PDA

View Full Version : Shu Ha Ri 3 giai đoạn tập luyện



dzu
12-16-2010, 12:02 PM
Thấy bài này hay xin chia sẻ với mọi người
====

Ba từ Shu Ha Ri được dùng để miêu tả các giai đoạn rèn luyện trong các môn nghệ thuật truyền thống của Nhật. Các từ này được lấy dùng trong kendo, aikido và các môn võ của Nhật chịu ảnh hưởng từ văn hóa của mình như karate, ikebana (nghệ thuật cắm hoa), cha-no-yu (trà đạo), sumi-e (tranh truyền thống) và các môn nghệ thuật khác

Shu Ha Ri có thể dịch là “gìn giữ”, “phá vỡ” và “rời khỏi”. Hoặc cũng có thể dịch là “noi theo”, “tạo riêng” và “tách rời”. Có những rất nhiều kiểu dịch khác nhau nhưng hiểu theo nghĩa này có thể tạm gọi là hợp với các khái niệm trên (xin lỗi, người dịch chưa thể hiện được hết ý nghĩa của 3 từ này :D )

Shu, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tập luyện, có thể hiểu là giai đoạn người tập siêng năng học hỏi người thầy và học hỏi các kĩ thuật một cách chính xác. Ha, giai đoạn thứ hai là giai đoạn người tập bắt đầu phát triển những cách diễn đạt, cách thức mới, và những xu hướng mới của môn võ mà họ đã lão luyện. Ri, giai đoạn thứ 3 là thời gian người tập bỏ qua các hình thức/chiêu thức võ học và phát triển một cách tự do và tự phát.


Tuy nhiên, còn có một cách diễn đạt khác sẽ giúp ích cho người tập luyện hơn. Với một số người, đi theo thầy là một việc không bình thường. Đôi khi những người tập luyện phương Tây sẽ không chấp nhận ý kiến này, hoặc thực hiện một cách thái quá rằng mình phải tuân thủ thầy và không được thắc mắc gì. Mặt khác, khi nghe về Shu Ha Ri, họ lại càng hiểu sai hơn nữa về việc siêng năng làm theo người thầy.

Khi nhắc tới Ha, chúng ta có thể nghĩ đó là giai đoạn “cá nhân hóa” những động tác của mình, biến nó thành của riêng mình, giống như một nhãn hiệu riêng biệt khi người xem nhìn vào có thể phân biệt cách thức của mình với những người khác. Điều đó là không chính xác, nhưng nhiều người lại hiểu theo cách đó.

Khi nói tới Ri, nhiều người cho rằng để đạt được “cảnh giới” thì chúng ta phải gạt bỏ những hình thức mà họ đã học kỹ từ lúc bắt đầu. Rằng họ nên thực hiện một cách ngẫu nhiên, hoặc bốc đồng. Rằng họ ra các bài kata hoặc kĩ thuật đặc biệt, có như vậy họ mới trở thành độc nhất và đáng chú ý.

Nhưng việc tận tình phụng sự một người cả đời, hay máy móc lập lại những tư thế, hay từ bỏ những tư thế truyền thống đều không phải con đường đi tới “cảnh giới”/tinh thông

Có một cách nhìn nhận về Shu Ha Ri sẽ dễ hiểu hơn cho những người phương Tây luyện tập các môn võ châu Á

Hãy nghĩ tới quá trình ra đời của đại bàng

Lúc còn trong trứng, tất cả các điều kiện phải được hoàn hảo. Trứng được sản sinh, thụ tinh và bảo vệ. Nếu mọi việc suôn sẻ, các chất hóa sinh bên trong, nguồn năng lượng tạo ra trứng, và những điều kiện bên ngoài do chim bố mẹ cung cấp. Thì đại bàng con sẽ phát triển và hình thành ra trứng. Nhưng đại bàng rồi sẽ có một ngày phải chui ra khỏi trứng

Giai đoạn đầu của nó là Shu, giai đoạn gìn giữ, đảm bảo các điều kiện được chính xác cho một sinh linh mới vào đời
Giai đoạn thứ hai có thể gọi là phá vỡ. Phá vỡ lớp vỏ để ra ngoài là một giai đoạn khó khăn. Nếu đại bàng con không đủ sức phá vỏ trứng thì nó sẽ bị dị tật hoặc chết. Tuy nhiên, nếu chim con có khỏe mạnh thì việc đục lớp vỏ để chui ra vẫn cần sự trợ giúp ở bên ngoài của chim bố mẹ, cũng như một học trò cần sự trợ giúp của người thầy để phát triển.

Trứng không chỉ nở từ bên trong. Mà chim bố mẹ phải biết lựa chọn thời điểm, đúng lúc đúng chỗ mổ vỏ trứng để giúp chim con nở ra. Cả hai cùng làm việc với nhau để thành công trong giai đoạn này.

Giai đoạn thứ hai đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nó không phải là vấn đề cá nhân hóa hay trở nên khác biệt, đặc biệt hay giỏi hơn những người trước đó. Giai đoạn này nghĩa là dành thế chủ động, đối mặt với khó khăn, gìn giữ và tinh thong “vật liệu” mà mình đang tập luyện. Trong trường hợp này, cơ thể và trí óc là vật liệu mà chúng ta đang tập

Giai đoạn thứ ba là bay đi. Giống như rời tổ. là giai đoạn khi ta đã chin chắn, trưởng thành, được tự do lựa chọn, chấp nhận những khó khăn để thành công hay thất bạilà dựa vào nỗ lực, nguyện vọng và tầm nhìn của chính bản thân. Nó không có nghĩa là từ bỏ thầy, hay môn nghệ thuật mình theo. Nó không ám chỉ việc phải gạt qua những gì chúng ta có được do chăm chỉ mà ra

Mà nghĩa là dùng những công cụ do chúng ta phát triển cho mục đích mà ta chọn

Nếu chúng ta không ở trong các cuộc chiến, ở ngoài đường hoặc chiến trường như một người biết võ, để đạt được giai đoạn thứ 3 này, chúng ta phải biết áp dụng những kĩ năng của mình vào những việc có ích. Và làm một cách khéo léo, quả quyết, can đảm trong suốt cuộc đời

Hi vọng đây là một cách nhìn nhận Shu Ha Ri có ích cho các bạn

Nguồn:http://sites.google.com/site/jeffbrookskarate/shu-ha-ri-three-sta

dzu
12-16-2010, 12:03 PM
Đọc bài này xong, dzu mới thấy vai trò của người thầy rất quan trọng, nhất là ở giai đoạn thứ 2, tuy nhiên dzu chưa có dịp may mắn gặp người thầy nào như vậy :)

David
12-16-2010, 09:28 PM
Giai đoạn 2 là giai đoạn "tạo riêng" mà Dzu. Tức là mình phải suy nghỉ và hiểu để biến kỹ thuật ở giai đoạn 1 "noi theo" thành của mình.

aiki
12-17-2010, 03:05 AM
Thầy Tamura cũng có nói về "SHu - Ha - ri"

Xin đọc khúc dưới của bài này.

http://hiepkhidao.com/showthread.php?t=99

Muốn được "Shu-Ha-Ri" thì phải có thầy giỏi, hiểu căn bản và giải thích. Thầy mà khg hiểu, khg giải thích được thì khó mà áp dụng "Shu-ha-ri" lắm.




Tân môn sinh nên chú trọng tới những điểm nào ?


Bước đầu của học võ (Shu) là theo lời giảng dạy của thầy 1 cách chu đáo cho tới khi làm được kỹ thuật y hệt thầy những kỹ thuật được chỉ.

Giai đoạn tới là (Ha),tìm hiểu được quan hệ liên quan khi thay đổi vài chi tiết của đòn.

Sau cùng là giai đoạn Ri,. Lúc này là mình tìm kiếm thấy đường hướng riêng của mình.

Thời buổi này, rất nhiều người bắt đầu bằng giai đoạn Ri ... vì họ khg làm được những gì HLV chỉ nên họ tự kiếm ra cách đánh lấy. Họ khg làm được điều này nên họ làm điều khác.

Khi thầy chỉ hay sửa 1 võ sinh, nhiều người nói là họ khg cách nào làm được. Đối với họ thật là vô dụng khi ráng làm những gì họ khg làm được.
Học võ là phải thử những điều mà mình khg làm được. Khg có cách nào khác hết.

dzu
12-17-2010, 09:30 AM
@Chú Aiki: Đoạn trích của chú quá hay :)

wago
12-17-2010, 09:59 AM
hêy vui ghê. Mới mấy hôm trước mình với mấy người bạn tìm hiểu về thế nào là Shu Ha Ri, hôm nay lên diễn đàn có Dzu bắt đầu chu để này. cám ơn Dzu và anh Aiki đã chia sẻ. Nhân đây cũng xin góp nhặt một số thứ mà mình thấy hay. Đây là những gì mình tình cờ đọc được từ facebook của một người đã luyện tập lâu năm. Rất thú vị!!!
"One of my MA teacher says that "Shu" is a learning stage. The quickiest way to learn is by copying (some call it mimicking). At this stage the student copies the teacher's forms obediently and diligently. Repeating and polishing the forms till perfection. The "Shu" stage is up to sandan.
...I agree wholeheartly provided the teacher has sound and effective forms and follows a progressive system of instructions. Cause if you have got a wrong teacher, you will never make it. The result of copying and polishing a wrong form is a perfectly wrong form."
tạm dịch là
"Một trong những người thầy dạy võ của tôi nói rằng "shu" là giai đoạn học hỏi. Cách nhanh nhất để học là bắt chước. ở giai đoạn nay người học "ngoan ngoãn" và cần cù làm theo hình thế của người thầy. Lặp lại và nhuần nhuyễn hình thế đến khi hoàn hảo. Giai đoạn Shu kéo dài đến 3 đẳng.
... tôi hoàn toàn đồng ý với điều kiện là người thầy có những hình thế chắc chắn (căn bản) và hiệu quả, và giảng dạy có hệ thống. Nếu bạn có ông thầy dở, bạn sẽ không bao giờ thành công. Việc bắt chước và nhuần nhuyễn các hình thế sai thì cũng chỉ dẫn đến sai mà thôi"

đoạn trao đổi thêm giữa người này với một số người bạn khác cũng thú vị không kém
Q: when you practice in no-mind, you come to ri waza. that's truth? dont need to come shu or ha?
A. You meant "Mushin" - No Mind. You must be martial genius who can gain "satori" without perfection of forms or requiring deep thinking.
Actually I know someone like, he learns from video clips and then introduces the techniques to his grasshoppers.

Hỏi. Nếu ta luyện tập trong trạng thái tịnh tâm, ta sẽ qua được giai đoạn ri có phải vậy không? Không cần phải trải qua giai đoạn Shu và Ha.
Đáp. Chắc hản cậu là một thiên tài võ học khi có thể đat được "satori" (khai sáng) mà không cần hoàn thiện kỹ thuật hay đào sâu suy nghĩ. Thật sự tôi có biết một người, anh ta học từ video clip và chỉ lại kỹ thuật cho người khác.

Q. It took several years trials and errors to know a teacher is the truly good teacher! So how, sensei?
A. Be patient and train with an open mind. There's a saying, "When one is ready, the teacher will appear".

Hỏi. Làm thế nào để tìm được thầy giỏi. Thường mất nhiều năm để nhận ra được thầy mình chọn là đúng hay dở. (cái này mình thấy hay vì vớii người mới tập làm sao biết được thế nào là đúng hay sai, giỏi hay dở)
Đáp. Hãy kiên nhẫn và luyện tập cởi mở. Người ta nói "khi bạn sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện"

NgDaLat
12-26-2010, 05:58 AM
Theo càm nhận cùa tui thì quá trình "Shu - Ha - ri" bao gồm nhiều "Shu - Ha - ri" nhỏ hơn. Có khi một "Shu - Ha - ri" trong 1 buổi tập. Có khi 1 tuần lễ.... Có khi 1 năm ...

fourever
01-27-2011, 04:54 AM
Q. It took several years trials and errors to know a teacher is the truly good teacher! So how, sensei?
A. Be patient and train with an open mind. There's a saying, "When one is ready, the teacher will appear".

Hỏi. Làm thế nào để tìm được thầy giỏi. Thường mất nhiều năm để nhận ra được thầy mình chọn là đúng hay dở. (cái này mình thấy hay vì vớii người mới tập làm sao biết được thế nào là đúng hay sai, giỏi hay dở)
Đáp. Hãy kiên nhẫn và luyện tập cởi mở. Người ta nói "khi bạn sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện"
Đây là câu trả lời hay, nhưng rất khó hiểu, vì cần phải hiểu sự định nghĩa thế nào là "ready - sẵn sàng"!
Nếu tôi giải thích thế nào là "ready - sẵn sàng", mọi người sẻ hết hứng thú để tìm hiểu thêm.
Do đó, tôi sẻ đưa ra vài ví dụ về trường hợp "Not Ready - không sẵn sàng":
1- Đi tìm chổ học, thầy giáo có bằng cấp cao nhất
2- Khi học, tin tưởng tuyệt đối vào lời chỉ dẩn của thầy, và không bao giờ xuy xét, kiểm nghiệm hiệu quả
3- Không có mở rộng con mắt, lổ tai để nhìn, nghe và so sánh những gì mình học cùng với môi trường chung quanh
4- Không thể đưa ra các mục tiêu (goal) gần và xa để đạt được (mục tiêu ở đây không phải là thi lên đai)
Nếu người học trò "sẵn sàng", họ có khả năng để biết thầy giỏi và dở rất nhanh, nên họ sẻ tìm được đúng thầy một cách nhanh chóng.
Một khi học "sai", đến khi nhận ra quá trể (5 năm sau), nhiều người sẽ mất 3-5 năm để bỏ đi (un-learn) những tập quán xấu đến từ thầy dở. Có nhiều người mất cả 20 năm, mới biết mình đi đường sai, lúc đó họ không thể sửa đổi. Lúc đó, họ sẽ tỉếp tục đi theo lối củ, trình độ đương nhiên hơn hẳn người bình thường, nhưng khả năng của họ không bao giờ vượt đến trình độ cao cấp.

aikikai
03-05-2011, 12:43 PM
theo như chú fourever thì người tập võ cũng cần có cái duyên với võ nữa, phải ko ạ?

Surfgrass
01-09-2014, 03:48 AM
Thấy bài này hay xin chia sẻ với mọi người
====

Ba từ Shu Ha Ri được dùng để miêu tả các giai đoạn rèn luyện trong các môn nghệ thuật truyền thống của Nhật. Các từ này được lấy dùng trong kendo, aikido và các môn võ của Nhật chịu ảnh hưởng từ văn hóa của mình như karate, ikebana (nghệ thuật cắm hoa), cha-no-yu (trà đạo), sumi-e (tranh truyền thống) và các môn nghệ thuật khác

Shu Ha Ri có thể dịch là “gìn giữ”, “phá vỡ” và “rời khỏi”. Hoặc cũng có thể dịch là “noi theo”, “tạo riêng” và “tách rời”. Có những rất nhiều kiểu dịch khác nhau nhưng hiểu theo nghĩa này có thể tạm gọi là hợp với các khái niệm trên (xin lỗi, người dịch chưa thể hiện được hết ý nghĩa của 3 từ này )


Hình như nguồn Dzu lấy dịch ra từ bài viết nổi tiếng của thầy Yukiyoshi Takamura của Shindo Yoshin Ryu. Tất cả môn sinh của TSYR rất là quen thuộc với bài này vì khi xin vào học nó là một trong những bài homework phải đọc :) Định khi nào rãnh sẽ dịch ra nhưng chưa có dịp :D

http://www.shinyokai.com/Essays_TeachingShuHaRi.htm

dzu
01-15-2014, 07:17 PM
dạ, dzu có để nguồn bài mình đọc được ở đâu. Có thể nguồn đó họ là từ một nguồn khác cũng không rõ nữa, nhưng thấy hay nên chia sẻ với mọi người. Cũng lâu rồi không vào diễn đàn, thấy mọi người quan tâm bài viết cũng mừng.
Dzu chỉ chia sẻ về Shu Ha Ri còn mấy cái liên quan, kéo theo thì không bàn tới ạ :). Thêm nữa bản dịch cũng chưa chính xác mà người đọc nên tìm hiểu các bản tiếng Anh/ tiếng Nhật để hiểu rõ hơn.
Chúc mọi người tập luyện vui vẻ :)

ps: phần đăng nhập diễn đàn không hiện tên người đăng nhập mà hiện $bbuser, dzu nghĩ chắc dễ bị hack quá ^^

Andy
05-25-2018, 01:21 PM
ps: phần đăng nhập diễn đàn không hiện tên người đăng nhập mà hiện $bbuser, dzu nghĩ chắc dễ bị hack quá ^^

Có thể đúng như bạn nói. Mấy ngày trước, không đăng nhập vô được. Vài ngày gần đây thì vô được. Kiểm tra email, thì có mail rác " Thành Hưng Hà Nội", mình cũng nghĩ có khả năng bị hack.