PDA

View Full Version : Tổ sư Morihei Ueshiba - Một huyền thoại có thật



Yo
04-06-2006, 10:25 PM
Morihei Ueshiba, ông tổ của môn võ Aikido ( Hiệp khí đạo ) sinh năm 1882 tại thành phố cảng Tanabe, mất ngày 26-4-1969 tại Tokyo. Năm 33 tuổi Morihei Ueshiba đã được coi là người có võ công cao cường nhất nước Nhật. Năm 1960, chính phủ Nhật đã trao cho Morihei Ueshiba Huân chương danh dự cao quý và dải lụa tím nhằm tôn vinh ông.

Lúc nhỏ Morihei Ueshiba có thể chất yếu đuối, nhưng thông minh, Giưới sự kèm cặp chặt của cha, chưởng môn võ thuật, ông tập luyện môn võ Aioi-ryu, sau đó thụ giáo võ sư nhu thuật lừng danh nhất thời đó là Torawa Tokusaburo rồi đến võ sư khả kính Soguda Takeda. áp dụng những nguyên lý của Tekeda, Morihei Ueshiba đã miệt màI nghiên cứu và tinh luỵên tất cả các trường pháI võ thuật Nhật Bản để sáng lập ra trường phái Aikido. Khi di chuyển thân pháp, tổ sư Morihei Ueshiba trông đẹp như đang biểu diễn một vũ điệu. Với một thân hình nhỏ bé, mảnh mai, chỉ cao 1,55m, nặng chưa tới 50kg, ông đã quật ngã cùng một lúc mấy võ sĩ vai u thịt bắp. Họ bay bổng trên không mà chẳng hề hiểu mình bị đánh bằng cách nào. Có khi cả năm địch thủ cùng xông vào một lúc, thậm trí có võ trang đều bị ông lần lượt ném văng ra xa cả gần chục thước mà gần như không hề chạm tay vào người họ, rốt cuộc không ai thắng nổi ông.

Võ sư Aikido kiêm tài tử điện ảnh Stevel Geagal, kể lại nhiều lần chứng kiến cảnh thầy Morihei Ueshiba đặt một thanh kiếm dài hay một cái gậy vào cổ mình, rồi hô 4 võ sỹ đai đen mạnh nhất của ông đẩy. Họ không đẩy ông nhúc nhích được một ly nào. Thế rồi ông đẩy họ ngã xuống, quả là một kỳ tích lạ lùng nhất thế giới, một quyền năng thật đáng sợ và hùng tráng.

Tuy võ công trác tuyệt như vậy, nhưng Morihei Ueshiba không đề cao vũ lực. Ông luôn nói " tập luyện võ thuật không phải để đánh bại kẻ kẻ khác, mà để thực hành lòng yêu mến trời đất trong chính bản thân mình "

Ngày nay Aikido trở thành một môn võ được đông đảo người trên thế giới luyện tập. Morihei Ueshiba đã đI vào cõi vô cùng, nhưng sứ điệp của ông để lại vẫn luôn vang mãi trong tâm hồn những người yêu chuộng võ thuật chân chính trên tráI đât. Aikido không phải là một kỹ thuật để đánh gục kẻ khác, mà để cải sửa chính tâm hồn bạn, hoà hợp chúng ta với sự di chuyển của vũ trụ.

(Nguồn: HAO - CLB Võ thuật)

jian87
04-15-2006, 05:09 AM
tui cung nghe nhieu ve cau chuyen nay cua to su, 4 nguoi cam gay dat vao co to su, va roi 4 nguoi deu nga,mot cau chuyen da tro thanh huyen thoai cua gioi aikido:razz: :razz:






Mong sau này bạn gõ Tiếng Việt có dấu khi thảo luận, trên diễn đàn đã có bộ gõ tiếng Việt. Cám ơn

aiki
04-15-2006, 05:45 AM
Tổ sư có nhiều chuyện và tin đồn khó tin. Mấy bạn nghĩ gì khi coi cái clip này của sư tổ???? :blink: :blink:

http://www.youtube.com/watch?v=bCjySZuVDkQ&search=aikido

Ý kiến cá nhân thì không biết là mấy Uke có 'thần thánh hoá' quá không? Cái này chỉ có Uke mới cảm nhận được thôi!

Tui có nói chuyện với 1 số người làm Uke cho mấy thầy, họ nói là nhiều khi họ cố ý té Ukemi trước để tránh bị thầy vô đòn, nhất là với Iriminage ... Họ làm vậy để không ăn đòn hoặc bị thương!

Trong clip trên thì chả lẽ khí sư tổ như vậy thiệt sao? Nếu thiệt vậy là như 'cách sơn đả ngưu' rồi! Khó tin quá hả?

Guest
04-15-2006, 06:26 AM
Anh Aiki nói rất đúng, hôm rồi mình có dịp coi mấy ông bên KI Society họ biểu diễn nhân dịp mở dojo, có người bạn quay video về coi lên Projector, thấy họ đánh như đánh "Võ bùa" bên VN mình vậy đó, ông võ sư hét lên "kiai" 1 tiếng là Uke họ bay đi cả mấy thước rồi, dù là chưa hề dụng đến người. Giống như là bên Vovinam họ học các bài song luyện I, II, III và Tam đấu nữ (Tự vệ nữ) vậy đó !

Cá nhân mình cũng có vài kinh nghiệm về việc này bên Taekwondo, vốn là những lần có các võ sư "guest" người gốc Đại Hàn đến võ đường, họ dạy thêm các đòn kỹ thuật hoặc đòn mới sau khi họ đi Seminar từ tổng cục Kukkiwon về, khi họ biểu diễn trước, họ hay kêu 1, 2 người huấn luyện viên lên để chịu đòn, lúc đó mình chỉ có 2 con đường:

1. Nếu lỳ đòn chịu đựng thì vừa đau, đôi lúc họ sẽ đánh hết mình thì "thân này ví xẽ làm 3" luôn, vừa làm họ mất mặt (mà trong võ thuật mất mặt không khác gì làm nhục danh dự) các võ sư, dể gây nên thù oán mà còn khó có dịp nhờ vã về sau - Trên đời chỉ có 2 trái núi mới không có dịp đụng nhau mà thôi.

2. Đóng trọn 1 vai trò "thần phục", phải biết cách té, và té lúc nào, té đau làm sao cho đòn họ ra đẹp, đúng, và mình hành xữ như vậy thường mát lòng họ và cá nhân họ cũng ít nhiều "biết ơn"... nói chung là vui vẽ cả 2 và cả làng - mà "Xấu chàng thì hổ thiếp".

Mình nghĩ O-Sensei là 1 người đạo đức, có tài thật sự và là một huyền thoại không ai chối cải, nhưng dù sao mỗi con người cho dù tài ba đến đâu cũng hạn chế ở mức độ con người. O-Sensei, Mas oyama, Kano, Nguyễn Lộc v.v.. chúng ta nên coi là 1 tấm gương của người xưa chứ không nên thần thánh hóa như 1 người cõi trên để rồi trở nên nhảm nhí.

Thân.

aikidude
04-15-2006, 11:39 AM
Dude cũng nghĩ vậy. Aikido của O-Sensei tuyệt vơi` la` vi` ông có nội lực cao ( ông rất mạnh) , + thân pháp + bộ pháp tuyệt luân do kinh nghiệm tích lũy lâu năm va` đã luyện qua nhiêu` môn võ khác nhau. Ở trinh` độ siêu đẳng đó, các võ sư có thể biết trước địch thủ sắp ra đon` gi`. Trong võ thuật, khoảng cách với đối thủ ( ma-ai) va` thơi` điểm để đánh đon` (de-ai or timing) rất quan trọng, O-Sensei la` bậc thây` vê` thơi` điểm va` khoảng cách. Các bạn xem video hay biểu diễn thấy nhiêu` Sensei đẳng cao khi đánh, uke té ma` không cân` ném mạnh hay đụng vao` ngươi` :bigsmile: như Gozo Shioda, Kiraburo Osawa, Saito, Yamaguchi, Endo, v.v..... đó la` do uke mất thăng băng` ngay tại thơi` điểm tấn công do mất mục tiêu ( nage di chuyển) hoặc hướng tấn công bị lái đi (re-direction), va` đã mất đa` rôi` thi` té luôn :biggrin: để khỏi bị nguy hiểm, hay bị ăn đon` đau. Ngoai` ra cũng la` do uke bị cái Thân` của Nage uy hiếp, chưa vao` tấn công ma` đã khiếp sợ.
Đó la` thật. Con` có nhiêu` ngươi` biểu diễn ma` uke bay như chim thi` ngươi` xem phải ở trinh` độ cao, hoặc trực tiếp thử đon` mới biết thật hay giả. Ngoai` ra nhiêu` Sensei cũng đánh ra lực vưa` đủ để uke té, không lam` đau uke. Ai ma` coi Ishoyama Sensei (8 dan) biểu diễn ở mỗi All Japan Aikido Demonstration thi` thấy tội nghiệp cho uke :blink: nhanh quá+ mạnh quá uke té không kịp.
Nhiêu` học tro` của O- Sensei đêu` nói ông có thơi` điểm tuyệt vơi`. Koichi Tohei Sensei nói: "tôi học va` gân` gũi O-sensei trong bao nhiêu năm, O- sensei không có năng lực thân` bí gi` cả, tất cả chỉ đơn thuân` la` di chuyển, va` thơi` điểm.

psi_ops2001
04-15-2006, 07:54 PM
không biết nếu o sensei dau voi những bậc cao nhân thiếu lâm thì ai lại nhỉ :blink:

aikidude
04-16-2006, 11:19 PM
psi-op a`, hỏi vậy khó trả lơi` lắm.
Đã lên đến trinh` độ như thế, thi` ngươi` ta thương`kính trọng lẫn nhau :-)

aikikai
04-16-2006, 11:55 PM
(bài viết này được đăng nhân ngày giổ Tổ 26/04/2006)


Tổ sư Morihei Ueshiba

http://www.ucs.mun.ca/~randy/morihei.gif

Tổ sư Morihei Ueshiba -người sáng lập ra võ phái Aikido sinh ngày 14-12-1883 tại một vùng thuộc địa hạt Wakayama (nay là Tanabe). Morihei Ueshiba là con trai duy nhất trong 1 gia đình nông dân có 5 người con. Ông được thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo và yêu thích giao tiếp cộng đồng từ người cha là Yoroku, và niềm tin tôn giáo mãnh liệt , thơ ca và nghệ thuật từ mẹ.Thời thơ ấu, Morihei rất yếu ớt và hay đau ốm. Nhằm lôi kéo con mình ra khỏi những ảo mộng, cha ông Yoroku kể cho Morihei nghe về người ông vĩ đại của mình : Kichenmon một chiến sĩ Samurai mạnh nhất vào thời bấy giờ, đồng thời Yoroku cũng khuyến khích con trai tập Sumo và bơi lội. Sau khi cha ông bị tấn công bởi một nhóm côn đồ được thuê bởi một đối thủ chính trị, Morihei đã nhận ra được sự cần thiết của sức mạnh và trở nên mạnh mẽ hơn.

Cuối cùng, nhận ra mình ham thích võ thuật, Ông tham gia học Jujutsu tại võ đường Kito ryu và kiếm thuật tại trung tâm huấn luyện Shinkage ryu.Trong thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật , Morihei quyết định đăng ký nhập ngũ. Vì chỉ cao dưới 1m50, nên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Trong lần nỗ lực ghi danh tiếp theo, ông đã vượt qua kỳ thi tuyển và trở thành lính bộ binh vào 1903.
Được trưởng thành từ trong môi trường quân đội, Morihei hăm hở tiếp tục luyện tập võ thuật. Cha ông lập võ đường ngay tại nông trại và mời võ sư nổi tiếng môn Jujutsu là Takaki Kiyoichi để dạy ông. Trong thời gian này, ông trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị. Vào mùa xuân 1912, lúc 29 tuổi, ông cùng gia đình dọn tới vùng hoang vu ở Hokkaido, tại đó ông gặp Sokaku Takeda, bậc thầy của môn Daito-ryu AikiJutsu vànhận ra mình không phải là đối thủ của ông ta, Morihei dường như quyên hết mọi thứ lao vào tập luyện. Khoảng 1 tháng sau, ông trở lại Shirataki, xây võ đường và mời Takeda đến sống ở đó.

Nghe tin cha bệnh, Ueshiba chuyển nhượng hầu hết những tài sản riêng và để võ đường cho dòng họ Takeda điều hành . Trên chuyến hành trình về nhà, ông vô tình dừng chân tại Ayabe, tổng đàn của tôn giáo phái Omoto kyo. Tại đây ông đã gặp thầy Deguchi Onisaburo của Omoto kyo và ở lại học đạo trong 3 ngày sau đó tiếp tục lên đường về nhà. Nhưng cha ông đã mất trước khi ông về đến. Ueshiba tiếp nhận cái chết của cha rất khó khăn, đau khổ. Ông quyết định trở lại Ayabe để tiếp tục học Omoto kyo. Deguchi nhấn mạnh :" vũ khí và chiến tranh nghĩa là công cụ đem lại lợi cho bọn địa chủ và Tư sản, trong khi những người nghèo phải gánh chịu sự đau khổ". Đó là điểm lôi cuốn đặc biệt trong bản tính của ông đã trở nên đồng cảm trong tinh thần thượng võ với Ueshiba. Tuy nhiên, Deguchi nhận ra được mục đích của Ueshiba trong cuộc sống là " giảng dạy ý nghĩa thực tế của Budo: sự kết thúc của tất cả sự đấu tranh và ganh đua"

Trong suốt 40 năm đầu (trong khỏang 1925), Ueshiba đã có vài kinh nghiệm thiêng liêng, ông nhận ra rằng mục đích thực sự của Budo là tình yêu - với tất cả tình yêu thương và hòai bão. Điều đó đã làm thay đổi cuộc sống và sự luyện tập võ học của ông mãi mãi.

Trong năm tiếp theo, nhiều người đã tìm học thầy Ueshiba, trong số họ có Tomiki Kenji (người đã thử làm nên một phong cách Aikido riêng biệt) và vị sĩ quan cao cấp nổi tiếng Takeshita. Trong năm 1927, Deguchi Onisaburo khuyến khích Ueshiba tách ra khỏi Omoto kyo và sáng lập nên một hướng đi mới của riêng ông. Ông đã thực hiện và đến Tokyo. Ôngđã xây dựng một võ đường trang trọng tại quận Ushigome trong thành phố ( hiện nay là vị trí của Tổng đàn Aikido thế giới) và những người theo ông đã trưởng thành từ võ đường này.

Năm 1931,việc xây dựng võ đường "Kokuban" hòan tất, việc nâng cao vai trò của bộ môn Budo trong xã hội đã dược nhận thấy trong năm 1932 cùng với thầy Ueshiba với vai trò là một huấn luyện viên trưởng.

Năm 1942, ông Ueshiba chuyển về vùng nông trại. Ông đã thường nói rằng "Budo và nghề nông là một". Chiến tranh đã làm cho võ đường Kobukan trở nên vắng lặng, và ông đã cảm thấy mệt mỏi trước cuộc sống thành thị. Bỏ lại võ đường Kobukan cho người con trai là Kisshomaru trông coi, ông đến Quận Ibaraki và ngôi làng Iwama. Tại đây, ông cho xây dựng một võ đường ngoài trời và bây giờ là ngôi đền nổi tiếng Aiki. Sau chiến tranh, dưới sự chỉ dẫn của Kisshomaru Ueshiba, Aikido phát triển nhanh chóng tại Kobukan (ngày nay là võ đường Hombu) . Vào đầu mùa xuân 1969, Tổ sư mắc bệnh. Ông đã yêu cầu và được quay về nhà, gần võ đường của ông. Vào ngày 15 tháng 4, tình trạng của ông ngày càng nguy kịch. Khi những học trò của ông đã tập họp lại, ông đã truyền lại những kiến thức cuối cùng của mình cho họ. "Aikido là cho tòan bộ thế giới. Tập luyện không với những nguyên do ích kỷ, mà cho tất cả mọi người ở mọi nơi."

Sáng 26 - 4 -1969, Tổ sư Morihei Ueshiba (đã 86 tuổi) qua đời. Hai tháng sau, Hatsu người vợ của ông trong suốt 67 năm, đã theo ông mãi mãi. Tro của Tổ sư được an táng tại nhà thờ của dòng tộc ở Tanabe. Mỗi năm, ngày giỗ của ông được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 tại ngôi đền Aiki ở Iwama.

nguồn aikidofaq.com
aikikai dịch và tổng hợp

aikikai
04-17-2006, 12:04 AM
Các giai thoại về Tổ Sư...


Viếng thăm vùng nội Mông

Vào giữa tháng 2 và tháng 6 năm 1924, Morihei Ueshiba đi cùng Deguchi Onisaburo, người đứng đầu phái đoàn giáo phái Omoto đến vùng nội Mông để khảo sát một địa điểm ở huyện Viên An với mục đích xây dựng một vùng đất thánh trong tương lai sẽ là trung tâm cho mọi tôn giáo, đồng thời cũng là nền tảng cho một trật tự mới về chính trị, xã hội của thế giới. Chuyến đi này có thể nguy hiểm đến tính mạng bởi lúc đó khu vực đang trong tình trạng bạo lực, bất ổn định. Trên đường đi, một nhóm lính tháp tùng theo họ với tư cách là quân đội độc lập Nội-Ngoại Mông. Các binh lính thuộc Quốc dân ảng và những băng cướp núi cưỡi ngựa đã tấn công họ nhiều lần trước khi họ đến Tongliao, họ đã bị phục kích trên các đoạn đường đèo qua núi. Tin rằng không thể nào tránh khỏi cái chết, Morihei đã sẵn sàng cho sự ra đi của mình. Nhưng khi đối diện với những loạt đạn, Người lại hết sức bình tĩnh, không hề rời khỏi vị trí của mình, chỉ tránh những viên đạn đang bắn tới với động tác né tránh nhẹ nhàng. Người không hề bị thương tổn chút nào. Về sau, chính Tổ sư đã kể lại sự việc này:
"Tôi không thể nào dời bước khỏi vị trí mình đang đứng, thành thử khi những viên đạn bay đến, tôi chỉ việc vặn mình và quay đầu. Sau đó, khi tập trung nhãn lực, tôi có thể cảm nhận quân địch sẽ bắn từ hướng nào, chĩa súng về bên trái hay bên phải. Tôi có thể nhìn thấy những ánh lửa lóe lên trước khi đầu đạn bay ra khỏi nòng súng. Tôi tránh đạn bằng cách xoay đảo thân mình, và thế là đạn không chạm được vào người tôi. ạn bay đến tới tấp hầu như không cho tôi có thời giờ để hít thở nữa. Bổng nhiên, tôi nhận ra bản chất của võ đạo. Tôi nhận rõ những chuyển động trong võ thuật đã hồi sinh khi trung tâm của khí tập trung vào tâm lực và ý thức rằng nếu càng bình tâm thì đầu óc tôi sẽ càng thêm minh mẫn. Tôi có thể cảm nhận được ý nghĩ, kể cả những ý đồ hung tợn của kẻ khác. Trí óc minh mẫn giống như trung tâm của một quả bông vụ đang xoay tít; nhờ vào cái tâm tĩnh lặng, quả bông vụ có thể quay thật nhanh. Thoạt nhìn cứ ngỡ nó đang đứng yên. ây là sự tĩnh tâm và tịnh thể (sumi-kiri) mà tôi đã trãi qua".

Nguồn: Kisshomaru Ueshiba, theo "The spirit of Aikido"
Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài

aikikai
04-17-2006, 12:10 AM
Tỉ đấu với viên sĩ quan hải quân có vũ khí


Vào một ngày xuân năm 1925, một sĩ quan hải quân và một võ sư Kiếm đạo đã viếng thăm ại sư tại đạo đường Ayabe và xin được trở thành môn sinh của ông. Trong suốt buổi nói chuyện, sự bất đồng ý kiến xung quanh những chuyện vặt vãnh đã nảy sinh. Không kiềm được tức giận, Ueshiba đã chấp nhận lời tỉ đấu với viên sĩ quan nọ.
Khi viên sĩ quan tấn công ông bằng bokken (kiếm gỗ) thì Ueshiba đối mặt chỉ với hai bàn tay trần để tránh những cú đâm và chém của người kia. Sự linh động trong di chuyển để tránh đòn của ại sư đã trở nên quá sức đối với viên sĩ quan hải quân, ông ta đành chấp nhận thua cuộc và quị xuống, gần như kiệt sức hoàn toàn. Chốc sau, ại sư nhắc lại câu chuyện và nói rằng: Chẳng có gì cả.Vấn đề là ở sự phân định giữa thân thể và tinh thần. Khi đối phương tấn công, tôi có thể thấy một tia sáng loé lên tựa như màu của một viên sỏi phát ra trước thanh kiếm. Tôi có thể thấy rõ ràng khi tia sáng trắng ấy lướt qua, ngay lập tức thanh kiếm sẽ đi theo. Tất cả những gì tôi làm là tránh luồng khí của tia sáng trắng đó.

Sau trận đấu, ại sư đã ra ngoài đến khu vườn gần đó, nơi có trồng một cây thị. Khi ông lau mồ hôi đổ trên khuôn mặt, đột nhiên ông có cảm giác chưa từng trải qua bao giờ. Ông đứng đấy, không thể bước đi hay ngồi xuống, rồi reo lên giữa sân trong nỗi ngạc nhiên. ại sư kể lại câu chuyện này như sau:
"Tôi đã nguyện đi theo võ đạo khi tôi 15 tuổi và đã viếng thăm những võ sư dạy kiếm thuật và Nhu thuật ở rất nhiều tỉnh lị. Tôi nắm bắt được những bí mật của các truyền thuyết trong vòng không đầy vài tháng. Nhưng không một ai chỉ cho tôi biết về bản chất của võ đạo; điều duy nhất có thể làm tôi cảm thấy mãn ý. Vì thế tôi đã nghiên cứu và tìm tòi rất nhiều tôn giáo nhưng đều không thể nhận được câu trả lời cụ thể. Sau đó vào mùa xuân năm 1925, nếu tôi nhớ không nhầm, khi tôi đang rảo bước một mình trong khu vườn, tôi chợt cảm thấy vũ trụ như xoay vần, một ánh hào quang phát ra từ lòng đất, bao phủ cả người tôi, làm cho người tôi trở thành một thể vàng. Cùng lúc đó, tâm trí và cơ thể tôi bắt đầu phát sáng. Tôi có thể hiểu được tiếng hót của chim, và hoàn toàn nhận biết được những suy nghĩ của Thượng đế, Người đã tạo dựng nên vũ trụ này. Trong giây phút, tâm trí tôi như thoát khỏi những tăm tối: bản chất của võ đạo chính là tình yêu thương của Thượng đế, tấm lòng cao cả muốn bảo vệ mọi người. Những giọt nước mắt của niềm hân hoan vô tận đã lăn dài trên hai gò má của tôi. Từ lúc đó, tôi nhận biết được nhiều hơn rằng cả trái đất này là nhà, là vầng mặt trời của tôi, vầng mặt trăng và những vì sao là tất cả của riêng tôi. Tôi đã thoát khỏi mọi cám dỗ từ những ham muốn về địa vị, danh vọng, sự giàu có cho đến cả những ham muốn về sức mạnh cơ bắp. Tôi hiểu ra rằng, võ đạo không phải là sự quật ngã đối phương bằng sức mạnh của chúng ta, hay nó là công cụ để đẩy thế giới này đến chỗ diệt vong bằng vũ khí. Võ đạo chân chính chấp nhận sự hòa hợp của vũ trụ, để trái đất này luôn thanh bình, chính là sự sinh sôi nảy nở, bảo vệ và khai hóa con người trong tự nhiên. Tôi hiểu rằng, việc rèn luyện võ đạo là mang tình yêu thương của Thượng đế, chính là sự sinh sôi nảy nở, bảo vệ, khai hóa mọi vật trong tự nhiên. Chúng ta đã đồng hóa và sử dụng những điều này trong tâm trí và cơ thể của chúng ta."
Chính khám phá này đã thay đổi cuộc đời ại sư và khai sinh ra bộ môn Hiệp khí đạo.


Nguồn: Kisshomaru Ueshiba, theo "The spirit of Aikido"
Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài

psi_ops2001
04-17-2006, 03:34 AM
tuyệt quá aikikai ơi !! anh thu thập truyện tỷ đấu của tổ sư hay lắm !! còn nữa ko :bigsmile:

Guest
04-17-2006, 03:48 AM
psi-op a`, hỏi vậy khó trả lơi` lắm.
Đã lên đến trinh` độ như thế, thi` ngươi` ta thương`kính trọng lẫn nhau :-)


Đúng rồi psi_ops2001 ! Anh Aikidude nói đúng đó, trình độ như vậy thì chắc mấy cụ sẽ ngồi xuống cưa vài bình trà Nhật, rồi cùng nhau uống trà Tàu ăn mứt gừng cho ấm bụng, đàm đạo chuyện trên trời dưới đất, chứ đấu nhau làm gì cho mất hết hào khí võ lâm...

Thân mến.

:friends: :friends:

aiki
04-17-2006, 06:46 AM
Hay lắm Aikikai! tiếp đi ...

ANh DCH và Đuđe nói đúng đó! Tới tuổi đó rồi thì ai mà tranh chấp nữa!

Thầy bây giờ chắc thay bình trà bằng bình ... đế quá anh DCH ơi! còn gừng thì chắc thế bằng tôm khô củ kiệu, mực nướng v..v... vẫn ấm bụng mà :drinks: :drinks: :biggrin:

psi_ops2001
04-18-2006, 03:46 AM
ah cám ơn mấy anh nhiều nha !!
day la phim cua to sư nữa nè
http://www.youtube.com/watch?v=YwQ3HZgz32Q&search=aikido

aikikai
04-18-2006, 07:57 PM
mấy bài giai thoại này aikikai mượn của một người bạn để post lên, sợ post nhiều thì kỳ quá. nhưng thấy anh em ủng hộ quá nên chơi luôn. đang thêm 2 bài để kỷ niệm ngày Giỗ Tổ... :bigsmile:


Tránh né những loạt đạn súng lục

Kể về những câu chuyện lạ lùng, tôi xin thuật lại sự việc hết sức kì lạ mà tôi từng chứng kiến tận mắt. Một lần nọ, một quan chức ở bộ phận quân khí của quân đội đi cùng với 9 sĩ quan khác viếng thăm đạo đường của Tổ Sư Ueshiba. Họ đến để mục kích nghệ thuật tuyệt diệu của Hiệp Khí ạo mà họ đã từng được nghe nói đến.
Những viên chức này là các thanh tra về vũ khí. Họ thử các loại vũ khí mới và đánh giá xem các đường ngắm của các loại vũ khí đó có chính xác hay không. Khả năng tác xạ của họ ở mức đoạt huy chương Olympic, và tôi để ý thấy rằng các tay thiện xạ này lần nào cũng bắn trúng mục tiêu.

Tổ Sư Ueshiba, người mà trước đây đã từng biểu diễn trước các vị quan chức này, tuyên bố rằng: "ạn không chạm vào tôi được." Tất nhiên trước đây tôi có nghe nói là khi Người ở Mông Cổ, Người đã từng tránh được đạn của bọn thảo khấu trên lưng ngựa, nhưng lần này lại hoàn toàn khác.
Lòng tự tôn của các viên thanh tra bị thương tổn và họ rất giận.
"Ngài tin chắc rằng đạn không chạm đến người ngài được chứ ?", họ hỏi.
"Ồ, không đâu"
"Thế thì ngài có muốn thử không?"
"ược"
Họ nắm ngay lời hứa của ông và lập tức ấn định ngày giờ gặp gỡ giữa đôi bên tại xạ trường quân đội Okubo. Trước ngày hẹn, họ buộc Tổ sư Ueshiba chính thức viết bản cam đoan là ông đã đồng ý làm một cái bia sống cho các sĩ quan quân đội và buộc ông phải điểm chỉ vào giấy cam kết. ể chắc ăn hơn và tránh những thưa kiện về sau, họ đem giấy cam đoan này đến tòa án binh để ngay cả khi Tổ sư bị sát thương thì không ai có thể kiện cáo gì họ.
ến ngày hẹn, một xe quân đội đến đưa Tổ sư ra xạ trường ở Okubo. Ông Yukawa và tôi đã tháp tùng Người. Tất nhiên, phu nhân của Tổ sư hết sức lo lắng và van xin Người thay đổi ý định, nhưng Tổ sư vẫn bình thản trả lời "Mọi chuyện sẽ ổn thôi, họ không bao giờ bắn trúng mục tiêu đâu."

Ông Yukawa và tôi cũng rất bồn chồn; lo lắng đến độ liệu có nên chuẩn bị cho lễ tang hay không. Khi đến xạ trường, chúng tôi lại thêm một vố bất ngờ. Tôi cứ đinh ninh rằng sẽ chỉ có một khẩu súng nhắm vào Tổ sư, nhưng chúng tôi lại biết rằng 6 xạ thủ sẽ nã súng vào Người. Tầm sát thương của các khẩu súng này là 25m và tất nhiên, tấm bia người sẽ được đặt vào đúng cự li này. Tuy nhiên, lần này Tổ sư Ueshiba lại đứng vào chỗ của tấm bia hình nhân. Sáu xạ thủ đứng vào vị trí, chĩa súng vào Tổ sư Ueshiba. Trong lúc dán mắt vào Người, tôi cứ rầu rĩ mà tính toán rằng 25m cũng là một khoảng cách đáng kể và phân vân không hiểu Tổ sư có thể làm được trò trống gì trong tầm bắn đó.
Một, hai, ba.
Sáu khẩu súng lục khạc đạn cùng một lúc và một đám mây bụi xoay vần quanh chúng tôi. Thế rồi bất thình lình một trong sáu xạ thủ bay tung lên trên không! iều gì đã xảy ra ? Trước khi chúng tôi có thể hiểu ra, thì Tổ sư đã đứng đằng sau 6 tay súng đó, cất tiếng cười vang.
Tất cả bọn tôi đều hoang mang. Thành thật mà nói, tôi không thể nào hình dung được điều gì đã xảy ra. Không chỉ riêng tôi, mà mọi người có mặt hôm đó đều sửng sốt đến độ không tìm ra ngôn từ để mà diễn tả cho hết nỗi bàng hoàng của mình. Ấy thế 6 viên thanh tra lại chưa tin và yêu cầu Tổ sư thực hiện lại một lần nữa. Người trả lời một cách lạnh lùng: "Cũng được".

Và thế rồi, chuyện cũ lặp lại, 6 khẩu súng nhắm vào Tổ sư Ueshiba và khạc đạn. Lần này viên thanh tra đứng ngoài bìa cùng của nhóm xạ thủ lại bay tung người trên không trung. Cũng chính xác như lần trước, Tổ sư Ueshiba lại đứng đằng sau lưng 6 vị thanh tra trước khi họ biết điều gì đang xảy ra. Tôi thì nín thinh. Trước lúc đó tôi đã tự nhủ với lòng là sẽ quan sát thật kĩ để có thể nhìn thấy tường tận những gì mà Tổ sư thực hiện. Thế nhưng, cho dù đã cố gắng hết sức, tôi hoàn toàn không thể nhìn thấy là Người đã chủ động như thế nào .ối mặt với Tổ sư Ueshiba là nòng của 6 khẩu súng lục đang nhả đạn. iều này thì tôi có thể nhớ rất rõ nhưng giai đoạn tiếp theo khi Tổ sư di chuyển hết khoảng cách 25m và ném tung một trong sáu xạ thủ thì tôi đành chịu, không sao hiểu nổi. Tôi chỉ có thể giải thích rằng đó là "những tuyệt kĩ của Thượng đế".

Trên đường trở về, tôi hỏi: "Thưa Tổ sư, bằng cách nào Người có thể thực hiện một việc như thế ?" và tôi nhận được câu trả lời như sau:
Trước khi nổ, trong lúc cò súng được kéo, một ánh lóe sáng giống như một quả cầu vàng bay ra. ầu đạn thật sự sẽ ra sau đó, thành thử tránh được nó thì cũng dễ thôi. Trong trường hợp này, cho dù 6 xạ thủ có ý định nổ súng đồng loạt, họ cũng không thể nào bắn chính xác cùng một thời điểm được. Do bởi thời điểm nổ súng của họ chênh nhau chút đỉnh nên tôi chỉ việc tiến đến người bắn đầu tiên. Tổ sư nói: "Cái ánh chớp vàng ấy có một tiếng động thật là ngoạn mục". Theo Người, sau khi nghe tiếng động ấy, Người sẽ bắt đầu chạy. Người đã chạy trong tư thế của một ẩn giả (ninja), khom lưng, di chuyển bằng những bước chậm và ngắn. ầu đạn sẽ bắn ra khi Người đã phóng vào khoảng giữa ánh chớp vàng và đầu đạn trở nên thật chậm, nhưng đối với những người xem như chúng tôi, mọi việc diễn biến quá nhanh đến độ chúng tôi không biết rằng Người đã tiếp cận để quật ngã người nổ súng đầu tiên.
"Thượng đế đã nói rằng tôi cần cho cuộc đời này và đã quyết định để tôi sống. Thời kì thanh tịnh của tôi chưa mãn thành thử tôi không chết được. Khi nào cuộc đời này không cần đến tôi nữa thì chư vị thánh thần sẽ để cho tôi đi". Tổ sư dường như có vẻ rất là tin tưởng, nhưng tất nhiên chúng tôi không hiểu được hàm ý của Người.
Tôi cũng hiểu rằng quí vị độc giả khó lòng mà tin được những câu chuyện đại loại như thế này nhưng những điều kì lạ này lại thực sự đã xảy ra.

Nguồn :Shugyo, theo "Gozo Shioda''s Autobiography"
Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài

aikikai
04-18-2006, 08:01 PM
Tỉ thí với một tay săn thú bậc thầy

Có người đã cho rằng nếu như bạn có dịp được chứng kiến tận mắt cuộc tranh tài, tỉ thí giữa người thầy (hay chưởng môn nhân) của bộ môn võ thuật mà bạn đang theo học với võ sư của bộ môn khác thì quả thật là cơ hội quí báu và thú vị. Khi đó, bạn sẽ được nhìn thấy những đòn thế, chiêu thức độc đáo mà trước đây có thể là người thầy chưa dạy cho bạn bao giờ, hay cũng có thể đó chính là dịp cho bạn được biết đến những cái hay, cái mới của các bộ môn khác. Và, trong cuộc tranh tài ấy, nếu chiến thắng thuộc về thầy của bạn, bạn có quyền tự hào và thán phục. Hơn thế nữa, bạn sẽ có giác an tâm vì biết rằng sự lựa chọn của bạn khi đến với bộ môn này là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng có lẽ quan niệm này sẽ trở thành một ngoại lệ, nếu bạn là môn sinh của Hiệp khí đạo.

Vốn là một tay săn thú bậc thầy tại quận Yamanashi, ông Sadajiro Sato rất ngạc nhiên khi nghe câu chuyện về Đại sư bộ môn Hiệp khí đạo, Ngài Ueshiba, đã tránh được những loạt đạn từ 6 khẩu súng lục một cách ngoạn mục. Ông Sadajiro Sato có khả năng bắn chính xác những con chim trĩ đang bay trên bầu trời với tốc độ bay 200km/giờ, đặc biệt là bắn trúng ngay vào đầu của những con chim trĩ này. Đây là một điều mà hiếm người thợ săn nào có thể làm được, nhưng Sadajiro lại thực hiện được việc này thường xuyên. Ông đã tuyên bố chắc nịch rằng: "Ngay cả khi Ueshiba làm được điều đó thì tôi tin chắc rằng ông ta cũng không thể tránh được đạn của tôi đâu. Đầu người chắn chắn lớn hơn đầu của những con chim mà tôi thường bắn. Tôi không thể tưởng tượng nổi là tôi sẽ trật được". Đoạn, ông Sato liền xuống núi để được trực tiếp tỉ thí với Đại sư Ueshiba. Âu đó chính là dịp để ông khẳng định tên tuổi của mình; nhưng điều quan trọng hơn quyết định này là Sato hoàn toàn không tin những câu chuyện mà ông đã được nghe về Đại sư.

Đại sư Ueshiba đã chấp nhận lời đề nghị này mà không chút do dự. Bầu không khí của buổi tỉ thí không diễn ra nặng nề và căng thẳng như mọi người vẫn thường nghĩ. Đại sư bình thản ngồi xuống trong tư thế tọa thiền tại một góc xa phía cuối đạo đường trong lúc ông Sato đứng cách một khoảng và ngắm bắn. Ngay khi ông chuẩn bị bóp cò, Đại sư đã xin chịu thua. Người nói: "Xin đợi đã! Viên đạn của ngài sẽ trúng tôi bởi vì ý nghĩ của ngài đã không hề bị lay chuyển, và rõ ràng là ngài muốn bắn trúng tôi. Vì thế, ngay từ đầu tôi đã biết ngài sẽ luôn bắn trúng mục tiêu mà ngài đã chọn. Ngài thực sự là tay súng bậc thầy!". Ông Sato vui vẻ quay trở về núi.

Ông Sato là một tay súng bậc thầy. Đại sư Ueshiba đã nhận ra điều đó và chịu thua. Điều này chứng minh rằng một bậc thầy có thể nhận ra được một bậc thầy khác. Không phải trong bất cứ cuộc tranh tài, tỉ thí nào cũng phải có người thắng, kẻ bại. Hạnh ngộ lớn nhất với Hiệp khí đạo chính là chiến thắng được cái tôi của mình, trung thực với chính mình, để võ đạo luôn là biểu tượng đẹp nhất của tình yêu thương và lòng hòa hợp. Khi ta khuất phục, cũng chính là lúc ta đã chiến thắng.

Nguồn :Shugyo, theo "Gozo Shioda''s Autobiography"
Thanks Miss Khánh đã cho phép aikikai post bài

psi_ops2001
04-21-2006, 03:37 AM
day co nhieu phim ve o sensei lam ne ! cac chu vao xem di
http://www.youtube.com/watch?v=fB7q_ZSyOhY&search=ueshiba

psi_ops2001
04-21-2006, 03:50 AM
aikikai ơi chuyện né đạn có thiệt ko vậy !! nếu có thiêt thì tổ sư của chứng ta quá tuyệt vời rồi đúng ko !!:bigsmile:

psi_ops2001
04-21-2006, 11:01 PM
em tim duoc trang web có rất nhiều phim của cao thủ ! nhất là phim của o-sensei nè :bigsmile: http://egor.gde.to/videolibrary/Aikido/

aikikai
04-23-2006, 06:16 AM
đó chỉ là những giai thoai do những đệ tử của Tổ Sư kể lại. chúng ta không cần quan tâm đến thật giả của mỗi câu chuyện làm gì. Cái chính là sau mỗi câu chuyện đó chứa đựng những bài học khiến chúng ta phải suy nghĩ về võ đạo, về cuộc sống...

psi_ops2001
04-23-2006, 07:23 AM
anh aikikai nói đúng lắm đó !! :bigsmile:

aikikai
07-03-2006, 03:38 AM
thêm một câu chuyện về Tổ Sư.....


Tinh Thần-Nguồn năng lượng kỳ diệu
Vào cuối những năm 1960, Tổ sư Morihei Ueshiba đã yếu đi nhiều do căn bệnh ung thư gan quái ác nên quyết định về an dưỡng tại quê nhà. Vào một buổi sáng nọ, Người cùng hai đệ tử của mình, trong đó có đại sư Saotome đi dạo quanh vùng. Chốc chốc, gặp những đoạn đường gập ghềnh khó di chuyển, hai đệ tử phải dìu Người qua.

Đến một ngã rẽ, cả ba người buộc phải dừng bước bởi một thân cây khá lớn nằm chắn ngang có lẽ do trận mưa dông hôm qua đã quật đổ nó. Người đệ tử đầu tiên bèn đến ngay phía trước, tìm mọi cách để lăn thân cây kia đi nhưng thân cây vẫn không nhúc nhích. Đến lượt Saotome xăn tay áo lên, cố gắng vận hết sức mình để đẩy thân cây đi, nhưng vô ích. Và rồi, cả hai người cùng hợp lực hò hét, xoay sở, mồ hôi mồ kê tuôn xuống, hơi thở ngắt quãng, mệt bã người...vẫn không thay đổi được gì...Bỗng thân cây từ từ được nâng lên. Hai người thảng thốt quay lại nhìn xem chuyện gì đang xảy ra...Trước mắt họ chính là Tổ sư, Người đang một mình nhấc thân cây lên và đưa nó nằm dọc bên đường, miệng lầm rầm - nghe như một câu thần chú, nhưng thực ra, Người đang nói : "Shuchu ryoku ! Shuchu ryoku !" (tập trung lực).

Về sau này, khi người ta đặt câu hỏi với phần lớn các đại đệ tử của Tổ sư Morihei Ueshiba như Mochizuki (bắt đầu thọ giáo từ năm 1930), Shirata (năm 1931), Saito (năm 1940), câu trả lời thật dứt khoát: chính vào những năm cuối đời, Tổ sư đã đạt được đến cảnh giới vô ngã "mura no kyochi". Lúc đó, uy lực và sức mạnh không còn bị hạn chế, kiềm hãm bởi thể xác nữa, Người đã có thể tập trung năng lượng, khí lực ở mức độ cao nhất và hầu như là tùy ý.

Bài viết sưu tầm (K2)

psi_ops2001
07-03-2006, 04:02 AM
chuyện hay lắm anh aikikai:bigsmile:

cucat
07-03-2006, 05:40 AM
Ko biết có thật ko nhưng chính đọc bài phỏng vấn của thầy Koichi Tohei thì lại nói Tổ sư cũng có sức mạnh nhưng không đến nỗi mạnh đến như vậy ???

aikidoman
09-01-2006, 09:21 AM
gửi các anh chị Mod. Em muốn copy một số nội dung trong mục "Giai thoại"để gửi cho một người bạn dùng làm tư liệu. Mong các anh chị cho phép. Cám ơn rất nhiều.

Bạn không cần phải xin phép gì cả đâu bạn vì đây là tài liệu chung của mọi thành viên từ Website Hiepkhidao.com, chỉ nếu khi bạn dùng nó trong các phượng tiện truyền thông như báo chí, sách báo, xin vui lòng ghi "Trích đăng từ Hiepkhidao.com" hoặc ghi chú trong phần tài liệu của bạn về nguồn gốc xuất xứ của nó là được rồi.

Nếu trích ra để bán buôn... Thì chuyển tiền mặt đến mấy MOD là Okie nhé.

Thân mến:friends:

aikidoman
09-02-2006, 01:21 AM
cảm ơn các anh chị Mod nhiều, nhưng mục đích của em là làm tư liệu chứ không bán. Nếu có bán thì em sẽ chuyển tiền liền hà đừng lo:drinks: