PDA

View Full Version : KENDO: Danh Kiếm Nhật Bản.



GauTUTAM
07-17-2006, 05:12 AM
http://i95.photobucket.com/albums/l136/hiepkhidao_2006/kendokas.jpg

[center]KENDO - KIẾM Đ O


Kendo trong tiếng Nhật nghĩa là Kiếm Đạo - Đường của kiếm (ken - Kiếm, do - Đạo). Được bắt nguồn từ môn kiếm thuật của các Bushido (Võ Sĩ Đạo) và Samurai (Hiệp Sĩ). Kiếm Đạ được xây dựng dựa trên nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm được lưu truyền qua hàng trăm năm thực chiến và nghiên cứu. Nó rèn luyện những kĩ năng về thể lực và tâm lý cần thiết trong chiến đấu. Mục tiêu của Kiếm Đạo không chỉ là phát triển thể lực dành cho thực chiến mà còn là rèn luyện tinh thần và nghị lực, hai thứ còn rất cần thiết trong cuộc sống bình thường.

Kiếm Đạo căn bản nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể để những uy lực đó trở thành một. Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: ''Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm niềm vui xót lại cho tuổi già''.

Kiếm Đạo xuất hiện vào khoảng năm 789 tại Nhật Bản. Môn võ này có lúc được gọi là ken-jutsu, ken-no-michi ở thời Minh Trị (1868-1912). Kiếm Đạo bị cấm triệt để vào năm 1876, sau đó được cải biến thành một môn thể thao (Kiếm Đạo) bởi bậc thầy trứ danhvề kiếm Sakakibara Kenkichi (1830-1894), khi các võ sĩ đạo không còn được phép cầm hay mang kiếm trước công chúng.

Rất khó để có thể nói rõ ràng rằng từ bao giờ và như thế nào, Kiếm Đạo đã được hình thành. Kiếm Đạo đã không được xây dựng hay phát triển bởi một người hay ngay cả một nhóm người. Nó được phát triển trải qua một quá trình dài, qua rất nhiều trận chiến của một nước Nhật đầy anh hùng tính.

Nhật Bản lập quốc khoảng 660 năm trước Công nguyên với truyền thuyết các vị vua đều là những vị thần. Theo lịch sử có văn tự để lại, vào khoảng năm 400 của Thế kỷ 1, giòng họ Yamato kiểm soát toàn thể đất nước lên làm Hoàng ế, xưng danh là con cháu Thái dương Thần nữ và giòng họ đó tiếp tục trị vì cho đến ngày nay, vì thế dân Nhật gọi Hoàng đế của họ là Thiên Hoàng Bệ Hạ (Tenno Heika). Nếu người Trung Quốc thời xưa tự hào là "Nam tử Hán đại trượng phu", người Nhật cũng tự hào là "Yamato no Danji" có nghĩa là nam nhi của giòng dõi Yamato tức Thái dương Thần nữ.

Thanh kiếm Nhật bản thường là trường kiếm, dài và nặng hơn kiếm Trung hoa, do đó người võ sĩ khi dùng kiếm phải sử dụng cả hai tay để nắm chuôi kiếm. Các đòn đánh thường đa phần là đòn chém, bổ từ trên xuống, hay đâm thẳng. Đòn thế kiếm đạo thường không hoa mỹ như kiếm pháp Trung Hoa nhưng chú trong ở kỹ thuật tinh tế. Cùng một tư thế, người võ sỹ đạo phải tinh luyện hàng chục năm nên khi ra đòn thường là thành công, vì thế một cuộc giao đấu thường chỉ diễn ra trong vài giây và thường là chỉ một người còn sống sót.

Kiếm bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên. Người ta nói rằng kiếm thực chất vốn là một đồ vật để biểu tượng cho người mang kiếm 1 sứ mạng, sứ mạng phò nguy trung thành với lý tưởng của người mang kiếm chứ không phải đặc thù là một loại vũ khí. Vào thời điểm đó, máy bắn đá và cung tên được sử dụng để săn bắn hoặc trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Tuy nhiên sau đó, kiếm dần dần được dùng để chiến đấu trong thời kì nội chiến thống nhất đất nước Nhật Bản. Đến khoảng thế kỉ 7 8, người Nhật đã tự rèn được kiếm ở trong nước.

Sau thế kỉ thứ 9, khi tầng lớp Bushi (võ sĩ) được thành lập, dạng hình chuẩn của Nihonto (kiếm Nhật) được hình thành. Rất nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm và cả kĩ thuật rèn đã được phát triển. Tuy nhiên, trên chiến trường, những thanh kiếm dài hơn 6 feet và giáo vẫn là vũ khí chủ yếu đến thế kỉ 14.

Những năm sau đó là những năm nội chiến liên miên, và cũng trong suốt khoảng thời gian này, những trường Kenjutsu, nghĩa là nghệ thuật dùng kiếm, ra đời. Những trường này được thành lập bởi những kiếm sĩ xuất chúng. Mỗi trường đều có một loại kĩ thuật riêng, độc đáo, phụ thuộc vào người sáng lập. Khi thời gian trôi qua và hoà bình lập lại, người ta nghiên cứu và thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Kenjutsu đối với việc phát triển tinh thần.

Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-Sai (1527-1606),ngườ sáng lập trường phái Yagiu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ.Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết người và người ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức về đạo học và mối liên hệ gần gũi vớI thiền sư Takuan(1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. Người con ông là Munenori(1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba đã bỏ công biên soạn ''Fudochi-Shinmyoroku'' , nội dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagiu Shinkage, cũng như Maniwa Nen,Shinkatato....là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thời đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện, thi đấu để hạn chế tối đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc, chưa có miếng là chắn che tay(tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba, môn đệ của Ono Tadaaki cải tiến vớI bao vải thay thế bao da,thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng.

Những yếu tố đạo đức và xã hội này bắt nguồn từ Phật Giáo thiền phái và tư tưởng Võ sĩ đạo mà những tư tưởng chính dựa trên đạo Khổng. Bởi vì những Samurai là tầng lớp duy nhất được phép mang kiếm, trở thành một cao thủ dùng kiếm là điều không thể thiếu đối với bất kỳ Samurai nào. Người ta khẳng định rằng điều đó thể hiện tinh thần của giới Võ sĩ.

Giữa thế kỷ 18, trong suốt thời điểm nầy làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1854, thụ giáo kiếm thuật vớI thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡI kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro, mà chiến thắng vẫn thuộc về chàng, Musashi lúc này chính là 1 ''Độc cô cầu bại'' Nhật Bản đã rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Chàng dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổi 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư), bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), với lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống.Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn với công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống như một ''Tôn Tử Binh Pháp'' vang danh của Trung Hoa.

Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ v.v.. cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới Samurai. Vào giữa thế kỷ này,nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư vang danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với ngườI khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau, khi văn minh cơ giới phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường, thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thời vàng son của giới Samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết với kiếm đạo lo âu ko ít.

Năm 1910 đánh dấu sự thủ tiêu hoàn toàn của chế độ phong kiến. Một đạo luật được ban hành trong thời gian này bắt buộc việc luyện tập kiếm đạo trong trường học. Sau 2 trận thế chiến Cho dù sau này chịu nhiều đạo luật khắt khe từ phía kẻ chiến thắng nhưng dạy kiếm trong trường học vẫn là một truyền thống của Nhật Bản.

Ngày nay, người ta tập Kendo với Shinai (kiếm tre), Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng. Thanh Shina dài 1,2m.. Người tập phải có các thiết bị an toàn bảo vệ như:


http://i95.photobucket.com/albums/l136/hiepkhidao_2006/Kendo_equipment.png
Trang bị cho môn Kiếm Đạo, với đầy đủ bảo hộ an toàn cho tập luyện.


Shinai - Kiếm tre.

Sakigawa - Mủi bao bằng da.
Nakayui Dây da cột ở phần trên 1 phần 3 của Shinai.
Tsuru Dây vàng chạy dài theo bản lưng của Shinai.
Tsuba Bao tay da.
Tsukagawa Bao da bao bọc tay cầm.

Bogu - Dụng cụ bảo vệ

Men Che mặt/đầu.
Men gane - Lưới sắt che mặt
Men tare - Bảo vệ va che vai
Tsuki tare - Bảo vệ cổ họng
Kote - Bảo vệ tay và khủy tay.
Do - Bảo vệ ngực và ức.
Tare - Bảo vễ đùi, hông.


Một yếu tố quan trọng trong luyện tập của Kendo chính là tiếng thét kiai kết họp với đường đi của lưởi kiếm. Tiếng thét khi xuất kiếm có tác dụng làm đối phương khiếp sợ hoặc mất trọng tâm. Một trận đấu (shiai) được tính với 3 điểm, thời gian đấu là khoảng 5 phút. Như vậy người chiến thắng là người chiếm được trước 2 điểm.


http://i95.photobucket.com/albums/l136/hiepkhidao_2006/kendo_points.jpg
Các điểm và mục tiêu xuất kiếm của Kiếm Đạo.


Cũng giống như nguyên lý của Iaido, Kendo chú trọng vào tốc độ xuất kiếm, chiêu thức đơn giản gọn gàng nhưng đầy sát khí, một mất một còn, khác với các bài kiếm phức tạp rườm rà của nhiều hệ phái võ cổ truyền Trung quốc. Nhiều người đồng ý rằng kiếm pháp của Nhật nói chung, và của Kendo hay Iaido nói riêng, cực nhanh, điều này được chứng minh rõ ràng trong khi lâm chiến, ai nhanh hơn thì người đó sẽ thắng, tức là còn mạng sống trở về, vì vậy mà danh kiếm Musashi Miyamoto đã nói rằng: "muốn đạt đến cảnh giới tối cao của kiếm đạo, phải biết coi nhẹ sự sống chết của mình, bởi vì trong một trận đấu, kẻ không sợ chết bao giờ cũng là người chiến thắng"...(to win the battle is to be prepared to die).

Sau một thời gian biến cải, ngày nay Kendo là một môn kiếm thuật rất được yêu chuộng tại Nhật và khắp nơi trên thế giới. Viện nghiên cứu chuyên về Kiếm đạo được nhanh chóng xây dựng tại Tokyo vào năm 1909. Đến thế kỷ 20, kiếm đạo "cất cánh" rất nhanh tại Âu Châu, Mỹ Châu và tiếp đó lan rộng ra khắp 5 châu một cách vô cùng nhanh chóng. Môn võ này ngày nay tồn tại dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế (International Kendo Federation IKF) được thành lập năm 1970, và tại Nhật mạnh nhất vẫn là Nhật Bản Kiếm Đạo Đoàn (Japan Kendo Federation), hiện nay số người tập luyện kiếm đạo khắp thế giới ngày càng tăng lên tới hơn 12 triệu thành viên chính thức.

Ngày nay Kiếm Đạo đem đến cho nước Nhật những tinh hoa ưu tú của dân tộc hiểu và biết về lịch sử oai hùng dựng nước, nhất kiếm tung hoành thiên hạ của cha ông. Sự yêu thích của người Nhật với Kiếm Đạo không dừng ngay sau khi rời cổng trường Đại học mà đã theo họ suốt quảng đời còn lại, nhiều công ty giàu có như Toshiba, Honda, Nipondenso v.v.. đã thành lập các toán hay câu lạc bộ kiếm Đạo nổi danh nhất nhì khắp toàn nước Nhật trong nhiều thập niên liên tiếp. Hàng năm thường có nhiều giải thi tuyển nhân tài cho môn Kiếm Đạo các tỉnh quận để vể tham dự cuộc đại hội chung kết tại Tokyo. Đặc biệt theo truyền thống chỉ có 2 cuộc tranh tài mà Nhật Hoàng hoặc đại diện của Nhật Hoàng sẽ đích thân tham dự với tư cách nhà tổ chức và đứng ra trao giải thưởng cho người vô địch, đó chính là môn vật Sumo và Kiếm Đạo.

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

http://i95.photobucket.com/albums/l136/hiepkhidao_2006/University.jpg
Một trong những kỳ thi Kiếm Đạo toàn quốc Nhật Bản năm 2006, được Nhật Hoàng chủ tọa.

Ngọc Diểm (sưu tầm từ nhiều tài liệu).

quainhantheky
07-21-2006, 09:41 PM
mấy anh chị cho em hỏi...có bán sách nói về kiếm đạo ở nhà sách ko...bài này hay quá.... mấy anh chị có trang web nào nói về kiếm đạo ko?cho em với....:friends:

Bushido
08-05-2006, 10:08 PM
Có trang web này:
http://www.kendo-world.com/

Chúc bạn vui :bigsmile:

claude.huynh
08-06-2006, 01:19 PM
Mình có xem trên tv giới thiệu về Kendo ,quả thật rất hấp dẫn, các đấu thủ trao đổi đòn thế cực nhanh và cao lắm thì một trong hai người chỉ đỡ được 3 chiêu .Kiếm đạo cũng rất chú trọng về tinh thần và đạo đức nhưng gần đây tại TPHCM lại xuất hiện một nhóm côn đồ xuất thân từ Kendo. Có phải việc truyền bá Kendo tại VN quá dễ dãi chăng?:sad:

magic_cat
02-10-2008, 08:44 AM
Cho mính hỏi, trong môn Kendo có cấp bậc ko?, đai gì thấp nhất, đai gì cao nhất?

aiki
02-11-2008, 12:43 PM
Cho mính hỏi, trong môn Kendo có cấp bậc ko?, đai gì thấp nhất, đai gì cao nhất?

Kendo cũng như aikido. Ở nước ngoài thì từ cấp 9 hay cấp 6 cho tới đai đen. 9 hay 6 thì tùy võ đường. Từ cấp 9 cho tới cấp 1 thì chỉ mang đai trắng giống HKD.

Đai đen thì từ 1 dan cho tới 9 dan. Cho con nít thì có đai mầu.

Khi thi thì cũng có 1 hội đồng chấm thi, từ 5 dan trở lên.

Black_wolf
02-15-2008, 08:54 PM
Kiếm đạo cũng rất chú trọng về tinh thần và đạo đức nhưng gần đây tại TPHCM lại xuất hiện một nhóm côn đồ xuất thân từ Kendo. Có phải việc truyền bá Kendo tại VN quá dễ dãi chăng?:sad:
Cho mình hỏi nhóm đó là nhóm nào?ở đâu được không bạn.

David
02-15-2008, 10:37 PM
Một chút lịch sử cứ như định nghĩa của người Nhật thì vũ khí mà chúng ta gọi là kiếm Nhật được gọi dưới cái tên katana tức là đao theo chữ hán nhưng thường được hiểu là trường kiếm (long sword). Ngoài katana, người Nhật cũng còn tachi cũng là một loại kiếm dài, wakizashi là một loại đoản kiếm, aikuchi và tanto là những loại kiếm ngắn giống như dao găm.

Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. kiếm, ngọc và gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu chương của hoàng gia (imperial regalia), để tại đền ở ISE gần hoàng cung cũ ở cựu đô nara cũng là những linh vật trong thần đạo (shinto).

Ngay từ thời đại kofun và nara (300-794) đầu công nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. đến thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 người Nhật bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.

Thời đại Heian sau đó (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới hiệp sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm không còn là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật.

Người ta cũng bắt đầu khắc tên và nơi chế tạo trên chuôi kiếm, hiệp sĩ cũng mang theo những thanh kiếm ngắn hơn để thay đổi. Ngoài kiếm nhiều loại chiến cụ khác cũng phát triển điển hình là cung tên, giáp trụ và nghệ thuật binh bị cũng đạt một tầm vóc mới.

Người Nhật tìm ra cách đúc kiếm nhiều lớp, tạo được những vân thớ (jihada) khác lạ được gọi dưới những tên như itame, masame, mokume, ayasugi. Những vân đó có khi giống như mắt gỗ nhưng cũng có khi uốn lượn như làn sóng. Thanh kiếm không còn là một vũ khí mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật.

Các thợ rèn thuộc tỉnh soshu và tìm ra được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Họ cũng tiêu chuẩn hoá chiều dài và cải thiện mũi kiếm để khi kiếm bị gãy vẫn có thể mài và dùng tiếp. Trước kia kiếm Nhật chỉ uốn cong nơi gần cán nay từ từ cong đều và cũng thuôn dần ra tới tận mũi. Người Nhật cũng chế tạo loại giáp trụ nhẹ hơn để bộ binh dễ di động, dễ phân tán đồng thời nghiên cứu cách dùng kiếm đánh sáp lá cà thay vì dùng cung bắn từ xa.

Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Thời kỳ nước Nhật chia thành hai gọi là nam bắc triều (1333-1393). Thời kỳ này đánh dấu cao điểm của thuật đúc kiếm. Lưỡi kiếm bây giờ dài đến 1 mét gọi là tachi và kiếm đúc cho đền đài có khi còn dài hơn. Kiếm dài có lợi thế cho người đi bộ và chiến đấu trong đêm tối nên thường đeo sau lưng và rút ngược lên qua vai.

Khi ra ngoài người ta đeo trường kiếm (katana) và đoản kiếm (wakizashi) nhưng khi ở trong nhà thì chỉ đeo đoản kiếm và được tháo ra đặt ngay cạnh giường khi đi ngủ. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất ly thân, không rời xa trong bất cứ trường hợp nào.

Người Âu châu đã vô cùng kinh ngạc khi thấy kiếm Nhật hơn hẳn các lưỡi kiếm của người Tây Ban Nha nổi tiếng ở Âu Châu. Bộ đại từ điển Britannica của Anh (in lần thứ 6) , quyển 9 trang 37 viết là " kiếm Nhật có thể chặt đứt một chiếc đinh lớn mà lưỡi kiếm không hề hấn gì".


Rèn kiếm (kitaeru)

Kitaeru (forge; temper) được coi như một trong những truyền thống cần phải bảo tồn cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác để duy trì tinh thần đặc thù của người Nhật. Lẽ dĩ nhiên rèn không phải nói về nghề thợ rèn một cách tổng quát mà là kỹ thuật rèn kiếm, một truyền thống lâu đời được coi trọng, vì thanh kiếm không phải chỉ là một món khí giới mà còn tượng trưng cho tinh thần cao thượng của võ sĩ đạo.

Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có "ngọt" hay không?

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam cũng chú trọng đến kiếm nhưng quá lắm chúng ta chỉ coi như một kỹ năng cần điêu luyện, trái lại người Nhật lại nâng thanh kiếm và cách sử dụng lên hàng "đạo" kiếm đạo, kendo và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng và nhân cách của người hiệp sĩ (samurai).

Trong khi kiếm Âu Châu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non, và thép già, mỗi loại có hàm lượng carbon khác nhau. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Sau đó mới là vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng bằng kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non và thép lá. vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên dòn và không đều. Lưỡi kiếm sau đó được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật liền lạc khít khao. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc theo kiểu Âu tây.

Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có "màu của mặt trăng tháng 2 hay tháng 8" (the colour of the moon in february or august). Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt (grain) khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (boiling) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (visible fragrance) tượng trưng cho sự cao thượng, quí phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú. Những ba văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa ... cũng giống như người trung hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề.

Nét cong của thanh kiếm nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như "tay nghề" của các bậc sư.

Mài kiếm

Việc mài kiếm của một nghĩa sĩ khác hẳn công việc mài lưỡi kiếm sau khi một danh thủ đã rèn xong. Rèn kiếm mới chỉ là một chặng đường, tuy quan trọng nhưng không phải là hoàn bị mà còn nhiều công việc khác cũng cam go không kém.

Công việc hoàn chỉnh thanh kiếm chỉ là mài cho sắc (sharpening) mà phải gọi là "chà láng" hay đánh bóng (polishing). Đánh bóng một thanh kiếm phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau và mất trung bình 120 giờ. Để mài một lưỡi kiếm, kiếm sư dùng sáu cục đá mài (whetstones) khác nhau, từ loại nhám xuống dần loại mịn hơn và sau cùng để đánh bóng. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng "thớ" (texture) và "mẫu" (pattern) của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà chỉ từng khoảng 3 cm một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối (near-perfect balance) là một công tác sinh tử vì nếu hai tay chỉ lệch đi một khoảnh khắc thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm.

Sau khi mài xong, kiếm sư kẹp hai hòn đá mài mỏng dính trên đầu ngón tay và vuốt theo lưỡi kiếm để đánh bóng. Ông cầm ngang lưỡi kiếm để cho ánh nắng soi lên từng mili mét để kiểm soát công trình của mình lần cuối cùng. Không có hai thanh kiếm nào giống hệt nhau, mỗi thanh kiếm có hình dáng khác nhau và có những đặc tính khác nhau. Mài kiếm chính là làm sao cho thanh kiếm thể hiện được tối ưu cái "tinh thần" của nó, để hiển lộ cái "tận mỹ" của nó, để thoát ra cái "huy hoàng" của lưỡi thép đã hoàn thành. Kiếm mài đúng cách mới có thể hiển hiện được hết tài năng của người rèn kiếm


Bao kiếm

Một lưỡi kiếm dù quí đến đâu nếu không được lắp vào một cán kiếm thích hợp và để trong một bao kiếm đúng cách thì vẫn không thể nào gọi là hoàn toàn. Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Người ta không dùng các loại super-glue vì e ngại sau này phải tách hai thanh gỗ ra trong trường hợp lưỡi kiếm bị sét và chỉ có hồ làm bằng gạo mới khỏi làm hư thanh gỗ. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.

Tuy chỉ là một công nghệ giản dị như thế, việc làm bao kiếm đòi hỏi nghệ nhân dùng 15 loại bào (plane) khác nhau, to có, nhỏ có mỗi thứ một việc.
Tsuba tsuba (sword guard) là miếng chặn tay cầm, phân cán kiếm và lưỡi kiếm ra làm 2 phần khác nhau, người Trung Hoa gọi là kiếm cách. Tsuba cũng được coi là một nghệ phẩm và hiện nay cũng có nhiều người sưu tầm, nhiều miếng có giá cả rất cao. Tsuba được khoét ở giữa để tra lưỡi kiếm và để chặn cho kiếm của địch khỏi lướt vào tay mình.

Tuy nhiên, người ta cũng trang trí bằng nhiều hình thức khác, cây cỏ, hoa lá, thú vật ... có ý nghĩa hay mang một nguyện vọng để được may mắn. Nguyên thuỷ, kiếm cách do thợ rèn kiếm hay thợ làm áo giáp sản xuất nhưng từ thế kỷ 16 trở về sau thì do những nghệ nhân thực hiện như một tác phẩm riêng biệt. Tsuba có thể bằng sắt thuần tuý hay nạm vàng, bạc, đồng ... thử kiêm (tameshi-giri) để đối phó với sự sắc bén của thanh kiếm họ chế tạo được, người nhật cũng đưa vấn đề che chở cho khỏi bị kiếm chém đứt thành một nghệ thuật khác.

Đó là việc chế tạo một bộ áo giáp chắc chắn bao gồm 12 món khác nhau, mặc vào rất công phu để bảo vệ tính mạng của võ sĩ. Tuy nhiên, đối với một thanh bảo kiếm trong tay một cao thủ về kiếm đạo thì bộ áo giáp kia không đủ hiệu quả. Chỉ một nhát kiếm, cả người lẫn giáp có thể xẻ làm hai. Những thanh bảo kiếm thực sự đều là của gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia, tham dự trong hết trận đánh này đến trận đánh khác. Những thanh kiếm đó đã được thử bằng chính sinh mạng con người.

Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.

Ngày hôm nay, những võ sư vẫn huấn luyện môn đồ phương pháp dùng kiếm để chặt đứt những bó rơm ướt, lõi bằng cọc tre. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn. Kiếm thử xong sẽ được các chuyên giá đánh giá và xếp hạng.

Kết

việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy (ritual purification) và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế kỷ 13, kiếm nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp. Người Trung Hoa cũng nói đến bảo kiếm nhưng phần lớn chỉ là truyền thuyết và huyền thoại, chỉ nghe mà không thấy. Trái lại kiếm Nhật có thật và nhiều người đã bỏ một khoản tiền lớn để đặt hay mua. Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi được phương pháp của xứ phù tang. Kiếm Nhật cũng nói lên một đặc tính riêng của dân tộc này, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ

Source: www.vovinamaustralia.com

Black_wolf
02-16-2008, 12:23 AM
Có trang này của các Kendoka tại thành phố HCM:
Vao day (http://kendoka.withme.us)

Trang này (http://vosidao.co.nr/)

aiki
02-16-2008, 11:25 AM
Cám ơn Đavi và bạn "sói đen" đã post mấy bài hay!

Nói về mài kiếm, tui có 1 người bạn ham mê iaido tới nỗi mua kiếm thật, làm từ thế kỷ thứ 19 do 1 nhà rèn kiếm khá nổi tiếng rèn. Ông ấy trả cả chục ngàn $. Nội mài kiếm thì khoảng 5-6 ngàn gì đó :ohmy: :ohmy: :blink: :blink:

Khi lấy chém tre thử thì "ngọt" như mía lùi ấy!!!!

Công nhận cầm kiếm tốt thấy "phê" lắm ... chỉ khg biết là kiếm đó đã chém ai chưa thôi !!!!:blink: :blink:

NgDaLat
02-16-2008, 07:08 PM
Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có "màu của mặt trăng tháng 2 hay tháng 8" (the colour of the moon in february or august). Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực.

Chắc đây là phương pháp thấm cabon và nitro của người xưa. Trong rơm vừa có carbon và nitro. Còn bùn thì để cho sự tiếp xúc của carbon và nitro trong quá trình nhiệt luyện. Người bắc thì gọi là "tôi" còn người miền nam gọi là "trui"

Black_wolf
02-17-2008, 08:34 AM
Khi nào HCM Kendo Group (http://kendoka.withme.us) có tổ chức sự kiên gì thì mình sẽ post lên để mọi người ai có hứng thú có thể tham gia.
Dự tính là sẽ setup một cái small tournament giữa các kendoka của HCM Kendo Group ( bao gồm những ai tập Kendo ở Tp Hồ Chí Minh đã hay chưa tham gia 4rum) và các tay kiếm của Japanese School (ở Phú Mỹ Hưng).Đấu theo thể thức đồng đội 5 người (http://kendoka.withme.us/forum-f5/topic-t4.htm) .
Năm ngoái ,HCM Kendo Group đã tổ chức một giải đấu để các đội chọn ra 1 đội kết hợp với HN Kendo Club để đi Thái tham gia giải vô địch Đông Nam Á.
(http://kendoka.withme.us/forum-f3/topic-t280.htm)
Mong mọi người theo dõi và tham gia.

Black_wolf
02-17-2008, 09:26 AM
Lâu rồi không làm gì cho Nitou Kan,hôm qua nghe mọi người nhắc tới seme,hôm nay dịch một bài từ Cyber Dojo cho anh em với mấy new mem của Nitou Kan để mọi người dễ hiểu hơn khi nghe thầy giải thich
Seme

Dịch một cách đơn giản là "tấn công".Thậm chí khi bạn không thực sự ra đòn nhưng trên tinh thần,bạn đặt một áp lực lên đối thủ,nó cũng đc gọi là seme.
Thật khó để hiểu khái niệm này,vì vậy tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vào chỉ dẫn trong Kendo.Để ứng dụng seme tốt trong kendo,bạn phải biết thực sự chế ngự đc đối thủ là như thế nào.

Có 3 thứ của đối thủ bạn phải triệt hạ. (San Sappo)

* Triệt kiếm đối thủ
* Hóa giải kĩ thuật của đối thủ
* Triệt Ki của đối thủ

1/Triệt kiếm đối thủ:

Bạn phải đưa kiếm đối thủ ra khỏi trung tâm.Triệt hạ ở đây là vô hiệu hóa kiếm đối thủ.Khi mà kiếm đối thủ còn ở vị trí trung tâm thì bạn không thể tấn công họ được.
Bạn phải sử dụng mọi kĩ thuật để kiếm đối thủ rời tâm.
Vài kĩ thuật hữu ích để triệt kiếm đối phương.


- osae :đẩy kiếm xuống hay qua 2 bên
- harai :hất kiếm lên ,xuống,qua 2 bên
- maki :xoay kiếm
2/Hóa giải kĩ thuật:

Phải chắc rằng bạn không cho đối phương cơ hội tấn công bạn.Bạn có thể sử dụng những kĩ thuật đã nói trên ngay thời điểm đối phương di chuyển và tấn công bạn.Điều này làm đối phương rối và khó nhận ra thời điểm tấn công .

Bạn có thể luôn di chuyển theo hướng di chuyển của đối phương,đoán trước hướng di chuyển của họ và chặn lại.Cách này sẽ làm họ không có cơ hội thực hiện các đòn thế của họ với bạn,họ nản lòng và sẽ có sơ hở để bạn tấn công.

3/Triệt Ki ( lấy đi tinh thần,sự hăng hái của đối thủ ) của đối thủ.

Đối thủ của bạn rất hăng hái trong việc tấn công ư.Bạn phải làm nản lòng họ ,vậy làm thể nào để tước đi sự hăng hái đó? Bạn có thể làm cho mình lớn hơn và mạnh hơn trong mắt họ.Nếu đối thủ của bạn chùn bước vì khiếp sợ sự mạnh mẽ của bạn,bạn có thể làm chủ trận đấu.Nếu bạn có thể làm điều này bằng tiếng thét (Kiai ) của bạn,OK luôn,nó cũng sẽ có tác dụng.

San Sappo là yếu tố quan trọng của seme,đầu tiên phải học cách triệt kiếm và kĩ thuật đối thủ,điều này dễ vì bạn thực sự thấy được kiếm và sự di chuyển của đối thủ.Nhưng để triệt được Ki của đối thủ bằng Ki của bạn,điều này mới là khó nhất.Nếu bạn không thể thực hiện được hay chưa hiểu nó là gì,đừng lo,từ từ tập luyện,cuối cùng sẽ được thôi.

Nếu bạn trên bằng hay trên 3 đẳng,cố gắng tạo áp lực lên đối thủ.Khi đấu,hãy chiếm lấy trung tâm ,cố gắng tạo Shikai trong đầu đối phương.
Shikai là gì?

Là 4 điều nên tránh trong Kendo gồm:

kyo, ku, gi, waku

*Kyo:

là sự ngạc nhiên,điều gì xảy ra với bạn.Bạn ngừng thở,ngừng di chuyển,mở to mắt ra.Và thế là đối phương có cơ hội tấn công.

*Ku :

Là sự sợ hãi.Nếu bạn sợ đối thủ,bạn sẽ như một con ếch bị con rắn thôi miên,bạn không thể di chuyển nổi .Và trên hết là khi bạn sợ thì đối thủ dường như mạnh hơn,to lớn hơn là thực chất của họ.Điều này cần tránh khi thi đấu.

*Gi :

Là sự nghi ngờ,do dự.Nếu bạn nghi ngờ sự di chuyển của đối thủ,bạn không thể quyết định sẽ phản ứng lại như thế nào.Và nếu bạn nghi ngờ chính bạn,quyết định của bạn,hành động của bạn thì bạn cũng sẽ không thể thi đấu tốt được.

*Waku:

Là sự rối loạn.Bạn không quyết định được.Bạn quá bấn loạn và bối rối,ban bị làm rối vi vậy bạn không tập trung vào đối thủ của mình,không có một tâm lí tốt và kết quả là đối thủ thi đấu tốt hơn bạn.

Nếu ai đó hét lên " seme!seme" khi bạn đang Shiai ,thì có nghĩa họ nhắc bạn nên tiến lên phía trước ,tạo cơ hội để tấn công.

Chúc mọi người tập luyện tốt,hehe,tui cũng tập seme

Stand... Seme... Endure... Be On Guard... Judgement...

Decision... Concentrate... Hit... Zan-Shin

http://kendo.imafuji.info/070terminology/kendo_terminology_shikai.html

http://kendo.imafuji.info/070terminology/seme.html


Bài lược dịch trong blog của Black Wolf (http://andyngo.imeem.com)

trungthitkho
02-21-2008, 10:57 PM
Cho mính hỏi, trong môn Kendo có cấp bậc ko?, đai gì thấp nhất, đai gì cao nhất?

Kendo cũng như aikido. Ở nước ngoài thì từ cấp 9 hay cấp 6 cho tới đai đen. 9 hay 6 thì tùy võ đường. Từ cấp 9 cho tới cấp 1 thì chỉ mang đai trắng giống HKD.

Đai đen thì từ 1 dan cho tới 9 dan. Cho con nít thì có đai mầu.

Khi thi thì cũng có 1 hội đồng chấm thi, từ 5 dan trở lên.

Có một chút nhầm lẫn khi nói về hệ thống cấp bậc trong Kendo . Hệ thống phân cấp trong Kendo không như Aikido .
Nó bao gồm Kyu và Dan . Tạm dịch là Cấp và Đẳng .
Trong Kyu (cấp) có 9 Kyu : môn sinh mới bất đầu bao giờ cũng phải học qua rùi thi lấy Kyu , và nhưng cái đầu tiên là lễ nghi .
Bặt buộc môn sinh phải có Ikkyu (cấp1) rùi sau đó 1 năm hoặc 1.5 năm mới được thi Dan (đẳng) .
Dan : bạn có thể tối đa đạt đến HatchiDan(8 Đẳng) bằng hình thức thi lên đai . Bạn muốn lên them thì chỉ có thể nhờ vào sự đóng góp cho nền Kendo mà được phong tặng . Đến giờ thì cao nhất làm 10 Đẳng .Nhưng 2 người mà tui biết là 10 Đẳng thì nay đã không còn . 9 Đẳng cũng còn rất ít , theo tui biết thì hình như còn 1 người bên Hàn Quốc .
Trong thi Dan cũng có giới hạn thời gian giưã các Dan . Ví dụ : bạn vưà lấy SoDan(1 Đẳng) thì 1 năm sau mới được thi NiDan(2 đẳng) , tương tự 2 năm sau là SanDan(3 đẳng)...
Tất cả các lần thi lên Kyu hay Dan tại các nước là thành viên liên đòn Kendo thế giới thì đều được công nhận , nếu không thì tại các giải thi đấu cũng có tổ chức . Các nước chưa là thành viên thì chỉ có cách ra nước ngoaì thi hoặc mời các Sensei tới chấm , chứ bản thân nước đó không có quyền (không tính chuyện các Sensei phong cho nhé).Vì đó là một câu chuyện khác ^^ .

aiki
02-22-2008, 07:32 AM
Chào trungthitkho mới vô diễn đàn.


Có một chút nhầm lẫn khi nói về hệ thống cấp bậc trong Kendo . Hệ thống phân cấp trong Kendo không như Aikido .
Nó bao gồm Kyu và Dan . Tạm dịch là Cấp và Đẳng .
Trong Kyu (cấp) có 9 Kyu : môn sinh mới bất đầu bao giờ cũng phải học qua rùi thi lấy Kyu , và nhưng cái đầu tiên là lễ nghi .
Bặt buộc môn sinh phải có Ikkyu (cấp1) rùi sau đó 1 năm hoặc 1.5 năm mới được thi Dan (đẳng) .
Dan : bạn có thể tối đa đạt đến HatchiDan(8 Đẳng) bằng hình thức thi lên đai . Bạn muốn lên them thì chỉ có thể nhờ vào sự đóng góp cho nền Kendo mà được phong tặng . Đến giờ thì cao nhất làm 10 Đẳng .Nhưng 2 người mà tui biết là 10 Đẳng thì nay đã không còn . 9 Đẳng cũng còn rất ít , theo tui biết thì hình như còn 1 người bên Hàn Quốc .
Trong thi Dan cũng có giới hạn thời gian giưã các Dan . Ví dụ : bạn vưà lấy SoDan(1 Đẳng) thì 1 năm sau mới được thi NiDan(2 đẳng) , tương tự 2 năm sau là SanDan(3 đẳng)...
Tất cả các lần thi lên Kyu hay Dan tại các nước là thành viên liên đòn Kendo thế giới thì đều được công nhận , nếu không thì tại các giải thi đấu cũng có tổ chức . Các nước chưa là thành viên thì chỉ có cách ra nước ngoaì thi hoặc mời các Sensei tới chấm , chứ bản thân nước đó không có quyền (không tính chuyện các Sensei phong cho nhé).Vì đó là một câu chuyện khác ^^ .

Như vậy có khác gì Aikido đâu? Aikido VN thì có màn tự thăng đai, chứ nếu ra nước ngoài thì khg khác gì Trungthitkho đã nói. 10 dan là cao nhất trong tất cả mọi môn võ Nhật, nhưng aikido chưa ai tới chức đó hết. 9 dan thì chỉ đếm trên đầu 1 bàn tay.


Cám ơn bạn BW đã pót 1 ít căn bản về Kendo cho ACE hiểu thêm! bài hay lắm. :friends: :friends:

nhhung
02-22-2008, 12:46 PM
Như vậy có khác gì Aikido đâu? Aikido VN thì có màn tự thăng đai, chứ nếu ra nước ngoài thì khg khác gì Trungthitkho đã nói. 10 dan là cao nhất trong tất cả mọi môn võ Nhật, nhưng aikido chưa ai tới chức đó hết. 9 dan thì chỉ đếm trên đầu 1 bàn tay.
[/quote]
Ấy, Hình như tôi nhớ là bên Aikido có Toihel sensei và hikitsuchi sensei được phong 10 đẳng mà.

aiki
02-22-2008, 02:20 PM
Ấy, Hình như tôi nhớ là bên Aikido có Toihel sensei và hikitsuchi sensei được phong 10 đẳng mà.

Nhhung nói đúng! Tui lầm. Hình như có 4 người 10 dan lận. Người mà tui chắc chắn 100% là thầy Tohei, còn mấy người kia thì nghe nói thôi.

Black_wolf
02-25-2008, 11:35 AM
Chào trungthitkho mới vô diễn đàn.

[quote]


Cám ơn bạn BW đã pót 1 ít căn bản về Kendo cho ACE hiểu thêm! bài hay lắm. :friends: :friends:
Vấn đề này thuộc lĩnh vực căn bản,nhưng khi lên đến cấp 1 ( trước khi lên 1 đẳng) bạn mới được nghe giải thích về nó,và lên 3 đẳng ( trước khi lên 4 đẳng-cấp sensei ) bạn mới thực sự bước đầu thực hiên nó -sẽ được chứng thực khi thi lên đẳng,nếu hội đồng thấy rằng bạn chưa thể hiện được tinh thần khi seme hay zanshin ,bạn sẽ bị loại.Mình từng tham gia cuộc thi lên cấp,đẳng,rất nhiều người thi và rất đông người rớt.Lúc dán thông báo người đậu rớt lên bản,họ hồi hộp cứ như ở đây ta thi tuyển sinh vậy.Và cuộc thi sẽ gay gắt hơn nếu có sự tham gia của hội đồng người Nhật bản ( các Hachi dan sensei được mời).
seme và zanshin có thể coi là thước đo của trình độ người luyện tập.
Trong kiếm đạo,tốc độ không phải là tất cả mà là thời điểm ( tìm thấy được qua seme).Và ra đòn phải dứt điểm ( zanshin).
Khác với Kumdo của Hàn Quốc ,coi trọng về sức mạnh và tốc độ,hôm qua mới đấu luyện (jigeiko) với 1 ông Hàn ở JPn School,ổng nói cho biết là như vậy.
Kumdo tuy trang phục giống Kendo nhưng cách cầm kiếm,nguyên lí thì khác hoàn toàn.Khi xem trên mạng,nếu bạn thấy 2 đối thủ 1 bên mang băng trắng,bên kia mang băng xanh thì đó là Kumdo ,còn Kendo thì bên trắng bên đỏ.
Thực ra,Nhật và Hàn vẫn chia nhau ngôi vô địch thế giới,chẳng ai chịu ai.Giỏi dở do người luyện thôi.
Zanshin mình sẽ post 1 bài nói về nó sau ( hay bạn lục tìm trên google hay tại 4rum Kendo Group.

tkdkid
02-26-2008, 01:55 AM
Khác với Kumdo của Hàn Quốc ,coi trọng về sức mạnh và tốc độ,hôm qua mới đấu luyện (jigeiko) với 1 ông Hàn ở JPn School,ổng nói cho biết là như vậy.
Kumdo tuy trang phục giống Kendo nhưng cách cầm kiếm,nguyên lí thì khác hoàn toàn.Khi xem trên mạng,nếu bạn thấy 2 đối thủ 1 bên mang băng trắng,bên kia mang băng xanh thì đó là Kumdo ,còn Kendo thì bên trắng bên đỏ.



Chương trình mới của tui tập bên Taekwondo là tập thêm môn Haidang Kumdo nên nghe anh nói nên rất thích thú để tìm hiểu.

1. Trang phục của "Kumdo giống Kendo" ra sao, xin anh giải thích dùm ?. Vì đến giờ nầy tui vẫn thấy mấy ông Thầy hay người tập vẫn bận hakama (Senior - đai đen III trở lên), hay dobok (võ sinh) bình thường, cách đây 1 tháng cuộc khi quốc tế tại Hongkong, họ vẫn bận đồ thường vẫn không giống Kendo (như giáp, shinai).

2. Bên Kumdo tui tập vẫn mang nhiều màu khác nhau, trắng-đen, vàng-đỏ, xanh-trắng loạn cả lên, khi hỏi thì mấy ông Thầy cho biết là miễn mang 2 màu đối nghịch nhau như Yin-Yang (âm dương) là được rồi.

3. Nguyên lý chính của Kumdo: Rút kiếm sau nhưng tới mục tiêu trước - Trúng mục tiêu nhưng không gây hại đối thủ - Hạ đối thủ nhưng không lấy mạng anh ta.

Ít thấy người Việt Nam mình nói đến môn nầy.

Thân mến bắt tay anh.

Black_wolf
02-26-2008, 05:24 AM
Khác với Kumdo của Hàn Quốc ,coi trọng về sức mạnh và tốc độ,hôm qua mới đấu luyện (jigeiko) với 1 ông Hàn ở JPn School,ổng nói cho biết là như vậy.
Kumdo tuy trang phục giống Kendo nhưng cách cầm kiếm,nguyên lí thì khác hoàn toàn.Khi xem trên mạng,nếu bạn thấy 2 đối thủ 1 bên mang băng trắng,bên kia mang băng xanh thì đó là Kumdo ,còn Kendo thì bên trắng bên đỏ.



Chương trình mới của tui tập bên Taekwondo là tập thêm môn Haidang Kumdo nên nghe anh nói nên rất thích thú để tìm hiểu.

1. Trang phục của "Kumdo giống Kendo" ra sao, xin anh giải thích dùm ?. Vì đến giờ nầy tui vẫn thấy mấy ông Thầy hay người tập vẫn bận hakama (Senior - đai đen III trở lên), hay dobok (võ sinh) bình thường, cách đây 1 tháng cuộc khi quốc tế tại Hongkong, họ vẫn bận đồ thường vẫn không giống Kendo (như giáp, shinai).



Thân mến bắt tay anh.
Chào bạn.Khi 2 chúng ta đang bàn về Kumdo thì tuyển Nhật và Hàn vừa choảng nhau chí tử bên HongKong( giải vô địch kiếm đạo toàn châu Á).
Mình không tìm hiểu nhiều về môn võ của Hàn quốc.Nhưng môn bạn nói là Haidong Gumdo ,không phải Kumdo.
Bạn có thể lên mạng youtube để xem lại võ phục của các môn Kendo,Kumdo,Gumdo...
Kumdo thật ra có nghĩa là kiếm đạo ( coi phim nàng Dechang Kum --> Đại Trường Kiếm :biggrin: )
Trang phục y chang Kendo,chỉ khác phần ruyban đeo khi thi đấu và tuyển Hàn thường mặc áo trắng,hakama viền đen.
Cách cầm kiếm của Kumdo,cầm sao cho kiếm có thể xoay theo vòng tròn,có thể đánh bất cứ vị trí nào với tốc độ cực nhanh ( thầy Hkoan mà tôi đc dịp gặp đã giải thích như thế)
Khi thi đấu qốc tế,vẫn đánh chung với Kendo,có thể nói Kumdo là Kendo kiểu Hàn.Và tuyển thủ Kendo Hàn(Kumdo) khôg bao giờ cao dưới 1m8 và cực khỏe.
một Kumdo player giỏi : ra đòn như súng tiểu liên
một Kendo player giỏi : ra đòn như sấm sét

tkdkid
03-01-2008, 04:32 AM
Xin lỗi anh BW nhiều lắm, anh nói rất chí lý, nhờ anh nói tui thấy hơi khác với tư liệu của mình, nên tìm rất nhiều tài liệu để đọc mới thấy là anh đúng và tui nghĩ sai.

Kendo và Kumdo chính là 1, khi "nhập cảng" môn Kiếm đạo của Nhật sang Hàn Quốc, mấy bác Hàn Quốc lập lờ đổi tên nó thành KUMDO, như môn Judo thì biến phép mầu nó ra YUDO, Karate của Nhật sang Hàn biến ra Korean Karate (Tên trước của ITF Taekwondo).

Riêng môn tui nhắc HAIDANG GUMDO, thì chính là một biến dạng của KUMDO thành, và người Anh Em Hàn Quốc thay đổi thêm một số bài quyền, đòn thế, kỹ thuật nhưng vẫn dựa trên căn bản của Kendo Nhật, và lấy thêm chút chữ HAIDANG Gumdo có nghĩa là "Kiếm Quang Đạo", mà trong chính sữ lại cho là môn kiếm pháp được tích lọc từ chiến địa trong lịch sữ gìn và giữ nước của tổ tiên Hàn Quốc mà thành. Nên trên bình diện góc nhìn của một người tập võ Hàn Quốc thì Haidang Gumdo không là Kumdo, nhưng theo nhiều cái nhìn khoa học thì "Ta với người tuy 2 mà 1, ta với người tuy 1 mà 2).

Thành thật xin lổi anh BW và thân mến bắt tay anh.