PDA

View Full Version : Cuộc đời Tổ Sư Morihei Ueshiba



aikikai
08-08-2006, 09:51 PM
Morihei Ueshiba
1883 - 1969



Tổ sư Morihei Ueshiba -người sáng lập ra võ phái Aikido sinh ngày 14-12-1883 tại một vùng thuộc địa hạt Wakayama (nay là Tanabe). Morihei Ueshiba là con trai duy nhất trong 1 gia đình nông dân có 5 người con. Ông được thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo và yêu thích giao tiếp cộng đồng từ người cha là Yoroku, và niềm tin tôn giáo mãnh liệt , thơ ca và nghệ thuật từ mẹ.Thời thơ ấu, Morihei rất yếu ớt và hay đau ốm. Nhằm lôi kéo con mình ra khỏi những ảo mộng, cha ông Yoroku kể cho Morihei nghe về người ông vĩ đại của mình : Kichenmon một chiến sĩ Samurai mạnh nhất vào thời bấy giờ, đồng thời Yoroku cũng khuyến khích con trai tập Sumo và bơi lội. Sau khi cha ông bị tấn công bởi một nhóm côn đồ được thuê bởi một đối thủ chính trị, Morihei đã nhận ra được sự cần thiết của sức mạnh và trở nên mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, nhận ra mình ham thích võ thuật, Ông tham gia học Jujutsu tại võ đường Kito ryu và kiếm thuật tại trung tâm huấn luyện Shinkage ryu.Trong thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật , Morihei quyết định đăng ký nhập ngũ. Vì chỉ cao dưới 1m50, nên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Trong lần nỗ lực ghi danh tiếp theo, ông đã vượt qua kỳ thi tuyển và trở thành lính bộ binh vào 1903.
Được trưởng thành từ trong môi trường quân đội, Morihei hăm hở tiếp tục luyện tập võ thuật. Cha ông lập võ đường ngay tại nông trại và mời võ sư nổi tiếng môn Jujutsu là Takaki Kiyoichi để dạy ông. Trong thời gian này, ông trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị.
Vào mùa xuân 1912, lúc 29 tuổi, ông cùng gia đình dọn tới vùng hoang vu ở Hokkaido, tại đó ông gặp Sokaku Takeda, bậc thầy của môn Daito-ryu AikiJutsu vànhận ra mình không phải là đối thủ của ông ta, Morihei dường như quyên hết mọi thứ lao vào tập luyện. Khoảng 1 tháng sau, ông trở lại Shirataki, xây võ đường và mời Takeda đến sống ở đó.

Nghe tin cha bệnh, Ueshiba chuyển nhượng hầu hết những tài sản riêng và để võ đường cho dòng họ Takeda điều hành . Trên chuyến hành trình về nhà, ông vô tình dừng chân tại Ayabe, tổng đàn của tôn giáo phái Omoto kyo. Tại đây ông đã gặp thầy Deguchi Onisaburo của Omoto kyo và ở lại học đạo trong 3 ngày sau đó tiếp tục lên đường về nhà. Nhưng cha ông đã mất trước khi ông về đến. Ueshiba tiếp nhận cái chết của cha rất khó khăn, đau khổ. Ông quyết định trở lại Ayabe để tiếp tục học Omoto kyo. Deguchi nhấn mạnh :" vũ khí và chiến tranh nghĩa là công cụ đem lại lợi cho bọn địa chủ và Tư sản, trong khi những người nghèo phải gánh chịu sự đau khổ". Đó là điểm lôi cuốn đặc biệt trong bản tính của ông đã trở nên đồng cảm trong tinh thần thượng võ với Ueshiba. Tuy nhiên, Deguchi nhận ra được mục đích của Ueshiba trong cuộc sống là " giảng dạy ý nghĩa thực tế của Budo: sự kết thúc của tất cả sự đấu tranh và ganh đua"
Trong suốt 40 năm đầu (trong khỏang 1925), Ueshiba đã có vài kinh nghiệm thiêng liêng, ông nhận ra rằng mục đích thực sự của Budo là tình yêu - với tất cả tình yêu thương và hòai bão. Điều đó đã làm thay đổi cuộc sống và sự luyện tập võ học của ông mãi mãi.
Trong năm tiếp theo, nhiều người đã tìm học thầy Ueshiba, trong số họ có Tomiki Kenji (người đã thử làm nên một phong cách Aikido riêng biệt) và vị sĩ quan cao cấp nổi tiếng Takeshita. Trong năm 1927, Deguchi Onisaburo khuyến khích Ueshiba tách ra khỏi Omoto kyo và sáng lập nên một hướng đi mới của riêng ông. Ông đã thực hiện và đến Tokyo. Ôngđã xây dựng một võ đường trang trọng tại quận Ushigome trong thành phố ( hiện nay là vị trí của Tổng đàn Aikido thế giới) và những người theo ông đã trưởng thành từ võ đường này.
Năm 1931,việc xây dựng võ đường "Kokuban" hòan tất, việc nâng cao vai trò của bộ môn Budo trong xã hội đã dược nhận thấy trong năm 1932 cùng với thầy Ueshiba với vai trò là một huấn luyện viên trưởng.
Năm 1942, ông Ueshiba chuyển về vùng nông trại. Ông đã thường nói rằng "Budo và nghề nông là một". Chiến tranh đã làm cho võ đường Kobukan trở nên vắng lặng, và ông đã cảm thấy mệt mỏi trước cuộc sống thành thị. Bỏ lại võ đường Kobukan cho người con trai là Kisshomaru trông coi, ông đến Quận Ibaraki và ngôi làng Iwama. Tại đây, ông cho xây dựng một võ đường ngoài trời và bây giờ là ngôi đền nổi tiếng Aiki. Sau chiến tranh, dưới sự chỉ dẫn của Kisshomaru Ueshiba, Aikido phát triển nhanh chóng tại Kobukan (ngày nay là võ đường Hombu) . Vào đầu mùa xuân 1969, Tổ sư mắc bệnh. Ôngđã yêu cầu và được quay về nhà, gần võ đường của ông. Vào ngày 15 tháng 4, tình trạng của ông ngày càng nguy kịch. Khi những học trò của ông đã tập họp lại, ông đã truyền lại những kiến thức cuối cùng của mình cho họ. "Aikido là cho tòan bộ thế giới. Tập luyện không với những nguyên do ích kỷ, mà cho tất cả mọi người ở mọi nơi."
Sáng 26 - 4 -1969, Tổ sư Morihei Ueshiba (đã 86 tuổi) qua đời. Hai tháng sau, Hatsu người vợ của ông trong suốt 67 năm, đã theo ông mãi mãi. Tro của Tổ sư được an táng tại nhà thờ của dòng tộc ở Tanabe. Mỗi năm, ngày dỗ của ông được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 tại ngôi đền Aiki ở Iwama.

(Nguồn Aikidofaq.com)

psi_ops2001
08-22-2006, 12:21 AM
psi bổ sung thêm nhe


Morihei Ueshiba
1883 - 1969
Morihei Ueshiba sinh ngày 14/12/1883 trong một gia đình làm nghề nông tại vùng Wakayama nay là Tanabe của Nhật Bản. Là đứa con trai duy nhất trong nhà cùng với 4 chị em khác, ông đã thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo từ người cha Yoroku và ảnh hưởng của người mẹ về tôn giáo, thơ ca và nghệ thuật. Lúc còn nhỏ, Morihei có thể chất rất yếu ớt và thường xuyên bị bệnh, nên ông thường trốn trong nhà đọc sách chứ ít khi ra ngoài chơi. Ông rất thích được đọc hoặc nghe về những truyền thuyết, những đạo lý Phật giáo thậm chí đã có lúc ông ta muốn sau này sẽ trở thành một thầy tu.

Để kéo con trai ra khỏi những ước mơ đó, người cha Yoroku đã kể cho Morihei nghe về ông cố nội Kichiemon, một trong những võ sĩ đạo giỏi nhất vào thời ấy. Và đã cổ vũ cho Morihei đi học môn vật Sumo và bơi lội. Từ đó Morihei trở lên khỏe mạnh hơn và ông ta đã bắt đầu hiểu được giá trị của việc rèn luyện sức khỏe sau khi cha ông bị một băng đảng chính trị tấn công đánh đập.

Morihei không hứng thú lắm với việc học ở trường. Ông ta bắt đầu đi làm thêm kiếm sống, ông đã làm qua nhiều công việc khác nhau nhưng xem ra vẫn chưa có công việc gì làm ông thích thú. Và ông ta đã phát hiện ra hứng thú của ông ta là ở võ thuật. Lúc ấy ông đang học Jujutsu tại võ đường Kito-ryu và kiếm thuật tại trung tâm tập luyện của Shinkage Ryu. Tuy nhiên, một sự kiện gì đó đã xảy ra và ông ta phải về nhà, nơi mà sau đó ông ta cưới cô Itogawa Hatsu.

Sau cuộc chiến tranh Nga - Nhật, ông ta quyết định tham gia vào quân đội. Nhưng với chiều cao khiêm tốn chưa tới 1m5, ông đã không phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu của họ đề ra. Nhưng điều đó không làm ông nản lòng, ông ngay lập tức vào rừng tập treo mình trên cây với mong muốn có thể cao thêm chút ít. Và trong đợt tuyển quân kế tiếp đó, ông đã đậu và trở thành lính bộ binh vào năm 1903. Trong khoảng thời gian trong quân ngũ, ông đã gây được sự chú ý của vị chỉ huy và được ông này đề bạt vào Học viện Quân sự Quốc gia. Nhưng ông đã từ chối và sau đó không lâu đã xin xuất ngũ.

Ông đã dời nhà về lại nông trại của mình. Khi ấy ông trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời trước do đã có thời gian phục vụ trong quân đội, và lại mong muốn được rèn luyện thêm. Cha ông đã xây cho ông một võ đường ngay trên đất nông của mình và mời thầy Takaki Kiyoichi nổi tiếng về dạy cho Morihei môn Jujutsu. Ông đã tiếp thu, tiến bộ rất nhanh. Cùng lúc đó ông cũng trở nên thích thú với những cuộc chiến chính trị. Mùa xuân năm 1912, lúc đó ông 29 tuổi, cùng gia đình di chuyển đến một vùng hoang vắng ở Hokkaido. Sau vài năm chiến tranh, khu làng nhỏ ở đó lại trở nên phồn vinh. Và Ueshiba (bắt đầu từ đây sẽ gọi Morihei Ueshiba bằng Ueshiba) bây giờ đã luyện cho mình một cơ thể với những cơ bắp rắn chắc.

Cũng trong thời gian này ở Hokkaido, ông đã gặp Sokaku Takeda, một bậc thầy của môn Daito-ryu Aiki Jutsu. Ueshiba đã không thể đánh lại với ông Takeda, ông lại tiếp tục luyện tập. Sau đó chừng một tháng, ông về Shirataki xây một võ đường mới ở đó và mời ông Takeda đến sống.

Nhưng ngay khi nghe tin cha mình đang bệnh rất nặng thì ông đã bán hầu hết tài sản của mình và giao lại võ đường cho ông Takeda vì ông sẽ không trở lại Hokkaido nữa. Nhưng trên đường về nhà, ông đã buộc phải tạm nghỉ chân tại Ayabe, đây là trụ sở chính của giáo phái Omoto-kyo. Nơi đây ông đã gặp Sư chủ Deguchi Onisaburo. Ông lập tức bị giáo phái Omoto-kyo nơi này thu hút và đã ở lại Ayabe đến 3 ngày. Cha ông đã qua đời. Ueshiba rất khó chấp nhận việc này. Ông quyết định bán toàn bộ mọi thứ kế thừa từ cha ông và chuyển đến vùng Ayabe theo học đạo Omoto-kyo. 8 năm tiếp đó, Ueshiba đã ở tại Ayabe để theo học thầy Deguchi Onisaburo. Ông cũng giảng đạo Phật và là người đứng đầu một đội cứu hỏa của thị trấn nhỏ này.

Deguchi Onisaburo là một người yêu hòa bình, ông ủng hộ một tư tưởng mà vào thời đó là rất phi lý: một thế giới không chiến tranh. Ông đã từng nói "Vũ lực và chiến tranh là những gì bọn chủ đất và tư bản làm được để sinh lợi cho họ, trong khi những người nghèo phải chịu đựng hậu quả của nó.". Đạo Omoto-kyo đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của Ueshiba, đặt biệt là vào đầu những năm tuổi 40, tín ngưỡng đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời và con đường rèn luyện võ thuật của ông. Ông nhận ra rằng bản chất đơn giản của đạo Phật là tình yêu thương vạn vật.

Trong một năm tiếp theo, đã có rất nhiều người đến đây để nghe Ueshiba giảng dạy trong đó có cả những người nổi tiếng. Năm 1927, Deguchi Onisaburo khuyên ông nên bắt đầu rời khỏi Omoto-kyo để đi con đường của ông. Ueshiba đã đến Tokyo và xây một võ đường truyền thống tại quận Ushigome, Tokyo (hiện giờ là trụ sở chính của Aikido Thế giới). Trong lúc võ đường chờ xây dựng, đã có nhiều bậc thầy của các môn võ khác đến thăm viếng. Và họ đã thật sự bị ấn tượng, sau này họ đã gửi học trò của mình đến đây để học.

Năm 1931, "Kobukan" (võ đường Ueshiba xây tại Tokyo) đã hoàn thành. Một Cộng đồng Phật giáo Tiên tiến cũng được thành lập do Ueshiba dẫn đầu. Cho đến khi cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ, Ueshiba vẫn tích cực giảng dạy tại Kobukan, đồng thời ông cũng là trưởng ban huấn luyện cho quân đội và cảnh sát thành phố. Trong 10 năm tiếp theo, tiếng tăm của Ueshiba càng lúc càng lớn và đã có rất nhiều câu chuyện viết về ông. Đứa con duy nhất của ông, Kisshomaru, cũng trở thành một "con mọt sách" như ông đã từng khi còn nhỏ.

Năm 1942, Kobukan đã trở lên vắng người vì cuộc chiến tranh, ông giao lại võ đường cho con là ông Kisshomaru để về vùng quê. Ông đã đến ngôi làng Iwama vùng Ibaraki. Tại đây, ông xây một võ đường ngoài trời khác (hiện giờ chính là Đền thờ Aiki nổi tiếng tại Nhật). Iwama được coi là nơi sinh của Aikido hiện đại. Cái tên "Aikido" - "Môn võ của hòa bình" cũng xuất phát từ đây. Trước thời gian này, nó chỉ được gọi là "Aikijutsu" rồi "Aikibudo", nó chỉ mới là một môn võ chứ chưa phải là một "đạo". Từ năm 1942 đến 1952, Ueshiba tiếp tục củng cố về kỹ thuật và lý luận triết đạo của Aikido.

Sau chiến tranh, Aikido tiếp tục phát triển không ngừng tại Kobukan (nay gọi là võ đường Hombu) dưới sự điều hành của Kisshomaru Ueshiba. Morihei Ueshiba đã trở nên nổi tiếng và được mọi người gọi tôn kính là "O Sensei" (Tổ sư). Ông cũng nhận được rất nhiều huân chương của chính phủ. Cho đến cuối cuộc đời, Tổ sư vẫn tiếp tục "con đường" của mình, vẫn tiếp tục rèn luyện.

Mùa xuân năm 1969, Tổ sư lâm bệnh và nói với con trai Kisshomaru rằng "Thần linh đang gọi ta...". Ông yêu cầu được đưa ông về vùng quê nơi có võ đường của ông. Và ngày 15/04 năm đó, bệnh tình của ông ta đã đến lúc cực kỳ nghiêm trọng. Ông gọi các học trò lại và nói lời giảng cuối cùng: "Aikido dành cho tất cả mọi người. Đừng thực hành Aikido vì những lý do ích kỷ. Hãy đem Aikido đến mọi người ở mọi nơi.".

Sáng sớm ngày 26/04/1969, Tổ sư qua đời hưởng thọ 86 tuổi. Và 2 tháng sau đó, Hatsu, vợ ông cũng qua đời ở tuổi 67. Hài cốt của Tổ sư được đặt tại đền thờ gia đình tại Tanabe. Hàng năm lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 29 tháng 04 tại Đền thờ Aki tỉnh Iwama, Nhật Bản.