PDA

View Full Version : Atemi trong Aikido ...



aiki
09-14-2006, 01:56 PM
ATEMI trong Aikido


Tui biên bài này để chúng ta cùng nhau đàm luận về vai trò của atemi trong Hiệp Khí Đạo.
Từ thập niên 90 trở đi, tui có cảm tưởng như vai trò của Atemi trong Aikido ít được đả động tới. Sư tổ đã nói với thầy Saotome là Atemi là điểm mẫu chốt trong các đòn thế Aikido.

Một số đông HLV ở hải ngoại và ngay tại Hombu dojo đã không đả động tới Atemi trong lúc tập. 1 số lớn môn sinh aikido cũng nghĩ là nếu dùng atemi trong aikido thì môn võ đó sẽ mất đi cái tính chất ''võ của tình thương'' hay ''võ của hoà bình''.

Ngược lại, những võ sinh thực tế hơn, có thể nói là giầu kinh nghiệm hoặc những người muốn giữ lại bản chất võ thuật của bộ môn sẽ biết là đối với 1 địch thủ quyết tâm, thì rất khó kềm chế hay hạ địch thủ chỉ với đòn Aikido không, nếu không dùng atemi.

Atemi có thể áp dụng dưới 3 hình thức khác nhau :



1- Dùng atemi để hạ địch : cách này thì chả khác gì những thế công trong những môn phái cương khác như Karate, TKD ... Nếu coi Atemi như 1 kỹ thuật riêng, thì cách đánh phải nhắm những chỗ hiểm (ví dụ huyệt), với ý định loại địch thủ càng sớm càng tốt.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Atemi/2004-05-01.jpg

Cách tập này không có trong chương trình aikido sau đệ nhị thế chiến. Những người mà còn suy nghĩ và áp dụng thường thường là những võ sinh xuất thân từ những võ phái cương khác.

Với tinh thần ''hoà bình'', Aikido tân thời lúc nào cũng kiếm cách kết thúc mọi sự đối chất bằng một cách ''bất bạo động''. Với ý nghĩ như vậy thì atemi đã chở thành 1 phương kế cuối cùng lúc ra đòn.

Dùng atemi để hạ địch nằm trong chương trình tập luyện của Aikijujitsu và 1 số môn võ khác như Hapkido. Họ tập đấm đá, công phá v.v...




2- Dùng atemi để ''dễ'' áp dụng đòn aikido : Với quan niệm này, atemi có thể áp dụng dưới 3 khía cạnh :

a. Làm cho địch thủ đau, để giảm bớt sức kháng cự của Uke hầu dễ dàng áp dụng đòn Aikido. Cách nghĩ này được đa số Aikidoka tin tưởng và áp dụng . Nhưng trên thực tế, chúng ta không nên tin và dựa vào kỹ thuật này lắm vì với 1 địch thủ quyết tâm, hay không ở trong trạng thái bình thường, hắn sẽ không biết đau là gì (ví dụ 1 số người say rượu hay bị ảnh hưởng của dược phẩm hay ma tuý) thì atemi kiểu này sẽ thành vô dụng.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Atemi/mst-03.jpg


b. Làm cho địch thủ giật mình và bớt sức phản kháng. Ví dụ khi ra đòn, địch thủ có thể gượng lại, 1 cú atemi vô bắp đùi hay 1 bộ phận khác sẽ làm địch thủ giật mình và Nage sẽ lợi dụng cơ hội đó để kết thúc đòn hay chuyển sang đòn khác. Cú atemi này không cần mạnh hay đau, nhưng sợ bất ngờ sẽ nắm vai trò chủ yếu.
Trong trường hợp này, atemi cũng là 1 cách để ''canh'' khoảng cách giữa Nage và Uke.


c. Trong 1 vài kỹ thuật như Kokyunage hay Iriminage trực tiếp, atemi có thể áp dụng để kết thúc đòn.





3- Atemi ''vô chiêu/ vô hình'' : Kiểu atemi này không cần trúng địch thủ, cũng có thể có hiệu quả. Những cú atemi này làm cho địch thủ sợ và né đòn. Khi né đòn thì địch thủ sẽ ở vào trạng thái mất thăng bằng và sức công sẽ yếu đi nhiều.



Những ví dụ sau đây cho các bạn thấy áp dụng thực tế : Khi Nage né đòn và dùng atemi, uke đưa tay lên đỡ, nage có thể lợi dụng lúc bàn tay chạm nhau để vô đòn, thay vì áp dụng kỹ thuật aikido trên tay/chân mà địch thủ dùng để tấn công. Trong trường hợp này, mụch đích của atemi không phải là đả thương hay làm địch thủ đau mà chỉ kiếm cái ''niêm'' giữa 2 người.



Cái loại atemi sau cùng, mà rất ít người ngoài giới võ sinh cao cấp trong aikido hiểu biết, đó là những thế đánh/quăng mà không cần đụng tới địch thủ (touchless throws).

Trong rất nhiều đòn Aikido, các cú atemi có thể nói là ''ẩn tàng'' hay ''ngầm'' thay vì làm 1 cách rõ rệt, dứt khoát. Một số thầy thường ''vuốt'' hay ''phủi bụi'' địch thủ thay vì làm atemi 1 cách lộ liễu.

Những võ sinh từ 1 trình độ nào trở lên đều cảm nhận được việc đó và những cú atemi trở thành ''đương nhiên'' mặc dù họ không làm ra mặt. Những cú atemi này là cả 1 nghệ thuật : những người này thường thường rất bình tĩnh, không hấp tấp khi ra đòn. Các đòn atemi của họ vừa đủ lẹ để địch thủ không kịp đỡ đòn và cũng vừa chậm để cho địch thủ thấy, và phải né tránh bằng cách té lộn để khỏi bị trúng những đòn đó.

Những thế đánh này là 1 đặc điểm của Aikido. Những võ sinh nào hiểu và tập được thế atemi ''vô chiêu'' sẽ đương nhiên ''bay bổng'' khi họ cảm thấy sắp bị atemi. Chính vì vậy mà những người chưa hiểu hoặc học tới trình độ đó, sẽ tưởng là đòn aikido là giả tạo hoặc là có sự ăn thông trước giữa những võ sinh.

Những tác động qua lại và những thế atemi ''vô chiêu'' giữa những võ sinh này chỉ thấy trong võ đường mà thôi. Ngoài võ đường, thì sự ''hợp tác'' đó sẽ không còn và những cú atemi thật sự sẽ được dùng!

Theo tui nghĩ thì chắc sẽ còn nhiều loại atemi khác, nhưng nhũng mục đích chính củ atemi đã được nêu ở trên. Nếu chúng ta mở rộng định nghĩa của atemi ra và bao chùm luôn tất cả các kỹ thuật để làm mất tinh thần hay chi phối tư tưởng của địch thủ, thì chủ đề này chắc sẽ còn dài và không bao giờ hết ...

Theo nhận xét của tup thì phần đông các võ sinh hay nghĩ và đã lựa chọn 1 vai phần của những gì tui dã nêu trong tiết mục đòn thế. Lời khuyên sau cùng là nếu muốn áp dụng aikido 1 cách thực chiến thì chúng ta nên nhấn mạnh tới áp dụng của atemi ....


(ST từ nhiều bài khác nhau)

khunglongcon
09-14-2006, 08:14 PM
Phối hợp Atemi vào vào kỹ thuật đòn không dễ tí nào, khunglongcon vẫn chưa thấy hiệu quả lắm những đòn Atemi mà mình có ý định làm đối thủ giật mình. Điểm nhấn là ở chổ nào: tốc độ ra đòn, khoảng cách giữa nấm đấm và đối phương ( có cần đấm vô mặt thiệt không, vì khi tập chỉ có đưa tay sát mặt rồi rút về). Và còn những yếu tố nào mang lại hiệu quả của Atemi, xin bác Aiki chỉ thêm.

Guest
09-14-2006, 09:16 PM
Khi bắt đầu học Aikido mình mới hiểu nghĩa của ATEMI trong Aikido đó các bác, thời gian tập luyện Shotokan Karate thì định nghĩa của Atemi là "DEATHLY STRIKE" đòn sát thủ vào các huyệt đạo, các chỗ nhược, đòn Atemi thường là đòn dứt điểm sau cùng trong khi Aikido thường dùng nó như một đòn nhứ, hay đòn bắt đầu giửa sự tiếp nối các đòn tiếp theo. Và Atemi thường thấy không đánh vào mặt như Aikido mà hầu hết 2 bên huyện "kaenchi" bên cổ, thái dương "tiadan", ngực "chyudan" hay các lối Atemi đánh để hồi sinh khi bị đánh trúng chỗ nhạy cảm như hạ bộ, thận, đầu.

Và hầu hết các môn phái cương mãnh của Nhật khi dùng Atemi phài kèm theo 2 món đồ chơi, đó là tiếng "Kiai" và chân bước tới để thu ngắn khoảng cách chứ ít khi nào đứng yêu mà đánh Atemi được.

Đọc mấy bài phỏng vấn và viết về Atemi, tính dịch đưa lên cho anh em đọc nhưng xem lại bài viết của anh Aiki đã có nói hết ý chính của nó rồi.

:no1: :no1:

Thân mến.

psi_ops2001
09-14-2006, 10:42 PM
tiếng Kiai đáng lẽ trong aikido mình cũng có !! mà sao hổng biết tới đời doshu 2 va 3 lại mất đi :blink:

TLVN
09-21-2006, 03:34 AM
Phối hợp Atemi vào vào kỹ thuật đòn không dễ tí nào, khunglongcon vẫn chưa thấy hiệu quả lắm những đòn Atemi mà mình có ý định làm đối thủ giật mình. Điểm nhấn là ở chổ nào: tốc độ ra đòn, khoảng cách giữa nấm đấm và đối phương ( có cần đấm vô mặt thiệt không, vì khi tập chỉ có đưa tay sát mặt rồi rút về). Và còn những yếu tố nào mang lại hiệu quả của Atemi, xin bác Aiki chỉ thêm.

Muốn áp dụng được các đòn Atemi thì điều đầu tiên mà bạn phải nên nghĩ tới là cách luyện tập nó. Cách tập này ở các môn khác không thiếu, quan trọng là hiệu quả của các đòn đó thế nào với đối thủ, 1 cú đấm dứ tập nhiều chẳng nói lên điều gì nếu bạn chưa từng tập đấm thật.

aiki
09-21-2006, 07:20 AM
Đồng ý với TLVN nếu muốn dùng atemi để dứt điểm! nhưng vì trong aikido Aikikai không có học đấm 1 cách chính thức nên khó làm như bạn nói. Vì vậy, khi ai đã học võ khác rồi thì sẽ có căn bản về atemi hơn là những người chỉ học aikido.

songhongvnde
09-21-2006, 12:20 PM
Trong luyện tập Aikido thầy của SH thường nhắc tránh gây trấn thương đối với bạn tập, mỗi khi ai đó ra đòn quá mạnh, hay ra đòn hiểm thầy bảo đó là loại võ thuật ngoài đường phố chứ không phải Aikido. Thầy cũng có 1 Dan JuJutsu trước khi chuyển sang Aikido, nên đôi lần thầy so sánh sự khác biệt giữa hai lối kỹ thuật ra đòn. Thầy nói Aikido là môn võ tự vệ khác với các môn võ thuật khác là bởi vì nó không gây sát thương đối với đối thủ, đây cũng là mục đích của Aikido, có lẽ vì vậy mà trong Aikido không có luyện tập Atemi, hay ít ra là Tendoruy mà SH đang học không quan tâm đến luyện tập Atemi, chỉ coi là đón dứ, đòn giả để buộc đối thủ né tránh hay thay đổi vị thế cho đòn tiếp theo như anh Aiki đã phân tích.
Theo SH nếu như vừa muốn sử dụng kỹ thuật đòn của Aikido, lại vừa có kỹ thuật Atemi để có thể hạ sát đối thủ chắc chuyển sang học Hapkido là hợp lý hơn cả

aiki
05-03-2008, 09:14 PM
Thêm 1 vài clip về atemi trong HKD. Những món này được dùng khi nhập nội. Khi tập thường thì ít khi thấy chỉ những cú atemi này. Nhưng ai có kinh nghiệm hay đã học võ khác thì sẽ thấy rất rõ




Với thế công Yokomen

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Yokomen/Ikkyo/Yokomen-atemi-ikkyo-entry-2.gif





Với thế nắm aihamni

Không atemi
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Katate%20aihamni/Nishio/e4.gif

Với atemi
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Katate%20aihamni/Nishio/e4atemi.gif

Khg atemi
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Katate%20aihamni/Nishio/e2-ikkyo-ura.gif




Với atemi
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Katate%20aihamni/Nishio/e2-atemi.gif

lanhtu
05-04-2008, 02:06 AM
Các đòn atemi của họ vừa đủ lẹ để địch thủ không kịp đỡ đòn và cũng vừa chậm để cho địch thủ thấy, và phải né tránh bằng cách té lộn để khỏi bị trúng những đòn đó.
em nghĩ đây mới đúng là cách dùng atemi trong aikido và để luyện nó đầu tiên là phải luyện cho tốc độ khi phóng tay ra nhanh đến mức khó phát hiện nhưng lại dừng ngay trước mắt của đối phương trong 1 khoảng thời gian đủ để họ cảm nhận được :laugh: 1 bất ngờ quá lớn sẽ khiến họ phản ứng tránh né:focus:


Làm cho địch thủ đau, để giảm bớt sức kháng cự của Uke hầu dễ dàng áp dụng đòn Aikido.
em nghĩ đây là cách ko nên áp dụng nhất :laugh: , khi thực sự bị đánh trúng mà chỉ đau chứ ko choáng váng hay ngất thì chỉ có những người chưa có chút kn nào trong việc phòng vệ mới bị bất ngờ và bị khống chế theo ý nage (chắc vụ này đa phần là con gái quá :laugh: ) chứ ngay khi bị đau thì cái phản kháng của người bị đòn sẽ rất lớn, ngay lập tức họ đáp trả = 1 đòn chứ nage ít có khả năng tận dụng được cái gì ở họ :suicide:
cái này thì em nói liều 1 tý do cũng từng bị "atemi nhẹ " :laugh: , ko chắc đúng hết ko:suicide:

Mà em thấy các thầy trong clip của anh aiki cũng toàn atemi vào chỗ nhược chứ cũng đâu phải chỉ đánh cho đau đâu :laugh:

aiki
05-04-2008, 05:30 AM
Mà em thấy các thầy trong clip của anh aiki cũng toàn atemi vào chỗ nhược chứ cũng đâu phải chỉ đánh cho đau đâu

Mấy thầy trong clip là có kinh nghiệm! ông Nhật thì cũng mấy đẳng Karate và Judo + Iaido.

Trong aikido khg tập đấm đá như các võ cương nên đá số võ sinh khg biết đấm và cũng khg biết huyệt gì hết ráo! như vậy khó áp dụng lắm!

cucat
12-26-2008, 01:01 AM
em nghĩ đây mới đúng là cách dùng atemi trong aikido và để luyện nó đầu tiên là phải luyện cho tốc độ khi phóng tay ra nhanh đến mức khó phát hiện nhưng lại dừng ngay trước mắt của đối phương trong 1 khoảng thời gian đủ để họ cảm nhận được :laugh: 1 bất ngờ quá lớn sẽ khiến họ phản ứng tránh né:focus:

Bạn nói câu này hay quá! Nói chung là vừa đủ chậm hen

aiki
12-26-2008, 06:49 AM
...bất ngờ quá lớn sẽ khiến họ phản ứng tránh né...

Thì phản ứng tránh né là bước đầu của việc MTB. Tránh né cũng là chuyển từ công sang thủ, làm được như vậy thì thành công rồi =d> =d> o:)