PDA

View Full Version : Kỹ thuật thả lỏng !???



cucat
07-16-2006, 11:31 PM
Dạo này cucat cứ thắc mắc nhiều về kỹ thuật thả lỏng trong Aikido! Nhất là cái cách mình làm sao có thể tự tập được,... đây là những điều con được học từ một số anh chị trên diễn đàn, con post lên thử, có gì các ACE bổ sung dùm cucat nghen ! :funny:

- Thả lỏng có nghĩa là mềm mại chứ không phải èo uột, ẻo lả ( của anh Noskirt )

- Nên giữ tay, chân, mắt cùng một hướng! Nhất là nên giữ 2 tay luôn trước mặt ngay cả khi trước, trong và sau khi thực hiện đòn ( của chú Aiki )

- Nên nghĩ cái tay mình là một sợi dây thun, mình và Uke mỗi người là một toa xe, nối với nhau qua cái dây là cái tay của mình, tay nên giữ thẳng nhưng ko nên gồng cứng ( của anh Hungkid )

- Đứng lắc lư cả thân người sao cho 2 tay đung đưa theo ( cái này là cách tập của anh Aikidude )

- Khi bị cầm chặt tay, thì khi di chuyển nên thả lỏng và đừng để cái suy nghĩ bị "người ta cầm chặt quá" ở trong đầu, nên quên đi ( cái này là của em Psi, nhưng hổng biết diễn đạt lại đúng ý Psi hông nữa ) he

- Khi thực hiện đòn thì nên liên tục, và thật nhẹ nhàng, ví dụ : tay bị ghì chặt, nếu ta có thể di chuyển ( giả sử thực hiện Taino Henko ) và tay có thể nâng lên một cách nhẹ nhàng và liên tục thì đúng, nếu cảm thấy bị đứt quảng hay nặng thì phải làm đi làm lại, cho đến khi ta cảm thấy nó rất nhẹ thì mới được,..! Just free your mind!

- Và nên tập tư thế Kamae cho thật đúng nữa, Kamae đúng sẽ giúp ta có cảm nhận tốt hơn cũng như sẽ có cảm giác rất thoải mái và tự tin!

... hết òi,..hổng biết viết gì nữa,..nhưng con thấy tập và để ý một số điều trên thì có kha khá hơn trước ! He, xin cảm ơn các anh đã chia sẻ kinh nghiệm nha! Em xin cảm ơn! :laugh: :funny:

aikidude
07-17-2006, 12:29 AM
- Nên nghĩ cái tay mình là một sợi dây thun, mình và Uke mỗi người là một toa xe, nối với nhau qua cái dây là cái tay của mình, tay nên giữ thẳng nhưng ko nên gồng cứng ( của anh Hungkid )

- Đứng lắc lư cả thân người sao cho 2 tay đung đưa theo ( cái này là cách tập của anh Aikidude )

:

hi cucat,

- muốn kéo toa xe thi` sợi dây phải căng ra, dây thun lam` sao ma` kéo được? :iwink:
- Con` cái vụ đứng lắc lư nay` la` gi` đây? sao dude không biết dzậy ca`? haha.... chắc cucat lộn qua cái anh nói kiểu tập thả lỏng của Tohei Sensei- đó la` đứng thẳng lưng thoải mái rung ( rũ ) hai cánh tay , cả thân ngươi` xuống đến chân, cho đến các khớp ngón tay luôn.

Nhân tiện, dude thêm vô chút : "thả lỏng hai vai". Vai ma` cứng ( stiff) , hay bị đội lên, thi` cả ngươi` bị khóa. Tuy` lúc, những ngươi` mạnh quá dung` sức thi` có thể vẫn di chuyển, đánh đon` được, nhưng vậy la` dung` sức, không đúng.

psi_ops2001
07-17-2006, 01:30 AM
Khi bị cầm chặt tay, thì khi di chuyển nên thả lỏng và đừng để cái suy nghĩ bị "người ta cầm chặt quá" ở trong đầu, nên quên đi ( cái này là của em Psi, nhưng hổng biết diễn đạt lại đúng ý Psi hông nữa ) he
ủa em nói câu này lúc nào vậy ! em hổng nhớ nữa:bigsmile: ! hình như là lúc em nói anh kỹ thuật 2 tay nắm 1 tay thì phải

cucat
07-17-2006, 03:24 AM
@dude :

muốn kéo toa xe thi` sợi dây phải căng ra, dây thun lam` sao ma` kéo được?

He, nghĩ là dây thừng được ko ha ?hehe


kiểu tập thả lỏng của Tohei Sensei- đó la` đứng thẳng lưng thoải mái rung ( rũ ) hai cánh tay , cả thân ngươi` xuống đến chân, cho đến các khớp ngón tay luôn.

Đúng là cái này đó anh

@Psi : Đúng là lúc em nói 2 tay nắm 1 tay đó em !

Các ACE bổ sung và góp ý thêm cho mọi người cùng tham khảo zới nghen !

David
07-17-2006, 03:47 AM
Khi mới đi tập lại mình cũng bị thầy nhắc phải thả lỏng cơ thể kẻo bị đội vai nhưng tập hoài gần cả năm mới được. Hóa ra trước khi xoay hông bạn nên lách chân và hông, sau đó thả lỏng tay. Do đó mình thấy tinh thần Aikido rất rõ trong các đòn thế đó là " bất đối kháng - bất giao tranh". Né tránh đúng thời điểm và phản công đúng lúc .

Lion of aikido
07-17-2006, 06:00 AM
Sẳn đây có đề tài thả lỏng của cucat minh xin hỏi ACE tí là nếu thả lỏng như vậy thì có thể xoay tenkan được ko khi người ta nắm cứng quá và ròng sức nửa ?.
Mình đả thư nhiều lần như vậy mà ko có cách nào để xoay được xin ACE nào biết chỉ minh với ,cụ thể nhất là bộ 2 tay nắm 1 tay
xin cảm ơn

NgDaLat
07-17-2006, 06:01 AM
Có ai chơi trò hai người đứng trung bình tấn, kéo nhau bằng một sợi dây dài vòng qua mông (ngang chỗ đan điền đó). Hồi nhỏ tui hay chơi trò đó với thằng bạn. dùng mông, eo và 1 tay điều khiển sợi dây kéo làm sao cho đối phương phải di chuyển chân hay ngã là thắng. Nhiều khi mình lo kéo, địch thủ buông tay một cái là té ngồi ra sau liền. Địch thủ kéo mà mình gồng cứng lại là té cắm đầu vô địch thủ.

Chơi trò đó sẽ hiểu phần nào là thả lỏng. Nó cũng tập tấn nữa. Nếu không lỏng được thì ra nằm giữa đường cho xe ba gác cán qua cán lại thì sẽ lỏng:laugh: :laugh: :laugh: :laugh: :ismile: :ismile: :ismile:

aiki
07-17-2006, 07:54 AM
Nên giữ tay, chân, mắt cùng một hướng! Nhất là nên giữ 2 tay luôn trước mặt ngay cả khi trước, trong và sau khi thực hiện đòn ( của chú Aiki )

Cucat hiểu lầm rùi nhe! Ở trên là căn bản của tất cả các động tác trong Aikido và không có dính lứu tới cách thả lỏng gì hết! đừng có lầm nhe:lol: :lol: :lol:

Đối với tui thì thả lỏng là không có gồng lại. Một số bạn đã nói tới việc thả lỏng 2 vai, cái đó rất đúng.

Cucat coi ví dụ này:

khi mình cầm 1 cái gậy hay 1 vật gì cứng thì mình có thể nắm chặt và muốn làm gì thì làm. Khi mình cầm 1 cái gậy bằng foam hay 1 cái bao nylon đầy nước, có bóp hay nắm chặt tới đâu đi nữa mình cũng không có cảm giác gì hết.

Thả lỏng vừa áp dụng cho Nage và Uke. Khi làm uke, lúc té nổ nên relax, và nương theo đòn của Nage thì sẽ khg mệt tí nào. Nhiều ng vì sợ nên gồng lại, như vậy khi té sẽ đau và mệt lẹ lắm.




xin hỏi ACE tí là nếu thả lỏng như vậy thì có thể xoay tenkan được ko khi người ta nắm cứng quá và ròng sức nửa ?.
Tenkan cách nào cũng quay được hết. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nắm và góc nắm của Uke. Nếu Uke đứng vững thì khó quay, cái khó là làm uke 'cử động' được chút xíu (như đem tay uke ra khỏi TCT chẳng hạn) thì coi như xong!

fourever
07-17-2006, 09:38 PM
Vì có hứa với cuCat, nên đang bận lắm tôi cũng góp ý với bài viết sau:
Từ một môn sinh vài tháng đến vài mươi năm, rất khó lòng để giải thích thả lỏng trong aikido là như thế nào. Ngươì tập lâu năm thì xem ra thực hành được nhưng rất khó lòng giải thích cho rõ ràng. Ngươì mới tập chỉ thấy khi thả lỏng, cánh tay giống như sợi bún, vậy làm sao để di chuyển cho được. Khi tập với ngươì cấp cao hơn, ngươì ta hay phê bình làm mình đỏ mặt ra vì họ hay nói: thư giản hay "relaxed" . Nhưng không có ai nói lên, thư giản hay relaxed là như thế nào, phải làm gì để có thư giản, thư giản ra sao?
Mọi người thường diển tả một trong các trạng thái khi Nage thả lỏng cánh tay, nhưng không nói lên Nage phải làm gì để thả lỏng.
Thật ra, muốn thả lỏng thì cánh tay phải ở một số vị trí thuận lợi. khi ở vị trí nầy cọng với phương hướng di chuyển của thân thể, tất cả các bắp thịt ở cổ tay và khủy tay không cần dùng đến, chỉ dùng bắp thịt lưng mà thôi. Vì bắp thịt tay không dùng đến trong trường hợp nầy, bắp thịt tay tự động sẻ rơi vào trạng thái thả lỏng, con ngươì chỉ gồng cứng lên vì mất đi khả năng điều khiển. Các vị trí nầy chỉ là nguyên tắc căn bản về vật lý mà thôi.
Từ hình sau, cánh tay ở vị trí nầy, Nage thả lỏng thì cánh tay trở thành sợi bún, Uke sẻ điều khiển Nage.
http://www.aiki-shuren-dojo.com/graduering/images/tai%20no%20henko%201.JPG

--------------------------
--------------------------
Với hình sau, Nage giử cánh tay ở hình cánh cung, hay vòng tròn. Khi Nage di chuyển bằng Tenkan hay làm như thế nào mà lực chuyền theo vòng tròn cánh taỵ Hệ thống cơ khí của cánh tay tựa vào nhau, do đó không cần lực của bắp thịt để giử nó. Khi xoay ngươì, lực từ lưng sẻ truyền ra cánh tay theo hình cung, bắp thịt ở cánh tay chỉ dùng để điều chỉnh vị trí cánh tay cho chuẩn xác để lực truyền được tối ưu ra cổ tay đến vị trí nắm tay của Uke. Bắp thịt tay dùng rất ít (5%), nên cánh tay giống như đang thả lỏng.
http://www.aiki-shuren-dojo.com/graduering/images/tai%20no%20henko%202.JPG


Tóm lại, nên tập Tenkan với tốc độ càng chậm càng tốt. Vì ở tốc độ nầy, Nage có dịp để quan sát và điều chỉnh vị trí cánh tay tùy theo mổi vị trí của thân thể. Ai mới tập đều suy nghỉ là tập Tenkan càng nhanh càng tốt. Thật sự cần tập ở tốc độ chậm và hoàn toàn không cần bắp thịt cánh tay (vì Nage điều chỉnh cánh tay ở vị trí tối ưu) mới tạo nên một Tenkan và có cánh tay thả lỏng tốt (cánh tay thả lỏng vì nó không cần đến lực).

:bigsmile:

kiaikido
07-17-2006, 09:59 PM
a 4ever post bài hay ghê,mình xin góp ý chút, thả lỏng rất quan trọng nhưng theo mình hầu hết mọi người đều có khả năng thả lỏng khi uke nắm chặt nhưng khi Nage bắt đầu di chuyển thì do lực của uke tác động mạnh mọi người thường muốn thoát lực đó nên trở lại trạng thái không thả lỏng nữa.Muốn thả lỏng ngay cả khi di chuyển thì bạn phải đi đúng phương hướng và chiều, thường nó là phương tiếp tuyến hoặc tán ngang với uke, khi đó ta mới có khả năng duy trì thả lỏng mà uke ko cưỡng được.(ví dụ khi đứng thủ đối diện bạn ko thể đẩy vào hoặc kéo ra nhưng bạn có thể lắc tay đung đưa qua hai bên, nếu bạn đứng 90 độ so với uke tức tay bạn nằm 90 độ luôn thì bạn ko thể đung đưa 2 bên nhưng bạn có thể lên xuống nhẹ nhàng). Mình xin góp ý chút đỉnh, hehe, mong các đàn anh góp ý thêm

Amateur_aikidoka
07-18-2006, 06:54 AM
http://www.aiki-shuren-dojo.com/graduering/images/tai%20no%20henko%202.JPG


Bravo bác 4ever!!! nếu có thể bác và các bác tiền bối trên HKD.com có thể mở 1 topic chủ đề "Vật lý học trong Aikido" được ko. Được như vậy thì tốt quá, bất kể ai, lớn hay bé, béo hay gầy, chỉ cần đúng nguyên tắc là có thể đánh được, việc còn lại chỉ là chăm chỉ luyện tập thui.

fourever
07-18-2006, 12:05 PM
Phương cách tập thả lỏng tôi nói ở trên, là một trong những nguồn năng lượng của võ sinh cao cấp trong Thái cực quyền. Tương tự như Aikido, rất nhiều người học TCQ lâu năm nhưng chỉ có hình nhưng lại không có ý, vì không có ai nói ra các nguyên tắc nầy. Tôi có gặp vài người ở đại hội khí công toàn quốc tổ chức tại đại học Bắc Kinh tháng 6 năm 1996. Lúc các võ sư múa quyền thì trông đẹp mắt, nhưng khi ai đó vịn tay vào là khí bị tắt nghẻn ngay do không có lực hay nôm na gọi là nội công. Với vài câu nói ở bài trên, đôi khi tốn hàng chục năm mới ngộ được. Lý luận đơn giản chừng nào thì sự bí mật càng cao chừng đó. Trong Aikido, võ sinh có nhiều dịp để thử nghiệm với thực tế khi gặp Uke mạnh hơn mình, hầu hết các võ sinh Aikido tập luyện thường xuyên sau 2 năm, họ bắc đầu cảm nhận và điều khiển cánh tay một cách vô thức. Lúc đó họ có thể thả lỏng cánh tay nhưng không hiểu tại sao như vậy, vì thả lỏng là hậu quả của sự điều khiển cánh tay một cách chuẩn xác.

aiki
10-27-2006, 12:28 PM
Thả lỏng

Từ Ukemi, khi bị nắm tay chặt hay di chuyển, chúng ta hay được nhắc là phải thả lỏng trong Aikido. Hầu như câu nói này ai cũng được nghe thấy và nhắc nhở khi tập. Vậy định nghĩ ''thả lỏng'' là sao, xin các bạn chia sẻ kinh nghiệm.

Theo tui, thả lỏng là không gồng mình, không dùng sức cơ bắp. Thả lỏng hay đi chung với hoà nhập và khi 2 cái đi đôi thì có thêm 1 quan niệm thứ 3 là góc độ. Cái clip sau cho thấy cái định nghĩa của tôi, chả hiểu là đúng hay không


http://www.youtube.com/watch?v=AHO3aUMu5h0

Khi làm Ukemi võ sinh cũng được nhắc là nên thả lỏng, và theo kinh nghiệm cá nhân thì khi thả lỏng, ngoài việc dễ áp dụng đòn, võ sinh cũng đỡ mệt vì bắp thịt ít làm việc và nhờ vậy, không cần nhiều oxygen. Không biết mấy bạn nghĩ sao.


Có nhiều võ đường áp dụng / định nghĩa thả lỏng và hoà nhập (harmony) 1 cách khác nhau và những clip sau cho thấy cách tập của họ!


http://www.youtube.com/watch?v=oyKTUvO-UJQ

http://www.youtube.com/watch?v=wMvbovk1XIE

Không biết nên cười hay khóc và tui cũng không biết có phải là cách tập thường ngày của họ không! Sau khi coi 2 clip trên, bây giờ tui mới hiểu khi 1 số người không tin aikido là võ! Cá nhân tui khi đứng lớp con nít, có 1 lúc tui cũng làm như clip trên cho mấy em coi như 1 trò chơi, nhưng chỉ làm trong vài phút cho mấy em bớt căng thẳng!

kiaikido
10-27-2006, 06:48 PM
Theo Kiaikido thì để thả lỏng thật sự thì chúng ta phải để cho đầu óc tỉnh táo,điều này rõ ràng có ngày các bạn rất sung, đánh rất đã tay, có ngày thì thấy uể oải đánh cảm thấy ko sướng,vì vậy ta thấy tinh thần quyết định đến sự thả lỏng của chúng ta. Điểm quan trọng nữa theo mình thả lỏng phải kết hợp đi đúng hướng sẽ giúp ích cho người mới tập rất nhiều, vì khi đi ko đúng hướng chắc chắn sẽ có lực cản từ uke và phản xạ tự nhiên của con người sẽ chống lại lực đó thế là sinh ra đối lực. Đi sao cho đúng hướng, thường thì theo mình nhận xét các bạn cứ đi làm sao lực của uke chạm với lực mình chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứ ko phải 1 đường thẳng tiếp xúc, ví du: nếu bạn đứng 90 độ với uke các bạn ko thế nao đẩy qua 2 bên nhưng chắc chắn các bạn có thể dở lên dở xuống nhẹ nhàng (nếu uke gống theo hướng thì cái này là chuyện khác nhưng nếu các bạn thảy lên thảy xuống cánh tay 1 cách tự nhiên thì uke khó gồng lắm). Vài lời góp ý xin mọi người chỉ bảo thêm

cucat
10-27-2006, 10:15 PM
Theo cucat nghĩ, cái này chỉ là cucat nghĩ thôi, nếu mình thả lỏng đúng và di chuyển đúng hướng thì hiện tượng đối lực sẽ không xảy ra, cả Uke và Nage đều không cảm thấy có sự gồng mình để chống lại lực của người đối diện. Như vậy cái quan trọng có lẽ là ta nên tập với nhiều cách di chuyển và thay đổi hướng tấn công để tại một vị trí nào đó ta có thể thực hiện đòn mà không có sự đối lực. Có lẽ khi đó là ta đã được thả lỏng. Cucat chỉ biết nói theo mình nghĩ thui chứ vẫn chưa làm đc :funny:

Và còn một cái nữa, cucat thấy có một cái không biết có đúng không. mong mọi người chỉ thêm : đó là khi mình muốn lên đòn gì đó, ví dụ khi đã kéo Uke về và muốn đưa lên ( cucat xin lỗi vì hơi khó diễn tả ), mình di chuyển cái khúc cùi chỏ của mình, và hình như có lẽ nó nhẹ hơn ( khi di chuyển cùi chỏ này, để tốt hơn nên di chuyển cái khối người mình theo, như vậy hình như mạnh hơn ) . Cucat ko biết điều này là đúng hay sai nhưng có một số lần thực hiện cảm thấy nó nhẹ lắm,...hehe, mọi người góp ý dùm cucat zoi nhen! :funny:

http://static.flickr.com/100/281060147_6a26e62107.jpg?v=0


Rất mong một ngày nào đó cucat có thể được gặp các chú, các bác để có thể học được thêm nhiều điều.

aiki
10-28-2006, 01:11 PM
Tuỳ theo định nghĩa ''di chuyển cùi chỏ'' của Cucat là gì! Cái quan trọng nhất trong aikido để tránh dùng sức cơ bắp là ''nâng/ chỉa'' cùi chỏ lên trời hay ra ngoài. Nên để cùi chỏ sát người. Trong bài Kokyuho, khi cùi chỏ chỉa ra ngoài là hoàntoàn dùng sức cơ bắp.

Cái clip Aiki Age cũng để cùi chỏ thấp để dùng lực hông! không nên làm vậy Cucat ơi!

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/aiki-div/kokyuho.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/aiki-div/Kokyuho01.jpg


Cùi chỏ của thầy Yamada không chỉa lên hay chỉa ra nhưng cùi chỏ Uke thì 'nhìn' lên trời ...

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/MTB-2/aiki-age-7.gif http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gif

The định nghĩa "đúng hướng" của Kiaikido thì là góc độ để đẩy lạc hướng sức công cũa Uke. Cái này cũng đúng đó và được biểu hiện với cái hình tam giác trong mấy cái hạo đồ của aikido đó (vòng tròn, tam giác và hình vuông) ! Chừng nào áp dụng được những gì Liailido nói thì là hiểu căn bản HKD rồi!

Cái đó là cách hiểu nông cạn của tui, xin mọi người thêm ý kiến!

LienChau
11-14-2006, 06:01 AM
Trạm trang công căn bản của môn nội gia quyền dòng Vương Thụ Kim do bác motgiot giới thiệu bên thaicucquyen.com

http://thaicucquyen.com/viewthread.php?action=attachment&tid=306&pid=7331

Thêm chút tài liệu cho mọi người tham khảo!

aiki
11-15-2006, 02:59 PM
Cám ơn LC! Tài liệu hay và rõ lắm!:no1: :no1:

LienChau
11-15-2006, 07:42 PM
Cám ơn LC! Tài liệu hay và rõ lắm!:no1: :no1:

Trạm trang công này tác dụng thả lỏng luyện gân tốt lắm. Liên Châu cũng luyện được ít lâu rồi. Tập cái này nên chỉnh hình và đọc lại tài liệu thường xuyên anh aiki ạ, nhiều khi trí nhớ mình hay đánh lừa mình. Tập một thời gian sẽ có "khí cảm" và khi ấy sẽ tự mình trả lời được câu hỏi "khí nó như thế nào", thế nào là "trong lỏng có chặt".

Chúc mọi người vui vẻ!:iwink:

aiki
03-25-2007, 04:56 PM
Cuối tuần rồi (20-21-22 tháng 3 2007), tui có đi tham dự seminar của thầy Tres Hofmeister, 6 dan, học trò của thầy Ikeda từ Boulder Colorado sang đây.

Đây là lần đầu tiên tui tham dự 1 seminar của ASU (Aikido School of Ueshiba do thầy Saotome đứng đầu) và cũng học hỏi được khá nhiều.

Như tui đã nói trong 1 vài post khác, vì chuyện "chính trị" nên võ đường tui chỉ mời các thầy của Aikikai Nhật và những võ sư thuộc USAF (US aikido federation) hay những võ sư theo các sư huynh của thầy Yamada và Kanai (học trò Tamura chẳng hạn). Tuy không mời những liên đoàn khác tới võ đường tui cho seminar, nhưng HLV tui khuyến khích võ sinh, nếu có dịp thì nên tham dự để học hỏi thêm.

Seminar cuối tuần rồi tui tham dự trong trường hợp đó.

Seminar không đông, trong 3 ngày tui chỉ tham dự 1 ngày thứ 7 thôi và hôm đó có khoảng 20-25 người thôi. Sau đây là những điều tui quan sát thấy.

Thầy Hofmeister rất thân thiện và giản dị. Cách tập của thầy nói riêng và ASU nói chung cũng khá khác với võ đường tui. Bên tui thì chú trọng tới sự chính xác và kỹ thuật đòn thể. Bên thầy Ikeda/Saotome thì uyển chuyển và chú trọng tới "cảm nhận" hơn ...

Seminar vừa rồi, tui đã học được rất nhiều về việc thả lỏng và cảm nhận ... Sau đây tui xin chia sẻ với mọi người về những gì tui đã học và tui nghĩ nhửng gì tui biên sau đây sẽ gíup mấy bạn về việc "thả lỏng" ...

Vì không có quay phim hay chụp hình gì hết nên tui chỉ nói tới những gì có thể minh hoạ được! có những kỹ thuật để thả lỏng va aảm nhận, nếu có dịp về VN offline tui sẽ chia sẻ sau vì không thể nào nói qua văn được!

Trong hơn 1 tiếng, tụi tui chỉ tập ukemi! Ukemi này vui lắm, phải làm thật chậm kiểu "extra slow motion". Aikidoka nào cũng phải biết té ukemi, nhưng khi làm chậm thì rất là khó. Muốn cho đỡ mệt thì khi Ukemi, võ sinh phải thả lỏng. Nhưng khi té, thường trong trường hợp bị quăng, phản ứng tự nhiên của rất nhiều võ sinh là cứng người lại.

Khi té chậm, nếu người cứng thì sẽ không té chậm được. Cá nhân tui sau khi té 3 lần, lúc đó tui mới ''khám phá ra chân lý'' và lúc đó mới bắt đầu làm chậm được.

Những gì tui biên sau đây hoàn toàn là căn bản, và số hình là lấy từ bài Ukemi đã post ra để minh hoạ.

Các bạn nếu có tập, nhiều khi làm khg được thì đừng có "wê" nhe. Có mấy người 4-5 dan mà còn làm "cập kễnh" nữa huống chi là mình. Nếu các bạn mà té méo mó hình zig zag thì cũng đừng ngạc nhiên. Cái quan trọng nhất là làm thật chậm.

Muốn làm thật chậm thì người phải hoàn toàn thả lỏng (nhát là vai), kê tay và vai xuống đất (đụng đất luôn) và từ từ tự để người té/lăn là xong. Tập kiều này khg có đúng hay sai gì hết ráo!

Sau đây là 1 vài cách. Xin nhắc lại là những hình sau chỉ để tả sơ sơ thôi chứ khg phải đúng 100%.



1- Ukemi thường. Lăn đằng trước tư thế qùy gối (Mae Ukemi)

Lúc đầu thì quỳ như hình sau.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/ukemi1.jpg



Nhớ

- để 1 đầu gối xuống đất,
- tay kia để xa phiá trưóc (như vậy mới cho vai kia đụng đất được)
- kê vai cùng bên đầu gối dưới đất xuống đất
- rồi từ từ lăn (vai qua vai) (nếu lăn vòng tròn như quen thì sẽ khg lăn chậm được!)
- khi lăn xong thì sẽ ngồi như ông này.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/18c5ba1cd9c74916b4021810142630a3.jpg



2- Ukemi qua chướng ngại vật.

1 người làm chướng ngại vật như hình sau
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/1hykau_ukemi.jpg

Nage
- 1 tay kê eo chướng ngại vật, (tay kê eo là tay cùng bên với chân trước và lòng bàn tay đụng eo. Tay hơi bị "xoắn" chút xíu nếu lòng bàn tay đụng eo ...)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/3hykau_ukemi.jpg

- tay kia chống xuống đất và sát chướng ngại vật như hình sau
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/ukemidung.jpg


- từ từ kê vai bên tay để eo xuống đất và lăn qua (thật thấp người xuống)
- Xong cũng ngồi như hình trên

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/18c5ba1cd9c74916b4021810142630a3.jpg


3- Ukemi trên chướng ngại vật.

Cũng y hệt như bước 2 nhưng 1 tay ở eo và 1 tay trên lưng
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/2hykau_ukemi.jpg


Lăn như hình sau nhưng hình này thì nage lăn qua còn muốn làm chậm thì thì lăn trên
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/Bjoern-Rolf.jpg

Sau khi lăn xong, vẫn giữ tay ở eo.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/6hykau_ukemi.jpg



4- Chướng ngại vật cao.

1 người đứng như hình sau. Hình này thì nage bay qua nhưng thật ra,

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/dungthang3.jpg

- nage nằm giữ thăng bằng trên chướng ngại vật
- 2 tay đụng đất
- 1 tay chống
- 1 tay đưa về phía chân sau uke
- làm sao cho vai xuống đất thật chậm như hình sau
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/Ukemi-roll-3.jpg

- và từ từ lăn xuống
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/Ukemi-roll-4.jpg

Nhớ kiếm ai đừng cao lắm nhe!


5- ushiro Ukemi trên chướng ngại vật

- Ngồi trên 1 bên lưng (khg nên ngồi trên xương sống)
- từ từ gặp người thành hình chữ V
- đầu chúi/nhìn xuống đất
- từ từ tuột ra đằng sau.
-
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ukemi/ngoi.jpg

Nhớ thả lỏng người để làm thật chậm! càng chậm càng tốt. Mấy bạn thử đi ...


Còn nhiều cách khác để tập cảm nhận và thả lỏng nữa, hay lắm !!!

aikidude
03-25-2007, 07:57 PM
Anh Aiki đi seminar vui quá hả . Dude hôi` Spring break tuân` rôi` có xuống Houston tập ở chỗ học tro` thây` Hiroshi Kato, cũng học được nhiêu` cái hay.

Cái cách té ukemi chậm nay` ở NY Aikikai có một ngươi` Nhật học tro` thây` Yamada hay dạy mỗi khi khởi động va` té ukemi đâu` giơ`. Dude có lam` thử, ma` thiệt la` khó ghê, với lại không quen. nhưng minh` phải công nhận la` thấy nó thật hay, thật thả lỏng. Té ngang, té ngửa, té breakfall gi` xong khi ngôi` dậy cũng y như cái ông trong hinh` anh Aiki post.

aiki
05-09-2008, 07:46 PM
Bài này là bài tiếp về seminar của thầy Endo nhưng được đem ra topic này vì nói về thả lỏng.


Mới kiếm ra 1 số hình chụp "lén" 1 vài seminar thầy Endo nên bây giờ tui thử giải thích cách tập của thầy.


Tập cảm nhận và đánh lạc hướng lực


Trong tất cà cách cách tập này,

1. khg dùng sức cơ bắp,
2. hoàn toàn thả lỏng vai và tay. Thả lỏng đây có nghĩa là khg gồng.
3. Ráng giữ trục và khoảng cách Maai,
4. di chuyển nguyên khối
5. Lúc nào cũng phải có cái niêm
6. Uke kúc nào cũng rang để áp lực lên nage.
7. Nếu Uke khg để vì MTB, Nage sẽ đẩy uke chút xíu để cho Uke phản ứng và đẩy lại



Cách 1:


- Uke để nắm đấm chỉa lên trơì. Có thể tập với 1 tay hay cà 2 tay

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-1.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-6.jpg



- Nage để long bàn tay úp lên nắm đấm

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-3.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-2.jpg



- Uke đẩy từ dưới lên, khg nên đẩy mạnh, nhưng vừa đủ để Nage càm thấy hướng của lực đẩy lên


- Nage chỉ đụng củ đấm với long bàn tay, khg nắm hay chụp quả đấm.


- Nage đẩy quả đấm ở bất cứ hướng nào cũng được. Cái quan trọng nhất là khg dùng lực chống lực, hay đẩy ngược hướng của lực vì như vậy sẽ có kẻ thắng người thua và sẽ dùng cơ bắp.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-8.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-4.jpg

nhớ dùng khoảng cách Maai giữa tay và trục, và dùng trọng lượng cơ thể để đem uke xuống dất.



http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-7.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-5.jpg


Khi quen rồi thì từ từ Uke thêm sức ép

http://www.youtube.com/watch?v=aJIxFgKo0lg




Cách 2 giống cách 1 nhưng tay để thẳng. tập 1 tay xong 2 tay

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-10.jpg


http://www.youtube.com/watch?v=VM-reduvM8k



còn tiếp ...

hungkid3
05-10-2008, 08:28 AM
Chà! Cái này có vẻ hay àh! Để ngày mai vào sân lôi mấy anh em ra tập thử xem sao!

Thanks anh Aiki nhiều nhé. nhớ update thêm hình mới nha anh!

Amateur_aikidoka
05-13-2008, 03:44 AM
Hay thật, những cách lăn của bác aiki giới thiệu em cung đã được chỉ khi tập ở dojo theo dòng thầy Tissier, ko biết là thầy dạy hay là hlv đi serminar về dạy lại. mà hình như chỉ có mỗi chỗ ấy dạy như thế.

aiki
06-02-2008, 02:38 PM
Cách thứ 3: Đẩy vai bằng 1 hay 2 tay, phía trước mặt hay bên hông

uke đẩy vai, nage đúng hay quỳ seiza

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-vai-2.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-1.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-vai-6.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-vai-4.jpg



Nage dùng lực hông và xoay vai. Vai hoàn toàn, thả lỏng, hấp thụ sức đầy uke và hất ngược lại. làm đúng uke sẽ MTB như hình sau. Uke cũng có thể di chuyển, nhưng nếu có di chuyển thì cũng phải coi chừng khoàng cách, giữ cái niêm và trục


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-vai.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-5.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-6.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-5.jpg


Xoay vai nhìn như lên đồng lên bong đó.


http://www.youtube.com/watch?v=CFIaxVfGmNM



Cách 4: đẩy phiá sau trong tư thế suwariwaza ...

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-niem-ushiro.jpg



Hay đứng

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-ushiro.jpg



Xin nhắc lại là tay Uke-Nage khg nắm mà chỉ đụng nhau thôi


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-niem.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-katate-4.jpg


Hết ...

David
06-03-2008, 04:35 AM
Cái này phải có off line moi hiểu được anh Aiki ơi. Coi hình xong thiệt khó bắt chước được lắm. Cám ơn anh.

Bushido
09-02-2008, 03:22 AM
Bài này là bài tiếp về seminar của thầy Endo nhưng được đem ra topic này vì nói về thả lỏng.


Cách 1:
- Uke để nắm đấm chỉa lên trơì. Có thể tập với 1 tay hay cà 2 tay

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-1.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-6.jpg
- Nage để long bàn tay úp lên nắm đấm

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-3.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-2.jpg

- Uke đẩy từ dưới lên, khg nên đẩy mạnh, nhưng vừa đủ để Nage càm thấy hướng của lực đẩy lên


- Nage chỉ đụng củ đấm với long bàn tay, khg nắm hay chụp quả đấm.


- Nage đẩy quả đấm ở bất cứ hướng nào cũng được. Cái quan trọng nhất là khg dùng lực chống lực, hay đẩy ngược hướng của lực vì như vậy sẽ có kẻ thắng người thua và sẽ dùng cơ bắp.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-8.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-4.jpg

nhớ dùng khoảng cách Maai giữa tay và trục, và dùng trọng lượng cơ thể để đem uke xuống dất.



http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-7.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Endo/endo-cn-5.jpg


Khi quen rồi thì từ từ Uke thêm sức ép



Mới kiếm ra cái clip của thầy Endo:
http://www.youtube.com/watch?v=RBOJ2OKCzBU
Thầy đánh ikkyo trông nhẹ nhàngvà thả lỏng.

aiki
12-30-2008, 01:10 PM
Mới kiếm ra 1 số clip từ DVD của thầy Endo, dạy y hệt nnhuw khi tui đi seminar thầy hồi tháng 4. Tui đã post những clip đó trong bài phiá trên.

Sau đây là 1 số động tác thầy đã chỉ nhưng tui quên nói. Khi coi clip mới sực nhớ ra nên post tiếp.


Uke ráng đẩy lên, Nage phải thả lỏng và kiếm 1 góc nào đó để dùng sức nặng mình "đè" xuống. Tui tập và cũng làm được rồi. Clip đâù khó làm hơn clip sau


http://www.youtube.com/watch?v=9ste6aelj-M




http://www.youtube.com/watch?v=jyvQfdDZjKs


Cái này cũng giống vai (nói rõ hơn trong bài trên) nhưwng dùng đầu. Nguyên lý là thả lỏng, kiếm góc độ

http://www.youtube.com/watch?v=XnHQmuGsB00

NgDaLat
02-24-2009, 04:36 PM
Kỳ rồi về Viet Nam có bạn đưa ra câu hỏi thật hay đai khái là khi tập Aikido khi đang lỏng nhưng khi Uke tấn công rát là tự đông gồng lên liền.

Sau khi doc lai bài của anh Fourever


Thật ra, muốn thả lỏng thì cánh tay phải ở một số vị trí thuận lợi. khi ở vị trí nầy cọng với phương hướng di chuyển của thân thể, tất cả các bắp thịt ở cổ tay và khủy tay không cần dùng đến, chỉ dùng bắp thịt lưng mà thôi. Vì bắp thịt tay không dùng đến trong trường hợp nầy, bắp thịt tay tự động sẻ rơi vào trạng thái thả lỏng, con ngươì chỉ gồng cứng lên vì mất đi khả năng điều khiển. Các vị trí nầy chỉ là nguyên tắc căn bản về vật lý mà thôi.

Vì vậy khi ta cảm thấy không buông lỏng được khi thực hiên đòn aikido bởi vì:
1/ Khoang cách và vị trí không hợp lý giũa nage và uke
2/ Tu thế nage không hợp lý bao gồm Tấn không hợp lý, mất truc tấn công v.v.. nói chung là thân thủ bộ không hợp lý.
3/ Phương hướng lực không hợp lý.

Ngoài ra khi theo tôi thấy thì khi ta đánh đòn ở trang thái thả lỏng thì Uke sẽ bị té nặng lắm chứ không phải nhẹ nhàng thương mến thương gì hết. Thả lỏng thật sự có hiệu quả chứ không phải đánh mềm đánh nhẹ đi là thả lỏng.

Các bạn có ý kiến gì khác không?

cucat
02-24-2009, 09:01 PM
Thả lỏng là khi mình đã ở vị trí thích hợp, sự tự tin có ở trong đó, giống như trong thế thượng phong thì mới có thể thả lỏng đưọc. Nếu ở trong tư thế bất lợi, mình bị trấn áp nhiều thì cho dù có tập kỹ thuật nhiều, tinh thần đã bị trấn áp thì chỉ có thể gồng cứng thôi.

Để thả lỏng, CC nghĩ :

- Luôn đặt mình vào tư thế có lợi, chiếm thế thượng phong, nên duy trì thói quen này trong công việc và trong những hành động, suy nghĩ hàng ngày
- Kỹ thuật tốt với việc giữ khoảng cách có lợi cho mình
- ... Chẳng biết viết gì nữa

NgDaLat
02-25-2009, 03:59 AM
Thả lỏng là khi mình đã ở vị trí thích hợp, sự tự tin có ở trong đó, giống như trong thế thượng phong thì mới có thể thả lỏng đưọc. Nếu ở trong tư thế bất lợi, mình bị trấn áp nhiều thì cho dù có tập kỹ thuật nhiều, tinh thần đã bị trấn áp thì chỉ có thể gồng cứng thôi.

Để thả lỏng, CC nghĩ :

- Luôn đặt mình vào tư thế có lợi, chiếm thế thượng phong, nên duy trì thói quen này trong công việc và trong những hành động, suy nghĩ hàng ngày
- Kỹ thuật tốt với việc giữ khoảng cách có lợi cho mình
- ... Chẳng biết viết gì nữa
Cucat đưa ra mấu chốt vấn đề. Như vậy:
Làm sao thả lỏng khi mình trong tư thế bất lợi? Thế nào là tư thế bất lợi?

cucat
02-25-2009, 04:49 AM
Anh NgDaLat có hay coi clip của thầy Tamura hông ? Có lẽ do em hay coi clip của thầy nên em thấy vậy :

- Trong vai trò Uke hay Nage thầy Tamura luôn trong tư thế active và luôn sẵn sàng hơn bạn tập. !???

Làm sao thả lỏng khi mình trong tư thế bất lợi? Thế nào là tư thế bất lợi?

- Chủ động đưa mình vào vị trí có lợi, vào thế bất lợi coi như mình thua rồi. Cho nên phải quán xuyến hết tất cả mọi việc từ lúc bắt đầu -> kết thúc . Có khi ngay lúc bắt đầu đi sai đường thì coi như cũng thua. ==> Có người thắng, người thua là vậy. Quan điểm CC là vậy, mình bắt đầu sai hay đặt mình không đúng chỗ coi như thua. Nên không phải suy nghĩ làm sao thả lỏng trong tư thế bất lợi đó.

- Tư thế bất lợi : là tư thế, vị trí, hoàn cảnh, thời điểm,...mà cái gì mình cũng thua người ta hết rầu (CC trả lời huề tiền quá ha) ^_^

--------------------------------------------

Nhưng để có được cái tinh thần luôn nhạy bén, quyết đoán đó thì phải tập trong những công việc, lời nói, suy nghĩ của mình hàng ngày (Giống HKD trong đời sống hàng ngày quá! Chẹp chẹp).

Bên cạnh đó, để có thể đủ tự tin mà thả lỏng cũng cần :

+ Cái đầu có đủ nhanh để nhận biết sự việc ko ?
+ Tầm nhìn, suy nghĩ của mình có đủ rộng để phán đoán đưa ra sự ứng xử chính xác ko?
+ Gân cơ lực có đủ độ nhạy để phản ứng cho sự việc đó ko ?
+ ....

Giống như người ta bàn thảo luận về hợp đồng, nói trời trăng mây gió, không tự tin ở bản thân, không quyết đoán thì chắc gì đã dám nhận ký, thời cơ, thời điểm có lợi qua đi cũng coi như thua!

NgDaLat
02-25-2009, 12:45 PM
Kỳ này phải tôn Cucat là Shihan võ mồm được rồi.\:d/ o:) :-({|=

Tiếc quá kỳ rồi chưa đươc học hỏi môn Không Chiêu Thức của Cucat.

cucat
02-25-2009, 08:26 PM
- Hehee, cho Cucat làm Shihan võ mồm - CC sẵn sàng nhận liền, hì hì
- KCT của thầy CC chứ hem phải CC. Viết zậy ổng lỡ đọc được, ổng quýnh em hết đỡ :-({|= \:d/ :-"

aiki
02-26-2009, 07:48 AM
Làm sao thả lỏng khi mình trong tư thế bất lợi? Thế nào là tư thế bất lợi?

Trả lời đại, khg biết đúng khg nhe.

Theo ý tui, mình ở trong tư thế bất lợi là khi mình mất cái mà tui gọi là "confort zone", nghĩa là mình khg được "thoải mái nữa". Ví dụ như người kia quá gần mình hay mình bị trong tình trạng mất thăng bằng.

Cách phản ứng của hơn 90% con người là sẽ "gượng" lại trong trường hợp MTB chẳng hạn, đẩy hay lùi khi người kia tới gần.

Kinh nghiệm tui cho thấy là khi MTB thì mình theo đà để lấy lại TB thay vì gượng lại. cách này cũng là bước đầu của phản đòn và cũng là 1 cách hoá giải 1 số đòn HKD.

Từ vài tháng nay, tui bắt đầu tập TCQ võ và khi thôi thủ (push hands) thấy thầy áp dụng nhưng khg nói ra, những gì tui mới nói.

Khi mình theo đà khi bị người khác làm MTB, nếu thả lỏng thì càng dễ.

Vài hàng láo lếu tầm bậy tầm bạ, khg biết đúng khg nữa o:) o:)

Steven
02-26-2009, 07:25 PM
Cái này em thường nghe là nương theo lực cuả uke.
Như khi em thấy thầy Saito con đánh, thường không cố gắn đứng yên, mà rất hay nhít thêm 1 bước, mà nếu đánh y như thầy lại cố gượng lại thì thường lại bị mất thăng bằng nhiều hơn, chư tính đến việc uke cố ý nắm cho chặt áo nưã.
:-s

NgDaLat
02-27-2009, 06:57 AM
Như khi em thấy thầy Saito con đánh, thường không cố gắn đứng yên, mà rất hay nhít thêm 1 bước, mà nếu đánh y như thầy lại cố gượng lại thì thường lại bị mất thăng bằng nhiều hơn, chư tính đến việc uke cố ý nắm cho chặt áo nưã.
:-s
Steven có clip minh hoạ không?

aiki
02-27-2009, 07:21 AM
Khg hiểu Steven nói gì hết? 8-[ 8-[

Steven
02-28-2009, 01:05 AM
Em cũng chỉ nói theo cảm nhận thôi.

Ờ phút 1-50giây đòn này em gồng cứng là thấy mất thăng bằng hơn là nhít lên 1 chút.
http://www.youtube.com/watch?v=649A1u78oso

NgDaLat
02-28-2009, 08:09 PM
Thầy nhích thêm là đễ giữ khoảng cách phù hợp. Nếu không nhích thêm trong lúc đó sẽ bi mất thăng bằng. Nếu bước rộng(không cần nhích) thì chân sau phải kéo theo ngay.

Nói chung tui thấy thầy Saito con đánh đòn có nhiều bước nhỏ hơn Saito cha. Đây là lần đầu tui coi thầy Saito con đánh. Tui thích Saito cha hơn nhiều.

fourever
03-01-2009, 07:13 PM
http://www.youtube.com/watch?v=649A1u78oso
Khi Hirohito Saito sensei đánh đòn với bước chân nhỏ, thì hay bị mất thăng bằng, trong khi sensei đánh với bước chân rộng, thì thăng bằng rất vững.
Tóm lại: Khi nào thả lỏng toàn thân hoàn toàn, lúc đó mới có thể giử thăng bằng với bước chân nhỏ.

NgDaLat
03-02-2009, 12:46 AM
Khi Hirohito Saito sensei đánh đòn với bước chân nhỏ, thì hay bị mất thăng bằng, trong khi sensei đánh với bước chân rộng, thì thăng bằng rất vững.
Tóm lại: Khi nào thả lỏng toàn thân hoàn toàn, lúc đó mới có thể giử thăng bằng với bước chân nhỏ.

Em nh?n th?y Hirohito Saito sensei cn kho?, ham đnh m?nh

Em nh? mang mng c ngư?i nil th?y saito cha sau khi b? stroke. Y?u đi nhi?u th m?i ni l hi?u đươc nguyên l aikido. Ngy xưa th?y đnh aikido ch?c theo ki?u c? t?. Công nhân ho? xa m

fourever
03-02-2009, 01:33 PM
Khi Hirohito Saito sensei đánh đòn với bước chân nhỏ, thì hay bị mất thăng bằng, trong khi sensei đánh với bước chân rộng, thì thăng bằng rất vững.
Tóm lại: Khi nào thả lỏng toàn thân hoàn toàn, lúc đó mới có thể giử thăng bằng với bước chân nhỏ.

... c ngư?i nil th?y saito cha sau khi b? stroke. Y?u đi nhi?u th m?i ni l hi?u đươc nguyên l aikido.
Trong Aikido, cũng như các võ thuật khác. Muốn tắng trưởng về trình độ, phải cần những sự đột phá (breakthrough). Nếu chỉ lập lại cái hình thể thì khó lòng đưa đến kết quả mong muốn. Trong clip của Hirohito Saito sensei trên, khi sensei đánh đòn với bước chân nhỏ, thì mất thăng bằng hay cần phải bước rất nhanh. Còn phần sau của clip, khi sensei đánh đòn với chân rộng thì trông vững vàng hơn nhiều.
Tương tự như truyện cổ tích về "cá chép vượt vũ môn", cá nào vượt qua được thì hóa rồng! Có lẽ Saito sensei con muốn thử nghiệm với bước chân nhỏ.

lanhtu
03-04-2009, 04:26 AM
em cảm thấy nếu 1 người khỏe hơn đánh với 1 người yếu hơn thì người khỏe thường ít phải dùng nhiều sức để đánh mà vẫn có thể đưa người yếu hơn vào thế bất lợi trong khi người yếu thì lại thường chống lại với nhiều sức hơn mà ít có kết quả => người khỏe hơn có được coi là thả lỏng tốt hơn người yếu ko ????
tập luyện lâu thì sức khỏe sẽ nâng lên nhất là lực ở cổ tay mạnh hơn => khi tập đòn thì cảm giác như ít dùng lực hơn vậy đó có được coi là đã tiến 1 mức trong việc thả lỏng chưa ạ ??? (em thấy tập lâu cổ tay ai cũng lớn hơn lúc trước )

thả lỏng có phải chỉ để đưa đối phương vào thời điểm bất lợi và mất thăng bằng thôi phải ko, chứ nếu dùng để tấn công thì thả lỏng khó mà làm 1 đối phương đứng yên bị mất thăng bằng hay bị chấn thương được, nếu dùng cả cơ thể tấn công (di chuyển nguyên khối và dùng trọng lượng tấn công) thì có lẽ người nào to hơn lại dễ thắng mất !!!

đây là những điều em ko hiểu khi nói về thả lỏng, và em cũng thắc mắc làm thế nào nhận biết được sự tiến bộ trong việc thả lỏng, nhưng em cũng thấy trong aikido hình như thả lỏng chân để di chuyển rất khó và ít được chú ý hơn thả lỏng tay, em nghĩ nếu 1 người tấn công quá nhanh thì chân thường loạn và gạt đỡ là điều cần phải học trong trường hợp này => lại tập tay chứ ko tập chân.

NgDaLat
03-04-2009, 08:18 PM
em cảm thấy nếu 1 người khỏe hơn đánh với 1 người yếu hơn thì người khỏe thường ít phải dùng nhiều sức để đánh mà vẫn có thể đưa người yếu hơn vào thế bất lợi trong khi người yếu thì lại thường chống lại với nhiều sức hơn mà ít có kết quả => người khỏe hơn có được coi là thả lỏng tốt hơn người yếu ko ????
Tui nghĩ chuyện thường tình có lẽ là vậy
tập luyện lâu thì sức khỏe sẽ nâng lên nhất là lực ở cổ tay mạnh hơn => khi tập đòn thì cảm giác như ít dùng lực hơn vậy đó có được coi là đã tiến 1 mức trong việc thả lỏng chưa ạ ??? (em thấy tập lâu cổ tay ai cũng lớn hơn lúc trước )

thả lỏng có phải chỉ để đưa đối phương vào thời điểm bất lợi và mất thăng bằng thôi phải ko, chứ nếu dùng để tấn công thì thả lỏng khó mà làm 1 đối phương đứng yên bị mất thăng bằng hay bị chấn thương được, nếu dùng cả cơ thể tấn công (di chuyển nguyên khối và dùng trọng lượng tấn công) thì có lẽ người nào to hơn lại dễ thắng mất !!!

Lỏng dùng trong luọng tấn công chỉ là một kiểu lỏng. Kiểu này thấy Tohei hay xài bằng cách nhảy nhót

đây là những điều em ko hiểu khi nói về thả lỏng, và em cũng thắc mắc làm thế nào nhận biết được sự tiến bộ trong việc thả lỏng, nhưng em cũng thấy trong aikido hình như thả lỏng chân để di chuyển rất khó và ít được chú ý hơn thả lỏng tay, em nghĩ nếu 1 người tấn công quá nhanh thì chân thường loạn và gạt đỡ là điều cần phải học trong trường hợp này => lại tập tay chứ ko tập chân.

Lỏng chân là điều khó nhất mà tôi thấy rất ít người đạt đươc. Theo như thầy Tohei thì lỏng toàn thân chứ không phải ở chân và tay không

Trước khi biết tiến bô trong việc thả lỏng thì phải nhận ra và hiểu nó đã và tuỳ mỗi người hiểu lỏng là sao. Cái hiểu này lại thay đổi theo thời gian nữa


Lỏng là khái niệm rất khó diễn đạt. Lỏng không phải là mềm như cọng bún.

fourever
03-04-2009, 10:30 PM
Muốn thấy thả lỏng có nghĩa là như thế nào thì hãy nhìn vào clip sau:
O'sensei có nói, Aikido cũng giống như đi dạo trong công viên!
Chú ý khoảng cách giữa 2 chân của Tohei sensei khi ra đòn, sự ổn định của thân thể, nó thể hiện hoàn toàn sự đi dạo trong công viên

http://www.youtube.com/watch?v=TrIXa3VdCxs
clip nầy quay trong năm 1974 tại Mỹ (Tohei sensei được 54 tuổi)
Sau đó, xem lại clip của Hirohito Seito sensei, mổi khi bước chân nhỏ, thì thân thể mất ổn định, và bước chân hấp tấp.

fourever
03-04-2009, 11:14 PM
em cảm thấy nếu 1 người khỏe hơn đánh với 1 người yếu hơn thì người khỏe thường ít phải dùng nhiều sức để đánh mà vẫn có thể đưa người yếu hơn vào thế bất lợi trong khi người yếu thì lại thường chống lại với nhiều sức hơn mà ít có kết quả => người khỏe hơn có được coi là thả lỏng tốt hơn người yếu ko ????
Không đung, tha? lo?ng không dinh dang gi` đên thê? lư?c yêu va` ma?nh.


tập luyện lâu thì sức khỏe sẽ nâng lên nhất là lực ở cổ tay mạnh hơn => khi tập đòn thì cảm giác như ít dùng lực hơn vậy đó có được coi là đã tiến 1 mức trong việc thả lỏng chưa ạ ??? (em thấy tập lâu cổ tay ai cũng lớn hơn lúc trước )
Không đung, luyê?n tâ?p lâu trong Aikido, lư?c ma?nh hơn vi` cach du`ng lư?c co hiê?u suât (efficiency) cao hơn. Nêu tâ?p Aikido, cô? tay la?i lơn hơn xưa, đo la` tâ?p câ`m na~ (ky~ thâ?t khoa tay) chư không pha?i Aikido.


thả lỏng có phải chỉ để đưa đối phương vào thời điểm bất lợi và mất thăng bằng thôi phải ko, chứ nếu dùng để tấn công thì thả lỏng khó mà làm 1 đối phương đứng yên bị mất thăng bằng hay bị chấn thương được,
tha? lo?ng không liên hê? đên vân đê` đưa đôi phương va`o điê?m bât lơ?i


nếu dùng cả cơ thể tấn công (di chuyển nguyên khối và dùng trọng lượng tấn công) thì có lẽ người nào to hơn lại dễ thắng mất !!!
Trơ`i sinh ra ngươ`i co thân thê? to lơn, la` co lơ?i cho ngươ`i đo. Aikido ap du?ng cac phương phap du`ng nguyên thân thê? đê? khăc chê mô?t bô? phâ?n nho? cu?a đôi phương. Ai co thân thê? to lơn va` biêt cach sư~ du?ng hư?u hiê?u thi` co rât nhiê`u lơ?i ich cho ho?. Ngươ`i to lơn hơn, nhưng lôi du`ng toa`n thân không gio?i thi` co thê? se~ thua ngươ`i nho? va` ky~ thuâ?t cao hơn.


đây là những điều em ko hiểu khi nói về thả lỏng, và em cũng thắc mắc làm thế nào nhận biết được sự tiến bộ trong việc thả lỏng, nhưng em cũng thấy trong aikido hình như thả lỏng chân để di chuyển rất khó và ít được chú ý hơn thả lỏng tay, em nghĩ nếu 1 người tấn công quá nhanh thì chân thường loạn và gạt đỡ là điều cần phải học trong trường hợp này => lại tập tay chứ ko tập chân.
Như anh NgDalat co noi ơ? trên, tha? lo?ng toa`n thân, chư không pha?i tay hay chân. Vo~ sinh tâ?p tha? lo?ng qua Tai No Henko (tenkan ...), nên chi? biêt mô?t phâ`n nho? cu?a sư? tha? lo?ng, khi bi? đanh rat, thi` loa?n ngay. vo~ sinh pha?i biêt tha? lo?ng, khi Uke đanh Yokomen, shomen, Tsuki, katate dori ...vơi nhiê`u lôi di chuyê?n, tư` Irimi, tenchin ... chư không pha?i chi? co tenkan. Sau khi biêt tha? lo?ng trong mo?i trươ`ng hơ?p, đê? ưng pho. Mô?t khi đa~ co kêt nôi, Aikido co ky~ thuâ?t đê? vô hiê?u hoa thê đanh tư` Uke. Nên không co trươ`ng hơ?p Uke co thê? đanh mi`nh liên tu?c. Nêu Uke co thê? đanh liên tu?c, co nghi~a la` ky~ thuâ?t Aikido cu?a mi`nh không co, mi`nh nên bo? cha?y la` đung luc. :-k

cucat
03-05-2009, 02:02 AM
Muốn thấy thả lỏng có nghĩa là như thế nào thì hãy nhìn vào clip sau:
O'sensei có nói, Aikido cũng giống như đi dạo trong công viên!


C?m gic c?a m?t ngư?i đi d?o trong công viên, tinh th?n, tâm tr?ng, bư?c chân r?t tho?i mi. T?p lm sao m khi lên trên th?m mnh cung c đư?c ci c?m gic đ. Th? l?ng liên quan đ?n y?u t? ci đ?u c?a mnh nhi?u hơn. Vdu, m?t cnh tay mnh g?ng c?ng, b?o r?ng như v?y c th? l?ng ko ? V?n c th? ni r?ng th? l?ng đư?c, n?u c? cơ th? mnh không b? vi?c g?ng c?ng c?a cnh tay đ. Con ngư?i c xu hư?ng hay nn th? khi c m?t b? ph?n no đ b? g?ng c?ng -> b?t đ?u lây lan ra c? ton cơ th?. Ci quan tr?ng ci đ?u mnh nh?n th?c mnh đang ? trong tnh hu?ng g v c đ? t?nh to, sng su?t đ? x? l tnh hu?ng đ hay không ?

cucat
03-05-2009, 02:11 AM
Một người tập lâu năm, thông qua các kỹ thuật dần có cảm giác về khoảng cách, thời điểm, tinh thần của đòn thế. Sau đó, nếu chịu guột giũa cho nó gọn và tinh dần thì càng tốt.

Các động tác được tập lâu ngày, dần trở thành sự đồng bộ của cả cơ thể, ví dụ rõ nhất là các bài tập Aiki taiso của nhánh Ki Aikido. Ban đầu tập sẽ chưa có sự đồng bộ đó nhưng lâu dần nó sẽ xuất hiện, nhưng quan trọng phải nhận thức là cần có sự đồng bộ và chú trọng điều đó, nếu không để sự di chuyẻn trước sau thành ra tập lâu năm cũng hoài công. Khi đã quen với động tác, thì cái cảm giác thoải mái, thả lỏng trong đòn thế sẽ xuất hiện.

Hỏi các bậc thầy như Tohei, Endo, về sự thả lỏng,...là vậy nhưng nếu cho đi tập stretching hay một vài động tác Yoga thì có còn lỏng được hem ? Do khi tập những động tác mới ko quen, con người ta lại có xu hướng cố gắng quá mức,...

Như vậy, hơn nhau cũng là về sự nhận thức tình huống hiện tại....

Steven
03-09-2009, 07:14 PM
Mình nghĩ thả lỏng còn phải cả tinh thần nưã kia.
CC nói sao chứ mình thấy tập yoga đâu cần gồng cứng, những động tác khó hầu như khi mới học sẽ không được tiếp cận đâu.

cucat
03-09-2009, 09:55 PM
CC không ý nói về gồng cứng mà khả năng tiếp cận với một môi trường mới, hoàn cảnh mới,....

cucat
01-03-2010, 01:10 AM
Sau gần 3 năm kể từ ngày CC mở topic này, CC muốn khơi gợi lại những gì mình đã chiêm nghiệm về cái gọi là kỷ thuật thả lỏng - nhưng có lẽ từ Relax sẽ đúng hơn, relax diễn tả một trạng thái thoải mái, dễ chịu chứ không hẳn là buông lỏng ^^.

Đọc lại những bài viết của các anh chị ở đây, CC chỉ muốn đúc kết lại phần nào :

Relax là trước tiên phải biết nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của mình. Relax có được bởi 2 yếu tố = yếu tố thể xác ( có tác động của ngoại cảnh ) và yếu tố tinh thần. Một trong 2 yếu tố bị chi phối thì bạn không có được hoàn toàn trạng thái relax.

Vấn đề là cơ thể và ngoại cảnh cùng với yếu tố tinh thần tác động qua lại lẫn nhau. Phần lớn trong các buổi tập, mọi người trước khi tập đều dễ dàng có được trạng thái tinh thần "relax" nhưng trong quá trình tập, do sự thay đổi cách tấn công, kiềm chế của Uke dẫn đến thay đổi tác động hoàn cảnh và người tập dần mất đi trạng thái "relax". Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao vẫn duy trì được trạng thái đó, theo CC có 2 điều cần tập :

+ Thứ nhất, phải tạo vị trí, hòan cảnh thuận lợi cho mình trong bất kỳ tình huống nào, cũng như bài viết ngay từ đầu của chú Fourever, việc đứng ở một vị trí khi mà cấu trúc các khớp xương của cánh tay đã ở trong trạng thái thoải mái, bởi chỉ cần đứng sai vị trí, việc Uke cầm nắm chặt sẽ gây ra cảm giác "đau, khó chịu" và ảnh hưởng đến tinh thần của người tập. Điều này hoàn tòan là tự nhiên và không nên tập theo lối "ignore cảm giác" đó. Khi đã có vị trí tốt, bố trí của cở thể tốt, thì việc bị "nắm chặt" không còn ảnh hưởng đến trạng thái "relax".

+ Thứ hai, khi bị nắm tay, một trong những điều các môn sinh thường tập hay bị chi phối là tập trung quá nhiều vào việc cảm giác mình bị nắm và quên đi những gì trên cơ thể của mình đang tự do, đặc biệt là "đôi chân". Uke nắm chặt tay bạn nhưng không thể điều khiển đôi chân của bạn. Chính vì lẽ đó, chỉ khi nào nhận thức được "hoàn cảnh hiện tại", những khả năng hiện tại của bạn, thì bạn sẽ có những bước di chuyển linh hoạt và đưa cơ thể về lại vị trí "thuận lợi" nêu trên. Một trong những câu nói của Yamaguchi Shihan mà CC đã từng đọc, suy ngẫm và giờ đây cảm thấy thông suốt là:

"Put strength into your lower abdomen and use your feet lightly"

Việc di chuyển đôi bàn chân linh hoạt thật sự rất bình thường, nếu bạn ý thức cảm giác đi bộ một cách tự nhiên ( không quá cách điệu lên ), bạn sẽ thấy cảm giác di chuyển đôi bàn chân linh hoạt nhưng lại đưa tới sự di chuyển nguyên khối người. Điều quan trọng là phải đưa được mình vào vị trí thích hợp trước khi thực hiện "động tác đi bộ" nào để di chuyển Uke.

Ngòai ra việc di chuyển đôi bàn chân trước khi di chuyển cánh tay đang nắm cũng là điều cần "nhận thức" ( tất nhiên điều này là cách ứng xử của người tập Aikido, những môn võ khác sẽ có cách ứng xử khác và cũng ko kém phần hiệu quả ). Việc di chuyển đôi bàn chân sẽ tạo cho người Uke một cảm giác "bất bạo động" hay nói đơn giản là Uke không cảm thấy mình bị nguy hiểm nên cứ "vô tư", đến khi "mất thăng bằng" rồi thì đã qúa trễ. Đây là điều đã tạo cho không ít những môn sinh tập Aikido khi tập với các Shihan cỡ bự thì luôn có cảm giác "Không biết vì sao mà té"

+ Thứ ba, và điều quan trọng, phải duy trì được trạng thái "relax" hay "No mind". Không thể để những lời nói của người khác, những tác động ngoại cảnh tác động, những điều mê hoặc hão huyền ảnh hưởng đến lối tư duy, suy nghĩ cũng như bước di chuyển. Chí ít cũng cần có một lập trường. (Có lẽ điều này chỉ nên tập khi bạn đã có được một nền tảng cơ bản tốt và kỹ thuật đúng mực, do đó, theo những gì CC quan sát, đối với người tập Aikido mới vào, nên khuyến khích phát huy tối đa hết sức lực, hãy theo đúng bài bản, tập "mạnh đô" và dần lên cao sẽ dần "giảm đô" lại). Người tập cũng như mọi người trong xã hội, đều rất dễ bị chi phối bởi những điều từ ngoại cảnh, và lại rất hay có tính "phán xét" người khác. Cho nên việc nhận thức và duy trì một tinh thần "No mind", "Bớt phán xét và biết vì sao người ta làm như vậy" đó trong cuộc sống hàng ngày thì rất cần thiết. Và điều này thì khó hơn việc luyện tập kỹ thuật rất nhiều. Không ai có thể dạy, và chỉ có thể gọi là "vượt lên chính mình". CC viết ra điều này có vẻ giống người đi tu quá, nhưng CC viết là vậy, còn trong cuộc sống CC có một định mức cho mình - Chỉ tập hạn chế "phán xét" việc làm của người khác, nhưng vẫn còn "hưởng thụ" nhiều thứ lắm ^^

"No Mind" không phải là không có suy nghĩ như nghĩa đen của nó, nó có được dựa trên sự đúc kết của những trải nghiệm trong cuộc sống, không chỉ trong võ học mà còn có trong kinh doanh, sự nghiệp, gia đình, mọi mặt của cuộc sống..."No mind" - theo CC - gần với một cảm giác của sự "minh mẫn và nhanh nhạy trong ứng xử dựa trên những trải nghiệm của mình". Cho nên mới có câu "Gừng càng già càng cay" - ( Cha ông ta nói câu nào cũng đúng, hehe ).

Rất nhiều người hay tập thiền nhưng có nhiều mục đích khác nhau, đa phần tìm đến những điều "khác lạ, khác người, tìm những cảm giác lạ trong cơ thể". CC - nếu có thiền - chỉ có một mục đích điều hòa hơi thở, "hạ nhiệt" trong người, "refresh" nếu có hăng máu và quay ra làm việc lại ngay.

Một chút "trải lòng" của CC, nên đôi khi có nhảm một chút, nếu các Mods thấy không thích hợp thì "Delete" dùm CC nhen!

Chúc mọi người Năm mới vui vẻ.

NgDaLat
01-03-2010, 10:42 PM
Không hiểu "No Mind" kiểu Cucat là sao. Theo như tui thì nó giống như là đừng để thành kiến tập quán chen vào. Nguoi của mình có nhiều thành kiến, tâp quán lắm. Thấy ai chê là giân, nóng lên liền, khi đó các cơ bắp của mình cũng đáp ứng (gồng) theo ngay.v.v...

Nói theo tiếng mẽo thì "no mind" giống như "never mind" vậy

David
01-03-2010, 11:47 PM
Để tập được việc thả lỏng là cả một quá trình
1. Phải nắm nguyên lý
2. Phải có công phu luyện tập để chuyển đổi thành phản xạ
3. Chỉnh sửa - rèn luyện để hoàn chỉnh kỷ thuật

Nếu nắm nguyên lý không mà thực hiện sẽ có lúc được lúc không. Hiểu một chuyện nhưng làm được lại là một chuyện khác. Thật sự kỷ thuật thả lỏng rất khó thực hiện và không phải một sớm một chiều có thể tập được. Điều quan trọng là chúng ta khi tập phải suy nghỉ và rèn luyện luôn. " Nó" sẽ đến khi cần đến.

cucat
01-04-2010, 12:45 AM
Không hiểu "No Mind" kiểu Cucat là sao. Theo như tui thì nó giống như là đừng để thành kiến tập quán chen vào. Nguoi của mình có nhiều thành kiến, tâp quán lắm. Thấy ai chê là giân, nóng lên liền, khi đó các cơ bắp của mình cũng đáp ứng (gồng) theo ngay.v.v...

Nói theo tiếng mẽo thì "no mind" giống như "never mind" vậy


CC cũng có quan điểm này giống chú NgDaLat. Nhưng thêm một ý nữa, như đã nói ở bài viết trên :

- "No Mind" gần với một cảm giác của sự "minh mẫn và nhanh nhạy trong ứng xử dựa trên những trải nghiệm của mình". Cho nên mới có câu "Gừng càng già càng cay".

Từ đó, khi mình tập sẽ bớt dần "thành kiến", bởi với "lý trí", "kinh nghiệm" và "chỗ dựa kiến thức" vững chắc, mình sẽ biết và làm chủ "hoàn cảnh" hiện tại, không vì "Giận quá mà mất khôn".

- Cái khó, là do cuộc sống hàng ngày, có nhiều thứ ảnh hưởng đến "tâm trí" của một người, như là: kiếm tiền, gia đình,... rất là nhiều thứ chi phối, nên CC nghĩ không phải chỉ tập "No Mind" mỗi khi lên sân võ mà còn phải duy trì cho mình một thói quen trong những việc làm "nhỏ nhặt" hàng ngày...Tùy mối quan tâm và mức độ mà người đó sẽ "duy trì" nhiều hay ít.

@anh David:

Điều anh nói hòan tòan đúng nhưng có một điểm em muốn nói rõ hơn.

"Nó sẽ đến khi cần đến" thì thật sự không biết bao giờ, bởi việc "relax" bản thân trong mỗi con người lúc nào tồn tại. Chẳng qua là hôm đó anh "vui vẻ, thoải mái" hay anh "bực dọc" bất thường mà thôi. Em chắc chắn trong quá trình luyện tập của anh đã có những lúc anh cảm thấy mình đánh đòn nó "thư thái" hay còn gọi là "tròn đòn",...nhưng hôm sau lại không. Vấn đề ở đây là kỹ thuật đã định hình rồi, nhưng có những lúc chỉ cần xuất hiện lực "gằng, kéo" không cần thiết và với một Uke nhạy bén họ có thể bắt lại được ngay, cái vấn đề là ở "cái đầu" có đủ "thoải mái tự tin" và xử lý "nhịp nhàng" hay không. Nói tóm lại, điều em muốn nói là "relax" luôn tồn tại, chẳng qua có khi là 10, có khi 9, có khi là 0, và mức độ "relax" luôn là một con số "tương đối" và người tập cần duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày là vậy, để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình.

aiki
01-08-2010, 08:03 AM
Bài rất hay CC. Thả lỏng và relax là 1. Đối với tôi, thả lỏng là khg gồng thôi. Việc CC nói di chuyển chân rất đúng đó. CC đã hiểu nguyên lý rồi, áp dụng được chưa?

Tập Trạm Trang Công (TTC) giúp thả lỏng vai lắm đó. Người thường khi càng sọ thì càng gồng, ví dụ như ukemi chẳng hạn - làm cho lẹ để té khg đau.

Có 1 ai khác trong 4rum đã viết là thả lỏng khg phải là như sợi bún! câu đó cũng rất đúng đó. Viết qua văn thì khó, nhưng khi hiểu và làm được thì thấy rất dễ.

Đối với tui, "no mind" là khg lo sợ, khg quan tâm gì hết. Khg biết từ VN nào thích ứng với "no mind". Ngoài kỹ thuật, đạt được trạng thái thả lỏng và "no mind" là đã tơi1 trình độ khá trong HKD rồi đó. Áp dụng những thứ đó vô đòn thì sẽ thấy HKD rất nhẹ nhàng.

David
01-08-2010, 09:45 AM
... cái vấn đề là ở "cái đầu" có đủ "thoải mái tự tin" và xử lý "nhịp nhàng" hay không. Nói tóm lại, điều em muốn nói là "relax" luôn tồn tại, chẳng qua có khi là 10, có khi 9, có khi là 0, và mức độ "relax" luôn là một con số "tương đối" và người tập cần duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày là vậy, để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình.

Khi cố gắng " duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày , để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình" tức là đã không relax được. Hầu như mọi chuyện trên đời là một vòng tròn (lẩn quẩn). Khi anh cố gắng "thả lỏng" thì bản thân mình đã không thả lỏng, không thả lỏng từ trong suy nghỉ.

Do vậy tập kỷ thuật thả lỏng thật khó , có thể tập cả đời mà vẫn có thể không đạt được hoặc cũng có thể đạt được ngay khi chỉ qua 1-2 tiếng đồng hồ được thầy "điểm nhãn". Nhưng quan trọng không phải là việc ta đạt đến trình độ thả lỏng mà là cả con đường ta nghiên cứu rèn luyện kỉ thuật. Còn chuyện thành công đôi khi còn do "hên xui". Làm sao khi tập ta thấy vui, đánh đòn như đi dạo trong công viên thì khi đó "nó" sẽ đến.

Ặc ặc , tự nhiên viết giống "thiền' qua , đọc lại cứ nghĩ là "nó" viết . He he ](*,)

khachquaduong
01-09-2010, 08:05 PM
1. Nếu vay câu chữ của cửa "Thiền" thì ta có thể tạm dịch như sau:

- No mind = Vô niệm, hoặc No mind = Vô úy...
Tôi cho rằng từ "No mind" nên diễn dịch thành là "Vô úy" thì thâm nghĩa hơn (!)

- Relax = Thư giãn, thư lỏng...
Sự thư lỏng(relax)từ tinh thần đến thể xác - thư lỏng toàn thân chứ không đơn thuần chỉ thư lỏng cục bộ cho một cơ phận nào đó của cơ thể mà thôi - "Relax" trong lúc tĩnh cũng như lúc động, xuyên suốt trước khi thực hiện cũng như sau khi kết thúc xong đòn... Relax như thế mới gọi là "biết" relax rốt ráo (!)

2. V..v...

Chúc mọi người một ngày vui !

David
12-10-2010, 07:09 PM
Lâu nay các thầy bên Nhật qua dạy đều lưu ý khi tập Aikido phải thả lỏng (relax) cơ thể nhưng việc thực hiện vẫn chưa tốt (nên được nhắc nhở hoài). Vậy tại sao chúng ta chưa được thả lỏng khi tập? Anh em nghiên cứu và góp ý thêm nhe.

Theo David thì do một số nguyên nhân sau:
1. Chưa thuộc đòn
2. Chưa làm mất thăng bằng Uke
3. Tay không nằm trong đường tâm (TCT)
4. Di chuyển không đúng hương làm uke mất thăng bằng
5. Tập chưa được 10,000 lần cho 1 đòn (hê hê)

Vài dòng đóng góp ý kiến, anh em suy nghĩ và góp thêm ý nhe.

aiki
12-11-2010, 01:46 AM
Câu hỏi của David thì dễ, nhưng trả lời thò khó!

Theo ý kiến cá nhân, có 2 lý do tại sao khg hay chưa thả lỏng được. Tui nói theo kinh nghiệm cá nhân thôi:

1- Muốn thả lỏng được thì phải hiểu và cảm nhận thả lỏng là sao. Hồi trước, bao nhiêu người nói phải thả lỏng, tui gần mấy năm khg biết làm thế nào ... tới khi đi seminar với thầy Endo và cảm nhận được cái đó.

2- Con người, nhất là con trai hay ỷ vào lực của mình. Hơi tí là dùng lực, đó là cách phản xạ tự nhiên của con người. Khi gặp vật gì cứng, mình cứ tưởng là nếu mạnh hơn hay cứng hơn thì sẽ thắng! Khi học võ, và vì xi nê, ai cũng tưởng phải đánh mạnh mới "ăn tiền", mới hay ... Khi thả lỏng trong lúc vô/ra đòn, võ sinh có cảm tưởng như là mình đánh khg trúng đòn.

Trong HKD, sẽ tới 1 lúc võ sinh sẽ tự thấy và tự hiểu thế nào là thả lỏng nếu võ sinh có dịp tiếp cận với ai hiểu rõ HKD. Nếu trong võ đường, ai ai cũng cương thì sẽ rất khó hiểu được sự kiện đó!

Xin ACE cho thêm ý kiến

fourever
01-10-2011, 12:44 PM
Lâu nay các thầy bên Nhật qua dạy đều lưu ý khi tập Aikido phải thả lỏng (relax) cơ thể nhưng việc thực hiện vẫn chưa tốt (nên được nhắc nhở hoài). Vậy tại sao chúng ta chưa được thả lỏng khi tập?
Mọi người đều biết, khi tập Aikido, cơ thể cần phải thả lỏng, nhưng số người làm được lại rất ít, vì các lý do sau:
1- Sự sợ hải:
Sự sợ hải đến từ nhiều nguyên nhân, thông thường, do phương cách điều khiển "ma-ai" khoảng cách giữa Nage và Uke sai, làm Nage cảm thấy nguy hiểm khi đánh đòn. Nếu đánh Shiho-Nage, nhưng mặt Nage lại gần sát Uke, thì Uke có thể đấm vào mặt, nên Nage phải bộp chộp và không thể thả lỏng cơ thể được. Khi đòn thế có thể bảo đảm được an toàn cho Nage, lúc đó Nage rất dể dàng để thả lỏng. Các bạn nên chọn đòn thế nào an toàn cho chính mình để thử nghiệm là biêt ngay.
Ngoài ra, khi tập Aikido với Uke có trình độ thấp hơn mình khá nhiều, Nage rất dể dàng để thả lỏng vì lý do trên.
2- Đòn đánh không có lực:
Khi đòn thế đánh sai lạc (dùng lực ở tay chứ không phải từ sự di chuyển từ chân), không có hiệu quả. Nage sẽ co rút bắp thịt, hy vọng đánh té Uke.
Thí dụ: Khi Uke nhỏ bé hơn mình khá nhiều, Nage dể dàng thả lỏng mặc dầu có đánh sai, lực vẩn đủ để làm té Uke

Tóm lại, đòn thế phải "đúng", tạo ra lực, và luôn luôn bảo đảm an toàn cho Nage. Lúc đó, Nage sẽ thả lỏng ngay.

David
01-11-2011, 11:33 PM
Khi đòn thế đánh sai lạc (dùng lực ở tay chứ không phải từ sự di chuyển từ chân), không có hiệu quả.

Cám ơn anh Fourever đã truyền "bí kíp".

fourever
01-13-2011, 10:12 AM
Cám ơn anh Fourever đã truyền "bí kíp".
Aikido học "bí kíp" nầy từ Kiếm đạo!
Người học Aikido có thể ngộ "bí kíp" trên thường sớm hơn người học Iaido, vì đòn thế cần phải có lực. Tập Iaido lại không có dịp để tìm hiểu về lực đánh nên dể dàng đánh sai!
David nên áp dụng vào Iaido!

David
01-23-2011, 05:46 PM
Cám ơn anh Fourever. Em "bị' thầy bắt học thêm Kendo vì Thầy nói Kendo và Iaido bổ sung cho nhau. Đòn đánh Kendo phải kết hợp được Ki-Ken-Tai. Bây giờ em mới hiểu một câu anh nói đã lâu đại ý là "đòn thế đánh ra như đi dạo trong công viên". Đó cũng là "bí quyết" thả lỏng.

phamhung
03-29-2013, 02:59 PM
Hôm nay đọc topic này, nhớ hồi đi tập, toàn bị thầy bảo: mày cứ thẳng đơ như cái cây ấy, mềm ra 1 chút xem nào. Cố gắng cả từ tâm trí cho đến cơ bắp, mà vẫn bị chửi hoài :))

phamhung
03-29-2013, 03:00 PM
Mà có cách nào tập 1 mình ở nhà về cách thả lỏng được không nhỉ?

aiki
03-29-2013, 06:45 PM
Mà có cách nào tập 1 mình ở nhà về cách thả lỏng được không nhỉ?

Nếu anh Hùng quen ai hiểu Trạm Trang Công (TTC) thì đó là 1 cách tập thả lỏng và cảm nhận rất hay. Tập TTC thì chán nhưng nếu làm đúng thì có kết quả đó. Bên Vịnh Xuân hay tâp cái này.

hình như trong box seminar, có 1 seminar với thầy Endo, tui có tả / kể cách tập thả lỏng thì phải theo kiểu HKD, nhưng phải có người chỉ thì mới dễ, nếu khg thì sẽ khó làm lắm.

phamhung
03-29-2013, 07:46 PM
Ngày xưa, tôi có dợt Vịnh Xuân ít lâu, nhưng ko được dạy TTC. Hoặc có thể dòng Vịnh Xuân tôi học ít tập cái đó.
Endo sensei là favorite sensei của tôi, mặc dù chưa được học thầy khi nào, nhưng coi các videos của ổng, tự mình chiêm nghiệm cũng ra 1 số thứ. Có điều không có ai tập cùng nên không biết đúng hay sai :D

phamhung
03-30-2013, 06:38 AM
hình như trong box seminar, có 1 seminar với thầy Endo, tui có tả / kể cách tập thả lỏng thì phải theo kiểu HKD, nhưng phải có người chỉ thì mới dễ, nếu khg thì sẽ khó làm lắm.

Aiki ngó lại dùm bài đó ở đâu với? Tôi có tìm nhưng không thấy.

Thanks.

aiki
03-30-2013, 09:33 AM
bài này nè anh Hùng

http://hiepkhidao.net/showthread.php?t=954

Surfgrass
04-03-2013, 05:54 AM
Cái thả lỏng này thật là khó. Đa số học trò aikido nghe thầy nói thả lỏng nhưng không biết thả lỏng thật sự là sao, đích thực làm như thế nào. Mình học aikido một thời gian, tưởng là tập thường xuyên, luyện tập đòn thế chăm chỉ thì riết nó được mềm dẻo. Sao một thời gian tập luyện, mình nghĩ là đòn thế mình cũng mềm dẻo lắm, khi mình bắt đầu tập kiếm thuật và nhu thuật thì mới hỡi ôi té ngữa ra là mình không biết gì hết.

Câu hỏi chính là tại sao phải thả lỏng? Tay thả lỏng thì đánh lúc nào cũng nhanh hơn tay gồng cứng, nhìn Bruce Lee đánh, 2 tay không bao giờ gồng cứng. Trong kiếm thuật thì phải mềm dẻo thì mới chém nhanh được, người chém chậm khi chém mạnh cỡ nào cũng chết. Trong jujutsu hay nhu thuật thì cần thả lỏng nhưng không phải thả lỏng chung chung, mình phải thả lỏng làm sao để ảnh hưởng tới uke, nói chung là bất cứ mình làm gì đều phải ảnh hưởng tới uke, kể cả hơi thở của mình. Đều quan trọng hơn thả lỏng là sự kết nối với trọng tâm của uke. Nếu có sự kết nối đó, thì khi thả lỏng vào người uke (đa số môn sinh thả lỏng ngược lại chính mình) thì điều khiểng uke được theo ý mình. Khi thả lỏng có thể thả lỏng từng phần trong cơ thể, ví dụ như khi uke nắm tay mình thì mình thả lỏng từ lưng rồi tới vai rồi tới cùi chỏ, cổ tay, rồi từ cổ tay thả lỏng vào người uke. Tori có thể thả lỏng vào hướng mình muốn đánh uke qua thân của uke trước khi đánh, nó sẻ giúp làm trọng tâm uke xụp đổ dễ dàng hơn.

aiki
04-06-2013, 01:38 AM
Cái thả lỏng là cái khó nhất trong HKD và trong đa số các môn võ khác. Thầy Endo là người duy nhất tui thấy có 1 cách dạy có đầu đuôi. Các thầy khác cũng có chỉ nhưng khó hiểu hơn (như thầy Saotome, Ikeda, Tissier, Tamura, Osawa ...)

Tại sao phải thả lỏng thì võ sinh phải tự giác. Nếu khg tự giác thì sẽ khg hiểu. Ai có dịp đi seminar nhiều và làm uke cho các thầy giỏi thì sẽ thấy ngay.

Rất nhiều người ỉ vào sức mạnh cơ bắp của mình và cứ tưởng là cái đó là đủ ... cho tới khi gặp người mạnh hơn mình thì mới giác ngộ.

Theo kinh nghiệm cá nhân thả lỏng ngay từ đầu khi là tân sinh sẽ khó tiến bộ.

Nếu lấy 3 giai đoạn SHU-HA-RI thì theo tui, khi còn ở SHU thì cứng cũng khg sao vì mình đang học đòn và nên học cái hình

Tới giai đoạn HA thì bắt đầu nghĩ tới thả lỏng là vừa

Tui thấy rất nhiều người thả lỏng từ đầu, khó mà tự vệ được lắm.

Andy
03-22-2018, 03:32 PM
Cảm ơn những bài viết của mọi người, đã giúp mình thêm kiến thức, hiểu thêm về nhiều nguyên lý trong Aikido

Andy
03-22-2018, 03:37 PM
Nếu lấy 3 giai đoạn SHU-HA-RI thì theo tui, khi còn ở SHU thì cứng cũng khg sao vì mình đang học đòn và nên học cái hình

Tới giai đoạn HA thì bắt đầu nghĩ tới thả lỏng là vừa

Tui thấy rất nhiều người thả lỏng từ đầu, khó mà tự vệ được lắm.

Aiki có thể nói rõ hơn: "3 giai đoạn SHU-HA-RI" là như thế nào không? Tôi tập khoảng 8 tháng, thì đang ở giai đoạn nào trong 3 gđ kia. Thanks

Surfgrass
03-25-2018, 11:48 PM
Andy tập 8 tháng thì còn trong giai đoạn "Shu". Tùy theo người học và thầy, kiến thức, khả năng...Giai đoạn này có thể từ mới bắt đầu học kéo dài tới 5-10 năm :). Khoảng 5 năm mà thấy không tiến bộ hay học hỏi được nhiều thì nên nhận xét lại về môn mình học, dojo, thầy...