PDA

View Full Version : Aikido vẫn thật sự là môn võ!



Iwama aikido
08-30-2012, 09:42 AM
Sẽ không còn là câu hỏi nữa, nếu tập được đến trình độ như vầy:

http://www.youtube.com/watch?v=QvWiYcxTm2A&playnext=1&list=PL22877662E9E577A1&feature=results_main

Xem mà ngẩn cả người ra. Thật tuyệt!

aiki
08-30-2012, 09:54 AM
Cái này kiểu AikiJJ + kenjitsu và Iaijitsu nhiều hơn là aikido sau này.

Iwama aikido
08-30-2012, 10:24 AM
Cái này kiểu AikiJJ + kenjitsu và Iaijitsu nhiều hơn là aikido sau này.

Đúng rồi anh aiki. Nhưng khúc sau có vaì đòn aikido thật đẹp và hiệu quả. Chắc là pre-war style.

Steven
08-30-2012, 11:26 PM
Rất hay anh! cũng có "chất" Aikido lắm chứ!, tuyệt!

chithanh
08-31-2012, 07:05 PM
Nhìn dáng ông này đánh hơi giống thầy Tohei :D

Surfgrass
08-31-2012, 08:55 PM
http://youtu.be/ibKCaHSJn4I

Cái clip này nhìn bề ngoài thì không giống nhưng "jujutsu principles" thì rất là giống nhau. Thầy Threadgill từng là học trò của thầy Angier. Thầy của mình (Richard Elias) là một học trò rất lâu năm của thầy Angier, thầy phải chờ 4 năm mới được thầy Angier nhận làm học trò.

Surfgrass
08-31-2012, 09:00 PM
Rất hay anh! cũng có "chất" Aikido lắm chứ!, tuyệt!

anh Steven, ngược lại aikido có "chất" yanagi ryu. yanagi ryu "predated" aikido. Yoshida Kotara sensei (previous headmaster of Yanagi ryu) là người giới thiệu Morrihei Ueshiba to thầy Sokaku Takeda. :)

David
09-01-2012, 01:53 AM
Các thầy Nhật thường lưu ý võ sinh phải thẳng lưng khi tập. Các thầy Nhật rất chú ý đến hình thức từ nghi lễ đến dáng vẻ, cử động của võ sinh. Thầy Threadgill không được nhắc nhở về điều này. Lưng thầy không được thắng.

Động tác chém ở phút 1:05 có vẻ hơi lạ. Theo tôi nghỉ tay phải cần phải thắng để thế chém có nhiều lực hơn. Anh em cho ý kiến nhe.

Iwama aikido
09-01-2012, 03:50 AM
Các thầy Nhật thường lưu ý võ sinh phải thẳng lưng khi tập. Các thầy Nhật rất chú ý đến hình thức từ nghi lễ đến dáng vẻ, cử động của võ sinh. Thầy Threadgill không được nhắc nhở về điều này. Lưng thầy không được thắng.

Động tác chém ở phút 1:05 có vẻ hơi lạ. Theo tôi nghỉ tay phải cần phải thắng để thế chém có nhiều lực hơn. Anh em cho ý kiến nhe.

Anh David nói đúng đó, tui củng thấy như vậy. Với lại những đòn tay không sao mà lại đúng tại chổ vào trực tiếp không vậy không biết. Như vậy làm sao an toàn được ta?

Surfgrass
09-01-2012, 01:57 PM
Anh David, nhiều khi nhìn vậy mà không phải vậy. Thẳng lưng không có nghĩa là "center". Xương xống của mình nằm mé phía sau, không phải là center của mình.

Động tác chém ở phút 1:05 là một trong 4 đòn batto căn bảng cho bằng shoden. Có nhiều cách chém, tùy theo mục đích và mục tiêu (cut, slice, chop...) Nên nhớ kiếm rất là bén, không cần dùng nhiều lực để đạt được kết quả. Kenjutsu chủ trọng về "timing" và tốc độ hơn là lực.

Surfgrass
09-01-2012, 02:24 PM
Anh David nói đúng đó, tui củng thấy như vậy. Với lại những đòn tay không sao mà lại đúng tại chổ vào trực tiếp không vậy không biết. Như vậy làm sao an toàn được ta?

anh Iwama, trong Shindo yoshin ryu hay là bất cứ koryu system nào, đòn thế nào củng có omote và ura. Không giống như aikido, trong koryu omote là những gì mình thấy và ura là những gì mình không thấy hay là bị dấu đi. Những gì biểu diễn cho công cộng là những đòn bề ngoài và khác hẳng những gì dạy cho hoc sinh. Shindo Yoshin Ryu la một hệ thống cổ truyền, tất cả những đòn bắt đầu bằng atemi và kết thúc với atemi

David
09-01-2012, 02:41 PM
Anh David, nhiều khi nhìn vậy mà không phải vậy. Thẳng lưng không có nghĩa là "center". Xương xống của mình nằm mé phía sau, không phải là center của mình.

Động tác chém ở phút 1:05 là một trong 4 đòn batto căn bảng cho bằng shoden. Có nhiều cách chém, tùy theo mục đích và mục tiêu (cut, slice, chop...) Nên nhớ kiếm rất là bén, không cần dùng nhiều lực để đạt được kết quả. Kenjutsu chủ trọng về "timing" và tốc độ hơn là lực.

Trong lớp học Aikido (tập huấn) và Iaido , mấy thầy Nhật luôn lưu ý võ sinh cần phải thắng lưng và ưởn ngực. Họ muốn người tập có được dáng đẹp trong lúc đánh đòn cũng như trong đời sống. Thầy dạy Iaido tui nói đại ý đừng làm 1 Samurai mà lưng không thẳng.

Surfgrass
09-01-2012, 09:33 PM
http://youtu.be/WgeeqHj1RpY

Có thể clip này thì rỏ hơn.

Iwama aikido
09-02-2012, 12:49 AM
Có thể clip này thì rỏ hơn.

Cũng hay và rất đẹp mắt.
Khi ông ta chém xong và đặt tay lên chui kiếm trước khi đút kiếm vào vỏ, có phải để vẩy máu ra cho sạch không Surfgrass? Cách này hơi lạ hả.
Trước đến giờ tui thấy phải xoay chuôi kiếm trong lòng bàn tay 360 độ thôi. Không biết đúng vậy không?

Iwama aikido
09-02-2012, 12:52 AM
anh Iwama, trong Shindo yoshin ryu hay là bất cứ koryu system nào, đòn thế nào củng có omote và ura. Không giống như aikido, trong koryu omote là những gì mình thấy và ura là những gì mình không thấy hay là bị dấu đi. Những gì biểu diễn cho công cộng là những đòn bề ngoài và khác hẳng những gì dạy cho hoc sinh. Shindo Yoshin Ryu la một hệ thống cổ truyền, tất cả những đòn bắt đầu bằng atemi và kết thúc với atemi

Cám ơn Surfgrass! Nhưng sorry cho sửa chút xíu nhe. "khác hẳn" mới đúng, chử hẳn không có g. Hehehe ra ngoài aikido chút xíu...

Surfgrass
09-02-2012, 08:36 AM
Cám ơn anh Iwama, gần 20 năm rối Surfgrass không có viết tiếng việt thường xuyên :)

Surfgrass
09-02-2012, 11:00 AM
cách này gọi là "reverse noto", tay đập lên cán kiếm để vẩy máu ra. Mổi một trường một kiểu cách khác nhau anh à.

SourGrass
09-22-2012, 05:33 AM
Cám ơn Surfgrass! Nhưng sorry cho sữa chút xíu nhe. "khác hẳn" mới đúng, chử hẳn không có g. Hehehe ra ngoài aikido chút xíu...

Đọc 2 lần, muốn bỏ qua những thấy cái tiêu đề hơi trật, đọc hơi kỳ kỳ. Xin anh Iwama Aikido sửa lỗi chính tả là Võ chứ không không phải vỏ như vỏ cua, vỏ rùa...

(... chút nữa là sửa chứ không phải sữa (milk)! ;-)

Iwama aikido
09-23-2012, 07:00 AM
Cám ơn anh. Nhờ anh nói tui mới thấy. Trước đến giờ tui cứ bị lổi dấu hỏi ngã hoài. Tiêu đề topic thì chắc phải nhờ mấy anh admin rồi, tui không sửa được. Nếu thấy sai anh cứ nhắc, tui nghỉ mình viết đúng tiếng Việt là góp phần gìn giử tiếng Việt còn mãi.

MinhDao
10-04-2012, 12:40 AM
Cái này kiểu AikiJJ + kenjitsu và Iaijitsu nhiều hơn là aikido sau này.


anh Steven, ngược lại aikido có "chất" yanagi ryu. yanagi ryu "predated" aikido. Yoshida Kotara sensei (previous headmaster of Yanagi ryu) là người giới thiệu Morrihei Ueshiba to thầy Sokaku Takeda. :)

Hôm nào các anh lớn thử mở chủ đề Aikido đúng "tinh thần Morihei Ueshiba" xem sao? Xin trích 1 đoạn từ Huấn từ của tổ sư


Tôi quyết định đặt tên cho võ đạo độc nhất của tôi là "AIKIDO", mặc dù đã có từ ngữ cũ "Aiki". Từ "Ai" là "hòa hợp" và "Aiki" là "tình yêu, tình thương". Từ ngữ cũ "Aiki" của các chiến sĩ (Nhật) thời xưa rất khác biệt với từ ngữ "Aiki" của tôi dùng. "Aiki" không phải là một kỹ thuật để chiến đấu hay hạ kẻ thù, mà nó chính là một đường lối hòa giải thế giới và giúp nhân loại nhận chân muôn vật cùng chung một mái nhà (Vũ trụ nhất gia).

Nguồn http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=6383

Em nghĩ cách Hiệp khí với sự yêu thương khác với những cách hiệp khí khác, lần đầu tiên em ngẫm nghĩ về điều này là sau khi xem clip này, thầy này cho rằng và nhấn mạnh rằng nếu "yêu thương" Uke thì sẽ càng dễ làm Uke mất thăng bằng hơn.


http://www.youtube.com/watch?v=JPG4iH_mUnE

Và em nghĩ rằng, chỉ có 1 Aikido duy nhất, Aikido nên được hiểu là Aikido của Morihei Ueshiba, bởi lẽ, trước Tổ sư, chưa có ai dùng tên gọi này. (Cũng như trong khoa học, ai tìm ra thì có quyền đặt tên)

Lời cuối, khi em vừa vào học võ thầy em nói đại ý thế này

"Aikido là Võ đạo chứ ko phải Vũ đạo, trong Aikido đánh đẹp như múa, chứ không phải múa đẹp như đánh"

CatQuangThuong
10-04-2012, 08:44 AM
Tui học aikido được 18 tháng rồi, lên tột đỉnh....của đai màu rồi!.
Thầy mới đưa tui cái chương trình dành cho đai đen , nên tui cũng cố gắng 1 năm nữa trên con đường Đạo. (tính ngắn ngằn thôi cho dễ bước......hi...... hi....)
Lâu nay tui tập "múa đẹp như đánh", hôm qua bị một đai đen "đánh đẹp như múa".......Hu...hu....
Má ơi! bị mấy đòn sankyu, nikyu......hôm nay ê khớp quá!
Aikido mà ra đòn thiệt là ác lắm! hổng có thương yêu gì hết đâu nha! Hic hic........

aiki
10-04-2012, 07:12 PM
Em nghĩ cách Hiệp khí với sự yêu thương khác với những cách hiệp khí khác, lần đầu tiên em ngẫm nghĩ về điều này là sau khi xem clip này, thầy này cho rằng và nhấn mạnh rằng nếu "yêu thương" Uke thì sẽ càng dễ làm Uke mất thăng bằng hơn

Sao chỉ có ở VN tui mới nghe nói và nhắc tới hoài HKD = võ tình thương !!!! Cách lý luận này tui hay thấy ở 1 số võ sinh người Pháp ... Tui thấy nên chú trọng tới luyện tập cho nhuyễn đi, chứ nếu cứ nghĩ tới lý thuyết và "triết" như thế này thì võ sẽ khg tới đâu đâu. Tui nói câu này theo kinh nghiệm cá nhân.


nếu "yêu thương" Uke thì sẽ càng dễ làm Uke mất thăng bằng
Câu này có nghĩa là thả lỏng, khg có cương, khg dùng sức. Rất nhiều người hiểu lầm chữ "yêu thương".


chỉ có 1 Aikido duy nhất, Aikido nên được hiểu là Aikido của Morihei Ueshiba, bởi lẽ, trước Tổ sư, chưa có ai dùng tên gọi này
Aikido (aikikai) chỉ có 1 (đừng quên còn aikido Yoseikan, Yoshinkan ...). Hãy nhìn tài liệu ST khi ra đòn lúc 1940 và 1950 rồi xem có phải võ tình thương nữa khg? Đa số ai lớn tuôi cũng "hiền" đi hết. Lúc trẻ thì khác.


"trong Aikido đánh đẹp như múa, chứ không phải múa đẹp như đánh" --> khoái câu này.

MinhDao
10-05-2012, 12:03 AM
Aikido (aikikai) chỉ có 1 (đừng quên còn aikido Yoseikan, Yoshinkan ...). Hãy nhìn tài liệu ST khi ra đòn lúc 1940 và 1950 rồi xem có phải võ tình thương nữa khg? Đa số ai lớn tuôi cũng "hiền" đi hết. Lúc trẻ thì khác.


Những điều anh nói đương nhiên là đúng. Lời khuyên của anh em cũng đồng ý luôn.

Chỉ là em học Aikido từ năm 2009, không dám tự cao nhưng mà khoản chăm chỉ thì chắc là có. Đến bây giờ nhìn lại, em thấy mọi người nói về Ki Aikido, Yoseikan, thì có thể nói tương đối rõ ràng. Nhưng khi hỏi câu này

Giá trị của Aikido mà tổ sư muốn truyền bá, và đặt lên trên hết là gì? Cách hiệp khí của Tổ sư là gì? Tinh thần Aikido của tổ sư là gì?

Thì dườnng như chưa có câu trả lời rõ ràng, nên mới tự nhiên ngẫm nghĩ và đề ra giả thuyết như trên.

Em xin nói lại suy nghĩ và giả thuyết hiện giờ của em như sau
-------------------

Đầu tiên ta thừa nhận rằng mỗi người có một quan niệm, cũng giống như việc có nhiều môn võ khác nhau tồn tại, và ta đều công nhận là mỗi phương pháp luyện tập, "triết lý" của từng môn võ đều có thể đưa người luyện tập chăm chỉ đến đỉnh cao.

Với dẫn chứng anh đề ra, có nhiều hệ phái Aikido, điều đó nói lên rằng, có sự khác biệt trong từng hệ phái. Aikido Yoseikan sẽ khác Ki Aikido bởi vì Tohei đại sư đề cao khí, còn Minoru Mochizuki đại sư thì không như vậy.

Và điều đó cũng nói lên rằng những hệ phái đó, cách luyện tập, giá trị mà họ muốn đề cao ko hoàn toàn giống với điều mà Tổ sư muốn xây dựng.

Trước chiến tranh dùng chữ Aiki Jujutsu, Aiki Budo, chứ ko dùng Aikido, và nếu Huấn từ em trích là đúng (xin lỗi vì ko có khả năng kiểm chứng huấn từ này), thì điều mà tổ sư muốn là Aikido đề cao yêu thương trên tất cả các giá trị khác. Còn khi 1 người nào đó, muốn hướng đến 1 giá trị khác, thì họ dùng một tên khác ví dụ như Ki Aikido.

Nên em đã mạo muội cho rằng Aikido là khái niệm để chỉ Aikido với tinh thần của Tổ sư, và hiệp khí theo cách của Tổ sư, là Hiệp khí với tình yêu thường. (còn Aiki chỉ là hiệp khí, được ứng dụng trong nhiều môn võ)

Có thể anh không hoàn toàn đồng ý.

--------------------------------

Em ko phải là người ngủ mơ trong lý thuyết đâu ạ. Nhưng có những lúc ta bỗng dưng tự hỏi và muốn tìm hiểu về "ý tưởng" của Tổ sư. Tại sao con người ở đỉnh cao của Võ thuật, nói không quá chứ với công phu của Tổ sư, có thể 1 chiêu lấy mạng người khác, mà lại có ý tưởng lập ra một môn võ mà "đánh người người chẳng sao"?

Cách suy nghĩ và biến cố gì đã tác động lên điều đó?

Chắc khó mà biết được! Một câu hỏi không có lời đáp. Nên chỉ biết chăm chú luyện tập, mong tụng kinh hoài sẽ thành Phật mà thôi????

Hay tất cả chỉ là một dòng suy nghĩ thoáng qua!!!

aiki
10-05-2012, 07:57 AM
MD có biết là aikido hiện tại là có rất nhiều ảnh hưỡng của con ST khg (Kishomaru)?

CatQuangThuong
10-05-2012, 08:08 AM
Qua quá trình tập luyện, tìm hiểu, và đọc ý kiến của các anh.....CatQuang đôi lúc băn khoăn: Nên hiểu aikido là võ đạo, vũ đạo hay là một nghệ thuật, là võ chiến đầu hay võ tình thương. Khi ta xem xét theo tôn chỉ nào thì ta sẽ tập với tinh thần ấy! Với thời gian, nhận thức của CatQuang cũng có phần thay đổi.
Khi mới học aikido vì lý do cải thiện sức khỏe, CatQuang xem nó như một môn thể dục thích hợp với mình! Duy trì tập luyện vì cần duy trì sức khỏe. Sau một thời gian, CatQuang xem nó như có phần vũ đạo - phải có xoay vòng vòng ấy mà. Khi hiểu sâu hơn các nguyên lý (vật lý, cơ thể người, triết lý, ứng xử......) thì lại thấy nó như là một nghệ thuật ẩn chứa nhiều nguyên tắc khoa học và xã hội. Bây giờ, CatQuang đang nghĩ đến khía cạnh võ đạo của Aikido, là võ chiến đấu hay võ tình thương?!

Nếu CatQuang luyện tập với tinh thần chiến đấu, phải dùng được, hữu dụng, và thực võ......thì giờ đây phải chú trọng vào atemi, dứt điểm nhanh gọn, các đòn gây đau , khống chế.
Nếu CatQuang tập với tinh thần như một "nghệ thuật, tình thương" thì phải chú trọng vào mất thăng bằng, vòng tròn, dẫn......nhiều hơn - biễu diễn cho đẹp ấy mà!

Võ Đạo - phải chăng chúng ta phải học với một tinh thần "chiến đấu trong thương yêu" (tui mới nghĩ ra cái từ này, quả là trong aikido có nhiều cái mâu thuẫn ghê), phải đạt được Chân Thiện Mỹ. Tức là Chân thật (tính chiến đấu, quyết liệt, hạ gục), Thiện là dùng võ vì chính nghĩa, vì yêu thương (dùng ác tâm là mình đi tù , mang họa), Mỹ là phải "đánh đẹp như múa".

Cho nên nếu hiểu Aikido là "võ tình thương", rồi "đánh như múa", thì chắc ra đời có khi bị no đòn, 2-3 đẳng mà gặp cướp giật, đả loạn vào mình mà không dám lâm trận là không ổn. Với CatQuang 1 đẳng là phải đạt được hiệp khí, dũng khí thì mới đáng có đẳng.

Thầy dạy tui bảo, học Aikido là chưa đủ thực chiến, phải tìm hiểu thêm aikijujitsu, hapkido......Chà ! nếu vậy aikido tình thương thực rồi, múa múa vậy thôi.....

Tui có nghe câu, "muốn lên thiên đừong phải qua địa ngục", tổ sư cũng ác liệt lắm rồi mới đến tình thương......
Chúng ta học aikido, nếu không trải qua "tính chiến đấu" thì e không có cơ hội nói chuyện "tình thương" với đối thủ!

"Chúng ta không muốn thử thách với cuộc đời, nhưng chắc chắn cuộc đời sẽ luôn thử thách chúng ta, cuộc sống là sự thử thách của mọi người với nhau - sưu tầm ". Vậy nên ta luôn cần rèn luyện và rèn luyện.....

Muốn đạt "đạo" thì có lẽ phải đạt được "võ" cái đã. Vậy nên tập tiếp, tập tiếp....

Mong ý kiến các anh em!

(Viết bài này mới thấy võ miệng ớn thiệt! hic!)

MinhDao
10-05-2012, 07:34 PM
MD có biết là aikido hiện tại là có rất nhiều ảnh hưỡng của con ST khg (Kishomaru)?

Bởi như vậy nên em mới hỏi Tổ sư chú trọng điều gì?

Em biết là mỗi Aikidoka có một suy nghĩ và kiến giải riêng, em cũng biết sẽ khó có câu trả lời, nhưng em vẫn hỏi, như một sự tìm tòi thôi mà! Em ko hề có ý tranh luận.

Surfgrass
10-06-2012, 02:26 AM
Bởi như vậy nên em mới hỏi Tổ sư chú trọng điều gì?

Em biết là mỗi Aikidoka có một suy nghĩ và kiến giải riêng, em cũng biết sẽ khó có câu trả lời, nhưng em vẫn hỏi, như một sự tìm tòi thôi mà! Em ko hề có ý tranh luận.

Câu hỏi quan trọng hơn là MinhDao chú trọng điều gì??? Nên nhớ là mình học cho mình.

Surfgrass
10-07-2012, 12:46 PM
Qua quá trình tập luyện, tìm hiểu, và đọc ý kiến của các anh.....CatQuang đôi lúc băn khoăn: Nên hiểu aikido là võ đạo, vũ đạo hay là một nghệ thuật, là võ chiến đầu hay võ tình thương. Khi ta xem xét theo tôn chỉ nào thì ta sẽ tập với tinh thần ấy! Với thời gian, nhận thức của CatQuang cũng có phần thay đổi.
Khi mới học aikido vì lý do cải thiện sức khỏe, CatQuang xem nó như một môn thể dục thích hợp với mình! Duy trì tập luyện vì cần duy trì sức khỏe. Sau một thời gian, CatQuang xem nó như có phần vũ đạo - phải có xoay vòng vòng ấy mà. Khi hiểu sâu hơn các nguyên lý (vật lý, cơ thể người, triết lý, ứng xử......) thì lại thấy nó như là một nghệ thuật ẩn chứa nhiều nguyên tắc khoa học và xã hội. Bây giờ, CatQuang đang nghĩ đến khía cạnh võ đạo của Aikido, là võ chiến đấu hay võ tình thương?!

Nếu CatQuang luyện tập với tinh thần chiến đấu, phải dùng được, hữu dụng, và thực võ......thì giờ đây phải chú trọng vào atemi, dứt điểm nhanh gọn, các đòn gây đau , khống chế.
Nếu CatQuang tập với tinh thần như một "nghệ thuật, tình thương" thì phải chú trọng vào mất thăng bằng, vòng tròn, dẫn......nhiều hơn - biễu diễn cho đẹp ấy mà!

Võ Đạo - phải chăng chúng ta phải học với một tinh thần "chiến đấu trong thương yêu" (tui mới nghĩ ra cái từ này, quả là trong aikido có nhiều cái mâu thuẫn ghê), phải đạt được Chân Thiện Mỹ. Tức là Chân thật (tính chiến đấu, quyết liệt, hạ gục), Thiện là dùng võ vì chính nghĩa, vì yêu thương (dùng ác tâm là mình đi tù , mang họa), Mỹ là phải "đánh đẹp như múa".

Cho nên nếu hiểu Aikido là "võ tình thương", rồi "đánh như múa", thì chắc ra đời có khi bị no đòn, 2-3 đẳng mà gặp cướp giật, đả loạn vào mình mà không dám lâm trận là không ổn. Với CatQuang 1 đẳng là phải đạt được hiệp khí, dũng khí thì mới đáng có đẳng.

Thầy dạy tui bảo, học Aikido là chưa đủ thực chiến, phải tìm hiểu thêm aikijujitsu, hapkido......Chà ! nếu vậy aikido tình thương thực rồi, múa múa vậy thôi.....

Tui có nghe câu, "muốn lên thiên đừong phải qua địa ngục", tổ sư cũng ác liệt lắm rồi mới đến tình thương......
Chúng ta học aikido, nếu không trải qua "tính chiến đấu" thì e không có cơ hội nói chuyện "tình thương" với đối thủ!

"Chúng ta không muốn thử thách với cuộc đời, nhưng chắc chắn cuộc đời sẽ luôn thử thách chúng ta, cuộc sống là sự thử thách của mọi người với nhau - sưu tầm ". Vậy nên ta luôn cần rèn luyện và rèn luyện.....

Muốn đạt "đạo" thì có lẽ phải đạt được "võ" cái đã. Vậy nên tập tiếp, tập tiếp....

Mong ý kiến các anh em!

(Viết bài này mới thấy võ miệng ớn thiệt! hic!)

Theo hiểu biết nông cạn của mình thì muốn đạt được "tình thương" thì trước hết mình phải có khả năng tiêu diệt. Một tình thương thật sự là một người có thể giết chết hoặc gây thương tật cho đối phương trong chớp mắt, nhưng tại thời điểm hủy diệt sắp xảy ra của đối phương, người đó chọn bất bạo động, chọn tình thương.

Võ thuật dựa trên các giả định thì không có thực tế đâu.

David
10-07-2012, 02:24 PM
Không có võ nào dở cả. Nếu chịu nghiên cứu và tập luyện sẻ sử dụng được.

MinhDao
10-08-2012, 12:35 PM
Câu hỏi quan trọng hơn là MinhDao chú trọng điều gì??? Nên nhớ là mình học cho mình.

Thật ra em đã học Aikido được 3 năm,

Em cũng may mắn được học với một người thầy rất tận tâm và luôn hướng đến cái "Chân giá trị". Ngoài câu nói về Võ đạo và vũ đạo em vừa viết ở trên, thầy luôn nhắc nhở "Không bất cập, không thái quá", mọi việc sẽ tốt khi nó hài hòa. Hài hòa giữa đòn thế mạnh mẽ với tinh thần yêu thương, và mở rộng hơn là hài hòa cả trong cuộc sống, ta ko chỉ thực hành Aikido chỉ ở Dojo.

--------------------------
Ban đầu em cũng nghĩ hãy luyện thật tốt, luyện võ cũng như Mài dao. Còn mới con dao đó, người nào dùng để xắt rau, hay đem đi "đâm chém" là chuyện của người đó.

Gần đây em lại nghĩ, nếu vậy ta cứ học Aiki Jutjutsu, Karate,... những môn võ đó, với những con người có đạo đức, họ cũng thực hành rất tốt, và chỉ dùng võ khi có chuyện, và cũng hạn chế thấp nhất thương tổn cho đối phương.

Và em nghĩ rằng, vậy tại sao Tổ sư lại khai sinh ra Aikido, ta thấy phương pháp tập của Aikido, không có thi đấu, Uke thì hạn chế phản đòn, bởi vậy người tập rất dễ bị ngộ nhận.

Chúng ta tập Aikido là đi một con đường khó hơn, vậy chúng ta đạt được điều gì???

Em nghĩ đến 2 ví dụ sau:

1 con người rất tài năng, nhưng làm nhiều chuyện xấu, cuối cùng cũng giác ngộ và thành người tốt.

1 con người được nuôi dưỡng, giáo dục, để trở thành một con người với lòng yêu thương từ đầu.

Đích đến của 2 cách đi này có vẻ giống nhau, bản chất của 2 con người đó cuối cùng như nhau. Nhưng đâu là sự khác biệt?

Sự khác biệt là ở cách tiếp cận. Và trong cuộc sống này, chúng ta đã đang và sẽ phải lựa chọn. Dù chúng ta đã học Aikido, thì cũng đang phải nghĩ học Aikido như thế nào?

(mọi người đừng đưa ra phản ví dụ, chỉ thấy toàn màu hồng, thì chưa biết yêu thương thực sự, nếu như vậy thì phương pháp giáo dục đó đã có thiếu sót, còn em đưa ra ví dụ là ở mức tuyệt đối, làm cho người học hiểu và hiểu sâu sắc)

-----------------

Nếu ta xét đến chữ Vô hay Không trong đạo, Aikido cũng lấy vòng tròn, không có bắt đầu, không có kết thúc làm triết lý.

Ta thấy rằng khi Tổ sư về già, người vào đòn rất ung dung thư thái. Để luyện tập cái Không này không hề dễ dàng, và tổ sư đã mất cả đời để đạt đến cảnh giới đó.

Em nghĩ rằng bài học mà Tổ sư muốn gửi cho đời sau, đó là cái Không.

Khi kẻ thù đến với một sự thù hận, ta hóa giải nó với sự yêu thương, thù hận và yêu thương cộng lại, đó chính là cái Không?

Khi trong lòng ta thanh thản, vẫn yêu thương được người đang "gây áp lực" kia cho ta, thì đòn tấn công của họ có là gì? Ta sẽ dễ dàng vào đòn hay hiệp khí hơn.

(mọi người có thể thay chữ Yêu thương kia bằng bất cứ cái gì khác tùy mọi người, như có người xem thanh kiếm chém tới chỉ là que củi thì vào đòn nhẹ nhàng hơn :D)

(Ngược lại, cũng có người cho rằng, Aikido ko cho lấy cục gạch đập vào đối phương, vậy thì hãy quăng đối phương vào đống gạch!)

------------------

Mọi người chắc nghĩ rằng em rất "Lậm triết lý" và quên đi kĩ thuật. Nhưng xin nhắc lại là em đã chăm chỉ học, luyện Aikido từ năm 2009 đến nay!

Có thể em nói không chính xác, nhưng mọi người cứ thử "Hòa hợp" cái ý tưởng của em xem sao.

Thật ra xét về "personality" em là người suy nghĩ tương đối nhiều! Vậy nên khi đọc một số tài liệu về Aikido đã làm em suy nghĩ, xin gửi mọi người một chuyện sau (trong sách nhé, không phải chuyện của em):


Sư phụ: Aikido không có thi đấu, ta chỉ luyện tập và luyện tập để thắng chính mình.
Đệ tử: Aikido không có thi đấu, vậy chắc chẳng bao giờ nó được dùng đến.
Sư phụ: Ta dùng Aikido mọi lúc, kể từ khi bắt đầu cho đến ngày ta chết.


"Không bất cập, không thái quá"

PS:
Bài viết này có thể xem là một dòng suy nghĩ "vu vơ" về Aikido của tác giả sau 1 thời gian học Aikido, bài viết này không nói đến các khía cạnh khác của Aikido.
Em chuyên qua box kĩ thuật đây, các bài về mất thăng bằng của anh Aiki rất hay :D

CatQuangThuong
10-08-2012, 03:37 PM
Mình rất quan tâm khía cạnh triết lý, con đường trong Aikido vì chỉ khi thấu hiểu mục đích ta mới có hành động phù hợp. Hành động ở đây là thái độ luyện tập và kỹ thuật luyện tập như thế nào. Âu cũng là câu hỏi mà những người có thời gian theo học aikido đủ lâu (khoảng 1-2 năm - ý kiến cá nhân) quan tâm. Aikido phù hợp mọi đối tượng, mỗi đối tượng có mục tiêu khác nhau như tập như môn thể dục, tập để chiến đấu, tập để tu thân.....Mục tiêu khác nhau thì cách họ tập cũng khác và thời gian họ theo học Aikido cũng khác. Mình lên sân tập quan tâm đến mục đích , thái độ, độ tuổi từng bạn học......và cả quan điểm , hành xử hàng ngày của ông thầy về Aikido ......để tìm uke phù hợp với mục đích của mình, tìm ông thầy theo đúng tinh thần Aikido. Thực ra mục đích cũng có thể thay đổi với thời gian theo học Aikido ......khi hiểu ta hơn và mọi người, vũ trụ hơn...... Đó mới chính là điều thú vị cuốn hút môn sinh.

Theo như mình hiểu: Tổ Sư sáng tạo ra Aikido là để quan tâm đến chuyện tu thân. Tu thân thì có có nhiều cách tu như cạo đầu đi tu, xin làm Phật tử, theo đạo Thiên Chúa, dấn thân làm từ thiện, đọc sách thánh hiền đối nhân xử thế......... Học Aikido là tu thân qua võ. Mọi con đường đếu nhằm đến sự giác ngộ, và aikido là một trong hàng ngàn con đường trong cuộc sống này. Aikido đã nói là luyện thân - tu thân, thì bàn Aikido có thực chiến hay không có vẻ lạc đề. Aikido quan tâm đến sự phát triển tinh thần bên trong mỗi con người. Còn học võ thực chiến là cái bên ngoài, có lẽ không phải mục đích của Aikido.

Aikido bảo là không đánh người, nhưng thực chiến mà ném cho người ta vào tường, nện xuống đất, quăng vào nồi nước sôi bánh phở ngoài đường......dù chỉ là né đòn mà người ta té , thì rõ ràng là ta đã cố tình, có tính toán, biết trước họ sẽ tổn thương ra sao. Nói " võ tình thương" lúc này là ngụy biện. Tình thương dường như chỉ trên sân tập, vì ít ra thấy nó cũng nhẹ nhàng hơn những môn võ khác.

Aikido có dùng được như tình thương đúng nghĩa không (tránh trước một cuộc chiến bằng né tránh, bằng lời lẽ, bằng cái uy cái thần của mình.....và nếu đã chiến thì không làm tổn thương đối phương), tôi nghĩ là được, thực chiến được không, tôi nghĩ là được với một cách đánh nhẹ nhàng như cái kiểu chúng ta như múa ấy. Nhưng, ....vâng...nhưng e rằng chắc chả mấy người đạt được đến cảnh giới như vậy. Vì sao? vì thực chiến không phải mục tiêu của Aikido.

Nhưng để "ta hôm nay thắng ta ngày hôm qua" thì mỗi môn sinh đều có thể cảm nhận được.

(Vài lời miên man lúc này như thế! Vì theo Aikido lâu hơn, mai mốt có khi tui lại nghĩ khác!)

pogpkls
10-08-2012, 10:21 PM
vì thực chiến không phải mục tiêu của Aikido.


Nói thiệt chớ pog nghĩ 1 khi bước vô dojo thì ai cũng muốn có cho mình kĩ năng, sức mạnh... chứ ít ai quan tâm tới chuyện tu thân lắm anh CatQuangThuong à.
Lắm lúc thấy cái môn Aikido này nó ôm đồm trong mình nhiều thứ quá : vừa muốn thực chiến lại vừa không muốn đả thương ng` ta, lại còn muốn đánh đẹp nữa chớ...chưa kể còn triết lý nữa,sao mà nhiều dữ dậy.:( biết chừng nào mới đạt tới cảnh giới này
Cá nhân pog chỉ quan tâm tới chuyện kỹ thuật ,sắp tới nếu có thời gian và tiền chắc có lẽ sẽ thử qua một số môn khác xem có học gì được hay không :D
Đọc kỹ lại cái tiêu đề thấy kỳ kỳ, Aikido hông phải là võ chứ chẳng lẽ là dance-sport :D

aiki
10-09-2012, 12:20 AM
Tui cho thêm ý kiến về 1 số đề tài ...


Nếu CatQuang luyện tập với tinh thần chiến đấu, phải dùng được, hữu dụng, và thực võ......thì giờ đây phải chú trọng vào atemi, dứt điểm nhanh gọn, các đòn gây đau , khống chế.
Thầy dạy tui bảo, học Aikido là chưa đủ thực chiến, phải tìm hiểu thêm aikijujitsu, hapkido.....

AIkido trước dệ nhị thế chiến thì như đã ghi. Đừng quên HKD là từ Daitoryu AJJ ra.



Nếu CatQuang tập với tinh thần như một "nghệ thuật, tình thương" thì phải chú trọng vào mất thăng bằng, vòng tròn, dẫn......nhiều hơn - biễu diễn cho đẹp ấy mà!
Đây là cách nghĩ của rất nhiều người chưa hiểu rõ HKD. MTB, vòng tròn, thả lỏng, là kỹ thuật cao cấp của HKD. Khi hiểu rõ và làm được những điều trên thì địch thủ có to con và khỏe tới đâu cũng khg sợ. Cứ đánh kiểu mạnh, khi gặp người to con và khỏe hơn sẽ ... cười ruồi thôi.



Và em nghĩ rằng, vậy tại sao Tổ sư lại khai sinh ra Aikido, ta thấy phương pháp tập của Aikido, không có thi đấu, Uke thì hạn chế phản đòn, bởi vậy người tập rất dễ bị ngộ nhận.
Hồi đầu thế kỷ 20, võ là sống chết, là 1 nghề. Trước 195x, rất ít ai biểu diễn võ. Muốn học võ phải có $$ và phải có người giới thiệu mới học được. Thời đó khg có thi đấu. Thi dấu chỉ là thể thao thôi chkhg có sống chết.

Nói thật, tui học HKD cả chục năm nay và tới giờ cũng khg biết và cũng chả muốn biết Tổ sư muốn gửi gì cho thế hệ sau hết!

fourever
10-09-2012, 03:28 AM
Aiki-Jujutsu là kỹ thuật chế ngự đối thủ không dùng đến vũ khí của Samurai. Aiki-Jujutsu được Samurai dùng để bắt tù binh. Một tù binh còn sống, nguyên vẹn, có giá trị còn hơn 10 xác chết.
Trong võ đường của Aiki-Jujutsu, võ sinh cũng không có thi đấu vì đòn thế rất nguy hiễm. Chủ trương không thi đấu thật ra không có cần thiết, vì trong luyện tập, trình độ của võ sinh rất dể dàng để nhận biết. Sau khi đạt được một trình độ nhất định nào đó, võ sinh được phép gia nhập giang hồ "vào đời" để trau giồi kinh nghiệm thực chiến.
Khi học tập môn võ trên từ Takeda sensei, Ueshiba sensei nhận ra một số đặc điểm mà các môn võ khác như Jujutsu hay Karate ... không có. Đó là sự chọn lựa với nhiều kết quả khác nhau dành cho Uke. Từ sự hũy hoại đến sự chế ngự không có tổn thương.
Với nhiều chọn lựa như trên, cùng với lòng tin vào tôn giáo (Thiên đạo - shinto ). Ueshiba sensei lựa chọn các chiêu thế trong Aiki-Jujutsu có khả năng không cần phải hũy hoại con người và gọi phương hướng đó là Aikido.
Ueshiba sensei cũng dựa theo các qui luật không thi đấu trong võ đường từ Aiki-Jujutsu. Do đó, Aikido là môn võ, đến từ thực chiến, hoàn toàn có khả năng trong thưc chiến. Sự thiếu sót trong Aikido từ xã hội "văn minh" nhiều luật sư là sự thiếu sót trong huấn luyện để bổ sung cho giai đoạn giang hồ của võ sinh.
Làm sao chống lại các đòn thế tấn công như đấm, đá, chém .. khi võ sinh cũng không biết tấn công như thế nào mới đúng và có hiệu quả. Một khi "bị" tấn công sai, không hiệu quả, thì đòn thế phản công trở nên sai lêch và không hiệu quả.
Tóm lại, Aikido là môn võ thưc chiến, khi được huấn luyện thưc chiến một cách cụ thể. Ngoài ra, nó có thể được gọi là môn võ "tình thương" vì Nage có thể lựa chọn một kết quả không nhất thiết phải hũy hoại Uke khi không cần thiết.

CatQuangThuong
10-09-2012, 07:41 AM
Cám ơn các anh đã có những bài góp hay. Chúng ta cũng không nghi ngờ về khả năng thực chiến của Aikido, nhưng làm sao đạt được điều đó mới là vấn đề hiện nay của Aikido Việt Nam (em không rõ về tình hình thế giới). Ngay cả tiêu đề đã hàm chứa sự nghi ngờ "Aikido vẫn thật sự là môn võ!" Khi đặt ra tiêu đề như vậy là người viết đã cảm thấy có cái gì chưa ổn bên trong nên cần khẳng định lại chăng?! Ngay chính các huấn luyện viên lâu năm nhất tại Sài Gòn cũng đang đặt ra vấn đề là làm sao Aikido phải đạt được cái "Thực" của võ (em trực tiếp thụ giáo những ngày gần đây). Em thấy các thầy đã nhìn ra điều bất ổn trong việc đào tạo hiện nay, có những bất ổn ngay cả trong các đòn thế - rườm rà, xoay xoay, mất thời gian. Mấy đòn này chắc dùng luyện cảm nhận Aikido thì tốt hơn là thực chiến.

Điều gì không phù hợp với thực tiễn thì sẽ bị đào thải, dù trước đây có hay có tinh hoa đến mấy!

Aikido là võ thì phải thực chiến cái đã, thực chiến là hiệu quả trước mắt làm cho người ta tin tưởng, thu hút, theo đuổi......và như vậy mới phát triển được Aikido tại VN về chiều rộng. Song song đó thì nên hướng dẫn môn sinh về đạo và triết lý trong Aikido. Vận dụng những triết lý ra cuộc sống thế nào! Có chỉ cho môn sinh sự vận dụng triết lý ,cái hay của võ vào cuộc sống thì mới đạt được cái Đạo của võ.

Vài ý kiến của em như thế, mong có huấn luyện viên nào đọc được.

(Em thì không dám góp ý trực tiếp đâu, lỡ các thầy tự ái thì chết!!!!!)

pogpkls
10-09-2012, 11:03 PM
Những năm gần đây thấy Hội cũng đã chịu khó mời các thầy nước ngoài qua cho seminar, hi vọng tình hình Aikido VN sẽ được cải thiện :)

Surfgrass
10-10-2012, 12:38 PM
Aiki-Jujutsu là kỹ thuật chế ngự đối thủ không dùng đến vũ khí của Samurai

Câu này thì đúng theo định nghĩa của jujutsu hiện đại nhưng là một quan niệm sai lầm phổ biến về jujutsu cổ điễn. Hầu hết các hệ thống jujutsu cổ điễn bao gồm một giáo trình vũ khí đáng kể như kiếm dài, kiếm ngắn, dao và các phương pháp khác trong những cuộc xung đột có vũ khí. Một thời gian sau, gần cuối thời Edo, các hệ thống jujutsu dần dần loại bỏ các giáo trình vũ khí đó.


Aiki-Jujutsu được Samurai dùng để bắt tù binh. Một tù binh còn sống, nguyên vẹn, có giá trị còn hơn 10 xác chết.

Câu này thì không xác nhận được.

anh em đọc bài viết này của thầy David Maynard để tham khảo thêm về Jujutsu

http://www.shinyokai.com/Essays_Whatisjujutsu.htm

fourever
10-11-2012, 03:37 AM
Câu này thì đúng theo định nghĩa của jujutsu hiện đại nhưng là một quan niệm sai lầm phổ biến về jujutsu cổ điễn. Hầu hết các hệ thống jujutsu cổ điễn bao gồm một giáo trình vũ khí đáng kể như kiếm dài, kiếm ngắn, dao và các phương pháp khác trong những cuộc xung đột có vũ khí. Một thời gian sau, gần cuối thời Edo, các hệ thống jujutsu dần dần loại bỏ các giáo trình vũ khí đó.

Aiki-Jujutsu là kỹ thuật chế ngự đối thủ không dùng đến vũ khí của Samurai


Aiki-Jujutsu được Samurai dùng để bắt tù binh. Một tù binh còn sống, nguyên vẹn, có giá trị còn hơn 10 xác chết.
Câu này thì không xác nhận được.

anh em đọc bài viết này của thầy David Maynard để tham khảo thêm về Jujutsu

http://www.shinyokai.com/Essays_Whatisjujutsu.htm
Jujutsu là một tên gọi chung về các môn võ tại Nhật. Đầu thế kỹ 20, có hơn 2000 võ đường Jujutsu tại Nhật và mổi võ đường sẽ có một định nghĩa khác nhau. Aiki-Jujutsu là một hệ phái riêng nằm trong cái tên chung Jujutsu.
Những gì viết bên trên là định nghĩa từ Fourever-ryu :)
Kỹ thuật Aiki khác hẳn Jujutsu.
Quan sát "Đạo chủ" của Takamura-ryu (http://www.shinyokai.com/), thầy Toby Threadgill trong phần cuối của clip là thấy được sự khác biệt từ Takamura Ryu Jujutsu với Aiki jujutsu hay Aikido

http://www.youtube.com/watch?v=ibKCaHSJn4I
Muốn biết rõ về Daito-Ryu Aiki Jujutsu thì vào trang web của nó:
http://www.daito-ryu.org/en/


Daito-ryu Aikijujutsu is a form of jujutsu, a system of unarmed fighting and minor weapons techniques to defeat both armed and unarmed opponents. It is noted, as the name suggests, for emphasizing the principles of aiki (some aspects of aiki are also referred to as kuzushi). The Daito-ryu technical tradition includes both jujutsu and aikijujutsu, but a clear distinction is made between the two and the emphasis is strongly on the latter.

Surfgrass
10-11-2012, 06:31 AM
Jujutsu là một tên gọi chung về các môn võ tại Nhật. Đầu thế kỹ 20, có hơn 2000 võ đường Jujutsu tại Nhật và mổi võ đường sẽ có một định nghĩa khác nhau. Aiki-Jujutsu là một hệ phái riêng nằm trong cái tên chung Jujutsu.
Những gì viết bên trên là định nghĩa từ Fourever-ryu :)
Kỹ thuật Aiki khác hẳn Jujutsu.
Quan sát "Đạo chủ" của Takamura-ryu (http://www.shinyokai.com/), thầy Toby Threadgill trong phần cuối của clip là thấy được sự khác biệt từ Takamura Ryu Jujutsu với Aiki jujutsu hay Aikido

http://www.youtube.com/watch?v=ibKCaHSJn4I
Muốn biết rõ về Daito-Ryu Aiki Jujutsu thì vào trang web của nó:
http://www.daito-ryu.org/en/

Chử "aiki" củng là một từ dùng sau này. Theo thầy Toby Threadgill thì

"Trong thực tế nguyên tắc aiki rất là là hiển nhiên trong nhiều kenjutsu / heiho hệ thống cổ điển. Những nguyên tắc này bao gồm các phương pháp phức tạp của việc sử dụng phản xạ không tự nguyện, tinh thần và sự gián đoạn tâm lý và phân tâm trực quan để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật, hoàn toàn nhờ vào vật lý / cơ lý. Thêm vào các khía cạnh chiến thuật của chiến đấu của jujutsu sinh ra aikijujutsu . Nhiều trường jujutsu cổ điển có những chiến thuật như vậy mặc dù họ không gọi là nó "aiki" Trong Shindo Yoshin ryu các chiến thuật này được gọi là "myoden" hoặc "Myojutsu" (bí ẩn giáo lý hay kỹ thuật) Mặc dù một số người làm cho mình tin rằng các nguyên tắc aiki là độc đáo duy nhất nhưng trong thực tế, aiki khá phổ biến trong các trường học cổ điển nhất của kiếm thuật hoặc chiến thuật."


"In fact aiki principles are evident in many classical kenjutsu/heiho systems. These principles include sophisticated methods of utilizing involuntary reflex, mental disruption, mental inertia and visual distraction to enhance the effectiveness of purely physical/mechanical waza. Adding these tactical aspects of combat to the physical/mechanical techniques of jujutsu results in aikijujutsu. It must be remembered however that most classical jujutsu schools embraced such tactics even though they may not have been called "aiki" In Shindo Yoshin ryu these tactics are referred to as "myoden" or " Myojutsu" ( mysterious teachings or techniques ) Although some people would have you believe that aiki principles are unique, they are in fact quite common within most classical schools of swordsmanship or heiho."

MinhDao
10-11-2012, 11:01 PM
Clip phân biệt kĩ thuật của Daito Ryu Aiki Jujutsu và Jujutsu (em xem mà cũng không rõ lắm)

Ai lười thì bắt đầu từ 1:54 nhé


http://www.youtube.com/watch?v=iRTUAtqbt1c

(Nguồn lượm lặt từ youtube, clip trên có dấu chìm của Aikido.vn nhé)

fourever
10-12-2012, 12:49 AM
Chử "aiki" củng là một từ dùng sau này. Theo thầy Toby Threadgill thì

"Trong thực tế nguyên tắc aiki rất là là hiển nhiên trong nhiều kenjutsu / heiho hệ thống cổ điển. Những nguyên tắc này bao gồm các phương pháp phức tạp của việc sử dụng phản xạ không tự nguyện, tinh thần và sự gián đoạn tâm lý và phân tâm trực quan để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật, hoàn toàn nhờ vào vật lý / cơ lý. Thêm vào các khía cạnh chiến thuật của chiến đấu của jujutsu sinh ra aikijujutsu . Nhiều trường jujutsu cổ điển có những chiến thuật như vậy mặc dù họ không gọi là nó "aiki" ...
Định nghĩa về Aiki của Mr. Threadgill không có gì sai trái. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là cái tên gọi. Thí dụ khi nói đến món ăn VN, thì nói đến quán phở. Có vô số tiệm ăn được gọi là tiệm phở, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay về những tiệm mà mình muốn đến ăn. Tiệm phở nào cũng nói mình là chính thống, ba đời gia truyền ...Daito-Ryu Aiki-Jujutsu nổi danh vì Takeda sensei đi quanh nước Nhật "vô đối" trong đầu thế kỹ 20 với hàng ngàn võ đường, môn phái, Jujutsu khác khắp nước. Ueshiba sensei tìm mọi cách để trở thành đệ tử và vài mươi năm sau, hệ thống Aikido và cái tên Ueshiba nổi danh toàn nước Nhật. Nên nhớ, sự thách đấu xẩy ra rất nhiều với các nhân vật nổi danh. Sự nổi danh không hẳn đến từ may mắn, mà đến từ khả năng. Và chắc chắn, trong vài ngàn võ phái Jujutsu, sẽ có những người giõi, vượt trội chung quanh như trường hợp Don Angier sensei.
Trường hợp Toby Threadgill sensei, một ví dụ đơn giản, xem clip tại phút 8:25 với đòn Kokyu nage, mọi người sẽ thấy sự khác biệt giữa Threadgill Jujutsu và Aikido hay Aiki Jujutsu (Daito Ryu) là như thế nào.

Surfgrass
10-12-2012, 01:17 PM
Trường hợp Toby Threadgill sensei, một ví dụ đơn giản, xem clip tại phút 8:25 với đòn Kokyu nage, mọi người sẽ thấy sự khác biệt giữa Threadgill Jujutsu và Aikido hay Aiki Jujutsu (Daito Ryu) là như thế nào.

hehe Anh fourever thấy khác biệt như thế nào??

Về tên gọi thì dĩ nhiên, ai muốn gọi hay là đặt tên cho đòn thế của mình ra sao cũng được. Về vỏ học và môn phái thì khác với phở là muốn được công nhận là chính thống thì phải có 1. là tài liệu chứng minh 2. được chứng minh bởi một cơ quan hay hội đồng võ học 3. Đòn thế riêng biệt và kĩ thuật duy nhất thuộc về trường phái đó.

Ngoài Takeda còn có nhiều vị nổi tiếng thời đó ví dụ như là Shigeta Ohbata của TSYR, Kotaro Yoshida của Yanagi ryu và Daito ryu. Những vị này hồi xưa là bạn quen biết với nhau. Thầy Kotaro Yoshida (sư tổ của Yanagi ryu mà thầy Don Angier học) giới thiệu O'sensei học Daito ryu với thầy Sokaku Takeda. Hình ở link này http://www.shinyokai.com/photos.htm

41



Trước khi aikido đươc thịnh hành thì ít người biết đến thầy Sokaku Takeda và Daito ryu.

fourever
10-14-2012, 01:54 AM
hehe Anh fourever thấy khác biệt như thế nào??

Về tên gọi thì dĩ nhiên, ai muốn gọi hay là đặt tên cho đòn thế của mình ra sao cũng được. Về vỏ học và môn phái thì khác với phở là muốn được công nhận là chính thống thì phải có 1. là tài liệu chứng minh 2. được chứng minh bởi một cơ quan hay hội đồng võ học 3. Đòn thế riêng biệt và kĩ thuật duy nhất thuộc về trường phái đó.

Ngoài Takeda còn có nhiều vị nổi tiếng thời đó ví dụ như là Shigeta Ohbata của TSYR, Kotaro Yoshida của Yanagi ryu và Daito ryu. Những vị này hồi xưa là bạn quen biết với nhau. Thầy Kotaro Yoshida (sư tổ của Yanagi ryu mà thầy Don Angier học) giới thiệu O'sensei học Daito ryu với thầy Sokaku Takeda.
Trước khi aikido đươc thịnh hành thì ít người biết đến thầy Sokaku Takeda và Daito ryu.
1- Ai học Daito-Ryu Aiki-Jujutsu sẽ thấy từ clip trên có hình thức rất giống nhau, có thể nói 100%, nhưng khi ra đòn rồi, thì sự khác nhau rất rõ ràng.
2- Mổi người có một quan niệm khác nhau về sự quan trọng. Có người quý trọng sự chính thống, còn như tôi chỉ quý trọng khả năng. Phở ở đâu ăn hợp khẩu vị là ngon, thì mình đến ăn, không có xem trọng nguồn gốc của nó.
Trong quá khứ, trên 20 năm trước. Mổi khi có dịp qua TQ vì công việc, tôi bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm các võ sư nổi tiếng và giỏi. Lò mò trèo lên các núi tử Thiếu Lâm, Vũ Đang, Thanh Thành, Hoa Sơn ... (chưa đến Côn Lôn vì không thuận tiện).
Hay tại Nhật, lại đi đến các đạo đường chính của Musō Jikiden Eishin-ryū, Musō Shinden-ryū, Daito_Ryu, Aikikai, Shin Shin Toisu Aikido ... để học hỏi. Đây là lý do, tôi cảm thấy võ cũng như Phở mà thôi. Phở ngon hay võ sư giỏi có thể đến bất cứ từ nơi nào, ai ngon, ai giỏi thì tôi đến!

Surfgrass
10-14-2012, 08:15 AM
1- Ai học Daito-Ryu Aiki-Jujutsu sẽ thấy từ clip trên có hình thức rất giống nhau, có thể nói 100%, nhưng khi ra đòn rồi, thì sự khác nhau rất rõ ràng.


Coi vậy mà không phải vậy đâu anh. Nhìn bề ngoài thì có thể là giống, nhưng thực tế thì hoàn toàn khác hẳn. Theo em hiểu thì Daito ryu là "Go Musubi" "Hard Connection" kết nối cứng, uke bị khóa liền ngay tức khắc khi chạm vào người đánh. Cái khóa này khóa trọng tâm của uke (center). Jujutsu như TSYR thì tinh tế hơn (more subtle) là ở phần dùng "Ju Musubi" (soft connection), uke khi nắm vào thì trọng tâm củng bị khóa nhưng không biết mình bị khóa. Khi uke không cảm nhận được mình bị khóa hay là nguồn lực khóa mình từ đâu phát ra thì sẻ không phản đòn lại đươc. Hơn nữa là khi uke không cảm nhận trọng tâm mình bị khóa hay bị lấy mất đi, khi họ phản công lại thì tự họ làm cho họ té...Ju musubi như là một cái bẫy gài uke càng đi sâu vào và không ra khỏi đòn được.

Trong kiếm thuật thì nguyên tắc này được dùng rất thịnh hành.


http://www.youtube.com/watch?v=zubMsE9Vvi8&feature=related


http://www.youtube.com/watch?v=tVuGDcggm44

SourGrass
10-16-2012, 08:35 AM
... Mổi khi có dịp qua TQ vì công việc, tôi bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm các võ sư nổi tiếng và giỏi. Lò mò trèo lên các núi tử Thiếu Lâm, Vũ Đang, Thanh Thành, Hoa Sơn ... (chưa đến Côn Lôn vì không thuận tiện).
Hay tại Nhật, lại đi đến các đạo đường chính của Musō Jikiden Eishin-ryū, Musō Shinden-ryū, Daito_Ryu, Aikikai, Shin Shin Toisu Aikido ... để học hỏi. Đây là lý do, tôi cảm thấy võ cũng như Phở mà thôi. Phở ngon hay võ sư giỏi có thể đến bất cứ từ nơi nào, ai ngon, ai giỏi thì tôi đến!

Không ngờ anh fourever đã đi tìm tòi học hỏi võ công của nhiều môn phái võ lâm ghê :) Tui cũng muốn đi TQ một chuyến thăm Thiếu Lâm Tự nhưng ở một vài năm học võ thì chắc không chịu nổi rồi, vì muốn biết môn võ nào thì cũng phải khổ luyện một vài năm... Hôm nào anh rảnh rỗi xin anh chia sẻ với anh em những học hỏi mà anh có được với "các võ sư nổi tiếng và giỏi" của các môn phái võ lâm nổi tiếng này nghen. Cám ơn anh. :) :)

fourever
10-26-2012, 03:35 AM
Coi vậy mà không phải vậy đâu anh. Nhìn bề ngoài thì có thể là giống, nhưng thực tế thì hoàn toàn khác hẳn. Theo em hiểu thì Daito ryu là "Go Musubi" "Hard Connection" kết nối cứng, uke bị khóa liền ngay tức khắc khi chạm vào người đánh. Cái khóa này khóa trọng tâm của uke (center). Jujutsu như TSYR thì tinh tế hơn (more subtle) là ở phần dùng "Ju Musubi" (soft connection), uke khi nắm vào thì trọng tâm củng bị khóa nhưng không biết mình bị khóa. Khi uke không cảm nhận được mình bị khóa hay là nguồn lực khóa mình từ đâu phát ra thì sẻ không phản đòn lại đươc. Hơn nữa là khi uke không cảm nhận trọng tâm mình bị khóa hay bị lấy mất đi, khi họ phản công lại thì tự họ làm cho họ té...Ju musubi như là một cái bẫy gài uke càng đi sâu vào và không ra khỏi đòn được.

Nhân tiên có clip and đưa lên, một trong những khác biệt giửa Aiki-Jujutsu hay Aikido và nhiều môn phái Jujutsu khác là tốc độ. Aiki không có phản ứng nhanh như clip trên. Còn có rất nhiều chi tiết khác, vài tuần nầy, tôi quá bận rộn, nên không thể tìm các clips để post được.

fourever
10-26-2012, 04:05 AM
Không ngờ anh fourever đã đi tìm tòi học hỏi võ công của nhiều môn phái võ lâm ghê :) Tui cũng muốn đi TQ một chuyến thăm Thiếu Lâm Tự nhưng ở một vài năm học võ thì chắc không chịu nổi rồi, vì muốn biết môn võ nào thì cũng phải khổ luyện một vài năm... Hôm nào anh rảnh rỗi xin anh chia sẻ với anh em những học hỏi mà anh có được với "các võ sư nổi tiếng và giỏi" của các môn phái võ lâm nổi tiếng này nghen. Cám ơn anh. :) :)
Trong những năm 80s, tôi bị "khủng hoảng" về đường hướng võ thuật cho bản thân. Lúc đó, không có chiều sâu vì không có thầy thật thụ, nên phải tạm thời đi theo chiều rộng. Từ những năm 60s đến 70s, lúc ở VN và lúc ở nước ngoài, tôi tập vịnh xuân, Bác quái, Hình Ý, Thái cực của Tàu, Judo, Aikido, Karatedo, Iaido, Jodo của Nhật, Tae kwon do của Hàn. Cơ bản, môn gì có đai đen thì tôi có 2-3 dan cho nó. Thời gian đó là giai đoạn "tẩu hỏa nhập ma", vì mổi môn võ có một quan điểm khác nhau. Vì không có định hướng rõ ràng, nên chỉ biết đi tìm, và tìm khăp mọi nơi.
Thưc tế là "vạn pháp qui tông", thân thể con người hoàn toàn giống nhau về cơ bắp hay xương khớp. Sau một thời gian khá dài, trải qua nhiều kinh nghiêm, mới lần lần nhận ra và kết hợp những gì mình có thể liên kết giửa các môn võ với nhau rồi tạo ra một đương hướng cho mình. Muốn rút ra các tinh túy của một môn võ, cần phải theo nó tối thiểu 3 đến 5 năm (với một thầy không dấu nghề). Như Gracie Jujutsu, tôi tập với nhóm ở Newyork hơn 4 năm mới lươm lặt một số kỹ thuật của nó để dùng cho mình ...
Khi nào có dịp qua California, thì có thể bàn thêm!

aiki
10-27-2012, 08:57 PM
Anh 4ever trùm quá! ở Montreal mới có lớp Gracie JJ cách đây vài năm, aiki có tới coi thử nhưng khg thích lắm. Khg thích đây là khg thích người đứng lớp vì còn quá trẻ và quá "ta đây". Giờ thì "hơi già" rồi nên khg nghĩ tới tập võ mới nữa.

Surfgrass
11-16-2012, 01:05 AM
Aikido như vậy thì dùng được, chỉ có phần đưa súng sau lưng thì không thực tế lắm. Law enforcement dạy không bao giờ đưa súng sát lưng mà phải giử một khoảng cách. Clip hay, thực tế!


http://www.youtube.com/watch?v=BCVM8U4ncWk&feature=watch-vrec

Aikido đánh như vầy thì vẫn còn thấy là môn võ.

aiki
11-19-2012, 12:21 AM
Muốn đánh được như vậy cũng phải có căn bản vững! tui chỉ mong là ai học HKD đừng trốn sau câu "võ tình thương" để đánh khg ra hồn gì hết vì tui đã thấy quá nhiều nơi như vậy! Cũng có 1 số người lại quá bạo động, quá "thực tế chiến đấu" mà nhìn cũng khg ra gì hết.

khachquaduong
03-08-2013, 04:24 PM
Muốn đánh được như vậy cũng phải có căn bản vững! tui chỉ mong là ai học HKD đừng trốn sau câu "võ tình thương" để đánh khg ra hồn gì hết vì tui đã thấy quá nhiều nơi như vậy! Cũng có 1 số người lại quá bạo động, quá "thực tế chiến đấu" mà nhìn cũng khg ra gì hết.

Anh Aiki đã thấu đáo được thần thái cốt lõi Real Aikido rồi!...
Chúc anh tinh tấn trong an lạc!