PDA

View Full Version : Hijishime,Hijikime hay Rokkyo .....



aiki
07-27-2006, 08:25 AM
Hijikime là 1 trong những đòn ''khoá'' mà cá nhân tui thấy hiệu quả nhất trong HKD. Đòn này còn được biết dưới tên Hijishime hay Rokkyo nữa. Không biết bên VN có đòn này khg nữa???

Nguyên lý của đòn này là khoá vai, cùi chỏ hay cổ tay (tùy Nage) và dùng trọng lượng của Nage để kềm chế Uke ở những điểm đã nêu. Đòn này áp dụng cho hầu hết các thế công, có thể áp dụng từ Ikkyo, nikkyo và số đòn khác cho tới các đòn chống dao.



Muốn đánh đòn này một cách hữu hiệu thì :


1- Khi vô đòn, phải ''xoáy'' bàn tay uke lên
Hai hình sau chỉ mới chụp tay nhưng chưa xoáy
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner4a.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner2b.jpg




2- dùng nguyên cánh tay Nage để ''đè'' lên cánh tay Uke, cùi chỏ Nage ''nhấn'' lên cùi chỏ Uke
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikimeosae03.jpg



3- đem nguyên cánh tay Uke tới sát thân mình và vẫn giữ áp lực lên cùi chỏ hay/và cổ tay
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/rokkyo2.jpg


Lúc này thì cái điểm mốc là sau khi xoắn thì lòng bàn tay Nage sẽ mở và chỉ lên trời.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/HijikimeTada.jpg




Tới đây thì có nhiều cách đánh


4- giữ cánh tay Uke thẳng đúng lên trời, vẫn giữ cánh tay Uke sát Nage,
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/Hijikimerus.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikime.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner5.jpg

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijishime-1.gif





5- Có người không để cánh tay lên thẳng, nhưng chỉ nhấn vô cùi chỏ
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijishime-yosh-2.gif



6- xong bước tới, bước lùi, hay bước qua bên hông nếu Uke chưa mất hẳn thăng bằng
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner8.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikime.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijishime-yosh-3.gif




7- Và dùng nguyên trọng lượng mình để đè lên cánhtay, cổ tay và/hay cùi chỏ Uke. Nếu dùng thật thì chỉ có gãy cùi chỏ hay lọi vai thôi. Lúc nào kêt thúc cũng quỳ 1 đầu gối xuống đất.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner9.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/techcorner9a.jpg

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok2.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok3.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok4.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok5.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok6.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok7.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok8.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/TDtsurok9.jpg





Có nhiều người có thể áp dụng luôn Nikkyo vô cổ tay
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/rokyo.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/nikio1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/james_12.jpg


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijishime-yosh-5.gif



Hay chỉ khóa cùi chỏ
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikimeosae05.jpg




Cách vô đòn này cũng có thể dùng với những trường hợp sau :

để đánh Nikkyo khi Uke bự con và mạnh. Dùng bước 1, 2 và 3, xong chuyển sang Nikkyo cũng được.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/nikkyo.jpg


Các thế nắm tay
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijishime-1.gif

Bị nắm cổ hay cổ áo
Chém Shomen hay đấm tsuki jodan
Áp dụng trong kỹ thuật Henkawaza (Chuyển đòn )
Tanto dori
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikimeosae.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/hijikime/hijikime.gif



Sơ hở hay làm:
1- Không xoay tay Uke đủ.
2- Không giữ tay Uke sát mình khi vô đòn. Đòn này sẽ thành vô dụng nếu không giữ sát tay Uke vô mình thì sẽ rất nguy hiểm vì Uke có thể phản công.

David
07-27-2006, 10:28 PM
Khi xoắy bàn tay lên, cùi chỏ của Uke sẽ bị khóa lại nên vào đòn Hijikime sẽ ngon lành. Kết thúc đòn này hiện giờ bên VN, Nage năm` xuống luôn :(( và nghỉ rằng việc mình nằm sẽ làm Uke bị khống chế mà quên khóa ở cùi chỏ. Khóa đúng đòn này đau và có thể gãy cánh tay :isad:.

psi_ops2001
07-28-2006, 01:25 AM
úi chà ! đòn này psi thấy đánh dau ghê luôn ! lạng quạng bong gân cùi chỏ như chơi ấy :bigsmile:

Steven
08-03-2006, 10:41 AM
:bigsmile: chac chit qua!HIHI! o Vn hinh nhu danh ac hon nua !^^




---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin bạn biên bài có dấu VN nhe! trong 4rum có sẵn phiếm VN rồi đó. Cám ơn bạn trước.
Aiki

psi_ops2001
08-16-2006, 02:54 AM
chac chit qua!HIHI! o Vn hinh nhu danh ac hon nua !^^
Ha ! ở việt nam là dùng cả người đè xuống cù chỏ luôn đấy bạn ơi:bigsmile:

David
08-16-2006, 04:14 AM
Bên VN đáng đè nguyên người nên hay đánh sai. Nguyên tắc đòn này là bẻ khớp ở cùi chỏ. Khi dùng nguyên người đánh Nage hay đè Uke ở vai chứ không ở cùi chỏ.

Steven
08-16-2006, 04:53 AM
mình thấy đánh như vậy cũng có cái hay riêng đấy chứ!
lúc vào đòn hoàn toàn giống (tay của oke phải sát vào người của mình), chi khác la khi kết thúc đòn , vì người vn quen với câu : ăn chắc mặc bền :bigsmile: nên khi kết thúc đòn hơi bị gằt(khốn chế phấn vai cua oke) . Phải nói mỗi cái có cái hay riêng!! :smug:

aiki
08-16-2006, 10:16 AM
Bên này kết thúc cũng có thể dùng nguyên người như bên VN vậy! Còn kềm chế cùi chỏ, cổ tay hay vài thì tùy Nage. Dùng nguyên người nếu Uke bự và mạnh wá, nhưng nếu làm đúng kỹ thuật thì khó mà thoát lắm.

Cái nguy hiểm khi dùng nguyên người mà 'đè' là lỡ có chuyện gì xẩy ra thì mình đã dưới đất rùi, khó 'xoay sở' lắm. Xuống bằng nguyên người thì khi biểu diễn trông đẹp mắt, nhưng đối với cá nhân tui thì dùng đúng sức là đủ, nhiều hơn là phí, và nên phòng hờ nữa (nhiều khi địch không phải là 1 và chưa ra hết thì khó đó). :ieek: :ieek: