PDA

View Full Version : Ikkyo Ura



aiki
04-10-2006, 01:35 PM
Theo lời gợi ý của anh NgDaLat, mình mở ra topi này để mọi người góp ý về đòn Ikkyo Ura.
Ở chỗ mình tập, thấy quá nửa là không đánh được đòn này.
Mình nêu cách đánh của mình (lúc được lúc ko, mà đa phần là ko được): Đỡ tay uke sau đó xoay tenkan khoảng 180 độ đưa khuỷu tay uke ra TCT của mình, rồi xoay 90 độ nữa để hạ uke xuống thảm.
Có 1 vấn đề là cách vào đòn, mình không rõ là đỡ tay uke rồi mới tenkan hay là tránh ra khỏi đường đánh rồi mới đỡ tay uke?
Chỗ mình còn có 1 kiểu đánh nữa là tránh sang 1 bên, khi tay uke tới tầm thì nương theo lực đè luôn uke xuống. Đánh kiểu này lúc nào cũng được, nhưng xem ra không đẹp mắt lắm, mà chả biết nó có được gọi là Ikkyo Ura hay không. Hic!



Mình đánh Uke không ngã, cũng không mất thăng bằng, thành ra giằng co nhau. Đôi lúc cũng đánh được nhưng đa phần là đánh như aikidude nói, nghĩa là uke bị đè mạnh vào khuỷu tay, bị đau nên mới ngã chứ không phải là mất thăng bằng do xoay tenkan.
Bạn có thể nói chi tiết từng bước của 1 đòn đánh chuẩn không, ví dụ như cách vào đòn, xoay tenkan bao nhiêu độ. Có hình minh họa thì càng tốt.

Tại Uke chưa mất thăng bằng nên đâm ra vậy. Để chờ xem có ai trả lời không, nếu không tui sẽ nói và minh họa luôn

aikikai
04-11-2006, 02:49 AM
mời các bạn tham khảo một số clip về đòn ikkyu ura

_shomen ikkyu ura -Yamada Shihan
http://www.youtube.com/watch?v=ATGp-_sfkPM

_yokomen ikkyu ura- Doshu
http://www.youtube.com/watch?v=ThdPG1yCb6A

_can canh yokomen ikkyu ura - Doshu
http://www.youtube.com/watch?v=ofupjrRToRE

_can canh ikkyu ura- Doshu
http://www.youtube.com/watch?v=bws6tq4Wesw

mune ikkyu ura- Doshu
http://www.youtube.com/watch?v=ywQ8FPuIUpA

aikikai nhận xét đòn không hay lắm. Mời các chú có kinh nghiệm chỉ giáo !! a3

aikidude
04-12-2006, 01:03 AM
Chu y, nhung chi tiet duoi day danh cho ca omote va ura

Don ura kho hon omote vi phai dung luc hong nhieu hon.

Cach nam bat va khong che

De y la khi danh ikkyo cac bo nam tay thi cai tay ngoai nam ngay co tay ( nhu morotetori, ai-hanmi, dam - tsuki) hay la nam ngay ban tay nguoc (gykku-hanmi, or may cai nao ma chup ngay ban tay ), ma phai nam chat , con cai tay trong ngay cui cho khong can nam chat, ma de ngay cui cho nhu Doshu . De y , nam chat theo kieu nhu nam kiem, ngon ut rat quan trong, va nhieu nguoi chi nam bang 3 ngon, ngon cai + ngon tro de tang them ap luc hoac doi huong ( nhin tay ngoai cua Doshu)


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/img113.jpgDoshu
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/img116.jpgDoshu


Truong hop danh bo shomen, hay yokomen (hay tuy truong hop), thi cai tay chinh la tay ngay cui cho de khong che uke phai khong che can than, hoac nam chat, con tay ngoai lai tha long roi de len canh tay hay co tay uke de ma ha xuong. Hinh o duoi day cua Yamada Sensei minh hoa cho cach vao don.


Vo don ikkyo omote- hinh 3
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/woodstock_aikido_102005_03.jpgYamada Shihan


Day la vo don de danh ikkyo ura hinh 4
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/KB05.jpgYamada Shihan

Tay trong ( ngay cui cho uke ) khong che hay nam chat, tay ngoai phai tha long, chem xuong nhu chem kiem, xuong den ngang tam bung( hay dan dien ) roi moi nam vo co tay uke va nen di theo huong xuong dat hoac vong theo huong chan sau rut ve ( tuy theo ban tenkan it hay nhieu , muon danh uke te ngay tai cho hay la theo vong tron).

Cach vao don

Neu danh omote, vao don truoc mat. Neu danh ura, vao don phia sau, nhin mui chan cua Yamada Sensei ( hinh 4), mui chan nam ngay mui chan truoc cua uke. dieu do tien cho viec tenkan ra sau lung de danh ura. Neu ban vao omote, roi lai buoc ra sau lung de danh omote, se lam mat thoi gian + lo mat nhip.

Mot dieu nua, la khi danh ra, luc quay, mat cua ban phai nhin ve phia ma ban muon danh uke xuong, chu khong nhin vao uke. Nhin anh mat cua Doshu trong hinh 1. Vi neu ban nhin uke, luc hong cua ban se bi giam di rat nhieu khi quay. Tay trong luon nam truoc mat va tren duong truc.

Trai lai, danh omote thi luc nao mat cung cung phai nhin va quan sat ca nguoi cua dich thu va truc nguoi luon phai chiem truc cua uke.



Mot dieu quan trong, la uke nam duoi dat roi, ban moi duoc ngoi xuong de thuc hien khoa ket don, va trong suot qua trinh khi danh den khi hoan tat don de dung len, luon luon giu chac tay uke va giu nguyen ap luc ( (maintain presssure), vi neu ban chi tha long mot chut la uke se lay lai thang bang ve dung len ngay. Vi du la neu ap luc mat di, uke khong bi khong che hoan toan se phan don, hay vung day de thoat ra.

Tu khi uke te xuong cho toi khi nam hoan toan tren mat dat ( hay tham tap ) phai luon khong che canh tay cua uke, va giu nguyen ap luc. Nen khoa vai cua uke lai bang cach dua canh tay uke chech len phai tren dau khoang 15-45 o so voi duong ngang (tuc la canh tay uke tao 1 goc tu 105-135o so voi than nguoi uke) roi hay moi hoan toan ngoi xuong xe thuc hien khoa don.

Ket don

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/img117.jpgDoshu

Hai tay van nam chat, lung thang. Tay uke cheo voi nguoi uke tao 1 goc tu 110-125o. Luc nay , tay uke hoan toan thang, va bi khong che o dung ngay cui chohuong nhich ve phai vai mot chut. Chu y, 2 chan qui o dang sikko, khong phai seiza, nghia la cac ngon chan deu nhon len, khong phai duoi ra. ( Nhieu nguoi o VN tap khi ket don van ngoi o Seiza). ( Noi ngoai mot chut, khong chi ikkyo, ngay ca khoa ket thuc nikkyo va sankyo cung deu ngoi o dang sikko- ngon chan nhon ) O tu the nay , ban se nhu mot hinh khoi tam giac, hay la pyramid, rat vung. Chu y tay ngoai sat voi dau goi ngoai , con dau goi phia trong thi de ngay sat luon cua uke ( phia duoi nach mot chut)

Day co 1 cai clip cua Seigo Yamaguchi Sensei 8 dang hoc tro cua O-Sensei, cac ban co the xem qua cach ong danh ikkyo, chu y cach khong che cui cho va cach dung truc nguoi de chiem truc uke, va cach ong dung truc nguoi de be cong canh tay ngay cui cho. Cac ban nen coi ky nhung don ikkyo. Hoc duoc cai nao thi hoc, nhung dung bat chuoc qua, vi se khong de ma lam duoc nhu vay dau. Voi lai Sensei thuoc vao hang "sieu thuong thua" nen danh giong nhu di dao mat vay, khong can tan nhieu, cung khong can ra luc nhieu. Cac ban moi tap khong nen bat chuoc vi se de bi tau hoa nhap ma, hay la bi mat tan :-) .

http://www.aikidojournal.com/download_media.php?media=video&id=33


***************************

Hinh tham khao:
Cac ban chiu kho nhin nhung goc canh trong hinh nhe, xem cach khong che uke, canh tay uke tren duong truc va truoc mat nage, xem cach ngoi, goc cua nguoi so voi canh tay uke, cho nam khong che tren canh tay uke- gan cui cho chu khong hoan toan tren cui cho khi danh don, va tren cui cho khi khoa don.


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/doshu.jpgDoshu

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/Kuribayashi.jpgKuribayashi Shihan

Guest
04-12-2006, 01:12 AM
Bài viết của aikidude hay lắm nhưng đọc tiếng Việt không dấu thì hơi khó hiểu tí xíu d1

aiki
04-12-2006, 07:33 AM
Bài hay lắm anh Aikidude!

Anh Aikidude đã nói 1 cách, và sau đây có mấy clip và mỗi clip đánh 1 cách khác nhau. Tui chưa kiếm thấy clip cách anh Aikidude. Chừng nào kiếm ra sẽ đăng lên.

Để gíup bạn PhanTran, bữa nay tui ''phá lệ'' và post lên đây 1 vài clip về Ikkyo Ura. Thường thường tui không nói tới đòn để tránh phần ''cãi lộn'' vì 1 đòn có khá nhiều cách đánh ... và nhiều khi không nói đúng cách tập của 1 số bạn thì sẽ hay bàn luận .... 1 cách ''không đáng''!

Có khá nhiều cách đánh Shomanuchi Ikkyo ura.


Cách 1 : cách này là cách tui hay dùng. Lúc Uke tấn công,

1. Nage cũng lên tay như chém shomanuchi luôn nhưng với mục đích để che / đỡ đầu

2. Đẩy chéo tay Uke ra khỏi trục đánh (đẩy cuì chỏ hoặc sau cùi chỏ chút xíu)

3. Cái tay mà ở trên cánh tay Uke, không nắm tay Uke vội, mà cúp xuống

4. Quay 1 vòng (360 độ), lúc tay tới đan điền thì mới nắm lấy tay Uke. Nếu nắm trước ở trên cao khi 2 tay vừa đụng nhau thì sẽ dùng lực cơ bắp, và như vậy thì sẽ kéo chứ không dùng lực ly tâm (centrifuge) .

5. Lúc quay như vậy, khi đem tay về đan điền thì Nage dùng sức nặng/ lực ly tâm của Nage để ''đè''/mang Uke xuống đất. Không kéo, không dùng sức tí nào, chỉ theo vật lý học.

clip
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/shom_ik_ur.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo_shomen.gif


Cách 2 này cũng hơi giống cách trước nhưng ông này nhấn cùi chỏ hơi sớm. Cá nhân tui thì không thích kiêủ này lắm vì thấy không thực tế, nhưng cũng để cho PhanTran coi cho biết.

http://www.ysaohio.com/kona4/6th_kyu/ura.avi
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/Ikkyo-ura-1.gif


Clip thầy Yamada này hơi giống cách 1 nhưng có vẻ vòng tròn nhỏ hơn chút xíu
http://www.sfaikikai.com/Media/YY_IkkyoUraWEB.mov
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/YY-Ikkyo-ura-2.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/YY-Ikkyo-ura-1.gif


Đây là hình từng động tác, nhưng thế công không phải là chém shomanuchi mà là nắm tay chéo. Tuy là thế công khác nhưng động tác cũng hao hao. Tui để coi cho rõ. Ông này không làm vòng tròn như mấy clip trên, chỉ nhấn cùi chỏ xuống rồi ''kéo'' chút xíu!

http://www.aikido.waw.pl/pol/techniki/ikkyo_technika_ura.htm
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo1animt.gif

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo12t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo13t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo14t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo15t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo16t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo17t.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyo18t.jpg




Clip này ông này vô đúng, làm vòng tròn đúng nhưng lại không đem tay về đan điền, có thể vì Uke té quá sớm ...
http://zanshin.aikido-renmei.nl/movies/ikkyo-2-aihamni-ura.mpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/zanchi-ikkyo-ura.gif


Bây giờ anh PhanTran có khá nhiều cách đánh Ikkyo Ura rồi và chắc PhanTrang cũng hiêủ luôn tại sao tui ngại nói vô kỹ thuật đòn thể rồi chứ gì? dễ caĩ nhau lắm! Còn nhiều cách khác nữa nhưng tui kh6ng nói tới vì sợ quá nhiều th6ng tin, anh sẽ khó hiểu hơn ...

Mong cái bài này gíup bạn thành công trong đòn Ikkyo Ura.
_________________

aiki
10-03-2006, 08:36 AM
Mới kiếm ra cái clip này, căn bản với thầy Tamura : Ikkyo, nikkyo

http://www.youtube.com/watch?v=xMCEzHZSmUw&NR


Thân

bluemoutain
04-23-2008, 09:52 PM
Em được học là khi ra đánh đòn ikkyo omote nếu thấy đón đòn chơi chậm thì chuyển sang ura
Theo em hiểu thế có nghĩa là đòn ura là chuyển đòn của omote. Vậy thì nhịp đầu tiên phải giống nhau nếu thấy k ổn thì mới chuyển
Nhưng em xem nhiều video thấy nhịn đầu tiên của ikkyo omote và ura rất khác nhau, đặc biệt là bước chân và vị trí đón đòn, như thế thì làm sao gọi là chuyển đòn được
Mong các anh chị trên diễn đàn giải tỏa thắc mắc cho em :smile:
Video của đạo chủ em thấy trên youtube

http://youtube.com/watch?v=H7CkYOJ2tyo

http://youtube.com/watch?v=ZLZEbaKKQNc

aiki
04-24-2008, 11:31 AM
Câu hỏi khó trả lời quá!

Ura và Omote theo ý riêng của tui là 2 dạng đánh khác nhau. Có người thì nghĩ như BM nói, có nghĩa là áp dụng ura khi vô trễ omote. Có người khác thì nói là khi thấy Uke vô mạnh quá thì né đòn và dùng ura vì trong aikido khg lấy lực chọi lực.

Cả 2 đều đúng hết. BM cũng có thể nhìn dưới 1 khía cạnh khác. Khi 1 chống nhiều người hay khi mình muốn quăng uke tới 1 nơi nhất định nào đó, nage có thể lựa cách đánh/đòn (omote hay ura) theo ý mình.

Cũng có thể là cách đứng của nage ở 1 trạng thái mà chỉ có thể áp dụng hoặc omote hoặc ura.

Định nghĩa của chuyển đòn là từ đòn này sang đòn khác tùy theo cách kháng cự của Uke.

Trong lúc tập, võ sinh được chỉ di chuyển làm sao (thế chân) để vô đòn 1 cách dễ dàng. Chính vì vậy mà thấy nhiều thế chân khác nhau. Vả lại tùy theo thể trạng của Uke và Nage, cách di chuyển/bộ pháp cũng có thể khác chút xíu!

Khg biết trả lời như vậy BM có hiểu ý tui nói khg? :nea: :nea: :blink: :blink: Xin mấy ACE cho thêm ý kiến


Mấy clip của DC là đúng căn bản Ikkyo omote và ura lắm đó.

fourever
04-24-2008, 03:32 PM
Em được học là khi ra đánh đòn ikkyo omote nếu thấy đón đòn chơi chậm thì chuyển sang ura
Theo em hiểu thế có nghĩa là đòn ura là chuyển đòn của omote. Vậy thì nhịp đầu tiên phải giống nhau nếu thấy k ổn thì mới chuyển
Nhưng em xem nhiều video thấy nhịn đầu tiên của ikkyo omote và ura rất khác nhau, đặc biệt là bước chân và vị trí đón đòn, như thế thì làm sao gọi là chuyển đòn được
Mong các anh chị trên diễn đàn giải tỏa thắc mắc cho em :smile:
Video của đạo chủ em thấy trên youtube
http://youtube.com/watch?v=H7CkYOJ2tyo
http://youtube.com/watch?v=ZLZEbaKKQNc
Có 2 vấn đề tại đây:
1- khi ra đánh đòn ikkyo omote nếu thấy đón đòn chơi chậm thì chuyển sang ura: Rất nhiều người hướng dẩn Ikkyu Omote bằng cách đón cánh tay của Uke khá sớm (cánh tay của Uke di chuyển khoảng 1/3 đoạn đường), rồi đẩy cùi chỏ Uke vào mặt, làm mất thăng bằng của Uke. Nếu cánh tay đã di chuyển đến 2/3 đoạn đường, Nage không còn khả năng để đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt được nửa, nên Nage phải đổi sang Ikkyu Ura. Trên lý thuyết, trông có lý về lối đánh Omote trên, thực tế đây là cách đánh không tưởng (tạo Aikido thành môn thể thao). Vì Uke là người phát đòn trước, đánh nhanh và mạnh, khi cánh tay di chuyển được 1/3 đoạn đường thì Nage cảm nhận chiêu thức sau, cánh tay phải di chuyển đến 2/3 đoạn đường để đón nhận. Để đánh được, Nage phải ra đòn "thủ" trước khi Uke ra đòn "công" . Sau một thời gian luyện tập, Nage tạo cho mình một thói xấu (bad habit) là đánh trước bằng cách đoán Uke sẽ ra đòn gì (anticipation). Khi Uke biến đòn, Nage sẽ lảnh sẹo. :suicide:

2- nhiều video thấy nhịp đầu tiên của ikkyo omote và ura rất khác nhau, đặc biệt là bước chân và vị trí đón đòn, như thế thì làm sao gọi là chuyển đòn được: Thật ra sự biến đổi giửa Omote và Ura tùy theo sự cảm nhận của cánh tay trái của Nage (theo hình đạo chủ trong youtube) khi chạm vào khủy tay của Uke. Nếu lực chém xuống mạnh, Nage sẽ dùng Ura, nếu lực chém xuống trung bình (Nage có thể chịu đựng được), Nage sẽ dùng Omote. Trong 2 hình youtube trên, bước chân của đạo chủ hoàn toàn khác nhau. Theo tôi nghỉ, đạo chủ có thể bị tập quán anticipation trong người :ohmy: nên khi đánh nhanh, bước chân trở thành như vậy. Nếu xem lúc đạo chủ đánh chậm bước chân khác đi.

o Phim Ura: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:31 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:35 chân trái bước tới thêm để vào chiêu thức Ura
o Phim Omote: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:35 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:45 chân phải bước ngang để vào chiêu thức Omote (dựa trên căn bản vật lý học, để có sức chịu đựng khi cánh tay trái chạm vào khủy tay của Uke, chân trái của Nage phải ở phía trước - tại đây đạo chủ có bước chân lên gần ngang với chân phải, nên sức chịu đựng của tay trái không được tốt)
Tóm lại anh nên vào đòn như lối đánh Ura của đạo chủ cho đến 0:31, tùy theo lực tấn công cảm nhận được từ tay trái, anh sẽ di chuyển qua Ura hay Omote.

lanhtu
04-25-2008, 12:53 AM
tùy theo lực tấn công cảm nhận được từ tay trái, anh sẽ di chuyển qua Ura hay Omote.

em cũng được dạy là khi dùng ickyo thì tay trái ( uke chém = tay phải của họ) luôn phải đỡ vào trỏ hoặc dưới trỏ của uke trước rồi mới dùng tay phải để chuyển hướng lực,

nhưng có thể ko cách đánh (với vào omote) là dùng tay phải đưa từ dưới lên và di chuyển sang ngang (sang phải) cùng lúc (và có thể sớm hơn) với đẩy tay trái vào mang tay của uke :unsure:
ko bít cách này có thể hiệu quả ko hay nó ko thực tế chỗ nào mong mọi người cho em ý kiến :wacko:

bluemoutain
04-25-2008, 11:22 AM
Ura và Omote theo ý riêng của tui là 2 dạng đánh khác nhau.....

Cũng có thể là cách đứng của nage ở 1 trạng thái mà chỉ có thể áp dụng hoặc omote hoặc ura......

Trong lúc tập, võ sinh được chỉ di chuyển làm sao (thế chân) để vô đòn 1 cách dễ dàng. Chính vì vậy mà thấy nhiều thế chân khác nhau. Vả lại tùy theo thể trạng của Uke và Nage, cách di chuyển/bộ pháp cũng có thể khác chút xíu!


Cám ơn anh aiki và anh 4ever đã trả lời em. Chiều nay em vừa thi 5kyu, trước 2 tiếng mới đọc đc bài của 2 anh.

Từ trước đến nay em luôn nghĩ 2 đòn ikkyo omote và ura là chuyển đòn của nhau nên cố đánh nhịp đầu thật giống nhau, lúc nào cũng bướcrộng 1 chân về hướng trước mặt đối thủ. Khi đó em đánh ikkyo ura luôn bị khớp và nhiều lúc thấy đòn quá rườm rà và vô lý.

Đọc bài anh aiki đc 5 lần em cũng có hiểu hiểu (nhưng k biết có hiểu đúng k :laugh: ). Trong đợt thi này em đã thử luôn và coi 2 đòn là 2 dạng khác nhau như anh aiki đã nói, chủ động đón đòn bằng 2 thế riêng như trong clip và thấy đòn đánh mượt hơn hẳn (tuy vẫn còn trâu bò lắm :biggrin: )

Tuy nhiên em vẫn không thích cách nghĩ nage sẽ chọn trước nên dùng ikkyo omote hay ura tý nào vì đòn nào cũng như thế thì aikido k linh hoạt như em tưởng. Thế là em vừa nghiên cứu lại bài viết của anh 4ever chắc sẽ tìm đc tư thế thích hợp để chuyển đòn.



o Phim Ura: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:31 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:35 chân trái bước tới thêm để vào chiêu thức Ura
o Phim Omote: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:35 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:45 chân phải bước ngang để vào chiêu thức Omote (dựa trên căn bản vật lý học, để có sức chịu đựng khi cánh tay trái chạm vào khủy tay của Uke, chân trái của Nage phải ở phía trước - tại đây đạo chủ có bước chân lên gần ngang với chân phải, nên sức chịu đựng của tay trái không được tốt)
Tóm lại em nên vào đòn như lối đánh Ura của đạo chủ cho đến 0:31, tùy theo lực tấn công cảm nhận được từ tay trái, em sẽ di chuyển qua Ura hay Omote.


Đọc đi đọc lại em mới hiểu đc 1 chút chút :blink: Nhưng em vẫn thấy lối đánh của đạo chủ trong mỗi đòn đều khó có thể chuyển sang đòn khác được, ngay từ nhịp đầu tiên, nhất là tại 0:31 của đòn ura mà anh bảo em nên theo

http://img.photobucket.com/albums/v398/deptraikhongchiuduoc/ura031.jpg

Em thấy ở tư thế này đạo chủ đã bước hẳn ra ngoài nên dù lực đánh không mạnh lắm cũng không thể chuyển sang omote được

Thêm 1 cái nữa là anh có thể nói làm sao để tránh đc cái bad habit kia không ạ :biggrin:

fourever
04-25-2008, 04:03 PM
Chiều nay em vừa thi 5kyu,

Từ trước đến nay em luôn nghĩ 2 đòn ikkyo omote và ura là chuyển đòn của nhau nên cố đánh nhịp đầu thật giống nhau, lúc nào cũng bướcrộng 1 chân về hướng trước mặt đối thủ. Khi đó em đánh ikkyo ura luôn bị khớp và nhiều lúc thấy đòn quá rườm rà và vô lý.

Đọc bài anh aiki đc 5 lần em cũng có hiểu hiểu (nhưng k biết có hiểu đúng k :laugh: ). Trong đợt thi này em đã thử luôn và coi 2 đòn là 2 dạng khác nhau như anh aiki đã nói, chủ động đón đòn bằng 2 thế riêng như trong clip và thấy đòn đánh mượt hơn hẳn (tuy vẫn còn trâu bò lắm :biggrin: )

Tuy nhiên em vẫn không thích cách nghĩ nage sẽ chọn trước nên dùng ikkyo omote hay ura tý nào vì đòn nào cũng như thế thì aikido k linh hoạt như em tưởng. Thế là em vừa nghiên cứu lại bài viết của anh 4ever chắc sẽ tìm đc tư thế thích hợp để chuyển đòn.
Nhưng em vẫn thấy lối đánh của đạo chủ trong mỗi đòn đều khó có thể chuyển sang đòn khác được, ngay từ nhịp đầu tiên, nhất là tại 0:31 của đòn ura mà anh bảo em nên theo

http://img.photobucket.com/albums/v398/deptraikhongchiuduoc/ura031.jpg

Em thấy ở tư thế này đạo chủ đã bước hẳn ra ngoài nên dù lực đánh không mạnh lắm cũng không thể chuyển sang omote được

Thêm 1 cái nữa là anh có thể nói làm sao để tránh đc cái bad habit kia không ạ :biggrin:

Lối đánh của đạo chủ không có ý định chuyển giửa Omote và Ura, tôi phải chỉ ra điểm tương đồng là tại 0:31 khi đánh Ura, nhưng chân trái bước lên nên ở phía trước chân phải của Uke để để dàng chuyển qua Omote hay Ura.
Để tránh "bad habit" không phải dể dàng, vì mình làm sao biết "habit" nào xấu để tránh ở đây :wacko:
Đang nói về kỹ thuật đạo chủ đánh Omote và Ura tại đây. Như tôi có nói ở trên, đạo chủ có lẽ tập đánh Ikkyu Omote theo cách đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt Uke (rất có nhiều người tập như trên) khá lâu, nên nay đánh Omote hay Ura, dầu đánh khác nhưng động tác chính vẩn là tay trái tiếp xúc với cùi chỏ của Uke trước, tay phải sẻ cắt cánh tay phải của Uke sau (xem đoạn phim quay chậm của đạo chủ). Đây là "bad habit" vì rất khó lòng để Nage phản ứng sau và kịp thời để dùng tay trái đón khủy tay phải của Uke.

Để tránh "bad habit" từ thời xưa, võ sinh đi tìm người đã giỏi võ, rồi nhờ người đó góp ý là mình nên đi học với thầy nào. Chứ tự chính mình thì khó lòng phân biệt.
Thí dụ anh Aiki có nói về kỹ thuật thả lỏng anh mới cảm nhận. Nên nhớ anh Aiki đã tập Aikido cả mấy chục năm nay, chắc chắn anh Aiki đã thử qua biết bao nhiêu phương cách để thả lỏng, mổi lần tìm được một phương cách hiệu quả, thì dể dàng tin rằng đây là cách đúng nhất, cho đến khi gặp được phương cách khác :smile: Mọi người đều trải qua các giai đoạn như vậy, người may mắn gặp được thầy hay, họ ít cần thay đổi hơn những người khác. Các đệ tử của O'sensei đều học võ với sư tổ trung bình khoảng 4 đến 6 năm mà thôi.
Mổi khi thay đổi kỹ thuật, võ sinh cần phải quên đi cách cũ trước khi nhớ cách mới, có người sẽ quên rất nhanh, nhưng cũng có người không bao giờ quên được cách cũ, khi đang đánh đột nhiên nó lại xuất hiện :mad:
Do đó mổi khi học "sai", sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian để sửa đổi.

dantran
04-27-2008, 11:53 AM
Đang nói về kỹ thuật đạo chủ đánh Omote và Ura tại đây. Như tôi có nói ở trên, đạo chủ có lẽ tập đánh Ikkyu Omote theo cách đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt Uke (rất có nhiều người tập như trên) khá lâu, nên nay đánh Omote hay Ura, dầu đánh khác nhưng động tác chính vẩn là tay trái tiếp xúc với cùi chỏ của Uke trước, tay phải sẻ cắt cánh tay phải của Uke sau (xem đoạn phim quay chậm của đạo chủ). Đây là "bad habit" vì rất khó lòng để Nage phản ứng sau và kịp thời để dùng tay trái đón khủy tay phải của Uke.

Tôi hiểu được lối đánh trên có một số "bad habit" như anh nói. Nhưng, thế nào mới gọi là đánh đúng ?
Rất biết ơn nếu anh giải thích thêm. :friends:

aiki
04-28-2008, 09:04 AM
Trong lúc chờ anh 4ever trả lời, xin nhắc lại là trong HKD ít đúng sai lắm! tới mỗi lúc, võ sinh sẽ tự khám phá ra 1 cách đánh mới và sẽ từ từ thay đổi lối đánh của họ!

Cá nhân tui đổi cách đánh khá nhiều lần và bậy giờ kỹ thuật tui như là nổi lẩu lớn vậy đó, hầm bà làng đủ thứ hết, nào là thầy Kanai - Yamada - Tamura - Saito - Chiba - Doran - Waite - Bernath - Saotome -..... và mới nhất là Endo.

Năm nay thế nào cũng có 1 ít của thầy Tissier nữa vì thầy sẽ sang Mỏnteal vào cuối tháng 8 này.

Hấp thụ nhiều mà đánh khg ra hồn gì hết mới chết chứ!!! :laugh: :laugh: :laugh: :friends:

fourever
04-28-2008, 03:52 PM
Đúng và sai ở đây, có lẽ cho mổi cá nhân. Mổi người có mổi trường hợp khác nhau về sức mạnh, độ nhanh nhẹn, có thể bị thương tật như bị đau cùi chỏ đầu gối ở một bên. Cá nhân sẽ sửa đổi chiêu thức cho phù hợp với thể lực của mình. cũng có những trường hợp khác, như ra đòn theo phương cách không tốt lắm nhưng cơ thể không bỏ được. Đôi khi, cá nhân trên có thể sẽ sửa đổi các phương thức thủ thế để che chở cho sự sơ hở của mình. Thí dụ nếu nhìn vào các clips của sensei Tissier, khi đánh đòn Kote-Gaeshi, sensei luôn gập lưng xuống để tăng lực của cánh tay. hay Kanai sensei lúc đánh đòn Seio Otoshi, thì một chân sẽ quỳ xuống đất để tạo lực kéo Uke. Nếu chỉ đánh với 1 Uke thì không sao hết. Trong khi nguyên lý Aikido là khả năng chống đở nhiều Uke, tình trạng trên có thể tạo nên sơ hở để Uke khác tiến vào. Nếu không cần phải đánh nhiều người một cách nghiêm túc thì vấn đề trên là không quan trọng.
Bây giờ, tôi nói về Ikkyu, đây chỉ là ý kiến cá nhân mà thôi:
(dùng video clips của đạo chủ, với Uke tấn công shomen uchi bằng cánh tay phải.)
1- Nage: tay phải và chân phải tiến tới để ngăn đòn
2- Nage: gần cùng một lúc, tay trái đón cùi chỏ của Uke và chân trái lướt (slide) ngay sau chân phải (bàn chân phải và bàn chân trái rất gần nhau)
3- Nage: Cảm nhân lực đánh của Uke
a) Nếu Uke lướt người tới trước, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage ít hơn lực áp vào tay phải của Nage: Chân phải của Nage chịu lực nhiều hơn chân trái, nên chân trái sẽ dễ dàng bước tới bên hông Uke để đánh Ura
b)Nếu Uke giử tấn vững, chém mạnh từ trên xuống, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage mạnh hơn lực áp vào tay phải của Nage: Bây giờ chân trái của Nage phải chịu nhiều lực, không di động được, chân phải của Nage sẽ bước ngang để đánh Omote.
Nage tập cảm nhận lực giửa 2 cánh tay để quyết định đánh về hướng mình có thể di chuyển dễ dàng, không có suy nghỉ tại đây.
Trên sân tập, Uke không có đánh mạnh, nên Nage gần như có thể đánh Ura, hay Omote đều giống nhau. Đến khi cần thì không thể quyết định nhanh chóng được vì thiếu đi thói quen (muscle memory).

Bây giờ nói về lối đánh đẩy cùi chỏ của Uke mà nhiều người thường tập. Lối đánh nầy rất quan trọng khi Uke và Nage ở vị trí swazi waza cho Ikkyu, trong khi đứng thẳng thì không tốt, vì Uke lao người đến, lúc đó Nage không thể phản ứng kịp thời.

David
04-29-2008, 10:14 PM
Cám ơn anh Fourever . Bài của anh hay quá. Đọc bài này em hiểu thêm 01 số điều mà trước nay chỉ đánh đòn theo khuôn mẫu.

Anh cho em hỏi 01 câu với: Khi thực hiện đòn Ikkyu theo cách này Nage có phải di chuyển tránh đòn chém của uke trước khi áp dụng kỹ thuật Ikkyu (mà anh đã mô tả) không?

lanhtu
04-30-2008, 06:54 PM
em có 1 ý tưởng khác để hiểu cách đánh ura theo kiểu : khi bị tấn công con người hay chọn cách trốn chạy và ura là cách né tránh trước rồi sau đó chỉ là tiện đường kéo theo uke đi ( do uke mất mục tiêu và đang đà lao nên sẽ bị theo) , làm được điều này thì nage phải có sự linh hoạt nhanh nhưng lại chưa đủ khả năng để có thể vào omote 1 cách an toàn ( hay khi uke từ xa lao tới mà đã dứ sẵn tay ở trên cao ). Đến khi nage có đủ tốc độ để di chuyển "thần tốc" vào trong uke ngay khi họ tấn công thì lúc đó nage mới ra đòn omote được, hay khi khoảng cách giữa uke và nage quá gần đến độ khi uke chém thì ko đủ thời gian để nage xoay vòng ra đánh ura nhưng lại có cơ hội lao ngay vào trong uke thì cũng dùng omote.
:laugh:

fourever
05-03-2008, 05:50 PM
Khi thực hiện đòn Ikkyu theo cách này Nage có phải di chuyển tránh đòn chém của uke trước khi áp dụng kỹ thuật Ikkyu (mà anh đã mô tả) không?
1- Trong trường hợp Ikkyu:
Khi gặp các đòn tấn công từ Uke, như Shomen... Nage phải di chuyển ngay vào hướng đánh của Uke. Nage di chuyển thẳng trực tiếp vào cánh tay Uke, tương tự, với Yokomen Uchi, Nage di chuyển xéo đối diện trực tiếp với hướng đánh của tay Uke - mục đích là cánh tay, con mắt, đan điền hướng về phía lực đánh của Uke (không dùng Ikkyu ở đây, Yokomen là để giải thích về hướng di chuyển).
Cùng một lúc với sự di chuyển như trên, cánh tay của Nage phát lực ra để lướt vào cánh tay của Uke (hai tay của Uke và Nage lướt vào nhau như hai thanh kiếm hay giống như 2 lưởi kéo cắt vào nhau. Vì lướt vào nhau, nên Nage chỉ cần chịu đựng khoảng 20% lực từ Uke)
Sau đó cánh tay khác của Nage mới đưa ra để tiếp giáp với cùi chỏ của Uke.
2- Với các chiêu thế khác như Kokyu nage, Kaiten nage ... Nage sẽ di chuyển để tránh trực tiếp lực đánh của Uke, nhưng cánh tay của Nage sẽ đưa lên để "giúp" cánh tay Uke tiếp dục di chuyển theo quỉ đạo củ làm Uke mất đà, sau đó mới thực hiện các chiêu thức.

David
05-05-2008, 04:27 AM
Em cám ơn anh Fourever nhiều. Em sẽ nghiên cứu tập lại đòn Shomen Ikkyu theo cách mới này. Khi nào em bị kẹt chỗ nào thì sẽ hỏi anh tiếp nhe :smile:

lanhtu
05-06-2008, 02:13 AM
trong thế quỳ đánh ickkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh: , ko biết các anh có thể có cách nào xử lý sao cho ép được uke quỳ gối ( ko phải nói nhỏ vào tai bảo họ cứ quỳ :laugh: ) hay xoay được uke (nhất là uke to hơn mình) khi họ giữ chân vững như thế :suicide:

gianghohiemac
05-06-2008, 05:33 AM
trong thế quỳ đánh ikkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh: , ko biết các anh có thể có cách nào xử lý sao cho ép được uke quỳ gối ( ko phải nói nhỏ vào tai bảo họ cứ quỳ :laugh: ) hay xoay được uke (nhất là uke to hơn mình) khi họ giữ chân vững như thế :suicide:
Có 2 vấn đề nè lanhtu:
1 Uke không theo , Uke kém :laugh: .
2 Muốn đánh được thì chỉ có 1 cách tập luyện mà thôi, hôm nay chưa được thì nghiên cứu và tập, mai chưa được tiếp tục tập, tháng sau chưa được lại tập, năm sau chưa được cũng tiếp tục tập,.. khi nào được rồi thì vẫn cứ tập :biggrin: .
P/s: @ Lanhtu: trên này có rất nhiều bài viết về vấn đề này, rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy các anh chị, lanhtu nghiên cứu thêm rồi tập nhé.:friends:

fourever
05-06-2008, 08:28 AM
Bây giờ nói về lối đánh đẩy cùi chỏ của Uke mà nhiều người thường tập. Lối đánh nầy rất quan trọng khi Uke và Nage ở vị trí swazi waza cho Ikkyu, trong khi đứng thẳng thì không tốt, vì Uke lao người đến, lúc đó Nage không thể phản ứng kịp thời.

trong thế quỳ đánh ickkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh:
Lý do Nage không đánh Ura được, vì Uke không mất thăng bằng. Một trong các cách để làm Uke mất thăng bằng là:
1- Đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt của Uke.
2- Sau đó cắt cánh tay Uke xuống gần mặt đất
3- Xoay tenkan.

Búa Rìu
07-02-2008, 04:23 AM
1- Nage: tay phải và chân phải tiến tới để ngăn đòn
2- Nage: gần cùng một lúc, tay trái đón cùi chỏ của Uke và chân trái lướt (slide) ngay sau chân phải (bàn chân phải và bàn chân trái rất gần nhau)
3- Nage: Cảm nhân lực đánh của Uke
a) Nếu Uke lướt người tới trước, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage ít hơn lực áp vào tay phải của Nage: Chân phải của Nage chịu lực nhiều hơn chân trái, nên chân trái sẽ dễ dàng bước tới bên hông Uke để đánh Ura
b)Nếu Uke giử tấn vững, chém mạnh từ trên xuống, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage mạnh hơn lực áp vào tay phải của Nage: Bây giờ chân trái của Nage phải chịu nhiều lực, không di động được, chân phải của Nage sẽ bước ngang để đánh Omote.
Nage tập cảm nhận lực giửa 2 cánh tay để quyết định đánh về hướng mình có thể di chuyển dễ dàng, không có suy nghỉ tại đây.
Trên sân tập, Uke không có đánh mạnh, nên Nage gần như có thể dánh Ura, hay Omote đều giống nhau. Đến khi cần thì không thể quyết định nhanh chóng được vì thiếu đi thói quen (muscle memory).

Bây giờ nói về lối đánh đẩy cùi chỏ của Uke mà nhiều người thường tập. Lối đánh nầy rất quan trọng khi Uke và Nage ở vị trí swazi waza cho Ikkyu, trong khi đứng thẳng thì không tốt, vì Uke lao người đến, lúc đó Nage không thể phản ứng kịp thời.

Quá tuyệt, tôi chưa bao giờ được nghe ai giải thích quan hệ giữa ikkyo ômte và ura hay thế, lại còn biết được nguyên lý của đòn nữa.
Từ giờ mỗi khi đánh ikkyo lại phải phân làm 3 bước rõ ràng chứ không chỉ 2 bước chân là quật uke xuống như trước nữa, cứ nghĩ đây là đòn cơ bản nhưng hóa ra lại phức tạp đến vậy, cần có khả năng cảm nhận không biết bao nhiêu năm mới có được.
Giá mà có thêm cái video nữa thì hay quá, đề nghị bác fourever quay cái clip cho anh em trong diễn đàn cùng lãnh hội :friends:

Ăn mày
07-02-2008, 02:28 PM
http://www.youtube.com/watch?v=5yldXwoVv44
Ikkyo Basic nè bà con ơi!


http://www.youtube.com/watch?v=SrASNrLi7uI&feature=related => đủ kiểu luôn :friends:

Regards!

AM

thr33
07-03-2008, 02:27 AM
[quote] Chỗ mình còn có 1 kiểu đánh nữa là tránh sang 1 bên, khi tay uke tới tầm thì nương theo lực đè luôn uke xuống. Đánh kiểu này lúc nào cũng được, nhưng xem ra không đẹp mắt lắm, mà chả biết nó có được gọi là Ikkyo Ura hay không. Hic!

Nghe anh MOD Aiki nói thì có vẻ giống đòn Ichi Dori hay Hiki Fuse (gồm cả hai trường hợp như các anh chị đã nói là 'Omote' và 'Ura') của Soshuishi Ryu Jujutsu và Ogawa Ryu Aikijutsu!

Nếu vậy thì đòn bên anh đánh có vẻ giống đòn cổ bên Jujutsu và Aikijutsu không biết có đúng không anh aiki?

Mặt khác, Aikido không cổ súy cho việc sử dụng Koppojutsu và Hoppojutsu (gọi chung là thuật khóa khớp và triệt gân) trong đòn như các bộ môn có một số điểm tương đồng như: Jujutsu, Ninjutsu hay Aikijutsu, nhưng các đại sư của Aikido lại sử dụng các biến thể ứng dụng trong thực tế của Koppojutsu rất nhiều (trong Aikijutsu sử dụng rất nhiều). Nếu các anh chi đã biết về Koppjutsu nhìn kỹ thì sẽ thấy rất rõ.

Có j nhờ các tiền bối chỉ bảo thêm! :smile:

thr33
07-03-2008, 02:44 AM
Whack!
Thr33 vừa thấy một clip của Bujinkai video trên Youtube, giới thiệu phần biểu diễn của 2 môn sinh của của đại sư (Soke) Hatsumi Maasaki về nhẫn thuật (ninjutsu), từ đoạn tính từ thời điểm 3'29'' đến 3'36'', về đòn tương tự Ikkyo Ura của Aikido.
Sau đây là đường dẫn:
http://www.youtube.com/watch?v=3rHZjCHnjg8
Anh em coi thử xem sao!

Ong Dua
07-05-2008, 05:42 AM
trong thế quỳ đánh ickkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh: , ko biết các anh có thể có cách nào xử lý sao cho ép được uke quỳ gối ( ko phải nói nhỏ vào tai bảo họ cứ quỳ :laugh: ) hay xoay được uke (nhất là uke to hơn mình) khi họ giữ chân vững như thế :suicide:
Khi đó thì Uke đã cố ý không hợp tác rồi, bạn có thể áp dụng trò vặt mà tôi mới học lỏm được như sau: Kẹp tay uke vào nách mình rồi tì toàn thân vào trỏ của uke đè xuống. Trong tình trạng cúi mặt xuống đất mà còn chống cự được thì Uke đã thành tinh cỡ anh Aiki rồi. Mà cỡ anh Aiki thì lại chả bao giờ đi chơi trò vớ vẩn đó cả.

aikideshi
07-05-2008, 10:20 PM
trong thế quỳ đánh ickkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh: , ko biết các anh có thể có cách nào xử lý sao cho ép được uke quỳ gối ( ko phải nói nhỏ vào tai bảo họ cứ quỳ :laugh: ) hay xoay được uke (nhất là uke to hơn mình) khi họ giữ chân vững như thế :suicide:

Mình nghĩ đó có lẽ là do bạn đánh đòn chưa đúng cách. Khi xoay bạn nhớ chú ý giữ tay đè chỏ luôn thẳng và sát vào thân người ( tui đánh đòn kiểu này thường đè bắp tay Uke chỗ gần chỏ chứ không đè chỏ vì nếu như Uke kháng cự hay quỳ không kịp thì rất dễ trặc gân cùi chỏ ) . Xoay thì xoay nguyên khối người dùng lực hông làm lực dẫn.

aikideshi
07-05-2008, 10:40 PM
Có 1 vấn đề là cách vào đòn, mình không rõ là đỡ tay uke rồi mới tenkan hay là tránh ra khỏi đường đánh rồi mới đỡ tay uke?


Về vấn đề này ở chỗ mình thầy mình dạy đỡ rất hiệu quả. Cách làm như sau: Khi Uke chém Shomen đến thì mình lướt chân lách hơi xiên ra khỏi trục tấn công của Uke, đồng thời cùng lúc 1 tay mennuchi lên đỡ, 1 tay lót dưới chỏ Uke và đẩy lên ( Chú ý là 2 tay phải đi tròn từ dưới lên, nếu đi theo đường thẳng thì sưng tay ráng chịu ). Đến đó, tiếp tục quặp tay vào và đi Ikkyo ura như ở bộ nắm thôi.




Chỗ mình còn có 1 kiểu đánh nữa là tránh sang 1 bên, khi tay uke tới tầm thì nương theo lực đè luôn uke xuống. Đánh kiểu này lúc nào cũng được, nhưng xem ra không đẹp mắt lắm, mà chả biết nó có được gọi là Ikkyo Ura hay không. Hic!

Mình nghĩ kiểu đánh này chỉ có tác dụng với dân không có võ thôi chứ với những người học Karate chẵng hạn thì lúc chém họ giữ lực lại thì mình lấy gì để đè họ xuống. Không chừng lại bị họ xoay người đá móc gót 1 cái vào gáy hay màng tang là tiêu luôn. Nói chung mình nghĩ đòn này đúng là đi Ura nhưng không phải là Ikkyo.

David
08-31-2008, 05:13 AM
Cám ơn anh Fourever. Mấy hôm nay em tập đòn Ikkyo ura theo cách anh hướng dẫn . Đánh thấy ít tốn sức và hiệu quả. Từ đó cũng nghiệm ra một số đòn khác . Cám ơn anh :friends: