PDA

View Full Version : Khí Đạo



LienChau
09-04-2006, 08:22 AM
Em lập topic này để không làm đứt mạch topic "Nội công" của anh fourever.

Chào anh fourever, về khí công, nội công, em cũng có một vài nhận định khác, rất vui được cùng trao đổi với anh và mọi người. Em sẽ lấy một số lời dạy của Đan kinh do tiền nhân để lại để thay lời.


Trong "Kim tiên chính luận" có nói:

ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
Dẫn Khí:

ốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống. ến ây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.

Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói, là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà. Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!
Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
Suốt thông được lý này, pháp này, thì Kim đơn sẽ thành.


Trong "Tính mệnh khuê chỉ" ( http://www.nhantuvan.com/tmkc.html , có nói Đường vận chuyển của chân khí :

Đường vận chuyển của Chân khí có hai khoảng đứt quãng: Trên là Mồm, dưới là Cốc đạo hay hậu môn. Muốn cho mạch đến được liên tục cần phải lấy lưỡi đưa lên cúa để cho liền mạch nơi mồm tức là bắc Thượng thước kiều, Và cần phải khép kín hậu môn lại gọi là bắc Hạ thước kiều. Người xưa đã tóm tắt công phu vận khí điều tức tiên thiên khí bằng bốn chữ: Hấp (hô hấp); Để (đưa lưỡi lên cúa để khóa môn 'miệng' ); Toát (khép kín hậu môn); Bế (nhắm mắt, ngậm miệng) .

Như vậy, người luyện nội công, khí công, trước tiên phải biết vòng vận chuyển nhâm đốc, sau đó biết cách nghịch chuyển vòng châu thiên này theo hướng "đốc thăng, nhâm giáng". Lưỡi chạm hàm trên (bắc thượng thước kiều), và co nhíu hậu môn (bắc hạ thước kiều) chỉ thực hiện lúc hành công, khi chân khí vận chuyển thì tự động bắc thượng hạ thước kiều. Lúc bình thường không được tự ý đưa lên. Lưỡi chạm hàm ếch vào lúc bình thường là mở đường cho tâm hỏa theo nhâm mạch mà đột nhập vào nê hoàn.

Trong "Khí đạo - Truyền thụ sai trong khí công" có đoạn luận về bắc thượng hạ, thước kiều:

Cái sai của viêc "Lưỡi đặt lên vòm hàm trên"

*Lưỡi đặt đúng sai
-"Bắc cầu (đáp tước kiều)", vốn là năng lực tự nhiên, cần gì phải mượn đến vai trò của con người?
-Cong lưỡi khép khiếu vốn là động tác do con người nghĩ ra như vậy, vì thế mà làm thiên cơ tự tuyệt!

Cái mất của việc đặt lưỡi:
-Lưỡi chống lên trên lâu và cong thì khiến mạch khí đều khép lại;
-Mạch không thông thì khí cơ không vận hành được, bởi vậy mà xôi hỏng bỏng không!

Giải thích (Lục Lưu): Người xưa nói: Thiên cơ không thể tùy tiện tiết lộ ra ngoài, lời nói bừa ra
ngoài chỉ là lời quái gở! Chẳng biết ai đã tiết lộ huyền cơ "Đáp tước kiều", khiến cho kẻ
phàm phu ngỏng hêt cả lưỡi lên, chuẩn bị trước cho việc "chống lưỡi lên vòm hàm trên".
Họ không biết rằng "nhân cơ động thì thiên cơ bât động", người bình thường tự gây
nhiễu cho mình, thực là sai lâm quá lắm!

LienChau
09-04-2006, 08:31 AM
Năm 1997, NXB Mũi Cà Mau có ấn hành cuốn ''Khí đạo'' của tác giả Lục Lưu, một khí công sư Trung Hoa đắc chân truyền của thái cực môn có nhiều nhận định rất chính xác, phần ''sai lệnh khi luyện khí công'' viết rằng:

* Khả năng sai lệnh:
- Tu sơ cấp khí tụ như kênh lạch, sai lệch vô hại
- Tu trung cấp khí tụ như sông hồ, sai lệch ít di hại
- Tu cao cấp khí tụ như biển cả, sai lệch có hại

Giải thích (Lục Lưu): luyện khí như tụ nước, lúc đầu còn vơi, rót vào thoải mái không sao.Đến mức lưng lửng đã phải chú ý. Khi nước đã cao, sông đã quá đầy thì thành tai họa lụt lội, đến lúc đó mới xảy ra sai lệch đáng kể...

* Phân biệt công pháp chân thật:
- Quyết pháp không thấy trong sách cổ kim
- Công pháp chân thật không giống với những gì viết trong sách cổ kim

Giải thích: Tất cả những gì xưa nay đã công bố ra cho công chúng đều là nền tảng của pháp phổ truyền.Tất cả những gì thuộc về bí pháp của các đại tông phái đều không công bố rõ cho đời nên dù có sao chép được cũng khó mà biết được. Dùng cách này soi vào nội hàm của các công pháp thì phát hiện được ngay dấu vết của việc sao chép, thật giả sẽ được phân biệt.

Phần sai về" ý thủ đan điền" viết:
* Lò lửa lư đỉnh đan điền:

- Lò lửa: chỗ bắc bếp nổi lửa, lò lửa có vị trí xác định
- Đan điền: chỗ lạc hoàng kết thành đan, đan điền không có vị trí xác định

Giải thích: Ngày nay nhiều người cho rằng tập trung ý niệm vào bụng dưới là "ý thủ đan điền" đó là một quan nệm rất sai lầm? Ở bụng dưới đó chỉ là chỗ "bắc bếp nổi lửa", cần có "phi đan", "lạc hoàng", rồi khi ấy mới có thể định vị đan điền được.Nay đan vẫn chưa ló ra, làm sao có đan điền được.

* Chỗ bắc lò nổi lửa:
- Không phải là kết cấu thực thể, chẳng rơi vào cảm xúc bên ngoài
- Trước thận sau rốn, dưới ly trên khảm
giải thích; ngày nay mọi người lấy một điểm nào đó ở mặt da rồi cho đó là nơi thủ khiếu, thật là sai lầm lớn! tiếp xúc của con người vốn ở mặt ngoài của da, nếu thủ ý như vậy càng làm cho khí thường tụ đến mặt da, tiết ra ngoài mà hao tổn dần.Tu vốn là việc tụ khí để tăng tinh, vì sao lại tự mở đập chắn để xả nước?

* Cái mất của thủ khiếu:
- Thủ ý tiếp xúc ở bên ngoài sẽ tạo ra khai khiếu phóng khí
- Tụ hoả nhiệt thì lửa bừng lên tiêu hao hết khí
giải thích:"thủ ý đan điền" lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh, lúc thấy khí hành, lúc không thấy, khí tụ thì nóng, khí trệ thì lạnh; tụ nhiều thì thấy trôi chảy dào dạt, thoát ra thì mất. Vì vậy có người thủ khiếu đến hàng chục năm mà vẫn không có công phu. nay xin vạch rõ để uốn nắn, người luyện công pháp này cần hết sức tránh phạm sai lầm đó!

Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí":

* Quy luật vận hành của khí":
- Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?
- Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa?

Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?

* Sai lầm của việc đạo dẫn khí:

- Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai
- Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành!

Giải thích; vòng vận hành của khí đều có đường đi riêng của mình, mạch của đông y là mạch sinh lý bệnh lý, mạch của phật, đạo là mạch công lý tu lý, nguồn cội của chúng hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Khí của con người thường phát tán ra ngoài, nên cần phải luyện tu, khiến cho khí quy trở bvề tụ ở giữa, nay lại dẫn khí tuần h2nh theo mạch y học mà đưa ra bề ngoài, há chẳng phải là tự làm hao mất khí đã tụ hay sao? vậy ai còn nói theo cái sai đó, thì nên sửa ngay đi!

* Dẫn khí bị mất:
- Khí không đủ mà dẩn sẽ bị hư dương manh động
- Khí thinh tụ m2 dẫn thì sẽ bị hao tản ra ngoài
- Khí tĩnh ở trong mà dẫn thì sẽ làm loạn cơ chế khí

Giải thích: vốn dĩ khí đang tĩnh mà lại dẫn bửa đi, sẽ làm cho khí bị nhiễu loạn, huống hồ còn nỗi lo, khí bị tiêu hao, tản ra ngoài?

* Dẫn bừa nên gây ra bách bậnh:
- Khí không tuân theo đường đi chính thường mà đi ngược ngịch
- Khí không chạy theo đường của nó mà cướp đường đi chéo
- Khí dẫn bừa vào chổ bí kết đút nút lại

* Ba thuyết chu thiên:
- Phù dương chu thiên: vòng vận hành chỉ trên phần ngoài (biểu), là ngụy(giả) chu thiên
- Thần khí chu thiên: vòng vận hành lưỡng nghi, là tiểu chu thiên
- Nguyên thần chu thiên: vòng vận hành tam giới - đại chu thiên

Giải thích: Ngày nay người ta thường lấy noãn khí phù dương tuần hành trên mặt da, chỉ vận hành nổi theo mạch nhâm đốc của y gia, mà gọi là đại tiểu chu thiên, sai lầm quá lắm.

* Cái mất của vòng vận hành nổi (phù chu)
- Lấy ý dẩn khí phạm vào tính tự nhiên
- Nội hkí ngoại dẫn, phạm vào hoà âm dương
- Do con người tuần kinh vận hành, lấy mạch của y gia thay cho mạch tu đạo

Giải thích: Pháp ý thủ hạ nguyên để "bắc lò nổi lửa" là giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng của đan đạo môn, lúc này khí phù dương ít tụ mà thường tuần vận.Tuy vậy chuyện khí phù dương thông suốt dồi dào chỉ mang tính nhất thời, cần phải dẫn chúng quy trở về, chớ có dẫn vận làm chúng hao tán mất, tự mình phải biết mà bớt lửa lò! người đời nay không hiểu rõ lý này, khi hkí phù dương mới động đã dẫn hoả vận hành theo đường tròn, còn tự cho đó là "đại tiểu chu thiên". chao ôi, thật ngu lắm! những ai mới học cần chú ý phân biệt!

* Phù dương thông biểu:
- Một là bị hao tán
- Hai là trở ngại đối với việc tu
- Ba là khó bảo toàn
- Bốn là khó chữa bệnh

Giải thích: vòng vận hành của khí phù dương, đối với lĩnh vực tu hành không được tính là nhập môn, đối với công phu không được coi là có trình độ. Cái chính là giữ cái hoà của việc thông biểu. cách làm này khó duy trì được lâu, cần tránh sa vào sai lầm này!

* Tu và động tác:
- Hễ do nội khí dẫn động tạo ra động tác thì đều gọi là tu luyện
- Hễ do con người tạo tác ra động tác thì đều không gọi là tu luyện!

Giải thích: có tu nên mới có tư thế ngoại động, thì tư thế đó chính là tư thế tu, những tư thế của người không tu, chỉ là tư thế bình thường! cho nên tu với không tu, là do bên trong chứ không phải do bên ngoài. Ngày nay người đời thường chấp vào động tác khí công, đúng là bỏ gốc lấy ngọn, bởi vì họ chưa biết vận động vốn không phải là lối tu chân chính của khí công! than ôi, giới nhân sĩ khí công thời nay, mỗi khi soạn động tác, đều đưa thuyết " ý thủ đan điền", "lưỡi chống lên vòm hàm trên", "lấy ý lĩnh khí","đại tiểu chu thiên","động công", "tĩnh công", rồi tự sáng tác công pháp, viết thành sách tung ra cho đời, chỉ đạo tập luyện. Ôi chao! nếu gọi đấy là khí công tu chân thì làm sao mà lại không đạt kết quả? nếu đúng như họ nói thì nhày múa ca hát, ăn mặc đi lại đều là công pháp cả ư! Khí công đến mức này đúng là lạm phát quá quẩn.

LienChau
09-04-2006, 08:32 AM
Tu luyện khí công là quá trình phục hồi và phát triển khí tiên thiên, cải tạo lại tình trạng bẩm sinh của con người, là quá trình rèn luyện thần khí, tiêu chuẩn để phân biệt một khí công sư với người thường trước hết là sự khác biệt về thần khí, người xưa thường mô tả những người tu luyện khí công là tiên phong đạo cốt, thần khí khác phàm, mắt sáng, nhãn thần mạnh, tiếng nói mạnh...những người tự nhận là khí công sư hoặc chức danh tương tự mà không đạt tiêu chuẩn về thần khí thì không đáng tin, dẫu cho họ có công năng đăc dị đi nữa, về bản chất công năng đặc dị và tiên thiên khí không có quan hệ hai chiều, luyện thành tiên thiên khí thì sẽ phát sinh công năng nhưng có công năng không hẳn là đã luyện thành khí tiên thiên, có nhiều quy luật về luân hồi nhân quả nghiệp báo chi phối điều này.
ngay tại trung quốc, nơi có số lượng khí công sư đông nhất thế giới nhưng số người thực sự luyện được tiên thiên khí là rất ít, phần nhiều đều là những người có mang theo công năng đặc dị bẩm sinh, rồi tự mình sáng chế công pháp dạy người mà thôi, những thứ công pháp đó chỉ thích hợp với riêng vị đó chứ không thích hợp với tất cả mọi người, thật đáng buồn khi chúng ta đọc tin thấy một khí công sư chuyên phát khí chữa bệnh mà lại chết vì bệnh đứt mạch máu não khi chưa tới tuổi thất thập cổ lai hy, cách đây mười năm tôi thật sự thất vọng khi tham gia lớp học về năng lượng khi thụ giáo với những vị thầy mà thần khí tối tăm lạnh lẻo hơn ngừơi thường, thậm chí có vị chỉ trước sau một năm chữa bệnh cho người mà tóc đen hoá bạc trắng cả đầu...

(trích: Những sai lầm trong khí công hiện đại - Huyenquangtu)

aiki
09-04-2006, 11:04 AM
Bài hay lắm LC ơi! Nhưng chắc cần 1 thời gian khá lâu để đọc và hiểu!

LienChau
09-05-2006, 04:18 AM
"Kim tiên chính luận - Thích nghĩa chính văn"


Muốn học đạo, phải học Chân đạo, Chân đạo nếu bất thành cũng nên được người có nhân phẩm cao thượng, và có thể trường sinh bất lão.
Còn học giả đạo, chẳng những được hồi đầu theo nẻo dại, mà cuối cùng có thể mất đi kiếp làm người.
Nếu quyết tâm theo học Chân đạo, tự nhiên biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa. Gặp cơ duyên có thể kết ơn thành Xá lợi.
Còn học giả đạo dù cho biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa, cuối cùng cũng chẳng thành công.

Tu theo ại đạo, nhớ một bí quyết: Chỉ có Thần Khí mà thôi.
Trước phải hiểu về cơ tạo hóa và biết có đục có trong, thì Tinh sanh mới có thể hạ công Thể thủ.
Tiếp đến phải minh về cơ hô hấp, lại phải suốt thông ở tiết tự công phu, thì Thần ngưng Khí mới tự luyến hấp.
Sau đó hai khí Tiên Thiên và Hậu Thiên phải khế hợp, thì tinh mới hóa thành Khí.
Ta thấy người đời cũng biết dưỡng sinh, nhưng luyện Tinh mà Tinh chẳng trụ, Kim đơn chẳng thành, đều do chẳng biết quy luật Tự nhiên phải như vậy. Cũng đều do cái lỗi Thể lầm Luyện lộn!
Còn về cổ thư, vốn đã tạo ra nhiều tên thí dụ, như Lư đảnh, như ạo lộ, rồi có kẻ mượn Lư đảnh, đạo lộ mà mê hoặc người. Thí dụ Hống, Diên, Dược vật, cũng có kẻ mượn đó mà phĩnh phờ người.
Cho nên hễ giả đạo càng sáng, thì Chân đạo càng tối.
Người đời mượn thí dụ mà mê hoặc người, lôi cuốn kẻ mê để trục lợi đồ danh, kể ra cũng vô số!
Theo đó mà quán xét: Bậc Trí thì được gặp, Chân sư thì hiểu rành Chánh đạo.
Còn kẻ mê si, phải gặp tà sư, mà bị lỗi lầm. ều do chẳng hiểu được phần dạ lý của quần thư giản dị mà phải mất đi phần Chánh lý.

LienChau
09-05-2006, 07:00 PM
Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ - Người dịch các tác phẩm đạo Lão.

Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua:

1.- Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh.
2.- Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên.

- Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội.nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh.

Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến:

Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy:

"ÂM DƯ NG THUẬN NGHỊCH BẤT ĐỒNG ĐỒ."
(ÂM DƯ NG XUÔI NGƯỢC KHÁC ĐƯỜNG NHAU).

Chương 33 Trung Dung viết:

"Thơ rằng:

Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa,
Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.
Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước,
Sau dần dần mới sáng rực mãi lên.
Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,
Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm..."

Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các "NGO I Đ O" này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị "viễn cách chỉ huy" (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời...mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo.

Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực.

Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là CON NGƯỜI ẤU TRĨ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ.

Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội.

Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người.

Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là SELF-REALIZATION, hay GOD-REALIZATION (THỰC HIỆN TỰ TÁNH, THỰC HIỆN THIÊN CHÚA) v,v...

Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một NộI GIÁO duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không.

Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận.

LienChau
09-05-2006, 07:03 PM
Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được NộI GIÁO này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy.

Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái. Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhau.

1- Trước hết chúng là đạo giáo của đại đa số quần chúng. Đạo nào cũng hãnh diện vì có hàng triệu triệu tín đồ.
2- Đạo nào cũng có đền đài miếu mạo.
3- Đạo nào cũng có một vị Thượng thần, hay nhiều vị thần; nhiều vị Phật, hay nhiều vị thánh để ca tụng, tôn thờ, hương hoa cúng quải.
4- Đạo nào cũng có những nghi lễ để hành, những kinh để đọc, những bài ca để hát, cũng xì xụp van vái.
5- Đạo nào cũng đòi hỏi sự đóng góp của giáo dân: xem lễ, dự lễ, cầu kinh chung, góp công, góp của.
6- Đạo nào cũng thường có những lễ nghi đặc biệt để đánh dấu các thời điểm quan trọng của cuộc đời như: tử, sinh, quan, hôn, tang, tế v.v...
7- Đạo nào cũng tạo ra những thiên đường riêng, những địa ngục riêng, và cũng có những vị thánh thần, hay những yêu ma, quỉ quái, đầy nhóc trong đó. ở thiên đừờng thì ca hát, ở địa ngục thì khóc than. Cả ở hai nơi, cuộc sống đều vô vị, vô ý nghĩa như nhau.
8- Đạo nào chung qui cũng cốt là để Thờ TRỜI, Thờ ALLAH, Thờ PHẬT.

Tất cả những đạo giáo trên đều có giáo trình, giáo sử, và theo đà thời gian cũng có thăng trầm, và rồi ra cũng có thể có sinh, có diệt.

Có điều lạ là đạo nào cũng cho mình là Chân đạo, còn đạo khác là tà đạo, là ngoại đạo, mặc đầu chính bản chất của mình vốn là tà đạo, là ngoại đạo: tà đạo vì không nhìn ra được chân bản thể của con người, chân bản thể của vũ trụ, chân giá trị của con người, mục đích chân chính của cuộc tiến hóa quần sinh; ngoại đạo, vì chỉ biết những lễ nghi hình thức hời hợt bên ngoài, chạy theo những gì phù phiếm, phiến diện bên ngoài, mà ù cạc về những điều trọng yếu, những lý sự tiềm ẩn bên trong vũ trụ và con người.

Từ năm tôi 36 tuổi, tôi bắt đầu tìm ra được con đường nội giáo:

- Tôi cảm nghiệm một cách mãnh liệt rằng con người có Thiên tính.
- Tôi xác tín rằng con người phải đi vào tâm mà tìm Đạo. tìm Trời.
- Con người có giá trị vô biên và có những khả năng vô biên, vô tận, cần được khai thác.
- Con người vì có hai phương diện nội ngoại, hằng biến, nên có nhiều loại bổn phận:

a- Thích ứng với ngoại cảnh, khai thác ngoại cảnh, để sống một cuộc đời vật chất sung sướng, khỏe mạnh, thoải mái.
b- Ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, có một đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế hẳn hoi trật tự trong một bàu không khí, tương ái, tương kính, tương thân, tương trợ.
c- Vươn vượt lên trên thân phận con người, thoát vòng kiềm tỏa của không gian thời gian, của biến thiên, ảo hóa, để sống một cuộc đời thần linh, siêu tuyệt.

Đại Đạo Tâm Linh này chỉ có một mục đích duy nhất là THÀNH PHẬT, THÀNH TRỜI, THÀNH THẦN, chứ không chủ trương L Y TRỜI, L Y PHẬT, LÀM TÔI TỚ CHO TRỜI, CHO PHẬT.

LienChau
09-05-2006, 07:07 PM
Nó không có lễ nghi, hình thức, nó không chủ trương xì xụp van vái, mà chỉ có chủ trương sống với mọi người, với quần sinh vũ trụ, thế nào cho hay, cho phải, chỉ chủ trương tương kính, tương ái, tương thân, và hợp sức cùng nhau cải thiện ngoại cảnh, tổ chức gia đình xã hội, quốc gia cho ngày một thêm hoàn mỹ. Chưa thực hiện được một cuộc sống cá nhân và cộng đồng lý tưởng, chưa lơi công trình...

Nó chỉ có một mục đích duy nhất là giúp con người tìm cho ra cái bản chất thần linh siêu tuyệt nơi mình. Chúng ta muốn gọi cái Bản thể thần linh ấy là gì cũng được: Là Tuyệt đối, là Chúa, là Allah, là Oum, là Brahman, là Atman, là Chân Như, là Đạo, là Nhất, là Hư, là Vô, hay là Không. Danh hiệu không cần, nhưng đừng bao giờ quên nó, xa lìa nó, chối bỏ nó...

Cũng nên nhận chân rằng con đường đi vào nội tâm mà tìm Đạo, tìm Trời là một con đường có thực, nhưng rất ít người tìm ra.

Không tìm ra được, vì nhiều lý do:

1- Con người đã bị thôi miên, bị nhồi sọ từ tấm bé bằng cái đạo công truyền sẵn có ở xã hội bên ngoài.
2- Lười biếng không chịu tìm cầu. Sống phù phiếm, không biết trầm tư mặc tưởng.
3- Không có căn cơ, hay chưa có cơ duyên.
4- Cho rằng đi vào tâm để tìm Đạo, tìm Trời là điều không tưởng.
5- Cái đạo cao siêu này thường chỉ truyền thụ cho những người thực tâm tha thiết tìm cầu, chứ không vơ bèo, gạt tép, truyền dạy ẩu tả.

Huyền thoại Ấn Độ có ghi: Xưa kia mọi người đều là thần minh. Nhưng vì ăn ở bất xứng, lạm dụng danh tước đó, nên Tối Thượng Thần Brahman nhất định cất bản chất thần minh ra khỏi con người. Nhưng đem bản chất thần linh đó ra rồi, sẽ đem dấu cất nơi đâu. Chúng thần bàn tới, bàn lui, đề nghị dấu trên đỉnh non cao, hay chôn trong lòng đất, hay thả chìm đáy biển. Thượng Thần Brahma nói dẫu dấu chỗ nào bên ngoài con người cũng đều không ổn, vì một ngày nào đó, con người sẽ tìm lại được, chi bằng đem dấu vào một chỗ kín đáo nhất mà không bao giờ con người có thể nghĩ tới mà đi tìm, đó là dấu ngay ở chính giữa lòng sâu tâm hồn con người...

Mặc dầu các vị giáo chủ đã cố giảng dạy rằng Chúa, rằng Trời, rằng Nước Trời ở ngay trong ta, nhưng chẳng có ai tin. Chẳng những thế lại cho rằng tin như vậy là lầm lẫn lớn. Thật đáng buồn thay!

Từ đây sắp xuống tôi sẽ bàn về mục đích cuộc đời, về cái nhìn siêu tuyệt của những bậc thượng trí thượng nhân từ cổ chí kim, không phân biệt đông tây, về Nội Giáo mật truyền của thiên hạ.

Thực ra, từ trước đến nay, dù nói xa, nói gần, tôi vẫn thường đề cập đến cái Đại Đạo tâm truyền ấy, khi thì tôi gọi đó là Đại Đạo, khi thì tôi gọi đó là Tinh Hoa các tôn giáo, khi thì tôi gọi là đạo Huyền Đồng. Cái Đạo này thực ra nó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người, tôi chỉ muốn khơi động nó lên, chứ thực ra nó đã có từ muôn thủa.

Cái Đại Đạo này bắt đầu có từ khi mà Bản Thể vô biên tế của vũ trụ này bắt đầu phóng phát, tán phân, bắt đầu hình hiện thành quần sinh vũ trụ.

Khi đã phóng phát, tán phân thành quần sinh vũ trụ này rồi, thì Đại thể vô biên, linh minh huyền diệu ấy lại tiềm ẩn sẵn trong lòng sâu của vũ trụ, quần sinh và của con người.

Như vậy vũ trụ, quần sinh, và con người có hai bình diện:

- Một là bình diện Bản thể, duy nhất bất khả phân, thường hằng vĩnh cửu, siêu việt, tuyệt đối. Tùy cung cách trình bày, cảm nghĩ của các bậc thánh hiền, mà Bản Thể đấy mang nhiều danh hiệu: Hư, Vô, Vô Cực, Thái Cực, Chân Tâm, Chân Như, Thượng đế, Allah, Trời, Jehovah, Elohim, Adonai, Ahura Madza, Brhaman, Atman, Niết Bàn, Nước Trời v.v...Đó cũng là Cõi Thiêng, siêu sinh tử, siêu không gian, thời gian...

- Hai là bình diện Hiện Tượng, hình tướng biến thiên, đa tạp, lệ thuộc vào vòng hình danh, sắc tướng, không gian, thời gian, vòng duyên nghiệp, sinh tử, luân hồi, có danh mà không có thực, phù du, hư ảo, như những áng mây bồng bềnh trên khung trời thẳm, hay như những bọt bèo biến hiện trên mặt trùng dương vô biên, vô tận. Đây là thế giới của cá nhân, cá tính, của những gì vô minh, của những gì hư ảo. Đây là 'Nước thế gian', theo danh từ Tân ước; hay Cõi Tục, hay hồng trần tục lụy, bể khổ bến mê, nói theo kiểu Á Đông.

Khi đã nhìn tỏ được hai phương diện này, tự nhiên một câu hỏi được nêu lên: Giữa cái Khổ và cái Lạc, cái Biến và cái Hằng, cái Giả và cái Chân nói trên, ta sẽ chọn cái gì?

Dĩ nhiên là ta phải chọn cái gì là Thường Hằng, vĩnh cửu, cái gì là Chân thực, cái gì là Quang Minh Chính Đại, cái gì là Lý tưởng.

Tất cả những phương tiện dẫn từ Phù Sinh, đến Trường sinh, từ Hiện Tượng tới Bản Thể, đó gọi là Đại Đạo, vì nó là con đường duy nhất, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua để tiến tới trường sinh vĩnh cửu.

Các đạo sư Ấn Độ là những người có công đi tiên phong trong công cuộc tìm Đạo, tìm Trời nói trên. Bộ Veda, bộ Upanishads, bộ Bhagavad Gita là những bộ kinh cổ xưa đã cho ta rất nhiều chi tiết về con đường thành chân, chứng thánh đó. Ấn Độ, ngay cả bây giờ vẫn còn có những đạo sư, những kỳ nhân đóng vai hướng đạo thế giới trên con đường tâm linh...Nói thế không có ý nói rằng chỉ có Ấn Độ giáo mới có nhiều vị thánh hiền. Nếu chúng ta chịu tìm cầu, thì đâu đâu cũng gặp những bậc siêu nhân như trên. Đọc Đạo Tạng của Lão Giáo, khảo các Mật Tông ÂSu Châu như Kabala, Free-Masonry, Rosicrucianism, Theosophy, Gnosticism, Neo-Platonism, Transcendentalism, ta thấy tràn đầy những tư tưởng đó...

LienChau
09-06-2006, 03:55 AM
Tiên triết nói:
Thân người khó được, nay đã được
Đại đạo khó hay nay đã hay
Thân này chẳng hướng kiếp này độ
Đợi đến kiếp nào, mới độ đây?

Hồi quang tập có câu:
Ngàn năm cây sắt hoa nở dễ
Một thân đã mất , khó mà tìm

Ngộ chân thiên có câu:
Bạc vàng ví chất cao như núi
Nhưng qủy vô thường mua nổi không?

Lữ thuần dương viết:
Muôn kiếp ngàn đời được cá nhân
Mới hay kiếp trước đã gieo nhân
Hãy thoát mê tân mau giác ngộ
Tránh khỏi luân hồi, khỏi khổ tân

Trương tử dương nói:
Đuốc kia sao gió đừng thổi tắt
Sáu nẻo luân hồi chớ trách trời

Đạo đức kinh viết:
Người thượng đẳng khi nghe biết đạo
Liền ân cần tiết tháo khuôn theo

Trần nê hoàn viết:
Ta xưa tu hành được chân quýât
Đêm ngày công phu, không đoạn tuyệt
Một hôm hành mãn, không ai biết
Chỉ thấy hào quang sáng tứ vi

Mã đơn dương viết:
n thầy sâu rộng sao đền đáp
Nguyện xin diện bích luyện chí chân

Lữ tổ nói:
Khổ sở một vài năm
Sung sướng muôn vạn kiếp

Chung Ly Quyền nói:
Đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
Mỗi người nắm được một miêu côn
Hay đâu là khiếu huyền quan đó
Không thấy có trong 3600 môn

Trương bình thúc cũng viết:
Học tiên phải học thiên tiên
Phải học kim đơn mới chính truyền


(Trích Tính mệnh khuê chỉ - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ dịch)

LienChau
09-06-2006, 04:04 AM
Hỏi: -Làm sao được phép huyền diệu?


áp: -Muốn biết tâm pháp huyền diệu phải có thầy truyền phép ấy, là trao lời khẩu quyết. Khẩu quyết là lời nói miệng truyền miệng với nhau đặng chỉ cho tột chỗ. Huyền diệu có nói tại ơn kinh chớ đâu. Vậy cho nên phải tìm kiếm minh sư chỉ bày tỏ rõ phép huyền diệu thì đại đạo thành được. Kim đơn kiết đặng, thánh thai cũng khá đặng, dương thần khá xuất, thì học Thiên tiên đại đạo sẽ thành Tiên, Phật được.


Tôi học đơn kinh hơn 20 năm mà còn chưa rõ thấu máy huyền diệu, nên không có hiệu nghiệm chi hết. Sau gặp người chí nhơn chỉ bày tôi mới rõ. Tôi lại suy xét thêm mấy năm nữa, mới rõ thấu huyền vi nhiệm mầu. Quả nhiên cũng đồng một lẽ với đơn kinh chẳng sai. Thì tôi mới hiểu phép tắc tu luyện.


ời thượng cổ, các thánh nhơn lấy lời nói mà truyền phép tu luyện cho nhau, chớ chẳng bày tỏ sự huyền diệu trong các đơn kinh xưa. Qua đời trung cổ, thánh nhơn có bày khẩu quyết nơi kinh sách mà chẳng dám nói ra. Còn đời hiện tại bây giờ, chẳng những các vì thánh nhơn để lời khẩu quyết trong kinh điển, mà lại còn vẽ hình đồ làm cho kẻ nào muốn tu cho thành linh đơn thì coi đơn kinh cho thiệt kỹ lưỡng, rồi cầu minh sư truyền cửu khiếu chánh chơn (chánh pháp nhãn tàng). Lo rửa lòng trong sạch, ra công mà tu luyện.

(Trích: Huyền diệu cảnh - Huyền diệu luận)

LienChau
09-06-2006, 04:16 AM
Cảnh sầm nói:
Người nay học đạo chẳng biết chân
Chỉ vị xưa nay nhận thức thần
Thức thần vốn dĩ sinh tử bản
Người khờ tưởng ấy bản lai nhân

Phật giáo nói:
Phật tại linh sơn , khỏi tìm đâu
Linh sơn ở tại nhữ tâm đều
Ai ai cũng có linh sơn tháp
Hãy hướng linh sơn tháp mà tu

Lão giáo nói:
Đại đạo căn cơ ít kẻ hay
Hằng ngày dùng nó vẫn không hay
Vì ngươi, chỉ rõ 'thần tiên quật '
Cong cong một khiếu tựa lông mày

Cổ tiên viết:
Đại đạo dạy người tiên chỉ niệm
Niệm đầu chẳng trụ mới là hay

Linh nhuận thiền sư nói:
Vọng tình dẫn dắt khi nào hết
Uổng thay ánh sáng của linh đài

Trương bình thúc nói:
Chỉ vị đan kinh không khẩu quýêt
Khiến ông không cách kết linh thai

Thái huyền chân nhân nói:
Phụ mẫu sinh tiền một điểm linh
Không linh chỉ tại kết thành hình
Thành hình, khuất lấp quang minh chủng
Nếu thoát hình hài triệt để thanh

Tam mao chân quân viết:
Linh đài trong vắt tựa băng hồ
Chỉ có nguyên thần được trung cư
Nếu để vật chi vào trong đó
Sẽ không chứng đạo hợp thanh hư

Chủ kính đạo nhân nói:
Tâm khi chưa phát, tâm là tính
Khi đã phát rồi, tính là tâm
Chỗ tâm tính khởi suy chẳng thấu
Dấu vết tìm chi, uổng sưu tầm

Vô tâm chân nhân nói:
Vọng niệm dấy lên , thần tức thiên
Thần thiên , lục tặc loạn tâm điền
Sáu nẻo luân hồi thấy nhãn tiền

Thái ất chân nhân nói:
Một điểm viên minh tựa thái hư
Chỉ vì niệm khởi kết thành khu
Nếu biết bỏ thân, hồi quang chiếu
Sẽ thấy bên trong vẫn thanh hư

Sách chỉ huyền thiên viết:
Tâm mà không tịch, khổ còn đâu
Không còn sinh tử, không vướng mắc
Một ngày nào đó, buông áo xác
Sẽ sống tiêu diêu đời trượng phu

Đoàn chân nhân viết:
Quán chiếu nội tâm tìm bản tâm
Vọng tâm mà biến, hiện chân tâm
Chân tâm rạng rỡ , thông tam giới
Thiân ma ngoại đạo chẳng dám xâm

Trương viễn tiêu nói:
Chân tâm nguyên thị vốn là chân
Như ngọc dạ quang người không biết
Phàm phu uổng sống qua nhiều kiếp
Ngọc nằm trong khoáng, chẳng sao ra

Tiết đạo quang nói:
Đạo đức năm nghìn xưng diệu quýêt
Âm phù tam bách ấy chân thiên
Chỉ cần tâm ý không một chữ
Chẳng cứ tham thiền, vẫn công phu

Vô cấu tử nói:
Học đạo trước tiên phải biết tâm
Tự tâm thâm kín khó mà tầm
Nếu mà tìm tới vô tầm xứ
Sẽ thấy phàm tâm giống phật tâm

Tiêu diêu ông nói:
Trừ xong lục tặc, thấy tâm cơ
Vinh nhục bi hoan dạ chẳng lo
Dùng thần ngự khí quy nội cảnh
Tự nhiên tâm địa có ma ni

Trương tam phong nói:
Vô cực chân tâm chẳng bến bờ
Muôn vàn thần thánh phát sinh ra
Thế nhân mê mẩn hình hài tạm
Chân thể ngọc châu lại bỏ lơ .


(Trích: Tính mệnh khuê chỉ)

LienChau
09-07-2006, 09:45 PM
Sách "Tính mệnh khuê chỉ" , phần ''Chính tà thuyết'' viết rằng:

Ngày nay những người học đạo, đội mũ cao, mặc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin thầy ta chỉ cho thứ tự tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang ngõ tắt, há chẳng biết đại pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm đại đơn, tất cả đều là bàng môn, chỉ có đạo kim đơn này mới là tu hành chính lộ, trừ đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên thành phật.

Chung Ly Quyền nói:

Đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
Mỗi người nắm được một miêu côn
Hay đâu là khiếu huyền quang đó
Không thấy có trong 3600 môn

Vì đại đạo huyền quang khó gặp dễ thành, bàng môn tiểu thuật thì dễ học khó thành. Cho nên những kẻ hiếu sắc tham tài thường thường mê muội và chẳng giác ngộ.

Trong đó có số người thích lô hoả ( luyện ngoại đơn hoàng bạch hay kim ngọc), có số người lại thích nữ sắc để thái âm hộ dương, có người chuyên ngó đỉnh môn(thượng đơn điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ ấn đường, có số người chuyên chà xát vành rốn, có người thích lắc giáp tích, có người thích xoa bóp ngoại thận để tồn thần dưỡng khí, có người thích vận chuyển chân khí, có người thích dùng gái trinh để thái âm, có người thích bú sữa tại phòng trung, có người thích bế tức hành khí, có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động tam đan điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh(thở nghịch), có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn linh chi và bạch truật, có người thích thôn khí yết tân( nuốt nước miếng, có người thích nội quan tồn tưởng(quán tưởng), có người thích hưu lương tịch cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh vận khí, có người nhìn mũi điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình, có người hùng kinh điểu thân ( tập ngũ cầm hí), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiển định bất ngữ, có người trai giới đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà, có người luyện kiến văn chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt vĩ lư để khép đóng dương quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là thu thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là hồng diên, có người luyện chế nhau người làm tử hà xa để làm thuốc cường dương, có người dùng chân khí để thông kinh hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt minh tâm để luyện bát đoạn cẩm, có người thổ cố nạp tân dùng hư ha hô hi suy, có người chuyên diện bích có chí muốn hàng long, phục hổ(đem nguyên thần xuống hạ đơn điền để phát động thận khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt, có người ưa đạp cương lý đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ truân mông để luyện hoả hầu, có người luyện thuật kim ngân hoàng bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người tu trì hư tĩnh cho khí tán không trở lại ( thiền định), có người giữ giới định tuệ để mong giải thoát, có người muốn trử sân si để cầu thanh tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng tây vực phật giới, có người nguyện lên thiên đường khi chết......phân phân loạn loạn như vậy không sao kể xiết.

Có nhiều người theo đạo theo Thích, chỉ theo một thuật một quyết như vậy, mà cho đó là kim đơn đại đạo, ô hô, họ như bọn quản trung thiết báo(dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời, quấy dẫn trăm mối, chi ly vạn trạng, đem chí đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu hạt luyện, dẫn người vào đường tà.

LienChau
09-07-2006, 09:53 PM
Sách "Tham đồng khế trực chỉ tiên chú" viết rằng:

Thị phi sách còn ghi
Có kẻ thích nội quan
Chân bước theo khôi cương
Lại thích luyện lục giáp
Có người luyện phòng trung
Chín nông, một lần sâu
Có người vận hô hấp
Có người tu luyệt lương
Ngày đêm không chịu nằm
Suốt tháng không ngừng nghỉ
Thân thể yếu mòn dần
Hoảng hốt như điên cuồng
Tạng phủ muốn sôi lên
Lòng không được thanh thản
Có người thích lập đàn
Sáng chiều lo tế tự
Bè bạn cùng ma quỷ
Những muốn được trường sinh
Đi sai ngược đường trời
Thân hình sẽ hủ hoại
Tà thuật có rất nhiều
Đều ngược với Hoàng Lão
Rốt cuộc sẽ tử vong
Người hay biết yếu chỉ
Sẽ hiểu rõ đầu đuôi

Người học đạo thời nay, không gặp được chân sư, nên chạy vào bàng môn, có người thì định tâm chỉ niệm, tập nội quan, có người thì bước theo sao bắc đẩu và luyện lục giáp, có ngừơi theo tà thuật cửu nhất, có người thì vận hô hấp, có người thì tuyệt lương, có người thì ngày đêm không nằm, lúc nào tinh thần cũng hoảng hốt như điên cuồng, có người thì tí ngọ hành khí, làm cho bách mạch như sôi lên vậy, có người đáp đất lập đàn bè bạn cùng ma quỷ.

Những người như vậy lập ra nhiều chuyện, đi ngược đại đạo, mong được trường sinh mà trái lại làm cho mình bị thương tổn, tự chuốc lấy tai họa của cửu đô, những người đó há không biết thế gian còn có thất phản cửu hoàn, kim dịch hoàn đơn chi đạo, có thể biến nữ thành nam, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử hay sao?Nếu có bậc minh triết chí sĩ, lại gặp được chân sư và biết được yếu chỉ của đại đạo, thì sẽ biết rằng đạo tu chân không ở trong 3600 pháp môn tà đạo vậy.

Đoạn khác lại viết rằng:

Khi thần minh muốn dạy người
Thì tâm linh sẽ tự ngộ
Hãy tìm cho ra manh mối
Sẽ thấy rành cửa ngõ

Thiên đạo vô tư, thường truyền cho các bậc hiền tài, vì đạo là điều quý báu của trời đất, không phải người đại trung đại hiếu thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?

LienChau
09-07-2006, 10:00 PM
Sách "Châu dịch xiển chơn" phần "Trung đồ" viết rằng:

Một chữ trung này , sau như trước, là việc quan trọng nhất của kẻ tu hành, trúc cơ tại đó, thể dược tại đó, phanh luyện tại đó, ôn dưỡng tại đó, tiến đơn tại đó,thối âm tại đó, kết đơn tại đó,thoát đơn tại đó. Trong phép thất phản cửu hoàn, chẳng có việc gì mà không ở tại đó.
Nhưng chữ Trung nhày người không dễ thấy, cũng không dễ biết, chẵng khá dùng hữu tâm mà cầu, chẳng khá lấy vô tâm mà giữ.
Hữu tâm mà cầu nó thì ngã về nẻo sắc tướng, vô tâm mà gồm nó thì đoạ vào chỗ lặng không, cả hai đều chẳng phải là trung đạo, là ngôi trung chơn chánh.
Nó chẳng phải có, chẳng phải không, mà tức có tức không, nó chẳng phải sắc chẳng phải không mà tức sắc tức không.
nó chẳng chênh lệch theo mặt nào, phải cầu nó trong cảnh hoảng hốt, phải tìm nó trong chỗ yểu minh, mới là mong gặp được nó.
Thiên hạ học đạo mà chẳng biết chữ trung này là vật gì; hoặc gọi là huyệt huỳnh đình; hoặc gọi là huyệt thiên cốc; hoặc gọi là huyệt bá hội; hoặc gọi là giáng cung; hoặc gọi là minh đường; hoặc gọi là yết hầu; hoặc gọi là khoảng giữ hai thận.
Họ nắm giữ huyệt khiếu ở trong huyễn thân, mà gọi là ''bảo trung thủ nhất''. Họ mong đặng trường sinh,mà chẳng những không đặng sống lâu, lại còn chết gấp là khác, buồn thay.

Phần "Kim đơn đồ" lại viết rằng:

Kẻ thế không rõ kim đơn là việc gì, là vật chi, nên độ chừng nó ở trong thân thể có hình có dạng của ta đây, hoặc tưởng nó là loài kim loài đá luyện thành; hoặc tưởng nó là khí huyệt của con trai con gái kết nên; hoặc tưởng nó là cái tâm giao cùng cái thận mà đọng kết lại; hoặc tưởng nó là do tinh thần quy tụ mà có; hoặc cho nó ở tạo đơn điền, khí hải; hoặc cho nó ở huỳnh đình, nê hoàn; hoặc cho nó ở minh đường, ngọc chẩm; hoặc cho nó ở khoảng giữa hai thận.
Những điều sai lầm như thế, không sao kể xiết, đều là chuyện đưa gạch mà gạt là ngói, nhìn giả mà gọi là chân. cho nên nói: "Người học đạo như lông trâu, còn kẻ thành đạo như sừng lân" là vậy!

LienChau
09-07-2006, 10:16 PM
Mời các bạn tìm đọc thêm các bộ đơn kinh do người xưa đắc đạo viết (Sư phụ nói vậy):
Tính mệnh khuê chỉ, Tham đồng khế, Chu dịch xiễn chân, Huyền diệu cảnh, Huệ mạng kinh, Thủ lăng nghiêm kinh...

Bài của Liên Châu đến đây là hết. Liên Châu cũng mới trên con đường đi tìm Huyền Quang Khiếu thôi. Mong rằng cũng sẽ gặp được người có duyên đi cùng đoạn đường chứ nhỉ :drinks:

aiki
09-08-2006, 10:31 AM
Cám ơn LC post những bài trên! Chắc phải cần 1 thời gian dài mới đọc và hiểu hết được! Nhiều cái khó hiểu quá!

LienChau
09-08-2006, 11:53 PM
Cám ơn LC post những bài trên! Chắc phải cần 1 thời gian dài mới đọc và hiểu hết được! Nhiều cái khó hiểu quá!

Hallo aiki! Ở đây mình chỉ dám viết những gì mình đã chứng nghiệm rồi thôi, nên cũng không có gì nhiều để chia sẻ với bạn. Hic hic. Bạn có thể tham khảo topic chính mà thầy Huyenquangtu đăng trên ttvnol, ở đó bạn sẽ được biết nhiều hơn:

Những sai lầm trong khí công hiện đại: http://www5.ttvnol.com/Yoga/588356.ttvn

Mình hiện giờ mới chỉ tìm được 4 quyển trong số đan kinh kể trên. Ngâm cứu cũng thú vị lắm :laugh:


Thân!

LienChau
09-10-2006, 07:01 AM
Những vấn đề liên quan đến huyền quan khiếu và tiên thiên khí:

Vấn: Tiên thiên khí được hấp thu như thế nào?

Đáp: Tiên thiên khí được hấp thu qua khiếu huyền quan, nhờ bắc thượng thước kiều nên nó chạy dọc theo lưỡi có cảm giác như một dòng nước mát , đến gốc lưỡi thì trong miệng tự nhiên tiết ra rất nhiều nước bọt, đây là dấu hiệu duy nhất để nhận biết tiên thiên khí có được hấp thu hay không, tiên thiên khí lúc này nhập vào trong nước bọt, khi đầy miệng thì hành giả nuốt xuống, tiếng nước bọt này đi xuống có thể tạo thành tiếng sôi ùng ùng trong bụng, trạm dừng chân đầu tiên cvủa TTK là giáng cung, chứ không phải là trung đan điền tại huyệt đản trung như các sách vẫn nói, tại đây nó tập trung lực lượng, thường thấy khu vực này nhảy nhót,sôi như sấm động, khi đủ lực lượng rồi thì lưu thông xuống hạ đan điền, lúc này thấy hạ đan điền động khí, thường phát động tình dục, toàn thân bốc nóng,sau khi TTK vượt qua vĩ lư quan thì các hiện tượng trên đều giảm hẳn, quá trình tích luỹ TTK lại liên tục như vậy thông quan huyền quang khiếu, thực hiện quá trình thủ khảm điền ly, nếu không biết cách hấp thu TTK qua huyền quang khiếu thì lực lượng khí tại đan điền chỉ đủ lực lượng cho một lần vượt vĩ lư duy nhất sau đó đan điền sẽ trống rỗng, lúc này nếu tiếp tục ý thủ đan điền sẽ thấy cơ bụng bị nén chặt như thể đan điền đang cố sức hút một cái gì đó, đây là đều đáng lo chứ không phải đáng mừng.con đường vận hành của TTK từ huyền quang khiếu như vậy giống như đường vận hành của hệ tiêu hoá chứ không phải là vận hành theo mạch nhâm ở ngoài da.


Vấn: Xin chỉ dẫn về huyền quan khiếu
Đáp: Trả lời thật khó, xin tạm mượn lời của Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh vậy

"Sở chỉ chi phương là Tiên thiên nhất chi khí, đó là tổ khí sinh muôn vật, xưa nay các bậc tiên chân đều hái tổ khí đó, để liễu tính, liễu mệnh. Cho nên nói: đắc kỳ nhất, vạn sự tất vậy, đó là nói tới khí đó.
Kim đơn tử thư không dám khinh truyền cang tinh là cái gì, nhất khí là ở nơi đâu, sợ rằng người không ra gì sẽ được, và sẽ bị trời quở trách, Ngộ Nguyện Tử xem sao là do Tổ sư truyền chân tả thần, nếu có tiết lộ đôi chút thiên cơ, mà có chí sĩ nào biết, thì là do họ tâm tri mặc hội, đó là do quỷ thần dạy họ chứ không phải là tội của Ngộ Nguyên vậy" ( trích "Tham đồng khế trực chỉ")

NgDaLat
09-10-2006, 04:46 PM
Xin anh Liên Châu post lại cái hình huyệt mạch được không? Có vài lỗi kỹ thuật ở Web này. Khi tui xóa cái post của tui cho đỡ tốn chỗ. Cái POST của anh cũng bị xóa luôn vì có quote cái post của tui.

Thành thật xin lỗi anh rất nhiều. Xin anh thông cảm.

LienChau
09-10-2006, 07:52 PM
Đồ hình đây thưa anh NgDaLat :bigsmile:

Quang Khiếu Đồ:
http://phpbbviet.com/imageshost/uploads/dfb952068b.jpg

Can chi bát quái đồ:
http://phpbbviet.com/imageshost/uploads/6f61d08027.jpg

Thiên can địa chi:
http://phpbbviet.com/imageshost/uploads/e24722c44e.jpg

Đại châu thiên đồ:
http://phpbbviet.com/imageshost/uploads/a3283c7def.jpg

Đây là các đồ hình trong "Huyền diệu cảnh", các đồ hình này để minh họa cái gì thì đọc ở Huyền Diệu Cảnh nhé. Link đây:
http://saigonline.com/caodai/ebooks/huyen_dieu_canh.pdf

NgDaLat
09-12-2006, 07:00 AM
Anh Liên Châu mến

Các thầy võ á đông cấp cao một chút đa sô hay nói về Đ O. Kể cả O-Sensei của Aikido. Nhưng khi tui đọc qua những tài liệu như trên thì không hiểu gì hết. Nó giống như nhưng làn mây mờ mờ ảo, không đầu không đuôi.

Bỏ qua những gì chép lại. Anh có thể trình bày những hiểu biết của anh một cách có hê thống không ví dụ

1/ Tinh, Khí thần là gì

2/ Can Chi là gì

3/ Mạch Nhâm Đốc trong tu đao khác với mạch Y đạo? Tai sao?

4/ Tại sao học vận chuyển châu thiên có thể thành "Tiên, Phật". Vậy "Tiên, Phật" là gì?

5/ "Trường sanh bất lão" Có ai trường sanh bất lão chưa?

Cám ơn anh rất nhiều

Guest
09-12-2006, 04:38 PM
Có lẽ mấy câu hỏi của anh NgDalat đã nói hết dùm tụi em rồi đó, những người rất ít có cơ hội hiểu biết về cái chử "Đạo" của đời sống và "Đạo" của võ thuật. Mấy lâu nay đọc vài POST của anh/chị Lienchau thật sự không có hiểu 1 tí gì hết, chắc tại viết cao quá ! Ngoài anh NgDalat, Fourever, Aiki ra chắc ở đâu ít có ai có đủ kiến thức và ngôn ngữ để lảnh hội được. Viết "Thấp" một tí đi anh/chị LienChau... Thấp hay cao cũng là đạo mà.

Nếu ngày nay Kinh Thánh (Cựu và Tân ước) vẫn còn là Hebrew, là Kinh Phật vẫn còn là tiếng Phạn cổ thì chắc chúng sanh không ai có cơ hội đọc được hết, đạo đâu có truyền được.

Thân mến.:friends: :friends:

levan
09-12-2006, 05:36 PM
Cũng tương tự như các anh Ngdalat va dch, tui thấy cách giải thích về Khí công theo lối xưa thật mù mờ khó hiểu. Tui chủ quan tin rằng cùng một vấn đề nhưng có nhiều cách khác nhau để giảng giải, giống như cùng một bài học nhưng mỗi giáo viên có một cách giảng bài khác nhau, miễn sao học trò hiểu là được. Ngày nay cũng rất nhiều người nghiên cứu khí công, nhưng coi bộ ít người sử dụng ngôn ngữ và kiến thức thời nay để truyền đạt môn học này, chẳng lẽ chỉ có duy nhất một cách diễn đạt mờ mờ ảo ảo mới truyền dạy được sao ? Hay đấy là một cách thử thách để gạt ra ngoài những học trò thiếu căn cơ và kiên nhẫn ?

LienChau
09-12-2006, 07:13 PM
Chào mọi người, rất vui vì mọi người đã để tâm theo dõi. Thực ra Liên Châu cũng mới bước đi trên con đường tu đạo thôi, nên hiểu biết vẫn còn rất hạn hẹp. Liên Châu sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của Liên Châu.

Thứ nhất, về khí. Trong đạo môn chỉ nói đến duy nhất một loại khí, đó là khí tiên thiên, thứ khí được bẩm sinh từ trong bụng mẹ, thứ khí có được trước khi sinh ra đời. Trong thời gian thụ thai, Huyền Quang Khiếu (HQK) của thai nhi mở ra một lần, thai nhi hấp thụ tiên thiên khí, sau đó HQK đóng lại và tất cả các thứ khí sau này thai nhi hấp thụ đến lớn lên đều là khí hậu thiên, không có chuyện khí hậu thiên chuyển hóa được thành tiên thiên khí. Việc khai mở trở lại HQK từ xưa cho tới nay đều được giữ bí mật, nó là con đường duy nhất để tu luyện thành Tiên, Phật.

Khí tiên thiên hay còn gọi là ngoại dược được thu vào qua cửa ngõ duy nhất là huyền quan khiếu, nó là thứ duy nhất giúp nâng cao năng lực trí tuệ và cải tạo sinh mệnh lưc. Các dòng khí công không thu tiên thiên thì không bao giờ thực sư nâng cao được sinh mệnh lực. Tuy nó có thể chữa bệnh , khai thông huyệt đạo, kinh mạch, đẩy lui nhiều chứng bệnh do tà khí xâm lấn hoặc do nội thương thất tình uất kết bên trong nhưng sức khoẻ của sinh mệnh không thay đổi, các cao thủ khí công thuộc dòng này vẫn phải chết khi đã hưởng hết tuổi trời. Chúng ta có thể thấy khá nhiều khí công sư hoặc các vị thầy có khả năng chữa bệnh có tuổi thọ khá khiêm tốn.

Khí tiên thiên không bao giờ có khả năng truyền từ người này qua người khác, nếu nó truyền được thì người truyền khí có khả năng đột tử bất cứ lúc nào. Khí tiên thiên dự trữ ở đan điền và phát huy tác dụng khi vào tuỷ sống và bộ não, nó làm người ta mạnh khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần, khí hậu thiên có thể đi vào tuỷ sống nhưng không hề có tác dụng gì cả mặc dù biểu hiện của nó khá giống với khí tiên thiên. Đặc biệt khi nó vào não bộ thì gây ra bệnh nhức đầu tạm thời, nhưng sau một thời gian nó sẽ tự rút đi qua các khiếu tai mũi họng, ngược lại khí tiên thiên rất thích đi vào đầu , nó làm trí lực phát triển, xương đầu nở to ra, và giúp cho người ta có ý chí, tác dụng của nó là cực kỳ nhanh chóng.

LienChau
09-12-2006, 07:28 PM
Tiếp theo về đạo lộ và vòng tiểu châu thiên,Liên Châu đã post ngay ở bài viết đầu tiên của topic này:


ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.

Khi còn nhỏ, đứa trẻ vận đốc mạch tự nhiên, cửa vĩ lư mở sẵn thông thẳng vào nê hoàn, mạch nhâm hoàn toàn đóng kín, không có tiết lậu (xuất tinh). Khi này vòng tiểu châu thiên vận hành tự nhiên, tiên thiên khí từ đan điền do hoả tụ hút về hội âm rồi theo vĩ lư thẳng vào nê hoàn, hoàn tinh bổ não tự nhiên.
Sau 16 tuổi dương cực âm sinh, vĩ lư đóng lại, đốc mạch bế mà vận nhâm mạch , huyệt hội âm không thông với vĩ lư mà thông thẳng vào dương quan, như vậy là có lậu tiết.

Các bạn để ý, tại sao chúng ta lại buốn ngủ vào buổi đêm và buổi trưa? Nếu quan sát thì những đứa trẻ nào ít ngủ trưa khi lớn lên sẽ kém thông minh, và khi lớn lên một chút nữa chúng sẽ ngủ trưa li bì để bù đắp lại. Nhưng quá trình phát triển của tự nhiên đã đi qua (sau 16 tuổi vòng vận hành đã thay đổi như đã nói ở trên), và phần lớn những người này khi trưởng thành đều kém thông minh, thiếu năng lực so với những người mà thời thơ ấu ngủ trưa đủ giấc. Trẻ em ngủ trưa đủ giấc khi trưởng thành lại có năng lực hoạt động cao và ít có nhu cầu ngủ trưa hơn. Vấn đề này có lẽ chưa được khoa học nghiên cứu thấu đáo.

Nguyên nhân được giải thích theo lý luận của sư vận hành khí như sau:

Khi ta ngủ một giấc từ tối đến sáng thì dương khí sẽ bắt đầu từ vĩ lư dâng lên đến ngọc chẩm thì ngưng. Sau đó ta sẽ có giấc ngủ ngắn buổi trưa tiếp tục khiến dương khí từ ngọc chẩm dâng lên nê hoàn cung. Quá trình thoái âm thì trong giấc ngủ trưa, âm khí thoái từ nê hoàn xuống sơn căn, và với giấc ngủ đêm, âm khí thoái từ sơn căn xuống hội âm.
Như vậy nếu một đứa trẻ thiếu giấc ngủ trưa thì chúng sẽ thiếu hai tiến trình trong vòng tiểu châu thiên tự nhiên liên qua đến sư phát triển trí tuệ là dương khí tiến vào nê hoàn và âm khí thoái xuống sơn căn.

Vì vậy, việc tu luyện trước tiên là phải biết cách làm nghịch chuyển kinh mạch để đưa cơ thể trở lại với sự vận hành quen thuộc thời thơ ấu.


Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.

Câu này ý là vậy!

LienChau
09-12-2006, 07:33 PM
5/
"Trường sanh bất lão" Có ai trường sanh bất lão chưa?
Các bạn để ý một chút là có rất nhiều tích về các bậc tu luyện đắc đạo như: Lão tử, Bát tiên, Thich ca mâu ni phật, Đạt Ma tổ sư...... còn rất nhiều rất nhiều nữa.
Đọc các tích này, sẽ không ít lần các bạn thấy viết "tiên ông râu tóc bạc phơ, da mặt vẫn hồng hào như trẻ thơ. Người bình thường khi còn trẻ con gặp như thế nào, đến khi già gặp lại vẫn vậy...."

Guest
09-12-2006, 09:06 PM
"Tích" mà anh Lienchau? Thích ca mâu ni, Đạt ma sư tổ.. Lảo tử toàn là truyền thuyết về tuổi thọ của họ không mà anh? đâu có ấn chứng được là Trường Sinh Bất Lão đâu?

Còn Bát tiên thì chuyện thần tiên nên cũng khó thấy được thuật đó có thật hay không nửa?

Riêng các cụ có tóc bạc phơ... là già chứng tỏ "lão" quá rồi đó anh.

Thân mến:friends: :friends:

LienChau
09-12-2006, 11:17 PM
Chào DCH, tất nhiên bây giờ không thể gặp lại họ để xem ấn chứng được. Cái này cũng là do nhận thức của con người, với vốn tri thức của mình nếu không giải thích được một hiện tượng, thường sẽ có xu hướng phủ nhận hiện tượng đó. Do vậy, những truyện này có là "truyền thuyết" thì cũng dễ hiểu thôi.
Có lần cũng đã hỏi thầy về Trụ nhan thuật này. Nó là công phu tiên thiên cao cấp thuộc đệ nhị hầu trong thất hầu: sắc phản đồng nhan.
Nói chung thì nguyên nhân làm cho con người già xấu là do huyệt đạo thoái âm bế tắc, dương khí ngày càng suy giảm theo tuổi thọ nên không đủ nuôi dưỡng làn da. Chuyện này giải quyết rốt ráo bằng khí tiên thiên.

LienChau
09-12-2006, 11:25 PM
Diễn giải thật là khó. Xin đưa ra theo các đan kinh và bài giảng của thầy HQT:

Muốn học được môn cùng lý tận tính chí mệnh thì phải hiểu nhiều danh từ đạo môn, sau phải đọc sách nhiều, phải hiểu được các vấn đề sau: huyền quan khiếu, tiên thiên khí, chân diên,chân hống, ngọc dịch luyện hình,thế nào là hoạt tý thời,nhất dương lai phục, khảm ly giao cấu, nội giao hợp, ngoại giao hợp,kim dịch hoàn đan,kim đan,đến đây gọi là liểu mệnh, tiếp đến là càn khôn giao cấu, trưởng dưỡng thánh thai, từ đây trở đi là tu tính cho đến khi xuất anh nhi, rồi luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo là đắc phật quả.

LienChau
09-12-2006, 11:39 PM
4.Huyền quan lộ xuất: nay lại nói thêm về huyền quan, sách ''Tính mệnh khuê chỉ'' viết:
"Khiếu này gọi là tổng trì môn, là kinh đô vạn pháp, nó không có biên cương, không trong ngoài. không dùng hữu tâm mà giữ được, không dùng vô tâm mà cầu được.
Lấy hữu tâm mà cầu, sẽ sa vào sắc tướng, lấy vô tâm mà cầu sẽ lạc không vong. Như vậy phải làm sao, thầy có khẩu quyết là:
Khiếu này trống rỗng không bờ bến
Biết mà không giữ ấy công phu

Trương Hoà Cảnh nói:
Hỗn độn khiếu kia gọi tiên thiên
Trong thấy hư vô hợp tự nhiên
Từ trước khi sinh tìm ra được
Biết ra chắc phải đại la tiên

Tư Mã Tử Vi nói:
Hư vô một khiếu gọi huyền quan
Giữa lòng trời đất với nhân gian
Tám vạn bốn nghìn phân thương hạ
9,3,5,6 liệt tuần hoàn
Lớn trùm pháp giới không lưu vết
Nhỏ nhập trần ai, chẳng thấy nhan
Cái đó gọi là chân tổ khiếu
Trường sinh, linh bảo vốn hàm tàng

Tiết Tử Hiền viết:
Thiên địa không trung như lò bễ
Thổi được bễ này sẽ là ai
Căn nguyên động tĩnh là do đó
Bạn muốn thử xem hãy giơ tay

Huyền quan khiếu là ngôi trung nằm giữa cảnh tiên thiên và hậu thiên, con người và thiên địa đều thuộc cảnh hậu thiên, cùng chung khiếu này giao với tiên thiên là cái có trước thiên địa nhân. Thánh nhân ví huyền quan khiếu như ống bễ mà con người và thiên địa củng thổi chung thông với tạo hoá. Vì thế trong lúc ''hoạt tí thời'', con người và thiên địa đồng điệu thổi chung ống bễ huyến quan, trong thời khắc mà nhìn thấy cả tiên thiên và hậu thiên, cho nên phát hiện ra ngôi trung này, gọi là'' huyền quan lộ xuất'', nó thông với tạo hoá, nên gọi là không có biên cương là vậy.

LienChau
09-13-2006, 05:25 AM
5.Nguyên thần: còn gọi là chân hống
Kinh Thủ Lăng Nghiệm viết:
"Phật bảo ông A- nan và cả đại chúng: "Các ông nên biết, mười hai loài chúng sinh trong thế giới hữu lậu, tâm thể giác viên bản giác diệu minh, cùng thập phương chư phật, không hai không khác. Do vọng tưởng, các ông mê chân lý thành ra lỗi lầm. Si ái phát sinh, sinh mê cùng khắp, nên có hư không; hoá mãi cái mê không thôi, nên có thế giới sinh ra; các cõi nước số như vi trần ở mười phương, trừ cõi vô lậu, đều do vọng tưởng mê lầm kiến lập.Nên biết, hư không sinh trong tâm ông, cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống nữa là các thế giới ở trong hư không,..."

Đoạn kinh trên cho ta biết, nguyên lúc ban sơ chúng ta là cái chân tâm diệu minh, do mê vọng trong chân tâm nảy sinh ra hư không, hư không và chân tâm vốn cùng bản chất nhưng đã phân ra chủ thể và khách thể, sau đó trong hư không lại sinh ra các cõi nước, sau nữa thì chính chúng ta bị chìm đắm trong các cõi nước đó.ta có thể hình dung chân tâm như một vật màu trắng rất thanh nhẹ ngày càng nhiểm đen nặng nề sa xuống thấp, rốt cuộc đó chính là chúng ta ngày nay, mục đích của đạo là ta phải gột rửa chân tâm lấm đen này thành ra trắng , từ từ nổi trở lên cao.tức là phải gột rửa các cõi nuớc trong hư không trước , sau đó gột rửa cả hư không trong tâm.

Theo Dịch thì nguyên thần của ta lúc ban sơ tiên thiên là quẻ càn thuần dương, sau bị rơi vào cảnh hậu thiên biến thành quẻ ly có một âm chính giữa hai dương, muốn trở lại thì phải gột rửa hào âm này trở lại thành quẻ càn.

Nhưng quẻ càn tuy thuần dương cũng vẫn còn tính đối đãi nhị nguyên để phân biệt với âm, quẻ càn này chính là tầng cao nhất của cõi trời vô sắc giới trong tam giới của nhà Phật, kinh Thủ lăng Nghiêm viết: "Thức tính vốn không lay động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát minh nhận cho là hết, nên hình như còn mà không phải còn, hình như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ."

Tư tưởng của đạo gia nguyên thủy là liễu mệnh, tức là trở về quẻ càn thuần dương, tưởng là rốt ráo tột cùng hoá ra vẫn chỉ là cảnh cao nhất trong tam giới của Nhà Phật.

LienChau
09-13-2006, 05:28 AM
6.Vài nhận thức quan trọng:

Vấn: Hư không và chân tâm vốn cùng bản chất, nhưng có phân biệt chủ thể và khách thể, vậy rốt cuộc hư không là cái gì?
Đáp: Chân tâm vốn là quẻ càn thuần dương thì dĩ nhiên hư không cũng là quẻ càn thuần dương , nhưng chân tâm thì biết nhận thức nên là chủ, hư không thì không có nhận thức nên là khách, đạo gia gọi chân tâm là tính, hư không này là mệnh là tiên thiên chân nhất chi khí vậy.

Vấn: Tiên thiên và hậu thiên là cái gì?
Đáp: Tiên thiên là cái có cùng bản chất với chân tâm, nên chân tâm và hư không( tiên thiên khí) thuộc về tiên thiên
Hậu thiên là cái không cùng bản chất với chân tâm là các cõi nước sinh ra trong hư không đó.

Vấn: Làm sao gột rửa chân tâm đã lấm đen( thức thần) thành chân tâm trong sáng.
Đáp: Phải dùng hư không tức là tiên thiên khí mà gột rửa, chân tâm nhiễm trần ví như bình nước dơ, hư không tiên thiên chân nhất chi khí ví như cả đại dương nước sạch, lấy nước sạch từ đại dương đổ mãi vào bình thì nước dơ sẽ biến thành nước sạch.

LienChau
09-13-2006, 05:31 AM
7.Khảm ly giao cấu: Còn gọi là thủ khảm điền ly, tức lấy chân dương trong quẻ khảm xung vào chỗ khuyết của quẻ ly, biến ly thành càn, tức là biến cái tâm phàm thành chân tâm. Đoạn công phu này diển ra tiếp sau hoạt tí thời vậy.
Sách "Tính mệnh khuê chỉ" viết:

"Hoàn nguyên thiên viết:
Biết đạo âu rành thanh tĩnh lý
Ngồi thẳng yên người giữ nê hoàn."

Đó là căn bản công phu, đó là học vấn đầu não, đó là thủ đoạn mở cửa trời, đó là linh chương để thoát tử tịch, Đạo lý này là bí mật của thượng thiên , xưa nay tiên phật không dám nói rõ. Cho nên trong ngàn vạn người may mới được một hai người biết. Thật là huyền diệu! Lại có những khẩu quyết nói không hết lời.
Người xưa đinh ninh dặn dò rằng: khi chân diên nhập đỉnh, phải khu trừ tạp niệm, đem hết tinh thần, mắt hướng đỉnh đầu, dụng hết tâm trí, trong chớp nhoáng đó, Nguyên thần nguyên khí sẽ giao hợp, tạo hoá sẽ vận chuyển, sấm vang điện giật, cảm thông kiền khôn, bách mạch khai thông, cửu cung thấu triệt, kim tinh quán đỉnh, chân khí bốc lên trời
Trong khoảnh khắc, nhiệt độ nơi thượng hạ đan điền sẽ giảm, đó là triệu chứng đan thành, Hoàng nha bạch tuyết sẽ xuất hiện, nguyên thần nguyên khí, âm dương, hồn phách, như đôi vợ chồng hoà hợp với nhau, phát ra tiếng long ngâm cọp hú.Dương tinh hống tủy ngưng kết như châu.
Lúc đó, huyền châu thành tượng, quặng mất, vàng còn, và một điểm kim dịch sẽ rơi xuống chốn cũ huỳnh đình vậy"

Huyền châu là chân tâm, nguyên thần được tẩy rửa kết thành viên ngọc ma ni ngày đêm chiếu sáng thượng đan điền.
kim dịch là hào âm trong quẻ ly trở xuống chốn cũ huỳnh đình biến quẻ khảm thành quẻ khôn gọi là kim dịch hoàn đan, tên là nội dược, có mùi vị thơm tho dễ chịu, vậy là khảm ly nay phục lại khôn càn, biến người thành trời vậy.


Từ đoạn công phu ''khảm ly giao cấu'' cho tới khi khảm ly phục lại khôn càn gọi là liễu mệnh, là một giai đoạn dài, gọi là ''tiến dương hoả, thoái âm phù'', khi ly đã biến thành càn tức là toàn bộ chân âm đã bị chân dương thay thế, lúc này ''thiên môn thường mở, địa hộ vĩnh bế'' tức là trên thì thiên môn khai khiếu, đỉnh đầu phát ra tiếng nổ, chân tâm thuần dương tùy ý xuất nhập đi xuyên qua ba cõi, không chịu chi phối của sinh tử luân hồi nữa, nếu muốn trở lại cõi trần thì được tự tại lựa chọn nơi chốn đầu thai, thường những bậc thượng đẳng căn khí, tổ sư thiền tông là những vị này, nếu chẵng thích tu luyện thì đầu thai là hoàng làm đế tại cõi nhân gian,cho nên người xưa bảo làm vua phải có chân mệnh đế vương là vậy.
''địa hộ vĩnh bế'' tức là dục tình đến đây tự diệt, vì chân dương trong quẻ khảm đã bị hào âm thay thế thành quẻ khôn rồi.
Tu luyện chưa tới mức thuần dương thì cũng được sinh lên các tầng trời cõi sắc giới, ở nhân gian thì là các bậc tài danh kiệt xuất, sơn hà đại địa nắm trong lòng bàn tay.

LienChau
09-13-2006, 05:53 AM
Spam tý! Đây là phần trích trong cuốn "Bàn tay ánh sáng" của bà Barbara brennan. :dazzler: Đọc cũng thấy hay hay, hơi dài một tý :biggrin:

-------------------------------------

Sinh trưởng và phát triển của con người trong hào quang

Để băng qua phạm vi trải nghiệm của con người từ khi lọt lòng đến khi qua đời và vượt xa hơn, tôi sẽ sử dụng cả hai truyền thống tâm lý học và siêu hình học như những phương sách. Nếu siêu hình học làm bạn lo âu, xin hãy lấy nó làm phép ẩn dụ.

HÓA THÂN

Quá trình hóa thân chiếm cả cuộc đời. Nó không phải là cái gì đó xảy ra lúc lọt lòng rồi chấm dứt. Để mô tả nó, ta phải dùng các thuật ngữ siêu hình. Hóa thân là chuyển động có tổ chức của linh hồn trong đó những rung động cao hơn, tinh tế hơn, hay những diện mạo linh hồn, không ngừng bức xạ xuống qua các cơ thể hào quang mịn hơn mà đi vào những cơ thể hào quang khác đậm đặc hơn và cuối cùng vào thân thể. Những năng lượng kế tiếp này được cá thể sử dụng trong sinh trưởng suốt cả cuộc đời.
Mỗi giai đoạn chủ yếu của cuộc đời tương ứng với những rung động mới cao hơn và sự hoạt hoá của các luân xa khác nhau. Vì thế, tại mỗi giai đoạn, năng lượng mới và ý thức mới sẵn sàng được sử dụng cho việc phát triển nhân cách.Mỗi giai đoạn đưa ra những phạm vi trải nghiệm và học hỏi. Được nhìn từ quan điểm này, cuộc đời đầy khám phá lý thú và thách thức đối với linh hồn.
Quá trình hóa thân được bản ngã cao cấp chỉ đạo. Mô hình cuộc đời được giữ tại vầng thứ bảy của hào quang, mức ketheric mẫu. Nó là mẫu động lực luôn thay đổi vì cá thể tự nguyện lựa chọn trong quá trình sống và sinh trưởng. Do có sinh trưởng, cá thể khai mở khả năng chịu đựng những mức cao hơn của rung động / năng lượng / ý thức đi vào và qua các phương tiện truyền đạt của anh ta, các cơ thể hào quang và luân xa. Như vậy là có thể lợi dụng những thực tại mở rộng lớn hơn trong khi anh ta tiến triển trên đường đời. Vì từng cá thể tiến triển, toàn nhân loại cũng vậy. Mỗi thế hệ thường có khả năng chịu đựng cao hơn thế hệ trước, do đó toàn nhân loại chuyển dịch trong sơ đồ tiến hóa tới những tần số cao hơn và những thực tại mở rộng hơn. Nguyên lý tiến triển này của loài nguời được nói đến trong nhiều văn bản tôn giáo như Kabbalah, Bhagavad Gita, Upanishads và các văn bản khác.
Quá trình hóa thân trước lúc thụ thai đã được bà Blavatsky luận bàn, và gần đây hơn là Alice Bailey, Phoebe Bendit và Eva Pierrakos. Theo Pierrakos, linh hồn hóa thân gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, cái mà nghiệp (căn) đòi hỏi được đáp ứng và quan hệ, cùng những hệ thống niềm tin tiêu cực mà nó phải thanh lọc qua trải nghiệm. Nhiệm vụ cuộc đời này thường được quy là nhiệm vụ cá nhân.
Chẳng hạn, con người có thể cần phát triển khả năng lãnh đạo. Người đó, khi đi vào cuộc sống thể chất, sẽ tìm thấy bản thân trong những tình thế mà ở đó khả năng lãnh đạo là lối thoát then chốt. Hoàn cảnh từng người sẽ hoàn toàn khác nhau, nhưng trung tâm vẫn là khả năng lãnh đạo. Một người có thể sinh vào một gia đình kế thừa nhiều khả năng lãnh đạo, như một dòng dõi lâu đời các chủ tịch hội được kính trọng, hoặc các nhà lãnh đạo chính trị, trong khi người khác có thể sinh vào một gia đình không ai có khả năng lãnh đạo và tại đó các nhà lãnh đạo bị coi là những nhà chức trách tiêu cực cần đánh đổ hoặc cần nổi lên chống lại. Nhiệm vụ con người là học hỏi để chấp nhận lối thoát đó bằng biện pháp cân bằng và thoải mái.
Theo Eva Pierrakos, số lần các hướng đạo chỉ bảo cho linh hồn trong việc xác định cuộc đời sắp tới tùy thuộc vào sự thành thực của anh ta. Cha mẹ được chọn làm người cung cấp trải nghiệm cần thiết về môi trường và thể chất. Những lựa chọn này định rõ hỗn hợp năng lượng rốt cuộc sẽ tạo thành cỗ xe thể chất mà linh hồn sẽ hóa thân vào để thực hiện nhiệm vụ của nó. Những năng lượng này rất chính xác và trang bị cho linh hồn đúng cái mà nó cần để thực thi nhiệm vụ. Linh hồn đảm nhiệm cả nhiệm vụ cá nhân là học hỏi ( như khả năng lãnh đạo ) lẫn " nhiệm vụ trần gian đem lại một tài năng cho đời. Phác họa này duy nhất đến nỗi khi hoàn tất nhiệm vụ cá nhân, con người cũng được chuẩn bị để hoàn tất nhiệm vụ trần gian.
Thêm vào ví dụ kể trên về khả năng lãnh đạo, cá thể sẽ cần phải học hỏi đức tính hoặc kỹ năng đó trước khi chuyển dịch vào vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực công việc đã chọn. Cá thể có thể cảm thấy e sợ trước dòng dõi lâu đời của tổ tiên là những nhà lãnh đạo xuất sắc; phản ứng trước di sản đó có thể lại là một hứng khởi toàn diện muốn tiến lên phía trước trong khả năng lãnh đạo của chính mình. Mỗi trường hợp một khác và rất riêng tư tùy theo tính duy nhất của linh hồn đang đi học hỏi.
Dự kiến cuộc đời chứa đựng nhiều thực tại có khả năng xảy ra, cho phép lựa chọn rộng rãi một cách tự nguyện. Hòa trộn vào trong kết cấu cuộc đời này là tác động nhân quả. Ta sáng tạo ra thực tại của riêng mình. Sáng tạo này nảy sinh từ nhiều phần khác nhau trong bản chất của ta. Sáng tạo không phải lúc nào cũng dễ hiểu từ một mức nhân quả giản đơn, mặc dầu phần lớn trải nghiệm của ta có thể được hiểu theo quan niệm đó. Bạn sáng tạo ra theo đúng nghĩa của từ, cái mà bạn muốn. Cái mà bạn muốn sẽ được giữ trong ý thức, vô thức, siêu thức và ý thức cộng đồng. Tất cả các lực sáng tạo này hòa trộn lại để sáng tạo ra trải nghiệm tại nhiều mức tồn tại của ta khi ta tiến triển qua cuộc đời. Cái được mệnh danh là nghiệp ( căn ) đối với tôi là nhân quả dài lâu, cũng từ nhiều mức tồn tại khác nhau của ta. Do đó ta sáng tạo từ nguồn gốc cá nhân và nguồn gốc nhóm, dĩ nhiên là có những nhóm nhỏ giữa các nhóm lớn, tất cả cộng thêm vào kết cấu to lớn trải nghiệm sáng tạo về cuộc đời. Từ quan điểm này sẽ dễ dàng nhìn vào tính phong phú của cuộc đời bằng nỗi ngạc nhiên trẻ thơ.
Sau khi "đặt kế hoạch", linh hồn đi vào một quá trình mất dần ý thức của thế giới tâm linh. Lúc thụ thai, một mắt xích năng lượng hình thành giữa linh hồn và trứng đã thụ tinh. Vào lúc đó, một dạ con etheric cũng hình thành, bảo vệ cho linh hồn nhập khỏi bị ảnh hưởng từ bên ngoài ngoại trừ ảnh hưởng của người mẹ. Trong khi thai lớn lên trong bụng mẹ, linh hồn dần dà bắt đầu cảm thấy nó " lề mề và dần dà trở nên liên kết có ý thức với thân thể. Tới một thời điểm nào đó, đột nhiên linh hồn nhận thức được mối liên kết này; có một tia năng lượng ý thức rất mạnh lóc xuống đi vào thân thể đang hình thành. Lúc nầy linh hồn lại mất ý thức lần nữa , và chỉ tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất. Tia sáng mạnh ấy của ý thức phù hợp với thời điểm người mẹ thấy thai đạp trong bụng.

CHÀO ĐỜI

Chào đời diễn ra vào một thời điểm duy nhất cho linh hồn nhập. Lúc bấy giờ, linh hồn mất dạ con etheric bảo vệ nó và lần đầu tiên nó phải chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Lần đầu tiên nó đơn độc giữa đại dương năng lượng vẫn bao quanh tất cả chúng ta. Nó bị trường năng lượng này đụng chạm đến. Những trường lớn hơn, mạnh hơn của các thiên thể cũng lần đầu tiên ảnh hưởng đến trường năng lượng mới của linh hồn vào lúc chào đời. Và tất nhiên ở thời điểm này, đại dương năng lượng cũng chịu ảnh hưởng của một trường mới khác cọng thêm vào làm cho phong phú thêm. Cứ như thể có một nốt nhạc khác vang lên bổ sung vào bản giao hưởng đã có của cuộc đời.

TH ẤU

Quá trình tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất tiếp tục sau khi lọt lòng. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong thời gian này; linh hồn làm chủ các cơ thể năng lượng cao cấp của nó. Nó rời bỏ các cơ thể thể chất và etheric đã tách ra, và để cho chúng bận rộn với công việc tạo dựng thân thể.
Trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, công việc của đứa bé là quen dần với những mặt hạn chế của cảm giác thể chất và với thế giới ba chiều. Tôi đã nhìn thấy nhiều sơ sinh vật lộn với quá trình này. Chúng vẫn còn có một vài nhận thức trong thế giới tâm linh, và Tôi thấy chúng vật lộn để những hình bóng tâm linh của các bạn chơi và bố mẹ cũ ra đi, và để chuyển tình cảm sang bố mẹ mới. Những trẻ sơ sinh tôi quan sát được đều có luân xa đỉnh đầu khai mở rất rộng ( Hình 8-1 ). Chúng vật lộn để tự ép mình vào những giới hạn tù túng của một thân thể hài nhi bé xíu. Khi tôi thấy chúng rời thân thể dưới dạng những cơ thể cao hơn, nhiều khi trông chúng tựa như những thần linh cao khoảng 12 feet ( 3,6 m ND ). Chúng chịu đựng một cuộc vật lộn gay go trong việc khai mở luân xa nền bên dưới và liên kết với đất.
Một ví dụ về điều này là một cháu trai ra đời muộn hơn một tháng so với dự kiến. Lọt lòng rất nhanh, sau đó cháu bị sốt. Các bác sĩ tiến hành chọc tủy sống để kiểm tra bệnh viêm não. Chọc tủy ở vùng của luân xa xương cùng. Cháu đang vật lộn để hai ban chơi và một nữ thần linh ra đi, nhưng họ không muốn thế. Trong cuộc vật lộn này, cháu thường khai mở và liên kết với đất mỗi khi có mặt hướng đạo của nó. Sau đó, việc tiếp xúc của cháu với hướng đạo thường bị đứt quãng, cháu thường thấy các bạn chơi của mình và người đàn bà, cháu vật lộn dữ dội giữa hai thế giới. Những lần như thế, cháu cảm thấy nữ thần linh hấp dẫn hơn mẹ ruột. Trong cuộc vật lộn để không hóa thân, cháu thường phát năng lượng ra khỏi luân xa xương cùng và sang phải để không cho các rễ phát triển thẳng xuống luân xa nền ( luân xa 1 ). Cháu có thể phần nào làm được điều đó vì có lỗ thủng hào quang do chọc tủy sống để lại. Sau một thời gian vật lộn, cháu lại liên kết được với hướng đạo của nó và dịu dần, khai mở nền và bắt đầu lại quá trình nhập.
Tôi thử chữa trị cho cháu. Lần đầu, cháu hơi chấp thuận, nhưng sau đó lại từ chối. Mỗi lần tôi tìm cách đưa năng lượng vào hào quang của cháu là cháu cứ nhặng xị lên. Cháu biết tôi định làm gì và không cho tôi tới gần. Điều tôi định làm là vá lỗ thủng ở luân xa xương cùng trên vầng hào quang thứ bảy của cháu và điều khiển năng lượng cho đi trở lại xuống dưới. Cháu thường không cho tôi làm việc này. Tôi còn tới gần khi cháu ngủ say. Khi tôi đến cách khoảng 1 fut là cháu thường thức giấc và gào thét dữ dội. Rõ ràng đây là một cuộc vật lộn sâu kín, và cháu không muốn ai giúp đở cả. Một trong những vấn đề thể chất thứ yếu nảy sinh ra từ cuộc vật lộn căn bản này thuộc về đường tiêu hóa của cháu, do chỗ sử dụng liên tục quá mức luân xa đám rối thái dương kèm theo gào thét khóc lóc. Cháu được chữa trị về vấn đề nầy sau khi cháu cuối cùng đã lựa chọn, không ra khỏi bình diện thể chất. Sơ đồ chiêm tinh học cho thấy cháu sẽ là một nhà lãnh đạo có năng lực.
Như thế, linh hồn nhập thường đi vào và rời bỏ thân thể qua luân xa đỉnh đầu khi nó bắt đầu công việc khai mở luân xa nền để phát triển các rễ vào trong bình diện thể chất. Ở giai đoạn này, luân xa nền trông như một cái phễu rất hẹp, còn luân xa đỉnh đầu giống một cái phễu rất rộng. Các luân xa khác trông tựa như cái chén uống trà Trung Quốc nóng nhỏ, với một vạch năng lượng dẫn trở vào thân thể đến tủy sống ( Hình 8-1 ). Toàn bộ trường hào quang của trẻ nhỏ thì vô định hình, không có dáng vẻ rõ rệt và màu hơi xanh hoặc hơi xám.
Khi trẻ nhỏ chú ý đến một đồ vật trong bình diện thể chất thì hào quang căng ra và sáng lên đặc biệt xung quanh đầu. Sau đó, khi trẻ giảm chú ý, hào quang cũng nhạt đi; tuy nhiên nó giữ lại một ít trải nghiệm trong hình thù của màu ở hào quang. Mỗi lần trải nghiệm thì lại thêm một ít màu cho hào quang và nâng cao cá tính của nó. Như vậy, công việc kiến tạo hào quang cũng tiếp tục và cứ như thế kéo dài suốt cuộc đời, đến mức mà mọi trải nghiệm cuộc đời con người có thể tìm thấy ở đó.
Sau khi sinh nở, vẫn còn liên kết năng lượng chặt chẽ giữa mẹ và con. Liên kết nầy đôi khi được quy cho là Plasma phôi, mạnh nhất giữa mẹ và con lúc lọt lòng và sẽ tồn tại suốt đời, mặc dù người ta sẽ không tuyên bố như thế khi đứa trẻ lớn lên. Cái rốn tâm linh này là liên kết qua đó con cái duy trì tiếp xúc với bố mẹ qua nhiều năm tháng. Nhiều khi người này nhận biết được người kia bị chấn thương mặc dù họ sống rất xa nhau ở thể chất. Trường hào quang của trẻ em hoàn toàn khai mở và có thể bị bầu không khí xung quanh tác hại. Dù có gì hay không có gì " ở ngoài trời ", trẻ vẫn cảm nhận cái đang diễn ra giữa bố mẹ nó. Trẻ thường xuyên phản ứng với môi trường năng lượng xung quanh một cách phù hợp với tính khí của nó. Nó có thể có những nỗi lo sợ mơ hồ, những ý nghĩ kỳ quặc, cơn tam bành hoặc bị ốm đau. Các luân xa của trẻ khai mở toàn bộ, có nghĩa là không có màn bảo vệ phủ lên luân xa để che chắn những ảnh hưởng tâm lý đi vào. điều này làm cho trẻ dễ tổn thương và dể xúc cảm. Do đó, mặc dù các luân xa của trẻ chưa phát triển như của người lớn và năng lượng đi vào người nó kinh qua một con đường mơ hồ, nhưng năng lượng vẫn đi thẳng vào trường hào quang của nó, và trẻ phải xử lý bằng cách nào đó. ( Xem Hình 8-2 để so sánh luân xa người lớn và trẻ em ).
Tới khoảng bảy tuổi, một màn chắn bảo vệ được hình thành trên những chỗ khai mở của luân xa, lọc bỏ được nhiều ảnh hưởng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Nhờ đó trẻ không còn dễ tổn thương như trước. Cần thấy rõ giai đoạn này khi trẻ lớn lên và định hình cá tính, gần đến lúc lý tính hé rạng.
Nhiều khi ta có thể thấy một cháu bé ngồi tựa lưng và nép mình trong vạt áo của bố hay của mẹ như thế nào. Trẻ được bảo vệ chống lại những ảnh hưởng bên ngoài nhờ trường hào quang của bố mẹ. Do chỗ trẻ dễ tổn thương, tôi luôn bảo lưu ý kiến của mình đối với việc để trẻ ở cùng nhóm chữa với người lớn. Người lớn không hình dung được cái mà trẻ cảm nhận, trừ phi họ lùi trở lại trạng thái dễ tổn thương đó. Tôi đã thấy nhiều ông bố bà mẹ vô tình bắt con cái chịu đựng những tổn thương tâm lý không cần thiết bằng cách bắt chúng chữa bệnh theo nhóm, nghĩ rằng đó là điều tiến bộ, hoặc chịu thua những áp lực của nhóm. Cơn thịnh nộ của người lớn gây sốc cho hệ thần kinh của trẻ như một chấn thương thể chất, trong khi đau buồn và chán nản tràn ngập nó tựa đám sương mù.
Cộng với dinh dưỡng thể chất, việc cho bú mang lại năng lượng etheric cho trẻ. Có một luân xa nhỏ ở mỗi núm vú cung cấp năng lượng cho trẻ. Nhớ rằng các luân xa của trẻ chưa phát triển và không chuyển hóa được tất cả các năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ cần thiết để giữ vững sự sống.

TUỔI NHỎ

Trong khi trẻ lớn lên và luân xa 2 bắt đầu phát triển, đời sống của trẻ trở nên phong phú. trẻ tạo ra những thế giới tưởng tượng để sống trong đó, trẻ bắt đầu cảm thấy mình là người không dính dáng đến mẹ, và những thế giới kia giúp trẻ hình thành phân ly này. Bên trong những thế giới tưởng tượng ấy là tài sản của trẻ. Trẻ sẽ gửi các hình chiếu tựa amip từ trường etheric của nó ra xung quanh các đồ vật này. Đồ vật càng quan trọng trong việc xây dựng thế giới tưởng tượng thì càng có nhiều năng lượng ý thức được lấy từ trường hào quang ra mà trẻ dùng để bao quanh đồ vật. Đồ vật trở thành một phần của bản thân. Khi nó bị tước đoạt thô bạo khỏi tay trẻ, sẽ làm rách trường hào quang và gây đau đớn cho trẻ cả về thể chất lẫn cảm xúc.
Bắt đầu sang khoảng hai tuổi, trẻ thấy như bố mẹ thuộc về nó, "em, bố của em, mẹ của em, v.v." . Màu da cam ngả đỏ, màu hồng trở nên dễ thấy hơn trong hào quang. Trẻ học hỏi cách liên hệ với người khác, học hỏi tính chất cơ bản của yêu thương. Trong những giới hạn của hào quang, trẻ có khả năng tách mình ra khỏi trường hào quang của mẹ, với rốn etheric vẫn còn đang liên kết hai người. Do vậy mà bắt đầu quá trình phân ly và độc lập cá tính. Trẻ tạo ra một không gian tưởng tượng, sống trong đó, song vẫn còn mẹ vốn được liên kết với trẻ qua rốn etheric. Trẻ có thể vẫn thường nhìn lại và thấy rằng mẹ không ở quá xa. Nơi nhà thấu thị. Không gian này hiện ra như gồm có năng lượng phần lớn từ mức màu xanh, hay mức etheric. Đấy là không gian trong đó trẻ thích chơi một mình, hoặc nếu có bạn chơi nào được phép vào thì bạn này được trông chừng cẩn thận để không có quá nhiều nhiểu loạn trong đó.
Ở giai đoạn nầy, trẻ chưa có một bản ngã đủ mạnh để duy trì sự minh bạch thực sự giữa bản thân và người khác. Trẻ vật lộn để tìm tính duy nhất của mình, và còn hay cảm thấy liên kết chặt chẽ với mọi vật. Những đồ vật riêng trở thành những phương tiện xác định sự cá tính hóa. Không gian năng lượng riêng này giúp cho việc xác định đó. Vì thế mà khi có đứa trẻ khác đến thăm căn phòng cũ đã có năm bảy năm về trước, thì chủ nhà vật lộn giữa ý muốn liên hệ với cháu này và ý định bảo toàn hình ảnh bản thân. Cứ thế, trẻ vật lộn để kiểm tra các đồ vật riêng giúp xác định nó là ai, những đồ vật mà trẻ đã đặt năng lượng ý thức của chính mình ra xung quanh. Vật lộn ở đây là để thừa nhận và duy trì sự cá tính hóa bản thân và còn cảm nhận mối liên kết với một "cá thể" khác.
Khoảng lên bảy, trẻ bắt đầu bày ra nhiều năng lượng quý giá vào không gian nói trên. Không gian nầy trở nên tự do hơn, thoáng đảng hơn, ít liên kết với mẹ hơn và mở rộng hơn cho khách khứa. Trẻ lúc này đã có ý thức rõ rệt hơn về bản thân và bắt đầu thấy những điểm tương tự giữa mình và người khác. Trẻ đã có thể cho phép "người khác" tự biểu hiện rõ nét hơn giữa không gian riêng của nó. Khách được phép tạo ra các loại hình năng lượng giữa không gian riêng này.
Điều nầy làm cho mọi vật trở nên "ngộ" hơn, "giống thật" hơn và đề cao cuộc sống đầy tưởng tượng.
Trẻ đi vào giai đoạn "đàn đúm".
Một trong những điều làm cho mọi chuyện có thể xảy ra được là ở chỗ: Vào khoảng bảy tuổi, tất cả các luân xa bấy giờ có một màn chắn bảo vệ đậy lên, lọc bỏ những ảnh hưởng năng lượng do trường năng lượng bao quanh trẻ. Trẻ cảm thấy "an toàn hơn" vì nó đã thực sự hiện hữu trong các cơ thể hào quang của mình.

TẬP CẢM NHẬN CÁC KHÔNG GIAN TÂM LÝ

Người lớn cũng rót đầy không gian của mình bằng năng lượng bản thân. Những không gian tâm lý nầy là chỗ ẩn náo an toàn, nơi họ sống và có được bản chất. Bạn hãy thử cảm nhận những không gian tâm lý mà người ta tạo ra. Từ những không gian nầy, bạn có thể học hỏi được nhiều điều về chính mình và về chủ nhân của chúng.
Bạn hãy thử bắt đầu hòa đồng vào những không gian mà bạn lui tới. Bạn hãy đi bách bộ trong căn phòng của người thân. Bạn thấy thế nào ? Có thích căn phòng không ? Bạn muốn ở lại, hay bạn muốn bỏ đi ?
Nếu bạn có con, hãy đi vào từng căn phòng của chúng. Hãy cảm nhận sự khác nhau trong năng lượng ở mỗi nơi. Căn phòng cân xứng với con bạn ở chỗ nào ? Nó biểu hiện cái gì của con bạn ? Căn phòng có màu sắc thính hợp với con bạn, hay là màu của bạn đã áp đặt ? Bạn hãy suy nghĩ về căn phòng.
Bạn hãy thử làm như trên với những cửa hàng bách hóa khác nhau mà bạn đi vào. Tôi thấy không thể nán lại trong một số cửa hàng, nguyên nhân do năng lượng phát ra tại đó.

Bây giờ bạn hãy thử nghiệm với đồ vật. Trong một nhóm người không đông lắm ( những người mà bạn không biết gì nhiều thì hay hơn), bạn hãy đặt các đồ vật cá nhân của họ ở giữa và chọn cái nào hấp dẫn bạn. Hãy cầm nó trong tay. Nó thế nào ? Nặng trĩu, ấm áp, thân thiện, thù nghịch, rầu rĩ, vui sướng, an toàn, nguy hiểm, khỏe mạnh, ốm yếu ? Bạn có vớ được tranh ảnh gì không ? Hãy dành thời gian hòa nhập vào những tranh ảnh đó. Hãy kiểm tra lại cho rõ cùng với chủ nhân của đồ vật. Tôi đánh cuộc là bạn sẽ nhận xét đúng về những đồ vật vớ được. Hãy thực hành đi, và bạn sẽ làm tốt hơn lần trước.

PHÁT TRIỂN CÁ TÍNH

Trong khi trẻ lớn lên vào vai đoạn phát triển cá tính giữa bảy tuổi và tuổi dậy thì, thêm nhiều khả năng trí tuệ được mở mang, theo sự phát triển của luân xa 3. Nhiều màu vàng tâm thần hơn được bổ sung vào hào quang ở thời gian này. Mặc dầu luân xa này khai mở các năng lượng tâm thần và trẻ đã đi học, các năng lượng tâm thần được sử dụng chủ yếu để làm nổi bật cuộc sống đầy tưởng tượng của trẻ. Tại đây, những thôi thúc thâm trầm về mục đích và những liên kết sâu sắc với sự phát triển lâu dài đã qua của nhân loại bắt đầu hoạt động. Trẻ trở thành thủ lĩnh người da đỏ, công chúa, nữ thần đồng. Đó là những thôi thúc tâm tưởng sâu sắc bộc lộ khát vọng của linh hồn và phần lớn chắc có liên quan đến nhiệm vụ trần gian của nó. Giữa những hình thái nguyên mẫu này, còn thấy những khao khát tâm linh sâu sắc của cá thể, những mục tiêu và ước vọng được biểu lộ bởi những tính cách thể hiện ra trên sân sau nhà hoặc sân trường. Lúc này ta thấy ba trung tâm đầu tiên các trung tâm thể chất, cảm xúc và tâm thần của bình diện trái đất cùng nhau hoạt động để thể hiện giai đoạn hóa thân thứ nhất của linh hồn.

VỊ THÀNH NIÊN

Sự thách thức của tuổi vị thành niên, cũng như trong mọi giai đoạn sinh trưởng, là tìm thấy bản thân và vẫn chân thực với bản thân trong toàn bộ hỗn loạn những đổi thay thể chất và cảm xúc, những mong ước ngọt ngào và những loại trừ đau đớn.
Khi trẻ gần đến tuổi dậy thì, nhiều thay đổi lớn xảy ra trong toàn bộ thân thể và trường năng lực bao quanh. Thêm nhiều màu lục được bổ sung vào hào quang và không gian riêng của cá thể. Không gian này thấm đầy những "làn sóng viba" của bạn bè. Trong khi luân xa tim khai mở tới những mức mới của cảm tính và buổi sơ khai của ái tình cùng với yêu thương nảy sinh từ trong sâu thẳm tâm hồn, thì màu hồng rực rỡ cũng chan hòa trường năng lượng. Tuyến yên (luân xa con mắt thứ ba) được hoạt hóa, và thân thể bắt đầu trưởng thành bằng người lớn. Tất cả các luân xa đều bị những thay đổi đó làm ảnh hưởng. Những rung động mới cao hơn lắm lúc đi đôi với trạng thái kích thích của cá thể và vào lúc khác lại bị ghét bỏ vì chúng mang theo khát vọng mới vá tính dễ tổn thương mới mà cá thể chưa trải nghiệm. Đôi khi toàn bộ trưóng hào quang bị phá vỡ và các luân xa sau đó hoàn toàn mất cân bằng, vào lúc khác mọi vật lại nhịp nhàng trôi chảy. Vậy là cá thể trải qua qua những thay đổi lớn lao của thực tại cảm xúc, và hành động của cậu ta biểu hiện rối loạn ấy. Lúc cậu là trẻ con, lúc khác cậu lại là người lớn.
Cá thể lúc nầy lặp lại tất cả các giai đoạn trưởng thành đã trải nghiệm nhưng với một điều khác biệt. Ba giai đoạn đầu tiên bao hàm cả bản thân như là trung tâm vũ trụ. Đó là tớ, bố của tớ, mẹ của tớ, bạn của tớ v.v. Bây giờ là mối quan hệ "Tớ - cậu". "Tớ" không tồn tại đơn độc, và hạnh phúc của tớ lúc nầy tùy thuộc vào những điều chỉnh riêng cho quan hệ "không-Tớ". Nguyên nhân một phần do chỗ cá thể không còn là "chủ" của đồ vật mình yêu thích. Như cái kiểu ứng xử với hố, mẹ hoặc với đồ chơi trước đây. Bây giờ hạnh phúc của cá thể túy thuôc vào sự cân nhắc hành vi của bản thân nhằm "thuyết phục" đồ vật mình yêu thích cũng yêu thích lại mình hoặc cũng tin theo cái mà mình tin.
Điều nầy nói lên tình trạng tâm hồn bị căng ra giữa người mà nó nghĩ là nó và người mà nó nghĩ rằng phải là nó (y theo điều nó nghĩ là nàng muốn nó như thề và ngược lại). Dĩ nhiên, chuyện nầy đã từng có trong khi ứng xử với bố, mẹ. Nhưng giờ đây được bộc lộ ra bên ngoài nhiều hơn, bởi lẽ một con người uđuợc yêu thươngthì bất cứ lúc nào cũng có thể chọn lựa người khác. Và nhiều khi chọn lựa một cách công nhiên.

KHÔN LỚN

Cuối tuổi vị thành niên, các luân xa và các mẫu năng lượng do cá thể sử dụng trở nên ổn định. Tất cả luân xa đều đã có hình thái của người lớn. Vào thời điểm nầy,cá thể có thể cốgắng ổn định, không thay đổi nữa. Một số có khả năng hoàn tát việc nầy và nếu được như thế, họ sẽ làm cho đời sống của mình trở nên tù hãm trong két bạc, máy thu hình là những mô hình xác định và hạn hẹp của thực tại. Phần đông thì bị lay chuyển mạnh bởi những trải nghiệm của họ về cuộc đời. Lại thấy không thể dễ dàng xác định thực tại đó, và họ suốt đời tìm kiếm cái ý nghĩa đáng giá dẫn dắt họ qua thử thách thường xuyên tới những trải nghiệm sâu sắc hơn về việc hoàn tất nhiệm vụ.
Khi đã thành thục, quan hệ Tớ-cậu mở rộng ra để bao gồm gia đình của cá thể. Diều nầy tạo nên những hình thái năng lượng mới của chính anh ta. Thêm nhiều năng lượng chảy qua luân xa họng, giúp anh ta cho và nhận. Cùng với thời gian, quan hệ Tớ-cậu có thể mở rộng đẻ bao gồm cá thể và nhóm. Luân xa tim có thể khai mở để không chỉ bao gồm tình thương yêu vợ, chồng, con cái mà còn bao gồm cả tình yêu thương nhân loại. Trong hào uang lúc nầy có màu hoa cà rất đẹp. Điều nầy ăn khớp với việc hợp nhất bản thân, ý thức về người khác và ý thức về nhóm. Khi con mắt thứ ba khai mở cho những ruing động cao hơn thì cá thể bắt đầu nhin thấy tính đồng nhất của mõi vật và có thể nhận ra qự quý giá vô song của mỗi linh hồn cá thể bên trong sự đồng nhất ấy.

THÀNH THỤC

Khi cá thể gần tới tuổi già và từ giã cõi đời thêm nhiều loại rung động cao hơn có thể là bổ sung cho các co thể năng lưọng. Tóc chuyển bạc trong khi dòng ánh sáng trắng chạy xuyên qua người làm tăng ái lực của tóc đối với thế giới tâm linh. Bây giờ thi quan hệ "Tớ-cậu" được bổ sung thêm một quan hệ riêng rất sâu sắc với Thượng Đế.
Năng lượng ở tháp của đất được chuyển hóa qua các luân xa phía dưới, giảm xuống vá được thay thế đều đặn bằng nhũng năng lượng tinh tế cao cấp hơn làm được nhiều việc với thế giới tâm linh hơn là với cuộc đời trong bình diện thể chất. Con người chuẩn bị trở về lại thế giới tâm linh. Khi các quá trình tự nhiên nấy được hiểu và được phép bộc lộ ra từ bên trong tâm hồn thì cuộc đời riêng tư của cá thể dào dạt yên bình và yêu thương.
Mọi vật lại rơi về chỗ mà từ đó toàn bộ quá trình sinh trưởng đã diễn ra qua bao năm tháng. Luân xa ắm rối thái dương trở nên hài hòa hơn. Mặc dù khả năng thể chất bị suy giảm, con người có khả năng tăng độ sâu tri giác làm cho cuộc đời thành nơi thường xuyên nuôi dưỡng niềm vui và là làm giàu thêm trải nghiệm.
Điều đáng tiếc là nền văn hóa của chúng ta không quan tâm và sử dụng phương sách vô cùng khôn ngoan và sáng tỏ nầy như các nền văn hóa khác, nền văn hóa của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ chẳng hạn, trong đó các ông già, bà cố nắm quyền quyết định công việc của cộng đồng.

QUA ĐỜI

Theo Phoebe Bendit thì lúc chết có một tia sáng lóe lên đi ra khỏi đỉnh đầu lúc con người lìa bỏ bình diện trái đất qua luân xa đỉnh đầu. Trải nghiệm về việc ra khỏi đỉnh đầu nầy thường được mô tả như là đi theo con đường hầm giữa cuộc đời và cõi chết. Người ta thấy một đường hầm dài tối tăm với ánh sáng chói chang ở tận cuối. "Trải nghiệm đưòng hầm'' cũng có thể được diễn đạt như là việc linh hồn đi lên theo dòng năng lượng chủ yếu của thân thể dọc cột sống và ra đi tại điểm sáng chói của luân xa đỉnh đầu.
Khi chết, những bạn cũ đã quá cố vá các hướng đạo tâm linh tới gặp linh hồn. Lúc bấy giờ, linh hồn nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình trôi qua rất nhanh vá rõ ràng đến nỗi có thể không thấy lỗi lầm gì trong những việc như: vừa xẩy ra chuyện gì, đã lựa chọn những gì, đã học được những bài học gì và còn lại bài học nào cho cuộc hóa thân sắp tới, tiếp đến một thời gian chúc tụng kỷ niệm nhiệm vụ đã hoàn tất và linh hồn lưu lại một thời gian trong thế giới tâm linh trước khi tiến hành cuộc hóa thân mới.
Trong những trường hợp tử vong vì bịnh tật kéo dài, tôi thường thấy họ yên nghỉ một thời gian sau khi chết giữa vầng ánh sáng trắng, dường như họ đang được trông nom trong vài lọai bịnh viện ở phía bên kia.
Tôi đã quan sát hai người hấp hối trong hai ngày tước khi chết. Cả hai đều chết vì ung thư và cùng bị ốm một thời gian.
Ba cơ thể hào quang bên dưới bị vỡ và đi ra khỏi thân thể như những đóm mây màu trắng sữa.
Điều nầy làm cho họ cómột vẻ bề ngoài máu tráng sữa. Ba luân x bên dưới cũng bị vỡ, với nhiều sợi dài năng lượng đi ra khỏi đám rối thái dương. Bốn luân xa bên trên hiện ra rất khai mở, phần lớn như những lỗ thủng toan hoác. Không còn màu chắn bên trên các luân xa. Họ đang qua nốt chặng đường, phần lớn thời gian nầy họ ở bên ngoài và cách xa thân thể mình. Rõ ràng là họ đang ở với các hướng đạo tâm linh tại một nơi nào đó. Khi họ nằm trong thân thể của mình thì có nhiều thần linh xung quanh căn phòng. Một lần tôi thấy Azrael đang canh cổng. Khi thấy người kia đau ghê gớm, tôi hỏi Azrael tại sao Ngài không giúp họ chết đi thì Ngài nói: "Tôi chưa nhận được lịnh" (Azrael là Thần Chết, theo tôi, trông Ngai cường tráng và rất đẹp chứ không kinh khủng như một số nguồn mang hàm ý nầy).

HEYOAN NÓI VỀ CÁI CHẾT

Hướng đạo của tôi đã thuyết trình về quá trình chết, và tôi muốn trích dẫn Người ở đây. Đầu tiên, Người nói rằng chết không phải cái mà chúng ta thường hiểu, mà là một chuyển tiếp từ trạng thái ý thức nấy sang trạng thái ý thức khác.Heyoan nói răng khi ta quên con người thực của mình thì lúc đó ta đã chết. Những phần bị quên lãng đó của ta được dựng thành bức tường phân cách với thực tại và ta đã đi vào hóa thân để thu hồi chúng. Vì thế, mặc dù ta vốn sợ chết, Người vẫn nói rằng ta đã chết, và trong quá trình hóa thân thể để tái hợp nhất với bản chất lớn lao của mình, ta thực sự thấy sống được nhiều hơn. Người nói rằng cái duy nhất chết đi là cái chết.
Trong cuộc đời mình, ta dựng một bức tường phân cách gồm những trải nghiệmmà mình muốn lãng quên.
Ta làm việc đó có kết quả đến nỗi không còn nhớ lại được bao lăm.
Ta sớm bắt đầu quá trình dựng tường phân cách nầy tứ khi còn thơ ấu. Và suốt đời tiếp tục làm việc đó. Những mảnh ý thức của ta đã dựng thành tường phân cách đó có thể nhìn thấy được lại trường hào quang với tên gọi là tắc nghẽn : Vấn đề nầy sẽ được luận bàn trong chương nói vế tâm lý động lực học. Heyoan nói răng cái chết thực sự xẩy ra trong hình thái của bức tường nội tâm đó.
Như bạn đã biết, cái duy nhất tách bạn ra khỏi mọi thứ lại chính là bản thân của bạn. Và điều quan trọng nhất là : cái chết đã xẩy ra trong những phần đã dựng thành tường phân cách đó của bản thân bạn. Nhìn từ lợi thế của bạn, có lẽ đó là định nghĩa rõ ràng nhất của cái mà nhân loại gọi là cái chết. Nó là dựng tường phân cách. Nó là lãng quên. Nó là lãng quên con người thực của bạn. Và điều đó chính là cái chết. Bạn đã chết rồi. Bạn đã thực sự hóa thân để mang lại cho đời những mảnh của bản thân là nơi bạn đã đứng trong đó để gọi cái chết, nếu như chúng ta thậm chí phải dùng từ nầy. Những phần đó đã chết.
Quá trình chết, mà ta vẫn thường gọi là sự chuyển tiếp lên nhận thức cao hơn, có thể được coi như một quá trình trong trường năng lượng. Chúng tôi sẽ mô tả điều nầy ngay bây giờ để giúp bạn hiểu được quá trình chết, từ quan điểm trường hào quang. Trường hào quang lúc nầy được rữa ráy, tất cả các luân xa được thanh lọc, đưọc khai mở. Khi bạn chết, bạn sẽ đi theo một chiều khác của không gian. Ba luân xa bên dưới bị phân hủy. Ba cơ thể hào quang bên dưới bị phân hủy. Và bạn hãy lưu ý rằng chúng tôi nói "phân hủy".
Một số trong các bạn đã quan sát người chết và nhìn thấy tay, mặt, da của họ có màu trắng sữa. Khi cá thể chết, có một màu trắng xà cừ và có những đám mây sữa rất đẹp lãng đãng thoát ra. Những đám nây đó là những cơ thể năng lượng ở thấp dùng để cấu trúc thân thể. Chúng đang tan rã. Chúng lãng đãng thoát ra. Các luân xa ở đó khai mở và có những sợi dây năng lưọng đi ra ngoài. Các luân xa bên trên là những lỗ rộng mở vào những chiều khác của không gian. Đó là những giai đoạnmở đầu cái chết khi mà tường năng lượng bắt đầu tách ra. Những phần dưới của trường năng lượng tách ra khỏi những phần trên. Sau đó, trong khoảng ba tiếng đồng hồ, thân thể được tắm gội, được rửa tội, một lễ rửa tội tâm linh cho thân thể lúc nầy đang để cho nang lăuợng phun ra như suối dọc theo dòng năng lượng thẳng đừng chú ( ?).
Một suối ánh sáng óng vàng phun ra và tất cả những tắc nghẽn được thanh toán. Và hào quang có màu vàng nhạt. Cá thể đag chết sẽ trải nghiệm việc nầy như thế nào, trong những giới hạng của ký ức ? Các bạn đã nghe nói điều nầy. Con người nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình được những giới hạn nầy rửa sạch. Đúng như vậy. Có hiẹn tượng trường năng lượng song hành trong việc rửa sạch hào quang. Mọi tắc nghẽn đều được cho qua. Mọi trải nghiệm cuộc đời bị lãng quên đều được khai thông. Tất cả đều chảy theo ý thức. Như vậy, mọi chuyện trên đời nầy chảy theo ý thức. Và khi con người ra đi thì ý thức cũng ra đi. Đó là sự phân hủy các bức tường được tạo ra trước đó để bước vào qú trình cải biến trong cuộc đời đặc biệt nầy. Đó là một sư hợp nhất dữ dội. Với sự phân hủy các bức tưòng của lãng quên trong nội tâm bạn, bạn nhớ lại được rằng bạn đích thực là ai. Bạn trở nên hợp nhất với bản ngã tolớn của mình vá cảm nhận tình thoáng đạt và bao la của nó. Vậy thi cài chết, trái với quan niệm dân gian, là trải nghiệm hết sức kỳ diệu. Nhiều bạn đã xem những mô tả các trường hợp gọi là chết lâm sàng sau đó sống lại. Tất cả những người ấy đều nói đến một đường hầm mà ở tận cùng ció ánh sáng chói chang. Họ nói về cuộc gặp gỡ với một con ngưới kỳ lạ ở cuối đường hầm đó. Phần đông đều xem xét lại cuộc đời và luận bàn về cuộc đời đó với con người nói trên. Phần đông bộc lộ rằng họ đã tự mình quyết định trở lại cuộc đời thể chất để hoàn thành việc học hỏi dù rằng nơi họ đến rất đẹp. Phần đông không còn sợ cái chết, má nhìn về hưóng cái chết phía trưóc như một sự giải thoát vào trong yên bình.
Bức tường phân cách bạn với sự thật nầy là như vầy : Cái mà bạn gọi cái chết thực ra là sự chuyển tiếp vào trong ánh sáng. Cái chết mà bạn hình dung bạn sẽ trải nghiệm, bạn có thể tìm thấy nó bên trong bức tường của bạn. Mỗi lần, bằng cách nào đó, bạn tách bản thân mình ra, là lần đó bạn chết đi một ít. Mỗi lần bạn ngăn cản sinh lực kỳ diệu của mình không cho nó chảy, là lần đó bạn tạo ra một ít cái chết. Do đó, khi bạn nhớ lại những phần tách ra của con người bạn và tái hòa nhập chúng vào trong bản thân mình, là bạn đã chết. Bạn trở về lại với cuộc đời. Khi bạn mở rộng nhận thức thì bức tường đứng giữa thế giới, bức tường đúng giữa thực tại tâm linh và thực tại thể chất cũng tan rã. Như vậy , cái chết tan rã không phải là cái gì khác ngoài sự giải tỏa búc tường ảo ảnh nầy vào lúc bạn sẳn sàng tiến lên. Và con người thật của bạn được tái định nghĩa là thực tại vĩ đại. Bạn vẫn là bản ngã cá thể của mình ; khi bạn buông rơi thân thể mình, bạn sẽ giữ lại tinh chất của bản ngã. Bạn có thể cảm thấy tinh chất ấy trong những suy ngẫm vị lai/quá khứ. Thân thể của bạn chết, nhưng bạn chuyển dịch vào một bình diện khác của thực tại. Bạn giữ lại tính chất ấy của bản ngã bên ngoài thân thể, bên ngoài hóa thân. Và khi bạn từ giã thân thể mình, bạn có thể cảm thấy bản thân là một điểm ánh sáng vàng óng, nhưng bạn sẽ vẫn cảm nhận được bản thân.

fourever
09-13-2006, 12:41 PM
Các bạn để ý, tại sao chúng ta lại buốn ngủ vào buổi đêm và buổi trưa? Nếu quan sát thì những đứa trẻ nào ít ngủ trưa khi lớn lên sẽ kém thông minh, và khi lớn lên một chút nữa chúng sẽ ngủ trưa li bì để bù đắp lại. Nhưng quá trình phát triển của tự nhiên đã đi qua (sau 16 tuổi vòng vận hành đã thay đổi như đã nói ở trên), và phần lớn những người này khi trưởng thành đều kém thông minh, thiếu năng lực so với những người mà thời thơ ấu ngủ trưa đủ giấc. Trẻ em ngủ trưa đủ giấc khi trưởng thành lại có năng lực hoạt động cao và ít có nhu cầu ngủ trưa hơn. Vấn đề này có lẽ chưa được khoa học nghiên cứu thấu đáo.

Nguyên nhân được giải thích theo lý luận của sư vận hành khí như sau:
....
....


Cám ơn anh Liên Châu viết rất nhiều bài :bigsmile:
Để giải thích sự vận hành của khí, bài trên dựa vào các câu xác định (asserting statement) như trẻ nào ít ngủ trưa, lớn lên thì kém thông minh ..v..v
Nghiên cứu nào đã chứng minh điều đó?
Ở Âu Mỹ, trẻ em đi học lớp mẩu giáo thì có ngủ trưa, còn lên lớp 1 (7 tuổi) thì có ăn trưa rồi học tiếp tục đến 3 giờ chiều. Tình trạng không ngủ trưa kéo dài cho đến khi về hưu.
Ở VN, tôi có biết công chức ăn trưa xong, thì kéo một giấc ngủ, rồi làm việc trở lại lúc 2:00 chiều.

:hmm2:

NgDaLat
09-17-2006, 03:09 PM
Trong "Kim tiên chính luận" có nói:

ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
Dẫn Khí:

ốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống. ến ây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.

Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói, là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà. Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!
Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử. Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
Suốt thông được lý này, pháp này, thì Kim đơn sẽ thành.


Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí":

* Quy luật vận hành của khí":
- Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?
- Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa?

Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?

* Sai lầm của việc đạo dẫn khí:

- Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai
- Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành!

Chắc tui trình đô kém quá nên khi đọc mấy đoạn trên cảm thấy ngược ngạo quá chừng. Phần trên thì nói Phải vận chuyển nghịch hành.

Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.

Trong khi phần dưới thì lai dạy

Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?


Một đàng thì nói phải vân chuyển ngược. Một đàng thì nói để nó vân tự nhiên

Như thế là làm sao anh Liên Châu.

Còn nhiều thắc mắc lắm nhưng xin anh trả lời những câu trên trước đã

LienChau
09-18-2006, 04:49 AM
Chào anh NgDaLat, Liên Châu rất vui vì anh đã theo dõi topic này.
Hai câu trên không có gì mâu thuẫn nhau cả.
Trước tiên là phải biết vận tốn phong (hô hấp hậu thiên), tốn phong cung cấp động năng cho tâm hỏa xuống bể thận luyện tinh thành khí, tốn phong này làm chân khí trong người vận chuyển.
Người xưa nói "Góp tốn phong, hạ tâm hỏa" ý là thế!
Chân khí này mạnh sẽ tự động đi theo đường của nó. Nên không cần lấy ý dẫn khí mà các sách khí công ngày nay vẫn nói.:hmm2:

LienChau
09-18-2006, 05:00 AM
Cám ơn anh Liên Châu viết rất nhiều bài :bigsmile:
Để giải thích sự vận hành của khí, bài trên dựa vào các câu xác định (asserting statement) như trẻ nào ít ngủ trưa, lớn lên thì kém thông minh ..v..v
Nghiên cứu nào đã chứng minh điều đó?
Ở Âu Mỹ, trẻ em đi học lớp mẩu giáo thì có ngủ trưa, còn lên lớp 1 (7 tuổi) thì có ăn trưa rồi học tiếp tục đến 3 giờ chiều. Tình trạng không ngủ trưa kéo dài cho đến khi về hưu.
Ở VN, tôi có biết công chức ăn trưa xong, thì kéo một giấc ngủ, rồi làm việc trở lại lúc 2:00 chiều.

:hmm2:

anh 4rever, Liên Châu không dùng giấc ngủ để giải thích sự vận hành của khí, mà dùng sự vận hành của khí mà liên hệ vui vui một chút thôi. Liên Châu cũng đã nghe nói là các nhà khoa học đã có nghiên cứu về vấn đề này rồi, nhưng giờ bảo Liên Châu tìm thì khó cho Liên Châu quá :disappoin

Guest
09-18-2006, 05:28 AM
Nói nếu không đúng xin các anh đừng trách nếu DCH nói bậy bạ nhe ! Chứ những điều về KHÍ của HIỆP KHÍ Đ O qua quan niệm về KHÍ - KI của Nhật nó khác với những vấn đề Đạo - Khí của anh Liên Châu nói quá. Hình như anh nói trong cái Khí theo quan niệm của Trung Hoa và qua đạo giáo nghe nó có vẽ huyền bí theo tu hành của đạo Lão, Thiền chứ đâu phải là cái KHÍ của nhà võ.

Anh Liênchau hay một người nào anh quen biết có luyện thành những điều nầy? hoặc đạt tới cảnh giới anh viết post lên chưa? anh có thể chứng minh những điều nầy qua các clip, hình ảnh, kinh nghiệm để anh em khác trong 4rum nầy có thể lên tin thần mà tập luyện theo các bài post của anh? Chứ ngoài anh NgDalat, Forever, Aiki ra không ai hiểu được gì hết (Xin lỗi những bạn đã hiểu mà DCH không biết).

Hay là DCH có cái đầu chai đá rồi, mấy anh chị em khác có ai đọc những bài viết nầy có cảm nhận như DCH không, vui lòng lên tiếng dùm. Hay là tại vì ngôn ngữ tiếng Việt của DHC yếu quá chăng nên không hiểu được gì hết !

Thân:friends: :friends:

LienChau
09-18-2006, 06:58 PM
Nói nếu không đúng xin các anh đừng trách nếu DCH nói bậy bạ nhe ! Chứ những điều về KHÍ của HIỆP KHÍ Đ O qua quan niệm về KHÍ - KI của Nhật nó khác với những vấn đề Đạo - Khí của anh Liên Châu nói quá. Hình như anh nói trong cái Khí theo quan niệm của Trung Hoa và qua đạo giáo nghe nó có vẽ huyền bí theo tu hành của đạo Lão, Thiền chứ đâu phải là cái KHÍ của nhà võ.

Anh Liênchau hay một người nào anh quen biết có luyện thành những điều nầy? hoặc đạt tới cảnh giới anh viết post lên chưa? anh có thể chứng minh những điều nầy qua các clip, hình ảnh, kinh nghiệm để anh em khác trong 4rum nầy có thể lên tin thần mà tập luyện theo các bài post của anh? Chứ ngoài anh NgDalat, Forever, Aiki ra không ai hiểu được gì hết (Xin lỗi những bạn đã hiểu mà DCH không biết).

Hay là DCH có cái đầu chai đá rồi, mấy anh chị em khác có ai đọc những bài viết nầy có cảm nhận như DCH không, vui lòng lên tiếng dùm. Hay là tại vì ngôn ngữ tiếng Việt của DHC yếu quá chăng nên không hiểu được gì hết !

Thân:friends: :friends:

Xin lỗi DCH, Liên Châu cũng chưa đọc được tài liệu nào về KI của AIKIDO cả. Ngay trong box này cũng không thấy ai dán bài luận thuyết về KI của AIKIDO cả nên nếu có khác mong các bạn thông cảm nhé!

Những điều Liên Châu post lên đều đã có người chứng nghiệm rồi, ngay cả bản thân Liên Châu, tuy rằng tu luyện chưa đến đâu nhưng cũng đã xác thực được đan kinh mỗi từ đều không lừa ai bao giờ đâu.:laugh:

DCH có thể biên mấy bài về "khí" của võ gia, của AIKIDO cho Liên Châu xem đi! Chắc cũng không có nhiều khác biệt đâu.

Nếu chưa tiếp nhận được những thuật ngữ trong topic này, DCH cứ hỏi, Liên Châu sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi hiểu biết của Liên Châu:oops:

NgDaLat
09-18-2006, 08:53 PM
Anh Liên Châu ui

Nếu được xin anh trình bày từ căn bản cho người chưa biết gì từ thuyết Âm dương, ngũ Hành v.v... thì may ra mới hiểu được. Chứ đọc mấy bài của anh POST muốn tẩu hỏa quá.

Guest
09-18-2006, 09:01 PM
Xin lỗi DCH, Liên Châu cũng chưa đọc được tài liệu nào về KI của AIKIDO cả. Ngay trong box này cũng không thấy ai dán bài luận thuyết về KI của AIKIDO cả nên nếu có khác mong các bạn thông cảm nhé!

Những điều Liên Châu post lên đều đã có người chứng nghiệm rồi, ngay cả bản thân Liên Châu, tuy rằng tu luyện chưa đến đâu nhưng cũng đã xác thực được đan kinh mỗi từ đều không lừa ai bao giờ đâu.:laugh:

DCH có thể biên mấy bài về "khí" của võ gia, của AIKIDO cho Liên Châu xem đi! Chắc cũng không có nhiều khác biệt đâu.

Nếu chưa tiếp nhận được những thuật ngữ trong topic này, DCH cứ hỏi, Liên Châu sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi hiểu biết của Liên Châu:oops:

Chào anh Lienchau !

Nếu mà cái thằng DCH mắc dzịch nó viết được một cái bài nào về "khí" hay biết gì về "khí" của Aikido thì nó đã lấy cái NICK là Forever_2 hay là NgDalat_2 rồi đó anh Lienchau chứ lấy cái tên DCH làm gì hehehe !

H tin chắc là bài của anh có giá trị lắm nên anh mới bỏ công đánh máy post lên, với tấm lòng như vậy là quá đáng quý rồi nhưng H thấy được là anh em không ai hiểu vì nó cao quá, hoặc anh dùng thuật ngữ chuyên môn quá nên làm anh em khó theo dõi được.

Như Anh NgDalat nói anh có thể viết căn bản từ thấp đến cao, cho anh em hấp thụ được tinh túy bài viết thì bravo anh 100 cái.

Thân mến bắt tay anh.:friends: :friends:

master
09-19-2006, 07:50 AM
Xin lỗi DCH, Liên Châu cũng chưa đọc được tài liệu nào về KI của AIKIDO cả. Ngay trong box này cũng không thấy ai dán bài luận thuyết về KI của AIKIDO cả nên nếu có khác mong các bạn thông cảm nhé!


Tài liệu viết về Ki trong Aikido thì có mà anh Liên Châu.
Em xin post lên đây 1 bài Thiền trong Aikido

Thiền trong Aikido
Có thực sự thiền đưa đến sự phát triển của tinh thần
( Dịch từ bài: " Meditation in Aikido của Đại sư Tohei" - tạp chí Blackbelt )
Tất cả các trẻ em sinh ra đều sử dụng bụng và cơ hoành cho việc thiền trong ba tháng đầu và tự động chuyển sang bằng ngực khi lớn. Hình như không có ai biết rõ lắm về nguyên nhân của sự dịch chuyển này. Nhưng những người theo học Aikido, Zen hay Yoga thì cơ chế thở bằng bụng là cơ chế thở tốt nhất mà chúng ta cần thực hiện.
Thở sâu hay thở có kiểm soát cần phải phân biệt rõ trong thiền. Các bài tập thở sâu đang ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Mỹ chỉ là mục đích bồi bổ sau những căng thẳng trong công việc mà thôi, không có gì mới. Như các ca sĩ áp dụng bài tập này từ lâu. Bài tập này bằng cách thở rất chậm thông qua miệng. Sự thở này không giống như bạn thổi bóng mà tương tự như bạn đang làm sạch họng. Hít vào thông qua mũi cũng rất chậm. Đường đi của khí là qua mũi và qua họng. Bạn cảm giác hơi căng trong cổ họng khi khí bị hít vào.
Nếu bạn là người mới: cố gắng thực hiện bài tập này trong khoảng đếm 8 lần cho cả thở và hít vào. Sau một thời gian bạn có thể tăng lên 10. 12. 15 và hơn nữa. Lúc đầu mỗi ngạy phút tập là đạt yêu cầu. Sau này bạn có thể tăng thời gian tập khí lên. Tư thế trong khi tạp tốt nhất là tư thế ngồi, nhưng bạn có thể thực hiện trong tư thế nằm hay đứng. Với mọi tư thế bạn chọn, chỉ cần lưu ý rằng lưng phải thẳng.
Nếu bạn thực hiện bài tập một cách đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy bụng bạn di chuyển trong khi tập. Thiền , như chúng ta thường thực hiện ngày nay, thì mắt nhắm , chân bắt chéo, và thầm cảm ơn đến thưọng đế toàn năng.
Trong Zen, thiền được thực hiện với vị trí ngồi bất động cả giờ, nhắm mắt, chân bắt chéo và giữ cho tinh thần sâu vô tận. Trong trường hợp bạn bị mất kiểm soát hay sự tập trung, các thầy tu của Zen sẽ giúp bạn. Họ sẽ đánh nhẹ vào vai bạn bằng gậy gỗ... việc này sẽ giúp cho bạn trở lại trạng thái tập trung.
Có rất nhiều cách tiếp cận với thiền. Mỗi một nơi có cách tập riêng của mình. Giống như Yoga và Aikido áp dụng tập trung tinh thần thông qua việc thở có kiểm soát ( như mô tả ở trên ). Mặc dù cả 2 như cùng thực hiện một phương pháp, nhưng đối tượng của chúng ta tập trung ý nghĩ theo các hướng khác nhau.
Trong Aikido, ý nghĩ luôn luôn tại vị trí điểm dưới rốn ( seika-no-itten ). trong yoga, vị trí này thay đổi theo các truờng tập Yoga.
Trong Aikido, khi bạn hít vào thở ra phải luôn tập trung tinh thần vào điểm dưới của bụng. Để làm được bạn có thể ấn nhẹ vào điểm đó trong quá trình tập. Cũng như trên, tốt nhất là bạn tập trong tư thế ngồi, với 1 căn phòng thoáng đãng, nhưng bạn có thể tập nó trong tư thế đứng hay nằm.
Tập thiền là 1 quá trình nặng nhọc, bạn phải tự đề ra nguyên tắc cho chính mình nếu bạn muốn tiến xa hơn nữa.
Một lưu ý cho các bạn nhiều tham vọng: đừng tự ép mình trong khi hô hấp. Một vài võ sinh Aikido quá tích cực trong tập luyện nó một cách khắc nghiệt. họ nghĩ rằng họ có thể tăng cường sinh lực một cách mạnh mẽ bằng việc thở ra một cách đầy sinh lực. Sau vài lần, bạn có thể mắc bệnh trĩ.

- Bắt đầu tập với việc thở ra chậm bằng mốm, giữ lưng thẳng và tập trung tinh thần vào nhất điểm.
- Sau khi bạn thở ra, dừng vài giây trước khi hít vào.
- Hít vào phải rất chậm qua mũi, bạn vẫn phải giữ điểm duy nhất.
-Dừng lại vài giây sau hít như khí đi vào bụng. sau đó lập lại từ đầu

LienChau
09-19-2006, 09:14 PM
Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

LienChau
09-19-2006, 09:27 PM
Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

LienChau
09-19-2006, 09:30 PM
Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

LienChau
09-19-2006, 09:39 PM
Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

LienChau
09-19-2006, 09:42 PM
Các bạn có hứng thú với tiên thiên, có thể tham gia tập CTNC (http://daogiakhicong.org/forum/viewtopic.php?t=18). CTNC sẽ tạm thời làm nghịch chuyển kinh mạch. Tập tốt nhất trước 16 tuổi.

LienChau
09-20-2006, 02:19 AM
Lần trước đã viết đến 7:Khảm ly giao cấu, lần này viết nốt cho hoàn thành bài giảng của thầy.

Tu luyện đến mức chân tâm thuần dưa, xưa nay được coi là mục tiêu cao nhất của ngoại đạo theo cách gọi của Phật bao gồm các đạo bà la môn, yoga, tu thần tiên....tu luyện đến mức này thì lên được tầng cao nhất của cõi vô sắc giới gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ, rồi không thể lên cao hơn được nữa, lúc này hành giả triền miên trong thiền định nhưng không làm sao tách chim chân tâm ra khỏi hư không được, vì càng dụng tâm để tách rời thì càng sa vào sự phân biệt đối đãi nên rốt cuộc lại từ từ sa xuống các tầng thấp hơn, vậy đến đây phải làm sao? đó chính là lý do mà Phật xuất hiện ra đời để chỉ giáo cho ngoại đạo biết con đường phải đi tiếp ra sao, phải làm sao nhảy thoát ra ngoài tam giới thì mới viên mãn được, đức Phật đã chỉ dạy thế nào?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết:
"Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của sắc giới, lại có hai đường trẻ.Nếu nơi tâm phóng xả, phát minh được trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa: một loài như thế, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.
Nếu nơi tâm phóng xả, khi thành tựu được sự phóng xả rồi, lại cảm thấy cái thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào thiên không, thì một loài như thế gọi là không xú.
.................................................. ......................."

Đoạn kinh trên Phật dạy rằng, khi chân tâm thuần dương thì sẽ gặp hai con đường trẽ tại đỉnh cao nhất của sắc giới, nếu tại đây hành giả thấy cái thân còn ngăn ngại bèn tiêu luôn thân vào hư không thì bước tiếp vào vô sắc giới, ngược lại theo con đường khác thì sẽ bước vào Bồ tát thừa, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.
Vậy Bồ tát thừa là gì? đó là con đường đi ngược trở xuống nhân loại, thậm chí vào cảnh địa ngục để độ tận chúng sinh
Thật là một sự trùng hợp thú vị giữa tư tưởng đại thừa của nhà Phật và chặng đường tu tâm của Đạo gia gọi là càn khôn giao phối, lấy chân tâm thuần dương trở ngược xuống giao phối quẻ khôn thuần âm.

LienChau
09-20-2006, 02:23 AM
8.Càn khôn giao cấu:

Sách "Tính mệnh khuê chỉ" viết:
"..............
Cho đến khi khói tan lửa tắt, khoáng tận, kim thuần.bấy giờ mới được một hạt long hổ kim đơn, tròn tròn, sáng rở rở, như sương , như điện, không phải sương mù, không phải khó, huy hoàng rực rỡ, chói lọi Côn Lôn.Phóng ra khai thông thiên địa huyệt, thu lại thì ẩn tại Thúy Vi cung( thượng đan điền)
Lúc này dược không sinh cũng chẳng chuyển, tân dịch không đi xuống, lửa chẳng bốc lên,Ngũ khí đều chầu về thượng dương, tam hoa đều quy tụ về đỉnh đầu.Lúc ấy âm tận dương thuần, đơn thục, châu linh,

Tử Dương Ông viết:
Quần âm tiêu tận, đan thành thục
Chuồng lồng thoát khỏi, thọ muôn năm

Cho nên Đường Tống chư tiên, chủ trương thoát xác (nguyên thần xuất khiếu, bỏ lại nhục thể) có đường lối hẳn hoi, có thể tùy ý hoá thân, tự do xuất hiện tiêu thất......................

Nhưng châu ở Côn Lôn (đỉnh đầu), làm sao xuống dưới để kết thành thánh thai? Nhất định phải nhờ mũi, rồi trộm Linh Dương Chân Khí để đẩy ép nó, dùng thái dương chân hoả để ép nó xuống.Thúc ép lâu dần, linh đan sẽ tự rơi xuống, sẽ chui xuống miệng, trực xạ xuống đan điền. Khoảnh khắc mây tuôn mưa rải, sấm chớp rền vang, đánh tan hết âm khí, và bách linh sẽ quy tụ cả về, y thức như các tai hoa xe đều gom về trục xe, và thất bửa trong con người cũng đều quy tụ nơi đó vậy.
.................................
Khi mà hai dương trong ngoài kết hợp, khi thánh thai vừa kết, thì phải thường thường quan tâm, cẩn cẩn hộ trì, như rồng con dưỡng ngọc, như thiếu nữ mới có thai, phải đóng chặt đan điền không được cho nó thấm lậu ra ngoài......

Lại trong mọi thời khắc, phải cận thận đi, đứng, nằm, ngồi, lúc nào cũng lưu tâm chú ý như vậy, như tại mẫu thai, phải như si ngốc không biến cải, không được gián đoạn khi nào"

-----------------------------------
Đoạn trên sách ''tính mệnh khuê chỉ'' viết tối nghĩa, chỉ nêu hiện tượng còn lý luận chưa rõ ràng, không những tính mệnh khuê chỉ mà cả các sách đan thư khác cũng không sao chỉ rõ được tại sao mà càn khôn giao cấu kết thánh thai thì nhảy ra ngoài tam giới, nay tôi (huyenquangtu) đem kiến giải của mình tạm giải thích như sau:
-chân tâm: 3 hào dương
-hư không: 3 hào dương
Như vậy quá trình thủ khảm điền ly hoàn tất thì chân tâm thuần dương thực chất là 6 hào dương ( vì chân tâm và hư không vẫn còn dính mắc vào nhau )
-quẻ khôn: 3 hào âm
Trong pháp giới có một lý tự nhiên nhi nhiên , không biết sao ra vậy, đó là âm dương hễ găp nhau thì giao cảm phối ngẫu bên nhau, do đó:
-càn khôn giao cấu: 6 dương phối với 3 âm nên 3 âm của hư không tách rời 3 dương của chân tâm phối với 3 âm của quẻ khôn tạo thành một vòng hư vô là thánh thai
Tại sao vậy, đây là đạo đi ngược, hư vô thuận sinh ra thái cực là chân âm chân dương, nay thái cực đi ngược thì trở lại vô cực, vậy là chân tâm thuần dương tách khỏi hư không liền nhảy vào vòng tròn vô cực này, ra khỏi tam giới( tam giới chính là thái cực)

LienChau
09-20-2006, 02:27 AM
Tu luyện tới chặng đường này là rất cao, thời nay rất hiếm người đạt tới, sau khi kết thánh thai thì bắt buộc phải sống đời tu hành như các thiền sư mới có thể bảo dưỡng thánh thai không chết non,thiết nghĩ có viết tiếp thì cũng chỉ là những gì chép ra từ sách vở, bản thân tôi (huyenquangtu) chưa có gì để chứng thực tới giai đoạn này nên xin dừng bài viết ở đây.

aiki
09-21-2006, 01:28 PM
Đọc hoài mấy bài bạn LC, văn cao siêu wá, chả hiểu gì hết! Theo cái link bạn cho về CTNC

http://daogiakhicong.org/forum/viewtopic.php?t=18

thì dễ hiểu hơn! Cám ơn bạn LC nhiều!