PDA

View Full Version : Kazuo Chiba và Birankai



Bushido
05-11-2006, 10:42 AM
Kazuo Chiba sinh năm 1940 là một võ sư Aikido.

http://i80.photobucket.com/albums/j196/vosidao/ChibaSitting1.jpg

Ông đã dành đáng kể thời gian trong sự nghiệp huấn luyện Hiệp khí đạo ở Mĩ. Ông mang 8 dan Hiệp khí đạo của Tổng đàn Aikikai ,và là người sáng lập đạo đường San Diego Aikikai tại San Diego nơi ông chuyển tới vào năm 1981. Ông cũng là người sáng lập liên đoàn Hiệp khí đạo quốc tế đặt tên là Birankai.Trong giới Hiệp khí đạo ,Chiba nổi tiếng tiêu biểu cho kĩ thuật cứng rắn hoặc bền bỉ trong Aikido

http://i80.photobucket.com/albums/j196/vosidao/chiba_k1.gif

Tiểu sử

Kazuo Chiba bắt đầu nghiệp võ với môn Judo vào năm 1954 tại Học viện Nhu đạo quốc tế. Ông bắt đầu học Shokotan karate năm 16 tuổi .Tuy nhiên, rốt cuộc ông quyết định tìm đến một môn võ thuật mới.Vào 2/1958 , lúc 18 tuổi , ông tìm đến Aikikai Hombu Dojo. Tại đây ông đã phải chờ đợi trong cái giá lạnh của mùa đông để có thể nói chuyện với một ngừơi nào đó. Chỉ vì ông thiếu thư giới thiệu, cái mà bất cứ võ sinh nào cũng cần phải có trong giai đoạn đó,ba ngày trước khi có cơ hội được nói chuyện với Morihei Ueshiba, tổ sư của Aikido. Ông được huấn luyện tại Hombu như 1 đệ tử nội trú trong 7 năm cùng với Yoshimitsu Yamada và Mitsunari Kanai.Trong khoàng thời gian này, ông cũng học Iaido.

http://i80.photobucket.com/albums/j196/vosidao/bokken1.jpg

?1940 : sinh ngày 5/2 tại Tokyo
?1956 : bắt đầu học Judo tại Học viện Nhu đạo quốc tế.
?1958 : bắt đầu trở thành đệ tử nội trú tại Hombu dojo
?1960 : được trao 3 đẳng đai đen,trở thành huấn luyện viên tại Nagoya
?1962 : được trao 4 đẳng đai đen ,trở thành huấn luyện viên tại Hombu dojo
?Khoàng năm 1965: được trao 5 đẳng đai đen, hoàn tất khoá học nội trú
?1966 : chuyển đến Sunderland, Anh; thành lập Hiệp khí đạo Anh quốc
?1970 : được trao 6 đẳng đai đen và được phong chức danh Shihan (Đại sư)
?1975 : trở lại Nhật
?1981 : sáng lập Sandiego Aikikai tại San Diego,California.

http://i80.photobucket.com/albums/j196/vosidao/SenseiGary1.jpg

Nguồn:wikipedia.org

aiki
05-12-2006, 01:23 PM
Thêm ít chuyện về thầy Chiba.


Có thể nói Chiba sensei là 1 trong những thầy mà hầu như ai cũng phải sợ hết. :ieek: :ieek: Thầy đúng là nhà võ và cách tập của thầy rất là .... ''thực tế''. :confused: :confused: Tui không hiểu tinh thần võ sĩ đạo là sao, nhưng ai gặp thầy cũng đều ''run'' hết. :huh: :huh:


Tui cũng đã gặp thầy trong nhìêu seminar. Tui có cảm tưởng như đối với thầy võ là võ, chứ không có kiểu ''võ tình thương'' hay ''võ vũ trụ'' gì hết. :ieek: :ieek:


Tui rất phục thầy và xin kể 1 vài chuyện cho mấy bạn biết thêm về thầy.

Thầy mà gọi ai lên làm Uke cho thầy thì người đó ''méo mặt'', trừ khi họ là những đệ tử ruột hoặc những người Ukemi giỏi.


Cách đây hơn 1 năm, 1 nữ Uke đã phải bó bột tay sau khi làm Uke cho thầy trong đòn Nikkyo. Có 1 lúc, khi tập Bokken với thầy, thầy yêu cầu mang găng hockey để có thể đánh vô tay. Kiếm bokken thì nên có cãi đỡ!

Găng Hockey
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/eastonUlite.jpg


Cách đây 2 hay 3 năm, tui có đi 1 seminar của thầy và thấy vài người run sợ khi thầy gọi lên làm Uke. Khi làm Uke cho thầy, nếu thế công quá ''nhiệt tình'' thì thầy có thể tưởng mình ''thử'' thầy, nếu quá yếu đuối thì thầy lại chê. Kokyu dosa hay kokyuho, chính mắt tui đã thấy vài Uke của thầy ''ăn tát'' khi không nắm chặt tay thầy. Vì vậy, Uke của thầy ít khi ''buông'' tay ra lắm, tuy bị mất thăng bằng .... mấy bạn nhìn hình sau thì thấy rõ ... :huh: :huh:

http://www.brooklynaikikai.com/images/thr2.jpg http://www.brooklynaikikai.com/images/thr.jpg


Tui nghe nói là khi ngay khi ở Hombu dojo, rất nhiều người sợ tập với thầy lắm. Tính thầy tuy vậy nhưng thầy rất thương học trò thầy và rất nghiêm. Thầy bây giờ đã ngoài 60 và sức khỏe cũng yếu đi. Tui nghe nói cách đây vài năm, trong khi cho seminar bên Âu Châu, thầy đã bị ''stroke'' (đột quỵ??), nhưng nhờ trong số võ sinh có mặt tại võ đường có nhiều bác sĩ nên thầy đã được cứu chữa.

Từ đó trở đi, số seminar thầy cho cũng giảm dần vì lý do sức khoẻ!

Còn về việc ''hệ phái'' Birankai, đây hoàn toàn là ''chính trị''. Nghe nói là thầy bất mãn với Hombu dojo về việc không đồng ý thăng chức Shihan cho môn sinh không phải là người Nhật. Nhưng chuyện này xin miễn bàn ....



Vài hình về Chiba sensei.

Làm lễ khai trương 1 võ đường gần Montreal
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/sem2002-04.jpg

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/chiba2.jpg

psi_ops2001
05-21-2006, 07:20 AM
trời đọc bài viết về Chiba thấy run người luôn !! nhưng nhờ thầy mà ta mới giỏi duoc chứ :bigsmile:

Guest
05-21-2006, 07:53 AM
trời đọc bài viết về Chiba thấy run người luôn !! nhưng nhờ thầy mà ta mới giỏi được chứ :bigsmile:

Trời đọc bài viết về Chiba thấy khoái cả người luôn !! vì tui chưa bao giờ là học trò của Sensei Chiba, chưa được tham dự Seminar, và trong tương lai chắc khó có duyên may làm học trò của vị đại cao thủ này.

Trong võ thuật lâu lâu có những siêu nhân như Sensei Chiba, trong WTF Taekwondo tại Kukkiwon ở Korea cũng có 1 ông thầy nhu vậy, dó là ông Park Al Soon, thầy năm nay 89 tuổi nhưng có sức khỏe của một thanh niên 21 tuổi, mọi người hít đất bao nhiêu cái thì ông ấy theo bao nhiêu, ông ấy đá không thua 1 anh thanh nien ở lứa tuổi 30 - Lứa tuồi chín muồi để có những cú đá thần tốc hay chín chắn nhất trong Taekwondo. Ông thầy Park đi seminar chỉ có thầy giảng và nói thôi, lâu lâu có thằng chưa biết đến uy danh của thầy mà giơ tay có thắc mắc, thì thầy sẽ mời lên làm đối thủ thì chỉ có nước ôm hận ngàn thu. Nhưng thầy là người thật tốt, thành thật và quan trọng nhất là rất yêu thương học trò, dù là yêu thương kiểu Taekwondo, mà tui được biết thì thấy cũng là 1 cao thủ của Aikido, nhưng không nghe nhắc đến trong NET.

Việt nam thì có Thầy Trần Huy Phong của VVN - Vietvodao.. Thầy đánh đòn nào thì chết đòn đó, anh bi kêu lên là coi như đi tập võ không coi tử vi.

Xin lổi anh em la đã đi lạc đề tài, hiều biết thêm đâu có hại đúng không anh em?

Thân mến.. Sensei Chiba muôn năm.

Bushido
06-08-2006, 08:06 AM
Cách đây hơn 1 năm, 1 nữ Uke đã phải bó bột tay sau khi làm Uke cho thầy trong đòn Nikkyo.


Đây không phải là lần đầu tiên Sensei Chiba làm gãy tay người khác đâu , thầy đã làm gãy tay một thủy thủ trong một lần biểu diễn Aikido. :confused:

psi_ops2001
06-09-2006, 10:17 PM
Đây không phải là lần đầu tiên Sensei Chiba làm gãy tay người khác đâu , thầy đã làm gãy tay một thủy thủ trong một lần biểu diễn Aikido Trùi vậy ko biết thân nhân người đó có bắt đền ko

NgDaLat
06-10-2006, 05:39 AM
Tập võ để phòng khi hữu sự. Chưa hữu sự mà đã gẫy tay gẫy chân rồi thì tập làm gì. That is not my "philoshophy"

Có thể thầy giỏi nhưng tự ái cao nên mới đánh gẫy tay học trò để dằn mặt. Tui thì đã kinh nghiệm với các vi thầy như vây nên ai mà vậy thì tui tránh xa. Học với các vi thầy như vây chỉ phát triển tính võ biền thôi

Giỏi võ để làm gì? Học võ để làm gì?

aiki
06-10-2006, 06:27 AM
Thầy không có cố ý đâu. Thầy vẫn còn cá tính của 1 võ sư kiểu xưa thôi. Tui có nói chuyện với mấy người dã làm Uke cho thầy, họ khuyên là phải nhìn vô mặt thầy ...

Uke thầy thường thường là đai đen không và thầy nghĩ là tới cấp đó, lúc nào cũng phải đề cao canh giác hết. Bên VN cần có 1 vài thầy như vậy thì mấy người hay khinh bỉ Aikido sẽ im ngay.

Aikido của thầy tuy là cùng 1 đòn nhưng rất thực chiến thôi chứ không có kiểu 'hoa lá cành' và hiền như aikido bây giờ. Tui nhận xét là aikido của học trò ruột sư tổ mạnh bạo hơn, so với aikido của mấy thầy bên Hombu bây giờ.

psi_ops2001
06-10-2006, 09:59 PM
wow ! sensei chiba này vui thiệt ! mốt bắt chước mới đuợc :bigsmile:
thân

aikidude
06-11-2006, 12:00 AM
Tui nhận xét là aikido của học trò ruột sư tổ mạnh bạo hơn, so với aikido của mấy thầy bên Hombu bây giờ.

Dude đông` ý với anh Aiki. Học tro` trực tiếp của O-Sensei đánh kiểu mạnh bạo hơn mấy thây` ở Hombu bây giơ`. Đa số những thây` ở Hombu bây giơ` chịu ảnh hưởng cách đánh của Nhị Đại Đạo chủ Kisshomaru Ueshiba. Ngươi` ta ví lối đánh của O-Sensei va` khi xưa như mặt trơi`: tốc độ, mạnh mẽ, đây` khí lực , con` của Nhị đại Đạo chủ thi` hiên` hoa`, êm dịu như ánh sáng mặt trăng.

Ngay cả những đệ tử ruột của O-Sensei cũng có những lối đánh khác nhau. Tuy` ngươi` bắt đâu` học với ông vao` tuy` thơi` điểm: giai đoạn đâu`, trước Thế chiến 2 (pre-war), sau Thế chiến (post-war), giai đoạn những năm sau nay`ma` có lối đánh khác nhau do chịu ảnh hưởng cách dạy khác nhau tư` O-Sensei. Ví dụ như kỹ thuật của Saito Sensei, Tamura Sensei khác với những ngươi`sau như Yamada Sensei, Kanai Sensei. v.v... Vao` những năm cuối đơi` , lối đánh của O-Sensei hiên` hoa` hơn, thanh thoát va` bớt tính sát thương hơn ( refined techniques) . Những ngươi` có cơ hội học với O-Sensei trong giai đoạn nay` ( ví vụ như Suganuma Sensei, Endo Sensei , v.v...) có lối đánh khá tương tự như Hombu ngay` nay.

aiki
06-11-2006, 05:07 AM
Như vậy tui thuộc 'loài' vũ phu trung bình rùi! Mấy người từ chỗ khác tới võ đường tui thì kêu là mạnh bạo wá! :ieek: :ieek: :ieek:

aiki
07-12-2007, 08:01 AM
Năm nay như mọi năm, từ ngày thầy Kanai qua đời, tới ngày giỗ thì New England Aikikai có tổ chức seminar để giỗ thầy.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/nea_spring_seminar_032007_01.jpg

Cũng như mọi năm, các đồng huynh với thầy Kanai, thầy Yamada, Chiba và HLV tui đều tới đứng lớp cho bữa seminar đó.

Năm nay đặc biệt với mấy năm trước là thầy Chiba có 1 lớp chỉ khá rõ về cách dùng dao. Người nào dùng dao quen rồi thì sẽ thấy bài này vô dụng, nhưng với những ai chưa biết ''chơi'' dao thì may ra sẽ học được 1 ít.

Như mấy bài trước tui đã viết vể thầy Chiba, hầu như ai cũng biết là thầy ấy khá ''thực tế'' và áp dụng võ 1 cách rất thực chiến. Cũng vì lẽ đó nên có thể nói là những người biết thầy có thể chia thành 3 nhóm :

1- Rất nể thầy vì tính cách thực tế và thực chiến. Những người học Aikido với khí cạnh võ, thuộc về nhóm này.
2- Rất ghét thầy vì tính cách ''man rợ'' và vũ phu. Những người học Aikido với mục đích thể thao thì hay nghĩ như vậy. Thầy chỉ tôn trọng những sư huynh, sư đệ thầy thôi. Thầy chả nể những HLV aikido khác nếu khg thuộc ''nhóm'' của thầy....
3- Vừa nể vừa ghét thầy. Nhóm này thích các đòn thầy chỉ nhưng khg thích nhân phẩm của thầy. Nói thật thì thầy Chiba thuộc ''nhóm'' võ sư như hay thấy trong phim xi nê có nghĩa là rất khó tính nhưng cũng rất thương học trò mình. Nhìn mặt thầy cũng đủ thấy khó tính rồi ....
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0045.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0001.jpg


Seminar này là hồi tháng 4 vừa rồi nhưng bây giờ mới biên bài vì bây giờ tui mới có được mấy cái hình để cho mọi người coi.

Sau đây là nhận xét của tui trong bữa seminar đó. Tôi chia xẻ những ý của thầy Chiba cho mấy bạn, khi đọc xong thì mấy bạn xem mình thuộc nhóm nào đối với thầy Chiba nhe.


Tính thực chiến / thực tế :
Khi làm Uke cho thầy, thầy muốn uke lúc nào cũng
- tấn công 1 cách thực tế
- lúc nào cũng phải nhìn địch thủ (eye contact), dù Nage đã di chuyển taisabaki để né đòn. Lý do thầy muốn như vậy vì nếu khg nhìn thì sẽ khg biết địch sẽ làm gì mình.

Với ý nghĩ trên, uke nào mà khg nhìn thầy sẽ ăn tát hay ăn đấm ngay. Tuy khg mạnh nhưng cũng đủ thấy sao ... Ví dụ điển hình nhất là trong kokyuho (quỳ gối) trong lúc đẩy mà uke buông tay và khg nắm tay thầy thì sẽ ăn tát liền ....

Hình sau cho thấy Uke khg dám buông tay ra. Uke thường thì tới lúc này đã buông tay ra rồi và khg nắm Nage nữa. Nhưng với thầy Chiba thì chả ai dám làm cả ...
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0034.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0019.jpg


- Tập với thầy thì khg có nửa nạc nửa mỡ gì hết. Ra đòn thì phải làm đúng, có lực. Từ lúc né cho tới lúc khoá

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/Chiba_001.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/t_k_chiba.png

Cách này hết thoát ...

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0048-1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0047-1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0070.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0069.jpg


hay quăng uke. Thầy nghĩ là nếu cứ làm nhẹ tay, riết đâm ra quen và khi cần thì sẽ khg áp dụng được nữa. Cũng vì suy nghĩ kiều này mà 1 uke đã bị nứt xương tay với đòn Nikkyo của thầy.


- Vô đòn hầu như lúc nào cũng có atemi, nhất là khi uke có cũ khí

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0046_1.jpg http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/_MG_0060.jpg


- Lúc tập hay lúc vô phòng tập khg có nói chuyện nữa. Chính mắt tui đã trông thấy thầy la võ sinh như tát nước vào mặt khi võ sinh đó khg nghiêm túc lúc bước vô sàn tập.

Cái điều mà nhiều người khg ưa thầy là tính thầy. Giọng nói rất gay gắt, nghe như ... bị chửi vô mặt. Nhất làđối với võ sinh Á đông vì thầy nghĩ rằng (expect) là dân Á đông khg ồn ào và tế nhị hơn Tây hay Mỹ. Có 1 sư huynh tui (VN) bị thầy la chỉ vì khi bước vô sàn tập hắn cười và nói chuyện hơi to tiếng với mấy người bạn Mỹ. Đối với 1 số người, họ có cảm tưởng là thầy thiếu tôn trọng cá nhân (respect).


Còn tiếp ...

NgDaLat
07-12-2007, 08:55 AM
hay quăng uke. Thầy nghĩ là nếu cứ làm nhẹ tay, riết đâm ra quen và khi cần thì sẽ khg áp dụng được nữa. Cũng vì suy nghĩ kiều này mà 1 uke đã bị nứt xương tay với đòn Nikkyo của thầy.

Tui nghĩ là tai nan dễ xảy ra cho người mới tập. Khi có kinh nghiêm rồi thì ít xảy ra. Thầy Chiba hình như không kiểm soát được đòn của mình nên mới xảy ra như vậy. Cám ơn anh Aiki. Tui mà tới Dojo của ổng thì chĩ ngồi xem thôi để bảo toàn tính mạng.

NgDaLat
01-06-2008, 05:17 PM
Tình cờ thấy cái clip mà thầy Chiba bạt tai ai sơ hở
http://www.youtube.com/watch?v=Lo5Na1x6sAc&feature=related

Bushido
01-07-2008, 12:06 AM
Kiểu "nựng tình thương" của thầy Chiba nhìn mà phát khiếp :ohmy:

aiki
01-25-2008, 10:53 AM
Thầy Chiba là 1 trong những học trò ruột của sư tổ còn sống sót. Những nơi thầy đã đi qua, thầy đã để lại nhìêu cảm nghĩ và kỷ niệm khác nhau, hoàn toàn đối ngược: Người thì phục sát đất, người thì sợ, người thì ghét! Trong giới HKD ở ngoại quốc nói chung và bắc Mỹ nói riêng, có nhiều người đã gọi thầy là "the last samourai".

Sau đây là những cảm tưởng của thầy về Hiệp Khí Đạo và cuộc đời của thầy trong sự phát triển của môn võ này.

Bài này là gom góp của nhiều bài phỏng vấn thầy đã cho và được sắp xếp lại theo nhiều chủ để khác nhau. Mục đích của bài này là để mọi TV được biết thêm chi tiết về HKD xưa và nay qua con mắt 1 Hiệp sỹ đạo mà hầu như ai cũng kính nể.

Cái nhìn của thầy nêu lên rất nhiểu vấn đề mà ít người dám nhắc tới và cũng giải thích cái biệt hiệu của thầy.

Bài này là bài đầu tiên trong 1 xê ri nói về thầy và HKD.



Những cảm nghĩ của thầy về sư tổ và Đạo chủ (ĐC) Kisshomaru:


Nếu phải so sánh sư tổ với Đạo chủ Kisshomaru, tôi sẽ nói sư tổ là sức mạnh (power) mặt trời và ĐC là sức thu hút của mặt trăng. Mặt trời biểu dương cho sự hùng mạnh, cái ưu thế, cái sức mạnh bao quát, trong khi mặt trăng tượng trưng cho sự trầm tĩnh của trí tuệ, nội tâm, sự tổng hợp. Một người thì hung mạnh như hoả, còn 1 người thì trầm tĩnh như nước.


ĐC rất bình tĩnh, khiêm nhường, thông minh. Có thể nói là 1 người thượng lưư (gentleman). Ông ấy rất hãnh diện, từ tốn, và thận trọng dùng từ khi nói chuyện. Chưa bao giờ ĐC xúc phạm hay làm tổn thương 1 người nào. Ông ấy rất gắt gao cho chính mình trong mọi tình huống: trong khi ăn, uống trà, lúc tập võ ... Trong đời sống hàng ngày hay cả trong lúc tập HKD, ông ấy tạo ra 1 không khí cao nhã, quý tộc mà chỉ có thể cảm thấy được trong gia tộc quí phái.

Về phương diện võ thuật, đòn thế của ĐC là sự biểu hiện của triết lý và đường hướng của HKD mà ĐC đã hiểu và thúc đẩy. Kỹ thuật của sư tổ là võ thuật ở mức tuyệt đỉnh và thực chiến (martial power), trong khi kỹ thuật của ĐC là biêủ tượng của sự hoà hợp, linh hoạt (fluidity) theo triết lý của ổng. Cách nhìn HKD của ĐC khg như sư tổ, và ĐC muốn nhấn mạnh, và dùng tất cả năng lực để cho HKD vượt xa hơn cái khía cạnh võ.

ĐC đã viết khá nhiều sách về HKD và 1 số nhỏ đã được dịch sang anh văn. Trong những cuốn sách ĐC đã viết, cuốn sách đầu tiên, xuất bản năm 1958, lá cuốn sách có nhiều ấn tượng cho tôi nhất. Cuốn đó là lý do thúc đẩy tôi lựa chọn HKD cho cuộc sống và tương lai của tôi.

Cuốn sách đó đã đem tới cho rất nhiều người Nhật và đem tới cho Nhật bản 1 mô hình để phục hồi lại sự hãnh diện quốc gia, nhất là sau cuộc thảm bại của đệ nhị thế chiến. Cuốn sách đó biểu lộ sự thay đổi của Hiệp Khí, cũng như sự phát triển của 1 Nhật bản cổ điển đến một xã hội tân thời.

Có thể nói là ĐC là người đã mở Hiệp khí Đạo ra cho tất cả mọi người, khác hẳn cái truyền thống giới hạn của môn võ này cho giới "tinh hoa". HKD hiện đại là 1 sản phẩm của ĐC.

Về việc quảng bá HKD, cái nhìn của sư tổ và ĐC hoàn toàn đối ngược. Sư tổ thì chỉ muốn truyền võ cho 1 số ít đệ tử chọn loc, trong khi ĐC thì muốn mở rộng ra cho tất cả mọi người.

ĐC cũng là người đã thuyết phục sư tổ làm 1 cuộc biểu diễn đầu tiên trước công chúng vào năm 1956. Trước đó, chưa bao giờ HKD được biểu diễn nơi công cộng hết. Tất cả biểu diễn đều nằm trong khuôn khổ của 1 võ đường hay 1 tổ chức nào đó mời.

Chiến lược của ĐC là giới thiệu, bành trướng HKD như 1 môn võ thuật mới cho một thế hệ mới. Ông đặt mục tiêu đó và, kiên quyết, với 1 cách khéo léo, chậm rãi, kiên nhẫn và từ tốn, từ từ bước tới mục đích đó. Vào giữa thế kỷ thứ 20,

Sư tổ có 2 tâm ý đối ngược nhau: ông khg muốn phơi bày HKD ra nơi công cộng nhưng ông lại coi HKD như là 1 phương thức để đem hoà bình tới nhân loại. Ý là của sư tổ, người thực hiện ý đó là ĐC Kisshomaru.


Còn tiếp ...

aiki
01-30-2008, 07:08 AM
Việc thúc đẩy thầy tới HKD.

Lúc trẻ, thầy Chiba rất mê võ. Thầy quyết định sẽ tập 1 cách nghiêm túc ít nhất 1 môn võ. Thầy tập Judo trong vòng 4 năm và chuyễn sang Karate Shotokan. Thầy tập tại tổng đàn Shotokan dưới sự chỉ bảo của thầy Nakayama.

Thầy tập cùng lúc với những võ sư Karate tên tuổi hiện nay như các thầy Nishiyama , Okazaki and Kanazawa. Kanazawa Sensei lúc đó khoảng cấp 1 hay shodan, Asano Sensei và Kase Sensei thì mới cấp 3.

Khi thầy cấp 1 Judo, trong 1 cuộc tranh giải, thầy đã đụng 1 sư huynh 2 đẳng, cùng võ đường thầy. Kỳ thi đó thầy thắng sư huynh và sau cuộc thi, vị sư huynh đó tới nói với thầy:

"anh thắng tôi Judo, nhưng tôi sẽ khg thua Kendo". Thế là 2 người sách kiếm ra sân để tỉ thí. Thầy Chiba thì dung bokken và sư huynh thì dung Shinai. Khi 2 người đấu nhau, thầy Chiba bị đánh te tua, bầm mình mà khg thể đụng tới được vị sư huynh.

Sau bữa đó, thầy Chiba như tỉnh giấc! Thầy thất vọng và nghỉ tập Judo trong vòng 1 thời gian. Thầy suy nghĩ và đi tới kết luận là nếu thầy là 1 võ sĩ Nhu đạo giỏi, thầy vẩn có thể bị 1 kiếm sĩ Kendo hạ trong 1 trận đấu Kendo. Ngược lại, 1 kiếm sĩ Kendo, dù giỏi tới đâu đi nữa, mà thi đấu Judo thì sẽ thuanếu theo luật lệ Judo.

Khi nghĩ như vậy, thầy bắt đầu thấy có 1 cái gì thiếu sót trong cái định nghĩa Budo. Budo thật phải là cái gì khác!!! Và có thể áp dụng trong mọi tình huống. 1 câu hỏi giản dị như vậy làm thầy suy nghĩ tới cái ý nghĩa thật của Budo! Khg kiếm thấy câu trả lời, thầy nghỉ tập võ trong vòng khoảng 6 tháng.

Thầy nghĩ phải kiếm 1 môn võ có thể dùng cho mọi tình huống kể cả khi địch thủ có vũ khí. Thầy kiếm 1 môn vỏ vừa tay chân , vừa kiếm đạo. Thầy Chiba quyết định tập HKD sau khi tình cờ đọc cuốn sách về môn võ đó do ĐC viết ở trong 1 tiệm sách. Cuốn sách đó nói HKD được dựa trên nền tảng kiếm thuật, và đó là lý do chính đưa thầy tới Aikikdo. Khi nhìn thấy hình sư tổ, thầy biết ngay người đó là người thầy đang tìm kiếm! Thời điểm là 1958.





Còn tiếp ...

aiki
02-07-2008, 07:16 AM
Sự khó khăn khi nhập môn:


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Chiba/00000000-Kobayashi_Chiba_Ueshiba_Bo.jpg
Thầy Kobayashi-Chiba và sư tổ


Thầy Chiba gặp ĐC lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 2 năm 1958 ở cửa Hombu dojo. Sau khi quyết định học HKD, thầy Chiba chơi đòn lì, sắp xếp hành lý / gia sản/ mền mùng và gửi tới tư gia sư tổ trước (tư gia và võ đường cùng 1 điạ chỉ) . Thầy cố ý làm vậy để tỏ long cam quyết trở thành võ sinh nội trú (ushideshi). Thầy cũng khg biên thư xin phép trước vì biết nếu làm vậy sẽ bị từ chối.

Khi tới nơi, thầy cũng khg có ai bảo chứng cũng như khg có giấy giới thiệu của ai hết (phong tục nhập môn thời đó là như vậy). Khi tới nơi, thầy xin vô yết kiến sư tổ.

Người ra mở cửa cho thầy khg ai khác hơn là ĐC. Lúc đó ĐC khoảng 38 tuổi đời. Khi cửa mở, thầy cũng nhìn thấy mấy gói hành lý mà thầy đã gửi tới trước. ĐC chỉ hỏi xem có phải đống đồ kia là của thầy hay khg!

Thầy Chiba công nhận là đồ mình và "ca bài con cá" để xin nhập môn. Thầy đã sửa soạn bài này từ trước, học đi học lại từ mấy ngày nay và nói với ĐC 1 cách từ tốn, cho ĐC thấy ý chí bất động của mình để trờ thành 1 ushideshi.

ĐC mặt lạnh như tiền, khg để lộ 1 chút xúc động gì hết, bình thản đứng nghe. Ông chỉ nói 1 câu ngắn gọn: "Sư tổ khg có đây và ở đây cũng khg nhận ushideshi nữa, vô lấy đồ ra và về đi".

Thầy Chiba cũng đoán trước là sẽ bị từ chối nên thầy khg nản lòng và áp dụng "chiến thuật thứ 2" đã chuẩn bị từ trước. Thầy vô nhà lấy đồ đạc của mình đã gửi tới và đem ra khỏi nhà. Thầy "cắm dùi" ngay cầu thang, để đồ ở đó và nhất định khg di chuyển nếu khg được nhận làm đồ đệ.

Thầy ngồi lì đấy trong vòng 3 ngày và tới chiều ngày thứ 3 thì sư tổ về. Có người nói cho sư tổ hay là có 1 thằng điên lì chờ sư tổ từ mấy ngày nay. Thế là thầy được gọi vô. Giây phút gặp sư tổ, thầy Chiba khg thể quên được. Khi mắt 2 người gặp nhau, thầy Chiba luống cuống khg biết sử xự ra sao! Thầy chỉ cúi quỳ gặp đầu.

Sư tổ chỉ nói 1 câu: "Võ thuật rất là khắc nghiệt, cậu liệu có chịu đựng được khg?"

Và câu trà lời đương nhiên là "dạ có!"

Thế là thầy Chiba trờ thành đệ tử nội trú



Còn tiếp ...

NgDaLat
02-07-2008, 08:54 AM
Nhìn hình thầy hồi còn trẻ cũng đẹp trai lắm ha.

aiki
02-11-2008, 10:25 PM
Kỷ niệm đời sống Ushideshi

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/Chiba3_r80.jpg

Khi được nhận làm ushideshi, thầy Chiba đâu có được tập võ liền. Thầy làm đủ mọi thứ, trừ tập võ: ấu ăn, lau nhà, đi chợ, làm vườn, lo cho gia đình sư tổ ...
Khg ai chỉ cho thầy 1 đòn nào và thầy phải tự hoc lấy. Cũng may cho thầy là nhờ có học judo trước nên thầy biết té nổ. Võ đường như đời lính, như 1 chiến trường, Sáng dậy thật sớm để làm việc nhà và tập võ, tối thức khuya chờ ĐC đi làm về để lo cho ổng.

Nhiều lúc, thầy Chiba xém bị suy nhược thần kinh (nervous breakdown). Lúc đó thầy đâu biết những triệu chứng của bịnh đó. Thầy thấy nhiều chuyễn quái lạ như bị ma đuổi, khi ngủ thì bị bóng đè, cứ đêm đêm là thầy c ócảm tường như là có ma vây quanh thầy.

Cuối cùng thầy kiếm ra 1 giải pháp! Thầy đi ngủ với cây Bokken và khi thấy ma, thầy nắm chặt cây kiếm đó và từ đó trở đi thầy khg bị quấy phá nữa. Mãi đến sau, thầy mới nghĩ rằng những hiện tượng đó là do tình trạng kiệt sức của thầỳ.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/chiba3.gif


Lúc đó thầy lúc nào cũng chỉ muốn ăn và ngủ. Thầy lúc nào cũng mệt mỏi và kiệt sức. Thầy khg thể nói cho mấy người đệ tử kia, nhưng phần thầy thì thiếu ăn, thiếu ngủ. Lúc nào có dịp thì thầy ngủ bù. Dù chỉ thiếp mắt trong 10, 15 phút cũng được. Nếu có dịp, thầy chỉ trải khăn ra hay lăn ra đất đánh 1 giấc cũng được.


Ở giữa phòng tập có 1 căn phòng nhỏ, vừa làm văn phòng và cũng là phòng ngủ cho Ushideshi. Căn phòng đó khg có cửa sổ và diện tích khoảng 6 tấm thảm tập. Chổ nhỏ chút xíu như vậy mà là phòng ngủ cho 6 nội đệ tử.


Từ sang sớm cho tới chiều tối, thầy chỉ có 1 bộ đồ võ. Khi đi chợ thì thầy khoác 1 cái áo phiá ngoài là xong. Mấy nội đệ tử thay phiên nhau đi chợ mua thực phẩm, khi về thì lặt rau cắt thịt. Người đầu bếp thì là sư mẫu.


Sau 10 tháng tập thì thầy được sư tổ thăng Shodan và từ lúc đó trở đi, thầy trở thành HLV. Lúc đó HKD bành trướng khá nhanh. Ở ĐH bắt đầu có lớp HKD và số người có khả năng đứng lớp khg đủ. Thầy được sư tở gửi đi dạy ở 4 ĐH.


Sau hơn 1 năm, thầy nghĩ thầy có đủ căn bản về HKD và có thể làm uke cho sư tổ.

Tập với sư tổ rất mệt và mạnh bạo. Chày da khi tập iriminage v àđồ võ bị dính máu là chuyện thường. Sư tổ ra đòn lẹ đến nỗi thầy khó biết té làm sao. Kinh hơn nữa là sư tổ quăng rất mạnh, và khi bị quăng, uke phải đứng lên ngay lập tức và lúc nào cũng phải nhìn vào sư tổ (tới giờ thầy còn áp dụng cách này với học trò thầy. Khi làm Uke mà ai khg nhìn thầy vô mắt là ''ăn tát'' liền)


Ban ngày thì thầy đi dạy ở ĐH, tối đến thì phải tập với sư huynh, thì giờ rảnh thì lo việc nhà. Ngoài ra, nmỗi nội đệ tử cũng phải đi dạy cho 1 số tư nhân. Những lớp riêng cho tư nhận là 1 nguồn lớn tài chánh cho Hombu.


Những người học riêng như vậy là những đại gia, những người có tiếng, người ngoại quốc và họ sẵng sang trả giá rất cao để được học riêng.


Ban giảng huấn của Hombu thời bấy giờ gồm có ĐC, thầy Osawa, thầy Tohei, thầy Okamura, Arikawa, Tada, và Yamaguchi.


Ngoài những việc hàng ngày vừa kể, thầy cũng phải đi biểu diễn Aikido. Trong mấy cuộc biểu diễn đó, thầy ít khi được làm Nage mà chỉ là Uke.


Còn tiếp ...

aiki
02-19-2008, 07:35 AM
Kỷ niệm với sư tổ



Thầy cũng đã tháp tùng sư tổ trong rất nhiều cuộc du ngoạn. Thường thường thì sư tổ hay đi thăm 1 số học trò cũ mà đã mở võ đường. Sư tổ cũng hay ghé thăm 1 số đại sư, nhà tu hành nổi tiếng hay bạn bè trưởng môn võ. Sư tổ thích ghé chùa chiền, lăng bổng.


Mỗi nơi, sư tổ hay ngồi chuyện trò, đàm đạo với các thầy và lâu lâu thì sư tổ đứng dạy và gọi thầ Chiba ra làm uke để chứng minh lời nói của mình! thế là thầy Chiba bị làm uke và bị quăng tứ tung.


Trong những cuộc du ngoạn như vậy, các ushideshi, tay thì khiêng hành lý cho sư tổ, lkưng thì đeo Kiếm và Jo. Họ còn phải mua vé xe lửa, trả tiền taxi, còn sư tổ thì cừ cuốc bộ, khg cần biết đệ tử đang làm gì! Nội để ý xem sư tổ ở đâu trong nhà ga hay những chỗ đông người cũng là 1 kỳ công!


Khi lên bực thang thì đệ tử tháp tùng phải "đẩy" sư tổ từ phía sau, khi đi xuống thì phải để vai cho thấy chống tay ... Có 1 vài lần 1 vài đệ tử khg theo kịp thầy và sư tổ cứ tiếp tục đi, khg cần biết gì hết ...


Sư tổ là 1 võ sư khác thường! ỗng là thiên phú. Sức mạnh bẩm sinh của sư tổ khg thể tưởng tượng được. Khg ai có thể bắt chước sư tổ được. Sư tổ rất giỏi võ nhưng khg biết cách dạy, khg có 1 chương trình dạy gì hết. Cách dạy của ỗng rất tự sinh! hứng gì thì dạy cái đó.


Trong 1 lớp, sư tổ đổi kỹ thuật liên tiếp! nhiều người khg kịp nhìn và số đông chỉ nhớ tới cái bề ngoài của đòn thế. Sư tổ khg có dạy, ổng chỉ biểu diễn cho học trò coi. Ai hiều được gì thì hiểu.


Thầy Chiba nhờ làm uke cho sư tổ nên cảm nhận được nhiều. Chuyến tháp tùng dài nhất với sư tổ là 6 tuần du ngoạn khắp nước Nhật. Chuyến du ngoạn đó là 1 cực hình cho thầy Chiba. Trong mấy chuyến du ngoạn như vậy, sư tổ và thầy Chiba hay ghé những nhà trọ. Họ mướn 2 phòng ăn thông với nhau.


Sư tổ lúc đó đã lớn tuổi nên ngủ rất ít. Mỗi đêm, ông ấy thức dạy 5-6 lần và khi thức giấc, ông hay bước sang phòng thầy Chiba. Thời đó, 1 võ sĩ lúc nào cũng phải chuẩn bị, lúc nào cũng phải sẵn sang! Người lạ mà vô được phòng, người võ sĩ mà còn đang nằm thì chỉ có chết!!!


Chính vì caí ý nghĩ đó, mỗi khi sư tổ sang phòng thầy Chiba thì lúc nào ỗng cũng phải thức và sẵn sang. Nếu khi sư tổ sang mà thầy còn nằm thì kể như là ''tiêu cuộc đời''.


Lúc đầu thầy Chiba kiệt lực vì thiếu ngủ, nhưng sau vài năm theo sư tổ, thầy đã ''phát triền'' 1 cách ngủ ngồi, ngủ đứng, trong mọi trường hợp. Nhờ ngủ đứng hay ngủ ngồi được nên thầy đỡ bị mệt hơn. Thầy cũng phát triển được cái giác quan thứ 6. Khi sư tổ thức dây thì thầy cũng mở mắt, khi sư tổ sắp qua phòng thầy thì thầy như biết trước và bước ra mở cửa ...


Sự phát triển của giác quan, việc ngủ đứng hay gồi trong bất cứ nơi nào và lúc nào cũng giúp thầy khi làm Uke cho sư tổ. Khi được gọi lên làm uke, khg ai có thể đoán sư tổ sắp làm gì! Ông ấy cứ di chuyển và người uke phải theo! Có thể nói là lúc đó có cái ''niêm'' giữa 2 người.


Cũng nhờ đời sống nội đệ tử mà thầy đã đạt được 1 trình độ cảm gíac sắc bén. Ví dụ như khi đang ngủ, thầy có thể cảm nhận được nhiều chuyện xẩy ra ở phòng khác. Có thể nói đó như là giác quan thứ 6. Cái cảm giác đó, cái giác quan đó đã cứu sống thầy trong nhìều tình huống khác nhau.


Làm đệ tử nội trú khg có gì khác võ sinh thường của sư tổ. Đòn thế thì y hệt nhau, cái khác biệt duy nhất là cường độ tập. Cách tập rất mạnh bạo, khg ỷ i hay nhẹ nhàng như những võ sinh thường. Sư tổ rất nghiêm khắc về việc này.


Khí của sư tổ như 1 sức mạnh vô hình. Sư tổ cho phép võ sinh có thể tấn công ổng bất cứ lúc nào với cây Bokken. Ngay cả khi ông ấy khg nhìn học trò, khg 1 ai dám tấn công ổng! Sư tổ có 1 cái cảm nhận rất nhậy bén và như là khg có 1 phút sơ hở nào hết. Người sư tổ như được bao bọc bởi 1 lớp khí.


Từ từ thì các ushideshi biết cách thu gọn khoảng cách giữa 2 người và sư tổ cũng cố ý để sơ hở cho đệ tử cảm nhận được những lỗi đó. Ổng khg làm những điều đó cho những đệ tử mà sư tổ biết chưa có những khả năng cảm nhận những sơ hở đó.


Khi các đệ tử cảm tưởng là sư tổ khg đề phòng thì họ tấn công, nhưng lúc đó thì sư tổ đã ''biến mất''! Chính vì vậy khi ngời ngoài coi, khan giả tưỏng là đòn được ăn thong, sắp xếp sẵn! sư tổ đã di chuyễn khi đệ tử mới bắt đầu tấn công! Đẹ tử như là quá chậm với ổng hay khg thể cảm nhận được sư tổ.
Sư tổ nói budo phải được thể hiện 1 cách tinh xảo, như là ăn khớp với nhau trước. Nếu mà bắt đầu di chuyển sau khi địch thủ tấn công thì khg phải là Budo nữa.


Những đệ tử nội trú thời đó toàn là người có ham mê võ thuật. HKD khg được dạy như bây giờ nhưng cái khg khí của đạo đường là 1 động cơ thúc đẩy. Sư tở lúc đó còn khoẻ và mỗi lần ổng tức lên thì đầu tóc dựng đứng lên.


Điều làm thầy hay tức lên là khi học trò tập kokyunage. Bất cứ khi nào tập kokyunage, mặc dù thầy đang ngủ hay đang ở nơi khác ngoài phòng tập, chỉ nghe cách té và tiếng động khi ra đòn là thế nào sư tổ cũng bước vô phòng tập và chê nhóm đệ tử là tập sai ....


Chính vì vậy mà khi sư tổ có mặt tại nhà thì hầu như ai cũng tập suwariwaza hết. Sư tổ khg bao giờ nói gì khi tập suwariwaza.



còn tiếp ...

aiki
03-02-2008, 06:50 AM
Aikido và vũ khí (bokken Jo)

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/chibasensei.jpg

70% bài học của thầy với sư tổ là về vũ khí. Cũng như thầy đã nói, sư tổ khg có 1 hệ thống dạy gì hết. Chính vì thế, thầy phải tự sắp xếp những gì được chỉ đề thành 1 chương trình. Thầy mất cả năm để hoàn tấp chương trình đó.

Lúc đầu thầy khg cần biết HKD là gì trước khi làm nội đệ tử. Thầy chỉ muốn kiếm 1 môn võ mà căn bản là việc áp dụng nguyene lý kiếm thuật vô đòn thế. Đó là lý do chính thúc đẩy thầy học HKD. Nếu thầy có 1 chỗ ngủ, có đủ đồ ăn, có thể tập võ suốt ngày, đó là những gì thầy mong muốn.

Thầy là 1 đệ tử nội trú (ở Hombu) và thầy cũng đã trở thành 1 đệ tử nội trú ở Iwama dojo. Thầy tự nguyện đi Iwama trong 1 thời gian ngắn, khoảng 6 tháng. Hầu như tất cả căn bản về vũ khí trong HKD (Bokken và Jo) thầy đã học chỉ ở Iwama.

Sau thời gian đó, thầy học thêm 1 số kỹ thuật khác khi tháp tùng sư tổ trong mấy chuyến du ngoạn.

Ngoài nguyên lý võ thuật, bokken và jo rất quan trọng trong cách luyện tập HKD, nhất là với những võ sĩ lớn tuổi. Tới 1 lúc nào đó, cơ thể con người sẽ khg thể té lên té xuống cả chục lần trong giờ tập. Thầy đã thấyrất nhiều người đã phải nghỉ HKD vì cơ thể khg chấp nhận được những đòi hỏi đó.

Judo là 1 ví dụ điển hình. Ít ai còn thi đấu khi đã trên 30t. Ngược lại, hãy nhìn Kendo. Rất đông người tập kendo là trên 60, có cả 70 hay 80t. Chỉ cần 1 cái khẩy tay cũng đủ thắng! Đâu có chấn thương gì đâu. Đó là cái hay khi tập vũ khí.

Tóm tắt lại, vũ khí là 1 cách để tiếp tục tập võ khi đã lớn tuổi.

Có nhiều sách báo đã nói là tập Bokken hay Jo là việc chủ yếu khi tập HKD. Đó là 1 cuộc tranh luận lảng xẹc! Cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai.



còn tiếp ...

aiki
03-06-2008, 08:56 AM
Cảm nghĩ của thầy với sư huynh Tamura:

1 hôm, sau giờ tập, 1 số võ sinh tiếp tục làm Judo randori. Thầy Chiba đứng ngoài nhìn thì 1 sư đệ rủ vô tập luôn. Nhờ có tập Judo nên thầy Chiba thắng hết. Có 1 sư đệ là 3 dan Judo và Aikido nhưng vẫn bị thầy Chiba quăng tơi bời hoa lá. Khi thấy vậy, thầy Tamura gọi thầy Chiba tới tập chung và tới lượt thầy Chiba bị "ăn đòn" và thầy coi buổi đối kháng đó như là 1 bài học về sự thận trọng, khoảng cách, bộ pháp, thân pháp ...

Thầy Chiba nghĩ là thầy Tamura là 1 trong số đệ tử hàng đầu của sư tổ. Thầy cũng học được rất nhiều điều từ thầy Tamura





Cảm nghĩ của thầy với thầy Tohei

Thầy Tohei rất giỏi. Thầy nhỏ con nhưng rất mạnh. Thầy Chiba đã chứng kiến 1 cuộc thử thách giữa thầy Tohei và 1 VDV đô vật (wrestler) Tây Âu.

Số là có 2 anh em người Argentina gốc Đức tới tỉ thí. 2 người này rất to con và cao. Khi vô Hombu, họ phải cúi đầu khi qua cửa, đủ biết họ cao tới chừng nào. Lần đó cũng là lần duy nhất sư tổ chấp nhận 1 cuộc thách đấu ở Hombu.

2 anh em này đi khắp thế giới với 1 nhóm quay phim và đi tỉ thí 1 số võ sư. Họ đã tới Kodokan (tổng đàn Judo) và bên Judo cũng khg thắng họ. Bên Judo xong, họ qua bên HKD để thách đấu.

Khi họ tới, thầy Chiba là người ra tiếp đón. Ở trong võ đường Hombu thì có ĐC và thầy Tohei. Lúc đó thầy Tohei là HLV chính của Hombu. Sư tổ chỉ thầy Tohei ra đấu vì thầy Tohei là người giỏi nhất võ đường.

Tên đô vật kia thủ rất thấp, đưa 2 tay ra phiá trước và xoay vòng vòng chung quanh thầy Tohei. Thầy Tohei thì hoàn toàn thả lỏng, chỉ quay theo địch thủ và cuối cùng dồn tên đô vật kia vào 1 góc.

Tới lúc địch thủ phải di chuyển, thầy Tohei lao vào, quật hắn xuống với 1 thế giống sotogake bên Judo và đè hắn với sống cánh tay. Ai cũng biết là tay thầy Tohei rất mạnh và tên đô vật kia bì kềm chế dưới đất, khg cử động được tuy hắn ráng làm đủ mọi cách để thoát.


Sotogake

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/13ebeenworp.gif http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/yoko-gake1.jpg


Thế là thầy Tohei thắng và người đô vật thứ 2 từ chối khg "thử sức" thầy Tohei nữa. Mãi về sau, có 1 số lời đồn là khi qua Kodokan, có nhiều người đã khuyên mấy tên đô vật đừng nên nắm áo của dân HKD. Chính vì lẽ đó mà tên đô vật đã thấp người xuống, giữ thế thủ và chỉ quay vòng vòng chung quanh thầy Tohei.

Thầy Chiba khg ngờ khí thầy Tohei mạnh như vậy. khg dễ chi quăng 1 người địch thủ kho họ khg tấn công mình. Chính vì vậy mà thầy Tohei dồn địch vô 1 góc. Thầy rất phục thầy Tohei.

Lúc đó sư tổ khg nói 1 câu, nhưng khi khách về hết thì lúc đ1o sư tổ giận lên và nói: "Khg cần quăng/đánh ai nếu họ khg tấn công mình".




Còn tiếp ...

cucat
03-06-2008, 11:37 AM
http://youtube.com/watch?v=nvJ3bI-VyDg

Đây là đoạn cucat thấy thầy Tohei đánh với ông nào đó! Hy vọng là đúng trong bài dịch trên của chú Aiki

aiki
03-15-2008, 06:31 AM
Kỷ niệm với sư huynh Saito và Iwama:


Thầy Saito là 1 VS phi thường. Mỗi lần ông qua Mỹ đều được thầy Chiba mời tới đứng lớp ở võ đường thầy. Thầy Saito là 1 võ sinh "đặc biệt" của sư tổ. Ông ấy đã ở, chăm sóc sư tổ và còn quản lý luôn gia trại ở Iwama. Ông ấy có rất nhiều trách nhiệm và là 1 đệ tử nội trú kỳ cựu. Ảnh hưởng kỹ thuật của thầy Saito rất lớn ở khắp nơi.


Thầy Saito gọi kỹ thuật của thầy là "HKD truyền thống" (traditional Aikido) và những kỹ thuật đó chắc chắn chứa đựng ảnh hưởng của sư tổ. Đó là 1 sự việc đương nhiên và là 1 khiá cạnh của lịch sử HKD.


Thầy Chiba đã có dịp học những kỹ thuật đó với thầy Saito khi thầy xuống làm đệ tử nội trú ở Iwama và cũng đã đi mấy lớp của thầy khi thầy được Hombu dojo mời lên đứng lớp mỗi tháng 1 lần (ngày CN).

Thầy Chiba còn nhớ rõ tiếng dép gỗ của thầy Saito khi đi vô phòng tập ở Iwama và thầy cũng còn nhớ những gì phải chuẩn bị và làm nơi phòng tập ở Iwama trước lớp của thầy Saito. Thầy Saito hay đứng lớp sáng sớm và tối khi thầy khg phải đi làm.


Sư tổ lâu lâu dạy lớp tối và lâu lâu cũng tới ngồi coi thầy Saito dạy. Ông ấy hay ngồi trước Kamiza để quan sát trong khi thầy Saito đứng lớp. Ông hay chú trọng tới sự cứng rắn trong lúc tập! Sư tổ muốn thấy khi tập thì tập mạnh, phải có lực, khg nhẹ tay, khg làm bộ, và khg đùa giỡn.

Cách tập ở Iwama khác hẳn với cách tập tại Hombu. Hombu nhấn mạnh tới khí. Ở Iwama, số đông võ sinh là dân lao động, ở ngoài đồng nguyên ngày. Họ thuộc giới bình dân, người rắn chắc và khoẻ mạnh với cá tính kiên cưòng và dũng cảm. Những võ sinh này khác hẳn võ sinh ở Hombu. Dân Hombu là dân thành thị, là công chức, trí thức, nhà buôn, sinh viên ...


Nếu nhìn ngoại hình thì võ sinh Hombu lúc nào cũng có vẻ yếu đuối và trắng trẻo hơn võ sinh Iwama. Và sự thật cũng là vậy. Võ sinh Iwama đối xử 1 cách mạnh bạo với "võ sinh từ thủ đô" xuống. Đó là chuyện "sống còn" của võ sinh Hombu khi xuống Iwama. Chuyện này áp dụng luôn cho cả đệ tử nội trú của Hombu như thầy Chiba chẳng hạn. Và người đứng đầu của việc thể đó là thầy Saito.


Iwama khg phải là nơi ưa thích của ushideshi Hombu. Ngoài việc tập "nhiệt tình", những việc phải làm của 1 đệ tử nội trú cũng khác hẳn: làm ruộng, trồng trọt, lo đền thờ Hiệp khí, và cái việc mà ai cũng ngán là lo cho sư tổ và sư mẫu. Những việc đó là những điều mà dân thành thị khg thể chịu nổi. Họ đã quen sống trong vẻ đẹp và sự xa hoa của thành thị.


Lâu lâu sư tổ dạy kiếm trong rừng, phía ngoài của phòng tập. Những buổi tập đó rất là "trâu bò" và phải tập từng cặp với nhau. Sư tổ áp dụng lối tập của trường/ryu Jigen ở Kagoshima, phía nam Nhật bản. Võ sinh phải chém liên tiếp 1 bó cành cây mới được cắt. Người nào chưa quen thì sẽ bị tróc da tay và chảy máu chỉ sau 10 phút tập. Cách tập này gọi là yokogi-uchi.


Cách tâp kiêm

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/osensei-saito-iwama200.jpg



Thầy Saito hầu như lúc nào cũng biết có sự hiện diện của sư tổ, dù ổng có mặt hay khg tại Iwama, thầy lúc nào cũng bắt võ sinh phải tập 1 cách mạnh bạo. Đó là cách tập căn bản ở Iwama.

Thầy Chiba còn nhớ tới 1 buổi biểu diễn của thầy Saito với vài vỏ sinh cao cấp khác trước mặt sư tổ nhân dịp tất niên ở Hombu. Thầy chỉ dùng đòn căn bản, từ Ikkyo tới Yonkyo và chỉ với thế công kata dori. Thầy biết rỏ là khg nên làm những đòn khác trước mặt sư tổ.

Thầy Saito đã đóng góp rất lớn cho HKD và trung thành với sư tổ. Ông ấy là 1 trong những võ sư HKD giỏi nhất.

Khi nhìn những gì thầy Saito đã làm, thầy Chiba khg chắc là cá nhân ông có đủ ý chí, tâm huyết và sẵn sàng hy sinh đời sống cá nhân như thầy Saito hay khg! Nhiều khi ngay trong gia đình, nhiều người còn khg làm được như vậy nữa.

Lo cho sư tổ và sư mẫu là 1 chuyện rất khó, người nào biết sư tổ rồi thì sẽ hiểu. Cách sống và giá trị đời sống của họ khác xa cách sống và đời sống đương thời. Phải có 1 liên hệ gì đặc biệt kết nối thầy Saito với Sư tổ. Thầy Chiba nghỉ là thầy Saito đả được dạy dỗ với 1 đức tính nào đó, thầy đã trưởng thành với nó và đem nó về nơi vĩnh hằng. Cái đức tính đó là sự biểu hiện của 1 đặc điểm của hiệp sĩ đạo chăng?


Từ thế hệ này sang thế hệ tới, cái khía cạnh này của cuôc đời tổ sư có khuynh hướng bị "quên" , khg được nhắc tới hay khg được giải thích trong lịch sử chính thức của HKD. Những đặc điềm này của cuộc đời tồ sư, những đức tính tốt, những hy sinh của 1 số nhân vật nên được công nhận với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn, để cho những thế hệ sau còn ghi nhớ.

Khi ghi những lời naỳ, thầy Chiba có cảm tưởng như là 1 nhân chứng của 1 phần lịch sử của HKD.


còn tiếp ...

aiki
03-20-2008, 11:55 AM
Về cái chết của thầy Kanai


Tin thầy Kanai qua đời đến với thầy vào ngày CN 28 tháng 3 năm 2004. Lúc đó thầy đang ở Hawaii, và đàng uống rượu với bạn bè sau bữa cơm tối. Cuối tuần đó thầy vừa mới xong 1 buổi seminar. Thầy Yamada goị điện thoại từ New York và báo tin thầy Kanai vừa qua đời.

Khi hay tin đó, thầy như bị xét đánh trúng, nói khg ra lời. Thầy có cảm tưởng như người thầy vừa mất 1 cái gì đó.

Thầy nói chuyện với thầy Kanai lần chót cách đó 2 tuần, ở văn phòng thầy Kanai, hôm 13 tháng 2, nhân buổi seminar hàng năm do võ đường thầy Kanai tổ chức.

Thầy còn nhớ mang máng cuộc trò chuyện giữa 2 người như: ''ê Kanai, nếu tao chết, tao muốn chết trên tatami!''

-Đồng ý
- Hay là tụi mình sang Tây tạng giết vài thằng dữ bên đó đi!
- Ý kiến hay! Nghe nói là bên đó dân du côn cả đống thì phải

Bên Nhật, cái từ ngữ ''chết trên tatami'' ám chỉ là phải chết trên chiến trường, chứ khg chết ở nhà hay trên thảm tập. Đó là 1 cách để phát biểu lối sống của những hiệp sỹ. Đời sống hiệp sỹ khg chấp nhận 1 lối sống nhàn hạ và lúc nào cũng muốn hy sinh cho 1 nghĩa vụ cao cả.

Thầy Kanai và Chiba gắn bó với nhau từ hơn nửa thế kỷ. 2 người như có 1 hiệp ước tâm lòng kín với nhau.

Khi nghĩ tới lời trò chuyện cuối, thầy có cảm tưởng như là 1 báo ứng! Thầy Kanai khg chết tại nhà, thầy đã giữ lời hưá và đã chết trong khi thi hành sứ mệnh! Thầy chết trong khi cho seminar!

Ở đời, nhiều khi mình khg có thể đánh giá được những gì mình có tới khi mình mất nó. Cái tình trạng trống rỗng mà thầycảm thấy khi hay tin thầy Kanai qua đời thật là tàn ác và lúc đó thầy nhận thức là thầy khg thể nào tiếp tục cuộc sống như trước! Thầy phải nghỉ ít nhất 1 năm!

Trong thời gian nghỉ đó, thầy đọc sách, làm vườn, thiền và chăm sóc thể xác của thầy. Mỗi ngày thầy thả bộ vài Km và khi chán thì đi xe đạp. Thầy lúc nào cũng đấu tranh với hình ảnh thầy Kanai trong tiềm thức của thầy, trong mọi hoàn cảnh, ban ngày hay ban đêm, nhất là trong lúc thiền.

Rồi từ từ cái hình ảnh đó phai mờ đi và lúc đó thầy biết là thầy có thể hoạt động võ thuật trở lại.



còn tiếp ...

NgDaLat
03-21-2008, 06:44 AM
Không biết vợ thầy mất thầy có buồn vậy không? :cool: :cool:

aikikai
03-21-2008, 11:05 PM
chắc phải buồn chứ chú, nhưng buồn kiểu khác thui.:huh:

lanhtu
03-22-2008, 01:41 AM
đọc đoạn thấy Chiba đi xin học với sư tổ công nhận là phục thầy thật :laugh: mà " bài ca con cá vàng" là thế nào vậy ạ

aiki
03-22-2008, 06:19 AM
mà " bài ca con cá vàng" là thế nào vậy ạ

Là 1 cách tán tỉnh, khen để lấy lòng đó lanhtu



Không biết vợ thầy mất thầy có buồn vậy không?

tui biết thầy Chiba có gia đình nhưng khg biết phu nhân còn sống hay khg thôi. Thầy Chiba và Kanai quen nhau từ hồi nhỏ, tập judo với nhau ... họ như samourai vậy! Hình như ngay cả việc vợ chồng hình như sư tổ làm mai mối đó. Vợ thầy Saito là sư tổ mai mối, hình như vợ đầu thầy Kanai cũng vậy!

aiki
03-30-2008, 06:06 AM
Tình huynh đệ , và tình sư môn


Khi nói tới những sư huynh, sư đệ cùng thời với thầy Chiba, thầy chỉ cười và nói là tình huynh đệ vẫn còn đó. Sau hơn 40 năm võ nghiệp, tất cả những huynh đệ như khg thay đổi về đức tính. Đối với thầy, vỏ sĩ hầu như ai cũng "ngoan cố, bướng bỉnh". Mọi người có thể gìa đi, nhưng tính tình thì khg thay đổi.


Hơn 40 năm nay, thầy đã phục vụ và gần guĩ với 3 thế hệ của going họ Ueshiba, Hombu dojo và 1 số huynh đệ. Điều gì ấp ủ mối liên hệ đó?

Thầy vẫn còn cảm tưởng phải mang ơn sư phụ. Được nhận làm đệ tử, công ơn dạy dỗ - luyện võ tư thuở thiếu niên, được dạy làm người ... truyền bá HKD, phục vụ mấy thế hệ sau của gia đình Ueshiba là 1 cách để trả ơn sư phụ. Chuyên này khó giaỉ thích, càm giác như 1 chuyện tình giữa 2 người, và cái cảm giác đó khó có thể giải bày cho 1 người thứ 3.


Cách mang ơn cũng là 1 phần của văn hoá Nhật. Cái phong tục này đang từ từ biến mất. Có thể cái thế hệ của thầy là cái thế hệ chót còn biết trung thành với 1 dòng dõi.


Thầy nghĩ cái liên hệ và sự trung thành này ít người ngoại quốc có thể hiểu được. Sớm muộn gì, thầy nghĩ sợi dây lien lạc với gia đình Ueshiba nói riêng và Hombu dojo nói chung sẽ loãng và thưa thớt dần. Thầy nghĩ cái nhóm huynh đệ thầy là cái thế hệ chót còn giữ lien lạc với Hombu. Thầy khg nghĩ và cũng khg mong chờ những thế hệ aikidoka ở ngoại quốc sau này sẽ tiếp tục như thầy.


Nếu họ vẫn còn lien hệ với Hombu dojo thì càng tốt, nhưng thầy nghĩ đó là chuyện rất khó. Chính vì vậy mà mục đích thầy là đào tạo 1 nền tảng Aikido vững chắc ở Hoa kỳ: 1 căn bản kỹ thuật chắc, 1 cá tính riêng, 1 ý tường và khái niệm riêng và 1 tương lai riêng biệt.


Trong nhóm ushideshi cùng lúc với thầy, hầu như ai cũng được Hombu gửi ra ngoại quốc. Người Ushideshi cuối cùng trong nhóm thầy đi "quảng bá" HKD là thầy Kurita. Thầy Kurita đang là Shihan tại Mễ tây cơ (Mexico city).

Thầy Kurita

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/Kuritaheader.jpg


Thật ra, chỉ có 1 số Ushideshi là được Hombu gửi đi thôi. Vào thập niên 60, đi ra ngoại quốc để dạy HKD như 1 phong trào. Hết người này đi tới người khia đi ... Lúc đó thầy khg muốn đi Anh quốc mà có ý định đi New york với thầy Yamada. Nhưng số trời đã định ...


Vào khoảng 1977, thầy Kanai và Yamada về Nhật chơi và mấy Ushideshi "cùng thời" gặp gỡ nhau lại để kể lại chuyện xưa ... và lúc đó họ mới hay là thầy Kurita khg còn trong nhóm nữa.


Tất cả mọi người đều "bẽ bang" và mắc cở vì thầy Kurita là sư đệ nhỏ nhất trong nhóm, ai ai cũng ra xứ ngoài và chỉ có thầy Kurita ở lại Nhật. Mọi người có cảm tưởng như bỏ rơi thầy Kurita.


Thế là mọi người đi kiếm thầy và qua 1 số người quen, thầy Chiba kiếm ra nơi cư ngụ của thầy Kurita. Thầy và thầy Yamada tới thăm và "đem" thầy Kurita ra khỏi nơi ẩn cư, và "ép" thầy lên Hombu tập lại HKD. Sau 1 thời gian thầy Yamada tiền cử và giới thiệu thầy Kurita sang Mễ tây cơ. Xứ đó đang cần 1 shihan.

Thế là nhóm Ushideshi cùng thời đều xuất ngoại!


còn tiếp ...

aiki
04-09-2008, 08:24 PM
Tình thầy trò và tương lai cuả HKD bên Mỹ

Những học trò thầy/huynh đệ thầy, rất yêu mến thầy và đối với thầy chẳng khác gì thầy đối với sư tổ. Thầy coi đó như là 1 điểm mạnh của HKD nước ngoài. Mặc dù vậy, thầy khg biết là cái tình đó sẽ còn được bao lâu khi những người như thầy qua đời!

Tất cả những khó khăn thầy (và những sư huynh/ sư đệ được gủi ra nước ngoài để truyề nbá HKD) đã trải qua đều được giải quyết qua "đường dây" Nhật bản, giữa người Nhật với nhau.

Có nhiều chuyện nan giải, nhưng mọi chuyện đều được giải quyết vì họ cùng văn hoá. Trong tương lai, khi những Shihan hiện nay khg còn nữa, giao thiệp với Hombu sẽ là 1 vấn đề.

Những người như thầy là sợi dây liên lạc giữa 2 văn hoá. Các Shihan đã sống lâu năm ở ngoại quốc, họ hiểu cách suy nghĩ của nơi họ cư ngụ và họ cũng là gốc Nhật và lớn lên ở đó nên cũng hiểu cách suy nghĩ của Hombu. Khi nói chuyện với Hombu, họ nghĩ như người Nhật. Khi nói chuyện với võ sinh nước ngoài, họ nghĩ như nơi họ cư ngụ.


Chuyện này đã xãy ra với thành phần lãnh đạo của American Aikido society và sẽ xảy đến cho Aikikai. Thành phần lãnh đạo Nhật nhìn mấy xứ khác qua cái nhìn của họ ....





Về tương lai của thầy

Thầy bây giờ chỉ muốn về hưu, đi câu cá, đi bơi và hứng dạy võ khi nào thầy muốn! Thầy muốn hứng đâu đi đó, và khg cần phải lo lắng về kinh tế, phải đếm đầu môn sinh ...

Thầy sẽ về hưu trong vòng vài năm tới. Thầy sẽ khg còn dạy HKD 1 cách chính thức nữa nhưng thầy vẫn tiếp tục tập.







còn tiếp ...

NgDaLat
04-09-2008, 10:32 PM
Thầy bây giờ chỉ muốn về hưu, đi câu cá, đi bơi và hứng dạy võ khi nào thầy muốn! Thầy muốn hứng đâu đi đó, và khg cần phải lo lắng về kinh tế, ...

Tui và có lẽ nhiều người cũng đang muốn như vậy đây ... chỉ có khác là hứng làm gì thì làm đó chứ không phài là "dạy võ"

aiki
05-05-2008, 06:51 PM
Những lần thầy Chiba xử dụng HKD:

cuộc tỉ thý giữa thầy với 1 VS TCQ

Vào năm 1960, ở Tokyo có 1 biểu diễn võ và TCQ được VS Wang từ Đài Loan sang đại diện. VS Wang rất to con và khá nổi tiếng ở Nhật. Sau cuộc biểu diễn, có 1 số dân tập Karate sắp hang để đấm VS Wang. Thầy Wang cho đấm vô bụng 1 cách ngon lành. Thầy khg bị gì hết.

Thầy Chiba thì khg nề phục và nghĩ là nếu thầy có đấm thì sẽ đấm vô hạ bộ hay mặt. Trong số học trò thầy Chiba, có 2 người cũng học TCQ với thầy Wang và 1 hôm rủ thầy Chiba tới coi.

Khi tới võ đường TCQ, 2 người học trò giới thiệu thầy Chiba cho VS kia, và tuy cách nói chuyện rất lịch thiệp, VS TCQ mời thầy Chiba chỉ vài đòn HKD. Tuy lời nói rất đàng hoàng, nhưng thầy Chiba coi đó là 1 cách thử thách.

Thế là 2 người đối diện nhau, VS TCQ thủ như 1 võ sĩ Sumo. Sau 1 vài phút quan sát nhau, VS TCQ bước tới để xô thầy Chiba ra. Thầy Chiba dùng taisabaki để né và vô đòn Kotegaishi liền.

Tiếp theo đó là 1 tiếng "rắc" thật to nhưng VS kia khg té, nhưng nhập nội thầy Chiba và dùng 2 tay để đẩy (phát chưởng) vô bụng thầy. Thầy Chiba bị hất văng ra khá xa nhưng cũng khg té. Đúng lúc đó thì đồ đệ 2 bên nhẩy vô can 2 sư phụ ra.

Chuyện này có nhiều "bản dịch", tùy theo ai kể. Người thì kể là VS TCQ bị bong gân tay, ng thì nói thầy Chiba bị bầm tím bụng và té lăn long lốc. Kết quả khác nhau tùy theo họ học võ gì ... Cái chính khg phải là ai thắng ai thua mà là chuyện thật và cả 2 đều sống sót ...


còn tiếp ...

lanhtu
05-06-2008, 01:01 AM
http://youtube.com/watch?v=nvJ3bI-VyDg

Đây là đoạn cucat thấy thầy Tohei đánh với ông nào đó! Hy vọng là đúng trong bài dịch trên của chú Aiki

hay thật :biggrin: em cũng thấy đoạn clíp này khá giống với lời kể của anh aiki, đúng là xem qua thì cảm như khó mà đánh được các đòn này với 1 người đã đánh thắng được người của môn judo, nếu ko phải họ có ý đến khiêu chiến thì cũng khó có dịp được xem thật sự aikido có thể vào đòn thế nào :laugh:


Sau 1 vài phút quan sát nhau
ko hiểu đoạn này ko khí sẽ thế nào :laugh: các thầy chỉ nhìn nhau theo kiểu dò xét thực lực hay theo cách nhìn 1 đối phương sinh tử :laugh:

Tiếp theo đó là 1 tiếng "rắc" thật to nhưng VS kia khg té, nhưng nhập nội thầy Chiba và dùng 2 tay để đẩy (phát chưởng) vô bụng thầy. Thầy Chiba bị hất văng ra khá xa nhưng cũng khg té. Đúng lúc đó thì đồ đệ 2 bên nhẩy vô can 2 sư phụ ra.

bị bẻ theo kote đến mức "rắc" 1 cái mà vẫn còn lực để tung đòn vào bụng đối phương thì thực sự kinh khủng thật, có khi cần lập ra 1 topic về các trận đấu đã từng diễn ra trong lịch sử aikido để rút kn và xem xét các cách tấn công phòng thủ thực tế của aikido :focus:

aiki
05-23-2008, 08:50 PM
Chuyện " biểu diễn" trên tầu


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/_MG_0025.jpg


Thầy Chiba được sư tổ gửi sang Anh quốc để bành trướng HKD bên đó. Thầy đi bằng đường thuỷ và khi tầu thuy qua vùng xích đạo, họ ăn mừng và tổ chức 1 buổi tiệc. Trong bữa ăn đó, họ yêu cầu thầy Chiba biểu diễn HKD. Vì trên tầu khg có ai biết võ để làm uke, nên 1 người trong thủy thủ đoàn được chỉ định
ra làm uke cho thầy. Người đó dùng đòn dao để tấn công thầy.


Khi tập HKD, khi uke dùng dao tấn công, họ lao vào đâm. Tên thủy thủ thì khg làm vậy. Hắn thấp người xuống, đi vòng vòng chung quanh thầy, chuyển dao từ tay này sang tay kia, rồi bất thình lình nhào vô đâm. Khi chuyển dao như vậy, Nage sẽ khó biết là tay nào đangcầm dao.


Khi tên thuỷ thủ kia đâm thầy, thầy chỉ kịp đỡ Gedan barai với 2 tay và đẩy con dao sang 1 bên. Mặc dù vậy, con dao cũng đâm lủng thắt lưng thầy và làm chày da thịt thầy.


Sau khi đỡ, thầy phản công và bẻ gẫy tay tên thủy thủ kia bằng thế Kata katamae.

Trong HKD, khg phải lúc nào cũng dùng taisabaki để né đòn được. Chính vì vậy nên biết cách đỡ đòn (gedan barai)


còn tiếp ...

aiki
06-17-2008, 08:29 PM
Những lần thầy phải dùng HKD với giới giang hồ


Ở bên Nhật, 1 tên cướp đã 1 lần đâm bụng thầy bằng con dao. Thầy đỡ bằng Gedan Barai và bẻ gẫy tay với thế Kata katamae.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/chiba_stand.gif

Trong 1 chuyện khác ở thủ đô ánh sang (Paris), thầy Chiba và thầy Noro đi vô 1 phòng trà. Thầy ngồi uống rượu ở 1 phòng trong khi thầy Nori thì chơi bài ở 1 phòng khác.

Bất thình lình có nhiều tiếng ồn ào từ nơi thầy Noro vọng lại và thầy Chiba chạy sang xem. Thì ra là có người đang đánh nhau. 1 người lớn tuổi đang nằm dưới đất và 1 người trẻ tuổi đang đá vô người kia. Máu me bê bết mọi nơi và thầy Noro nói với thầy Chiba là làm cho "ổn chuyện" đi.


Thầy Chiba khg muốn bị dính líu vào nên cản người trẻ tuổi lại, và hỏi xem hắn biết hắn đang làm gì khg! Người kia trả lời bằng tiếng Pháp nên thầy Chiba chả hiểu chi ráo. Thầy tiếp tục kéo người kia đem ra chỗ khác .... Và mọi chuyện xảy ra cùng 1 lúc.

Thầy phản xạ và dùng đòn Judo Osoto Gari quét người thanh niên kia. Hắn té xuống đất và cùng lúc đó 1 tiếng chat vang lên. 1 con dao rơi xuống đất và văng ra xa. Lúc đó thầy Chiba mới hay là tên kia đã rút dao ra và tính đâm thầy.

Thầy đã phản ứng trong tiềm thức! hoàn toàn phản xạ. Về sau thầy mới hay người trẻ tuổi kia là 1 tay anh chị xã hội đen ở khu Pigalle, Paris. Chính vì vậy mà ngay từ lúc đầu, khg ai dám can thiệp. Nhưng đối với thầy, xã hội đen hay khg cũng chả có gì là khác với cách thầy đã làm.



còn tiếp ...

aiki
07-14-2008, 08:34 PM
Cảm nghĩ của thầy về Atemi

Thầy nghĩ là atemi rất quan trọng trong HKD. Tuy khg trong chương trình học, nhưng thầy vẫn tập atemi!

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/_MG_0028.jpg http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/_MG_0060.jpg



Lần thách đấu tại Hombu.

Chuyện này xẩy ra vào năm 1978 tại Nhật. Thầy mới từ Anh quốc trở về. Có 1 người đích than tới Hombu thách đấu nhiều lần và Hombu lúc nào cũng từ chối. Khg ai biết rõ hắn là ai.

Cái khổ là người ra trả lời NO lại là thầy Chiba. Cứ vài tuần thì người kia lại tới thách đấu. 1 hôm thầy chịu khg nổi nữa và chấp nhận cuộc tỉ thí. Thầy nghĩ người kia hơi khùng và sắp xếp để ăn thua. 2 bên chấp nhận ký giấy khg thưa kiện nhau nếu có chuyện gì xẩy ra.

Thầy cho tên kia biết thầy là 1 VS chuyên nghiệp và sẵn sang hy sinh tánh mạng. Khi 2 bên đụng độ nhau, thầy lấy liền thế công và nhào vô đấm hắn. Tên kia bị trúng đòn, văng vô tường, nhưng vẫn đứng dậy và nhào vô đánh tiếp. Thầy Chiba kết thúc bằng Nikkyo. Tên kia thì máu me đầy người và nằm dưới đất. Đó là lần cuối cùng hắn tới Hombu thách đấu.

Thầy Chiba có cảm tưởng như tên kia khg ngờ 1 aikidoka sẽ tấn công trước ...


còn tiếp ...

aiki
08-24-2008, 01:36 PM
Chuyện thầy được gửi sang Anh


Vào tháng 4 năm 1964, khi thế vận hội được tổ chức tại Tokyo, VS Judo lừng danh Kenshiro Abe và cũng là 1 đệ tử của sư tổ, tới thăm sư tổ ở Hombu Dojo. Thầy Abe vừa từ Anh trở về. Thầy qua đó từ 10 năm trước và đã thành lập 1 hiệp hôi Judo bên đó. Tah1p tùng thầy Abe sang Nhật, có ông R. Logan chủ tịch Hiệp hội Judo đó. Khi gặp sư tổ, họ yêu cầu sư tổ 2 diều:


Điều thứ nhất là sư tổ gưỉ 1 HLV HKD sang Anh quốc để đứng đầy chi nhánh HKD


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/Sensei.jpg


Điều thứ 2 là sư tổ chỉ định 1 HLV để tư huấn ông Logan trong thời gian ông ấy ở bên Nhật.


Thế là thầy Chiba được sư tổ chỉ thị đi dạy ông Logon trong vòng 1 tháng.


Tới hè 1965, mấy tháng sau việc gặp gỡ giữa sư tổ và thầy Abe cùng phái đoàn Judo Anh quốc, thầy Abe và ông Logan liên lạc lại với sư tổ và yêu cầu sư tổ gửi thầy Chiba sang Anh. Sư tổ nhận lời, nhưng khi thầy Chiba hay tin thì khg ưng ý lắm.

Lúc đó thầy Chiba sắp sửa lên đường sang New York để phụ thầy Yamada, nhưng sư tổ đổi ý và gửi thầy sang Anh. Thầy Chiba hơi lo vì trước đó vài năm thầy đã bị tai nạn và bị thương ở lưng. Thầy sợ với khí hậu ẩm ướt, thầy sẽ đau lưng lại.

Nhưng thầy khg thề làm gì hơn và thầy sang Anh và ở đó trong vòng 10 năm.

Thầy sang Anh bằng tầu thủy, trên 1 tầu trở dầu (tanker). Chuyến đi đó kéo dài trong vòng 6 tuần, và ngoài hành lý của thầy, thầy cũng mang theo 50 tấm tatami. Mục đích của hiệp hội Judo Anh là khi tới nơi, thầy có đủ dụng cụ để mở 1 võ đường.


Thầy dời hải cảng Sasebo vào ngày 18 tháng 3 1966, vừa làm đám cưới cách đó vài tháng và đeo 5 dan HKD. Khi đứng trên boong tầu nhìn đất liền từ từ chìm vào bóng đêm, tự nhiên thầy tự hoỉ - tại sao phải sang Anh? Tâm trạng thầy lúc đó như vừa thức tình và thầy tự hỏi đủ mọi điều ....


Giữa thời gian sư tổ nhận lời gửi thầy sang Anh và lúc chính thức lên đường, thầy Chiba đi lên tư gia thầy Abe để soạn hợp đồng và lấy thêm chi tiết về tình hình HKD bên Anh. Cuối tháng 9 1965 thì hợp đồng đã được ký bởi mọi thẩm quyền.

Giao kèo là thầy sẽ ăn lương 60 bảng Anh / tháng sau khi trừ thuế, thầy sẽ đưoơc giấy phép làm việc chính thức, sẽ có bảo hiểm, 2 tuần nghỉ hè mỗi năm, vợ thầy sẽ được bảo lãnh sang trong vòng 1 năm và sau cùng là nếu muốn và với sự thoả thuận của Hiệp hôi Judo Anh quốc, thầy có thể gia hạn hợp đồng thêm 2 năm.


Đây là hợp đồng đầu tiên mà Hombu ký với 1 tổ chức ngoại quốc khi gửi HLV đi quảng bá môn vỏ này.


1 tuần trước khi đi, thầy và ông anh lớn lấy taxi lên chào sư tổ. Vì mắc kẹt xe nên thầy tới trễ. Thầy cảm thấy xấu hổ khi thấy Sư tổ đang ngời chờ thầy trong phòng khách và thầy cảm nhận được sự khó chịu của sư tổ.

Sư tổ rót rượu Sake và cạn ly với thầy. Xong ông ấy nhìn vào mắt thầy và nói:

''Con đừng lo cho thầy. Thầy sẽ khg sao cả và sẽ sống tới 126 tuổi''. Câu nói đó ám ảnh thầy trong vòng nhiều năm, cho tới khi thầy hiểu được, 1 thời gian lâu sau khi sư tổ qua đời. Và từ lúc đó trở đi, thầy mới tĩnh tâm được với cái chết của sư tổ.


Trong cuộc hành trình sang Anh, có nhiều chuyện lủng củng xẩy ra giữa Hiệp hội Judo Anh quốc và HH khg thể hoạt động với thầy được nữa. Người bảo lãnh cho thầy khi sang Anh là ông Logan. Ồng ấy là 1 đại gia ở khu đông bắc nước Anh và cũng vì vậy mà thầy quảng bá HKD ở khu đó. Những đai đen đầu tiên ở Anh quốc là Pat Butler, Fred Jenkins và Ron Myers.


Cuộc hành trình kéo dài 6 tuần. Trong khi lênh đênh trên mặt biển, thầy có thì giờ xét lại đời sống của mình và nhất là mấy sự kiện quan trong trong đời thầy.

Vài tháng trước khi sang Anh quốc, vào ngày 15 tháng giêng 1966, thầy chấm dứt cuộc sống nội đệ tử khi thầy lập gia đình với cô Mitsuko.

Sư tổ là khách danh dự trong tiệc cưới. ĐC Kisshomaru và phu nhân là OB mai! Tất cà những HLV và VS HKD tên tuồi trên toàn quốc đều có mặt trong tiệc cưới. Ngày cưới được cố ý lựa cho trùng với lễ Kagamibiraki của Homby Dojo để mọi người có thể tham dự.


Sau tiệc cưới, thầy dẫn cọ dâu tới tỉnh Obama để ra mắt sư phụ thiền của thầy. 1 tháng sau ngày cưới thì mẹ thầy qua đời ở 1 nhà thương gần nhà, hưởng thọ 56t. Thầy còn nhớ đứng bên cãnh giừơng bệnh và và biết mẹ qua đời khi thấy giọt nước mắt trên má bả. Thầy còn nhớ luôn lúc lấy taxi chở thi hài về nhà. Thầy ôm mẹ trên đùi thầy.

Thầy đi trở về dĩ vãng, Thầy nhớ lại lúc nhỏ thầy hung bạo làm sao. Thầy nhớ những trận đánh nhau ở trường, những giọt nước mắt của mẹ mổi lần thầy phá phách, bị trường cảnh caó và mẹ bị gọi lên để quở trách ... và lúc đó thầy nhận thức được là bịnh và cái chết của mẹ thầy là do thầy gây ra ...

Mặc dù sự dạy bảo của mẹ, tính thầy vẫn khg thay đổi. Tấy cả những gì chung quanh thầy, trường học, cộng đồng, tất cả mọi người, tất cả
mọi việc đều bất công, đều là đạo đức gỉa. Thầy khg thể chấp nhận được và phải chống lại những điều đó.

Thầy biết rõ võ thuật đã cứu thầy. Nếu khg có võ, khg gọc võ chắc thầy đã thành 1 tên cướp.

Điều an ủi thầy trrong cái mặc cảm tội lỗi đó là sự chấp nhận con dâu của mẹ thầy. Bà coi Mitsuko như người con ruột mà bả đã mất lúc 3t. Mitsuko cũng là người từng chăm sóc cho bả khi bà vô coma 1 tuần trước khi mất.

Thầy như khg hiểu được những thay đổi lớn lao trong đời thầy. Tất cả mọi việc đều bắt nguồn từ cuộc viếng thăm của thầy Abe với sư tổ và kết thúc với thầy đứng trên boong tầu ... Thầy đang đứng trước ngưỡng của tương lai mà thầy khg bào giờ nghĩ tới, và những chuyện gì sắp
và sẽ xảy ra thì thầy khg thể biết được.

Thầy tự nói là bây giờ chỉ là bước đầu, và dù bất cứ chuyện gì xẩy ra, hãy quên đi quá khứ và hãy nhìn tới tương lai ...



còn tiếp ...
b

aiki
12-03-2008, 05:52 PM
Cảm tưởng và đời sống của thầy khi trở về lại Nhật:

Sau 10 năm tha hương tại Anh quốc, năm 1975, thầy trở về lại Nhật. Trình độ kỹ thuật HKD thì OK, nhưng xã hội Nhật đã quá thay đổi và thầy khg thích việc làm của mình.

Khi về Hombu thầy là phụ trách về HKD thế giới. Đó là việc ngồi bàn giấy! Thầy khg thích vì phải lo giấy tờ và khg có thì giờ tập nữa. Thầy là 1 võ sĩ chứ khg phải 1 thư ký văn phòng.

Năm 1978, thầy từ chức vì khg hợp với việc làm văn phòng và cũng vì khg đồng ý với chính sách của hombu dojo với 1 số vấn đề liên quan tới HKD quốc tế. Thầy về quê sống và làm việc cho 1 công ty xây cất. Thầy làm việc lao động. Lúc đó, thầy khg nghĩ tới HKD gì nữa và đẵ định "gác kiếm" ẩn tu.

Cũng trong thời gian đó, ĐC Kisshumaru cũng xuống thăm thầy. ĐC xuống 1 mình và lưu lại với thầy 1 đêm. Thầy săn sóc cho ĐC như thời còn là Ushideshi và sang sớm hôm sau, ĐC lên đường trở về Hombu. Về sau, thầy mới biết là ĐC xuống thăm thầy coi thầy có sao khg! Dù gì đi nữa,ĐC cũng còn tình thầy trò năm xưa.

1 thời gian sau, thầy Yamada xuống thăm thầy 3 lần lien tiếp và cuối cùng thầy chấp nhận trở về thế giới HKD, nhưng tại miền tây nước Mỹ. Và từ đó tới giờ, thầy định cư tại San Diego, bang California.


còn tiếp ...

aiki
01-07-2009, 12:04 PM
Cảm tưởng của thầy với Iaido


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/ABOUT_3.jpg



Thầy rất thích iaido. Thầy thích cầm cây Katana và bị nó thu hút. Thầy tập Muso Shinden Ryu. Ryu này được lập vào hôi đầu thế kỷ thứ 20 bởi by Nakayama Hakudo Sensei. Sư tổ và thầy Hakudo là bạn với nhau và thầy Hakudo hay gửi học trò tới Hombu để tập.

1 trong những đệ tử của thầy Hakudo là con rể của sư tổ. Ông ấy đã 1 thời là vô địch Kendo Nhật bản.

Khi tập kiếm, thầy hay phối hợp zazen với Iaido. 20 phút thiền, 10 phút kiếm, rồi trở lại thiền ...

Căn bản của HKD dựa trên kiếm thuật Nhật. Vì vậy, bộ pháp và thân pháp HKD khg khác mấy các thế của kiếm thuật. Vũ khí rất quan trọng trong các thế công, trong lúc đấu luyện như randori trong Judo, song đấu Kumite trong Karate.

Vũ khí giúp cho võ sinh tham hiểu nhiều khía cạnh của võ thuật như khoảng cách, timing, giữ trục ... Vũ khí cũng giúp liên kết những kỹ thuật căn bản của kiếm như chém, lực hông, khí, hít thở với những động tác của HKD.


Thầy bắt đầu tập Iaido vì sư tổ nói thầy nên tập môn đó. Vào khoảng 1959 hay 1960, có 1 nhà văn tới thăm sư tổ. Nhà văn ấy muốn biên 1 tiểu thuyết và dùng sư tổ như người mẫu cho nhân vật chính của tiểu thuyết đó. Lúc đó sư tổ kể lại 1 chuyện thật đã xẩy ra ở Hokkaido.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Chiba/MainPage.gif



Sư tổ đã đấu với 1 võ sư Iaido, thay thế cho sư phụ của sư tổ, thầy Takeda. Thầy Takeda đã đánh chết khá nhiều võ sĩ, và 1 trong những người đó có 1 kiếm sĩ iaido. Đệ tử kiếm sĩ đó kiếm thầy Takeda để trả thù. Lúc đó thầy Takeda bị bịnh nên khg thể nhận lời và sư tổ, với tư cách là đệ tử thay thế thầy Takeda.


Trận tỉ thí đó xẩy ra ở Hokkaido, giữa mùa đông. Khi khoảng cách 2 đấu thủ khá gần nhau, sư tổ đá tuyết vô mặt kiếm sĩ và nhập nội đánh vô hông và quăng địch thủ.

Khi nghe sư tổ kể chuyện đó, thầy Chiba tự hoỉ nêú là mình thì phải làm gì? Và thầy tự nghĩ là phải tập Iaido ...
1 thời gian sau, khi tháp tùng sư tổ qua vùng kansai, tự nhiên sư tổ nói với thầy là hã ở lại đây 3 tháng để tập Iaido. Nơi đó là võ đường của thầy Michio Hikitsuchi và thầy Hikitsuchi là người đầu tiên dạy thầy Chiba về Iaido.

Theo sư tổ, tập 3 tháng Iaido là đủ để có căn bản về môn võ đó.



Còn tiếp ...

cucat
01-08-2009, 12:46 AM
Xin cảm ơn chú Aiki, càng đọc càng thấy thích \:d/

lanhtu
01-08-2009, 10:04 AM
những bài viết của anh nói về các thầy vừa là 1 phần tiểu sử, 1 chút hiểu biết dành cho mọi người yêu thích aikido nhưng trong đó cũng là những kinh nghiệm đã có chứng minh rõ ràng dành cho những thành viên mới nhập môn biết, tìm hiểu và học hỏi,
cảm ơn anh và các anh chị trong diễn đàn rất nhiều vì những bài viết, kinh nghiệm của mọi người đã giúp cho những người mới như em có được 1 chút quan niệm, định hướng để luyện tập cũng như có cái nhìn nhiều hướng hơn cho những cách tập aikido.

aiki
02-13-2009, 03:53 PM
Những yếu tố kỹ thuật, tâm lý và tinh thần cơ bản người võ sinh cần có

Trước nhất là khg nên phân biệt luyện tập thể xác và tinh thần. 2 cái đó phải đi chung với nhau và là 1. Hình thể và tinh thần lúc nào cũng đi chung với nhau.

Mục đích là lúc nào cũng nghĩ tới khiá cạnh đó và rèn luyện thể xác theo nguyên lý của HKD.

Về mặt kỹ thuật, thầy dạy học trò phương thức "lúc nào, chỗ nào, thế nào ".

"Chỗ nào" tượng trưng cho khoảng cách, không gian, "lúc nào" nhắc nhở tới timing và "thế nào " là nói về đòn thế.

Võ sinh phải học, phải "đánh bóng/đánh nhuyễn" và rèn luyện thể xác với 3 phương thức trên. Võ sinh phải rèn luyện qua những kỹ thuật đòn thể, hấp thụ và khai thác được tính cảnh giác.

Sư tổ đã nói "chỗ nào, lúc nào và thế nào để giết địch thủ" ... Sư tổ cũng nói là "Aikido chooses not to kill, but to lead" (khg biết dịch làm sao).

Câu này xâu xắc lắm. Tất cả đều ở trong câu này.


Trong cuốn nhật ký mà sư tổ biên vào khoảng 1942, ông ấy đã nóí rõ "tôi phải hạ (get) nó trước khi nó hạ tôi" ! Từ "hạ" ở đâu có nghĩa là giết!

Hầu như ai cũng nhìn sư tổ như 1 ông gìa dễ thương, lúc nào cũng nói tới tình thương, hoà bình, hoà hợp ... nhưng mọi người nên nhớ những gì ông ấy đã trải qua trước đó

HKD bây giờ đang có 1 chiều hướng tư tưởng (ideological trend) và thương mại hoá quá đáng. Những điều đó sẽ làm mất những ý nghĩa cao cả của võ thuật và làm gỉam gía trị của HKD đi. 1 mặt, dưới cái nhìn võ thuật, HKD với thời gian, trở thành 1 lý thuyết khg thực tế. Mặt khác, HKD càng ngày càng trở thành một cách sống kiếm tiền thực dụng.

Ngoài những gì mới nói, võ đường, nơi để rèn luyện võ thuật, phải đương đầu với những quẩn bách khg cần thiết như chính trị, tổ chức hành chánh. Những tình trạng này là cái khía cạnh xấu, là 1 điều khg tốt, là 1 gò bó cho sự phát triển của HKD.


Muốn đạt được cái "Đạo" trong HKD, người võ sinh phải khắc phục được những quẩn bách đã nêu và cái chiều huớng "khoái lạc" đang lan tràng khắp nơi trong đời sống hiện tại.


còn tiếp ...

aiki
03-17-2009, 10:54 AM
Cảm nghĩ khi là võ sư chuyên nghiệp

Lúc mới vô tập HKD, thầy chưa nghĩ sẽ là 1 VS chuyên nghiệp. Lúc đó thầy chỉ muốn làm đệ tử nội trú 1 vài năm rồi tính sau. Nhưng duyên số đưa thầy thành 1 HLV HKD khi sư tổ gửi thầy sanh Anh quốc.

Nhiều lúc thầy nghĩ thầy đã làm 1 lỗ lầm lớn khi trở thành 1 HLV HKD. Khi trở thành 1 VS chuyên nghiệp, rất ít người giữ được sự tinh khiết của môn võ và mục đích dạy võ. Vì đời sống, vì gia đình, vì tiền bạc, vì kinh tế, HLV phải đếm số võ sinh. Người nào mà quá tinh khiết thì sẽ chết đói.

Thầy đói và sống thiếu thốn trong mấy năm đầu ở Anh quốc. Thật là khủng khiếp. Đó là 1 bài học cho thầy. Ngược lại, cái thú vị nhất củ 1 VS là thấy võ sinh mình trưởng thành: sự chuyển tiếp, sự thay đổi và sự thành công qua sự rèn luyện. Thầy rất vui khi nhìn thấy sự thay đổi đó.

Thầy sẽ rất sung sướng nếu thầy có 1 nghể nghiệp vững chắc hay có 1 nghề mà có thề kết hợp với HKD và cho phép thầy đủ sống, khg phải lệ thuộc vào thu nhập của lớp võ. Đó là mư cầu của thầy, nhưng bây giờ thì quá trễ rồi.

Thầy qua Anh với 1 hợp đồng 3 năm, xong ở thêm 2 năm, thế là 5 năm, xong lại ở thêm 5 năm nữa, tất cả là 10 năm. Thầy dạy võ, dạy võ và dạy võ, và 10 năm sau, thầy có cảm tưởng như đã thành công và trở về nước. và lúc đó cũng quá trễ để đổi nghề. Thầy có đi tìm việc, nhưng khi trên 40t, ít ai nhận lắm.


còn tiếp...

aiki
04-28-2009, 06:43 AM
Cảm nghĩ của thầy về Bạn tập / uke

Hầu như ai cũng muốn có 1 người bạn tập mà hiểu ý mình, ăn thông với mình. Nếu muốn tiến bộ trong HKD, nếu muốn có 1 căn bản tốt, 1 chức năng dẻo dai, cách tập lý tưởng phải có những yếu tố sau:

Điều thứ nhất: người võ sinh nên tập với 1 người có căn bản cao hơn. Trong khi tập, khg nên tự gò bó mà nên để ý tới những đặc điểm, đặc tính của bạn tập. Mỗi người bạn tập đều khác nhau và người võ sinh nên tập quan sát những đặc tính đó. Nên để ý tới những biểu hiện của đòn thể khi tập với 1 người khác phái, khác thể hình, khác tôn gíao, có kinh nghiệm võ thuật khác, có 1 cách nhìn khác ...


Phải phát triển và nuôi dưỡng cách quan sát, chú ý tới từng động tác. Khi tập nên ráng hết sức để biết được nhược điểm và thiếu sót của chính mình và đòn thể, rồi từ đó kiếm cách khống chế những nhược điểm đó. Nếu khg biết nhược điểm thì làm sao khống chế được? nên học cách té (ukemi) để có thể áp dụng với tất cả mọi đòn, trong bất cứ tình huống nào.


Điều thứ 2: Khi tập với những người cùng trình độ, nên áp dụng những gì đã tập và cũng cố lại sự hiểu biết về đòn thể. Nên tự giác những khuyết điểm của mình ở mọi giai đoạn. tất cả những hiện tượng này có thể "phản chiếu" nơi bạn tập của mình.

Nên quan sát kỹ coi những cách mà mấy người cùng trình độ dùng để khắc phục khuyết điểm của họ, từ kỹ thuật, thể lực cho tới sự cảm nhận của cơ thể.


Điều thứ 3: tập với những người kém hơn mình. Củng cố những kỹ thuật căn bản và áp dụng nó 1 cách nhẹ nhàng (khg dùng sức- minimum effort). Tập tự chủ, tự kiểm soát nhưng vẫn ap1 dụng những kỹ thuật 1 cách nẹ nhàng, nhưng hiệu quả. Nên tập với những người mới nhập môn vì họ khg có định kiến cách thức di chuyễn. Đó là 1 cách để tập độ chính xác và cách uyển chuyển khi ra đòn.


Nói chung, 3 cách tập trên sẽ tạo cho võ sinh cái tính, thái độ linh động, mềm dẻo mà bất cứ môn sinh HKD nào cũng phải có. Nên tập với những người bự con hơn, cao hơn, nặng hơn, nhõ hơn và cùng kích thước với mình.

Tóm tắt lại, nên liếm cơ hội để tập với tinh thần của 1 tân môn sinh.

Để áp dụng những gì thầy mới nói, trong tất cả lớp thầy, trong mỗi đòn, võ sinh phải tập với 2 người khác nhau. Thầy muốn võ sinh thầy phải tập với tất cả những người có mặt trên sàn tập. Thầy có nghe nói là tại nhiều võ đường, mỗi võ sinh chỉ tập với 1 bạn tập. Cách tập đó biểu hiệu sự "thiếu hiểu biết" của người thầy.

Những gì thầy vừa nêu có thể áp dụng trong 2 trường hợp: trong lớp võ khi có HLV/ thầy phụ trách hay khi tập "tự do".
Tập "tự do" có 2 trường hợp: tập 1 mình như khi tập Bokken / Jo hay tập với bạn nhưng "tự do" lựa đòn.

Cách thứ 2 thường là 10phút cuối giờ tập và mục đích của cách tập này là để võ sinh ôn lại những gì vừa tập trong giờ học đó.


Cách tập "tự do" khg chỉ hạn chế ở 2 cách tập mới nêu và nên bao gồm cả những cách tập ngoài giờ học chính thức. 1 người vỏ sinh giỏi là người mà tập tự do càng nhiều càng tốt. Cách tập thêm này rấy hiếm thấy bên Mỹ.

Khi thầy còn là đệ tử nội trú, lúc nào cũng có vài người đệ tử ở lại sau giờ tập để tập thêm. (Tuy lúc đó, sau giờ tập thì hầu như ai cũng muốn nghỉ xả hơi vì ngoài tập võ, họ còn phải lo 100 việc khác nới võ đường. Nếu được, họ chỉ muốn ngủ để lấy sức). Thầy khg có ý định ám chỉ là khi tập phải dùng đầy khí lực, phải tập mạnh mẽ! thầy chỉ muốn nhắc là khg nên bị gò bó trong giờ tập chính thức với 1 HLV.


Còn tiếp ...

aiki
06-25-2009, 07:33 PM
Lịch sử HKD

Trước khi có HKD, nguyên lý "hiệp khí" đã có trong giới võ thuật Nhật bản từ thời tiền cổ. Sư tổ chưa bao giờ nói là HKD khg phải là 1 môn võ mặc dù ông thường nói HKD là "budo".

Thầy Chiba khg đồng ý với cái ý nghĩ HKD là 1 môn võ mới và khg chấp nhận chỗ đứng của HKD trong lịch sử võ thuật Nhật bản và sự liên hệ của nó với những bộ môn khác.

Trong những cuốn sách chính thức nói về HKD mà ĐC Kisshomaru đã viết, có rất nhiều đoạn rất hay nói về "hiệp khí". Mặc dù vậy, thầy vẫn khg hoàn toàn đồng ý với cách nói về lịch sử của HKD. Có thể là thầy quá đòi hỏi!

Đối với thầy, với địa vị của 1 chưởng môn, ĐC có trách nhiệm nói rõ và xác thực lịch sử của bộ môn. Nhưng đối với thầy, lịch sử mà ĐC đã viết vẫn còn thiếu sót. Nếu muốn được coi như xác thực, họ phải tiết lộ sư thật khách quan và sẵn sang chấp nhận và đương đầu với nhựng lời phê bình, chỉ trích của những thế hệ sau.

Thầy mong rằng tân ĐC sẽ nhận thấy chuyện này và sẽ chấp nhận nêu lên những gì chưa được nói ...

Viết lịch sử cũa 1 võ phái cần nhiều đức tính hơn là 1 nhà văn hay 1 võ sư, nhất là khi tác gỉa là 1 nhân vật quan trọng, là vai chính trong sự phát triển của võ phái đó. Người viết phải có 1 cái nhìn vô tư, khg thiên vị, và 1 am hiểu sâu sắc về bản tính nhân loại và những cuộc xung đột có thể xẩy ra. Đó là những gì thầy mong sẽ thấy trong thời đại của đương kim Đạo Chủ, người đứng đầu thế hệ thứ 3 của HKD.


còn tiếp ...

aiki
08-11-2009, 07:54 AM
Cảm nghỉ của thầy về Kỹ thuật đòn thể


Những kỹ thuật HKD đều dựa trên những 'lý trí' dính liền với nhau. Ví dụ như nguyên lý "một là nhiều" của HKD. Những đòn tay khg có thể biến thành đòn kiếm hay đòn gậy và ngược lại. Kỹ thuật có thể áp dụng với 1 địch thủ và cũng có thể áp dụng khi có nhiều địch thủ.


Bộ pháp có thể biến hoávà lien kết từ đòn tay, ra đường kiếm với 1 hay nhiều địch thủ và đi trở về đòn tay. Những cái đó là những yếu tố cần thiết của Budo. Đó là những động tác mà sư tổ hay làm và là nguồn gốc của HKD.


Cái tính chất của HKD khg có dễ thấy, nhưng những người tới 1 trình độ nào đó sẽ có thể thấu hiểu được. Cái bề ngoài của HKD, cái HKD mà hay thấy bây giờ khg thể nói là tiêu bửu cho Budo của ngày xưa nữa. Cũng may là trong số võ sinh HKD thời nay, có 1 số ít võ sinh có thể hiểu được cái thực chất của môn võ này và với thời gian tìm hiểu, họ sẽ có thề áp dụng những tính chất đó cho họ.


Những đòn thế của HKD có 1 sức quyến rũ đặc biệt: từ ngoại hình cho đến những tiềm lực, khà năng ẩn dấu mà khi hiểu, sẽ bộc lộ những khái niệm của võ thuật. Dưới cách nhìn đó, chiều sâu của HKD như khg đáy.


Ai mà phê bình HKD qua những bề ngoài của đòn thể sẽ là 1 lỗi lầm lớn. Ngược lại, ai mà chỉ nghĩ tới những tinh túy của Aikido mà quên đi hình dạng của đòn thể sẽ mất đi cái tính chất chung của nó.

Cái nhìn của ĐC Kisshomaru là vượt qua cái điạ hạt/khía cạnh mạnh bạo của võ thuật và tựa vào cái nhìn "vũ trụ" của HKD. ĐC muốn gạt qua 1 bên những nguyên tắc vũ phu, ngược với đạo lý mà hay đi đôi với võ thuật. Bây giờ, khi đã lớn tuổi, thầy Chiba càng ngày càng hiểu rõ và phục cái nhìn đó của ĐC.


Những đông tác vòng tròn thật to cũng như quan niệm về tinh thần, sự hoà hợp khg nên được quá nhấn mạnh trong khi tập. Làm như vậy trong khi tập sẽ hiểu được 1 phần của HKD và sẽ thiếu cái nguyên lý (essence) của võ thuật (budo).
Những cách tập và quan niệm đó thiếu thực tế võ thuật và chỉ là những biểu tượng, những triết lý của HKD. Những ý nghĩa đó chỉ hoàn thành 1 trong 2 nhiệm vụ của HKD: bề ngoài và thực tế. Sư tổ đã nói "Budo là nguồn gốc củ HKD. Tất cả võ sinh phải nắm vững Budo, và HKD vượt xa hơn Budo". Ông cũng nói rất rõ "từ giờ trở đi, nhân loại khg cần Budo như hồi xưa nữa".


Với cái nghĩ đó, sư tổ mở 1 con đường võ thuật cho những người mà từ trước tới giờ, vì bất cứ lý do nào, khg được tập võ: những người yếu đuối, lớn tuổi, phụ nữ, nhỏ bé ... Sư tổ cũng loại bỏ thi đấu, và khi làm vậy đã thích ứng với khả năng và những tính riêng biệt của từng cá nhân.


còn tiếp ...

aiki
06-17-2012, 11:42 PM
1 clip cu3a thâ`y Chiba cách dây vài chuc nam


http://www.youtube.com/watch?v=zMJ-Dl4eJu8&feature=related