năm 1985 ở saigon có chiếu bộ phim LX nói về một nhà vô địch sambo đi khắp nơi học hỏi về vật, hình như phim có tựa đại loại là "Người bất khả chiến bại", anh có sưu tầm được video/dvd bộ phim này không ?
-Hiện tại vn nghe nói võ sư Nguyễn văn Chơi có đẳng cấp judo cao nhất, vậy đẳng cấp này do liên đoàn judo vn hay liên đoàn judo thế giới cấp ? Thời 1975 võ sư Chơi đang ở đẳng cấp nào ?

Tại nghe nói anh totoro_san yêu thích và hay tìm hiểu môn judo nên tui hỏi đại mấy điều trên, hy vọng nếu anh có từng nghe qua mấy chuyện này thì cho anh em cùng biết. Mong anh đừng nghĩ rằng tui làm bộ hỏi lung tung để đánh đố, tui không chơi kỳ cục vậy đâu. Cám ơn anh trước.

Totoro_san
09-24-2006, 10:35 PM
Chào anh levan và thưa các anh em, :bigsmile:

- Về thông tin của tổng thống V.Putin đạt huyền đai Nhu đạo là chính xác nhưng mấy đẳng thì mình ... xin thua!

- Về viết sách về Nhu đạo thì có lẽ ông này không háo danh đen mức đó do đó thông tin này có lẽ cần kiểm tra lại thui!

- SAMBO đến nay hình như không chính thức dạy tại Việt Nam, tuy nhiên thông tin về người VN ta đã tập luyện về môn này tại LX là có. Trình độ như thế nào thì rất khó biết.

- Lịch sử của Nhu đạo VN mình có rất nhiều điểm đáng tự hào đấy anh ạ! Như đã trình bày mình khong phải là người biết nhiều về Nhu đạo nên không có thông tin nhiều về người có đẳng cấp cao nhất tại VN hiện nay về Nhu đaọ. Không rõ nhưng có rất nhiều võ sư Nhu đạo VN được KODOKAN huấn luyện và công nhận. Nhưng trong y học Nhu đạo, Việt Nam ta có võ sư Chiêm Thành Văn được phong roku - dan, tu nghiệp tại KODOKAN (Nhật). Mình sẽ cố thu thập thông tin để trình bày với các anh em sau về câu hỏi này anh levan nghen!

May mắn là ba tui ngày xưa đi nghiên cứu sinh ở Nga tại trường Đại học Y Pirogov tại Moscow, có đưa gia đình đi theo. Tui nhiều lần theo ba tôi vào CLB của trường ĐH này để chơi ping pong nên thấy các võ sinh SAMBO (SAMBO thi đấu) thi đấu thui!
:bigsmile:

Thân.

Totoro_san
09-24-2006, 11:43 PM
Thân chào,
Xin bổ sung thêm, anh levan đã hỏi về cuốn sách dạy Nhu đạo của V.Putin thì mình cũng xin thưa là cuốn sách có tựa đề tiếng Nga là "Học Nhu đạo với Vladimir Putin" ("?????? ????? ? ???????? ?????"), được ghi là do ông và 2 cộng sự , do OLMA - PRESS (???? - ?????) xuất bản 2002. Tính xác thực thì mình không rõ, nhưng nếu ông V.Putin không đính chính thì có lẽ là đúng! Nhưng đây là thông tin từ Wikipedia (anh em nào muốn thấy bìa cuốn sách ra sao thì vào link sau: http://en.wikipedia.org/wiki/Putin
Cũng theo Wikipedia thì V.Putin là huyền đai 6 đẳng, nhưng đây là nguồn thông tin mở nên cũng cần xác minh lại! Trong tiểu sử của ông này trong các trang web chính thức thì kô thấy đề cập đến:
http://www.wladimirputin.de/putin.html
www.russianembassy.org/RUSSIA/president.htm

Anh em cũng có thể xem một đoan video rất ngắn của http://www.wladimirputin.de/putin.html trong mục video, chọn file putin - judo, ông này đang biểu diển đoàn Ashi - barai với một võ sư judo 6 dẳng (áo xanh).
Có rất ít thông tin về V.Putin và quá trình luyện tập judo của ông này, anh em có thể xem sơ bộ trong link sau:
http://www.fightingarts.com/content01/putin.html của Tom Ross.
Mong anh levan thông cảm nghen, về cuốn sách được viết bằng tiếng Nga thì mình chưa từng đọc. Mặt khác đây là người rất ít nói về trình độ judo của mình. Trong chuyền viến thăm Kodokan, V.Putin đã làm Uke cho một một võ sinh Nhạt Bản tuổi vào đòn vai, cái này có hình chụp minh họa. Còn các thông tin khác thì mình hoàn toàn bó tay!
Còn các thông tin khác thì nên kiểm tra thui!
Thân.

Totoro_san
09-24-2006, 11:53 PM
Thân chào,
Anh DCH đã cung cấp thì cả ROSS và SAMBO đều được cho là quốc võ của Nga. Anh em có thể tìm thông tin chia sẻ và trao đổi về cả 2 bộ môn này cho 4rum cùng tham khảo tại đây cũng được.
Hoan nghênh sự đóng góp của các anh em!
Thân. :bigsmile:

levan
09-25-2006, 12:29 AM
Cám ơn anh totoro_san đã cho thêm thông tin về tt Putin và judo/sambo. Cảnh putin biễu diễn coi vui quá, hình như ông uke áo xanh hợp tác 'quá nhiệt tình' nên đánh đòn chân mà coi như nhảy đầm ! Có gì mới xin anh cho anh em biết với nhé. Chả biết có ông/bà tổng thống hay thủ tướng nào học aikido không nhỉ ? các nhà lãnh đạo mà chịu khó học võ tình thương thì thế giới mới ổn định lâu dài được phải không ạ ? :bigsmile:

Totoro_san
09-27-2006, 01:07 AM
Thân chào ACE,
Sau đây là một link về TT V. Putin tập luyện Judo theo yêu cầu của anh levan:
http://www.youtube.com/watch?v=IdXwu2MXR_s
(Trong chuyến viến thăm Kodokan tại Nhật Bản)
...

Link ve KRAV - MAGA:
http://www.youtube.com/watch?v=5_s15fcDB2E&search=Combat%20Sambo%20Russian%20Fighting%20MMA%2 0NHB%20Sombo%20Self%20Defense%20Commando%20Martial %20Arts[/url]
http://www.youtube.com/watch?v=1jZQEBpw-MU&NR (Biểu diễn của NZS - Đức)
http://www.youtube.com/watch?v=WzOF9bSgdK4&mode=related&search= (Huấn luyện Krav - Maga dùng để trấn áp tội phạm tại Hung)
http://www.youtube.com/watch?v=nw7fyJhpvTs&mode=related&search= (Một số tư liệu về chương trình huấn luyện lực lượng KAPAP của Israel )
...

Còn đây là một số đường llink giới thiệu về SAMBO/SOMBO và ROSS:
http://www.youtube.com/watch?v=j1O52QUqmQE (Chris Reitz sử dụng SAMBO thắng K.O)
http://www.youtube.com/watch?v=hFn1CdGduA8 (lược sử của LĐ võ vật thế giới ISWA)
http://www.youtube.com/watch?v=3J5nCVEhy14&mode=related&search= (Biểu diễn kỹ thuật ném của SAMBO - giống Jujitsu 75 - 80%, của US SAMBO)
http://www.youtube.com/watch?v=4odMXg2xyNk&NR (diễn tập SAMBO của Nga)
http://www.youtube.com/watch?v=hy2bgOF2w8A (Một trận đấu SAMBO tại giải cựu chiến binh Nga)
http://www.youtube.com/watch?v=4ru2es92JvA (Tập huấn SAMBO tại Nam Tư 2004, của ASS về kỹ thuật khóa cắt kéo)
http://www.youtube.com/watch?v=M7cNTS8qvKA&mode=related&search= (tư liệu về combat SAMBO)
http://www.youtube.com/watch?v=HMeKuEmrzc4&mode=related&search= (Kỹ thuật khóa chân, Nam Tư 2006)
http://www.youtube.com/watch?v=ocnBwp07asA&mode=related&search= (Trận đấu của Fedor Emelianko (áo đỏ), Combat SAMBO, tiếng Nga)[url]
...

Anh em xem xong sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng trong các môn võ hay chương trình huấn luyện thực chiến, có cả đòn của Nhu đạo/Thuật, Nhu thuật Ba Tây, Vật, Box, Karate, ... :bigsmile:

Thân.

Guest
09-29-2006, 05:57 PM
Sẵn đang nói về Sambo và Judo, anh totoro_san cho phép tui hỏi thăm vài điều nhé:
- Hiện tại vn nghe nói võ sư Nguyễn văn Chơi có đẳng cấp judo cao nhất, vậy đẳng cấp này do liên đoàn judo vn hay liên đoàn judo thế giới cấp ? Thời 1975 võ sư Chơi đang ở đẳng cấp nào ?

Mấy hôm nay hơi bận nên bây giờ mới có dịp đọc câu nầy của Anh Levan.

Em xin được góp ý mọn như sau:

Tháng 12/2003 em về Việt Nam có xuống Cần Thơ với Thầy Đệ (Huấn luyện viên trưởng LĐ Taekwondo VN) xuống Cần thơ chấm thi cho 1 lớp Taekwondo của Bộ Công An ở đường Mậu Thân - Cần Thơ. Thầy kêu "Mầy đi với tao xuống dưới đó chơi, có mấy thằng nhóc Đại Hàn tụi nó cứ 1 Kukkiwon, 2 cũng Kukkiwon nó tưởng VN mình không ai từng được chấm thi ở Kukiwon... Xuống với tao !!!".. Mới vửa về đến VN chưa được ăn nhậu 1 cái thì phải xách gói theo thầy làm "Điếu đòm" rồi chán thật !

Nhưng khi xuống dưới Cần Thơ.. Mới thấy là chuyến đi vô cùng hấp dẫn, được ở nhà của Thầy Nguyễn Văn Chơi... với cô cháu gái đang mang huyền đai 1 đẳng Judo mới du học bên Singapore về cũng ở ngay nhà Thầy nghĩ hè !... (Chuyện nầy để hôm nào kể riêng với bác Levan, Aiki, Zen và anh Toroto_san nhe - tạm thời kể chuyện võ trước).

Vì theo ké thầy Đệ nên...Được ngồi cùng bàn, nói chuyện với "Cây đại thụ Nhu đạo" Nguyễn Văn Chơi là một hạnh phúc thật lớn lao mà đâu phải ai cũng có được phải không các anh?, Tui được biết Thầy Chơi là dân cần Thơ chính gốc, với bản lĩnh của một người mang đẳng cấp huyền đai đệ Bát đẳng nhu đạo, cấp bậc cao nhất ở Việt Nam có được hiện nay và từ trước đến giờ, Thầy nói chuyện rất nhẹ nhàng và cư xử với một kẻ thuộc hàng con cháu như hết sức giản dị, đầy tình cảm yêu mến.

Thầy gọi tui là "Mầy" và ông lúc nào cũng xưng là "Thầy" hay "Bác Năm" theo kiểu bình dân của Nam bộ mình, chuyện trở nên thân mật hơn khi nhắc đến bố tui thì Thầy cho là biết là từng gặp qua và từng giao tiếp với Bố tui khi làm huấn luyện viên Vovinam với Thầy Nhàn tại Tây Đô trước 1975. Thầy Chơi nói chuyện nhẹ nhàng từ tốn, lâu lâu xen lẫn 1 chút hóm hỉnh ngầm rất hay, nhìn ông rất bình thường khuông mặt khắc khổ nhưng mà chính là qua cái "thần" trong phong cách "rất thường" được toát ra từ ông làm một kẻ phàm phu tử như tui phải e dè ái ngại lúc ban đầu về sau vài tuần trà thì Thầy cởi mở nói chuyện võ.

Kể về Thầy Nguyễn Văn Chơi, tui không biết nên bất đầu từ đâu nữa, và chắc chắn là với kiến thức quá hạn hẹp của mình, thế nào cũng sai lệch và không đúng về Thầy vì ở nhà Thầy 2 ngày khi về..Tui nhớ đến cháu gái Thầy hơn là Thầy...

Xin lấy đoạn văn sau đây xin được nói về Thầy Nguyễn văn Chơi.

"Những con người huyền thoại nhu đạo dường như có một điểm chung thủa ấu thời. Sư tổ nhu đạo Jigoro Kano thiếu thời vốn nhỏ bé nên hay bị chúng bạn hiếp đáp, ra đời thì lại gặp những kẻ ỷ vào sức mạnh và sự cao lớn của mình mà chèn ép kẻ yếu. Vì thế, ông đã sáng lập ra môn nhu đạo với triết lý "lấy nhu thắng cương," môn võ phù hợp cho những ai có thể tạng thấp bé. Ông Nguyễn Văn Chơi đến với nhu đạo cũng vì lẽ ấy. Ông sinh năm 1935. Là kết quả của mối tình giữa một nghệ nhân chạm gỗ nổi tiếng khắp vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh thời thuộc Pháp với một cô thôn nữ bán trái cây ở bến Ninh Kiều. Nhà nghèo, người ốm quặt quẹo, nên ông luôn mặc cảm về thân phận của mình.

Vì thế, năm 1950 khi cậu bé Chơi bước sang tuổi 15, cũng là lúc ông Pie Phạm Cao ăng, một người Pháp gốc Việt, tỉnh trưởng Cần Thơ, mở lớp nhu đạo để thanh niên Việt Nam chứng tỏ mình không phải thân phận của kẻ "nhược tiểu," cậu bé Chơi ghi danh học ngay. ó cũng chính là lớp nhu đạo đầu tiên ở Việt Nam. Vì không có tapis (thảm tập) nên võ sinh phải tập trên cát, trên cỏ khiến võ sinh bỏ cuộc dần, chỉ còn lại 3 người trung thành với sư phụ, đó là Nguyễn Văn Chơi, Phan Văn Quang, Lưu Trọng Kiệt.

Sau đó, ông Quang chuyển lên Sài Gòn rồi đảm trách chức Chủ Tịch Tổng Cục Nhu ạo Việt Nam (trước 1975), ông Kiệt đi lính và tử trận. Mỗi ông Chơi vẫn gắn chặt với vùng đất Tây ô. Qua lời kể của ông, tôi không chỉ có dịp hình dung về vùng đất Cần Thơ xưa mà còn thấy cả hình ảnh Cần Thơ thời "bao cấp," Cần Thơ thời mở cửa kinh tế. Cái thời điểm tôi đến nhà ông, tôi vẫn thấy xung quanh căn biệt thự khang trang, bên trong mang bầu không khí của một lão võ sư nhu đạo thâm trầm của ông là cả một dãy trang trại nuôi gà, chim cút. Tiền làm ra, ông cùng vợ và con cái trong nhà quyết tâm đầu tư phát triển môn nhu đạo cho đất Tây ô. Nhờ ông mà có lúc Cần Thơ là một trong những trung tâm nhu đạo mạnh trong nước...

Tôi không có tham vọng kể về những gì ông Chơi đã góp phần làm nên một thế hệ võ sĩ nhu đạo Tây ô, thậm chí cho môn võ này ở Việt Nam hiện nay. Nếu muốn biết, bạn chỉ cần nhìn vào Ban Huấn Luyện Tuyển Nhu ạo Việt Nam hiện nay, sẽ thấy một người học trò ruột của ông là võ sư Lê Quốc Thám. Tuy nhiên, với người học trò này, mà ông từng coi như con ruột, ông có đôi tâm sự như muốn trách móc... Ông nói xa xôi đến cái đạo của một võ sĩ, cái đạo sống của người đời, mà cả cuộc đời ông gắn chặt với đất Tây ô này, ông nghiệm rằng sống trên đời trọn vẹn là cống hiến hết khả năng của mình để giúp ích người đời, rồi cái phúc cũng sẽ đến, nếu đến trễ với mình thì con cháu mình sẽ được hưởng..."

ACE có thể đọc thêm về Thầy Nguễn Văn Chơi ở bài viết sau đây:

http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=121294&ChannelID=14

Nói chơi chơi... Tạm đủ về Thầy Chơi nhe ACE.

Thân mến:friends: