PDA

View Full Version : đòn ikkyo đánh sao cho hiệu quả???



vande
06-09-2006, 11:25 AM
1.đòn ikyo tui thấy rất là khó đánh (tagai và kata luôn) 1 tay thôi
2.khi mình bị nắm hết 2 tay (2 nắm 2) mà đối thủ mạnh quá thì làm sao.hồi trước bị một lần cử động còn ko được nói chi atemi.

có cách nào đối phó khi uke mạnh hơn nhiều ko? xin chỉ giúp đánh đòn ikyo

aiki
06-09-2006, 12:19 PM
Chào bạn Vande mới vô diễn đàn!


khi mình bị nắm hết 2 tay (2 nắm 2) mà đối thủ mạnh quá thì làm sao.hồi trước bị một lần cử động còn ko được nói chi atemi.


Bạn nói như vậy có nghĩa là bạn chưa hiểu căn bản của Aikido. Trong bất cứ đòn nào, khi địch thủ bự hay to con tới đâu đi nữa, khi họ đứng vững thì sẽ như anh nói. Mình (Nage) sẽ không cử động được gì hết.

Cái căn bản chính của Aikido là làm cho địch thủ mất thắng bằng. Khi mất thăng bằng rồi thì dù họ có to con hay khỏe tới đâu cũng đành chịu thôi.

Thế nắm 2 tay gọi là Ryotetori.

Mới kiếm ra clip này thôi, nhưng áp dụng cách naò trong mấy bài mất thăng bằng cũng được.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ikkyoryotetoriomote-1.gif http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/ikkyo/ryoteikkyoomote2.gif


Thân

vande
06-09-2006, 10:09 PM
tay thì bị bóp chặt đau điếng, người ta còn to hơn tui gấp bội lúc đó làm sao cho người ta mất thăng bằng được?Nếu người đó mới vô mà mình kịp phản ứng thì may ra,đằng nay ngay cả đòn shihonage tui thấy dễ thoát nhất cũng làm ko được luôn
thêm nữa khi đối thủ nắm chặt tay (lúc đánh atemi xong kéo tay họ về phía mình rồi đó) có cách nào gỡ tay uke ra dễ dàng ko? bấm huyệt???
một khó khăn nữa là khi đánh lên đầu của người ta, làm cách nào để uke ko kháng cự được :smoking:

NoSkirt
06-09-2006, 10:41 PM
tay thì bị bóp chặt đau điếng, người ta còn to hơn tui gấp bội lúc đó làm sao cho người ta mất thăng bằng được?Nếu người đó mới vô mà mình kịp phản ứng thì may ra,đằng nay ngay cả đòn shihonage tui thấy dễ thoát nhất cũng làm ko được luôn
thêm nữa khi đối thủ nắm chặt tay (lúc đánh atemi xong kéo tay họ về phía mình rồi đó) có cách nào gỡ tay uke ra dễ dàng ko? bấm huyệt???
một khó khăn nữa là khi đánh lên đầu của người ta, làm cách nào để uke ko kháng cự được :smoking:

Nếu bi Uke nắm chặt wá để bớt đau anh nên thả lỏng tay mình ra vì mình càng gồng càng đau. Nếu muốn làm mất thăng bằng uke to con quá anh nên sử dụng hiệu ứng "day thừng" thử xem : thả lỏng tay tưởng tượng hai tay la 2 sợi dây vậy, lùi người vể sau một chút để kéo uke cho chúi về phía trước (mất thắng bằng) , còn việc anh muốn thoát tay theo NoSkirt thì đầu tiên anh phải tạo khoảng trống ở lòng bàn tay của Uke với tay anh càng nhiều càng tốt xong dùng bốn ngón tay bám vào tay uke xong còn ngón cái anh cứ xỏ vào giữa ngón cái và ngón trỏ của uke (ở đó mà bị bấm là đau lắm-có thể xem là bấn huyệt):lol: coi như xong cái khoản thoát tay . CÒn cái khoảng đánh "lên đầu" uke đúng là hơi khó, đối với người như NoSkirt (quá nhỏ con) thì không thể đánh hướng vào đầu uke được cho nên thường NoSkirt dùng người lấn vào giành trọng tâm của uke hoặc là có cách atemi vào "be sườn" uke cho "nhảy nhổm" lên rồi thịt :ph34r: .
Cảm ơn đã tham khảo.
Thân:pimp:

vande
06-09-2006, 11:05 PM
tui thấy nhảy vô chiếm trọng tâm có vẻ là hợp lí hơn, nhỏ con mà đánh lên đầu người ta hơi mệt ,cầm cái tay của nó cũng muốn xỉu rồi hehe. thz u

beginer
06-10-2006, 12:15 AM
Bạn Vande và các anh thân mến!
Theo tôi đây là vấn đề phương pháp luyện tập chứ không phải vấn đề thiên về kỹ thuật.
Thứ nhất với các kỹ thuật năm tay hầu hết đều xuất phát từ việc không chế đối phương không đối phương rút kiếm (trong kỹ thuật chiến đấu của người Nhật) ví dụ như kỹ thuật Aihamikatatetorri nikyo v.v.
Thông thường trong qua trình tập luyện cơ bản hầu hết các kỹ thuật được tập luyện ở trạng thái tấn công tĩnh như nắm tay, nắm vai, nắm khửu tay v.v với mục đích người uke thực hiện chậm và người tori cố gắng tập giống như những gì sensei hướng dẫn trước hết để hình dung rõ và đầy đủ kỹ thuật. Sau khi nắm rõ kỹ thuật kết hợp với sự tập luyện hàng ngàn, chục ngàn lần kỹ thuật đó mới thực sự thấm vào người tập và trở thành phản xạ khi bị tấn công.
Và trong quá trình tập luyện cần nhận thức rất rõ vấn đề uke và tori là hai người giúp đỡ nhau tập luyện chứ không theo quan điểm uke là đối phương hay thù địch.Khi lên một mức độ cao hơn thì hầu như các kỹ thuật tấn công của uke trở thành tấn công động và người tori thường chủ động trong việc thực hiện kỹ thuật của mình. Điều này chúng ta thấy rất rõ trong các biểu diên của các Shihan.
Việc hợp lực với lực tấn công của đối phương là một trong những mấu chốt của người luyện tập Aikido điều này lý giải cho việc một người nhỏ bé có thể làm ngã những người rất to lớn.
Rất nhiều người mới bắt đầu luyện tập đều có thắc mắc người bạn tập to lớn của mình rất khỏe và mình không có cách nào thực hiện kỹ thuật được. Điều này dẫn đến việc suốt cả buổi tập cả hai đều không thực hiện được kỹ thuật mà Sensei hướng dẫn thay vào đó là cố gắng ghì chặt, giữ chặt để bạn mình không thực hiện được kỹ thuật.
Điều này không chỉ làm mất thời gian của bạn mà còn có khả năng gây chấn thương cao trong quá trình tập luyện thêm vào đó là sự chán nản vì hầu hết các bạn mới tập đều mong muốn mình học các kỹ thuật tự vệ thật nhanh và hiệu quả.
Theo kinh nghiệm của tôi thì các bạn có trình độ tập luyện dưới đai đen thì hãy tập luyện với kỹ thuật tĩnh và nói với người uke của mình rằng bạn hãy giúp tôi luyện tập thay vì việc tìm hiểu kỹ thuật có thực hiện được hay không, nếu bạn muốn điều đó thì gặp Sensei thử thì sẽ biết.
Có vài lời chia sẻ kinh nghiệm nhờ các anh góp ý thêm.
Thân

cucat
06-10-2006, 12:42 AM
Hoàn toàn ủng hộ anh Beginer, em rất thích cách giải thích của anh ở đây! Ở đây ta tập luyện để có thể nắm vững đòn thế hơn chứ không phải là đối lực với nhau giữa Uke và Tori. Có rất nhiều người mới tập thường hay gồng hết sức mình (Cái này hồi trước em cũng hay như vậy lắm , nhưng h mới biết mình làm như zi là hoàn toàn sai lầm, ko phải là Aikido ) khi cầm tay Tori. Tất nhiên với Tori mới tập thì ko thể nào thoát được, bởi một đòn thế mình đánh có "ngọt" thì phải cả mấy năm trời luyện tập mới đánh được tốt hơn một chút!

Hi Vande, ở đây nếu bạn gặp Uke bự con và gồng chứ không phải nắm chặt tay bạn ( ở đây gồng và nắm chặt là hoàn toàn khác nhau, nếu bạn gồng thì bạn dồn hết tất cả sức lực chỉ để Tori ko di chuyển được , điều này ko có tốt cho Tori nhưng còn Uke thì càng bị bất lợi nhiều hơn nữa, bởi khi bạn tập trung vào gồng khi cầm tay Uke thì bạn sẽ chẳng còn chú ý đến gì nữa, khi đó chỉ cần một cái Atemi thật sự là bạn đi liền,..với lại Aikido là mềm dẻo, hảy luôn thả lỏng và nắm chặt tay của Uke- có nghĩa là cố gắng "dính" vào Tori càng nhiều càng tốt - , nương theo lực của Tori,..cái đó thì rất có lợi cho cả bạn và Tori đó! Uke và Tori là bạn chứ ko phải là kẻ thù! ) Quay lại với việc gặp Uke bự ha, nếu mới tập thì bạn hãy kêu Uke cầm chặt tay chứ không phải gồng, nếu gồng thì một cú Atemi thật sự là Uke đi rùi! Hãy kiu Uke hợp tác với bạn hơn, nhưng cũng kiu Uke đừng cầm hời hợt quá, phải nắm chặt và ráng dính vào Tori được nhiều bao nhiêu thì tốt bao nhiêu! Hãy giúp Tori và Tori sẽ giúp lại bạn!

Còn một lưu ý nữa, trong Ikkyo hay những đòn khác thì ta không nên chú ý đến việc tháo tay của Uke ra khỏi tay ta, ta cứ giữ tay Uke trên tay ta và dùng lực hông để xoay thì sẽ tốt hơn, ví dụ như sau khi atemi, kéo cho Uke mất đà, nếu thấy Uke vẫn còn lực cầm tay ta thì ta xoay hông 90 độ luôn (nhớ tay, chân, mắt luôn cùng một hướng) , khi đó thì cái tay của Uke sẽ thẳng chứ không có gặp lại đâu ( heheh,..khi đó là tất nhiên chẳng thế đánh lên đầu người ta được đâu và đừng để ý đến việc đánh lên đầu làm gì , phải tùy Uke thui, Uke cao quá thì làm sao bạn đánh lên đầu người ta được !???) sau đó thì cầm chặt khoảng giữa cùi trỏ và vai Uke đè thẳng xuống, bước chân lên, đánh thẳng xuống sao cho Uke phải chống tay xuống đất luôn! Sau đó thì bước nghiêng 45 độ! Ha,..zay là xong rùi, nhưng bạn phải tập nhiều zo! Cucat nói zi chớ tập đánh ikkyo chẳng hơn ai, hic hic,...Bùn we, nhưng dù sao cũng khá hơn trước nhiều!

P/s: Vande hãy hợp tác với Uke và nhắn Uke hợp tác với mình, tập luyện nhiệt tình chứ không phải thi thố lẫn nhau! Hãy nắm chặt tay Uke để dính với Uke và phải thả lỏng người nữa, thả lỏng bao h cũng tốt hơn dùng hết sức! Nếu Uke vẫn ko thích và không chịu hợp tác thì ta cứ chọn Uke khác mà tập, tập cho đánh đúng cái đã, mấy ngàn lần là sẽ tự nhiên biết mình đánh đúng hùi nào ko biết! Hehe,...! Quan trọng là kiếm được Uke chịu hợp tác và nhiệt tình tập zoi mình! Sau thời gian tập luyện thì tui nghĩ ta sẽ đánh được tốt hơn, và đến một lúc nào đó, có thể đến 9-10 năm tập luyện,...thì ta có thể hiểu và thực hiện được kỹ thuật đó với người to con hơn mình nhiều!

- Chúc Vande học tốt!
- He, anh Beginer viết hết ý em rùi! Hehehe,... Những cái anh Beginer thật sự là những cái em muốn nhắn tới tất cả mọi người, nhất là những người mới tập Aikido: Hòa hợp hơn là Phân tranh! Thanks!

aiki
06-10-2006, 06:33 AM
Anh Beginer với Cucat nói đúng wá! :no1: :no1: :no1:

cucat
06-10-2006, 08:39 AM
He, zui we'! :drinks: :friends:

QQuan
06-10-2006, 10:10 AM
1 tràng pháo tay khen ngợi beginer và cucat :friends: :friends: :friends: :friends:

Aikido là thế, ko có kẻ thù vì tất cả đều là bạn. :no1: :no1: :no1:

aikidude
06-10-2006, 09:53 PM
cucat diễn giải đon` với nói hay ghê ta. :no1:
Cho dude vô cái coi :drinks:

cucat
06-10-2006, 09:58 PM
He, toàn nhờ anh Aikidude, chị Kumo với mấy anh thui,...Thui, hổng nói nhảm nữa đâu! Các anh, các chị thấy có thêm điều gì lưu ý trong đòn này thì nhớ post lên cho tụi em tham khảo thêm nữa nghen! Em cảm ơn!

kiai
06-14-2006, 12:34 PM
Mới thì không mới, nhưng chỉ là một quan điểm. Phần nhiều tui thấy làm nhiều thành tật, không riêng cho đòn này mà nói chung Tori cứ đứng ì một chỗ, tay không di động hay chỉ hơi nâng lên gần bên hông và chờ Uke vào nắm cổ tay! Với tui, trong tình trạng này tui thường tặng một quả đấm trước khi nắm cổ tay (dĩ nhiên là cảnh cáo). Nếu tui là Tori thì tui sẽ có thái độ 'tay tui nè, nắm đi', thuận tay nào tui đưa tay đó, thích cao đưa cao, thích thấp đưa thấp, nếu Uke thích nắm hai tay! tui đưa luôn hai tay nhưng với điều kiện: "Uke phải dzới tới mà nắm". Khi Uke đã toại ý thì mình vẽ vòng tròn, đẩy/kéo đường thẳng tùy ý. Đó là kinh nghiệm trong phòng tập của tui.

Một cách khác tui thường dùng để thoát cảnh bị Uke nắm cổ tay khi kết thúc đòn atemi là đánh hai tay chéo vào nhau. Cũng thế khi bước lui một cách bất ngờ.

Thumb up cho các lời bàn của các anh chị. Hình đưa lên của anh Aiki rất có ý nghĩa, chỉ một bước lùi đã tạo được lực đẩy, kéo rất tự nhiên.

Thân,

David
06-25-2006, 04:04 AM
Hiện nay cách dạy đòn Ikkyo ở Việtnam hầu như không theo đúng nguyên lý nên gặp trường hợp Uke tay khỏe Nage sẽ trở thành "Từ Hải" ngay :upset:. David thấy anh Aiki có post file Gif rất rõ. Anh em nghiên cứu theo mà tập. Cách đó là dễ nhất . Thoát khỏi TCT của Uke rồi thực hiện đòn.
Đòn thế của Aikido rất hiệu quả. Nếu bạn nắm nguyên lý và luyện tập nhiều thì đòn thế sẽ hiệu quả. Cũng như các môn võ khác yếu tố bất ngờ cũng là 01 điều quan trọng. Thử trình độ nhau trong luyện tập cũng là cần thiết. Nếu bạn không đánh được thì cần nghiên cứu lại và bàn cách hợp tác với Uke (VD: Gia tăng lực nắm từ từ ...). Theo David biết : cách dạy đòn Ikkyo ở VN hiện nay sỡ dỉ Nage gặp Uke nắm chặt là đánh không được vì HLV không nắm được nguyên lý. Còn người tập thì không dám hỏi, dám thử thầy. Nên trò cũng thiệt mà thầy cũng dỡ.
Viết một hồi hổng biết mình viết gì luôn :lol: Thân

vthoang_hn
07-06-2006, 01:41 AM
Tôi mới tập thì thấy khó tập thật tay quá!

David
12-10-2007, 08:09 AM
Năm ngoái đi tập huấn với Shihan Irie được học đòn Ikkyo căn bản khá hay. Làm uke cho shihan 01 lần thấy Shihan Irie đánh nhẹ nhàng dùng lực rất ít. Cách đánh này giúp nage tập cảm nhận sự connect với uke. Đầu tiên Nage làm mất thắng bằng uke, đẩy cùi chỏ uke vào màng tang đưa trọng tâm ra khỏi chân đế . Uke có phải ứng lại (tạo sự connect). Kéo uke thuận theo hướng mà Uke có phản ứng. Đánh nhẹ nhàng uke bự cở nào cũng té mà Nage lại dùng lực rất ít.

aiki
12-10-2007, 11:50 AM
Năm ngoái đi tập huấn với Shihan Irie được học đòn Ikkyo căn bản khá hay. Làm uke cho shihan 01 lần thấy Shihan Irie đánh nhẹ nhàng dùng lực rất ít. Cách đánh này giúp nage tập cảm nhận sự connect với uke. Đầu tiên Nage làm mất thắng bằng uke, đẩy cùi chỏ uke vào màng tang đưa trọng tâm ra khỏi chân đế . Uke có phải ứng lại (tạo sự connect). Kéo uke thuận theo hướng mà Uke có phản ứng. Đánh nhẹ nhàng uke bự cở nào cũng té mà Nage lại dùng lực rất ít.

Tất cả đều trở về căn bản! Với mỗi thầy sẽ học và cảm nhận được 1 cách khác! Trong aikido, đi seminar nhiều, chịu khó làm uke cho thầy, đầu óc phải chấp nhận sự thay đổi và điều mới thì sẽ tiến bộ!

claude.huynh
12-10-2007, 10:14 PM
C.H rất đồng tình với ý kiến của a beginer và cucat, khi mới tập một đòn mới, chưa có cảm giác về đòn thế, rất cần có sự hợp tác của uke. Tập Aikido là sự hòa hợp của tori và uke để giúp nhau tiến bộ mà! C.H có một mẹo nhỏ chắc sẽ giúp ích trong trường hợp tay uke to và nắm quá chặt: khi thấy uke nắm chặt quá, thì mình thả lỏng tay và hơi mở rộng bàn tay ra, cổ tay sẽ to ra, phân tán bớt lực nắm của uke. Đòn ikkyo là đòn rất căn bản, cần tập nhiều cho thuần thục. Chúc bạn Vande tập vui và sẽ theo Aikido lâu dài!:friends:

claude.huynh
12-10-2007, 10:28 PM
Theo David biết : cách dạy đòn Ikkyo ở VN hiện nay sỡ dỉ Nage gặp Uke nắm chặt là đánh không được vì HLV không nắm được nguyên lý. Còn người tập thì không dám hỏi, dám thử thầy. Nên trò cũng thiệt mà thầy cũng dỡ.
Viết một hồi hổng biết mình viết gì luôn :lol: Thân
cái này là do ảnh hưởng của việc nôn nóng muốn võ sinh lên đai đúng theo chương trình trong khi thật sự võ sinh chưa đủ nhuần nhuyễn trong các đòn thế. đây cũng là một vấn đề trong Aikido VN hiện nay:mad:. nhưng không phải HLV nào cũng vậy đâu; Aikido VN có nhiều thầy giỏi lắm! :friends:

tieutot
12-14-2007, 11:15 PM
Với Aikido thì điểm chính yếu của tất cả mọi đòn là lái được hướng lực của Uke, một khi đã làm được điều này thì cỏ thể đánh tất cả mọi đòn một cách dể dàng

cucat
12-15-2007, 12:34 AM
Muốn lái được lực của Uke thì cần phải cảm được sự "đối lực" tại điểm tiếp xúc,...và muốn cảm được thì phải duy trì được một áp lực nhất định lên Uke (Uke tốt cũng phải có xu hướng chống lại áp lực dó đều cũng như Nage chứ ko thể nữa chừng bỏ đi), từ đó việc lái lực cũng không khó lắm, tuy nhiên việc gây áp lực đều lên Uke ko phải chỉ bằng cánh tay mà làm sao có thể dùng toàn thân mình tạo áp lực với Uke ngay tại điểm tiếp xúc, chứ ko phải dùng tay để đẩy ra hết, tập để tay vẫn unbendable arm, vẫn thả lỏng được thì sẽ có áp lực đó tốt!

huhuhu, nói xạo nữa rồi!:focus:

David
12-15-2007, 04:47 AM
Đòn ikkyo đánh theo kiểu căn bản này - điều khiển toàn thân uke chỉ bằng 01 cánh tay của uke. Khi tập chỉ cần đánh đúng , uke phải phản ứng lại vì đó là phản ứng tự nhiên. Tập cách này sẽ cảm nhận được việc connect với bạn cùng luyện, cảm nhận đòn đánh đến thời điểm nào là dừng, dùng lực bao nhiêu và biết sử dụng phản ứng của uke.

aiki
12-15-2007, 02:50 PM
Tiêutot, David và Cucat nói đúng quá! :biggrin: :biggrin:

David
01-05-2008, 11:31 PM
Cách đây cũng lâu, có lần thầy Tamura (bên Pháp ) qua VN chơi. Thầy có lên sân vài buổi. Đòn Shomen uchi ikkyo của thầy làm sững sờ các đai đen ở SG. Chém càng mạnh là mặt càng đập mạnh xuống mặt sân. Mặc dù thầy đánh rất nhẹ nhàng. Nhưng thầy lại gặp trục trục với 01 nữ đai đen, khi thầy vô đòn tay của cô ta tự nhiên xịu lơ, thầy đánh không được luôn :suicide:.

Vấn đề ở đây, Cô này tấn công không hết lực . Do đó tay và người không thành 01 khối. Mà cách đánh của thầy lại bắt buộc uke phải 01 khối mới sử dụng được. Nếu đánh theo kiểu cơ bản thì sẽ buộc uke tạo thành 01 khối (do MTB) và nage sẽ không gặp phải trường hợp trên.

Vài dòng kể lại chuyện xưa.

Steven
01-06-2008, 12:48 AM
Nghe Anh David nói là biết anh dân aikido kì cụ roài ^^

aiki
01-06-2008, 01:02 PM
Aikido giống Judo mượn lực của uke mà! Nếu uke khg lực thì ... tiêu !!!:laugh: :laugh:

nhhung
01-19-2008, 01:21 AM
Không biết mọi người thấy sao chứ tui thì thấy đòn khó đánh nhất trong Aikido chính là Ikyo. Lý do là vì nó đòn căn bản nhất. Ở Ikyo hội tụ hầu như tất cả những gì ẩn chứa bên trong Aikido. Không phải lúc nào cũng cỏ thể thực hiện hoàn hảo được 100%. Bởi thế nên tui ngán nhất đòn này, và kết nhất là tập với đai trắng vì phải đánh thật đúng.

aiki
01-20-2008, 01:44 PM
Tu ithì Ikkyo khg thành vấn đề! chỉ với nikkyo shomen ura thì tui vẫn chưa "thoải mái" lắm lúc chuyển tay! nhất là cách đánh mới!:mad: :mad: :laugh: :laugh:

Công nhận hầu như tất cả mọi đòn có thể áp dụng từ ikkyo! Đúng là đòn căn bản, cũng vì vậy mà gọi là đòn số 1!

dantran
01-20-2008, 04:31 PM
Tu ithì Ikkyo khg thành vấn đề! chỉ với nikkyo shomen ura thì tui vẫn chưa "thoải mái" lắm lúc chuyển tay! nhất là cách đánh mới!:mad: :mad: :laugh: :laugh:

Anh aiki có thể giải thích sự khác nhau giửa cách đánh mới và cách đánh củ của đòn nikkyo là như thế nào chăng ?

aiki
01-20-2008, 09:35 PM
Chào anh Dantran mới dzô diễn đàn! Nếu anh ở ngoại quốc thì xin anh post võ đường anh vô box "quảng cáo võ đường" nhe! Tui mở chủ đề mới rồi đó vì topic này là ikkyo nên khg post ở đây!:laugh: :laugh:

http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=1539

kachiusa185
05-30-2008, 01:11 PM
Chào các bác, em mới đai trắng, hôm nay được học đòn Ikkyo Omote ( trong bộ "gyaku hanmi katatetori", nếu em viết sai xin bỏ quá cho). Thằng ku tập với em nó bự lắm, cổ tay to gần bằng... cổ chân em :blink: . Mỗi lần em lùi chân, hạ tấn, kéo tay nó xuống chuẩn bị tay kia nắm lấy bàn tay nó mà nếu nó gượng lại là em rất khó khăn. Khi em làm uke, nó chỉ kéo nhẹ một phát là em muốn cắm đầu, khỏe vãi các bác ạ. Xin chỉ giùm em cách vô đòn với uke đặc biệt này? Và làm sao để đánh đúng đòn này, ở trên các bác bàn đòn Ikkyo gì ấy "cao quá" em chưa học tới :wacko: .

caimatkhongchoiduoc
05-31-2008, 03:38 AM
Chào các bác, em mới đai trắng, hôm nay được học đòn Ikkyo Omote ( trong bộ "gyaku hanmi katatetori", nếu em viết sai xin bỏ quá cho). Thằng ku tập với em nó bự lắm, cổ tay to gần bằng... cổ chân em :blink: . Mỗi lần em lùi chân, hạ tấn, kéo tay nó xuống chuẩn bị tay kia nắm lấy bàn tay nó mà nếu nó gượng lại là em rất khó khăn. Khi em làm uke, nó chỉ kéo nhẹ một phát là em muốn cắm đầu, khỏe vãi các bác ạ. Xin chỉ giùm em cách vô đòn với uke đặc biệt này? Và làm sao để đánh đúng đòn này, ở trên các bác bàn đòn Ikkyo gì ấy "cao quá" em chưa học tới :wacko: .

Thắc mắc cũa kachiusa tôi nghĩ là một ví dụ rất hay. Theo cách vô đòn mà bạn tả, tui nghĩ bạn có một số sai lầm - không phải do bạn - mà là do cách dạy tại sân bạn.

Tui phản đối chuyện "lùi chân, hạ tấn và kéo uke" về phía mình. Mục đích của tất cả các di chuyển động tác đều là làm uke mất thăng bằng, và nhiều người cho rằng phải kéo uke tới thì uke mất thăng bằng v.v. Họ đã quên mất là khi ta di chuyển, uke cũng di chuyển chứ nếu đứng yên thì làm gì cũng ngã được cả. Hơn nữa, với uke bự con hơn ta hoặc quá khỏe, kéo được họ không phải dễ. Có khi kéo được rồi, họ bước lên và đè ta luôn, khỏi nhúc nhích.

Tui khuyên bạn kachiusa không kéo uke về làm gì. Bạn hãy lấy thân người uke làm tâm, tưởng tượng ra 1 hình cầu xung quanh cái tâm đó với bán kính là cánh tay của uke. Bạn hãy di chuyển tay mình (trong khi uke vẫn nắm) theo bất cứ mặt phẳng nào tiếp tuyến với hình cầu kia. Cứ thả lỏng, uke nắm chặt mặc kệ. Đảm bảo với bạn uke ko giữ được đâu. Nhớ là đừng có kéo uke di chuyển, vì khi anh ta di chuyển, cái tâm của hình cầu di chuyển nên bạn sẽ khó khăn hơn trong việc đưa tay theo đúng mặt phẳng tiếp tuyến với hình cầu ấy.

Chúc bạn tập tấn tới.

kachiusa185
05-31-2008, 06:19 AM
Cảm ơn anh, em mới học được 1 cách có thể kéo tay uke xuóng đó là dùng đao bàn tay còn lại vuốt mạnh và đè xuống như "róc mía" vào cánh tay uke sau đó mới chụp bàn tay, uke đau quá phải chúi đầu về trước. Nếu uke còn cố nắm chặc, mình sẽ hơi nâng cổ tay bị nắm nghiêng 1 góc với cánh tay uke sao cho cánh tay đang nắm của uke bị hẫng lên---> tay nắm sẽ lỏng ra liền. Thứ 2 em sẽ thử cách của anh và cách mới này .:friends:

David
05-31-2008, 09:59 AM
1 cách có thể kéo tay uke xuóng đó là dùng đao bàn tay còn lại vuốt mạnh và đè xuống như "róc mía" vào cánh tay uke sau đó mới chụp bàn tay, uke đau quá phải chúi đầu về trước. :friends:

Cách bạn nói ở đây theo tôi - mục đích là để Uke mất thăng bằng chứ không phải làm uke đau. Mới học thì mình cần học cái hình của đòn thế trước, sau đó nghiên cứ các nguyên lý của Aikido và áp dụng vô đòn thế mình đã tập để đánh cho hợp lý . sau đó mình lại quay lại cái hình để tập đánh sao cho đòn thế tròn trịa. Tiếp tục nghiên cứu và học hỏi cho đến ngày nhận ra trước giờ cách đánh của mình là chưa hay lắm. Lại tập lại.

Do ban đầu bạn cần tập đòn cho thuộc , bạn cần Uke hơi nương một chút. Khi nhớ đòn rồi thì lại cần Uke kháng cự từ từ. Bạn ráng tập đòn này cho nhuyễn thí các đòn sau sẽ dễ hơn. Chúc thành công.

aiki
06-02-2008, 08:04 PM
David nói đúng đó. 'Róc bàn tay' là để đem tay uke khỏi TCT để làm MTB. Nên học cái hình, khi nhớ hình xong thì áp dụng nguyên lý và từ từ nhờ uke kháng cự để rút thêm kinh nghiệm. Ikkyo có nhiều cách đánh lắm, cách anh CMKCD nói là 1 cách khác thôi.

Kachi chớ có vội, nên từ từ mà tập và phải hiểu và vững cần căn bản thì mới khá được!:biggrin: :biggrin:

chithanh
06-19-2011, 10:00 PM
David nói đúng đó. 'Róc bàn tay' là để đem tay uke khỏi TCT để làm MTB. Nên học cái hình, khi nhớ hình xong thì áp dụng nguyên lý và từ từ nhờ uke kháng cự để rút thêm kinh nghiệm. Ikkyo có nhiều cách đánh lắm, cách anh CMKCD nói là 1 cách khác thôi.

Kachi chớ có vội, nên từ từ mà tập và phải hiểu và vững cần căn bản thì mới khá được!:biggrin: :biggrin:
Cháu lại gặp khó khăn trong vụ này chú Aiki ạ. Thường thì khi bị uke nắm thuận tay, cháu lùi lại kết hợp "róc mía" trên cánh tay nắm của uke để khiến uke MTB do bị chúi về phía trước. Nhưng với 1 số uke k hợp tác, uke to con, 1 số uke mới tập, cháu k thể áp dụng đc. Cháu cũng cố gắng thả lỏng, di chuyển nguyên khối mà vẫn chưa đạt được hiệu quả như ý, như chưa kết nối được với uke vậy. Tập mấy năm rồi, bây giờ lại quay lại với Ikkyo

aiki
06-20-2011, 03:55 AM
Cháu lại gặp khó khăn trong vụ này chú Aiki ạ. Thường thì khi bị uke nắm thuận tay, cháu lùi lại kết hợp "róc mía" trên cánh tay nắm của uke để khiến uke MTB do bị chúi về phía trước. Nhưng với 1 số uke k hợp tác, uke to con, 1 số uke mới tập, cháu k thể áp dụng đc. Cháu cũng cố gắng thả lỏng, di chuyển nguyên khối mà vẫn chưa đạt được hiệu quả như ý, như chưa kết nối được với uke vậy. Tập mấy năm rồi, bây giờ lại quay lại với Ikkyo

Trước khi trả lời, nắm thuận tay là sao CT? ví dụ Tay phải uke nắm tay trái mình hay tay phải uke nắm tay phải mình?


gyaku hamni
http://s3.e-monsite.com/2011/02/12/08/resize_550_550//aikido_gyaku_hanmi_katatedori.jpg

ai hamni
http://www.stenudd.com/aikido/images/attacks/aihanmikatatedori3.jpg

chithanh
06-20-2011, 04:18 PM
Trước khi trả lời, nắm thuận tay là sao CT? ví dụ Tay phải uke nắm tay trái mình hay tay phải uke nắm tay phải mình?

Ui. Cháu bị nhầm :p Là nắm nghịch tay - gyaku hanmi ạ :D Dạo này học hành căng quá nên đầu óc cứ loạn lên. Viết tên tếng Nhật thì sợ nhầm mà viết tiếng Việt thì lại lẫn :">

http://www.youtube.com/watch?v=-CqV_eFSnX0

Chính xác là đòn Gyaku Hanmi Ikkyo như trong clip này đây ạ. Đoạn lùi về, chém dọc tay uke để làm uke MTB gần đây cháu thấy mình đánh k hiệu quả.
Hôm qua cháu nằm vắt tay lên trán hồi tưởng, mới nhớ ra câu chuyện là thế này. Ngày xưa khi tập đòn này, cháu thả lỏng gần như hoàn toàn cánh tay bị uke nắm, như sợi dây thừng kéo uke đi. Làm vậy có vẻ dễ hơn. Nhưng có 1 thầy chỗ cháu bảo như vậy là thân người đi trước tay, khó kiểm soát uke. Thầy bảo cần phải di chuyển nguyên khối, tức là cái tay bị nắm luôn để trước trục chính tâm. Nhưng giờ nghĩ lại mới thấy, từ khi cháu chú ý giữ cánh tay bị nắm gần trục cơ thể thì cháu thấy khó thả lỏng hơn, nhiều khi như lôi uke đi vậy. Chú aiki giải thích giúp cháu với

David
06-20-2011, 05:51 PM
Thầy Fukakusa có hướng dẫn kỷ thuật này trong 1 lần tập huấn ở Sài Gòn.
Chí Thanh di chuyển chân sau trong khi tay thả lỏng (tay sát vào người) sao cho tay bị uke không chế chạm vào đai của mình (nếu được Chí Thanh nắm đai luôn). Sau đó di chuyển chân còn lại theo tuần tự của đòn ikkyo và áp dụng động tác funekogi undo. Đó là cách kéo uke bắng cả thân người. Phần còn lại là "róc bàn tay" ....... và kết thúc đòn.

Chithanh phải chú ý đến vị trí các bước chân để giữ Maai, làm uke giảm uy lực khống chế, tạo vị trí có lợi cho nage. Aikido bộ pháp rất quan trọng - Chân thì mạnh hơn tay (cám ơn anh Fourever, đến giờ em mới hiểu). Chúc thành công.

aiki
06-21-2011, 06:21 AM
Cái clip CT post đánh đúng đó.
CT thử giữ tay uke thẳng (extension) và khi chém dọc tay, chém ngay khớp xương cùi chỏ của uke coi. Khi chém, hạ trọng tâm luôn chứ đừng cúi lưng xuống. Thử đi rồi cho hay!

Nếu được thì post clip CT đánh đi, tui coi xong nói chỗ nào khg ổn! Nếu ngại thì đừng để post public, gửi cho tui link qua PM cũng được!

chithanh
06-23-2011, 12:15 AM
Cám ơn chú Aiki và anh David. CT cũng nhớ có lần thầy Fukakusa qua HN, cũng chỉ như anh DV nói. Nhưng do tiếp thu nhiều nên lâu dần lại lẫn lộn cả :p Lần sau tập CT sẽ chú ý hơn đến những điều trên
@Chú aiki: CT cũng muốn quay clip lâu rùi nhưng lại k có điều kiện, khi có điều kiên thì lại quên mất :p Hẹn chú Aiki lần sau CT thi lên cấp sẽ nhờ quay clip để chú aiki và mọi người nhận xét :D

fourever
07-12-2011, 09:12 AM
Ui. Cháu bị nhầm :p Là nắm nghịch tay - gyaku hanmi ạ :D Dạo này học hành căng quá nên đầu óc cứ loạn lên. Viết tên tếng Nhật thì sợ nhầm mà viết tiếng Việt thì lại lẫn :">

http://www.youtube.com/watch?v=-CqV_eFSnX0

Chính xác là đòn Gyaku Hanmi Ikkyo như trong clip này đây ạ. Đoạn lùi về, chém dọc tay uke để làm uke MTB gần đây cháu thấy mình đánh k hiệu quả.
Hôm qua cháu nằm vắt tay lên trán hồi tưởng, mới nhớ ra câu chuyện là thế này. Ngày xưa khi tập đòn này, cháu thả lỏng gần như hoàn toàn cánh tay bị uke nắm, như sợi dây thừng kéo uke đi. Làm vậy có vẻ dễ hơn. Nhưng có 1 thầy chỗ cháu bảo như vậy là thân người đi trước tay, khó kiểm soát uke. Thầy bảo cần phải di chuyển nguyên khối, tức là cái tay bị nắm luôn để trước trục chính tâm. Nhưng giờ nghĩ lại mới thấy, từ khi cháu chú ý giữ cánh tay bị nắm gần trục cơ thể thì cháu thấy khó thả lỏng hơn, nhiều khi như lôi uke đi vậy. Chú aiki giải thích giúp cháu với
Nage dựa vào lực li tâm (centrifugal force) để làm Uke MTB @ :11 . Với lối đánh trên, Uke có thể:
1- thả bàn tay ra lúc bị MTB
2- hay lao người vào Nage
Nage rất khó lòng để điều khiển Uke
Nếu tay bị nắm luôn để trước trục chính tâm thì khó lòng để đánh đòn theo lối trên.
Thầy của anh ChiThanh có lẽ nói vào trường hợp từ clip sau:

http://www.youtube.com/watch?v=WjEPqDzY3is&
Nage vuốt tay để Uke MTB nhưng không có lực li tâm, chú ý, tay bị nắm của Nage luôn luôn tại TCT
Anh CT nên chọn một trong hai lối đánh, chứ không thể trộn vào nhau được.

aiki
07-29-2011, 03:17 AM
Từ đầu chủ đề naỳ toàn là đáng đòn katate dori Ikkyo theo kiểu căn bản, sau đây tui post 1 vài clip cũng đòn đó nhưng hơi khác chút xíu để ACE cùng thấy sự biến hoá của đòn HKD.

Thầy Donovan

http://www.youtube.com/watch?v=WGTCLlnd6YE&feature=related

Thầy Kato

http://www.youtube.com/watch?v=_wxWTKP0RxM&feature=related

vô kiểu aiki age

http://www.youtube.com/watch?v=mNaxSHsxEOE&feature=related

maimai
04-12-2014, 11:16 PM
Mình thấy trong đòn Gyaku Hanmi Ikkyo, đoạn tách được tay uke ra rồi đẩy tay uke lên, uke rất dễ lấy lại thăng bằng, gây khó khăn cho việc vào đòn

Như trong clip này, đoạn 0:11 và 0:37

https://www.youtube.com/watch?v=HHNvGzh10S4

Các đòn Ikkyo khác cũng có bước đưa tay uke lên thế này, nhưng trong Gyaku Hanmi, tay uke bị đè xuống làm MTB trước nên khi bị đẩy tay lên (về vị trí ban đầu), uke thường có xu hướng đứng thẳng lại và lấy lại thăng bằng. Không biết có điểm gì cần lưu ý ở đây không? Mong mọi người chỉ giáo :confused:

phamhung
04-13-2014, 05:20 PM
Có lẽ khoảng cách hơi rộng? Nếu như tori có thể kiểm soát khoảng cách gần hơn, hoặc tay của tori không chỉ là tách tay nắm của uke, mà khi đưa lên, đẩy thêm về phía uke. Khi đó, uke vừa mất thăng bằng nhiều hơn, tay bị cong lại nhiều hơn, dễ quật. Cũng theo nguyên lý phản lực thì khi tori đẩy uke, uke có xu hướng chống lại, khi đó, tori mượn lực đó cộng với xoay hông để cho uke đo sàn luôn. Hồi trước, tập đòn này, mình nhớ là cứ nhắm màng tai uke mà đẩy tới, uke không lấy lại thăng bằng được.

Không biết như trong clip này thì chân của tori có hơi chậm không nhỉ? Ở đoạn 0:37, tay phải như kiểu đẩy với ra mà chân chưa bước lên.

aiki
04-16-2014, 12:07 AM
Nhìn clip thì thấy là lấy / rút tay uke ra. Nếu uke nắm thật chặt hay tay uke to hơn tay nage thì khó mà rút tay ra như trong clip lắm. Có vài điềm chính mà khg thấy rõ trong clip.

1- cái niêm phải giữ giữa tay nage và cổ tay ukenhư cái hình chụp ở 0'26". Nhìn hình thì đúng, nhưng trong clip khg thấy như trong hình
2- Quay hông lúc đẩy tay tới uke
3- cái niêm và trọng lượng nage "đè" lên tay uke sua khi ra khỏi trục để giữ uke MTB.

anh H nói đúng 1 phần là đẩy tay vô mặt. Tui gọi đó là extension tay. Có nhiều người và tùy góc độ nắm, lúc ra như hình ở 0'26, thì dùng cạnh bàn tay nhấn vô ngón tay cái uke nữa.

Đó là những tiểu tiết mà khó nhìn qua clip lắm, cảm nhận sẽ thấy được liền.

Surfgrass
04-18-2014, 08:16 AM
tiền thân của đòn Ikkyo, đánh giống như vầy thì có thể có hiệu quả hơn. Đòn Ikkyo của Aikido là một đòn trong bộ Ikkajo của Daito Ryu, bộ này có 30 đòn, trong Daito ryu Ikkyo được gọi là Ippondori


http://youtu.be/1vA0c56Bxsk


lời giải thích và tấn pháp.


http://youtu.be/k6zFG2eDkRg

aiki
04-18-2014, 08:48 PM
Có 1 cách tập để vô đòn như thầy Kondo. Tui có viết 1 bài về cách tập đó rồi. Hình như là seminar với thầy Chiba thì phải. Muốn vô được như vậy khg dễ tí nào hết vì nếu chậm là gãy ngón tay như khg, nếu uke chém thật tình.

maimai
04-18-2014, 11:40 PM
Cám ơn anh phamhung và chú Aiki đã trả lời.
cháu vẫn chưa hiểu lắm về cái niêm chú aiki nói?
1 điểm nữa ở đòn này là khó đẩy cùi chỏ uke lên, có phải dùng lực hông để đẩy sẽ giải quyết đc vấn đề này?
Theo mọi người khi quay hông để đẩy có nên bước chân lên cùng lúc không? Nếu bước thì đòn có thể bị khựng lại 1 chút, nhưng nếu không bước thì sau khi đẩy khoảng cách lại hơi xa, khó kiểm soát uke?

phamhung
04-19-2014, 12:48 PM
maimai coi ở 0:25, khi đó, 2 tay phải hoạt động đồng thời, chứ không bóc tách riêng. Khi tay trái đã lật cổ tay uke, tay phải miết luôn tới khuỷu tay, để đẩy vào hướng mặt của uke. Đó là đẩy chéo vào mặt, chứ không phải là đợi nâng tay uke lên rồi tay phải mới đẩy khuỷu từ dưới lên.

Chân với hông là liền nhau thì mới giữ trục chứ. Chân hông lên cùng, tạo đà để tay phải ấn vào khuỷu tay uke.

maimai
04-19-2014, 05:57 PM
Chân với hông là liền nhau thì mới giữ trục chứ. Chân hông lên cùng, tạo đà để tay phải ấn vào khuỷu tay uke.
Em thấy nhiều người đánh ikkyo thường xoay hông trước khi bước chân, làm vậy có vẻ tận dụng đc nhiều lực hông hơn?
Như thầy Donovan ở đoạn 0:32 và 0:41


http://www.youtube.com/watch?v=WGTCLlnd6YE

Còn khi chân hông liền nhau thì thường đánh theo kiểu lái tay uke (về điểm thứ 3 tam giác chẳng hạn) chứ ít dùng lực hông? :confused:
Mọi người nghĩ sao ạ? :confused:

Surfgrass
04-21-2014, 04:58 AM
Muốn vô được như vậy khg dễ tí nào hết vì nếu chậm là gãy ngón tay như khg, nếu uke chém thật tình.

Mình vô đòn (irimi) khi tay uke trên đường lên chứ không phải tay uke trên đường xuống chú Aiki ơi, khi uke chém xuống là trể rồi. (Cái này cho ikkyo omote)

aiki
04-22-2014, 07:32 PM
Thì đúng đó SG. Phải vô khi tay uke vừa đưa lên. Đâu có dễ đâu. Có 1 cách tập để từ từ vô khi tay lên. Vô trễ là gãy ngón tay. Rất khó cho beginner vô như vậy nếu khg được hướng dẫn kỹ.

MM, nói qua văn về cái niêm khó lắm. Aikido có nhiều cách vô đòn. Đòn có hiệu nghiệm hay khg là cách vô vì vậy mới có nhiều seminar để mình thấy những khác biệt đó.