PDA

View Full Version : Atemi! Những thắc mắc thường gặp...



Ăn mày
06-25-2006, 02:55 AM
Khất thấy mấy vị đại ca đứng lớp mỗi người xử dụng Atemi khác nhau: Có người chỉ "đưa tay nhẹ hều" nhằm mục đích cho Uke "giật mình" để thực hiện đòn. Nhưng cũng có một số ACE khác coi Atemi là một thế đánh có uy lực thật sự nếu Uke cố tình xông vào...
Khất cùng các ACE mới tập rất khó xử (không biết nghe theo ai) nên post bài này mong các ACE trong diễn đàn HKD.com giúp đỡ!

Chân thành cảm ơn!

AM

David
06-25-2006, 03:39 AM
Đánh mạnh và trúng. Uke có nhiệm vụ né chứ. Tập dzậy cho quen để đụng chuyện cón xài được. Tập võ mà.

Thân

Guest
06-25-2006, 04:16 AM
Mong là chia sẽ được với Bác Khuất nhe.

Atemi một danh từ được nhắc đến rất nhiều trong võ thuật Nhật Bản, giống như các phái võ Trung Hoa nói về danh từ Điểm huyệt xuất xứ từ Thiếu Lâm. Nhiều nhà nghiên cứu võ sử của Nhật bản cho rằng từ Atemi có từ khi Nhật bản chiếm đảo Xung Thằng (Okinawa), dù Atemi đã được xài khá lâu trong giới võ lâm Nhật Bản dùng để chống các Kiếm sĩ che kín thân thể bằng các loại áo giáp, chỉ có các huyện đạo là trống (cổ, mắt, dưới càm v.v..) để chém vào.

Atemi nói về 1 động tác hay 1 kỷ thuật tấn công phản đòn với tình thế khi bị chụp, bẻ, khóa, quăng của các môn như mang tính cách "Cực nhu" như là Ju-Jitsu, Judo, Aikido v.v.. Những môn phái chú trọng nhiều đến Atemi có thể nói là các chi phái Shotokan, Kykushin, Ashihara của Không thù đạo (Karate). Atemi là 1 đòn phản công chứ không là một đòn tấn công, vì nếu tấn công thì Atemi được gọi là đòn "Chém", 2 đòn y chang nhau nhưng được gọi là "chém" (Chop theo tiếnh Anh hay SUDO theo võ Đại Hàn) khi tấn công, khi phản đòn nó lại được người Nhật gọi là Atemi.

Các cú Atemi thường dùng vào các điểm yếu trên thân thể con người như: Cổ, chấn thủy, trán, thái dương, mắt, dưới càm, hạ bộ. Các môn võ cổ truyền của Nhật (thủy tổ của các môn Judo, Jujitsu, Aikido) ít hoặc hoàn toàn không chú trọng đến Atemi cho đến khi Gichi Funakoshi dẩm chân đến đất Nhật.

Muốn đánh Atemi giỏi các môn sinh (Võ sinh và môn sinh khác nhau theo lối diễn đạt của Shotokan Karate, Võ sinh = người mới bập bẹ võ học dưới 3 năm, Môn Sinh = sau khi đạt trình độ tương đối sau 5 năm) Atemi phải học thuần nhuyễn về thân thể con người như hệ thần kinh, huyện đạo hầu khi đối phương nhập nội có thể đánh trúng 1 số huyệt gây rồi loạn hoặc phản đòn trước khi bị đối phương vô đòn.

Đòn Atemi đánh đúng phải nhẹ nhàng, nhưng khi tay đến đích hoặc mục tiêu người đánh phải xoáy cổ tay hầu tăng tốc lực với sức mạnh. Trong các môn phái Aikido hoặc Judo người ta nhắc đến chử Atemi như 1 cách tấn công của UKE, nhích tay lên đánh vào đầu chính là đánh Atemi để NAGE tìm cách phản đòn, đúng như chử A-TE-MI được diễn dịch = Bàn tay giáng từ trên cao.

Ngoài ra khi nói về Atemi, còn là kỹ thuật cứu tỉnh hay hồi sinh theo phương pháp của Nhật Bản, Atemi đánh vào một số huyệt đạo giúp người bị thương trở lại trạng thái bình thường hoặc gần như bình thường, dùng trong các kỷ thuật "Shashu" tương đương với Châm cứu của Trung Hoa.

Xin anh em vui lòng đóng góp nếu H sai.

Thân mến. :friends: :friends:

aiki
06-25-2006, 02:35 PM
Aikido Aikikai có thể chia ra làm 3 thời kỳ:


1- Aikido trước đệ nhị thế chiến
2- Aikido sau đệ nhị thế chiến cho tới cuối thập niên 50, đầu thập niên 60
3- Aikido từ giữa thập niên 60 cho tới bây giờ



Trong 2 giai đoạn đầu thì atemi hay được dùng và được chính thức chỉ dạy trong khi tập. Điển hình là Yoseikan và Yoshinkan (cả 2 đều thuộc Aikido trước đệ nhị thế chiến) và Aikibudo cuả thầy Floquet (Aikido sau đệ nhị thế chiến cho tới cuối thập niên 50, đầu thập niên 60). Tất cả những sáng lập viên của 3 hệ phái này đề là học trò trực tiếp của sư tổ, chứ không học qua người nào khác hết.


Lúc đầu, Yoseikan và Aikibudo là môn Aikido duy nhất chỉ đấm và đá như TKD hay Karate trong khi tập. Bây gìơ thì những cách tập đó hình như không còn nữa, hoặc nếu còn thì chỉ ở vài võ đường lẻ tẻ mà thôi.


Giữa giai đoạn 2 và 3, thì có 2 ''trường phái''. Trường phái thứ 1 là những người học trực tiếp với sư tổ thì hay có atemi. Tui coi mấy băng biểu diễn hồi xưa của 1 số thầy thì thấy rất rõ atemi trước khi kết thúc đòn.


Trường phái thứ 2 là những người ma học với đạo chủ Kisshumaru, hầu như không làm atemi. Aikido tân thời là do đạo chủ Kisshomaru nghĩ ra và chú trọng tới tính lưu động (fluidity) hơn là tính hữu dụng.

Aikido mà hầu như tất cả mọi người tập bây giờ thì chỉ ''giả bộ'' atemi để Uke ''giật mình'' hầu thoát đòn ! chính vì vậy mà chỉ ''khều iu'' hay ''đập ruồi'' nhè nhẹ thôi chứ không có ''bổ búa'' như mấy môn võ khác.


Nếu võ sinh Aikido nào mà có tập võ khác thì có thể sử dụng atemi 1 cách rất hữu hiệu, nhưng nếu ai mà chưa bao giờ tập võ ngoài aikido ra, tui chưa chắc họ đã biết nắm quả đấm làm sao nữa, huống chi nói tới atemi.


Anh DCH phân tích rất đúng về định nghĩa atemi. Hồi xưa, khi tui học Yoseikan, tui phải biết huyệt và phải nhắm huyệt để đánh. Chính vì vậy mà Yoseikan, ''sái trước 75'' không có quan niệm làm mât thăng bằng như aikido aikikai hiện tại vì khi đã ''nếm'' 1 cú atemi ngay huyệt thì ít có Uke nào còn có sức phản kháng.


Tuy aikido aikikai hiện tại không tập atemi, nhưng chỉ 1 cú đấm ngay mặt từ 1 người không biết võ cũng đủ ''thấy ngôi sao'' rùi. Quá nhiều môn sinh Aikido hiện tại, hay ỷ lại vào atemi trong khi tập để ''thoát hiểm'' khi vô đòn. Nếu kỹ thuật aikido làm đúng thì không cần đến atemi tí nào hết!

Tui nói cái này là trong khi tập thôi, chứ không phải nói lúc áp dụng ngoài đường.

Thôi trả lời dài dòng quá rùi, không biết mấy bạn có hiểu những gì tui nói không nữa!



Thân

aikidude
06-25-2006, 05:39 PM
Hai anh DCH, Aiki đã giải thích cả thi` anh em hết con` thắc mắc vê` Atemi nữa. Ở đây dude chỉ thêm vô vai` suy nghĩ vê` cách dung` Atemi.

Atemi thương` được sử dụng trước khi vô đon`, trong khi thực hiện đon`, va` khi kết đon`. Mục đích của Atemi la` lam` cho uke giật minh`, mất tập trung, va` mất thăng băng` khi né hay đỡ Atemi. Khi đó , nage sẽ vao` đon` dễ dang` hơn, hoặc có điêu` kiện để vao` đon` hay kết thúc đon`.

Như anh Aiki có nói, nếu lam` đúng kỹ thuật Aikido thi` không cân` dung` đến Atemi. Tuy nhiên, nếu thực hiện Atemi đúng cách, đúng lúc thi` rất hiệu quả, đông` thơi` vẫn giữ được tính mêm` mại, uyển chuyển, va` giữ cho đon` thế vẫn liên tục, không bị đứt quãng. Nhưng nếu không lam` đúng sẽ có tác dụng ngược, sẽ gây khó khăn cho Nage vao` đon` hoặc kết thúc đon`. Ví dụ: uke té ngửa luôn, uke năm` luôn dưới đất, uke bị đau, bị chấn thương, v.v....

Có nhiêu` cách tập với lối sử dụng Atemi khác nhau, nhưng cách ma` theo dude chú trọng la` lam` sao để giữ vững sự liên tục của đon` ma` không bị chựng lại, ngắt quãng, không lam` uke chấn thương.

Theo dude nghĩ, khi ra đon` Atemi phải chính xác, có lực, va` đúng lúc ( đúng thơi` điểm ). Trong khi uke mất thăng băng` thi` Nage phải vao` đon` hoặc kết thúc đon` ngay trong lúc đó. Thơi` gian uke mất thăng băng` chỉ la` một tích tắc rất ngắn va` Nage phải tận dụng cái khoảng thơi` gian ngắn ngủi đó. Nếu nage không thực hiện đon` ngay lúc đó ma` để uke lấy lại thăng băng` sau khi né Atemi thi` đon` Atemi phát ra trở thanh` vô dụng va` lãng phí.

Một điêu` quan trọng khi thực hiện Atemi la` tính bất ngơ`. Phải lam` sao uke không biết trước, không lương` trước được. Hoặc biết trước, nhưng không biết Nage sẽ ra Atemi tư` đâu, đánh vao` điểm nao` trên ngươi`. có được vậy, Atemi mới có hiệu quả cao.

Tóm lại, việc sử dụng Atemi nhanh, chậm, mạnh, nhẹ đêu` tuy` vao` tốc độ ra đon`+ mục đích (tập, hướng dẫn đon`,v.v...) va` tuy` vao` trinh` độ của uke. Nếu uke mới tập, hoặc đai thấp hơn, thi` nên lam` chậm, tránh lam` uke bị đau hoặc bị thương. Tốt nhất la` chỉ cho ngươi` tập chung cách Atemi, chỉ cách đỡ, cách né trước khi áp dụng.
Ngoai` ra, cũng đưng` nên lạm dụng Atemi ma` chỉ dung` khi cân` thiết.

cucat
06-25-2006, 09:01 PM
He, em cảm ơn các anh nhiều nhiều!

Ăn mày
06-25-2006, 11:11 PM
He, em cảm ơn các anh nhiều nhiều!

Tài lanh thế nhóc? Anh Khất chưa vô kịp mà chú Cắt nhà ta đã "cảm ơn rối rít" rồi!:funny:
Các Anh! Khất cảm ơn Các Anh đã chỉ giáo! Bây giờ thì Khất hiểu tại sao Aikido lại có sức cuốn hút đến vậy. Bởi sau bài này Khất rút ra một điều thú vị là: Không cần biết bạn là ai, trai hay gái, già hay trẻ... mạnh hay yếu nhưng nếu gặp việc thế nào cứ làm theo thế ấy có lẽ thành công là tôn chỉ đấy Các Anh à!

P/S: Hi vọng các ACE bên nước ngoài hiểu điều Khất muốn viết ra. Có một cái khó là "ngôn ngữ vùng miền" cộng với sự xa quê lâu quá nên các ACE bên ấy hiểu về tiếng Việt theo nghĩa đơn giản thôi thành thử Khất phải viết làm sao cho thật dễ hiểu. Có điều... hị hị...:dry: "văn dốt, võ dát" nên vẫn có đôi lần ACE hiểu lầm! Mong thứ lỗi thứ lỗi!

Chúc bình an!

AM

Bushido
06-26-2006, 05:21 AM
Xin lỗi mọi người,hơi lạc đề chút



Aikido tân thời là do đạo chủ Kisshomaru nghĩ ra và chú trọng tới tính lưu động (fluidity) hơn là tính hữu dụng.


Chú Aiki có thể giải thích về ý trên kĩ hơn được không ?
Bushido có đọc được một bài viết về Đạo chủ Kisshomaru có nói "chữ "maru" trong tên của ngài là dấu hiệu khiến ngài luôn coi đường tròn là căn bản nhất của aikido"

Có phải cách đánh của Đạo chủ Kisshomaru tròn và đẹp ? Vậy nó có kém phần hiệu quả so với các sư huynh sư đệ (Mochizuki,Shioda,Saito,Chiba,Yamada,Kanai ... ) khác không ?
Cám ơn chú Aiki
:bigsmile:

aiki
06-26-2006, 08:28 PM
Những đòn Aikido bây giờ đã được đạo chủ Kisshomaru và thầy Tohei chế biến từ những đòn mà sư tổ dạy trước thế chiến. Tất cà mấy cá tính hung bạo và sát thủ đã bị huỷ bỏ. Những đòn mà lúc xưa kết thúc bằng atemi hay sát tính được thay thế bằng cách kềm chế kiểu Ikkyo, nikkyo v.v...

Ai mà đã thấy đòn Ikkyo hoặc Kaitenage ''nguyên gốc'' thì sẽ không nhận ra nếu không ai nói. Cũng như những cách thức đoạt dao, mấy đòn ''cũ'' là dùng dao để đâm vô Uke chứ không phải chỉ tước dao như bây giờ.

Trước và trong thế chiến thì 1 số đòn aikido cũng được dạy trong quân đội Nhật. Khi nói dạy cho quân đội thì đương nhiên phải là đòn sát thủ .... :ieek: :ieek:

Sau thế chiến, khi nước Nhật bị Mỹ ''quản lý'', tất cả các võ đều bị cấm đoán. Aikido nghe nói là 1 trong những bộ môn được phép dạy lại đầu tiên. Không biết có phải vì lý do đó và có phải để tránh rắc rối với luật pháp hay không mà các đòn aikido đã được thay đổi.

Việc dùng ''vòng tròn'' là 1 cách để ''nương'' theo lực của Uke, cũng như phương thức trong Judo. Sư tổ hay dùng nó (thấy trong phim) và hầu như đệ tử nào của sư tổ cũng áp dụng phương thức đó.

Hầu như hệ phái nào cũng áp dụng quan niệm đó, nhưng có thể không thấy rõ như Aikikai thôi. Cách vô của các hệ phiá khác khá trực tiếp nhưng cũng hay áp dụng vòng tròn lắm. Tất cà các thầy Aikikai như Yamada, Kanai, Chiba v.v... đều có '' vòng tròn'', người thì vòng tròn bự, người khác thì nhỏ, nhưng ai cũng dùng vòng tròn hết. Bên này thay vì dùng khái niệm vòng tròn, 1 số thầy hay nói tới khái niệm ''giữ tay Uke thẳng'' (extension).

Còn câu anh hỏi là có hiệu quả hay không thì tất cả đều dựa vào định nghĩa của từ đó. Nếu anh định nghĩa hiệu quả là ''hạ gục'' đối thủ như quan niệm của mấy môn võ khác, thì Aikido tân thời hơi khó đó. Cái khó ở đây không phải là đòn không hay, nhưng vì cách dạy và triết lý của aikido thôi.