PDA

View Full Version : Mấy người có biết là ...



aiki
04-08-2006, 02:11 PM
Mấy người có biết là

Hồi xưa, không phải ai cũng có thể học Aikijujitsu (tên Aikido)

Muốn học phải có 2 người giới thiệu. Tuy có 2 người giới thiệu nhưng cũng chưa chắc được nhận học.

Võ chỉ được dậy cho ''nhà giầu'', người có chức tước/ điạ vi : ví dụ - Gozio Shioda (Yoshinkan) là con của 1 bác sĩ nôỉ tiếng, hạm trưởng Yamamoto và Takeshita, mấy nhà buôn có tên tuôỉ ....

Hơn phân nửa số học trò trẻ của sư tổ đã theo học vì bị sư tổ đánh bại (Gozio Shioda, Tenryu (vô địch Sumo), Saito, ...). Những người này sau khi coi biểu diễn đều không tin là thật và xin ''thử'' ... tới lúc thua rồi mới chịu tin ...

Sư tổ sống là nhờ những võ sing ''gìa'' và có tiếng đó vì họ trả khá nhiều tiền. Nhưng Aikido sống và phát triển là nhờ những võ sinh trẻ kia.

Lệ phí cũng khá lạ : theo từng đòn, theo đầu người học

Lệ phí rất là mắc : 1 tháng =30 yen. thời 1920-1930, 30 yen là tương đương với 900 USD bây giờ

Lệ phí rất là ''vui'' : có người trả theo chén gạo.

Mỗi đệ tử của sư tổ Ueshiba được giấy phép chính thức mở võ đường phải đóng ''huê hồng'' cho sư tổ là 3 yen/ võ sinh

Võ đường là phòng ngủ. Ban đêm thì là phòng ngủ, ban ngày thì là sàn tập. Vì vậy mà về sau mới xây ra võ đường. Những nhà vừa làm võ đường vừa lảm phòng ngủ thì chỉ sau 3-4 năm là phải xây lại.

Võ đạo bên Nhật rất được tôn sùng : có nhiều người, cộng đồng biếu sư phụ mỗi tháng 100 yen ....

Sư tổ cũng phải đóng cho thầy Takeda 3 yen/ võ sinh trực tiếp (đệ tử ruột)

Cách đóng ''huê hồng'' vẫn còn tồn tại tới bây giờ. Những đai đen mà được passport Yudansha của Hombu dojo thì phải đóng niêm liễm cho Liên đoàn của mình. Người quản lý liên đoàn sẽ gửi $ về cho Hombu dojo theo lệ phí đã quyết định trước...

Sư tổ có 1 người cháu tên Norikia Inoue. Người cháu này thua sư tổ cỡ mười mấy tuổi và là bạn tập của sư tổ từ lúc ban đầu.

Người này võ giỏi chả khác gì sư tổ nhưng ít ai nói tới. Sư tổ nhờ người này dạy Aikido ở Osaka và Kameoka từ 1932 tới 1935 và cũng đứng lớp với sư tổ khi sư tổ dạy.

Inoue đã không liên lạc với sư tổ từ 1935, sau vụ ''lủng củng'' lần thứ 2 với đạo ''Omoto''. Thầy Inoue vẫn dây võ aikido ''nguyên chất'' như lúc học với sư tổ cho tới lúc qua đời (1994). Võ phái ấy tên là Shinwa Taido và Shinei Taido.

Sư tổ có 2 nữ đệ tử : Takako Kunigoshi và Kazuko Sekiguchi. Cô Kunigoshi có tài vẽ rất hay và là người đã vẽ hình đòn, trong mấy cuốn sách mà sư tổ phát cho những ai mà sư tổ thấy là có đủ khả năng để mở võ đường.

Võ đường đầu tiên của sư tổ tên là Kobukan. Sư tổ có dạy cho đạo Omoto trước nhưng võ đường của đạo ấy.

Nghe nói là đệ tử sư tổ gioỉ vì biết khá nhiều võ chứ không phaỉ chỉ Aikido. Trung bình mỗi người biết ít nhất 2 môn võ khác ngòai Aikido : Judo, kendo hay Karate


(còn tiếp ...)

aiki
04-08-2006, 02:12 PM
Mấy người có biết là ...

Sư tổ rất phục thầy Takeda nhưng không thích ông ấy chút nào. Mỗi lần hay là thầy Takeda ghé thăm là sư tổ ''chuồn'' để khỏi gặp mặt.

Mỗi lần thầy Takeda đến ''thăm'' sư tổ là để đòi ... tiền

Thầy Takeda, sư phụ của sư tổ là người rất giỏi võ, chỉ thua có 1 lần (xém chết), và từ đó trở đi, ông ấy rất đa nghi và không bao giờ tin ai hết. Thầy Takeda cũng nổi tiếng là nhỏ nhặt, không hào quáng và vô học. Tới lúc chết ông ấy vẫn chưa biết đọc chữ.

Thầy Takeda rất dã man. Ông hay có 1 cây ba toong. Cây ba toong đó là 1 cây kiếm trá hình (như xi nê) và ông ấy đã đâm chết 1 con chó với cây kiếm ấy. (có người nhìn thấy)

Về sau, sư tổ hay tránh đề cập tới thầy Takeda và cứ hay nói là Aikido không phải từ Daito-Ryu ra. Cũng vì lý do này mà những người học Daito-ryu kêu sư tổ ''vong ơn bội nghĩa''. Không biết có phải là sự trùng hơp hay không nhưng lúc sư tổ đổi tên thừ môn võ từ Aikijujitsu sang Aikido thì cùng lúc với thầy Takeda qua đời ....

Võ Daito Ryu có từ mấy thế kỷ. Lúc sư tổ tập thì những thế võ rất là ''cục mịch'' vì những người đánh võ đó hầu như lúc nào cũng mặc áo giáp nên không có thoải mái như người thường.

Theo giấy tờ, tuy sư tổ vẫn tránh Takeda, nhưng ông vẫn còn đi seminar với Takeda cho tới năm 1936.

Sư tổ có như giác quan thứ 6. Ông biết/cảm thấy được nhiều chuyện mà không ai ngờ. ví dụ, 1 hôm ở 1 quán trọ, sư tổ đã hỏi chủ quán tại sao xây nhà trên ống cống. Chủ quán chả hiêủ chi ráo cho tới vài năm sau khi phải đào đât lên để xây thêm thì mới khám phá ra là có 1 nguồn nước ngầm chaỷ dưới căn nhà cũ.

Sư tổ ăn rất ít và không bao giờ ăn thịt của những con vật có 4 chân như heo, bò, cừu mà chỉ ăn rau, cá, gà, vịt v..v....

Sư tổ có 1 trí nhớ ''khủng khiếp''. Theo sự kể lại của 1 số đệ tử, sư tổ là hội viên của Kobudo Kenkyukai, 1 cơ quan được thành lập để duy trì võ đạo cổ truyền nhật. Cơ quan này hay hội họp và biêủ diễn cho nhau coi đòn của mình. Sư tổ cũng đã biêủ diễn Aikido mấy lần. Cũng trong dịp này mà sư tổ đã coi và nhớ các đòn của những phái khác. Tới lúc về nhà, sư tổ đánh lại và suy nghĩ coi áp dụng thế nào vô aikido.

Lúc nổi tiếng thì sư tổ không đi học võ khác nữa nhưng hay cho đệ tử đi. Ví dụ ông đã gửi Zenzaburo Yakazawa, 1 đệ tử nội trú đi học môn Kashima Shinto-Ryu. Lúc về thì Yakawaza đánh lại cho thầy coi. Nghe nói là những thế Bokken và Jo của Aikido được chế biến ra như vậy.

Đạo chủ Kisshumaru được rất nhiều người phục và .... ghét. Phục vì đã quảng bá và bành trướng Aikido khắp thế giới. Ghét vì cách làm để bành trướng. Nhiều hệ phái đã bị đạo chủ làm áp lực để đôỉ tên, dời võ đường vì quá gần Hombu dojo.

Đạo chủ Kisshomaru cũng bị nhiều người không phục về khía cạnh võ thuật. Không biết vì ông ấy kém thật hay tại có quá nhiều sư huynh và sư đệ gioỉ nên ông ấy không nôỉ được ....

Nhiều người nói là có 3 loại aikido: Aikido trước chiến tranh, sau chiến tranh tới 1960 và sau 1960. Trước chiến tranh thì rất ''thực tế'' và nguy hỉêm, sau chiến tranh thì ''cũng thực tế'' nhưng bớt nguy hiểm và bây giờ thì ''ít thực tế'' và ''hết nguy hiểm''...

Những người ''đệ tử ruột'' của sư tổ chỉ còn xấp xỉ 20 người.

(còn tiếp ...)

aiki
04-08-2006, 02:13 PM
Mấy người có biết là ...

Một lần khi hay là Hoàng đế Nhật muốn coi sư tổ biêủ diễn aikido, sư tổ đã từ chối và nói: ''Sư tổ không bao giò nói dám nói dối với Hoàng đế. Nếu sư tổ phải biểu diễn thực sự cho Hoàng đế coi thì sư tổ sẽ phải giết người vì đòn Aikijujitsu nếu mà đánh thiệt thì sẽ sát thủ''. Khi nghe chuyện đó thì Hoàng đế Nhật đã nói: "Tao muốn coi Ueshiba nói dối như thế nào". Thế là sư tổ phải biểu diễn ... và không ai chết hết ....

Không phải võ đường aikido nào cũng được Hombu dojo công nhận. Hồi xưa muốn có lớp aikido, CLB phải làm đơn lên Hombu dojo yêu câù cho HLV tới đứng lớp. Hombu dojo sẽ gửi HLV đi.

Cũng vì lý do trên mà có nhiều hệ phái mới (Aikido School of Ueshiba, American Aikido Association) được thành lập vì họ không muốn bị "chỉ đâu ngồi đó". Bên châu Mỹ này có rất nhiều thầy bản xứ giỏi nhưng tách ra riêng, và không liên kết với những Shihan Nhật nữa cũng chỉ vì vấn đề này thôi.

Có 3 loại Shihan :
- bên Nhật bất cứ thầy nào 6 đẳng trở lên ở Hombu dojo đều được gọi như vậy và không có giấy tờ chính thức. Những người khác ở ngoại quốc, tuy cũng 6 đẳng nhưng không được gọi như vậy. Nhiều người ham chức tước nên hay gây nhau vì chuyện này.
-Tất cả những học trò ruột của sư tổ còn sống đều là Shihan hết, cũng không có giấy tờ gì chứng nhận hết. Đây chả ai giám nghi ngờ mấy thầy này hết ... chả hiểu tại sao ...
-Dân không phải là Nhật thì phải có Shihan Nhật chính thức đề cử và phải qua 1 ban ''gíam khảo'' xong mới được chấp nhận. Những người này thì được giấy 1 cách chính thức. Chỉ tới cuối năm thì Hombu dojo mới xét đon này thôi...

Không phải ai có đai đen là cũng được mấy Shihan Nhật cho phép mở võ đường. Chính vì vậy mà có nhiều hệ phái, và 1 số võ đường độc lập. Shihan Nhật có chia ra 1 số "chức" cho những người "theo" mình:
- Shidoin: HLV có thâm niên (nhiều kinh nghiệm - từ 4 đẳng trở lên = hơn 15-20 năm tập)
- Fukushidoin: HLV (ít kinh nghiệm hơn, dưới 4 dan)

Những người học Aikido nói riêng và võ nói chung đều là dân mắc bệnh `thói loạn dâm thích đau'' (masochism)

Nam thì bị coi như ''bán nam bán nữ'' hay người ''thích giả trang'' (travesty) vì mặc ''váy''

Nữ thì bị coi như là vũ phu như con trai (Tomboy)

Là tui điên không? Viết bài cho mấy người đọc nhưng ít ai trả lời ... Nhưng cũng hên là chỉ viết thôi nên không đến nỗi nào ...chứ nếu mà nói chuyện 1 mình ....thì là điên thiệt rồi .... (haha ha. Mấy người không ngờ câu này phải không? .... Nhưng từ vài ngày nay diễn đàn đã bắt đầu ''nhộn nhịp'' rồi ... Mong rằng sẽ tiếp tục như vậy ...)


(còn tiếp ...)

aiki
04-08-2006, 02:14 PM
Mấy người có biết là ...

Đạo chủ Kisshumaro và Tohei sensei là an em cột chèo không?

Sau khi sư tổ qua đòi, Đạo chủ ghen và ganh với Tohei sensei sau 1 chuyến viến thăm các võ đường (ngoại quốc và trong nước).

Võ đường nào cũng treo hình sư tổ và .... Tohei. Còn hình đạo chủ thì chả thấy đâu...

Võ sinh cao cấp hầu như ai cũng muốn có chữ ký và ấn của Tohei sensei trên bằng của mình. Không ai nhắc tới chữ ký của Đạo chủ hết ....

Sau khi thấy tình hình như vậy thì Đạo chủ có điện thoại cho Mochizuki sensei để hỏi ý kiến. Đạo chủ, Shioda và Mochizuki tuy là hệ phái khác nhau nhưng cũng gần gần tuổi nhau nên hay nói chuyện ''thẳng thắng'' với nhau ....

Mochizuki nói với Đạo chủ như thế nào không?

o Ông hỏi Đạo chủ và Aikido là gì?
o Võ hay công ty kinh doanh?
o Nếu võ thì chắc chắn là ai cũng nể người giỏi võ và không nể người quản lý ...

Sau khi nói chuyện với Mochizuki xong thì Đạo chủ nghỉ việc làm ''part time stock broker'' và hoàn toàn trú trọng vô Aikido.

Cũng sau khi đó thì Tohei sensei rời khỏi Aikikai ....



Chuyện này tui hay qua học trò ruột của Mochizuki. Chỉ có 1 điều không hợp lẽ cho lắm là theo cuốn sách của Đạo chủ, ông ấy nói là nghỉ việc làm và lo cho Aikido từ giữa thập niên 50. Chuyện kể trên xâỷ ra vào đầu thập niên 70 ... Nhưng việc làm ở đây là part time .... Nguồn tin của tui cũng khá ''tốt, chứ không phải là dân ba xạo ... kể lên đây cho anh chị em hay ... xin chớ thêm mắm muối ....

Pikalot
05-05-2006, 04:09 AM
Đọc xong bài post này thấy bịnh quá :laugh: . Làm ko muốn tập aikido nữa luôn :confused:
Nhưng dù sao tui ko thuộc loại người loạn dâm thích đau (thích khổ dâm), vậy chắc là thuộc loại 2 :laugh: , bán nam bán nữ

aiki
05-05-2006, 06:55 AM
Tui biên dỡn chơi mà trước Pikalot cũng có 1 người tưởng thiệt rồi đó!:laugh: :laugh:

Purpleik9
05-05-2006, 12:47 PM
Hông biết tui có mắc bịnh loạn dâm thích đau hông nữa. Nếu có làm sao trị bịnh đây ? :sad: :sad:

Pikalot
05-05-2006, 01:11 PM
Aiki ko biết cách điều trị à, vậy bữa nào post lên 1 topic danh sách các phòng mạch chuyên trị chứng loạn dâm thích đau cho anh em nghiên cứu nha.

aikidude
05-05-2006, 02:47 PM
Thôi, xi`-top , anh em, không lại nói bậy :lol:

Kojiro
05-05-2006, 07:05 PM
Mấy cái anh aiki post đọc hấp dẫn á. Phải gọi mấy cái này là "chuyện phía sau đạo đường" :biggrin:

aikidokun
05-09-2006, 09:19 PM
trui ui, ông anh noi nghe mà ớn!
học võ thì tinh thần minh mẫn và sáng khoái, sức khỏe tang cường thui chứ sao mà mắc bịnh khổ dâm rùi
nào là nam thì bán nam bán nữ (cái này là do cơ thể mềm dẻo do sử dụng linh hoạt các cơ bắp) nhưng đâu thể gọi vậy
còn nữ thì bị coi vũ phu hồi nào, sân tôi rất nhiều nữ học võ đều hiền lành và dễ thương cả.
Xuyên tạc hết sức!!!!

Purpleik9
05-09-2006, 11:36 PM
Chuyện nữ vũ phu thì tui công nhận à. Chỗ tui học mười mấy đứa nữ đứa nào cũng bạo lực cả :isad:

tkdkid
10-02-2007, 04:01 AM
Sư tổ có 2 nữ đệ tử : Takako Kunigoshi và Kazuko Sekiguchi. Cô Kunigoshi có tài vẽ rất hay và là người đã vẽ hình đòn, trong mấy cuốn sách mà sư tổ phát cho những ai mà sư tổ thấy là có đủ khả năng để mở võ đường.


Takako Kunigoshi nhập môn vào cuối năm 1933 tại Đạo đường Kubukan ngay sau khi bà tốt nghiệp từ trường Cao Đẳng Nghệ Thuật dành cho Phụ Nữ Nhật, bà là một trong những nữ môn sinh hiếm hoi tại đây. Bà là người tập luyện rất chăm chỉ không thua kém các nam môn sinh và được O-Sensei và các uchideshi rất quý mến.

Với tài và khả năng vẽ khá đẹp tốt nghiệp từ trường Đại học rất danh tiếng của Nhật thời bấy giờ, bà là người đã chịu trách nhiệm vẽ và chăm sóc các đồ họa cho tập sách xuất bản vào năm 1934, viết bởi O-sensei mang tên "Budo Renshu", một tập sách tài liệu thay thế cho giấy phép chính thức được quyền đứng lớp của O-Sensei.


http://i235.photobucket.com/albums/ee17/freeposting/1-13.jpg
Thời son trẻ.


http://i235.photobucket.com/albums/ee17/freeposting/2-6.jpg
Năm 1994.

Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tại Tokyo đã đứng lớp dạy Aikido hay võ thuật tự vệ cho cả nam, nữ môn sinh tại Đạo đường Ushigome (Hiện nay là Tổng đàn Hiệp Khí Đạo - Hombu).

Về sau Bà Takako tập luyện tại một Đạo đường tư nhân của Đề đốc Isamu Takeshita nhiều năm và huấn luyện võ thuật tự vệ cho rất nhiều phụ nữ quý tộc. Sau Đệ II thế chiến bà rời khỏi môn phái và không còn tập Hiệp Khí Đạo nữa.

Steven
10-02-2007, 09:36 AM
Phục anh Aiki thật , lấy đâu ra mà nhiều chuyện về "hậu trường aikido " thế này , ^^:cool:

aiki
03-03-2008, 08:48 AM
Mấy người có biết là ...

- Sư tổ không muốn mở aikido ra cho tất cả mọi người khg?

- Ý chuyền bá aikido ra cho mọi người là từ Đạo chủ Kisshomaru, và ông ấy giữ ý đó trong xuốt đời và về sau, khi sư tổ già đi thì sư tổ mới khg ngăn cản nữa

- HKD hiện tại, cái võ tình thương hiện tại là từ ĐC ra! ĐC đã phế bỏ rất nhiều cách đánh độc và thay đổi luôn cả cách tập so với lúc sư tổ dạy! Cách đánh nhẹ nhàng như bây giờ là từ ĐC ra.

- Thầy Tadashi Abe, 1 học trò trực tiếp của sư tổ từ khoảng 194x đã bị Hombu và aikikai tảy chay khg? Thầy Tadashi, có gốc hoàng gia Nhật, đã học HKD với sư tổ cùng lúc với thầy Tohei. Trong đệ nhị thế chiến, thầy Tadashi nhập ngũ và được biệt phái trong Hải quân, ở trong đội cảm tử quân lái thuỷ lôi. Hên cho thầy là thầy chưa kịp ra trận thì Nhật đã thua cuộc.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/2007-12-10-aikidouk_16.jpg

Thầy Tadashi đã đươc sư tổ truyền thụ kiểu aikijijitsu và cũng được sư tổ gửi sang Pháp thế thầy Mochizuki truyền bá HKD khi thầy Mochizuke về nước sau khi thầy đã phát ngôn chống chính sách nguyển tử của Pháp.

Thầy Tadashi ở Pháp từ 1952 cho tới 1960 và trở về Nhật lại. Nhửng người đã gặp thầy Abe rất nể và sợ thầy.

Trong thời gian ở Pháp, HKD bên Nhật đã thay đổi khá nhiều, với ảnh hưởng của ĐC Kisshomaru.

Khi trở về nước, ĐC và mấy võ sư ở Hombu muốn thăng cho thầy lên 7 dan nhưng thầy đã từ chối. Năm 1967, trước mặt bá quan văn võ của Hombu nhân 1 buổi họp của hiệp hội HKD quốc tế (Aikido International Federation), thầy Tadashi đã làm mọi người sững sờ khi thầy đã nói đã nói những câu sau, sau khi xin lỗi những phụ nữ có mặt tại buổi họp (ý là vậy nhưng khg ai nhớ rõ lời lẽ ra sao. Có người còn nói là thầy dùng tiếng Pháp để nói chứ khg phải tiếng Nhật để cho tất cả mọi người hiểu ý thầy)

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/aj1_1.jpg

" tôi khg nhận đai này. Tôi nhận đai từ sư tổ chứ khg phải từ 1 hiệp hội. HKD mà tôi đã học là 1 môn võ (budo). Từ ngày trở về, tôi nhận thấy là những gì quý vị dạy ở đây khg phải là môn võ mà tôi đã học. Aikido hiện thời khg phải là aikido mà tôi đã học, HKD hiện thời là chỉ để cho đàn bà con gái học thôi. Tôi khg có dính líu gì với qúy vị nữa và xin trả lại tất cả nhửng bằng tôi đã nhận. "

Nói xong câu đó, thầy quăng cái bằng Menjo mà sư tổ đã caâp cho xuống đất và ra đi.

Steven
03-03-2008, 09:54 PM
Xem xong thấy thật là nể thầy Abe , đúng là có phong cách một võ sư .

magic_cat
03-03-2008, 11:08 PM
anh Aiki!
Hồi xưa lúc Sư tổ còn sống, thì cấp đai có đai màu giống như o Vn bây giờ không? Hay là giống như các nước phương tay là chỉ có đai trắng và khi lên shodan mới đeo đai đen.
Vây cho em thắc mắc là ở VN lại có đai màu như vậy?có phải là cho Tenshinkai VN qui định vậy uh?

NgDaLat
03-04-2008, 07:15 AM
Xem xong thấy thật là nể thầy Abe , đúng là có phong cách một võ sư .

Ngày xưa tui cũng phục mấy người như vậy lắm. Bây giờ thì hết rồi. Phong cách đó là phong cách của một võ biền thích đánh đấm chứ không phải võ sư. Rút lui cũng có nhiều cách rút lui. Cần gì phải quăng này ném kia "ta đây" như vậy.

aiki
03-04-2008, 08:02 AM
Cám ơn Magic_cat, Ngdalat và Steven có cho feedback. Sao số người vô đọc thì nhiểu mà tham dự thì rất ít! Post bài như vậy nản lắm :mad: :mad: Hên là có mấy người nên 4rum đỡ buồn tẻ chút xíu. Chán quá thì có ngày tui bye bye luôn 4rum cho xong chuyện!:wacko: :wacko:



anh Aiki!
Hồi xưa lúc Sư tổ còn sống, thì cấp đai có đai màu giống như o Vn bây giờ không? Hay là giống như các nước phương tay là chỉ có đai trắng và khi lên shodan mới đeo đai đen.
Vây cho em thắc mắc là ở VN lại có đai màu như vậy?có phải là cho Tenshinkai VN qui định vậy uh?

Hồi xưa thì khg có đai và khg có dan hay cấp gì hết. Magic_cat đọc bài phỏng vấn với thầy Tamura thì sẽ thấy.

http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=1303

Đai màu bên VN là do Tenshinkai đăt ra, khg biết ai đã quyết định những màu đó. Khg biết anh 4ever có ý kiến khg?

Ở Á châu cũng có nhiều nơi đeo đai mầu nhưng mầu đai theo kiểu judo như vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương, nâu, đen. Ở ngoại quốc thì cũng có vài nơi làm vậy nhưng khg nhiểu lắm, thường thường là khg theo Aikikai.

Bên tui lớp con nít thì có đai mầu để khuyến khích tụi nó, nhiểu nơi là 1 cách để thương mại hóa, thấy có tiến bộ v.v...


Ngdalat bây giờ lớn tuổi rồi nên nghĩ như vậy. Vả lại mình khg sống về nghề võ nên phản ứng khác. Mỗi người 1 khái niệm riêng, khg nên chê bai quá! tui kễ chuyện để chia xẻ lịch sử HKD vậy thôi. Những chuyện đó ít khi lịch sử nói tới lắm, những điều hay thì tô xon, những điều khác thì khg nhắc tới.

Cái này là cho ai cứ nói HKD là võ tình thương, họ phải hiểu là HKD chính gốc là võ là Budo! chấm hết. Tui khg muốn nói tới thục chiến hay khg vì đã có nhiều post về chủ đề đó rồi ...:laugh: :laugh:

NgDaLat
03-04-2008, 08:58 AM
Hì Hì

Anh aiki ui. Nhiều khi tui cũng không muốn nói đâu. Ai cũng có khái niệm riêng và khư khư giữ lấy nó cho đến một ngày thấy có khái niêm khác hay hơn. Đôi khi tui nói ra thấy mình "dzô dziên" lắm, nhưng mà thôi cứ nói ra (đóng vai khíu chọ) để có thêm ý kiến cho các bạn khác suy nghĩ.

Sorry anh aiki nếu có làm anh cụt hứng. Mấy chuyện anh aiki post nên đọc lắm. Chỉ có điều là làm sao có một quan điểm khách quan thôi.

Hì hì

levan
03-04-2008, 04:39 PM
Kể ra lời chê trách của thầy Abe cho rằng aikido thời nay là võ đàn bà cũng không phải quá đáng nhỉ ? Những ai học võ kiểu samurai mà thấy kiểu múa may như thế không thể không ngứa mắt, chắc các võ sĩ như thầy Abe thấy lối gọi 'võ tình thương' nghe ủy mị và sến sến sao đó. Chỉ có điều hơi lạ là sao thầy Abe lại quăng bằng Menjo do sư tổ cấp ? Bất đồng với nhóm võ tình thương chứ có đụng chạm gì sư tổ đâu mà làm thế ? Hay giận lây sư tổ đã không can thiệp để cho aikido thay đổi như vậy ?

Nói đi cũng phải nói lại, Đạo chủ có vẻ có tầm nhìn xa và hiểu tâm lý người phương tây không ưa bạo động nên đã làm cho aikido 'mềm mỏng' hơn để chinh phục những nền văn hóa khác, và thật sự đã thành công. Không phải thể thao như Judo, Karate, Taekwondo mà lại không có một bản sắc đặc biệt thì làm sao cạnh tranh ? Có vẻ như aikido là môn võ thu hút thành phần trí thức đông nhất hiện nay vậy.

aiki
03-05-2008, 07:40 AM
Anh nói đúng đó anh Levan. Nói gì thì nói, mình có học được HKD cũng là nhờ ĐC hết. Nếu ông ấy khg bành chướng như bậy giờ thì ít ai biết tới HKD lắm. Thầy Chiba đã nói tới chuyện này và tui cũng đã post trong bài về thầy Chiba rồi.

Vì dụ như Daito-ryu aikiujitsu chẳng hạn! Có bao nhiêu người biết tới và bao nhiêu người tập? Võ gốc của HKD nhưng vì chỉ bắt đầu phát triển và mở ra cho mọi người vào thật niên 70 nên ít ai hay!

Thầy Abe hình như là luật sư (có học luật thì phải) nhưng tính nóng lắm, đúng là nhà võ!:laugh: :laugh: Hình như lúc còn trẻ thì thầy là người đã thử thách thầy Mochizuki cha và bị đánh gục khi thầy Mochizuki tấn công trước. Lúc đó thầy Abe khg tin lắm và khg ngờ là aikido có cả đá lẫn đấm và chính vì chuyện đó nên thua thầy Mochizuki. Chuyện này tui đọc lâu lắm rồi, khg nhớ rõ từ đâu và khg chắc 100% là có phải thầy Abe khg!:biggrin: :biggrin:

fourever
03-05-2008, 09:55 PM
anh Aiki!
Hồi xưa lúc Sư tổ còn sống, thì cấp đai có đai màu giống như o Vn bây giờ không? Hay là giống như các nước phương tay là chỉ có đai trắng và khi lên shodan mới đeo đai đen.
Vây cho em thắc mắc là ở VN lại có đai màu như vậy?có phải là cho Tenshinkai VN qui định vậy uh?
Aikido không có qui định về màu đai ở trình độ thấp hơn đai đen. Mổi liên đoàn tự lập ra phương cách riêng. Các võ sư có tập Judo từ châu Âu hay Mỹ trước Aikido thường theo tiêu chuẩn của Judo là có nhiều màu trắng - vàng - cam - lục - xanh - nâu, hay từ Taekwondo trắng - xanh (1 đến 3 vạch) - nâu (1 đến 3 vạch). Tenshinkai lúc xưa dùng tiêu chuẩn Taekwondo nên có trắng - xanh - nâu.

Ngoài ra, tôi xin bàn thêm một chút về "võ thuật" hay võ đạo.
Tôi đã có dịp tập tại các võ đường từ Daito-Ryu Aiki-Jutsu (Kondo sensei), Shodokan Aikido (của Tomiki sensei) , Yoshinkan (Shioda sensei), Ki-Aikido (Tohei sensei), và Aikikai.
Chiêu thế có từ hiểm độc cho đến bình thường, lối tập có thể hùng hổ như Judo cho đến nhẹ nhàng như khiêu vũ.
Nơi nào tôi cũng thích học hỏi và luyện tập theo mọi người chung quanh.
Sau đây chỉ là ý kiến của cá nhân mà thôi. :biggrin:
Lối nào đối với tôi cũng không có quan trọng bằng khả năng để điều khiển (control) Uke, và điều khiển được chính mình (Nage).
Tùy theo mổi phương thức ra đòn, một số thể lực phải có để chiêu thức đạt được hiệu quả. Do đó cũng một đòn thế như Shiho-nage. Nếu đánh theo lối của Yamada, Shiba sensei, người không dùng đủ thể lực thì đòn sẽ không có hiệu quả. Trong khi lối ra đòn của Tohei sensei cho shiho-nage thì dùng nhiều thể lực sẽ bị Uke phản đòn ngay :wacko:
Mổi cá nhân sẽ chọn đường lối thích hợp với thể lực đang có của mình.
Sự điều khiển Uke đương nhiên phải quan trọng. Nhưng sự điều khiển được chính mình còn rất quan trọng hơn nhiều lần.
Thì dụ đòn Irimi-nage, khi ra đòn trên từ người nặng bằng 1/2 trọng lượng của Nage qua người bằng trọng lượng của Nage rồi đến người bằng 2 trọng lượng của Nage. Uke có chống lại hay không cũng phải té nặng giống nhau, đúng cùng một vị trí so với Nage, thời gian đánh cũng bằng nhau. Đạt được như vậy hiện nay thường phải hơn 8 dan rồi.
Vì Aikido không có thi đấu, nên nhiều người không có khả năng nhưng có tâm huyết cũng có thể lên đai, đều trên tạo cho một số người bất mãn vì cảm thấy đây không phải là một môn võ.
Nhưng đây là một lý do khác với lối tập từ các hệ phái hiện nay.
Tóm lại, đều quan trọng là Nage phải đứng và cười, trong khi Uke thì nằm dưới đất và không di chuyển là mình đạt được trình độ cao của võ thuật. Khi nào điều khiển hoàn toàn chính bản thân mình, lúc đó mình đã ngộ được cái vỏ ngoài của võ đạo. :smile:

cucat
03-06-2008, 12:28 AM
Chú Fourever cho con hỏi, để đạt được điều chú đã nói, trong quá trình tập luyện của chú, chú thấy có bao nhiêu sự thay đổi chính trong lối suy nghĩ của chú ? Và hiện giờ, khi tập đòn Aikido, chú "suy nghĩ" gì trong đầu ? Chú có thể chia sẻ kinh nghiệm của chú được không ? Con xin cảm ơn chú rất nhiều ! Chúc chú một ngày vui :biggrin: :laugh:

fourever
03-09-2008, 12:22 PM
Chú Fourever cho con hỏi, để đạt được điều chú đã nói, trong quá trình tập luyện của chú, chú thấy có bao nhiêu sự thay đổi chính trong lối suy nghĩ của chú ? Và hiện giờ, khi tập đòn Aikido, chú "suy nghĩ" gì trong đầu ? Chú có thể chia sẻ kinh nghiệm của chú được không ? Con xin cảm ơn chú rất nhiều ! Chúc chú một ngày vui :biggrin: :laugh:
Cucat hỏi rất khó để giải thích, trong khi câu trả lời khá đơn giản.
Tất cả mọi chiêu thế trong võ thuật (Aikido nằm trong đó), xẩy ra theo thứ tự qua 3 giai đoạn:
1- Cảm nhận (Situation awareness)
2- Quyết định (Command and Control)
3- Hành động (Engagement)
Ba giai đoạn (steps) trên xẩy ra lập lại liên tục không ngừng nghỉ khi trình độ võ thuật cao, chi xẩy ra có 1 lần trước mổi lần ra đòn khi mình mới tập võ.
Trong thời gian đầu dưới đai đen, võ sinh chăm chú luyện tập giai đoạn số 3, đây gọi là Kihon Waza. Ngay như O'sensei có nói võ sinh dưới 3 dan nên tập Kihon waza hằng ngày. Từ 1 dan trở lên, võ sinh phải đánh cho liên tục được gọi là Ki No Nagare Waza
Từ 1 đến 3 dan, võ sinh luyện tập giai đoạn 2 và 3, gọi là Oyo waza hay gọi là áp dụng thực tiển, Nage cần phải thay đổi khi Uke to lớn, nhỏ bé, nặng nhẹ khác nhau.
Từ 3 dan trở lên, võ sinh học Henka waza (biến thức). Đây là trình độ trung cấp, chiêu thế biến đổi để phù hợp tình thế.
Sau đó tập luyện Kanren waza, có nghĩa là ra chiêu thức liên tục, thí dụ Uke té, khi đứng dậy, Nage sẽ ra tiếp chiêu thức kế tiếp tùy theo tình trạng thăng bằng của Uke. áp dụng 3 giai đoạn 1, 2, 3 không cần liên tục.
Từ 4 dan trở lên, võ sinh học Kaeshi waza (phản đòn). O'sensei gọi là Himitsu waza, các chiêu thế không được biểu diển cho công chúng, không được thâu phim, rất bí truyền, chỉ dành cho võ sinh cao cấp thân cận. Đây là trình độ, áp dụng cho cả ba giai đoạn (steps) 1, 2, và 3 một cách liên tục.

Tóm lại câu trả lời cho Cucat là suy nghỉ của tôi thay đổi theo các thời kỳ tập luyện.
Hiện nay thì tập trung vào cả 3 giai đoạn cho đến khi hết sức lực để lên sân :smile: khi đánh đòn hoàn toàn không suy nghỉ gì hết.
Còn giỏi hay dở thì không quan trọng, vì mình vui vẻ là được rồi.
Thân, :friends:

lanhtu
04-22-2008, 05:30 AM
Từ 4 dan trở lên, võ sinh học Kaeshi waza (phản đòn). O'sensei gọi là Himitsu waza, các chiêu thế không được biểu diển cho công chúng, không được thâu phim, rất bí truyền, chỉ dành cho võ sinh cao cấp thân cận. Đây là trình độ, áp dụng cho cả ba giai đoạn (steps) 1, 2, và 3 một cách liên tục.
Vậy phản đòn chỉ có rất ít người được học thôi phải ko anh và nếu như chỉ truyền thụ những phản đòn này cho võ sinh cao cấp và thân cận thì chì có những thầy trực thuộc aikikai mới có thể được học thôi ạ.Vậy có hơi thiệt thòi cho những thành viên khác của aikido ko,:sad:

aiki
04-22-2008, 07:10 AM
Vậy phản đòn chỉ có rất ít người được học thôi phải ko anh và nếu như chỉ truyền thụ những phản đòn này cho võ sinh cao cấp và thân cận thì chì có những thầy trực thuộc aikikai mới có thể được học thôi ạ.Vậy có hơi thiệt thòi cho những thành viên khác của aikido ko,

Khg biết mấy nơi khác thì sao chứ bên tui có dạy phản đòn cho tất cả mọi người, nhưng chỉ dạy trong lớp "regular" chứ khg trong lớp beginer. Phải dạy cho đai cao hay những ai đã thuộc đòn rồi thôi.

Chưa thuộc hay hiểu đòn mà dạy phản đòn là điên!!! Đòn aikido mà đánh đúng thì rất rất khó phản, nhưng đánh sơ hở thì tha hồ mà phản.

Mấy đòn này mà dạy tầm bậy tầm bạ cho mọi người thì thế nào cũng có 1 số người ghét HKD đi rêu rao là đòn aikido khg hiệu quả !!!:wacko: :wacko:

Amateur_aikidoka
04-22-2008, 10:31 AM
Hì Hì

Anh aiki ui. Nhiều khi tui cũng không muốn nói đâu. Ai cũng có khái niệm riêng và khư khư giữ lấy nó cho đến một ngày thấy có khái niêm khác hay hơn. Đôi khi tui nói ra thấy mình "dzô dziên" lắm, nhưng mà thôi cứ nói ra (đóng vai khíu chọ) để có thêm ý kiến cho các bạn khác suy nghĩ.

Sorry anh aiki nếu có làm anh cụt hứng. Mấy chuyện anh aiki post nên đọc lắm. Chỉ có điều là làm sao có một quan điểm khách quan thôi.

Hì hì

Đúng là chuyện võ, các bậc đại sư đều thế hay sao ấy các bác nhể. Thầy Abe quẳng cả bằng của sư tổ nếu mà chiếu luật Tàu thì là phản môn phái. Ko biết luật của các Samurai thì thế nào nhỉ.

fourever
04-22-2008, 02:41 PM
Từ 4 dan trở lên, võ sinh học Kaeshi waza (phản đòn). O'sensei gọi là Himitsu waza, các chiêu thế không được biểu diển cho công chúng, không được thâu phim, rất bí truyền, chỉ dành cho võ sinh cao cấp thân cận. Đây là trình độ, áp dụng cho cả ba giai đoạn (steps) 1, 2, và 3 một cách liên tục.
Vậy phản đòn chỉ có rất ít người được học thôi phải ko anh và nếu như chỉ truyền thụ những phản đòn này cho võ sinh cao cấp và thân cận thì chì có những thầy trực thuộc aikikai mới có thể được học thôi ạ.Vậy có hơi thiệt thòi cho những thành viên khác của aikido ko,:sad:
Kaeshi waza có nhiều trình độ, thí dụ đòn shiho nage, có đến 6 cách phản đòn. Bình thường, có 2 cách thông dụng được hướng dẩn từ lúc 2nd Kyu trở lên, ai cũng có dịp học để hiểu thêm về đòn thế trên. Còn 4 cách sau thì thuộc loại "bí truyền", nó bao gồm 4 thế phản đòn (countermeasure) cho Uke và có thêm căn bản 4 thế phản lại sự phản đòn (counter countermeasure) dành cho Nage.
Tôi không biết tại Aikikai sự truyền bá các chiêu thức trên như thế nào, vì Aikikai đã trở thành môn thể thao. Những gì tôi nói dựa vào những gì tôi biết từ Daito-ryu Aiki Jutjutsu. :smile:

lanhtu
04-23-2008, 03:02 AM
Còn 4 cách sau thì thuộc loại "bí truyền", nó bao gồm 4 thế phản đòn (countermeasure) cho Uke và có thêm căn bản 4 thế phản lại sự phản đòn (counter countermeasure) dành cho Nage.
ôi trời, đọc mà ham quá :laugh: giờ em mới biết còn có cả chống phản đòn cho nage :friends: hay thật

fourever
04-23-2008, 12:46 PM
Tất cả chiêu thức trong Aikido, từ bình thường cho đến "bí truyền" đều dựa trên các nguyên lý căn bản của Aikido, lối giải quyết chiêu thế "bí truyền" đôi khi hơi khác thường một chút, nên bình thường khi tập võ sinh ít nghỉ đến mà thôi.
Một khi căn bản chưa vững, thì chiêu thức học có nhiều cũng vô dụng. Khó khăn là làm sao biết đâu là căn bản, và làm như thế nào mới đúng, vì ai cũng ham muốn học thêm các chiêu thức mới lạ hơn.

tkdkid
04-23-2008, 07:43 PM
Kính chào anh 4ever !

Anh nói rất đúng con người ai khi mới bước hân vào thế giới võ thuật cũng thích khám phá đến tận cùng các kỹ thuật mới, đòn thế mới, chứ ít biết nhận thức sớm được những rằng sự tập luyện chính chắn của các đòn căn bản rất là quan trọng để có thể tiến xa hơn.

Tuy vậy đôi lúc tập nhiều đòn rồi, cao hơn, mới hơn chính ta sẽ có nhận thức rằng những đòn cao, những đòn đó không hay chưa chắc thực dụng bằng những chiêu thức căn bản, đơn giản nhưng vô cùng thiết thực, hiệu nghiệm.

Em chỉ nhớ những đòn đầu tiên em được tập qua, đó là đòn Xô ẩn đạp bụng (Vovinam Việt Võ Đạo), tức là bộ đòn hy sinh của Nhu Đạo nhưng thay vì nắm áo kéo thì Vovinam chụp tay và cổ rất căn bản, dù sau này có học đòn cao hơn, số 2,3, 4 gì đó em vẫn thấy rằng đòn đầu đời mình từng tập qua là hữu dụng nhất, nó thấm vào mình lúc nào không hay và đã xài qua vài lần, lần nào cũng hiệu nghiệm.

Thân mến.

aiki
01-29-2009, 06:42 PM
Mấy người có biết là ...

- Sư tổ khi sang Hawai vào năm 1961 đã đòi trở về nhật ngay ngaỳ hôm sau khg? Lý do là vấn đề tắm rửa !!!! sư tổ khg quen tắm douche (shower) trong hotel, khg quen bị nước chảy lên đầu như vậy, khg biết điều chỉnh độ nóng ...

- Để chiều sư tổ, BTC đã " mượn " nhà 1 người Nhật xây kiểu nhật để sư tổ cư ngụ nơi đó.

- Khi " nổi hứng ", trong lớp võ, sư tổ nhiều khi ngồi " giảng đạo " trong vòng 40-50 phút. Những gì sư tổ nói rất ít ai hiểu. Những đệ tử lúc đó còn khá trẻ và tham thầm nhưng khg dám nói gì nhiều ... nhất là vào mùa đông khi nơi tập khg được sưởi ấm và mọi người như chết cóng khi ngồi 1 chỗ nghe gỉang đạo ...

- Khi sư tổ dạy cho quân đội Nhật trong 1 thời gian khá lâu (Hải quân vaò khoảng 1927-1928, lục quân vào khoảng 1932 - 1933 và quân cảnh năm 1941-1942)

- Khi dạy trong quân đội, sư tổ gặp đủ mọi thử thách mà cái lớn nhất là đấu với hơn 30 người lính đã " phục kích " thầy để xem trình độ cuả sư tổ.

1 đêm, trong khi thả bộ trong quân trường, sư tổ có cảm giác bị ai dòm nghó. Bất thình lình, có khoảng 30 người lính ẩn chốn trong bụi cỏ nhậy ra và dùng kiếm, lưỡi lê và súng gỗ tấn công thầy. Thầy chỉ né và xô họ té thôi. Sau 1 thời gian, họ đều mệt và bỏ đi.
Sư tổ hay số người phục kích ổng trong 1 cuộc hội ngộ sau đệ nhị thế chiến. Trong bữa tiệc đó, 1 người trong số người phục kích thầy đã nhận ra sư tổ và đã ra nói chuyện và kể lại bữa đó.

Sau bữa đó, họ rất phũ sư tổ vì họ nghĩ với số đông, sức mạnh và sự tiên tưởng của họ, họ có thể " xơi tái " sư tổ 1 cách dê dàng.


còn tiếp ...

aiki
07-15-2012, 04:08 AM
Tin tức trong post này được thu lượm được từ rất nhiều nguồn. Đa số là từ các bài phỏng vấn với 1 số đại sư / đệ tử ruột của Sư tổ đã qua đời như tầy Nishio, Shioda v.v…

Mấy người có biết là ...

• Số thầy được thăng 9 đẳng trong Aikikai rất ít, và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đa số là được Sư tổ nói được thăng đẳng, khg phải thi và cũng chả có giấy chứng nhận (mãi sau mới có, khi Aikikai được thành lập thành 1 tổ chức đàng hoàng)

• Năm 1951, thầy Shioda, (sáng lập viên tương lai hệ phái Yoshinkan), được phép thi 9 dẳng.

• Cuộc thi chỉ có vài phút và chia làm 2 phần. trong 2 phần thi, ST đều là uke hết:
o Phần thi 1: Thầy Shioda phải dùng kiếm và phải “vô” được cái thủ của ST
o Phần 2 thì tay khg và cũng phải vô được thế thủ của ST.
o Thầy Shioda thành công trong phần 2 và phần 1 thì coi như “trượt”.
o Cách thi này khg có kỹ thuật gì hết, đậu hay trượt chỉ trong cách vô đòn, trong cách “niêm” khi hai tay hay 2 kiếm đụng nhau. ST cảm nhận và chấm thi theo bộ pháp và thân pháp của thầy Shioda (có đủ trình độ chưa).


còn tiếp ...

Iwama aikido
07-17-2012, 03:34 AM
Tin tức trong post này được thu lượm được từ rất nhiều nguồn. Đa số là từ các bài phỏng vấn với 1 số đại sư / đệ tử ruột của Sư tổ đã qua đời như tầy Nishio, Shioda v.v…

Mấy người có biết là ...

• Số thầy được thăng 9 đẳng trong Aikikai rất ít, và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đa số là được Sư tổ nói được thăng đẳng, khg phải thi và cũng chả có giấy chứng nhận (mãi sau mới có, khi Aikikai được thành lập thành 1 tổ chức đàng hoàng)

• Năm 1951, thầy Shioda, (sáng lập viên tươg lai hệ phái Yoshinkan), được phép thi 9 dẳng.

• Cuộc thi chỉ có vài phút và chia làm 2 phần. trong 2 phần thi, ST đều là uke hết:
o Phần thi 1: Thầy Shioda phải dùng kiếm và phải “vô” được cái thủ của ST
o Phần 2 thì tay khg và cũng phải vô được thế thủ của ST.
o Thầy Shioda thành công trong phần 2 và phần 1 thì coi như “trượt”.
o Cách thi này khg có kỹ thuật gì hết, đậu hay trượt chỉ trong cách vô đòn, trong cách “niêm” khi hai tay hay 2 kiếm đụng nhau. ST cảm nhận và chấm thi theo bộ pháp và thân pháp của thầy Shioda (có đủ trình độ chưa).


còn tiếp ...

Anh Aiki có đươc những thông tin quá hay. Cám ơn anh!

chithanh
09-29-2018, 10:35 PM
Mọi người chắc đều đã biết chương trình thi lên cấp của Aikikai (bắt đầu từ cấp 5). Nhưng đó là chương trình thi cho lớp người lớn.
Ở Aikikai còn có lớp trẻ em (từ 5 đến 9 tuổi) và lớp thiếu niên (10-15 tuổi). 2 lớp này lại có chương trình thi lên cấp riêng.
Lớp trẻ em được chia từ chuẩn cấp 10 (junjuukyu) đến cấp 7 (8 lần thi)
Lớp thiếu niên được chia từ chuẩn cấp 10 đến cấp 1 (20 lần thi)
Lần thi đầu tiên (chuẩn cấp 10) chỉ yêu cầu 15 buổi tập, từ lần thi thứ 2 (cấp 10) trở đi thì yêu cầu đủ 30 buổi tập.
Tính ra thì để đạt kyu 1, người tập ở lớp trẻ em cần số buổi hơn gấp đôi so với người tập ở lớp thường. Chương trình thi cũng phức tạp hơn.
Ví dụ cấp 4 của lớp thiếu niên đã phải đánh tất cả các đòn trừ gokyo, tương đương với cấp 2 của lớp thường.
Thông tin này mình xem trong cuốn Aikido perfect master của đạo chủ.

Hector
09-29-2018, 11:53 PM
Những chuyện mà thầy Shioda kể không biết được thực hư thế nào phải không các anh? Có nhiều chuyện, nhiều triết lý võ thuật, chiến thuật cực kỳ hợp lý và hay nữa. Nhưng mặt khác cũng có những chuyện rất khó tin.

Ví dụ như chuyện sư tổ đứng cách 25 mét, 6 người lính pháo binh chĩa súng lục vào thầy mà bắn. Sau khi khói tan đã thấy sư tổ đứng bên đám người và ném một người ngã rồi. Chuyện này thầy Shioda nói là thật nhưng thầy Tohei nói là giả. Thật là khó nghĩ.

Bản thân em có cảm giác thầy Shioda và thầy Tohei không ưa nhau lắm. Qua các bài phỏng vấn đã đọc, em thấy thầy Shioda không nhắc tới tên thầy Tohei bao giờ. Trong sách của mình, thầy Shioda cũng khuyên là: khi còn trẻ nên tập thật mạnh, thật hăng để phát triển thể chất và tinh thần. Sau này lớn tuổi rồi sẽ cảm nhận thấy sự hòa hợp và khí. Chứ ngay từ đầu đã tập nhẹ nhàng, hướng tới cái cao siêu thì về sau chả có bản lĩnh gì. Nghe như thể phản bác lại cách tập của nhánh Aikido của thầy Tohei vậy.

Thầy Tohei thì trong bài phỏng vấn của mình nói rằng vì Shioda phong đẳng cho nhiều người quá mà bắt đầu dẫn đến cuộc "chạy đua đai đẳng". Mọi người thi nhau lên 9 đẳng rồi 10 đẳng.

Rồi thì thầy Shioda rất tôn sùng sư tổ, luôn kể những kỳ tích của sư tổ với giọng thành kính, mặc dù đôi khi những chuyện này khó tin như chuyện sư tổ hai tuần trước khi mất vẫn cố một mình ngồi dậy đi vệ sinh. Bốn học trò giữ thầy nằm trên giường và cả bốn đều bị ném bay hết ra ngoài vườn. Thầy Tohei thì khẳng định sư tổ rất giỏi nhưng không hề làm những chuyện huyền bí đó, ông cũng kể lại một số tính xấu của sư tổ như sư tổ ghen tỵ với cách dậy của ông hay là sư tổ nóng tính hay nổi giận vô cớ.

aiki
10-10-2018, 11:47 PM
Thầy Shioda và thầy Tohei khg cùng thế hệ. Tôi khg biết họ có ưa nhau khg nhưng thầy Tohei thì tui coi như là đàn em / thế hệ sau. Thầy Shioda và thầy Mochizuki là học trò ST vào những năm 30-40 trong khi thầy Tohei là 50 hay cuối 40.

Lúc thầy Shioda học với ST là lúc ST dang trời thời kỳ trẻ và cách dạy còn theo kiểu Aikijujitsu. Thầy Tohei học sau khi thế chiến và cách dạy aikido khg còn mạnh bạo nữa. Những điều đó co thể giải thích 1 số khác biệt và cách suy nghĩ của 2 thầy.

Theo tôi biết thì bên Yoshinkan đâu có nhiều người 9 dan đâu? nếu họ có hệ phái riêng thì chuyện của họ, thầy Tohei khg nên nói tới.

Tui nghĩ Hector nói đúng, 1 số chuyện về ST có vẻ khó tin, nhưng tui post lên cho anh em đọc cho biết. Thât giả thì chịu thôi, trừ khi chính mắt mình nhìn thấy thôi.

Nhưng ST cũng phải có cái gì "khác thường" vì khi tui nói chuyện với 1 số deshi về ST (thầy Yamada, Kanai, Chiba và Tamura), ai cũng phục ST sát đất. Cách họ nói như là ST có giác quan thứ 7 và cũng có thể là lúc đó họ còn quá trẻ nên khg để ý hay quan sát nhiều. Nhiều khi họ khg biết ST ra đòn làm sao mà họ nằm dưới đất!!!