PDA

View Full Version : tiểu sử thầy koichi tohei



psi_ops2001
05-31-2006, 09:50 PM
(mượn đỡ của anh tristian_the_fall) psiops thấy ảnh post bên ttvol tính đợi ảnh đem qua đây mà ko thấy ảnh lên nữa nên mạo mụi đem qua luôn
Tiểu sử thầy Koichi Tohei http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/tohei.jpg

Koichi Tohei sinh năm 1920 và lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp trên ở Nhật Bản, ở phía Bắc Tokyo. Ngày còn trẻ ông có thể chất rất yếu đuối và được cha ông hướng dẫn tập Judo và Thiền để tăng cường thể chất của mình. Sau đó ông bắt đầu tập misogi và một vài môn Yoga khác của Nhật. Những sự kiện và quá trình luyện tập đó đã ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc sống sau này của ông.

Năm 1939 ông được gặp Tổ sư và được giới thiệu môn Aikido. Ông rất ngạc nhiên là dù với kỹ thuật Judo điêu luyện của mình những ông vẫn không thể đấu lại được với một người già hơn mình rất nhiều, và rất nhanh chóng ông trở thành một học viên nghiêm túc của môn võ này. Năm 1942, ông được gọi đi lính và đã sống một thời gian ở Trung Quốc. Trong thời gian này ông nhận thức được tầm quan trọng của một sự tĩnh lặng của tâm và sự hoà hợp của tâm và thân. Điều này là định hướng quan trọng cho việc luyện tập của ông sau này. Ông có tiếng là một sĩ quan may mắn vì chưa có người nào dưới quyền chỉ huy của ông bị mất mạng dù là trong những trận chiến ác liệt nhất.
Sau chiến tranh ông lại trở về với vai trò là đệ tử nội trú (uchi deshi) của Tổ sư, trở thành một trong những nhân vật mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất trong thế giới Aikido. Trong những ngày đấy, chuyện những người đến thách thức tại võ đường là rất phổ biến và thày Tohei là người thường đứng ra để đấu với những người muốn đến sân tập để thách đấu với tổ sư. Có rất nhiều người đã phải dập đầu trong đó có một nhóm đô vật người Mỹ những người trước đó đã thách đấu ở Tổng đàn Kodokan của bộ môn Judo.

Năm 1953, ông được Tổ sư phái tới Hawaii, trở thành người thày đầu tiên mang Aikido tới Hoa Kỳ. Trong vòng khoảng một thập kỷ sau đo, thày Tohei đã tới nước Mỹ rất nhiều lần và đã đào tạo được rất nhiều thày giáo giỏi cho nước Mỹ hôm nay. Chính ở trong giai đoạn này mà Aikido của thày Tohei có nhiều những biến chuyển do việc tập với những người Mỹ to lớn rất khác so với việc tập luyện thông thường ở Nhật Bản. Trong giai đoạn này, việc luyện tập của ông bắt đầu khác so với những thày dạy khác, và điều này bạn có thể nhận thấy nếu so sánh những sách mà ông viết vào cuối những năm 50 với những cuốn sách được viết cùng thời của Kisshomaru Ueshiba - cả hai cuốn đều được Tổ sư ủng hộ. (Chi tiết này có thể cho thấy Aikido là sự hòa hợp và nhận thức của cá nhân mỗi người. Mỗi người đến một trình độ nào đó có thể phát triển một đường lối Aikido cho riêng bản thân mình. Điều quan trọng nhất là vẫn giữ được tinh thần yêu thương và hoà hợp. Điều này giải thích vì sao mặc dù các đại đệ tử của tổ sư như Tohei, Saito, Kisshomaru,... đi những con đường rất khác nhau nhưng vẫn được tổ sư ủng hộ).

Thày Tohei lên đến chức vụ trưởng giáo (sư trưởng) tại sàn tập Aikikai Hombu (tổng bộ của Aikikai) và là người duy nhất được Tổ sư cấp chứng nhận 10 đẳng với một chứng chỉ chính thức. Chúng tôi vẫn có một cuốn băng của một đài truyền hình Mỹ năm 1957, mà thày Tohei làm phiên dịch cho Tổ sư trong một buổi phỏng vấn. Ông quả là một người rất nổi tiếng trong thế giới Aikido nhờ vào tính cách thân thiện của ông.

Sau khi Tổ sư mất, Kisshomaru Ueshiba trở thành Tổ sư Aikido thứ hai và thày Tohei tiếp tục với vị trí trưởng giáo của mình. Trong một vài năm tiếp theo mọi việc vẫn tiến triển như trước những đã bắt đầu xuất hiện những căng thẳng giữa những Aikidoka cao thủ.

Thày Tohei có ý tưởng rất rõ ràng về việc luyện tập Aikido. Những ý tưởng đó dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoà hợp được một trong những sư phụ Yoga của ông dạy. Ông dự định đưa phương pháp huấn luyện khí trong Aikika nhưng gặp phải sự phản đối gay gắt của những thày dạy truyền thống ở đây. Vì vậy, vào năm 1971, trong khi vẫn là trưởng giáo của Aikikai, thày Tohei thành lập tổ chức Ki no Kenkyukai, để dạy các nguyên tắc của khí và việc hoà hợp giữa tam và thân, bên ngoài khuôn khổ của Aikido. Vị trí này được duy trì cho đến khi mâu thuẫn giữa thày Tohei và phần còn lại của Aikikai đã trở nên quá gay gắt và ông đã quyết định rút lui. Ông sau đó thành lập Shin-shin Toitsu Aikikai, để giảng dạy Aikikai theo các nguyên tắc về Khí.

Mâu thuẫn này đã gây ra sự chia rẽ lớn trong thế giới Aikido do có quá nhiều người bị giằng xé giữa việc theo thầy Tohei, thày dạy Aikido uy tín nhất lúc bấy giờ, với việc ở lại với Aikikai lãnh đạo bởi con của Tổ sư. Sự lựa chọn này gây ra rất nhiều cảm xúc khó khăn mà cho đến giờ vẫn còn tồn tại.

Thầy Tohei vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển phương pháp day Khí và Aikido của mình. Và tổ chức Ki no Kenkyukai tiếp túc phát triển và mọc ra các chi nhánh trên khắp mọi nơi.

Thày Tohei là một nhân vật rất đặc biệt. Mọi người đều đồng ý rằng, ngoại trừ Tổ sư, kỹ thuật Aikido của thày Tohei được coi là hoàn hảo nhất. Ngoài ra, ông được coi là một trong những thày giáo Aikido giỏi nhất trên thế giới, ông đã phát triển hầu hết các phương pháp huấn luyện mà được rất nhiều võ đường hiện nay sử dụng.


Khái niệm về khí (Koichi Tohei)http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/kiindaily.jpg

Chúng ta tin rằng cuộc sống của chúng ta tiếp tục từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến tương lai. Tuy nhiên, nói nghiêm túc ra, quá khứ chẳng bao giờ quay lại cả. Và không ai biết rằng điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều duy nhất chúng ta có thể nói chắc chắn là hiện tại chúng ta đang sống.

Rất nhiều người trên thế giới thường bị cùm xiềng bởi quá khứ huy hoàng và họ phàn nàn về tình hình hiện tại. Trong khi những người khác bị trói buộc bởi những quá khứ đen đủi và do đó họ thường nhớ lại cuộc đời mình theo những cách tiêu cực "Cuộc đời tôi là vậy". Và rất nhiều người tin tưởng rằng tình cảnh hiện tại của họ sẽ tiếp diễn mãi mãi.

Quá khứ không bao giờ quay lại. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ có ở hiện tại, giây phút này đây, mà chúng ta có thể làm được điều gì đó và có thể sử dụng sức mạnh của mình thoải mái. Ít người nghĩ xem "Cuộc sống con người là gì?" và "Chúng ta nên sống như nào?" ngay trong giây phút quý báu này.

Thế giới chúng ta đang sống được gọi là tương đối. Mọi thứ đều có hai mặt chống đối nhau: trên và dưới, tốt và xấu, sự sống và cái chết. Và đúng là không ai có thể thoát khỏi được thế giới tương đối này. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn rằng chúng ta không nên quên rằng thế giới tương đối này có gốc rễ tồn tại bắt nguồn từ vũ trụ tuyệt đối.

Vũ trụ tuyệt đối là một. Không có khởi đầu và không có kết thúc. Nguyên tắc Khí dù ở thời kỳ nào cũng chẳng thay đổi. Chúng tôn trọng vũ trụ tuyệt đối và gọi vũ trụ bằng những tên như Trời, Phật,...với những suy nghĩ tương đối của chúng ta. Không có gì tuyệt đối trong thế giới tương đối này. Trong thế giới tôn giáo, mọi người thường có xu hướng suy nghĩ rằng tôn giáo của họ là đúng còn những tôn giáo khác thì không. Chính niềm tin của họ đã tạo ra sự chia rẽ. Chiến tranh và chém giết giữa các tôn giáo cho đến nay vẫn chưa ngừng nghỉ.

Tôi điều hành một tổ chức xã hội về Khí có trụ sở ở Tochigi, Nhật bản. Từ "Shin-po Uchu-rei Kan-no Soku Genjyo" được treo trong một cái khung ở mặt trước của Tenshin Gosho tại tổng hành dinh. Từ này có nghĩa là bạn tin vào vũ trụ tuyệt đối và việc luyện tập các nguyên tắc của khí và vũ trụ tuyệt đối sẽ cho bạn bất cứ những gì bạn mong muốn.

Không ai có thể nói rằng phương Nam là đúng và phương Bắc là sai. Cả hai hướng đều là đúng. Tuy nhiên, sẽ đúng hơn để nói rằng nếu muốn về phương Nam bạn phải đi hướng Nam. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tập các nguyên tắc của Khí thì vũ trụ luôn cho ta những gì ta mong muốn.

Tôi luôn hỏi các thành viên ở đó là "Các bạn muốn gì, một cuộc sống dương hay một cuộc sống âm?" Một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc, thành công và khoẻ mạnh được gọi là một cuộc sống dương. Một cuộc sống tăm tối, không có gì thành đạt, luôn luôn bệnh tật và không thể tìm được lý do gì mình được sinh ra thì gọi là một cuộc sống âm. Không có học viên nào thích cuộc sống âm tất.

Như vậy, theo tự nhiên để có được một cuộc sống dương, thì hãy dùng những ngôn từ dương, rèn luyện theo cách dương, liên hệ với mọi người theo cách dương và khuyếch trương Khí ra. Đương nhiên, tôi thích sống một cuộc sống dương, vì vậy tôi chỉ dạy cách khuyếch trương Khí dương ra.

Mặt trời đang chiếu sáng. Nó chiếu sáng, vậy thì phải có gì đó để bắt đầu sự chiếu sáng này. Nếu ai đó tiếp tục hỏi cái gì ở đó trước khi có sự chiếu sáng đó? Thì chúng ta chỉ có thể trả lời là chẳng có gì và nhưng có một vài thứ ở đó. Điều này có nghĩa là mặt trời chẳng có thể biến thành không, và ở đó có rất nhiều vô vàn những phân tử bé nhỏ.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống con người bắt đầu khi một tế bào trứng và một tinh trùng được kết hợp với nhau. Nếu được hỏi là những thứ đó từ đâu tới thì bạn chỉ có thể trả lời rằng chúng không bao giờ ở thể trạng không cả mà chúng tồn tại ở dạng những vật thể vô cùng nhỏ bé. Tôi cho rằng vũ trụ là sự tập hợp vô cùng vô tận của hằng hà sa số những vật thể nhỏ bé li ti, và đó cũng là nguyên lý khí của vũ trụ.

Theo nghĩa này thì mọi thứ được sinh ra từ khí ở trong vũ trụ và rồi lại trở về với trạng thái khí ban đầu. Và chẳng có cái gì biến mất để về trạng thái không cả.

Điều kiện để cơ thể chúng ta trao đổi khí với vũ trụ được gọi là "iki-teiru" (sống, tồn tại) trong tiếng Nhật. Chúng ta khuyếch trương Khí, vì vậy, chúng ta trao đổi Khí với vũ trụ. Chừng nào chúng ta còn sống thì sẽ là tự nhiên khi chúng ta khuếch trương khí. Mùa xuân đang đến, hãy để chúng ta hoà hợp tâm và thân theo quy luật của vũ trụ và sống một cuộc sống dương

psi_ops2001
05-31-2006, 09:58 PM
(cũng là bài của anh tristian_the_fall) CHÚ Ý :bài ở dưới đọc xong rồi mới tới bài này !! psiops post sai vị trí Tính cách của Tổ sư Ueshiba

A.J: Có những nhân cách nào lớn trong những năm 1940 hoặc 1941 - những người mà sau này tự tạo cho mình một danh tiếng ở đó không?

Tohei Sensei: Chẳng có ai như vậy khi tôi đến đó. Lúc đó hầu như không có võ sinh và có rất ít đệ tử nội trú.

A.J: Ấn tượng lớn nhất của thầy về Sensei Ueshiba?

Tohei Sensei: Tôi luôn nhớ về Tổ sư như một ông cụ tốt bụng. Luôn cười hiền hậu, anh biết đấy. Trên nhiều phương diện thì Tổ sư có tính cách rất trẻ con.

A.J: Chúng tôi có rất ít tư liệu về Tổ sư, thậm chí muốn tìm bức hình của Người trong cuộc sống hàng ngày cũng rất khó. Tổ sư có bao giờ nói về những câu chuyện thông thường, những chủ đề thường nhật gì đó không? Từ những băng ghi lại của Tổ sư thì người cứ như là từ hành tinh khác đến vậy.

Tohei Sensei: Vâng tôi hiểu ý anh. Tổ sư chắc chắn là thường nói theo kiểu vậy.

A.J: Tôi cũng nghe nói là đôi khi Tổ sư còn nổi giận vô cớ.

Tohei Sensei: Ừ, chuyện đó thường xuyên xảy ra. Nhưng Tổ sư lại luôn rất tử tế đối với phái nữ. Tôi chưa bao giờ thấy người nổi cáu với một phụ nữ nào cả. Một lần có võ sinh trẻ tên Kurita chợt thấy Thày Ueshiba ngồi chiếc ghế hơi bị lệch nên lại gần để chỉnh ghế cho thầy. Thầy Ueshiba lập tức nổi điên là hỏi cậu ta là đang làm gì vậy. Cậu bé tội nghiệp đứng như trời trồng chẳng hiểu chuyện gì xảy ra cho đến khi tôi giải thích cho Tổ sư là thầy đã hiểu nhầm hành động của cậu ta là một hành vi vô lễ nào đó.

A.J: Thái độ của Tổ sư thế nào khi thầy bắt đầu dạy các nguyên lý về ki?

Tohei Sensei: Tổ sư có những biểu hiện ghen tức và nói mọi người không nên nghe tôi. Người thường nói, "Aikido là do ta sáng lập chứ không phải Tohei. Đừng nghe những gì Tohei nói". Tổ sư thường nhìn quanh dojo và nói những điều như vậy, đặc biệt khi tôi dạy các nhóm con gái. Trên góc độ đó thì Người tỏ ra khá trẻ con do tính bộc trực và thiếu tinh tế của mình - thẳng tính và hồn nhiên. Mọi người theo đủ những tôn giáo khác nhau tới đạo đường và lấy tiền của Người bằng cách nịnh Người như "Morihei Ueshiba, đấng Kami của Aikido". Người thường rất ít khi chi tiêu cho bản thân nhưng ngay lập tức phung phí tiền cho những người như vậy.
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/toheiandosensei-s.jpg

Nhận mười đẳng

Tohei Sensei: Tôi là người đầu tiên được chính thức phong 10 đẳng. Lúc đầu thì tám đẳng là cấp cao nhất, nhưng Gozo Shioda của Yoshinkan bắt đầu phong cấp cho nhiều người quá. Kisshomaru Ueshiba và ông Osawa nghĩ rằng sẽ củng cố được Hombu mạnh mẽ hơn nếu chúng ta có cấp 9 đẳng, và họ đề nghị tôi nhận cấp đẳng đó. Tôi nói rằng không cần thiết tạo ra bất cứ đẳng cấp nào cao hơn những gì chúng ta đã vốn có nhưng họ cứ khăng khăng rằng việc đó sẽ làm củng cố cho đạo đường Hombu nên cuối cùng tôi đồng ý. Chúng tôi tổ chức ăn mừng lễ lên đai ở khu giải trí Ginza. Cả Gozo Shioda và Kenji Tomiki đều có mặt ở đó.

Khi tôi đang ở Mỹ, thì lại có năm người khác cũng được thăng 9 đẳng, và họ cố giấu tôi chuyện này. Tôi nghĩ cũng chẳng có gì lớn đối với những chuyện đó - chuyện đó rồi cũng sẽ xảy ra thôi nên tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều.

Khi tôi trở về Tokyo thì rất ngạc nhiên khi thấy Tổ sư Ueshiba ra đón tôi ở sân bay - lần đầu tiên và là lần duy nhất Người làm như vậy. Khi tôi về nhà thì Người cùng uống với tôi một chút và sau khi thấy tôi vui vẻ cười nói thì Người rất vui và thậm chí là đứng dậy nhảy một vài điệu nhảy truyền thống vốn vẫn làm khi Người thích thú điều gì đó. Tất cả những điều này đương nhiên vì nghĩ rằng tôi có thể tức giận vì Tổ sư đã thăng 9 đẳng cho năm người khác sau khi nói với tôi rằng chỉ có tôi là người duy nhất được phong chín đẳng. Vì vậy thày Ueshiba rất vui khi thấy tôi chẳng tức giận về chuyện đó một chút nào.

Hai hay ba ngày sau đó thì người yêu cầu tôi chấp nhận 10 đẳng. Tôi nói "Sensei, xin Người đừng yêu cầu con điều đó. Vì nếu Người phong con mười đẳng thì con tin là chuyện phong đẳng đó sẽ cứ diễn ra mãi mà chẳng có điểm dừng đâu!" Người chấp nhận đề nghị của tôi nên tôi vẫn tiếp tục giữ cửu đẳng huyền đai. Khoảng 3 năm sau, ngay trước khi Người bị ung thư, thì Người lại yêu cầu tôi điều đó. Người nói với tôi "Koichi-San, con hãy nhận mười đẳng đi." Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải làm điều đó vì sẽ là bất kính nếu còn tiếp tục từ chối và khiến Người lại phải tiếp tục nài nỉ.

Một thời gian sau thì có những người nói rằng tôi không phải là người duy nhất nhận được mười đẳng. Để tránh phiền phức tôi đề nghị cho tôi được đeo lại 9 đẳng như cũ nhưng ông Osawa đã can thiệp và con số "1" đã được đính vào chứng chỉ thập đẳng huyền đai của tôi để chứng nhận rất tất cẩ những chứng chỉ khác, nếu có, của bất cứ ai đều là không chính thức. Chúng tôi tổ chức một bữa tiệc lớn ở Khách sạn Akasaka Prince để ăn mừng sự kiện này.

Cho đến khi tôi rời khỏi Aikikai thì chẳng có ai khác nhận 10 đẳng, nhưng ngay khi tôi rời đi thì mọi người đều cố giành lấy cấp bậc này.

A.J: Thầy nói rằng khi người bắt đầu đặt nền tảng cho việc dạy của mình dựa trên các nguyên tắc về khí thì Tổ sư tỏ ra ghen tị và yêu cầu những người khác không nghe theo thầy. Nhưng mặt khác thì Tổ sư lại phong cho thầy thập đẳng huyền đai. Vậy thì ý định của Tổ sư trong chuyện đó là gì? Tổ sư có thừa nhận thầy hay không?

Tohei Sensei: Tôi nghĩ rằng Tổ sư thừa nhận và chấp nhận tôi. Tôi nghĩ rằng Người thừa biết rằng lúc đó thì chẳng có ai bằng tôi, và có lẽ Người cảm thấy rằng nếu không thăng cấp cho tôi thì Người cũng chẳng thể thăng cấp cho những người khác. Nhưng có lẽ do Tổ sư có những tính khí trẻ con, nên Người chẳng che dấu gì cả, cứ nghĩ gì là Người hành động như vậy thôi.

A.J: Vậy Kisshomaru (đệ nhị Đạo chủ) nhìn nhận vấn đề này như nào?

Tohei Sensei: Kisshomaru lúc đầu không muốn mình bị cuốn vào các vấn đề của Aikido. Anh ta nói "Cha ta và những người như Tohei sinh ra trong cõi đời này để học và dạy Aikido. Và mặc dù là tôi được sinh ra trong gia đình này và là một thành viên nhưng tôi thích sống ở căn nhà ven đồi nơi mà tôi có thể làm ruộng vào buổi sáng và trở về nhà vào buổi tối." Kisshomaru vẫn luôn muốn thực hiện các vai trò hành chính như là Tổng Giám đốc của một tổ chức hơn là làm các công việc dạy dỗ. Khi mà Tổ sư Ueshiba mất đi, Ông Nao Sonoda đưa ra đề xuất là sẽ để Kisshomaru là Tổng giám đốc còn tôi sẽ là đệ nhỉ đạo chủ. Tuy nhiên, trước đó Tổ sư Ueshiba đã yêu cầu tôi làm tất cả những gì có thể để giúp cho Kisshomaru, nên tôi đã cố gắng bằng mọi cách để giúp Kisshomaru có thể tiếp tục cương vị làm lãnh đạo của cả công việc dạy dỗ và công tác hành chính, chính đó là nguyên nhân giải thích cho tất cả những chuyện sau này.

Tôi có vinh dự được bên cạnh Tổ sư trong những giờ khắc cuối cùng của Người. Người nói với tôi "Koichi-San, có phải con đấy không? Ta muốn con hãy vui lòng giúp đỡ con trai ta." Tôi trả lời rằng tôi sẽ cố gắng hết sức của mình trong những công việc tôi làm và Tổ sư không phải lo về những điều đó. "Tốt lắm...đó là những gì ta mong ở con" Người nói rồi nhắm mắt lại. Một lúc sau thì Tổ sư trút hơi thở cuối cùng.

Ông Sonoda rất nhiều lần đề nghị rằng tôi nên trở thành nên trở thành Đạo chủ, nhưng tôi đã quyết tâm giữ lời hứa. Tạo điều kiện để Kisshomaru củng cố địa vị của mình nên tôi ủng hộ ý tưởng rằng Kisshomaru nên đảm đương cả chức danh Đạo chủ và giám đốc điều hành. Kisshomaru rất biết ơn những cố gắng đó của tôi, nhưng chỉ khoảng một năm sau thì thái độ của Kisshomaru thay đổi. Đó là lúc mà ông ta tới Hoa Kỳ và yêu cầu các dojo phải tháo ảnh của tôi ra khỏi các đạo đường ở đó
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/tohei-06.jpg

Rời khỏi Aikikai

A.J: Vào khoảng năm nào thì việc đó xảy ra?

Tohei Sensei: Khoảng 3 năm sau khi Tổ sư Ueshiba mất, năm 1971 hoặc 1972 gì đó. Trước đó thì hầu như tất cả các đạo đường ở Hoa Kỳ đều có treo hình của tôi và Tổ sư nhưng Kisshomaru đã bắt bỏ hình của tôi xuống và treo hình của ông ta lên.

A.J: Dường như cả hai người có quan hệ rất tốt sau khi Tổ sư mất nhưng tại sao mọi chuyện lại trở nên xấu đi như vậy?

Tohei Sensei: Vào năm 1971, tôi đề xuất rằng chúng tôi nên chú trọng dạy khái niệm khí trong Aikikai, tôi có cảm giác rằng việc chỉ dạy đi, dạy lại các kĩ thuật trên bề mặt thì sẽ không có tiến triển trong aikido, vì aikido có liên quan đến khí. Tôi có đề xuất với ông Osawa rằng chúng tôi lập một lớp về khí và mọi người sẽ học lớp đó như là căn bản cho aikido của họ. Ông ta đại diện cho Aikikai phản đối ý tưởng đó, nói rằng aikido của Aikikai là Aikido của Kisshomaru, và cách dạy của Kisshomaru là nền tảng cho công việc dạy dỗ ở đây. Tôi nhận ra rằng mình không có cơ hội dạy dỗ trong một môi trường như vậy nên tôi hỏi họ rằng liệu tôi có thể tiếp tục ý tưởng của mình ở ngoài dojo không. Họ trả lời là được nên tôi đã rời đi và lập ra một lớp học không tập trung vào kĩ thuật Aikido mà tập trung vào khí.

Tôi cho rằng việc dạy khí của tôi đã góp rất nhiều cho sự phát triển của aikido. Việc luyện đi luyện lại kĩ thuật là OK đối với những võ sinh và những người trẻ tuổi nhưng với những người già có sức dẻo dai kém thì họ sẽ chẳng tập được như vậy. Các bài giảng của tôi đã được nhiệt liệt chào đón bởi nhiều nhóm người khác nhau, trong đó có cả những nhà điều hành doanh nghiệp cấp cao giám đốc, các chủ tịch tập đoàn. Tuy nhiên, cả ông Osawa và Kisshomaru đều coi những gì tôi làm là xa rời Aikido.

Ở Mỹ thì họ hiểu Aikido như một vấn đề về mặt tinh thần. Còn ở Nhật thì chúng ta chỉ hiểu Aikido là Aikido, vì vậy tôi thấy cần thiết phải lập khái niệm ki ở Nhật Bản luôn. Ông Osawa là một người rất tốt và luôn lắng nghe những gì tôi nói. Nhưng lúc đó thì ông lại đang cố gắng ủng hộ Kisshomaru nên ông đã tìm cách ngăn cản mọi người tham gia lớp học của tôi.

Họ không cho phép tôi dạy về khí trong Aikikai, nhưng tôi được thoải mái dạy những điều đó khi ở bên ngoài. Hiểu được điều đó nên tôi bắt đầu dạy ở Trung tâm Olympic. Việc đó nhanh chóng phổ biến và chỉ trong 3 tháng đã có hàng trăm võ sinh xin ghi danh. Ông Osawa rất ngạc nhiên khi nghe về chuyện đó nên đã đến gặp tôi yêu cầu tôi liệu có muốn dạy một lớp học như vậy trong Aikikai không! Lúc đó thì tôi khá bực mình nên đã trả lời rằng đã hơi muộn mất rồi.

Không có ai trong những lớp về ki của tôi biết gì về aikido cả và họ cũng không thật sự hứng thú theo đuổi aikido lắm, vì đó không phải là những gì họ định đến học. Điều đó sẽ không thể xảy ra nếu tôi đã được tạo điều kiện để lập một lớp về ki ngay trong Aikikai ngay từ đầu. Ở vào vị trí của ông ta, tôi hiểu rằng ông Osawa đã buộc phải từ chối tôi, nhưng tôi biết ông luôn cảm thấy không hài lòng về quyết định đó. Khi mà Tổng hành dinh của Ki no Kenkyukai (Hội Khí) được xây dựng ở quận Tochigi vào năm 1990, thì ông Osawa vẫn liên lạc riêng với tôi và cũng có một đóng góp nhỏ.

Những câu chuyện Aikido thời kì hậu chiến

A.J: Những người nào tập tại Aikikai sau Thế chiến?

Tohei Sensei: Tôi đã dạy rất nhiều người mà bây giờ đã trở thành những Shihan... như Tada, Arikawa, Yamaguchi, Okumura, Yamada, Chiba, Yamada...

A.J: Thầy có kỉ niệm đáng nhớ nào trong thời gian đó không?

Tohei Sensei: À cũng không hẳn là toàn những câu chuyện vui.

Có một lần tôi cũng gặp nạn khi đang tập với Tamura, anh ta giờ đang ở Pháp. Tôi nói "Cẩn thận nhé, đôi khi tôi sẽ ném mạnh đó nên cẩn thận." Anh ta chắc hẳn không để ý đến lời dặn của tôi vì khi tôi ném anh ta thì anh ta bay mạnh dọc theo sàn và đấm cả cánh tay qua cửa kính. Có lẽ là anh ta định để dừng ở đó, nhưng thay vì giữ lại thì anh ta vội vàng rút tay ra ngay nên đã bị thương do các mảnh sắc của kính. Tôi đã nổi um lên khi nhìn thấy anh ta đã làm gì, và chẳng nghĩ ngợi gì cả nên quở mắng anh ta là sao không đợi cho đến khi có thể rút tay ra an toàn. Tôi ngay lập tức thấy hối hận và thấy rằng thật nhẫn tâm khi tôi nổi cáu lúc anh ta vừa bị thương như vậy. Tôi sửa lỗi bằng việc rủ anh ta đi chơi tối hôm đó.

Một lần khác tôi đưa Tamura và Chiba đi biểu diễn ở Hiratsuka. Bởi vì thời kỳ đó quân Mỹ vẫn đang đóng giữ ở đó nên việc biểu diễn võ thuật dưới mọi hình thức đều bị cấm đoán. Chúng tôi đã được cho phép để biểu diễn aikido tuy nhiên chúng tôi phải biểu diễn cho một vị chỉ huy của doanh trại lính nơi đó. Lời giải thích của chúng tôi về nguyên tắc không đối kháng trong aikido đã được nhiệt liệt đón chào và tìm được sự cảm thông của khán giả.

Trong buổi biểu diễn đó thì tôi có thực hiện một kĩ thuật mà tôi quét chân của Chiba bằng jo. Anh ta tự điều chỉnh để khớp với động tác của tôi. Riêng tôi thì rất ghét những người ngã những kiểu không cần thiết như vậy nên tôi đã bảo anh ta đừng làm những việc không cần thiết và ném anh ta với tất cả sức mạnh của mình. Anh ta ngay lập tức lộn chổng vó lên trời và gần như là tiếp đất bằng đầu luôn. Ngay lúc đó, tôi e rằng tôi đã gây ra một điều kinh khủng cho anh ta, rất may sau đó thì tôi cũng thấy nhẹ nhõm vì anh ta đã tiếp đất được an toàn.

Có một học trò của tôi tập Aikikai và được khen ngợi vì ukemi tốt và thường được theo Tổ sư Ueshiba để biểu diễn. Tôi sử dụng anh ta một lần làm uke trong buổi biểu diễn ở Hibiya Kokaido [địa điểm nơi biểu diễn Aikido toàn Nhật trước khi Budokan được sử dụng], nhưng anh ta bắt đầu lộn ngay cả trước khi tôi ném anh ta. Tôi nói "Mày làm cái quái gì mà ngã trước cả khi ta chạm vào mày vậy? Cút ra khỏi đây!" Lúc đó có rất nhiều người xem ở đó, tôi nghĩ rằng những người đó đều rất ngạc nhiên, nhưng đó cũng là một cơ hội cho họ để thấy rằng kĩ thuật aikido không phải là giả hay được sắp xếp từ trước.

Khi tôi 49 tôi được làm có làm một bộ phim hướng dẫn về tập Aikido mà trong đó Masando Sasaki và Seishiro Endo làm uke cho tôi. Endo cũng có xuất hiện trong hầu hết các bức ảnh của cuốn sách Shinshin Toitsu Aikido. Tôi cũng đã dạy Saotome và Ichihashi.

A.J: Thầy có câu chuyện nào thú vị khi thầy rời Aikikai?

Tohei Sensei: Khoảng mười năm trước ở Pháp có một nhóm học sinh của Tamura đến để gặp tôi. Rõ ràng là Tamura nghĩ rằng vì tuổi tác của tôi thì chắc tôi chẳng thể đánh được aikido nữa mà chỉ tập trung tập ki thôi. Họ dường như muốn đến xem tận mắt xem điều đó có đúng không, và tôi nghĩ là một phần cũng để "ròm" coi một người thập đẳng huyền đai thì như nào. Tôi chọn khoảng 8 người gì đó vào bảo họ xông tất vào tôi đánh randori. Họ về nhà và nói "Sensei Tamura có vẻ sai hết rồi."
Những suy nghĩ từ câu nói của Tempu Nakamura

A.J: Vậy thì Shinshin Toitsu Aikido có gì khác Aikido của thày Morihei Ueshiba?

Tohei Sensei: Khi tôi đến Hawaii và cố gắng sử dụng những kĩ thuật mà tôi được học của thày Ueshiba thì tôi thấy rằng rất nhiều kĩ thuật không sử dụng được. Những gì Tổ sư nói và làm khác nhau rất nhiều. Ví dụ, mặc dù Tổ sư luôn ở trong trạng thái thả lỏng những người thường yêu cầu võ sinh làm các động tác nhanh, mạnh. Khi tôi tới Hawaii thì tôi gặp những võ sĩ rất khoẻ như Akebono và Konishiki (Hai võ sĩ Sumo nổi tiếng của Hawaii) ở khắp mọi nơi. Với những võ sĩ như vậy thì chẳng thể nào có thể dùng sức đối chọi lại được.
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/tohei-03.jpg


Khi bạn bị giữ hoặc khống chế chặt thì những phần bị giữ hoặc khống chế đó đơn giản là không thể di chuyển được. Tất cả những gì bạn có thể làm làm di chuyển những phần mà bạn còn di chuyển được, và cách để làm được điều đó là thả lỏng. Dù rằng đối thủ của bạn có giữ bạn bằng toàn bộ sức mạnh đi chăng nữa thì bạn cũng có thể làm cho anh ta bay khi bạn ném anh ta. Đây là điều tôi lần đầu tiên trải nghiệm trong chuyến đi tới Hawaii, và khi tôi trở lại thì tôi có cái nhìn khác đối với thày Ueshiba, tôi nhận ra rằng thày sử dụng các kĩ thuật trong một trạng thái rất thả lỏng.

Khi tôi tập với thày Ueshiba thì tôi cũng đồng thời tập với thày Tempu Nakamura. Đó là người đầu tiên dạy tôi rằng "lý trí điều khiển cơ thể". Những từ đó có tác động đối với tôi giống như một luồng điện và đã mở ra cho tôi một thế giới thực hoàn toàn về aikido. Từ luận điểm đó tôi bắt đầu làm lại toàn bộ các kĩ thuật của tôi. Tôi bỏ những kĩ thuật mà đi người lại với logic, lựa chọn và sắp xếp lại những kĩ thuật mà tôi thấy áp dụng được.
Giờ đây thì aikido của tôi có khoảng 30% là của thày Ueshiba và 70% là của tôi.

Bạn có thể nói là Hawaii là nơi tôi có tập được nhiều điều quan trọng nhất (shugyo). Lý do trước tiên để tôi tới đó là theo lời mới của Nishikai, một nhóm tập theo phương pháp dưỡng sinh Nishi. Ý định ban đầu của họ lại là muốn thử trình độ võ học của tôi với những vận động viên vật chuyên nghiệp khác và tận dụng những thành quả từ các cuộc đấu đó để xây dựng toà nhà lớn của họ. Tôi không biết về chuyện đó cho đến ngay trước khi chuẩn bị rời Nhật đi, và lúc đó thì đã quá muộn nên tôi đành phải cuốn theo ý định của họ.

Những người Hawaii tương đối thành thật trong việc thể hiện thái độ đối với tôi. Họ nói "Sensei à, thày có vẻ khá là trẻ đáy chứ" Rồi họ lại nói "Sensei, thày lại còn nhỏ nữa..." Rồi họ nói thẳng luôn "Liệu thày có chắc là đấu được không?" Tôi hiểu rằng điều duy nhất tôi có thể làm là thể hiện và để cho họ tự đánh giá thôi. Sau đó thì tất cả những võ sĩ và vận động viên vật địa phương đều đã trả thành học trò của tôi. Aikikai Hawaii đã được thành lập tám tháng sau đó, và tôi cũng được trao danh hiệu cảnh sát trưởng danh dự của lực lượng an ninh địa phương, Tổ sư Ueshiba chưa bao giờ phải trải qua những thử thách như vậy trong đời mình.

A.J: Chúng tôi muốn hỏi thêm thày về các kĩ thuật với vũ khí. Ở đạo đường Hombu Aikikai có một Shihan cho rằng Aikido hiện đại không có các kĩ thuật sử dụng vũ khí những mặt khác thì có những thày như thày Morihito Saito lại kết hợp những kĩ thuật đó với việc dạy kĩ thuật tay không (taijutsu). Theo quan điểm của ngài thì những kĩ thuật sử dụng vũ khí đó có phải là bộ phận của aikido hay không?

Tohei Sensei: Nói rằng không có các đòn sử dụng vũ khí trong aikido thì thật là lố bịch. Mọi người nói vậy là vì họ không biết thôi. Các bạn đến thì sẽ thấy là chúng tôi sử dụng vũ khí ở trong Hội Khí. Đồng thời các bạn cũng thấy các kĩ thuật đó trên các video hướng dẫn. Việc aikido có sử dụng vũ khí là chuyện rất thông thường, rất đáng xấu hổ khi có những người nói điều ngược lại. Không biết tôi có phải cần qua đó để chỉ cho họ không?

Ông Yoshio Sugino (Chủ đạo đường Yuishin của chi nhánh Aikikai ở Kawasaki, thập đẳng huyền đai Katori Shinto-ryu) có đến xem một buổi kiểm tra về thể lực của chúng tôi. Khi quan sát kĩ thuật vũ khí của một số thành viên của chúng tôi ông ta đã khen ngợi "tôi thấy chỗ của thầy có hàng tá người có thể trở thành O-sensei ở đây"

A.J: Tohei Sensei, chúng tôi cám ơn ngài rất nhiều vì đã giành thời gian cho chúng tôi

psi_ops2001
05-31-2006, 10:04 PM
của anh tristian_the_fallMặc dù là đệ tử đắc ý và con rể của Tổ sư, giữa Tổ sư và thày Tohei đôi khi cũng có những quan điểm trái ngược, thậm chí đôi khi là có sự cạnh tranh ngầm với nhau khi thày Tohei phát triển Aikido Ki của thày, xin giới thiệu với các bạn bài phỏng vấn của Aikido Journal với thày Tohei năm 1995:

"Aikido đã bùng nổ kể từ sau thế chiến thứ hai. Thầy Koichi Tohei, một người có đóng góp to lớn cho quá trình này, là một trong những người có đóng góp to lớn cho quá trình này, là một trong những người nổi tiếng nhất để có thể nói về lịch sử của Aikido. Hầu hết những shihan nổi tiếng nhất ngày nay (thậm chí cả những người 7 đẳng trở lên) đều từng được học thày Tohei. Cảm thấy rõ rằng thế hệ tương lai mới chính là người tự quyết định số phận của họ, thày Tohei đã lựa chọn cuộc sống rất ít phát ngôn trong rất nhiều năm qua. Cuối cùng khi mà chúng tôi quyết định nói về tổ chức này, về những suy nghĩ của họ thì thày Tohei mới chấp nhận cuộc phỏng vấn độc nhất này với Aikido Journal. Là đệ tử duy nhất của thày Morihei Ueshiba được chính thức trao 10 đẳng và là một trong những nhân vật nổi tiếng của Aikido giai đoạn hậu chiến, thày Tohei nói chuyện thành thực với chúng ta về quan điểm và những kinh nghiệm của thày (Phỏng vấn ngày 11 tháng 7 năm 1995)

Nguyên tắc của Trời và đất và cách nhìn nhận cuộc sống của tôi.

Aikido Journal (AJ): Sensei, thày có thể nói cho chúng tôi biết cách tiếp cận của thày đối với Aikido được không?

Tohei Sensei: Khi chúng ta bước vào thế kỉ 21, thế giới chúng ta đang sống ngày càng trở nên tương đối hơn. Vì có phía trước nên cũng có phía sau. Vì có ở trên nên có ở dưới. Trong thế giới tương đối này, không có gì là tuyệt đối đúng nghĩa cả. Điều này là không thể ví dụ như phía bắc là không đúng nếu phía nam là không đúng. Cả hai chỉ đơn giản là những sự thật mà thôi.

Cách duy nhất đúng để tránh thái độ cực đoán là tránh bị cuốn vào cơn lốc của những cái được gọi là thực tế của thế giới tương đối này mà thay vào đó sống theo những nguyên tắc tuyệt đối của Trời và đất. Theo đó thì những gì tuân theo nguyên lý của trời đất thì sẽ là đúng còn những gì không tuân theo thì sẽ là không đúng.

Hành động quyết đoán được thực hiện bởi sự hiểu biết rằng cái gì là thuận theo nguyên tắc của Trời và Đất. Một sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn tới những nỗ lực bất hợp lý, hay còn gọi là muri, có nghĩa thông thường là thiếu nguyên tắc, và điều này thì nên tránh. Điều này vẫn luôn là cách suy nghĩ của tôi và đó là lý do tôi rất thận trọng tránh những con đường có thể dẫn đến những nỗ lực bất hợp lý hoặc đi ngược lại những nguyên tắc này.

Aikido là một con đường đi đúng với ki của Trời và đất. Rất nhiều những người khác có tập luyện võ đạo nhưng thường nói về những thứ phi logic và dẫn đến những hành động bất hợp lý, những thứ mà không thể thực hiện được. Nhưng cách sống của tôi là tránh những gì không thuận theo lý của Trời đất.
Những huyền thoại và thực tế: Tôi đã được thực sự học gì từ Tổ sư Morihei?

AJ: Điều quan trọng nhất mà thầy được học từ thầy Morihei Ueshiba?

Toihei Sensei: Cách mọi người giải thích về ki ngày đó thường có gì đó rất huyền bí, nhưng tôi có thế nói rằng tôi chưa làm gì có vẻ rời xa hoặc mang tính huyền bí cả. Ngược lại, hầu hết những gì thày Ueshiba nói ra thường mang những vẻ thần bí.

Tôi bắt đầu tập Aikido vì tôi thấy thày Ueshiba thật sự làm chủ được nghệ thuật thả lỏng. Chính vì thày thả lỏng như vậy nên thày có thể tạo ra thật nhiều sức mạnh. Tôi trở thành học trò của người với mong muốn được học điều đó từ người. Thành thật mà nói thì tôi chưa bao giờ nghe theo hầu hết những gì thày nói. (To be honest, I never really listened to most of the other things he said.)

Những câu chuyện về việc Thày Ueshiba có thể di chuyển nhanh như chớp, tránh được đạn hoặc nhổ được cây thông và vác lên vai toàn là những chuyện phóng đại. Tôi luôn nhắc nhở những người Aikido nên tránh viết về những điều như vậy. Rất tiếc là nhiều người dường như không nghe điều này. Thay vào đó họ thường giảm kích cỡ của cái cây từ một cái cây to xuống một cái cây có đường kính 10 cm. Trong thực tế, dù chỉ để kéo rễ một cây ngưu bàng nhỏ cũng thường đã là rất khó khăn rồi, vậy thì làm sao trên thế giới này có thể có ai nhổ được cây thông có đường kính đến 10cm cơ chứ, đặc biệt là khi đứng ngay trên hệ thống rễ của nó? Những thứ đó thực chẳng là gì cả mà chỉ là sự phóng đại những gì thường được kể theo lối cổ.

Những câu chuyện kiểu này phát triển rất nhanh kể từ khi thày Ueshiba qua đời, và giờ thì người ta có những câu chuyện là người di chuyển thoắt ẩn, thoắt hiện ở những chỗ có khoảng cách hàng km và cả đống những thứ linh tinh khác. Tôi đã từng ở rất lâu với thày Ueshiba và có thể khẳng định với các bạn rằng thày Ueshiba không có những sức mạnh siêu thiên nhiên như vậy.

AJ: Sensei, thầy dường như vẫn còn rất khoẻ dù đã sang tuổi 76. Vì sao thầy có thể giữ được điều này?

Toihei Sensei: Thực tế thì khi còn nhỏ thì tôi khá là yếu. Cha tôi nói rằng tôi cần phải khoẻ hơn và người đã cho tôi đi học judo, môn mà cha tôi đã được học ở trường đại học Keio. Tôi luyện tập vất vả và cuối cùng thì đã khoẻ mạnh hơn, nhưng khi tôi bắt đầu học khoá tiền đại học ở trường Keio thì một lần bị tràn dịch màng phổi đã khiến tôi phải nghỉ học mất một năm. Sức khoẻ tôi tập mãi mới có được cũng vì đó bị trôi dần đi mất.

Không chịu nổi ý nghĩ rằng mất những gì mà tôi đã phải luyện tập vất vả để có được nên tôi đã thay thế judo bằng những hình thức luyện tập khác như zazen (thiền ngồi) và misogi. Tôi thề rằng không để cho sức mạnh của mình bị mai một dù rằng việc luyện tập có thể giết chết tôi. Lo lắng về sức khoẻ và việc có thể phải sống như một người bán tàn tật không giúp được gì cho sự hồi phục sức khoẻ của tôi, vì vậy tôi thường kệ những suy nghĩ đó. Tôi chỉ quan tâm đến việc luyện tập. Aikido cũng là một phần trong công việc luyện tập đó, tôi tập trung vào để tập cho bản thân khoẻ mạnh hơn, và cùng lúc đó thì những kết quả x-quang cho thấy những dịch tràn ở phổi cũng dần mất đi. Thật đáng kinh ngạc là tôi đã khoẻ hơn.

Mặc dù ý tưởng về điều này đối với tôi vẫn còn rất mờ nhạt vào lúc đó, tôi có cảm giác rằng tâm trí và tinh thần của tôi đã là động lực cho thân thể của mình. Tôi nhận ra rằng cách mà bạn gìn giữ tinh thần của mình là quan trọng. Ốm yếu về thân thể thì có thể chấp nhận được (dù rằng chả ai mong điều đó), nhưng không thể chấp nhận được việc cho phép sự ốm yếu xâm nhập vào tinh thần hoặc ki của bạn.

Ở Nhật Bản, khi cơ thể hoạt động không tốt thì chúng tôi gọi là yamai hoặc byo, có nghĩa là "ốm đau", nhưng khi những hỏng hóc đó mà lan tới cả ki thì chúng tôi sẽ gọi là byoki. Nên dù là cơ thể của tôi có bị bệnh tật gì đi nữa thì tôi cũng không để những thứ đó lan tới ki của tôi. Nếu đầu óc tôi khoẻ mạnh, thân thể cũng sẽ lần lần theo đó mà khoẻ mạnh lại.

Sau khi hồi phục tôi trở lại câu lạc bộ judo, nhưng tôi không thể tiếp tục luyện tập hăng say như trước nữa. Một lý do là vì judo nhấn mạnh đến thể trạng của con người trước khi quay sang các vấn đề về tinh thần. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng tinh thần điều khiển thân thể, và bất cứ những gì bạn nghĩ trong đầu thì bạn cũng sẽ có thể thực hiện được điều đó với cơ thể.

Ngoài ra, do đã ngừng tập judo hai năm, nên lúc mà tôi được hai đẳng, thì những người khác đã leo lên 4-5 đẳng rồi. Và thậm chí là rất nhiều người ba đẳng cũng tiến bộ hơn tôi rất nhiều mà họ có thể ném tôi đi bất cứ đâu. Điều này thật sự là không hay và chẳng còn gì hứng thú đối với tôi nữa.

Với hi vọng là sẽ tăng cường được thêm sức khoẻ của mình, tôi về nhà và bắt đầu tập đá vào các cột quanh nhà. Sau khi đá được khoảng vài ngàn lần gì đó một ngày, thì các bức vách đó bắt đầu bị nghiêng và đổ. Bà chị tôi rất bực mình và bắt tôi ra ngoài vườn tập. Sau một vài tuần gì đó tôi đã có đôi chân nhanh nhẹn và khéo léo như đôi tay. Tôi trở lại đạo đường và có thể hất tung được bất cứ ai ở đó.

Gặp Tổ sư Morihei Ueshiba

A.J: Thày đến đạo đường của thầy Ueshiba khi nào?

Tohei Sensei: Tôi nghĩ là vào khoảng năm 1940. Kisaburo đến trước tôi khoảng một tuần. Tôi trước đó đã cảm thấy rất buồn vì môi trường tôi tập luyện vì tôi có thể chỉ tự tập trong một vài tuần rồi trở lại ném được tất cả mọi người như vậy trong đạo đường judo. "Vì sao mình lại phải tập loại võ thuật như vậy?". Tôi nghĩ. Và sau đó thì tôi gặp thày Ueshiba. Shohei Mori, một sư huynh của tôi tại câu lạc bộ Judo, làm việc cho đường sắt Mãn châu đã kể cho tôi về một vĩ võ sư có một sức mạnh phi thường và hỏi tôi là có muốn gặp thầy không. Anh ta viết cho tôi một lá thư giới thiệu và tôi đã đi tới đó.

Thày Ueshiba đi vắng khi tôi tới đạo đường và tôi gặp một đệ tử nội trú ở đó, Matsutmoto. Tôi hỏi anh ta là Aikido là như thế nào. Anh ta trả lời "Hãy đưa tay của anh cho tôi, và tôi sẽ chỉ cho anh". Tôi biết anh ta chuẩn bị làm trò gì đó đối với tôi, nên tôi đưa tay trái của tôi ra thay vì tay phải. Là một người thuận tay phải, tôi muốn để dành cánh tay đó trong trường hợp cần thiết. Anh ta nắm lấy cổ tay của tôi và sử ngay một chiêu nikyo rất mạnh. Tôi chưa hề căng cứng cánh tay của mình ra, nên cảm giác lúc đó là rất đau. Chắc lúc đó mặt tôi phải tái nhợt đi, nhưng tôi cũng không muốn cho anh ta biết hết khả năng của mình nên tôi cứ chịu đau đến mức mà mình có thể. Thế rồi tôi đấm anh ta vào mặt bằng tay phải của mình và làm anh ta bối rối rất nhiều, rồi thả tay tôi ra.

Tôi nghĩ rằng đó là Aikido và cho rằng nên quên môn võ này đi và định quay về nhà. Đúng lúc đó thì thày Ueshiba trở về. Tôi đưa thày lá thư giới thiệu của mình. "Àh, thư của ông Mori...", thày nói. Và để biểu diễn Aikido, thày gọi một trong những đệ tử rất to cao ra và đánh cho vài chiêu khắp quanh sàn.

Tôi quan sát nhưng vẫn có cảm giác rằng đó như chỉ là đóng kịch thôi thì thày Ueshiba bảo tôi cởi áo khoác ra và vào thử với thầy. Tôi đứng theo thế tấn của judo và bắt đầu xông vào nắm thày. Thật ngạc nhiên là thày ném tôi rất nhanh và nhẹ nhàng đến mức mà tôi cũng chẳng định hình được là thày đã làm như nào. Tôi hiểu ngay rằng đây chính là môn võ mà mình đã tìm kiếm bấy lâu. Tôi xin phép được học và xin ghi danh ngay lập tức. Tôi bắt đầu luyện tập ở đó ngay từ hôm sau.

Tôi thấy việc luyện tập ở đây rất lạ và bí ẩn, tôi rất muốn biết cách các kĩ thuật được thực hiện như nào. Khi một ai đó dùng sức để ném bạn, thì sẽ luôn có cách nào đó để bạn phản ứng hoặc chống lại. Nhưng sẽ là một câu chuyện khác nếu một người không làm gì cả đặc biệt nhưng bạn vẫn bị nằm đất. "Đó mới đúng là Aikido thứ thiệt đây". Tôi nghĩ.

Lúc đầu tôi không hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Thậm chí là những cậu học sinh phổ thông cũng có thể ném tôi mà không có khó khăn gì. Thấy điều này khá là lạ, tôi đã có nắm chặt hơn nhưng đương nhiên là tôi lại bị ném càng dễ dàng hơn.

Cùng lúc đó thì tôi vẫn tiếp tục việc luyện tập tại Ichikukai. Tôi thường ở đó qua đêm và tập zazen và misogi. Việc luyện tập chủ yếu để đạt được một trạng thái khai sáng khi mà cả thân và tâm con người trở nên hoàn toàn không bị những căng thẳng gò bó. Đó thật sự là rất mệt, vì ngay sau đó khi tôi lao vào tập Aikido thì tôi đã mệt chết ngắt rồi. Nhưng thật ngạc nhiên là tôi lại có được trạng thái mà những người vốn vẫn ném được tôi giờ lại hoàn toàn không thể làm được vậy. Tôi thậm chí cũng không cần cố cũng có thể ném được họ. Mọi người thường rất ngạc nhiên và hay hỏi "Tohei làm sao vậy nhỉ? Cậu ta bỏ tập rồi bây giờ lại mạnh lên thế nhỉ!"

Nếu bạn không dùng sức thì người khác sẽ khó mà ném được bạn, và lúc đó thì bạn sẽ dễ dàng ném được đối thủ của bạn. Tôi nghĩ về thày Ueshiba và nhận ra rằng thầy đã thật sự thả lỏng khi thầy thi triển aikido. Chính lúc đó mà tôi hiểu được ý nghĩa thật sự của "thả lỏng".

Aikido của tôi tiếp tục tiến bộ khi tôi tiếp tục luyện tập misogi và zazen. Chỉ sau sáu tháng, tôi đã được gửi đi dạy ở những nơi như trường sĩ quan cảnh sát ở Nakano và trường tư (juku) Shumei Okawa. Không ai ngoại trừ thầy Morihei Ueshiba là có thể ném được tôi cả. Như vậy là tôi chỉ mất có nửa năm để đạt được trình độ đó, vì vậy tôi nghĩ rằng mất những năm hay 10 năm là quá lâu.

Giờ thì mọi người cứ cố gắng hết sức để tập kĩ thuật nhưng riêng tôi thì lại tập khí ngay từ khi bắt đầu tập aikido.

A.J: Thầy cho rằng Tổ sư làm chủ được nghệ thuật "thả lỏng" từ bao giờ?

Tohei Sensei: Tôi nghĩ rằng có lẽ đó là khi người sống ở Ayabe và tham gia tích cực vào các hoạt động của tôn giáo Omoto. Thày Ueshiba thường kể chuyện về một hôm thày đang đứng thả lỏng sau khi luyện tập thì thầy đột nhiên nhận ra rằng cơ thể của mình đã trở nên hoàn hảo và không thể đánh bại được (thực tế rất nhiều người đạt Thiền chứng ngộ đều có trải qua trạng thái này). Người hiểu rất rõ ràng những âm thanh của chim chóc, côn trùng và mọi thứ khác xung quanh người. Trạng thái đó diễn ra trong khoảng năm phút. Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ lúc đó thì người làm chủ được trạng thái thả lỏng. Rất tiếc là thày thường nói về kinh nghiệm đó bằng những ngôn ngữ tôn giáo mà thật là khó hiểu đối với những người khác.

Trước chiến tranh, thày Ueshiba đã dạy tại trường Cao đẳng sĩ quan hải, tại đây thày đã dạy cho hoàng tử Takamatsu (người em trai của hoàng đế Showa). Một hôm hoàng tử chỉ thầy Ueshiba và nói "hãy nhấc ông già này lên." Bốn chàng thuỷ thủ lực lưỡng đã cố hết sức những không tài nào nhất nổi thày Ueshiba lên.

Thày Ueshiba thường nói về lần đó rằng "Tất cả những tinh thần tối cao của Trời đất đã nhập vào người ta và ta giống như hòn đá tảng bất di bất dịch vậy." Mọi người thường tin nguyên những gì tổ sư nói. Tôi nghe kiểu thày nói như vậy hàng trăm lần rồi. Riêng về phần tôi thì tôi chưa bao giờ có những thần thánh nào chui vào người hết nên tôi ít khi tin những cách giải thích phi logic như vậy.

Một lần tôi cùng với thày Ueshiba ở Hawaii, có hai võ sinh Hawaii rất mạnh và họ đang cố nâng tôi lên. Họ thừa biết rằng họ chẳng thể nhấc được tôi, nên họ không nghĩ nhiều đến chuyện đó lắm. Nhưng đột nhiên Tổ sư đang ngồi ngoài đứng dậy và nói "Thôi dừng lại đi, các anh nhấc được Tohei đấy, nhấc được đấy! Thôi, dừng lại đi! Bài biểu diễn này hỏng rồi."

Các bạn biết rồi đấy, tối hôm trước tôi uống đến tận ba giờ sáng đêm hôm trước, và Tổ sư biết rằng tôi về nhà trong trạng thái như nào. Thày nói "Đương nhiên là các vị thần không nhập vào cái người say như con đâu! Nếu các vị thần vào con thì họ cũng sẽ luý tuý mất thôi!" Đó là lý do Tổ sư nghĩ rằng hai võ sinh Hawaii sẽ nhấc được tôi. Trong thực tế thì những thứ đó đâu có liên quan gì đến bất cứ vị thần thánh nào đâu. Đó chỉ là cách hạ thấp trọng tâm của mình xuống thôi. Tôi biết điều này và đó chính là điều tôi đã dạy tất cả các học trò của tôi. Như vậy, không phải chỉ những người đặc biệt mới làm được vậy.

cucat
05-31-2006, 11:31 PM
Hic, quá tuyệt vời! Cảm ơn Psi rất nhiều đó! :biggrin:

aiki
05-21-2011, 09:51 AM
Mới hay tin thầy Tohei (Ky society) vừa qua đời sáng ngày 19 tháng 5 2011, hưởng thọ 91 tuổi. Tang lễ sẽ được làm trong vòng thân mật và lễ chính thức sẽ được làm tại Tokyo. Thời gian và địa diểm sẽ được thông báo sau.

Lại thêm 1 cây cổ thụ HKD vừ về với Sư Tổ.

Xin chia buồn cùng gia đình thầy.