PDA

View Full Version : Liên hệ giữa Daito-ryu Aikijujitsu và Aikido



aiki
08-04-2006, 08:44 AM
Tui biên bài này để nói lên sự liên hệ giữa Aikido, Daito-ryu Aikijujitsu nhưng không biết là nên để box 'Giai Thoại', 'aikido tổng quát' hay 'Võ thuật'. Nếu các mod nghĩ nên dời chủ đề này sang 1 box khác cho hợp lý thì cứ tự tiện!

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




Hầu như ai tập aikido cũng biết là Sư tổ của môn phái này là thầy Morihei Ueshiba. Một số khác thì có nghe nói là sư tổ Ueshiba học từ Sokaku Takeda ra, và một số khác thì cũng được nhắc tới là Aikido phát nguồn hay chì là 1 phần của môn võ từ Daito-ryu aikijujitsu.

Tui biên bài này để cho ACE thấy sự liên hệ giữa Aikido, Daito-ryu aikijujitsu. Bài này là tổng hợp từ 1 số bài tui đã sưu tầm từ 1 thời gian khá lâu. Tui không biết sự đúng / sai của nó, nhưng tóm tắt lại đây để ACE biết thêm về mối liên hệ giữa 2 môn võ trên.




Nguồn gốc Daito-ryu.

Theo lịch sử thì nguồn gốc cuả Daitoryu bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 do Yoshimitsu Minamoto và người em Yoshiie, người nối dõi của hoàng đế Seiwa. Hai anh em đã mổ xẻ tử thi để coi và học hỏi những yếu điểm của cơ thể con người : huyệt, khớp xương, v.v.... và áp dụng chiêu thức của 1 số đòn võ cho thêm hiệu quả.


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/saburo.jpg


Yoshimitsu khám phá khái niệm hiệp khí sau khi quan sát cách 1 con nhện nhỏ có thể bắt 1 con mồi to và cái đó tượng chưng cho 1 người nhỏ có thể đánh bại một người bự con hơn mình. Yoshimitsu cũng nhận thấy sự hoà hợp giữa những vũ điệu múa của vũ nữ với tiếng nhạc đệm. Khái niệm aiki/ hiệp khí bắt nguồn từ đó ra.

Cũng theo lời truyền thì tên Daito bắt nguồn từ tên lâu đài mà Yoshimitsu cư ngụ. Từ từ, Yoshinitsu cũng đã áp dụng những điều mới khám phá vô môn võ thuật gia chuyền của phái Minamoto. Môn võ này bao gồm so-jutsu (thương), To- ho (kiếm), and Tai-jutsu (võ tay không), và bắn cung. Từ đó trở đi, môn võ đó đã được ''cha chuyền con nối'' trong giòng họ Minamoto trong vòng mấy thế kỷ.

Một trong những con trai của Yoshimitsu, Yoshikyio, đã di cư tới thành phố Takeda thuộc tỉnh Kai (tên hiện thời là quậnYamanashi), và an cư luôn ở đó. Sau này, con cháu Yoshikyio đổi luôn họ với tên của thành phố Takeda. Từ đó dòng họ Takeda tu bổ và sáng chế thêm nhiều đòn võ gia chuyền. Lúc này thì có nhiều người gọi là binh pháp hơn là võ thuật vì môn võ gia chuyền đó, bao gồm cả chiến thuật bố binh, phục kích, đặc công, công binh v.v... Những môn này được biết dưới tên ''heiho'' và ''gunpo''.

Sau vai thế kỷ hưng thịnh, tới năm 1582 thì con cháu Yoshikyo bị hoàn toàn huỷ diệt khi Takeda Katsuyori, người nối nghiệp cuối cùng của dòng máu Kaigenji Takeda, phải tự sát theo kiểu Seppuku sau khi thua trận chiến với hợp quân của shogun Oda và Tokugawa.



Aikijujitsu và Takeda ryu

Một người họ hàng của Katsuyori, Kunitsugu Takeda đã thoát chết và chốn sang tỉnh Aizu. Kunitsugu đã trở thành 1 cố vấn cho quan Hoshina Masayuki của Shogun Hidetada.

Theo lời truyền thuyết của Daitoryu thì để mưu sống, Kunitsugu Takeda đã truyền lại Daitoryu aikijujitsu cho Hoshina Masayuki, và vị quan này đã phối hợp những kỹ thuật của phái ''Aizu'' với đòn thể của Takeda để áp dụng nơi cung điện.

Xin nhắc lại là luật lệ của phái Aizu thời bấy giờ là không 1 ai có 1 quyền mang bất cứ 1 vũ khí khi vào yết kiến Shogun. Luật này được áp dụng cho 1 số nơi trong cung điện và những người có chức tước chỉ có thể đem theo 1 con dao ngắn (tanto). Cũng vì lẽ đó mà những kỹ thuật tay không và chống vũ khí như tước dao, kiếm, kềm chế của daitoryu rất được ưa chuộng. Những thế võ này được gọi là Oshikiuchi.

Tất cả những kỹ thuật này từ từ được dạy cho những tầng lớp quý tộc của tỉnh Aizu và cho nhóm cận vệ thủ tín của Shogun của tỉnh Aizu.

Kunitsugu cũng là người đứng đầu dòng ''Aizu Takeda'' và cũng chính vì thế nên Daitoryu aikijujitsu từ lúc đó cũng được biết dưới tên là Takeda Ryu.

Bắt đầu từ đây, môn võ Daitoryu đã chia thành 2 nhánh: Daito-ryu được dạy cho quan quyền tỉnh Aizu và Daito ryu vẫn được duy trì trong dòng họ Takeda ở tỉnh Aizu. Để dễ hiểu, tui sẽ gọi Aikijujitsu môn võ được dạy cho Aizu và Takeda-ryu, môn võ của dòng họ Takeda.

Ở tỉnh Aizu, phong chào võ thuật được bành chướng 1 cách rầm rộ. Hơn 90 võ đường được mở trong khắp tỉnh Aizu và 1 võ đường chính thức được mở để huấn luyện cho con cháu tầng lớp quý tộc. Võ đường này, vừa dạy võ, vừa dạy đạo lý, xây vào nằm 1664 và được gọi là ''Nishikan''.

Ở võ đường Nishikan, 5 hệ phái kiếm thuật và 2 hệ phái Jujitsu được dạy một cách chính thức: MizunoShinto-Ryu và Shinmyo Ryu. Một vài môn võ chỉ được dạy cho tầng lớp quý tộc và được gọi là ''Otome ryu'' hay ''Goshikiuchi''. Những môn võ này chỉ được dạy và chuyền cho những gia đình ở 1 địa vị nào đó trở lên, và tuyệt đối cấm không được biểu diễn nơi công cộng hoặc trước mặt là môn sinh của môn võ đó. Aikijijitsu và Aizu Misogucchi ha Itto Ryu là 2 môn võ bắt buộc phải theo quy định này.

Cũng từ lúc đó mà kỹ thuật của Daito-ryu ''Minamoto'' đã được ''trộn lẫn'' với võ thuật của phái Aizu và có thể vì vậy mà 1 số đòn tương tự như những thế võ Daitoryu đã xuất hiện trong 1 số Ryu khác chăng?

Trong vòng mấy thế hệ, 2 ''chi nhánh'' Aikijujitsu và Takeda-ryu vẫn phát triển và được truyền thụ song song với nhau.

(còn tiếp ....)

levan
08-05-2006, 05:48 AM
Hay quá anh aiki, qua bài này biết thêm về gốc gác của aikido. Nghe nói liên hệ giữa O Sensei và Tadeka cũng khá ly kỳ hấp dẫn, mong được đọc trong những phần kế tiếp.

aiki
08-08-2006, 12:17 PM
Bài 2


Sokaku Takeda (1860-1943)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/takedas.jpg



Cho tới giữa thế kỷ thứ 19, Takeda-ryu đã được truyền tới Soemon Takeda (1758-1853), ông nội của Sokaku Takeda.


Về nhánh ''Aizu Aikijukitsu'', thì là Tanomo Saigo (1829-1905)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/121.jpg



là người đã hấp thụ được những ''bí quyết Oshikiuchi'' của phái Aizu. Vì nhiều lý do có liên hệ tới lịch sử Nhật bản và quá dài dòng để nói trong baì này, Tanomo Saigo đã xuống tóc đi tu dưới pháp danh Hoshina Chikanori. (Tanomo Saigo cũng là hoc trò ''văn'' của Soemon Takeda, ông nội của Sokaku).


Sokaku Takeda sinh tại tỉnh Aizu vào ngày 10/10/1860. Ngay từ thuở mới lớn, Sokaku đã được cha (Sokichi Takeda) dạy Bojitsu, Sumo (cha Sokaku là vô địch Sumo taị tỉnh Aizu). Ông nội Soemon, ngoài Takeda Ryu ra, cũng là một võ sĩ gioỉ của 2 trường Mizogucchi Ha Itto Ryu và Koshu Ryu Gungaku, cũng truyền lại cho Sokaku những bí quyết của Takeda-ryu và 2 môn võ kia.



Với thời gian, Sokaku Takeda cũng học thêm Ono-ha Itto-ryu ở võ đường Yokikan dojo với võ sư Shibuya Toba.



Tới năm 1873, Sokaku được cha gửi tới làm Uchi deshi ở võ đường của 1 người bạn, kiếm sỹ Sakakibara Kenkichi. Võ đường naỳ là môn phái Jikishinkage-ryu, có dạy đủ loại vũ khí: Kiếm (ken), côn dài (bo), gậy (jo), cung (hankyu, phi tiêu (shuriken) và thương của hệ phái Hozoin-ryu. Trong vòng mấy năm lien tiếp, Sokaku đã hấp thụ và thuần nhuyễn những vũ khí trên.


Võ đường của Kiếm sỹ Sakakibara Kenkichi cũng là võ đường độc quyền đào tạo những hầu cận của chính quyền. Cũng tại nơi này mà Sokaku đã giao thiệp và học hỏi rất nhiều với và từ nhiều kiếm sỹ lừng danh của Nhật ở thời điểm đó.


Vào khoảng tháng 6 năm 1876, khi người anh của Sokaku Takeda qua đời, trên đường về lại tỉnh Aizu thì Sokaku Takeda đã gặp Tanomo Saigo. Nhờ hữu duyên nên Sokaku Takeda đã được Tanomo Saigo, lúc bấy giờ đã xuống tóc đi tu, chỉ lại cho tất cả kỹ thuật Aikijijitsu của phái Aizu. Tại sao 2 người này gặp nhau thì có nhiều giải thuyết và quá dài dòng để kể nơi đây.


Theo lịch sử, Tanomo Saigo có chuyền võ (Aikijujitsu Aizu) cho nhiều người, nhưng 2 người nổi tiếng nhất là Sokaku Takeda và Shiro Saigo. (hình như là tin này khg đúng sự thật. Tanomo saigo chỉ dạy lễ nghi và khg biết võ. Đọc bài phoỏg vấn thầy Kondo sẽ biết rõ hơn)


Shiro Saigo (1867-1922) là con nuôi của Tanomo Saigo (có lời đồn là con ''rơi'' nữa)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/120.jpg


và được mọi người biết tiếng hắn sau khi ra nhập với Jigoro Kano, sáng lập viên của môn phái Judo hiện tại. Shiro đã thắng tất cả các địch thủ của những môn võ Jujitsu khác khi Judo mới được thành lập và bị họ thách đấu. Tuy là đại diện Judo trong những cuộc thử thách đó, Shiro đã thắng tất cả các địch thủ với những thế võ của Aikijujitsu chứ không phải với những đòn Judo do thầy Kano dạy. (phần chót, dùng thế vọ aikijujitsu khg biết có đúng khg nữa)




Sokaku Takeda
Sau mấy thế hệ, rút cuộc nước đã về nguồn: Sokaku Takeda đã hấp thụ lại tất cả đòn thể của Daito-ryu: Takeda-ryu chính thức của dòng doĩ Takeda và tất cả những thế Aikijujitsu mà đã được ông cố dạy cho phái Aizu khi đi lánh nạn vào thế kỷ thứ 16.



Tóm tắt lại, Sokaku Takeda đã học võ của ít nhất những môn phái sau:

Oshikiuchi của phái Aizu (Oshikiuchi khg phải là võ mà là nghi lễ trong cung)
Takeda Ryu gia chuyền (Daito-ryu)
Jikishinkage-ryu của Sakakibara Kenkichi
Sumo
Ono-ha Itto-ryu của Shibuya Toba
Koshu Ryu Gungaku



Từ năm 1880 trở đi, Sokaku Takeda đã viễn du khắp xứ Nhật và đã tỷ đấu với tất cả các võ sư mà đã chấp nhận lời thách đấu của hắn. Sokaku chưa hề thua 1 trận đấu nào. Theo lời truyền thì khi thách đầu, Sokaku đã cho kẻ bị hắn thách đấu lựa vũ khí và hắn chấp nhận dùng binh khí do địch thủ lựa chọn.



Sokaku tuy không mở 1 võ dường chính thức, đi nay đây mai đó, nhưng đã dạy võ cho hơn 30,000 môn sinh, trong đó có rất nhiều quý tộc. Những môn sinh nổi tiếng và chính thức được Sokaku Takeda cấp giấy chứng nhận (Menkyo Kaiden hay KYOJU DAIRI ) cho phép mở võ đường gồm có:




Bằng Kyoju Dairy:
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/139.jpghttp://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/UeshibaKyojuDairi_b.jpg

Chứng chỉ này được Sokaku Takeda cấp cho những ai đã học và thuộc:
SHODEN MOKUROKU (118 Kỹ thuật),
Aiki No Jutsu (53 Kỹ thuật),
HIDEN OGI (36 Kỹ thuật) http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/s_hidenogi_001.jpg
và GO SHIN'YO NO TE còn được gọi là HIOGI (NO KOTO) MOKUROKU (84 kỹ thuật).
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/moku6.jpg


1. Sato, Kanmi (1902)
2. Shimoe, Shutaro (1903)
3. Harada, Shinzo (1903)
4. Mikami, Tomiji (1907)
5. Sagawa, Nenokichi (1913)
6. Yoshida, Kotaro (1915)
7. Ueshiba, Morihei (September 1922)*
8. Asano, Seikyo (1922)
9. Sagawa, Yukiyoshi (1924)
10. Matsuda, Hosaku (1928)
11. Miyano, Hikojiro (August 1929)*
12. Matsuda, Hosaku (August 1929)*
13. Mae, Kikutaro (1929)
14. Horikawa, Taiso/ Kodo?? (10 January 1930)*
15. Sato, Seishiro (1932)
16. Sato, Keisuke (June 1935)*
17. Hisa, Takuma (October 1936)*
18. Yoshimura, Yoshiteru (1936)
19. Yokoyama, Eijiro (June 1936)*
20. Nakatsu, Heizaburo (1937)*
21. Akune, Masayoshi (1937)*
22. Kawazoe, Kuniyoshi (1937)*
23. Takahashi, Jun'ichi (27 February 1937)*
24. Kusumoto, Koichiro (27 February 1937)*
25. Tonedate, Masao (1937)*
26. Harada, Jozaburo (1937)
27. Togawa, Tadae (1939)
28. Uchida, Suematsu (1939)
29. Tei, Kaichi (1939)


*= những môn sinh nêu trên được kiểm chứng qua giấy tờ. Năm được ghi là năm mà những người này được Sokaku Takeda phát bằng Kyoju Dairy. Tên môn sinh và năm được ghi đàng hoàng trong sổ sách của Sokaku Takeda.




Bằng Menkyo Kaiden
Bằng cấp cao nhất trong giới võ thuật Nhật. Nghe nói là thầy Takeda đã cấp chứng chỉ này cho Takuma HISA, Yukiyoshi Sagawa và Masao Tonedate của võ đường nhật báo ASAHI vào năm 1939. Sagawa làm chưởng môn khi Sokaku Takeda qua đời (1943) và đã nhường chức này lại cho con Sokaku là Tokimune Takeda sau khi Tokimune giaỉ ngũ.



Tonedate là chủ bút của nhật báo Ashahi. Ông này không tập với Sokaku nhiều lắm mà lại được bằng Menkyo Kaiden. Chính vì lý do đó mà nhiều người nghĩ chỉ là tấm bằng danh dự.


Bằng Menkyo Kaiden có 4 cấp. Sau đây là sự so sánh giữa bằng Menkyo Kaiden và hệ thống đai đẳng hiện đại.


Menkyo Kaiden cấp 1 còn được gọi là ''Oku-Iri'', chứng nhận là người có bằng đó đã học những kỹ thuật căn bản và là môn sinh chính thức của môn phái đó. Nếu so với thời đại bây giờ thì bằng này tương đương với 10 năm tập và ít nhất 3 giờ tập mỗi tuần.


Menkyo Kaiden cấp 2 và 3 còn được gọi là Sho-Mokuroku và Go-Mokuroku. Bằng này tương đương với phụ tá HLV và HLV (Fukushidoin và shidoin). Với hệ thống đẳngbây giờ thì cấp này tương đương giữ 5 và 7 đẳng. Bằng này được cấp cho ai thuộc tất cả các đòn (2884 đòn) trong Daitoryu.


Menkyo Kaiden cấp 4 hay Menkyo Kaiden được cấp khi môn sinh đã tinh thông tất cả đòn thế và phương cách truyền thụ. Bằng này tương đương với 8 đẳng.

(còn tiếp ....)

Steven
08-19-2006, 01:06 AM
hay hay !! mình chấm 9 điểm !^^!) mấy cai địa danh NHẬT và tên NHẬT KHÓ NHỚ QUA!^^!:biggrin:

psi_ops2001
08-19-2006, 08:49 AM
nhìn mấy cái bằng cấp hay quá ! ước gì được một cái bằng chính thực lực của mình :bigsmile:

Zen
08-20-2006, 07:53 PM
bài hay wá anh aiki ui :no1: :no1:

aiki
08-20-2006, 08:23 PM
Bài thứ 3 ...

Hisa Takuma: bằng chứng liên hệ giữa đòn Aikijujitsu và Aikido.


Ai muốn biết thêm về sư tổ thì xin đọc bài ''cuộc đơì sư tổ'' do bạn Aikikai đã đăng trong box ''Giai Thoại''. Xin nói tóm tắt là Sư tổ đã học với Sokaku Takeda trong vòng khoảng 7 năm.



Hisa được giới thiệu và học với sư tổ Useshiba trước (1933) và vào năm 1936 thì Sokaku Takeda đã thế sư tổ Ueshiba dạy võ ở võ đường Ashahi.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/sokaku_hisa.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/hisa_oval.jpg



Từ 1933 tới 1936, sư tổ Ueshiba và 1 số Uchi deshi hay tới dạy võ cho Hisa, người phụ trách an ninh cho một nhật báo Ashashi. Tới năm 1936, thì Sokaku tới, tự xưng là sư phụ của Ueshiba và tự thay thế sư tổ.



Đây là ý của những lời lẽ mà Sokaku Takeda đã nói khi tới võ đường cuả nhật báo Asahi, theo lời tường thuật của Hisa. Tui để nguyên văn tiếng Anh cho mấy bạn đọc:

"'Hello in there! Send out the Director of General Affairs. I am Morihei Ueshiba's aikijujutsu teacher, my name being Sokaku Takeda. I hear that despite his inexperience Morihei has been teaching aikijujutsu here. Other places aside, I regard it as a matter of great importance for the honor of Daito-ryu aikijujutsu if poor techniques are taught at the Asahi News under the eyes of the whole world. So I've come from Hokkaido as quickly as I could "



Sau bữa đó thì sư tổ đã lặng lẽ bỏ đi.


Chuyện này chỉ được nói 1 cách qua loa trong nhiều bài nói về những nhân vật này (sư tổ, Sokaku Takeda, và Hisa). Trong tất cả các phỏng vấn với sư tổ hay với những học trò của Morihei Ueshiba, ai cũng đã công nhận là có rất nhiều oái ăm trong sự liên hệ giữa sư tổ và Sokaku Takeda. Sư tổ không hợp với Sokaku, lúc nào cũng tránh gặp mặt và chỉ gửi tiền khi Sokaku tới nơi cu ngụ của sư tổ.


Sau khi xem xét trình độ kỹ thuật của Hisa và các võ sinh khác của nhật báo Ashahi, Sokaku Takeda đã bỏ phần kỹ thuật căn bản và dạy những kỹ thuật khó hơn.


Cũng nhờ Hisa mà tới giờ còn lưu chuyền lại 1 số hình của nhiều thế võ Daitoryu vì lúc học với Sokaku Takeda, Hisa có đủ dụng cụ để chụp hình vì vào những năm 1930, phương tiện chụp hình không dễ dãi như bậy giờ.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/hisa.gif http://www.daitoryu.fi/KUVAT/takeda2.jpg


Theo lời tường thuật của Hisa, Sokaku Takeda chỉ cho Hisa rất nhiều đòn, nhưng mỗi đòn thì chỉ đánh đúng 1 lần cho Hisa coi. Khi Hisa hỏi thêm chi tiết thì Sokaku Takeda nổi giận. Chính vì vậy và để hiểu thêm, Hisa đã nhờ 1 số đồng môn/đệ tử ghi nhớ kỹ những kỹ thuật được chỉ, và sau mỗi buổi tập, Hisa dẫn Sokaku đi tắm và trong lúc đó thì những môn sinh chụp hình những đòn mới tập hôm đó.


Sokaku khá ngạc nhiên khi thấy võ sinh của nhật báo Ashahi thuộc những đòn đã được dạy 1 cách khá nhanh chóng. Ông ấy hoàn toàn không biết là họ đã chụp hình những kỹ thuật đã được day.


Sau đó, Hisa kết nhập các đòn của Sokaku và của sư tổ Ueshiba theo 1 cách riêng của Hisa. Những hình đó được sắp xếp trong 11 cuốn sách.

Cuốn 1 tới 6 là kỹ thuật được sư tổ Ueshiba truyền dạy,
Cuốn 7 tới 9 là kỹ thuật của Sokaku Takeda
Cuốn thứ 10 là kỹ thuật của cảnh sát
Cuốn thứ 11 là kỹ thuật tự vệ cho phụ nữ (self defense)



Hisa cũng đã quay 1 cuốn phim 16mm, tựa đề BUDO vào năm 1936 với những thế đánh của Sư tổ và của Sokaku. Tuy có rất nhiều đòn Aikijujitsu trong cuốn phim đó, nhưng vì đã tập với Ueshiba trong vòng 3 năm (1933-1936), và vì thầy Sokaku không chỉ lại căn bản, nên tuy đánh đòn Aikijujitsucủa Sokaku nhưng cách đánh lại khá ''tròn'' và ''trôi chảy'' như của aikido ''hiện tại'' chứ không ''trực tiếp'' như kiểu của Aikijujitsu.


Ai coi cuốn phim đó cũng đã thấy đòn thế cuả aikido đã bắt đầu khác các đòn của Daitoryu ngay vào giũa thập niên 30, chứ không phải chỉ vào thập niên 1950 như nhiều người đã nghĩ.


Sự thay đổi này xẩy ra giữa những năm 1930 và 1933. Năm 1930, khi thầy Mochizuki được gửi tới học với sư tổ, các thế đánh khá trực tiếp như đã thấy trong các đòn Aikido Yoseikan. Cò nhiều người nói là vì thầy Michizuki chỉ học khoảng 1 năm với sư tổ (Hisa học 3 năm) nên chưa hấp thụ được kiểu đánh ''tròn'' ....




Daitoryu Aikijujitsu có gần 3000 đòn, và tuy rằng Sokaku Takeda đã dạy cho rất nhiều môn sinh. nhưng cách dạy của Sokaku không được thống nhất. Sokaku dạy tùy theo cảm hứng của hôm đó và vì vậy có rất nhiều võ đường thời nay, tuy là có nguồn gốc với Daitoryu AIkijujitsu nhưng những đòn thể hoàn toàn khác nhau.


Sokaku Takeda được mạnh danh là người làm sống lại (reviver) môn phái Daito-ryu Aikijujitsu, vì ông ấy đã quản bá và đem những bí quyết của môn võ này ra chuyền bá cho khá đông người, tuy thuộc thành phần khá gỉa, nhưng không còn giữ nó trong 1 tính khúc gia truyền và ''bí mật'' nữa.


Sau khi Sokaku Takeda qua đời thì Yukiyoshi Sagawa lên thế trong vòng 1 thời gian ngắn và đã nhường ngôi chưởng môn lại cho con trai Tokimune Takeda (1916-2 December 1993).

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/daitoryu/054.jpg

Khi Tokimune qua đời vào năm 1993 thì môn phái này đã bị chia rẽ trầm trọng. Người đang nắm chức chưởng môn bây giờ là Kondo Katsuyuki. Có rất nhiều éo le khi Kondo Katsuyuki lên chức vụ này.



Bây giờ Daitoryu Aikijujitsu có khá nhiều hệ phái (tên gọi chính thức). 1 số hệ phái bành trướng khá lớn trong khi đó thì 1 số khác chỉ có vài võ đường ở Nhật mà thôi.


1. Daito-ryu aikijujitsu (còn được gọi là Takedaden Daitoryu Aiki Budo) do Kondo Katsuyuki đứng đầu 1 thời gian, chi nhánh chính thức từ gia đình Sokaku Takeda. Hệ phái này được Tokimune Takeda, con trai của Sokaku Takeda, thành lập vào năm 1975 và là nhánh ''lớn nhất'' về Daitoryu AJJ. Sau khi Tokimune Takeda lâm bệnh và qua đời, hệ phái này đã chia rẽ trầm trọng và không biết trong tương lai có ai sẽ làm chưởng môn hay không? (rất nhiều politic không tiện nói ra ở đây)

Daito ryu Aiki Budo do Nobuko Yokoyama, con gái của Tokimune Takeda thành lập sau khi cha cô ấy qua đời và chức chưởng môn ''lọt'' vô tay của Kondo Katsuyuki.

Nihon Daitoryu Aiki Budo Daito Kai do Shigemitsu Kato, học trò của Tokimune Takeda thành lập

Shimbukan do Katsuyuki Kondo, học trò của Tokimune Takeda đứng đầu. Theo lời truyền thì sau 1 vài cuộc cãi vã lớn, Katsuyuki Kondo đã tách ra khỏi Daito-ryu aikijujitsu và lập ra hệ phái này.

Gidokai do Hideo Hoga, học trò của Mae Kikutaro và Tokimune Takeda thành lập.


2. Daito-ryu aikijujitsu Roppokai ở Dan Mạch, do Okamoto Seigo sáng lập vào năm 1980. Nhánh này phát nguồn từ thầy Horikawa, Taiso/ Kodo (số 14 ở danh sách trên)


3. Aikijujitsu Daitoryu Takumakai do Mori Hakaru làm chưởng môn. Phái này phát nguồn từ thầy Hisa Takuma (số 16 ở danh sách trênDaito-Ha AikiBudo hay Takeda-ryu, phát nguồn từ chi nhánh ''Aizu''/ Tanomo Saigo /Shiro Saigo. Lạ thay, môn phái này thì mạnh ở Mỹ châu và Âu châu hơn cả Nhật ????

Từ Hisa Takuma còn có những ''chi nhánh'' nữa (do học trò đứng ra thành lập):

Hakuhokai
Daibukan


4. Sagawa-ha do Yukiyoshi Sagawa, học trò của Sokaku Takeda đứng ra thành lập.


5. Renshinkan do Toshimi Matsuda, học trò của Sokaku Takeda đứng ra thành lập.


6. Senpukai do Sumiyoshi Yamamoto, học trò của Sokaku Takeda thành lập.


7. Và vô số hệ phái khác như Tendokai, Shouyoukan, Shodokai, .... cũng lấy tên là Daitoryu aikijujitsu, Takeda ryu, và cũng bắt nguồn 1 cách xa hay gần với Sokaku Takeda hay học trò của ông ấy.


(còn tiếp ...)

psi_ops2001
08-21-2006, 11:25 PM
đoạn phim BUDO em có gửi cho anh cucat và anh zen coi áh !! đánh y chang kỹ thuật AIKIDO bây giờ :bigsmile:

aiki
09-03-2006, 04:48 PM
Bài thứ 4:


Những oái ăm giữa Aikido và Daitoryu-Aikijujitsu


Aikido tuy bắt nguồn từ Daito-ryu aikijujitsu, nhưng nhờ đầu óc quảng bá và quản lý của Dạo chủ Kisshumaru nên được bành trướng lớn mạnh trên thế giới. Tới giờ phút này, ngoaì Judo ra, ít có môn võ nào có thể nói là có 1 tổ chức chặt chẽ như aikido aikikai.

Như mọi người thấy, Daito-ryu aikijujitsu (DRAJJ) đã có từ cả thế kỷ nhưng chỉ tới năm 1975 mới trở thành 1 môn võ/ hệ phái chính thức, có 1 hệ thống quản lý.

Theo ý kiến cá nhân, tuy đòn Aikijujitsu rất hay và hiểm, nhưng vì gia đình Takeda là nhà võ nên không biết duy trì và quảng bá môn võ đó. Lúc Sokaku Takeda còn sống, nhờ tiếng đồn và oai phong của thầy nên môn võ được biết.

Ngược lại, Aikido của sư tổ tuy cũng rất hay, nhưng nhờ đạo chủ Kisshomaru biết phổ biến (marketing) và quản lý nên đã bành trướng mạnh hơn DRAJJ.

Theo lời của Tokimune Takeda, con của Sokaku Takeda, thì Sokaku công nhận là sư tổ Useshiba là người học trò giỏi nhất trong tất cả các học trò của Sokaku và khi nói tới võ công thì lúc nào Sokaku cũng nhắc tới Ueshiba.

Trong phong tục Á đông, cái tâm lý ''uống nước nhớ nguồn'' rất là quan trong và có thể vì lẽ đó nên có khá nhiều người không thích Sư tổ. Tui chỉ nêu lên những gì đã đọc thấy để cho các bạn tham khảo và tự quyết định lấy, chứ không có ý phê bình, chê bai hay nói ai đúng ai sai hết.



Sau đây là những ''việc lớn'' mà gia đìnhUeshiba hay bị chỉ trích:

- Đổi tên môn võ thành Aikido lúc Sokaku Takeda lâm bịnh nặng. Không biết có phải là trùng hợp hay không nhưng Sư tổ đặt tên môn võ thành Aikido khi Sokaku bị liệt nửa ngưòi sau cơn đau tim (stroke). Xin nhắc lại là trước khi trở thành Aikido chính thức, môn võ của sư tổ được biết và kêu dưới nhiều tên khác nhau: Ueshiba-ryu, Ueshiba Juku Aikijujitsu, Aikibujutsu, Kobukai aikido, Tenshin Aikibudo, Takemusu và cuối cùng là Aikido. Aikido được ''đăng ký'' chính thức vào năm 1942 ở hiệp hội Butokukai. Tổ chức Butokukai là cơ quan kiểm soát tất cả các môn võ tại Nhật trong đệ nhị thế chiến.


-Nói xấu về Sokaku Takeda. Những tính xấu về Sokaku Takeda đều nằm trong những sách nói về sư tổ. Có thể những thói đó là chuyện thật, nhưng có thể là dân Á đông không chấp nhận học trò ''phản hay chê'' sư phụ. Sokaku bị những tiếng ''xấu'' sau:

Vô học. Chuyện này là chuyện thật. Sokaku cho tới lúc chết, không biết viết và đọc chữ.
Ác, giết người như trở bàn tay.
Ham tiền và không tin người. Trong nhiều sách trích từ nhiều bài phỏng vấn với sư tổ, nhiều nguồn đã nói là Sokaku Takeda đã lấy tiền thù lao khoảng mấy trăm Yen (số tiền đó, bây giờ tương đương tới cả ngàn đô la), nhưng trong sổ sách ''kế toán'' của Sokaku thì chỉ là 10 Yen cho 10 ngày tập và mấy chục ký gạo (bên Nhật hồi xưa có thể trả tiền học bằng gạo).

Nhiều người nói là sư tổ không thích Sokaku Takeda vì Sokaku ''lợi dụng'' sư tổ nhiều wá. Có nhiều sách đã nói là sư tổ đã xây hay nhường căn nhà của sư tổ cho Sokaku, hay Sokaku đã tự tới nhà sư tổ ăn ở trong vòng mấy tháng.


- Không chấp nhận hay nhắc nhở tới nguồn gốc của Daitor-ryu trong Aikido. Hình như là đạo chủ đã nói là Aikido khác DRAJJ trong 1 số bài viết. Theo sổ sách kế toán của Sokaku Takeda thì sư tổ vẫn đi ''seminar'' với Sokaku cho tới cuối thập niên 30 (như vậy là gần 20 năm tập).




Theo nhận xét của tui thì sau khi sưu tầm khá nhiều bài và sách về DRAJJ và Aikido thì có 1 số người như có vẻ ganh tỵ sự thành công và bành trướng của Aikido hiện tại. Những nguời chính của DRAJJ trong chuyện này (ví dụ con của Sokaku, 1 số nhân vật chính trong DRAJJ hiện nay, v.v...), thì điềm đạm hơn 1 số tác gỉa. Họ chấp nhận là mỗi người có 1 cá tính khác nhau và tới 1 lúc nào đó trong đời sống, mỗi người có thể có 1 cách suy nghĩ và 1 đường hướng riêng. Và họ đã nghĩ như vậy về sư tổ và không có hờn giận gì hết. Họ chỉ nói là những đòn Aikido hiện tại không thực tế so với những đòn ''cũ'' thôi.


Câu nói trên công nhận khá đúng! Từ hồi aikido được gọi là ''võ tình thương'' thì tui có cảm tưởng nhiều người không coi Aikido như là 1 môn võ nữa! Cá nhân tui khi đi tới nhiêu võ đường Aikikai, cũng thấy ''nhột nhột'' chút xíu với cách tập ở một vài nơi.

Có 1 thầy đã nói (tui không nhớ là thầy nào nói hay đọc ở đâu nữa) là khi tập võ, nên kiếm thầy hay HLV nào mà đã học môn võ đó từ lúc trẻ với 1 thầy giỏi, và đang ở trong tuồi ''trung tuần'' vì lúc đó là lúc những võ sư đang ở ''tuyệt đỉnh'' về thể lực lẫn đòn thế của môn võ mình đang học.



Họ nói như vậy khi ví những đệ tử giỏi và sư tổ! Lúc sư tổ khoảng 50 t là lúc sư tổ có nhiều học trò giỏi và cũng là lúc mà Aikido được mọi người kính nể về kỹ thuật và thực tế. Khi Sư tổ về gìa (1960 trở đi), ai cũng vẫn sợ và nể sư tổ, nhưng các đòn thế đã ''trở thành quá hiền'' và không còn thực dụng nữa!

1 vài thầy hay nhắc là Aikido là võ và võ thì phải gây ấn tượng và có hiệu quả! Nhiều thầy sau khi coi 1 số biểu diễn của Aikido giữa 2 võ sinh ''tâm đầu'' hay đã tập với nhau 1 cách quá thân thuộc và ăn khớp như 1 đôi thí sinh thi đua nhẩy đầm, đã đâm ra chán nản và đã nói : Aikido là võ chứ không phải là nhẩy đầm. Nếu ai thích Yoga thì sẽ học Yoga, ai thích muốn múa hay nhẩy đầm thì sẽ lấy lớp muá hay nhẩy đầm, nhưng họ sẽ không vô lớp Aikido để học Yoga, muá hay nhẩy đầm đâu! Aikido là võ, và võ phải có hiệu quả!!!

(còn tiếp ....)

levan
09-03-2006, 08:42 PM
Đọc câu anh aiki tô đậm và gạch dưới thấy thật khoái ! Nói thiệt, trước giờ tui thấy chữ ''Võ tình thương'' nghe thật chướng tai và kỳ quái ! Võ đạo của các môn phái lớn, dù là Nhật, Hàn, Tàu hay Việt đều đề cao tinh thần thượng võ, tránh mọi đụng chạm không cần thiết, không gây sự v.v... nhưng nếu phải ra tay thì phải dứt khoát và hiệu quả. Võ đạo như vậy thật đẹp và minh bạch. Hồi đầu năm nay 2 thầy Sugano, Yamada cùng đạo chủ Moriteru có sang chủ trì buổi tập huấn tại Melbourne (Úc). Khi trả lời câu hỏi của một tạp chí võ thuật về việc "aikido là gì ?", một trong 3 vị đã nói đại khái thế này "aikido là aikido, aikido không hẳn là một môn võ, nếu nghĩ aikido là võ thì tầm nhìn sẽ bị giới hạn !". Hay tâm thức phải được khai mở ở một mức độ nào đó rồi mới cảm nhận được thế nào là ''Võ tình thương'' ?

aiki
09-03-2006, 09:54 PM
Anh Levan biết không, đối với tui võ là võ, chứ chả có võ tình thưong gì hết ráo! Hiền hay khg là tùy mình!

Với tui, muốn tiến bộ trong Aikido thì mình phải biết đòn nó hiểm ra làm sao! Như Ikkyo, đòn căn bản, rất nhiều người khi kết thúc là để tay Uke xuống đất liền! Tui thì lúc nào cũng kê cánh tay Uke lên đùi để nếu gặp Uke láu cá hay lôi thôi là 'a lê hop' bye bye cái chùi chỏ! tui kèm uke cứng ngắc, và sau đó tui mới đẩy tay Uke xuống đất như mình hay thấy!

Trong tất cả mọi đòn, khi tui tập lúc nào tui cũng nghĩ như sau:

- Khi làm Nage, tui xem lúc nào có thể atemi địch và để ý xem sơ hở của mình là chỗ nào và lúc nào tui cũng hoỉ Uke xem liệu hắn có thể phản đòn vô mấy chỗ tui nghĩ là hở

- Khi làm Uke, lúc nào tui cũng nghĩ tới làm sao phản đòn! Cảm nhận những chỗ tui cảm thấy có thể thoát được và ráng tránh những lỗi đó khi tới lượt tui làm Nage.

Tui tập như vậy trong vòng 5-6 năm.Tới lúc đó, khi tui thấy là mỗi lần vô đòn mà Uke bị 'dính đòn' cứng ngắc thì lúc đó tui mới nghĩ tới 'nhẹ tay' và kềm chế.

Đối với tui 'võ tình thương' là mình c1 thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo mình. Cái khác giữa Aikido và mấy võ khác là chỗ đó thôi (theo định nghĩa nông cạn của tui). Mấy võ khia thường thường là hạ địch không à!

Tập aikido mà khi nghĩ ngay từ lúc đầu là 'võ tình thương' thì sẽ chả đi xa đâu! Lõ đụng chuyện mà phải dùng tới võ thì sẽ bị đánh phù mỏ luôn đó! Tui biên câu này, mấy người đừng có hiểu lầm và nghĩ là tui khuyến khích mấy người mới tập, đánh vũ phu đâu nhe, nhưng chỉ khuyên là nên nhìn 1 cách thực tế chút xíu!

Guest
09-03-2006, 11:01 PM
Anh Levan biết không, đối với tui võ là võ, chứ chả có võ tình thưong gì hết ráo! Hiền hay khg là tùy mình!
Tui thì lúc nào cũng kê cánh tay Uke lên đùi để nếu gặp Uke láu cá hay lôi thôi là 'a lê hop' bye bye cái chùi chỏ! tui kèm uke cứng ngắc, và sau đó tui mới đẩy tay Uke xuống đất như mình hay thấy!


Đọc câu trên thấy Anh Aiki.... tàn nhẩn quá... lạnh lùng quá...hehehe !!! Nói vui thôi chứ như vậy mới đúng là tập võ, Akikai ở chổ tui tập... Mấy ông thầy kêu... Thấy mắt đối thủ có vẻ đau, thua là mình nên nương tay... để đúng nghĩa với võ Harmony...

Nếu anh Aiki va Levan có đi coi tụi Muay Thai đánh nhau trên đài ở Phuket ! Mấy anh sẽ thấy hàng chử "Muay Thai Toku Kihoom Mon" tức là "Quyền Thái bằng ánh mắt từ bi" treo lùng lẳng ở chổ bán vé... Quỳ lạy Phật trước khi đấu... Sau đó đánh nhau gần chết máu me tùm lum...Võ từ bi mà "Từ bi" kiểu đó không ham rồi !!!!

Thân mến.

:friends: :friends:

fourever
09-03-2006, 11:31 PM
Anh Aiki viết bài hay lắm :no1: :no1:
Khi thấy anh Levan cùng với anh nói chuyện về môn võ tình thương, tôi xin mạn phép góp chút ý kiến vào.

O'Sensei thường nói Aikido là "loving protection of all things from God", tôi xin dịch ra là tình thương bảo toàn cho muôn vật của thượng đế. Từ quan niệm trên, O'Sensei chọn lựa và không dùng các chiêu thức trong Jujutsu hay từ Aikijutsu tạo ra sự tổn hại cho đối phương một cách hoàn toàn (irreversible).
Tất cả những khóa tay chân trong Aikido luôn luôn trải qua giai đoạn kiềm chế tạo ra sự đau đớn rồi từ từ mới đến trạng thái đưa đến gảy tay chân. Nhiều chiêu thế khóa tay trong Judo, Jujutsu sẻ làm Uke gảy trước khi cảm nhận được sự đau đớn. Nếu Nage dùng các chiêu thức nầy, Nage không còn phương cách nào khác ngoài sự bẻ gảy cánh tay của Uke. Nói theo sinh hoạt hằng ngày, Aikido giống như máy nhạc ta có thể chỉnh mức độ to nhỏ, so với một số võ phái khác, chỉ có 2 tầng, OFF và ON. Trong Aikido khi ta chỉnh mức độ to, sự nguy hiểm cũng giống như mức độ ON của các môn võ khác thôi. Do đó võ tình thương nầy không có nghĩa là kém hiệu quả. Cũng giống như chiêu thế của O'sensei từ những năm 1930s rồi thay đổi dần qua những năm 50s và 60s. Có người cho là nó kém hiệu quả, có người thì cho rằng chiêu thế trưởng thành (mature) hiệu quả còn cao gấp bội và không còn các sơ hở như lúc xưa.

Cám ơn anh Aiki lắm, tôi được biết thêm nhiều chi tiết thú vị :bigsmile:

NgDaLat
09-04-2006, 08:29 AM
Đối với tui 'võ tình thương' là mình c1 thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo mình. Cái khác giữa Aikido và mấy võ khác là chỗ đó thôi (theo định nghĩa nông cạn của tui).

Có người dạy tui là: 'võ tình thương' là mình có thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo đich thủ. Đich thủ muốn chết thì cho nó chết. Nó muốn sống thì để cho nó sống.

Đến bây giờ tui cũng chưa cảm được thế nào là võ tình thương.

claude.huynh
09-04-2006, 01:41 PM
C.H xin góp ý kiến nhe!
C.H tập aikido chưa lâu nên cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của "võ tình thương" là thế nào. Nhưng theo suy luận nông cạn của C.H thì "võ tình thương" là điều mà O.sensei mong muốn các võ sinh luôn tâm niệm. Tuy ai cũng cảm thấy vô lý nhưng đó là tinh thần của aikido. Aikido luôn nhấn mạnh sự hòa hợp của thể xác và tinh thần. Aikido là một cũng là một môn võ nhưng điểm khác biệt nhất của aikido với các môn võ khác chính là tinh thần dựa trên tình thương yêu vạn vật của aikido. O.sensei luôn nhắc nhở rằng "không nên gây ra những thương tích đáng tiếc cho đối phương": đó chính là tình thương. Không ai cấm việc tự vệ bản thân nhưng cũng đừng vì vậy mà ra tay quá nặng "tha được thì cứ tha". Nếu ta có thể công nhận điểm này thì ta mới thật sự đi trên con đường của aikido. :neutral:
Đây là cảm nhận của C.H. Nếu có gì không đúng xin mọi người chỉ bảo thêm. :friends:

beginer
09-04-2006, 08:44 PM
Cảm ơn anh Aiki vì đã cho nhiều thông tin về lịch sử và mối liên hệ của Aikido và những môn khác.Vì thấy các anh nói về quan điểm "võ của tình thương" nên cũng nhào vô chút xíu!
Mỗi người có cảm nhận khác nhau và mục đích tập luyện Aikido khác nhau, tuy nhiên theo ngu ý của tôi thì có lẽ đến giờ phút này Aikido phát triển thành một phong trào mạnh tại các nước phương tây là một phần rất lớn nhờ vào tôn chỉ của Aikido là "tình thương và sự hòa hợp".
Qua nhiều bài viết của các anh có thể thấy rõ ràng Aikido hiện đại ngày nay những đòn thế hiểm phục vụ chức năng chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù đã được loại bỏ vậy thì không thể nói những người đến tập luyện Aikido với mục đích tìm kiếm những thế võ hiểm phục vụ chiến đấu.
Có lẽ tất cả các anh chị đều đồng ý với tôi rằng không gì quí hơn sự sống mà tự nhiên ban cho, dù đây đó cuộc sống có vất vả, đau khổ, bệnh tật thì bản thân mỗi chúng ta vẫn cố vươn lên cho sự sống hoàn thiện hơn.
Nói thì nói vậy nhưng để đạt được mục đích "tình thương và sự hòa hợp" thì sự rèn luyện bản thân trong cuộc sống hàng mỗi giây mỗi phút đều trở nên quan trọng và không biết liệu lúc chết mình có ngộ ra điều đó là gì hay không nữa!
Chia sẻ một chút cùng các anh.
Thân

aiki
09-20-2006, 08:18 PM
Bài chót ...


Sau đây là sự khác biệt giữa Aikido và daitoryu Aikijujitsu:


Đòn DRAJJ bắt nguồn từ kiếm ra. Kiếm thuật của DRAJJ là theo phái Ono-ha Itto-Ryu. Muốn hiểu và thành công đòn tay của DRAJJ thì phải biết đòn kiếm. Đòn kiếm đầu tiên của Ono-ha itto Ryu cũng là đòn tay đầu tiên của DRAJJ. Bên Aikido hồi xưa, sư tổ không bao giờ nhắc hay đả động tới đòn kiếm. 1 số võ đường vẫn còn giữ cách dạy này cho tới bây giờ.


Bên DRAJJ, Ikkajo có 30 thế: 10 thế ngồi, 5 thế quỳ, 10 thế đứng và 5 thế tư đằng sau (ushiro). Mỗi một thế có tên riêng. Tất cả các đòn Ikkajo bắt nguồn từ 1 đòn căn bản tên là Ippondori. Ikkyo bên Aikido chỉ là đòn Ippondori.


Đòn Nikkyo và Sankyo bên Aikido cũng chỉ là 1 đòn bên DRAJJ. Tương đương là Nikkajo và Sankajo (cũng khoảng 30 thế khác nhau).


Yonkajo bên DRAJJ thì có 15 thế, trong khi Gokajo thì có 13 thế. Khi học xong các đòn từ Ikkajo cho tới Gokajo thì võ sinh sẽ được bằng SHODEN MOKUROKU (118 Kỹ thuật).


Tóm tắt lại, từ 118 kỹ thật DRAJJ, khi sang aikido, chỉ còn 5 đòn : Ikkyo, nikkyo, Sankyo, Yonkyo và Gokyo.


Tất cả những đòn này có luôn những đòn chống vũ khí như, Kiếm, gậy, dao và 1 số vũ khí khác hay được dùng vào thời gian đó.


Bên DRAJJ thì khi quăng địch thủ, có thể quăng 5 hướng (đông, tây, nam, bắc và ngay ở giữa). Các đòn Ikkajo, Nikkajo và sankajo cũng có thể quăng 5 hướng như mới nói.


1 đặc điểm của DRAJJ là quăng địch thủ trong lúc đứng dậy (đang ngồi và quăng khi đang đứng). Những hệ phái khác thì có đòn ngồi, đòn đứng chứ không có từ ngồi thành đứng.


Đòn nào trong DRAJJ cũng có atemi. Atemi nằm trong chương trình của DRAJJ. Trong chương trình có nghĩa là tập đấm, đá, chem., v.v.... Bên aikido thì không có dạy 1 cách chính thức.


Bên DRAJJ thì những thế đánh lien hoàn. Ví dụ đánh ngã địch thủ, và kết thúc với 1 hay 2 kỹ thuật khác, và vì áp dụng lúc xưa nên rất ít khi ''tha thứ''. Những đòn kết thúc thường thường là cưá cổ, đánh gẫy xương hay làm bong gân địch thủ. Đòn Aikido thì đánh từng đòn một và kết thúc khi Uke xuống đất (khoá tay là cùng).


Đòn DRAJJ hay có màn cứa cổ. Tuy thời buổi bây gìơ không còn ''man rợ'' nữa, nhưng DRAJJ lúc nào cũng nhắc các võ sinh phải sẵn sang và nên đề phòng địch thủ. Các đòn lúc nào cũng phải mạnh mẽ và võ sinh lúc nào cũng được nhắc nhở tới, vì vậy cách tập của DRAJJ tương đối khá ''vũ phu'' so với Aikido.


DRAJJ gọi đòn quăng Kokyunage là Aiki Nage. Đòn Tenchinage bên Aikido chỉ là 1 thế của Aiki nage bên DRAJJ.


Đòn Koshi nage bên aikido thì được gọi là Koshi Guruma.


Những người đã học DRAJJ thì nói là đòn Aikido không thực tế.


Trong DRAJJ không có randori. Cách tập tương đương với Randori là như sau: Uke phải tấn công (atemi hay đá) liên tiếp/ liên hoàn Nage phải né, đỡ, chụp tay/khoá tay hay nhập nội để quăng và tuyệt đối không có quyền atemi lại! Cách tập này khá ''mạnh bạo'' và bị thương là chuyện thường tình.




Sau đây là 1 chuyện thật đã được 1 HLV Aikido người Anh kể lại về sự khác biệt giữa cách tập Aikido aikijujitsu và aikido tân thời.

Vào 1 ngày đẹp trời của năm 1957, người HLV này (lúc đó đang học Judo và Karate với thầy Kenshiro Abbe ở Anh Quốc) được sư phụ Abbe cho hay là vừa nhận được thư của sư tổ Ueshiba cho phép Sensei Abbe dạy Aikido cho bất cứ người nào thích học Aikido ở Anh Quốc.

Lúc đó ở xứ này thì chưa có ai nghe tới môn võ này, và 1 trong những người học trò chính của thầy Abbe đã ''gom góp'' 1 số ít võ sinh Judo của thầy Abbe để lập 1 nhóm võ sinh ''nồng gốc'' Aikido tạo Anh quốc.

Nhóm này gồm tất thẩy 8 người! Sau 1 thời gian luyện tập gắt ghe, thì những người này đã được thầy Abbe cấp đai đen. Cách luyện tập lúc đó rất khắt khe và chú trọng vô thể lực (ví dụ 200 cái hít đất, chạy bộ vài cây số, ...) và kỹ thuật của Aikijujitsu mà thầy Abbe đã được Sư tổ dạy lúc trước.

Thầy Abbe áp dụng cách tập mà thầy đã ''nếm'' khi còn là học trò của sư tổ :

Vô đòn thì đánh hết mình (không có võ tình thương gì hết ráo)

Khi làm uke thì không để Nage quăng mình một cách dễ dàng, chỉ nên té khi không còn cách nào khác.

Khi làm Uke hay nage, đánh mạnh là 1 cách để chứng tỏ sự nể nang của võ sinh đối với thầy hay bạn tập vì mình không ''khinh bỉ'' họ!

Cách dạy của thầy Abbe cũng rất nghiêm. Thầy hay dùng cây kiếm tre (shinai) trong lúc dạy. Thầy hay nói : ''Anh văn của tao có thể kém, nhưngcây shinai này nói tiếng Anh rất lưu loát''. Đối với thầy Abbe, thầy có thể nhắc cả chục lần nhưng võ sinh vẫn không nhớ, nhưng khi cây Shinai nói 1 lần là võ sinh ''nhớ'' liền. Và như vậy thầy dạy, và cho tới ngày nay, những đệ tử ruột của thầy Abbe cũng áp dụng cách đó luôn với những người đai cao.

Thầy Abbe hay nhắc nhở là Nage phải vững (good posture and balance), và Uke cũng phải vũng luôn trong thế công để cho thực tế chút xíu.


Khi 8 người này được đai đen thì họ được gửi đi khắp nước Anh để biểu diễn và quảng bá môn võ này với mục đích thu nhập thêm võ sinh. Những người này bỏ cả việc làm và xả thân vào việc quảng bá Aikido. Họ đi nay đây mai đó, kiếm việc làm part time và biểu diễn Aikido.

Lúc đó thì không có seminar và 8 người nồng cốt đó chỉ biết những kỹ thuật mà thầy Abbe đã chỉ. Với thời gian thì những người này được lên đai và số môn sinh aikido cũng tăng lên chút xíu.

Tới 1 hôm thì thầy Abbe mời thầy Masahiro Nakazono từ Nhật sang để tập huấn. Đây là lần tập huấn đầu tiên mà những võ sinh Anh tham dự. Seminar lúc đó không như bây giờ. Seminar lúc đó y hệt như seminar lúc trước chiến tranh, có nghĩa là 2 tuần seminar liên tiếp chứ không phải 1-2 ngày vào cuối tuần như bây giờ.

Các võ sinh đều ''le lưỡi'' khi tham dự 2 tuần seminar đó. Mỗi ngày họ tập 3g buổi sáng, 3 giờ buổi trưa, và từ đai đen trở lên, thì thêm 3g vào buổi chiều. Có nghĩa là 9g tập/ ngày. Trong kỳ seminar đó, chấn thương là chuyện thường ....

Khi cho seminar, thầy Nakazono bị shock vì thấy tất cả võ sinh của thầy Abbe ''không nể nang'' thầy tí nào. Thầy Nakazono vì từ Hombu sang nên đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật Aikido ''tân thời'' chứ không áp dụng những cách đánh của Aikijujitsu nữa! Chính vì vậy thầy mới bị shock vì tưởng là những võ sinh muốn ''thử sức'' thầy.

Nhưng sau khi được thầy Abbe giải thích thì chuyện đâu đã vào đó. Tất cả các người tham dự seminar cũng đã phải thay đổi cách tập của họ để cho đúng ''tiêu chuẩn'' của Hombu dojo. Tất cả những người tham dự buổi seminar đều thấy sự khác biệt của cách tập và của đòn thế Aikido! Daitoryu thì mãnh liệt và ''không tha thứ'', trong khi aikido tân thời thì ''lưu loát, nhẹ nhàng'' nhưng vẫn mạnh mẽ như thường.

Sau kỳ seminar đó thì tất cả những đai đen mà được thầy Abbe thăng đai đã phải thi lại để theo đúng tiêu chuẩn của Hombu. Trong số 8 người ''nồng gốc'' thì chỉ có 1 người bị ''lọt sổ'' và tất cả mọi người đều bị xuống ít nhất 1 cấp (có nghĩa là từ 2 dan xuống 1 dan).

Đa số những người nồng gốc đó bây giờ tui đã gìa, nhưng vẫn giữ và nhớ 1 phần cách tập và đòn thế Aikijujitsu của thầy Abbe. Họ vẫn dùng và áp dụng nó trong lớp của họ, tuy không ''thực chiến'' như lúc với thầy Abbe nhưng vẫn hơn đon thế của Aikido tân thời ...


Hết!!!:drinks: :drinks: :drinks:

levan
09-21-2006, 12:35 AM
Bài hay quá anh aiki :no1: Mấy ông thầy này còn dạy không ạ ? Nếu được xem phim để thấy họ đánh ra sao chắc thích lắm. Kể ra thời nay mà đánh vũ bão như xưa chắc cũng không hợp, học trò và phụ huynh thấy ớn mà các hãng bảo hiểm cũng ngại ngần, tuy nhiên đánh lờ vờ kiểu ôm nhau múa đôi thì cũng khó coi, có lẽ cộng hai thứ rồi chia đôi là vừa phải ?

aiki
09-21-2006, 07:31 AM
Mấy ông thầy này còn dạy mà anh! Bây giờ cũng hơn 60 hết rùi! Anh không cần coi mấy ông ấy đâu, chỉ cần coi mấy người aikido khá cũng đủ thấy! Anh mà có dịp qua bên tui cũng đủ thấy rồi đó.

Khi quay video thì họ không có làm như họ nói đâu. Ví dụ bên tui, lâu lâu khi lớp ít người, đai cao nhiều và nếu là võ sinh mà HLV tin, HLV sẽ chỉ 1 số đòn rất thực chiến chứ khg như đòn thường (hay đòn thường mà áp dụng bạo hơn thường ngày).

Cái cường độ tập cũng biểu hiệu đó anh! Coi mấy học trò của Kanai và Chiba cũng đủ thấy ớn xương sống rùi.

Có 1 vài khúc mà tui khg kể là khi mấy thầy Ăng Lê đó gặp lại thầy Nakazono vào thập niên 1990, họ hoàn toàn không ngờ khi thấy sự thay đổi nơi người thầy đó! Cách đánh tuy vẫn còn sắc bén nhưng rất hiền so với lần tập huấn họ đã 'nếm mùi' hồi xưa, họ đã tự hỏi là cái đó có phải là vì tuổi già không, và sư tổ chắc hồi xưa cũng đã như vậy khi chấp nhận aikido trở thành 'võ tình thương'.

caimatkhongchoiduoc
09-28-2006, 03:01 AM
Cám ơn anh Aiki. Những bài viết của anh trên đây đã trả lời đúng vào thắc mắc của tôi bấy lâu nay về tính thực chiến của Aikido.

YesorNo
12-17-2006, 09:56 PM
Bài viết có nhiều thông tin hay nhưng một đôi câu bình luận ".. võ là võ ..." của hai bác Levan và Aiki đã làm giảm cái hay đi rất nhiều . :hmm2:

Tôi đồng quan điểm với anh Beginer ! :drinks:

aiki
12-18-2006, 11:26 AM
Cám ơn bạn đã thấy tin tức hữu ích ... và cũng sorry là bạn không đồng ý với tui về khía cạnh ''võ là võ ...''.

Tui khg phải là ''yes man'' và không thuộc loại ''lúc nào cũng muốn lấy lòng'' người khác và tui cũng rất vui khi thấy có người không đồng ý với mình về cách nhìn của Aikido. :iwink: :iwink:

Trong 4rum này tui và nhiều TV khác, biên bài là để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về HKD mà một số TV ở VN yêu cầu hoặc kiếm không ra, chứ không có ý định biên để được khen hay hay dỏm ... :funny: :funny:

Những bình luân trên là những gì cá nhân tui cảm thấy và vẫn nghĩ ... cho tới khi nào tự tui kiếm thấy hoặc hiểu môn võ đó dưới 1 khiá cạnh khác. :icool: :icool:

Cách nghĩ về HKD là tùy theo mục đích tập môn võ này của từng cá nhân ... Tui tôn trọng điều đó, tui cũng muốn mọi người tôn trọng cách suy nghĩ của tui và đừng ép tui phải nghĩ theo cách của họ. Cái đó là tự do ngôn luận ...

YesorNo co gì chia sẻ với ACE của 4rum này không? Xin bạn cứ tự nhiên phát biểu, tui nghĩ không ai chỉ trích gì đâu ... Mừng bạn mới vào 4rum ... :drinks: :drinks:

lanhtu
01-31-2009, 03:31 AM
bài viết hay quá đi mà giờ em mới đọc #-o

tiếc là mình thích nhất câu " học yoga thì đến lớp yoga học nhảy đầm thì đến lớp nhảy chứ ko thể học yoga học nhảy đầm trong lớp aikido" =d> bật cười đoạn này có cái kết quá hay, võ là võ giống như cây liễu muốn có cành lá mềm mại đu đưa theo gió thì phải có cái thân cây cứng cáp mạnh mẽ trước chứ ko thể như sợi bún mềm từ lúc bắt đầu đên lúc kết thúc được :-({|=

dolly
02-01-2009, 01:12 AM
Võ là võ , bản thân em cũng quan niệm vậy
Nếu chúng ta cứ "tự sướng" hay nói một cách màu mè hơn là" AQ chính mình" thì không thể nào tiến bộ và áp dụng vào cuộc sống được.
Aikido có thể múa (nhưng đó chỉ là khi biểu diễn, lúc này tính nghệ thuật được đưa lên cao ) các môn võ khác cũng thường vậy khi "demonstration" , nhưng khi luyện tập thì phải biết thực tế

Em cũng như bao anh em tìm tới aikido vì ve đẹp thanh tao nhẹ nhàng mà đầy uy lực của nó nhưng sau một thời gian tập , tập như la lướt tập chỉ với sự nhẹ nhàng tình thương, nhưng thật sự khi đụng trận lúc ấy mình có cố gắng dùng "sát ý" hay là "chiến Y" đưa vào đòn thế mình thì cũng không được, và kết quả là thường ôm đầu mà khóc

Học văn có thể thả hồn mình theo gió theo mây , nhưng võ là võ , thực tế lên nào,,,,

aiki
02-02-2009, 02:59 PM
hihihi

Mừng vì lanhtu và cừu đồng ý với tui! cá nhân tui chỉ ghét nghe nhiều người hay lợi dụng câu "võ tình thương" khi khg áp dụng được đòn thôi. 8-[ 8-[ #-o #-o

Thay vì chấp nhận là mình còn kém, họ hay chốn sau câu đó để có "lối thoát" ! Thùng rỗng kêu to, nhưng nhiều khi tui lại thấy nhiều người quá ư là vũ phu, lúc nào cũng nghĩ là phải đả thương địch thủ ...8-[ 8-[ 8-[ [-x [-x [-x

aiki
12-11-2009, 01:18 PM
Sau đây là sự khác biệt giữa Aikido và daitoryu Aikijujitsu:


� Đòn DRAJJ bắt nguồn từ kiếm ra. Kiếm thuật của DRAJJ là theo phái Ono-ha Itto-Ryu. Muốn hiểu và thành công đòn tay của DRAJJ thì phải biết đòn kiếm. Đòn kiếm đầu tiên của Ono-ha itto Ryu cũng là đòn tay đầu tiên của DRAJJ. Bên Aikido hồi xưa, sư tổ không bao giờ nhắc hay đả động tới đòn kiếm. 1 số võ đường vẫn còn giữ cách dạy này cho tới bây giờ.


� Bên DRAJJ, Ikkajo có 30 thế: 10 thế ngồi, 5 thế quỳ, 10 thế đứng và 5 thế tư đằng sau (ushiro). Mỗi một thế có tên riêng. Tất cả các đòn Ikkajo bắt nguồn từ 1 đòn căn bản tên là Ippondori. Ikkyo bên Aikido chỉ là đòn Ippondori.


� Đòn Nikkyo và Sankyo bên Aikido cũng chỉ là 1 đòn bên DRAJJ. Tương đương là Nikkajo và Sankajo (cũng khoảng 30 thế khác nhau).


� Yonkajo bên DRAJJ thì có 15 thế, trong khi Gokajo thì có 13 thế. Khi học xong các đòn từ Ikkajo cho tới Gokajo thì võ sinh sẽ được bằng SHODEN MOKUROKU (118 Kỹ thuật).


� Tóm tắt lại, từ 118 kỹ thật DRAJJ, khi sang aikido, chỉ còn 5 đòn : Ikkyo, nikkyo, Sankyo, Yonkyo và Gokyo.


� Tất cả những đòn này có luôn những đòn chống vũ khí như, Kiếm, gậy, dao và 1 số vũ khí khác hay được dùng vào thời gian đó.


� Bên DRAJJ thì khi quăng địch thủ, có thể quăng 5 hướng (đông, tây, nam, bắc và ngay ở giữa). Các đòn Ikkajo, Nikkajo và sankajo cũng có thể quăng 5 hướng như mới nói.


� 1 đặc điểm của DRAJJ là quăng địch thủ trong lúc đứng dậy (đang ngồi và quăng khi đang đứng). Những hệ phái khác thì có đòn ngồi, đòn đứng chứ không có từ ngồi thành đứng.


� Đòn nào trong DRAJJ cũng có atemi. Atemi nằm trong chương trình của DRAJJ. Trong chương trình có nghĩa là tập đấm, đá, chem., v.v.... Bên aikido thì không có dạy 1 cách chính thức.


� Bên DRAJJ thì những thế đánh lien hoàn. Ví dụ đánh ngã địch thủ, và kết thúc với 1 hay 2 kỹ thuật khác, và vì áp dụng lúc xưa nên rất ít khi ''tha thứ''. Những đòn kết thúc thường thường là cưá cổ, đánh gẫy xương hay làm bong gân địch thủ. Đòn Aikido thì đánh từng đòn một và kết thúc khi Uke xuống đất (khoá tay là cùng).


� Đòn DRAJJ hay có màn cứa cổ. Tuy thời buổi bây gìơ không còn ''man rợ'' nữa, nhưng DRAJJ lúc nào cũng nhắc các võ sinh phải sẵn sang và nên đề phòng địch thủ. Các đòn lúc nào cũng phải mạnh mẽ và võ sinh lúc nào cũng được nhắc nhở tới, vì vậy cách tập của DRAJJ tương đối khá ''vũ phu'' so với Aikido.



Sau đây là những gì tui mới biên ở trên. Các clip về Ikajo, nikkajo, sankajo ... để minh họa và so sánh sự khác biệt giữa HKD và đòn gốc của Daito-Ryu.

Ikkyo- Ikajo

http://www.youtube.com/watch?v=G7FhOzsR7LQ

Nikkajo

http://www.youtube.com/watch?v=ghIvdTJQRUU

Sankajo

http://www.youtube.com/watch?v=1aoGmyfDoCQ

aiki
06-25-2011, 06:41 PM
Yonkajo

http://www.youtube.com/watch?v=8njCJfCOhjQ


Goka jo

http://www.youtube.com/watch?v=BRiP4VQ3eH4



Hidden mokuroku

http://www.youtube.com/watch?v=xtSdSHKB7vU


ST hồi còn dạy tại nhật báo Asashi, trước khi Sokaku Takeda lấy chỗ. Người ngồi kế bên ST lúc đầu là Takuma Hisa
Budo (1935 Asashi News Film I)


http://www.youtube.com/watch?v=03Cxu47Rd3E

aiki
11-01-2013, 06:18 AM
Mới kiếm thấy cái clip này trên youtube do Stanley Pranin của Aikidojournal post lên nói về chứng chỉ của ST do thầy Sokaku Takeda cấp và những điều kiện đi theo cái bằng đó!


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=72JuZp54L2w

Surfgrass
11-02-2013, 08:29 AM
Chú aiki ơi, Daito ryu không phát triển nhiều như Aikido một phần là vì tính cách của nó. Daito ryu mặc dù không hẳng được coi là koryu (cổ truyền) vì không có trace được lineage trước Sokaku Takeda. Trên giấy tờ thì Daito ryu không phải là koryu nhưng môn này có những tính cách của koryu như là muốn học thì phải được người tin cạnh giới thiệu (formal introdution), các đòn thế được tổng kê vào mục lục (mokuroku) và cho bằng chứ không cho đai màu mè, người uke lúc nào cũng là người một là thầy mình, 2 là người rank cao hơn mình....

Cái làm nhiều người điên đầu và có nhiều câu hỏi như Aikido có thực tế không, aiki là gì, aikijujutsu là sao, sao nhiều styles aikido quá, sao không ai đánh như sư tổ được nữa...câu trả lời theo những gì SG học được là sư tổ khi đánh thì dùng aikijujutsu, nhưng khi thầy dạy thì dạy Aikido. Bằng chứng là

1. Khi thầy còn dạy Daito ryu thì tất cả các học trò đều đánh được như thầy ví dụ như những học trò trước chiến tranh.

2. Sư tổ tạo ra Aikido để ông dùng như là một cách để tẩy sạch (Misogi, purification ritual) trong Shinto, do đó nó không cần có hiệu quả hay không trong thực chiến

3. Khi dạy Aikido thì sư tổ nói về tình thương và những cái "esoteric teaching" khó hiểu của shinto, khi đánh thì dùng aikijujutsu principles trong Daito ryu nên học trò không hiểu tại sao thầy đánh được, bắt chước thì chỉ có được bề ngoài của đòn thế, nhiều thầy phải đi ra ngoài học những môn khác để tìm hiểu sư tổ đả dạy gì.

4. Những học trò trước chiến tranh ai cũng nói aikido hiện đại sao này không phải là của sư tổ dạy, ngay cả sư tổ khi ở Iwama thường hướng về Aikikai in Tokyo buồn và than rằng aikido dạy ở đó không phải là của ông đả dạy (theo thầy Saito nói)

Surfgrass
11-02-2013, 08:54 PM
Documentary về Takumakai


http://youtu.be/sA77usCI1a4

aiki
11-04-2013, 09:37 AM
Cái làm nhiều người điên đầu và có nhiều câu hỏi như Aikido có thực tế không, aiki là gì, aikijujutsu là sao, sao nhiều styles aikido quá, sao không ai đánh như sư tổ được nữa...câu trả lời theo những gì SG học được là sư tổ khi đánh thì dùng aikijujutsu, nhưng khi thầy dạy thì dạy Aikido. Bằng chứng là

1. Khi thầy còn dạy Daito ryu thì tất cả các học trò đều đánh được như thầy ví dụ như những học trò trước chiến tranh.

2. Sư tổ tạo ra Aikido để ông dùng như là một cách để tẩy sạch (Misogi, purification ritual) trong Shinto, do đó nó không cần có hiệu quả hay không trong thực chiến

3. Khi dạy Aikido thì sư tổ nói về tình thương và những cái "esoteric teaching" khó hiểu của shinto, khi đánh thì dùng aikijujutsu principles trong Daito ryu nên học trò không hiểu tại sao thầy đánh được, bắt chước thì chỉ có được bề ngoài của đòn thế, nhiều thầy phải đi ra ngoài học những môn khác để tìm hiểu sư tổ đả dạy gì.

4. Những học trò trước chiến tranh ai cũng nói aikido hiện đại sao này không phải là của sư tổ dạy, ngay cả sư tổ khi ở Iwama thường hướng về Aikikai in Tokyo buồn và than rằng aikido dạy ở đó không phải là của ông đả dạy (theo thầy Saito nói)

Aikido hiện tại là do DC Kishomaru biến chế ra. Như đã nói, sau đệ nhị thế chiến, khi Nhật còn bị quân đội Mỹ quản lý, Mỹ cấm bất cứ những gì dính líu tới "budo". Lúc cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, Yosihinkan được biét nhiều hơn là aikikai nên DC Kishomaru mới loại bỏ các đòn "nguy hiểm" ra. ST lúc đó ở Iwama niều hơn là Tokyo.

Nhờ làm vậy và nhờ đi biểu diễn nên HKD mới phát triển được như ngày nay.

Hồi trước thế chiến thứ 2, đâu phải ai muốn học HKD cũng được đâu! cũng phải có 2 người giới thiệu mới được nhận học mà!

Cá nhân tui đâu có kiếm võ cổ truyền đâu? Trong cái clip về AKJJ, tui khg thích Tamkumakai DR. Tui thích cái xì tin AKJJ của thầy Kondo hơn. vả lại, đa số nhửng gì Guilleaume Eard quay trong clip trên bên tui đều làm vì thầy kanai đã dạy khá giống như vậy.

Trong cái clip trên có 1 người Nhật nói là trong aikido giấu trong khi Daitoryu thì nói ra. Tui công nhận là đúng vậy thật. Thầy Kanai và HLV tui chỉ chỉ mấy cái chi tiết đó cho những ai họ tin thôi.

Cái cách dạy ở Hombu khá khác cách dạy của thầy Kanai. Tui thấy cách dạy Hombu quá "tình thương".

Tui nhờ có học Yoseikan nên cũng hiểu và biết được 1 phần, nhưng vì khg được học Yoseikan đúng gốc nên khg được dạy về phần làm MTB gì hết mà toàn là atemi khg!