PDA

View Full Version : Tấn trong Aikido



aiki
04-10-2006, 01:26 PM
Tui lập lại chủ đề này (chủ đề cũ do anh JO nghĩ ra) vì thấy đây là 1 chủ đề để anh chị em đàm luận.

Cá nhân tui thì tấn rất quan trọng. Tui nhận xét thì tất cả đều tùy theo HLV. Bên này, phần đông học trò của những sensei Nhật nào có học hơn 1 môn võ đều chú trọng tớI tấn. Cái tui thấy rõ nhất là sư phụ tui, Kanai sensei, Ikeda sensei và Chiba sensei dùng tấn 1 cách khác các Shihan khác (ví dụ đinh tấn). Những Shihan này đều la tay cao thủ Judo, Iaido, (và 1 số Ryu khác nếu tui không nhầm).

Cách thức tập cũng có ảnh hưởng trực tiếp tớI tấn. Ngược lạI 1 số vỏ đường khác, Kanai sensei tuy không chính thức nói ra, ỗng khuyên những học trò đai cao (cấp 1 trở lên) nên kháng cự 1 chút nếu không bị mất thăng bằng để cho Nage biết sơ hở cuả mình.

Sau khi bị ''phản đòn'', bị Uke kéo theo khi ngã hay không vô đòn được thì tự nhiên nage sẽ tự tìm hiểu tạo sao. HLV cũng nên thường xuyên nhắc tới. Vả lạI, Sensei cũng có lớp và seminar dành riêng cho cấp 1 trở lên. Lúc này thì HLV sẽ ''khó'' hơn và chỉ 1 ít ''mánh''.

HLV và Shihan ít khi đả động tớI vấn đề naỳ nếu Nage không bị mất thăng bằng, lúc đánh đòn. Họ chỉ nhắc khi thấy quá rõ. Nếu Nage đánh vững tuy tấn không đẹp thì họ không nói gì hết. Họ nhắc là 1 chuyện, làm hay không thì tùy mình, họ chỉ nhắc lại cho những người họ thấy có khả năng, số còn lại thì thi kệ.

VớI lạI bên này tất cả mọI đai đều tập chung vớI nhau nên mấy ngườI đai cao hay chỉ cho những đai thấp. Đai thấp tấn không vững thì không sao, lên đai cao mà tấn không vững thì hơi ''nguy''. Theo tui nghĩ thì tất cả đều tùy thuộc vaò HLV.

kiai
04-17-2006, 10:47 PM
Tôi muốn hỏi anh aiki về thế tấn của Yoshinkan. Anh đã từng tập (?) và anh cũng từng nói đây là trademark của Yoshinkan. Khi bước tới, bàn chân trước vạt ra khoảng 45 độ, các ngón tay xòe ra. Mong anh hướng dẫn cho anh em biết sự lợi hại của thế tấn này?:friends:

aiki
04-18-2006, 11:04 AM
Tui chưa học Yoshinkan anh Kiai ơi. Tui có mâý người bạn học, để hôm nào gặp sẽ hỏi cho biết lý do chính thức! Tháng 5 này mới gặp lại mấy người bạn đó khi họ tới seminar của võ đường tui tổ chức. Chỗ tui ở không có hệ phái đó.

Nhưng theo tui nghĩ cái bàn chân như vậy là có 2 mục đích :

1- tấn vững
2- nếu chân như vậy thì đan điền phải thất xuống

Tui trong lúc đánh đòn, nhiều khi lúc quăng chân tui cũng đứng như vậy! Nếu đứng như vậy, khi Uke té mà có bám Nage thì ít khi bị té theo! Cái này là tùy võ sinh nũa.

Mình bàn đây để bàn thôi nhe, chứ khg có ý chỉ trích gì đâu đó. Có 1 số Shihan nói không nên đứng như vậy ! lý do là như thế này :

Đòn Aikido là từ thế kiếm ra (ai có tài liệu về aikido với Saito sensei cha thì sẽ thấy). Nếu đánh kiếm mà đứng như vậy thì rất khó di chuyển. Vì vậy mà khi áp dụng với Bokken thì đứng 2 chân thẳng góc nhau và mũi chân trước lúc nào cũng chĩa về địch thủ.

Tui nghĩ là cái này tuỳ theo căn bản võ của sáng lập viên hệ phái. Hệ phái Shodokan hình như cũng đứng như vậy, tuy không thấy rõ rệt như Yoshinkan.

Trong kiến thuật, có những thế đứng như segan-no-kamae, chudan-no-kamae và waki-no-kamae. Những thế này giống thế chân của Yoshinkan và aikaiki. Cái này là nhận xét thôi, không biết đúng không nữa!

Không biết có ai có ý kiến khác không?

Tui có cuộn băng tài liệu (VHS) như đã nói ở trên và sẽ kiếm cách chuyển sang DVD hay VCD rồi chừng nào có ai về VN sẽ gửi cầm về cho và sẽ kiếm cách để lên diễn đàn.

aikidude
04-18-2006, 02:18 PM
Tấn dung` trong Yoshinkan rất vững va` chắc chắn. Trong nhiêu` kỹ thuật của Aikikai , lúc kết đon` hay quăng thi` mở mũi chân trước ra ( 30o - 45o) rất tốt cho việc giữ trục va` thăng băng`. Nhưng trong nhiêu` kỹ thuật khác lại không nên mở mũi chân để có thể di chuyển nhanh hơn, va` dung` hông để nén, xoay, ném được mạnh hơn.
Nhưng dude không thích cách tấn va` vao` đon` của Yoshinkan vi` nhin` có vẻ hơi bị hạn chế va` go` ép, đông` thơi` nhin` hơi giống Rô-bô (Robot) :biggrin: Tất nhiên ở trinh` độ cao thi` rất hay va` rất đẹp. Nhưng Aikido của Aikikai theo dude nghĩ thi` nhin` nhẹ nhang` hơn, thanh thoát hơn, va` nhin` chuyển động uke- nage như dong` nước chảy.
Mỗi môn đêu` có cái hay riêng, va` tuy` theo sở thích của mỗi ngươi`.:bigsmile:

fourever
04-18-2006, 10:33 PM
Tấn trong aikido chỉ có một mục đích, tạo cơ hội cho Nage di chuyển nhanh chóng,thuận tiện và vẩn giử được thăng bằng (chử X màu xanh và đen là trọng tâm của Nage), tên tiếng Nhật trong Aikido gọi là ushiro-sankaku (hình tam giác phía sau).
http://www.traditional-aikido.com/images/Stance.gif
Trong hình nầy, hướng di chuyển dể nhất cho bàn chân phải là đi thẳng theo chiều của bàn chân, trong khi chân trái là di chuyển ngang 90 độ.
Do đó, khi tập boken hay Aikido, Uke tấn công về hướng Nage, mủi chân phải nên chỉ về hướng Nage. Trong khi đó, nếu Nage ở trạng thái tự vệ, phương cách tốt nhất là di chuyển thẳng tới Uke một góc xéo khỏang 30 độ, do đó mủi chân phải của Nage nên hướng về Uke lệch đi khỏang 30 độ cho dể di chuyển như vầy (chân sau cũng có thể bước xéo về hướng Uke luôn). Khi tiến tới ở góc độ nầy, cánh tay không cần chịu đựng lực đối kháng trực tiếp (dù chân phải theo hình lệch đi 30 độ về hướng Uke, nhưng thân ngươì của Nage vẩn xoay thẳng đối diện với Uke). Nói tóm lại, khi Nage đứng ở vị trí thủ thế, mủi chân lệch đi một chút sẻ có lợi. Khi mình tấn công, mủi chân nên hướng trực tiếp vào địch thủ thì sự tấn công sẻ nhanh chóng hơn.
Hệ thống Yoshinkan học tập một cách rất là máy móc cho vỏ sinh từ 3 dan trở xuống, võ sinh đứng tấn lệch đi 30-45 độ trong tấn công lẩn phòng thủ nhưng không hiểu rõ cái luật tự nhiên trong Aikido, nên trông nó gượng gạo mà thôi. Còn trong Aikikai, võ sinh luôn luôn đứng với chân phía trước hướng về địch thủ, khi tự vệ sự di chuyển khó hòa lẩn (blending) vào Uke (cần có dan cao trong Karate tấn công là biết ngay).
Có nhiều thế tấn khác nửa, nhưng tôi chỉ nói cái mà các bạn đang bàn luận.

thân

NgDaLat
04-19-2006, 10:31 AM
Học đòn thế Aikido, Quan trọng nhất là thân pháp, Trong thân pháp có bộ pháp. Trong bô pháp có tấn pháp. Thế mà khi tập Aikido thì không có tập tấn pháp gì hết từ đầu. Sao kỳ quá! Học viên nếu đã học môn võ khác rồi thì thường áp dụng những tấn pháp mình đã học được đem ra áp dụng nên mỗi thầy chỉ mỗi khác.

Sau khi tập aikido thời gian tui mới thấy lý do aikidoka không tập tấn ngay lúc đầu mà chỉ tập tenkan, tenkai, v.v...Thực ra tấn Aikido rất đặc biệt và vẫn khác với các môn võ khác. Có ai có kinh nghiêm đó không? Câu hỏi được đặt ra là:

1/ Có nên (hoặc có thể) áp dụng các thế tấn của võ khác (như đinh tấn) vô aikido
2/ Đặc thù của tấn pháp Aikido là gì ? Có gì khác với các môn khác.
3/ Có bao nhiêu thế tấn trong Aikido

aiki
04-20-2006, 07:42 PM
Tấn là cái gì? Theo định nghĩa nông cạn của tôi thì tấn chỉ là 1 thế đứng làm sao cho vững khi ra đòn, né đòn hoặc đỡ đòn. Còn vững có nghĩa l chắc, không bị mất thăng bằng. Với cái định nghĩa đó, thì bất cứ môn võ nào cũng phải có tấn.

Aikido không ngoại lệ, nhưng vì aikido khá du di, nên tấn trong aikido Aikikai không được chỉ 1 cách rõ rệt như mấy môn võ khác như TKD, Karate, võ tầu hay võ ta (Yoshinkan thì rõ hơn chút xíu, chỉ nhìn cái chân trong thế thủ là thấy liền)

Theo nhận xét của tôi, ngoài thế đứng Kamae, cách chỉ tấn trong Aikido đều thùy thuộc vào cá nhân Shihan. Có 1 điều mà hầu như ai học aikido lâu cũng biết là phải hạ thấp đan điền hầu như trong tất cả mọi trường hợp : từ taisabaki mà trọng tâm không ở đúng chân thì dễ mất thăng bằng, vô đòn mà trọng tâm không thấp thì khó đánh (ví dụ Koshinage mà cúi lưng xuống thay vì chùn chân) cho tới khi quăng, nếu mà không đôỉ trọng tâm đúng lúc thì dễ bị Uke kéo theo khi ngã.

Tấn trong aikido hay thấy rõ nhất lúc quăng Uke. Bên diễn đàn cũ anh Kiai có nói


Tựu trung nếu dùng đòn trực tuyến để kết thúc ( uke lúc nào cũng ở trước mặt) thì tấn ở chân sau mới vững và có đà để tiếp tục lướt về phía trước vì nếu tấn ở chân trước thì với đà té của uke sẽ lôi ta xuống theo. Còn nếu ta kết thúc với đòn hông (xoay) thì tấn sẽ dừng ở chân trước để ngưng lực xoáy của hông. Chúng ta dùng rất nhiều loại tấn này để làm đối phương mất thăng bằng trước khi kết thúc với những đòn pháp thích hợp.

Nhưng bên tui thì thầy Kanai làm khá khác cách anh Kiai vì bên tui khi vô, phần đông là chiếm đan điền Uke và thâỷ Uke ra xa. Tui có 1 bài phỏng vấn với ông ấy bằng tiếng Anh rất hay vì ông ấy cắt nghĩa tại sao làm như vậy. Không biết trên diễn đàn này có ai có thì giờ rảnh không, tui nhờ dịch 1 bài mà Kanai sensei đã nói về sự phối hợp giữa các khớp xương trong lúc quăng Uke. Nếu có ai ''tình nguyện'' thì cho tui hay, tui sẽ gửi bài đó để dịch cho anh chị em.

HLV và Shihan tui cứ nhắc là các thế đứng rất quan trọng trong Aikido. Lưng thẳng, chân chiã về phía Uke, thấp đan điền ... và với thời gian tập, nếu lúc nào cũng nghĩ tới tấn, chỉ sau 1 thời gian, cái đó sẽ thành thói quen và như vậy, khi ra đòn Nage lúc nào cũng trong tư thế vững chắc và oai nghiêm.

Mấy bạn cứ coi cái clip biêủ diễn Tenshinkai ở Mỹ tui đăng trên diễn đàn sẽ thấy. Mấy võ sinh thuộc đòn, đánh lẹ, quăng mạnh, nhưng nhìn vẫn thiếu thiếu cái gì, không có ''oai phong'' cho lắm, có thể vì thiếu cái tấn trong lúc kết thúc đòn và khi di chuyển chăng?



Đây là vài tấm hình cho thấy khác biệt giữa tấn và thiếu tấn

Không vững, dễ bị mất thăng bằng nếu Uke kéo

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/Kotegaishi2.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/fete2.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/kotegaishi.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/kote-gaeshi-2_web.jpg


Tấn ra chân trước
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/Aikido_Kimeda_02_04.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/Aikido_Kimeda_02_17.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/aikido.jpg http://torsby.aikido.se/bilder/webb_05.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/shioda.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/RobertMustard.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/k_kokyonage.gif
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/k_kotegaeshi2.gifhttp://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/7.jpg


Đây là 2 cái clip tấn khác nhau. Cái nào cũng có hiệu quả, tui post lên cho mấy người coi.

Clip cách quăng thường hay thấy, tấn chân sau
http://aikijo.free.fr/kote_yoko_tenk.html
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kotegaishi/kote_yoko_tenk.gif


Clip quăng theo kiêủ Kanai Sensei, tấn chân trước
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tan/aikido11.gif


Nói tóm tắt lại, trong aikido có 3 cách tấn.

1- Trong lúc quăng
* Trọng lượng ra chân trước (tấn đinh)
* Trọng lượn ra chân sau
* Trọng lượng đều 2 chân (kỵ mã)

2- Thủ (Kamae)
* Trọng lượng đều 2 chân (aikikai)
* Trọng lượng ra chân trước (Yoshinkan)


xin mấy anh chị bàn luận ...:laugh:

kiai
04-22-2006, 09:45 AM
Xin lỗi Aiki tui đọc bài anh viết là đã học Yoseikan Aikido, đến khi tui hỏi thì cứ ''Yoshikan'' mà ''phạng''. Âu cũng là một điều hay, hoa trái nở đầy cành. Cảm ơn các anh đã cho nhiều ý kiến và phân tách rất hay.
Khi tôi nhìn đoạn phim qua cái link anh giới thiệu của cái tấn này tôi cứ thắc mắc mãi, cái đầu gối trông có vẻ hấp dẫn và mời mọc quá, các ngón tay cũng vậy. Các chuyên viên về cầm nã nhìn thấy thì chắc là sung sướng! Cũng như các tay không thủ đạo. Nhưng mà biết đâu đấy, aikidoka cũng là chuyên viên cầm nã mà phải không các anh? Tôi thấy trong nội gia quyền thường dùng thế tấn này nhưng dùng như là bộ pháp nhiều hơn và cũng không bước xa như vậy. Trong mấy tấm hình anh vừa đăng lên, có tấm hình của thầy Robert Mustard sử dụng thế tấn này trong đòn dứt điểm. Tôi có cảm giác Uke như là bị nện xuống đất vậy. Cũng trong cùng một thế, hình kế bên thầy Shioda không dùng thế tấn ấy cũng như hình bên phải hông của Uke đã chuyển ra phía trước (dùng cổ làm điểm chuẩn) nên khi rơi xuống đất sẽ nhẹ hơn.
Một điểm khác tôi thấy thế tấn này nếu dùng như là bộ pháp sẽ tiện hơn (như anh fourever nói là lẹ hơn) cho Uke/Nage tiến vào với những đòn chân, đòn gối, và nhập nội nếu ai thích những đòn cận chiến.
Tui tập Shodokan nhưng chưa nghe nói hoặc xử dụng loại tấn này, chúng tôi có xử dụng hình thức tương tự nhưng là chân sau bước chéo lên về phía sau của Uke để xử dụng đòn ushiro ate.
Nói chung khi chưa đọc những lời bàn của các anh tui thấy sao mà ơn ớn, đầu gối và các ngón tay có triển vọng đắp bột, nhưng khi đọc rùi thì chắc tui cũng phải làm quen để khi nào tui thích tập một mình thì cho Uke đi bó xương vai chơi! hoặc đòn geidan ate. Tui ưa đòn này vì khi xuống tấn và nhập nội là chỏ của tui đã ngang hông uke rùi. Tui cần dzô cho lẹ, bó bột tính sau!..
Tiết mục rất sống động! Mời các anh ..ờ..ờ..chị.
:drinks:

NgDaLat
04-22-2006, 09:52 PM
Tấn trong aikido chỉ có một mục đích, tạo cơ hội cho Nage di chuyển nhanh chóng,thuận tiện và vẩn giử được thăng bằng

Như anh fourever đã nói ở trên tấn aikido đặc biệt chỉ để thăng bằng và di chuyển nhanh. Tuy thuộc loại "túc bất ly địa" Tấn Aikido không chú trọng ở chữ "chắc" kiểu xô không chuyển đẩy không lùi. Nếu nói theo từ hán việt là "khinh linh". Người luyên aikido lâu năm thì bộ pháp có thê ví như "lăng ba vi bộ". Để làm được điều đó, ngoài vấn đề góc độ bàn chân. Điều rất rất rất quan trọng là áp lực bàn chân trên mặt đất. Các ban nghĩ sao xin cho biết ý kiến

psi_ops2001
04-22-2006, 11:06 PM
khi giữ ma-ai thì ta nên dùng bộ luớt lùi hay là chạy lùi vậy:blink:

aiki
04-24-2006, 10:04 AM
Theo tui, tấn mà không có áp lực bàn chân trên mặt đất thì đâu phải là tấn! Áp lực càng mạnh khi Uke càng bự! cái vụ này tui sẽ biên trong bài 'chiếm đan điền' !

Anh Ngdalat cho thêm ý kiến đi!

@psyosp: khg có ai chạy lùi trong aikido hết. Lúc lùi là mất tự đặt vào thế thụ động và Uke chiếm thời cơ. Taisabaki có cách lùi 45 độ để né đòn, tên gọi là tenshi.

NgDaLat
04-24-2006, 02:36 PM
Theo tui nghĩ thì aikido xoay rất nhiều cho nên
1/ Khi bước thì áp lực bàn chần trên ức bàn chân là 9 phần còn trên gót chỉ 1 phần, như vây thì bàn chân và thân xoay rất dễ dàng
2/ Khi xoay thì áp lực hoàn toàn trên ức bàn chân
2/ Ap lực trên gót chỉ cao khi đánh đòn hông (koshi nage)

David
04-24-2006, 07:18 PM
"Vụ án " này hay đây. Xin mấy anh có hiểu biết sâu về vấn đề này cho thêm ý kiến nhe.
- Xem trong đĩa của Đạo chủ khi đi Taino henko thì lúc kết thúc ,bàn chân trước của Đạo chủ hơi nhón gót (-> áp lực dồn lên ức bàn chân.
- Trong tài liệu của Đại sư Shioda cũng có nói đến việc "bấm ngón chân cái" để sử dụng phản lực của mặt đất " (?) -> chắc cũng là cách dồn áp lực lên ức bàn chân.
- Xin mấy anh giải thích thêm vì sao khi xoay thì áp lực lại hoàn toàn trên ức bàn chân (cả hai chân)? Ưu điểm của cách này so với việc xoay trên gót bàn chân?

Mong được chỉ giáo.

Yo
04-24-2006, 07:48 PM
Xin mấy anh giải thích thêm vì sao khi xoay thì áp lực lại hoàn toàn trên ức bàn chân (cả hai chân)? Ưu điểm của cách này so với việc xoay trên gót bàn chân?
Khi xoay thì áp lực hoàn toàn trên ức bàn chân với mục đích tạo cho ta di chuyển nhanh nếu dùng cả lòng bàn chân thì sự di chuyển sẽ rất chậm và không được linh hoạt (giống như những vận động viên chạy nước rút vậy họ chỉ áp lực trên ức bàn chân)

aikidude
04-24-2006, 08:09 PM
Dude có đọc một bai` phỏng vấn một Sensei la` học tro` của O-Sensei , ma` vi` lâu quá nên không nhớ la` ai phỏng vấn, va` ngươi` được phỏng vấn la` Sensei nao` :biggrin: Trong đó, Sensei đó có nói răng` O-Sensei khi xưa, lúc lên san` tập hay mang vớ trắng. Nhiêu` học tro` để ý thấy khi sau buổi tập, lúc nao` đôi vớ trắng của O-Sensei cũng bị dơ ở hai ức ban` chân rất nhiêu`, con`hai long` ban` chân thi` bị dơ rất ít, hai gót chân cũng bị dơ nhưng ít hơn ở ức ban` chân.

Dude nghĩ cũng tại do minh` di chuyển nhiêu`, với lại đứng va` chuẩn bị trên hai ức ban` chân thi` nhanh nhẹn, phản xạ nhanh hơn la` đứng trên cả ban` chân. Ví dụ : giống trong Tennis, lúc ngươi` A giao banh, ngươi` B luôn chuẩn bị ở tư thế mắt nhin` thẳng, hạ trọng tâm va` trọng lượng cơ thể hâu` như đặt trên hai ức ban` chân để sẵn sang` di chuyển đến banh va` đánh trả.

NgDaLat
04-24-2006, 08:41 PM
Theo tui hiểu thì:
1/ Ức bàn chân có diện tích rộng hơn gót
2/ Điều quan trong hơn là bàn chân có cấu tạo như một lò xo. Điều đó rất quan trọng trong bộ pháp. Nếu đứng trên ức thì lò xo đó có "tác dụng" hơn
3/ Cảm nhận: Ức bàn chân có nhiều cảm nhận với mặt đất hơn.

Các bạn nghĩ sao ?

fourever
04-24-2006, 10:12 PM
Võ sinh Aikido học bộ pháp từ Iaido hay Aikiken và Aikijo. Bộ pháp luôn luôn di chuyển một cách tự nhiên như đi du ngoạn trong vườn (walk in the park).
http://i68.photobucket.com/albums/i22/fourever1/footstand.jpg
Chỉ có hai vị trí khởi đầu cùng với kết thúc là tỉnh (static), ngoài ra các vị trí ở giửa (intermediate) là động (dynamic). Vị trí khởi đầu tôi gọi nó là cân bằng không ổn định (unstable quilibrium) vì nó chỉ tạm thời đợi cơ hội để di chuyển đến vị trí mới. Trong khi vị trí kết thúc tôi gọi nó là cân bằng ổn định (stable equilibrium) vì ở vị trí nầy, năng lượng của Nage đước phát ra để đánh ngả Uke, Uke có thể níu kéo vào Nage, nên sự cân bằng rất càn thiết trong khi đó không cần di chuyển ngay tức khắc.
Nhìn hình các bạn sẻ thấy tại sao nó gọi là cân bằng không ổn định ngay, nhưng nó rất hiệu qủa để tiến xéo một góc 30 độ đối với Uke, từ chân phải hay chân trái.
Khi kết thúc chiêu thế, tùy theo trường hợp đinh tấn, hay trung bình tấn, đều có thể dùng.
Võ sinh Aikido cần tập cho nhuần nhuyên bokken và Jo, vì các Kata ( 31 Jo kata, or 36 jo kata) trong vủ khí là nơi luyên bộ pháp (hảy nhìn bộ pháp từ mấy hình của Ueshiba sensei mà anh Aki posted lên bên mục hình tổ sư).
Bước chân của Aikido hoàn toàn tương tự như chân của Thái Cưc Quyền, sức nặng nằm ở ức bàn chân, trong khi gót chân phải cảm thấy như mình đứng trên mây (cloud) Nên nhớ gót chân vẩn chạm đất bình thường nhưng sức nặng chỉ chịu đựng tại gót khoảng 20%. Từ ngoài nhìn vào thì không biết được. Trong hình vẻ, trọng tâm ở thế tấn khởi đầu là 50% giưa hai ức bàn chân.
Có một vài phim ảnh của Ikeda sensei chỉ cách xoay ngươì bằng gót chân, chắc chắn nó không phải là Fourever-Ryu rồi. :tongue:
Khi lên sân tập, mình phải lùn đi khỏang 5 cm và di chuyển hoàn toàn từ ức bàn chân là chính.
Những vấn đề nầy, ít có thầy người Nhật nào nói ra, tôi quen rất nhiều người 5,6 dan người Mỹ nhưng họ rất là mất căn bản về bộ pháp, lâu ngày nó trở nên tập quán xấu. Khi biết ra thì đã trải qua 30 năm, rất khó mà sửa. Cách di chuyển nầy cần tập khi đi đứng bình thường, lúc chạy lên/xuống thang lầu để nó hoàn toàn trở nên bản năng (second nature) của mình.
Thân

NgDaLat
04-25-2006, 03:17 AM
Không ngờ những suy nghĩ của em lai hợp với Fourever-Ryu :smile0:

Chắc em phải khăn gói quả mướp tới Boston xin thầy Fourever nhận làm đệ tử. (nói nghiêm chỉnh).Thầy Fourever có nhận đệ tử "chân truyền" không ?

thevagrant
04-25-2006, 05:13 AM
Đúng là lời của mấy cao thủ có khác. Đi Taino Henko, xoay Tenkan trên ức bàn chân (phần gần các ngón chân ???) rất nhanh và thoải mái. Lỡ học đi Taino Henko dùng gót làm tâm quay rồi sao bây giờ :huh: :huh:

NgDaLat
04-25-2006, 07:10 AM
Nhìn hai hình này là biết ngay họ để trọng tâm trên gót của chân trước. Chân sau lại nhón gót. :ihmm: :ihmm: :ihmm:

http://www.aikido-wuerzburg.de/media/kimeda2002/Aikido_Kimeda_02_04.jpg
http://www.aikido-wuerzburg.de/media/kimeda2002/Aikido_Kimeda_02_17.jpg

Như anh fourever đã nói ở trên. Tuy đa phần áp lực để trên ức bàn chân nhưng gót chân luôn luôn phải chạm đất

Khi sensei của tui đi semina có gặp một shihan khá nổi tiếng (tui quên tên rồi) chỉ đòn thế. Sensei của tui mới lấy hình hồi xưa shihan đó đánh đòn mà nhón chân sau lên trông rất oai phong. Shihan đó mới nói:
--Mày còn mấy cái hình đó hả. Làm ơn cất đi, đùng cho ai thấy hêt.:nea: :nea: :nea: :nea:

Bữa nọ tui đi qua Carolina ghé tăm một dojo. Thấy họ cũng đánh giống như hình trên (nhón gót). Có lẽ học từ thời đó ra

Đã quen rùi thì rất khó sửa. :danger: :danger:

aiki
04-25-2006, 01:09 PM
Bài anh Fourever biên rất hay! Tiếp tục nữa đi anh!

Tui lúc di chuyển thì làm như anh fourever nói nhưng lúc quăng thì hơi khác. Lúc mới lướt vô thì 2 chân dưới đất và trọng lượng trên ức bàn chân, lúc chiếm đan điền Uke thì ngón châm 'bám' xuống đất và khi 'đầy' Uke thì như trong hình NgDalat post và khi Uke ra bay ra xa rồi thì trở lại bình thường như anh Fourever viết.

Lúc 'đẩy' uke ra thì gót chân sau nhấc lên vì xoay hông và đòn này khi vô thì đang trong thế chủ động.

Cái chân sau như cái lò xo, đẩy tới lúc quăng và trở về chỗ cũ khi quăng xong. cái chân sau khi 'về chỗ cũ' là đễ lỡ Uke kéo mình theo thì mình lấy lại thăng bằng.

Anh Fourever, anh đã học với Kanai sensei, thì cái cách anh nói khác cách Kanai chỗ nào. Theo tui hiểu thì cách anh nói là khi di chuyển chứ không phải lúc quăng phải không?


@tất cả các TV khác: Nếu tui không lầm thì trong những thế di chuyển trong aikido, nên tránh để trọng lượng lên gót chân. Trong hầu như tất cả các môn thể thao, hầu như lúc nào 1 phần trọng lượng cũng trên ức chân hay ngón chân. Như vậy thì mình sẽ trong tư thế chuẩn bị và dễ di chuyển hơn với chân trước hơn.

Trong aikido, vì tránh lùi nên nếu để lên gót chân sẽ không khó đánh. Khi quay tenkan, chân trên làm trục để quay, nếu để trọng lượng ra gót thì sẽ khó tiến lên vô đòn.

Cái lúc duy nhất mà tui hay thấy trong aikido mà dùng gót chân nhiều là đòn Kotegaishi khi quay tenkan 180độ rồi quăng Uke.

Xin phê bình!

aikidude
04-25-2006, 07:12 PM
Irimi nage nữa, va` khi quay tenkan :bigsmile:

Dude nghĩ khi di chuyển thi` trên trọng lượng cơ thể trên ức chân la` phân` nhiêu`. Khi kết đon`- khi quăng, muốn đứng vững thi` phải xuống tấn- khi đó thi` trọng lượng cơ thể chia đêu` trên ban` chân. Khi nao` đánh Randori thi` mới không xuống tấn nhiêu` để di chuyển nhanh nhẹn.

fourever
04-26-2006, 09:48 PM
Bài anh Fourever biên rất hay! Tiếp tục nữa đi anh!

Tui lúc di chuyển thì làm như anh fourever nói nhưng lúc quăng thì hơi khác. Lúc mới lướt vô thì 2 chân dưới đất và trọng lượng trên ức bàn chân, lúc chiếm đan điền Uke thì ngón châm 'bám' xuống đất và khi 'đầy' Uke thì như trong hình NgDalat post và khi Uke ra bay ra xa rồi thì trở lại bình thường như anh Fourever viết.

Anh Fourever, anh đã học với Kanai sensei, thì cái cách anh nói khác cách Kanai chỗ nào. Theo tui hiểu thì cách anh nói là khi di chuyển chứ không phải lúc quăng phải không?

Cái lúc duy nhất mà tui hay thấy trong aikido mà dùng gót chân nhiều là đòn Kotegaishi khi quay tenkan 180độ rồi quăng Uke.

Xin phê bình!


http://i68.photobucket.com/albums/i22/fourever1/Morihei_IrimiNage.jpg
Lối đánh Aikido mà tôi thích thú khi thực hành là cảm tưởng mình đang khiêu vủ . Cơ thể luôn luôn thư giản, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc. Khỏang cách giửa hai bàn chân thường gần nhau (khi hoà lẩn với Uke, thì hai chân có cách xa nhau một chút để hoà đồng theo nhịp với Uke), khi Uke vào qủy đạo của mình rồi, hai chân trở nên bình thường như đi dạo trong công viên, ngay cả lúc đánh Uke ngả xuống. Chân không có bám đất hay làm gì đặc biệt, anh nhìn cái hình cụ già ở đây thì hiểu tôi muốn nói gì, xem cái tấn ổng đang dùng khi đánh Uke xuống đất
:dazzler:
Tôi biết Kanai sensei vì Iaido, tôi tập theo EISHIN-RYU lúc qua Mỹ đến giờ, còn Kanai thì rành MUSO SHINDEN RYU. Tôi có gặp Kanai sensei vì lúc xưa tôi bỏ thơì gian để rèn kiếm, ổng có đồ nghề nên đến nói chuyện về mấy thanh kiếm Nhật. Chứ tôi chưa bao giờ tập Aikido với Kanai sensei.

Phương pháp tôi tập, không bao giờ dùng gót chân. Có thể khi dùng gót chân nó có những lý do hay, nhưng tôi không thích hợp với cách nầy. Cũng như các thế đánh nhiều sensei như Chiba, Kanai đôi khi qùi đầu gối xuống. Tôi cũng đánh chiêu thức tương tự, nhưng bước chân vẩn bình thường. Lý do là tôi đánh như các sensei trên không được.

:bigsmile:

fourever
04-30-2006, 05:30 PM
Có lẻ tôi nên nói rỏ thêm một chút ở đây, vì anh chị em sẻ hỏi, nếu không đứng tấn vửng, làm sao mà vật Uke cho được. Sự thật là rất nhiều Aikidoka từ 7,8 dan đứng tấn rất là vửng vàng khi đánh với Uke. Khi các bạn xem các sensei từ 9 dan đánh, nó không còn cái tấn như vậy nửa.
Đây là câu của O'sensei nói, được dịch ra tiếng Anh:
"There are no throws in Aikido. If you are throwing, pushing or pulling you are not practicing Aikido."
Tôi mất một thời gian mới nghỉ là mình hiểu nó (không có nghĩa là tôi biết thật sự), lúc đó cách đánh của mình tự nhiên thay đổi hoàn toàn, sự di chuyển trở nên tự nhiên, hai chân của mình thâu gọn lại không còn đứng tấn như lúc xưa. Lối vận động nầy tôi luôn luôn áp dụng khi lên sân tập, chưa bao giờ thử nghiệm ở ngoài đơì, vì Aikido tạo cho mình một khả năng quan sát bén nhạy, có chuyện gì, mình đã cao bay xa chạy :pimp:
ps: Vấn đề tôi nói là tôi cảm nhận được chứ không chắc là mình đúng vì tôi có tập hơn 3 tuần tại Hombu dojo của Shin Shin Toitsu do Kochi Tohei sensei đứng lớp trong đầu năm 90. Thầy Tohei hay hỏi: Do you understand? nếu tôi trả lời Yes, Sensei . Lúc đó thầy Tohei sẻ nói Show me what do you understand. Đó là lúc mà tôi bắt đầu thay đổi tấn pháp cho đến nay.
Tôi nói hơi dài dòng văn tự, bước đầu các bạn cần đứng tấn cho vửng, từ từ sẻ nghiệm ra, nó sẻ không phải cái quan trọng như lúc mới tập Aikido. :bigsmile:

aiki
04-30-2006, 06:50 PM
Anh fourever biên thấm thiá wá! chắc Aiki còn phải tập thêm 1 chục năm nữa may ra mới hiêủ! :blink: :blink: :sad: :sad:

kiaikido
04-30-2006, 07:17 PM
e đồng ý hết mình với anh fourever vì e là người tập theo cách của shin shin phái này ko có tấn rõ , khi di chuyển tenkan họ sẽ nhẹ nhàng rút chân trước về với tư thế 2 chân bằng vai để tự nhiên và theo e nghĩ đó là 1 cách rất hay để ko mất đà.Trong hầu hết mọi di chuyển 2 chân cứ làm sao tự nhiên ko quan trọng quan trọng là mình giữ được trục chính tâm ắt tự nhiên mình sẽ có tấn vững.Còn cách giữ trục chính tâm làm sao thì mình đã post kinh nghiệm của mình bên bài khí đạo của Aikido, mong anh Fourever chỉ bảo thêm.

psi_ops2001
05-12-2006, 04:11 AM
ah mà khi kamea co nhat thiet la phai đầu gối hướng nào thì đan điền hướng đó ko vậy :blink:

aiki
05-12-2006, 09:17 AM
ah mà khi kamea co nhat thiet la phai đầu gối hướng nào thì đan điền hướng đó ko vậy

cái này là căn bản của aikido. Psyosp muốn làm theo hay không thì tuỳ ý. Nếu không theo thì tiến bộ sẽ rất chậm ! :ieek: :ieek:

psi_ops2001
06-25-2006, 08:35 PM
Học đòn thế Aikido, Quan trọng nhất là thân pháp, Trong thân pháp có bộ pháp. Trong bô pháp có tấn pháp
em tâm đắc nhất ở câu này đây ! nhưng theo em mọi thứ đều quan trọng không phải là thân pháp quan trọng nhất :bigsmile:
Thân

NgDaLat
07-20-2006, 08:42 PM
Mới kiếm được tấm hình này trong NET

Có bạn nào tập tấn chuyên cần chưa?
Có thử đứng tấn giống như hình không? đứng đươc bao lâu?
Mỏi không, mỏi chổ nào, đau chỗ nào

Tâp tấn như vậy có tốt không?

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/HorseStance.jpg

GauTUTAM
07-21-2006, 04:38 AM
Mới kiếm được tấm hình này trong NET

Có bạn nào tập tấn chuyên cần chưa?
Có thử đứng tấn giống như hình không? đứng đươc bao lâu?
Mỏi không, mỏi chổ nào, đau chỗ nào

Tâp tấn như vậy có tốt không?



Ôi thôi, nhìn thì giống Kỵ Mã Tấn hay còn được gọi là Trung Bình Tấn, nhưng lại giống cách đứng/ngồi của bà bác em ngồi bán gạo ở đầu cầu Tràng Tiền, cách ngồi chuẩn bị bưng gạo chạy khi bị Công an hốt quá.

Kính anh.

NgDaLat
07-21-2006, 06:22 AM
Ôi thôi, nhìn thì giống Kỵ Mã Tấn hay còn được gọi là Trung Bình Tấn, nhưng lại giống cách đứng/ngồi của bà bác em ngồi bán gạo ở đầu cầu Tràng Tiền, cách ngồi chuẩn bị bưng gạo chạy khi bị Công an hốt quá.

Kính anh.

Kính với chả kính. Trong khi trả lời lại không trả lời.

Ngày xưa tui gặp ông này
http://www.hungfist.com/SIFU.html

Ổng nói là tâp tấn như vậy chuyên cần thì ..... thì .... thì ..... chưa tới 40 tuổi sẽ không đứng nổi chứ đừng nói là múa võ. Chính sư huynh của ổng đã như vây.

Tai sao?

Làm ơn trả lời mấy câu hỏi của tui bên trên. Rất quan trọng đó. Khi các bạn tập tấn, thục dầu, đứng lên ngồi xuống sẽ mỏi cơ bắp nào? Đau khơp nào?

cucat
07-21-2006, 08:14 AM
CUcat tập thì mỏi nhất là cái chỗ ngay khớp gối chở xuống! Mà em nghĩ chắc ai cũng zay! Chú NgDaLat phân tích thêm vì sao nó quan trọng nghen! Con xin cảm ơn! :laugh:

NgDaLat
07-21-2006, 08:49 AM
CUcat tập thì mỏi nhất là cái chỗ ngay khớp gối chở xuống! Mà em nghĩ chắc ai cũng zay!

Có ai khác không? Đang đợi xem có ai khác không?

Các bạn khác thì sao? Chị Diễm, anh DCH .....

thevagrant
07-21-2006, 09:02 AM
Mỏi cơ đùi và khớp gối. Anh NGDalat cho biết sớm đi, úp mở làm tò mò quá ah !

NgDaLat
07-21-2006, 11:01 AM
Mỏi cơ đùi và khớp gối. Anh NGDalat cho biết sớm đi, úp mở làm tò mò quá ah !

Đa số bị mỏi cơ đùi phía trên gần gối và khớp gối. Như vây thì tâp lâu ngày cơ đùi phát triển mạnh. Khớp gối cũng chắc thêm chút xíu với người trẻ.

Tuy nhiên khớp gối phải làm việc quá sức lâu ngày sẽ bị lỏng gối. Như tui bây giờ đứng lên ngồi xuống đôi khi cái gối trật bay ra ngoài. Cơ bắp thì chiu đươc nhưng cái khớp thì chiu không được.

Vấn đề đăt ra là:

Lảm sao cho cơ đùi và khớp gối làm việc ít hơn mà vẫn bảo đảm công việc được giao?


Xin các bạn góp ý. Tui cũng đang tìm hiểu đây.

GauTUTAM
07-22-2006, 02:07 AM
Kính với chả kính. Trong khi trả lời lại không trả lời.



Anh Dalat biết không? Ba em vẫn dạy em là 'Tiên học lễ, hậu học võ' nên mới em mới kính anh như vậy đó chớ.

Đây chị là ý kiến các nhân em, tập tấn trước hết như anh Aikid đã nói: Tấn giúp cho ta đứng vững chắc, nhưng sự thật ra rất nhiều võ sư với những môn phái đánh cận chiến nhiều cho rằng đứng cho vững chỉ là 1 phần của nghệ thuật song đấu, có nhiều yếu tố khác đáng lo hơn là phải đứng vững. Các Thầy võ Tàu đã quan trọng hóa vấn đề tập và dạy tấn. Như hình anh post lên, nếu tập cái tấn như vậy thì thật là vô ích dù cho có chắc bao nhiêu đi nữa vì đâu có 1 ai khi ra chiến đấu mà đứng kiểu Kỵ mã, trung bình tấn thấp như vậy thì còn làm ăn sao được? Chắc chị tập cho chân cứng và chắc, mà nói đến chuyện tập cho chân và bắp thịt chắc thì cò nhiều cách hay dụng cụ hữu hiệu hơn là chỉ đứng như vậy.

Chỉ là ý kiến của 1 non-Aikidoka, mong các bạn và anh Dalat vui.

Kính anh.

David
07-22-2006, 08:28 PM
Theo David nghĩ tập cái gì cũng quan trọng , cũng có cái lợi và hại của nó. Nếu chúng ta biết tập đúng , hợp lý sẽ rất hiệu quả. Tập tấn như trên cũng vậy sẽ giúp cho chân vững hơn và khi áp dụng vào đòn thế nếu người biết cách dùng bắp thịt ở chân (như anh fourever nói) thì đòn sẽ mạnh hơn.
Mấy thầy xưa thường tuyển võ sinh bắng cách thử cho người xin vào môn võ thử tập tấn để thử thách tính kiên trì, ý chí.

NgDaLat
07-25-2006, 06:59 AM
Anh Dalat biết không? Ba em vẫn dạy em là 'Tiên học lễ, hậu học võ' nên mới em mới kính anh như vậy đó chớ.

Đây chị là ý kiến các nhân em, tập tấn trước hết như anh Aikid đã nói: Tấn giúp cho ta đứng vững chắc, nhưng sự thật ra rất nhiều võ sư với những môn phái đánh cận chiến nhiều cho rằng đứng cho vững chỉ là 1 phần của nghệ thuật song đấu, có nhiều yếu tố khác đáng lo hơn là phải đứng vững. Các Thầy võ Tàu đã quan trọng hóa vấn đề tập và dạy tấn. Như hình anh post lên, nếu tập cái tấn như vậy thì thật là vô ích dù cho có chắc bao nhiêu đi nữa vì đâu có 1 ai khi ra chiến đấu mà đứng kiểu Kỵ mã, trung bình tấn thấp như vậy thì còn làm ăn sao được? Chắc chị tập cho chân cứng và chắc, mà nói đến chuyện tập cho chân và bắp thịt chắc thì cò nhiều cách hay dụng cụ hữu hiệu hơn là chỉ đứng như vậy.

Chỉ là ý kiến của 1 non-Aikidoka, mong các bạn và anh Dalat vui.

Kính anh.

Ậy ây! Đùa chứt thôi mà

Đúng như Gaututam nói. Theo tui hiểu thì đứng vững chỉ là phần căn bản của võ thuật. Nhiều khi cái không vững mới là cái chết người (túy quyền chẳng hạn).

Mà theo tui biết tập đứng tấn không phải chỉ cho chân khỏe. Nếu cho chân khỏe thì đã có nhiều cách luyện tâp cho chân và các bắp thịt chân như Gấu đã nói. Tập đứng tấn quan trọng lắm. Đứng tấn sẽ giúp cho có sự cảm nhận của cơ thể liền lac thành một khối. Cái cảm nhân đó là căn bản cho sự vận chuyển KI sau này. Chân khỏe mà thiếu sư cảm nhận thì quyền pháp giống như dumb bomb, đánh người mà hổng trúng. Có sư cảm nhận thì quyền pháp giống như có GPS, laser hướng dẫn, đánh đâu trúng đó. Điều cuối cùng và căn bản nhất đứng tấn để dưỡng Thần.( Lạ nhỉ)

Bây giờ trở lại cách tập đứng ở trên. Theo như một số thầy dậy võ thì đứng như vậy không tốt chút nào. Đứng như vậy chỉ để biểu diễn mà thôi. Ai mà học lóm về ráng tập sẽ bị hư đầu gối. Tập đứng chỉ nên đứng cao cao thôi

Trở lai hình trên. Thay vì dùng bắp thịt đùi trên quanh gối. Ta có thể dùng bắp thịt mông và hệ thống gân cơ quanh hông? Các bạn nghĩ sao? Mấy hôm nay đi kiếm hình anatomy về cơ bắp quanh hông và đùi mà chưa thấy.

ngoctan
08-08-2006, 01:43 AM
Tôi có một ít cơ hội tiếp xúc và luyện tập Aikido trong một thời gian , nhân dịp đọc được bài viết này xin mạng phép đưa ra một vài ý kiến nhỏ về câu hỏi bạn đặt ra :
Trả lời : Như bạn đã biết bài tập đầu tiên cho các tân võ sinh và kể cả các võ sư thành đạt đều bắt đầu bằng TENKAN. Trong câu hỏi của bạn có thắc mắc về tấn pháp , thật sự ra Tấn Pháp của Aikido nằm lồng trong bài tập TENKAN vì yêu cầu của bài tập TENKAN là :
1/Sự xoay chuyển nhanh nhẹn , linh hoạt (tốc độ)
2/Sự kết hợp giữ thăng bằng trong khi xoay (chiều cao đầu không di chuyển lên xuống trong khi xoay)
3/Sự quan sát tin tường trong khi di chuyển (để quan sát , quyết định ra một đòn thế thích hợp tương ứng)
4/Sự tập trung nguyên khí tại đan điền (chuẩn bị cho một nội lực phát ra khi vào đòn)

Như vậy trong bài tập TENKAN bạn phải thực hiện một chuổi các hành động phức tạp , trong đó bao gồm cả tấn pháp , thăng bằng , quan sát ,tập trung nội lực để chuẩn bị ra đòn v.v... .Riêng trong trường hợp này do phải di chuyển nhanh nên tấn pháp trong trường hợp này là những tấn nhỏ liên hoàn

Còn trong trường hợp kết thúc hay bắt đầu một đòn v.v... bạn cũng phải có tấn pháp , nhưng tấn pháp trong Aikido không chỉ là tấn pháp đơn thuần mà nó thay đổi theo từng đòn thế tương ứng

Tóm lại trong phương pháp huấn luyện Aikido đã có lồng vào các thế tấn , nhưng trong Aikido các tấn pháp được hướng dẫn trực tiếp , cụ thể vào từng đòn thế không chung chung (vì các thế tấn phải phục vụ cho một mục đích , yêu cầu nào đó trong trương hợp rất cụ thể !)

David
02-11-2009, 07:16 AM
Võ sinh Aikido học bộ pháp từ Iaido hay Aikiken và Aikijo. Bộ pháp luôn luôn di chuyển một cách tự nhiên như đi du ngoạn trong vườn (walk in the park).
http://i68.photobucket.com/albums/i22/fourever1/footstand.jpg
Chỉ có hai vị trí khởi đầu cùng với kết thúc là tỉnh (static), ngoài ra các vị trí ở giửa (intermediate) là động (dynamic). Vị trí khởi đầu tôi gọi nó là cân bằng không ổn định (unstable quilibrium) vì nó chỉ tạm thời đợi cơ hội để di chuyển đến vị trí mới. Trong khi vị trí kết thúc tôi gọi nó là cân bằng ổn định (stable equilibrium) vì ở vị trí nầy, năng lượng của Nage đước phát ra để đánh ngả Uke, Uke có thể níu kéo vào Nage, nên sự cân bằng rất càn thiết trong khi đó không cần di chuyển ngay tức khắc.
Nhìn hình các bạn sẻ thấy tại sao nó gọi là cân bằng không ổn định ngay, nhưng nó rất hiệu qủa để tiến xéo một góc 30 độ đối với Uke, từ chân phải hay chân trái.
Khi kết thúc chiêu thế, tùy theo trường hợp đinh tấn, hay trung bình tấn, đều có thể dùng.
Võ sinh Aikido cần tập cho nhuần nhuyên bokken và Jo, vì các Kata ( 31 Jo kata, or 36 jo kata) trong vủ khí là nơi luyên bộ pháp (hảy nhìn bộ pháp từ mấy hình của Ueshiba sensei mà anh Aki posted lên bên mục hình tổ sư).
Bước chân của Aikido hoàn toàn tương tự như chân của Thái Cưc Quyền, sức nặng nằm ở ức bàn chân, trong khi gót chân phải cảm thấy như mình đứng trên mây (cloud) Nên nhớ gót chân vẩn chạm đất bình thường nhưng sức nặng chỉ chịu đựng tại gót khoảng 20%. Từ ngoài nhìn vào thì không biết được. Trong hình vẻ, trọng tâm ở thế tấn khởi đầu là 50% giưa hai ức bàn chân.
Có một vài phim ảnh của Ikeda sensei chỉ cách xoay ngươì bằng gót chân, chắc chắn nó không phải là Fourever-Ryu rồi. :tongue:
Khi lên sân tập, mình phải lùn đi khỏang 5 cm và di chuyển hoàn toàn từ ức bàn chân là chính.
Những vấn đề nầy, ít có thầy người Nhật nào nói ra, tôi quen rất nhiều người 5,6 dan người Mỹ nhưng họ rất là mất căn bản về bộ pháp, lâu ngày nó trở nên tập quán xấu. Khi biết ra thì đã trải qua 30 năm, rất khó mà sửa. Cách di chuyển nầy cần tập khi đi đứng bình thường, lúc chạy lên/xuống thang lầu để nó hoàn toàn trở nên bản năng (second nature) của mình.
Thân


Anh FourEver cho em hỏi : "Tại sao góc độ tiến vào uke là góc 30 độ ? "

fourever
02-13-2009, 09:26 PM
Võ sinh Aikido học bộ pháp từ Iaido hay Aikiken và Aikijo. Bộ pháp luôn luôn di chuyển một cách tự nhiên như đi du ngoạn trong vườn (walk in the park).
http://i68.photobucket.com/albums/i22/fourever1/footstand.jpg
Chỉ có hai vị trí khởi đầu cùng với kết thúc là tỉnh (static), ngoài ra các vị trí ở giửa (intermediate) là động (dynamic). Vị trí khởi đầu tôi gọi nó là cân bằng không ổn định (unstable quilibrium) vì nó chỉ tạm thời đợi cơ hội để di chuyển đến vị trí mới. Trong khi vị trí kết thúc tôi gọi nó là cân bằng ổn định (stable equilibrium) vì ở vị trí nầy, năng lượng của Nage đước phát ra để đánh ngả Uke, Uke có thể níu kéo vào Nage, nên sự cân bằng rất càn thiết trong khi đó không cần di chuyển ngay tức khắc.
Nhìn hình các bạn sẻ thấy tại sao nó gọi là cân bằng không ổn định ngay, nhưng nó rất hiệu qủa để tiến xéo một góc 30 độ đối với Uke, từ chân phải hay chân trái.
Khi kết thúc chiêu thế, tùy theo trường hợp đinh tấn, hay trung bình tấn, đều có thể dùng.
Võ sinh Aikido cần tập cho nhuần nhuyên bokken và Jo, vì các Kata ( 31 Jo kata, or 36 jo kata) trong vủ khí là nơi luyên bộ pháp (hảy nhìn bộ pháp từ mấy hình của Ueshiba sensei mà anh Aki posted lên bên mục hình tổ sư).
Bước chân của Aikido hoàn toàn tương tự như chân của Thái Cưc Quyền, sức nặng nằm ở ức bàn chân, trong khi gót chân phải cảm thấy như mình đứng trên mây (cloud) Nên nhớ gót chân vẩn chạm đất bình thường nhưng sức nặng chỉ chịu đựng tại gót khoảng 20%. Từ ngoài nhìn vào thì không biết được. Trong hình vẻ, trọng tâm ở thế tấn khởi đầu là 50% giưa hai ức bàn chân.
Có một vài phim ảnh của Ikeda sensei chỉ cách xoay ngươì bằng gót chân, chắc chắn nó không phải là Fourever-Ryu rồi. :tongue:
Khi lên sân tập, mình phải lùn đi khỏang 5 cm và di chuyển hoàn toàn từ ức bàn chân là chính.
Những vấn đề nầy, ít có thầy người Nhật nào nói ra, tôi quen rất nhiều người 5,6 dan người Mỹ nhưng họ rất là mất căn bản về bộ pháp, lâu ngày nó trở nên tập quán xấu. Khi biết ra thì đã trải qua 30 năm, rất khó mà sửa. Cách di chuyển nầy cần tập khi đi đứng bình thường, lúc chạy lên/xuống thang lầu để nó hoàn toàn trở nên bản năng (second nature) của mình.
Thân


Anh FourEver cho em hỏi : "Tại sao góc độ tiến vào uke là góc 30 độ ? "

Ba`i nâ`y viêt gâ`n 3 năm, giơ` đo?c la?i mơi thây sư? gia?i thich không ro~ ra`ng :-$
Goc tiên 30 đô? la` luc sau khi canh tay cu?a Uke va` Nage cha?m nhau.
Nêu theo hi`nh trên (chân pha?i phia trươc), Nage đưa canh tay trai lên như da?ng men-uchi Ikkyu Undo
Câ`n Uke ap du?ng lư?c thă?ng va`o Nage
Luc bây giơ` Nage mơi tiên theo hương ba`n chân (30 đô?) bă`ng cach lươt chân pha?i vê` hương 30 đô? mô?t chut rô`i di chuyê~n tro?ng tâm đang tư` giư?a 2 chân vê` ngay chân trươc. Đây la` phương cach đê? lây đi thăng bă`ng cu?a Uke bă`ng cach đâ?y canh tay Uke la`m cho Uke tư? đưa lưng vê` Nage (thi du? Uke đanh Shomen uchi va` Nage du`ng Irimi nage).
Ly do tôi không noi đên trươ`ng hơ?p Uke va` Nage co`n cach xa nhau, vi` lôi tâ?p trong Aikido bi`nh thươ`ng la` Nage đưng yên, Uke tân công, canh tay cha?m nhau, rô`i Nage mơi di chuyê~n.
Nêu Nage muôn tiên tơi Uke đê? canh tay cha?m nhau, thi` Nage se~ tiên thă?ng, mă?c dâ`u ba`n chân vâ?n hương lê?ch 30 đô?.
Hy vo?ng lâ`n nâ`y gia?i thich ro~ hơn mô?t chut!
Nêu ofline, thi` qua dê? :-k noi chuyê?n vo~ bă`ng mô`m thi` nên va`o ba`n nhâ?u la` đung hơn o:)

tieutot
07-06-2009, 10:17 PM
tieutot không dám bàn về tấn pháp vì không đủ trình độ, nhưng có 1 điều mà tieutot nhận thấy là các thầy cao thủ Akido đều có học 1 vài môn vỏ khác trước khi đến với Akido do vậy thân pháp, bộ pháp, và tấn pháp của các thầy rất đẹp và chuẩn.

Nhưng khi dạy cho các môn sinh mới nhập môn thì hầu như không có đạo đường nào dạy cho nhọc viên về tấn pháp. Hình như mọi người đều cho rằng môn Akido cần sự di chuyển linh hoạt nên chỉ chú trọng dạy về di chuyển hơn.

Riêng theo thiển ý của tiểu tốt....nếu tấn pháp không tốt thì làm sao thân pháp tốt được...khi ra đòn màn tấn pháp không tốt thì dể bị ngã theo uke.....khi di chuyển mà tấn pháp không tốt thì cơ thể không ổn định dẫn tới việc đánh đòn không hiệu quả.

Trên đây chỉ là những suy nghĩ của tieutot, có gì xin các cao thủ chỉ giáo thêm

aiki
07-07-2009, 06:31 PM
hihi! HKD là 1 môn võ nhìn thì dễ nhưng thật ra là khó. Rất ít nơi chỉ tấn vì HKD có quá nhiều tiểu tiết đáng chú ý hơn là tấn.

Như TT đã nói, với thời gian võ sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và lúc đó sẽ nghĩ tới tấn. Ví dụ như nhiều khi ra đòn, Nage mất thăng bằng và lúc đó sẽ tự nghĩ ra 1 cách để chế ngự khuyết điểm đó.

Nếu quá chú trọng tấn ngay lúc đầu thì có thể võ sinh sẽ mất đi cái di chuyển của HKD. Tất cả chỉ là kinh nghiệm thôi TT ơi!o:) o:)

aiki
07-07-2009, 06:32 PM
hihi! HKD là 1 môn võ nhìn thì dễ nhưng thật ra là khó. Rất ít nơi chỉ tấn vì HKD có quá nhiều tiểu tiết đáng chú ý hơn là tấn.

Như TT đã nói, với thời gian võ sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và lúc đó sẽ nghĩ tới tấn. Ví dụ như nhiều khi ra đòn, Nage mất thăng bằng và lúc đó sẽ tự nghĩ ra 1 cách để chế ngự khuyết điểm đó.

Nếu quá chú trọng tấn ngay lúc đầu thì có thể võ sinh sẽ mất đi cái di chuyển của HKD. Tất cả chỉ là kinh nghiệm thôi TT ơi!o:) o:)

fourever
07-09-2009, 10:46 AM
tieutot không dám bàn về tấn pháp vì không đủ trình độ, nhưng có 1 điều mà tieutot nhận thấy là các thầy cao thủ Akido đều có học 1 vài môn vỏ khác trước khi đến với Akido do vậy thân pháp, bộ pháp, và tấn pháp của các thầy rất đẹp và chuẩn.

Nhưng khi dạy cho các môn sinh mới nhập môn thì hầu như không có đạo đường nào dạy cho học viên về tấn pháp. Hình như mọi người đều cho rằng môn Akido cần sự di chuyển linh hoạt nên chỉ chú trọng dạy về di chuyển hơn.

Riêng theo thiển ý của tiểu tốt....nếu tấn pháp không tốt thì làm sao thân pháp tốt được...khi ra đòn màn tấn pháp không tốt thì dể bị ngã theo uke.....khi di chuyển mà tấn pháp không tốt thì cơ thể không ổn định dẫn tới việc đánh đòn không hiệu quả.

Trên đây chỉ là những suy nghĩ của tieutot, có gì xin các cao thủ chỉ giáo thêm
Trong môn phai Aikikai sau 1974, vo~ sinh đươ?c hương dâ?n chinh la` chiêu thê. Tư` chiêu thê, vo~ sinh se~ nghiê?m ra thân phap va` tân phap. Trươc 1974, luc Koichi Tohei sensei la` vo~ sư trươ?ng cu?a Aikikai, tân phap nă`m trong tiêt mu?c Aiki-Taiso. Hiê?n nay, Ki-Aikido (sang lâ?p bơ?i Koichi Tohei sensei) chu tro?ng rât nhiê`u vê` thân phap cu`ng tân phap, vi` cac ly do tieutot nêu ra.
http://www.youtube.com/watch?v=HbgVNDF4Gck

Surfgrass
01-09-2014, 05:22 AM
Tình cờ dạo forum thì thấy post nầy, mấy tháng trước có đọc qua một bài viết do Chris Li của Aikido Hawaii viết về tấn pháp O'sensei dạy trong cuốn Budo Renshu sư tổ viết trước chiến tranh cho hoàng tử Kaya Tsunenori, khoảng năm 1938. Stan Pranin có xuất bản lại cuốn này năm 1999, dịch giả là John Stevens. Chris Li là một người thông thạo tiếng Nhật và ông là người translator cho Doshu khi thầy qua Hawaii dạy. Theo Chris thì khi ông dịch lại nguyên bản tiếng Nhật của cuốn Budo thì thấy có một sự khác biết lớn khúc nói về kamae trước khi bắt đầu đòn thế giữa cuốn nguyên bản và cuốn dịch lại bởi John Stevens sau này.

Theo Chris dịch:


Fill yourself with Ki power, open your legs in six directions and face the enemy in the hanmi irimi posture of Aiki (see Figure 1).

Tạm dịch là : "Vận dụng sức mạnh khí công của chính mình, mở chân ra trong sáu hướng và đối mặt với những kẻ thù trong tư thế nhập nội của Aiki (xem hình 1)."

The John Stevens dịch:


Fill yourself with ki, assume a hanmi stance with your feet apart opened at a sixty-degree angle, and face your opponent with a flexible aiki posture (1).

Tạm dịch là: Vận dụng sức mạnh khí công của chính mình, đứng trong tư thế với 2 bàn chân mở ra ở góc 60 độ, đối mặt với địch thủ trong tư thế linh hoạt của Aiki (xem hình 1).

6 hướng bị đổi lại là 60 độ và nhập nội bị đổi lại là linh hoạt.

Theo Chris Li thì cách đứng mở rộng ra 6 hướng rất là phổ biến trong những môn võ dạy về nội công của Trung Quốc. Ngay cả câu này cũng bị dịch khác hẳng theo nghĩa chính trong cuốn budo


Now, how about the line:

In footwork there is an external six directions and an internal six directions as well as an outer spiral and an internal spiral, this will be taught in practice.

In the standard translation by John Stevens this line is given as:

Both the front foot and the back foot should be open at a sixty-degree angle. The reason for this will become clear in practice.


chú Aiki có học về Trạm Trang công thấy những cái sư tổ dạy trong cuốn Budo có giống cách dạy về nội công để giữ cái niêm không?



Nguồn từ: http://www.aikidosangenkai.org/blog/morihei-ueshiba-budo-kamae/

aiki
01-11-2014, 10:30 AM
Đọc cuốn Budo khó hiểu quá SG. Nhất là mấy cái "6 directions". Đây là lần đầu tiên tui nghe nói tới cái này. Trng aikido thì có chém 8 hướng (happo giri) chứ chưa nghe cái 6 dỉection này.

TTC là tập thả lỏng thôi chứ khg có dính líu gì tới cái niêm hết SG. Cái niêm thì trong TCQ (Taichi push hands) hay mấy cái "lăn tay" trong Vịnh Xuân có chỉ.

Trong cuốn budo hay cái dịch từ link SG đưa, đâu có chỉ gì rõ về nội công đâu?

Surfgrass
01-13-2014, 01:12 PM
Chú Aiki đi thử seminar của ông Dan Harden, ông này có dạy về cách "expansion" để tạo ra lực. Nghe nói ông học từ Daito ryu ra, Chinese martial arts có mấy trường hình như cũng dạy tương tự. Tìm thì không thấy clips của ổng ở đâu hết.

aiki
01-17-2014, 12:41 AM
Cám ơn SG cho biết ông này. SG có đi tập ới ông ấy chưa? Ổng khg xa Montreal lắm, cỡ 5-6g xe, để tui sắp xếp coi có đi được seminar nào của ông ấy khg. Chắc chắn sẽ đi, nhưng chưa biết là đi ở NY hay MA thôi.

Surfgrass
01-17-2014, 02:49 PM
SG chưa có đi nhưng nghe mấy người bạn nói ông này dạy những cái để mở cửa ra thêm cho những môn sinh học Aikido. Trong môn SG học thì có những cái tương tự, từ hồi học koryu tới giờ SG chưa đi seminar nào ngoài môn mình đang học, một là SG còn là beginner trong môn, hai là cái học trình học quá nhiều, 300 mấy chục kata, mà mới là omote thôi, còn có ura và biến đòn, đã vậy còn khó nữa, học điên đầu...và rêm mình :D. Chú Aiki có đi seminar của ông Dan Harden được thì viết lên forum anh em đọc chơi.

Link này có mấy thầy nổi tiếng trong Aikido nói về kinh nghiệm học được từ seminar của ông Dan Harden

http://bodyworkseminars.org/testimonials.html