PDA

View Full Version : Chữ thầy trả thầy



aikikai
11-28-2009, 09:32 AM
Nhân đọc bộ truyện kiếm hiệp Côn luân, có một đoạn đối thoại giữa 2 nhân vật trong truyện, aikikai thấy khá hay và đáng suy ngẫm nên post cho mọi người cùng chia sẽ nhé.

Đoạn đối thoại giữa Lương Tiêu (nhân vật chính) và Cữu Như ( cao tăng phái thiền tông). Trước đó 2 người đã có 1 trận giao đấu...
....
Cửu Như cười bảo:
_Ngộ tính ngươi cũng cao, đáng tiết là học thì nhiều nhưng chẳng hành được bao nhiêu. Chịu khó bắt chước người khác, luyện tái luyện hồi, nhưng cuối cùng chữ thầy trả thầy, chính mình lại chẳng còn chút bản lĩnh gì !

_ Thế nào là "chữ thầy trả thầy" Lương Tiêu thắc mắc.

Ngươi hỏi đúng trọng điểm rồi đấy.- Cửu Như đáp- Chữ thầy trả thầy tức là học công phu của ai chỉ giới hạn ở mức hiểu của người ấy, giới hạn ở chỗ mô phỏng, không biết vượt qua, luyện tới luyện lui vẫn còn nguyên vết tích của người khác. Tóm lại cũng chỉ đạt đến cảnh giới "kỹ thuật". kẻ địch mà lợi hại thì chỉ cần một chiêu là họ sẽ nhận ra thực lực của ngươi đến đâu.

Liễu Oanh Oanh (chú thích:nhân vật nữ trong truyện) nghe nói thú quá, chen vào:
_Vậy công phu của chính mình là phải như thế nào?
Công phu của chính mình là sự vỡ vạc của bản thân. Mỗi người phải có cách hiểu riêng, kẻ khác mới không dò ra đầu mối, cũng tức là tùy cơ ứng biến, nông sâu tại tâm, khoáng đạt thoải mái, biến hóa khôn cùng, vươn tới cảnh giới "Đạo". Kỹ thuật hữu hạn, còn Đạo thì khôn cùng.

Lão nhìn Lương Tiêu, tủm tỉm:
_ Kỹ thuật của ngươi không phải là kém, nhưng xung quanh ngươi có cái vòng ràng buộc quá to, nếu hiểu được cội rể của nó thì có thể cưỡi mây về gió, mặc sức biến hóa, nếu không hiểu được thì tập cả đời cũng khó mà chạm tới Đạo, chỉ mãi loay hoay ở cái vòng ấy mà thôi.

Lương Tiêu băn khoăn:
_ Cái vòng đó là gì?
Cửu Như trả lời:
_Bần tăng không nói được. Nói toặc ra thì đấy lại là công phu của bần tăng chứ không phải của ngươi nữa.=d>
......

Tuy truyện chỉ là hư cấu nhưng câu nói của vị cao tăng rất đáng suy nghĩ. Trước khi post bài này aikikai có đọc bài viết của Wago về cảm nhận của thầy Endo thấy có nhiều quan điểm tương đồng. Thầy đã chọn một con đường (đạo) và phát triển nó theo cảm nhận của bản thân. đến giờ cũng đạt được ít nhiều thành tựu(ko liên quan gì đến đai đẳng nhé).
Còn các bác nghĩ sao về vấn đề này?

David
11-28-2009, 10:02 AM
Chữ thầy trả thầy thì chuyện bình thường rùi. Chữ thầy trả cô mới ác chứ. Hê hê :-"

aiki
11-28-2009, 03:15 PM
Hay lắm Aikikai. Thấm lắm!

Cách này cũng như "đường đi" của HKD. Hãy hiểu theo ý mình và hãy đi đường mình! Phải có căn bản, khi hiểu rồi thì đừng bị rằng co và bắt chước nữa!=d> =d> =d>

fourever
11-29-2009, 02:18 PM
Nói về mô phõng trong võ, tôi đã chứng kiến một số học trò Aikido của Kanai sensei, mổi khi đánh xong đòn thế thì quay sang vuốt tóc của mình o:) Tương tự, tôi cũng thấy một số học trò của Shoji Nishio sensei, khi đánh xong một thế, thì đi một vòng, sửa lại cái đai (obi) :-k

Vấn đề mô phõng kỹ thuật từ thầy, nó luôn luôn xẫy ra, cái khó khăn là võ sinh không biết lúc nào mình nên tạo dựng đường hướng mới cho mình. Bình thường, người thầy sẽ nói cho võ sinh biết là họ đã học xong hết chử của thầy rồi. Nếu thầy hay một người thứ 3 nào đó không nói ra,võ sinh rất khó lòng để tự biết, vì chưa học đủ mà sớm tìm đường hướng cho mình thì quả là khó khăn.

NgDaLat
11-29-2009, 07:30 PM
Câu chuyện trong Côn Luân cung tương tự như trong truyện Thần Điêu Đai Hiệp khi Kim Luân Pháp Vương chê võ công của Dương Qua.

Tuỳ cách dạy và trình độ của thầy mà học trò có thể dễ tạo đường hướng cho mình hay không. Ai cũng tôn sùng O-Sensei nhưng các học trò ruột sư tổ không thấy ai giống O-Sensei chút nào kể cả đạo chủ đời thứ nhất. Và cũng không ai giống ai. Tuy nhiên sau đó thì học trò ruột cứ theo thầy y hệt từ cái vuốt tóc, cách hét, bước đi v.v...

Theo tôi hiều thì các thầy cũng không hiểu O-Sensei mấy. Khi dạy lại học trò thì cái hồn không còn mấy nên chỉ dạy cái bóng giống như con khỉ bắt chước. Đên phiên của tui là khỉ tập 4 tập 5. Bây giờ nghĩ lai thấy tui mò mẫm theo thầy tui, Thầy tui thì mò mẫm theo bà Pat. Còn bà Pat thì cũng sao ý bản chánh thầy Saito con và Saito cha.

aiki
11-29-2009, 09:43 PM
Lúc mới thi2 phải "cóp" chứ! tới 1 lúc nào đó thì tự kiếm con đường riêng của mình mà đi.

Anh 4ever nói khá đúng, lúc nào thì mình biết được là mình đủ để đi con đường riêng của mình? Khi nào biết là căn bản đủ vững??

Tui có biết 1 người đệ tử thầy Tamura, ông ấy bắt chước từ dáng đi, trông khg giống ai hết! 8-[ 8-[

NgDaLat
11-30-2009, 02:53 PM
Lúc mới thi2 phải "cóp" chứ! tới 1 lúc nào đó thì tự kiếm con đường riêng của mình mà đi.

Anh 4ever nói khá đúng, lúc nào thì mình biết được là mình đủ để đi con đường riêng của mình? Khi nào biết là căn bản đủ vững??

Tui có biết 1 người đệ tử thầy Tamura, ông ấy bắt chước từ dáng đi, trông khg giống ai hết! 8-[ 8-[

Tui lai không nghĩ như vây. Tất cả chỉ là quan hệ thầy trò mà thôi. Chuyen đó cũng giống như cha me nuôi con. Có cha mẹ dạy con tự lâp ngay khi còn nhỏ. Mới đầu cho đi làm it ít cho biết với người ta, rồi dẩn tự lập sẽ không bỡ ngỡ. Có cha me cái gì cũng làm dùm và suy nghĩ dùm đến khi ra đời thì bỡ ngỡ.

Không chừng mấy ông đại sư như Thầy Tamura thấy học trò bắt chước mình như vậy còn khoái nữa

aikikai
11-30-2009, 11:42 PM
Khi dạy lại học trò thì cái hồn không còn mấy nên chỉ dạy cái bóng giống như con khỉ bắt chước. Đên phiên của tui là khỉ tập 4 tập 5. Bây giờ nghĩ lai thấy tui mò mẫm theo thầy tui, Thầy tui thì mò mẫm theo bà Pat. Còn bà Pat thì cũng sao ý bản chánh thầy Saito con và Saito cha

chú NgDalat làm cháu nhịn cười không đuợc. :))

Giơ` ngâ~m la?i, aikikai thây cach da?y cu?a Tô? Sư la` it gia?ng gia?i, nói toàn như~ng điê`u kho hiê?u... chăc la` để cac đê? tư? cu?a ông tư? thân vâ?n đô?ng, không qua phu? thuô?c va`o ngươ`i khác. Ho? pha?i ra sưc luyê?n tâ?p, tư? mi`nh ti`m to`i. Đê? rô`i tha`nh qua? đa?t đươ?c la` cu?a chinh ba?n thân ho?. Sư tô? chi? la` ngươ`i mơ? đươ`ng, đi?nh hương thôi, co`n đi như thê na`o thi` tu`y thuô?c va`o ba?n thân ho?. Chư noi că?n ke~ qua, chi tiêt qua thi` "đấy lại là công phu của bần tăng chứ không phải của ngươi nữa".
Co ngươ`i mơ? đươ`ng rô`i, co`n chuyê?n đi đươ?c bao xa thi` tu`y thuô?c va`o cơ duyên cu?a mô~i ngươ`i. co ngươ`i đi đươ?c xa,co ngươ`i đi gâ`n nhưng tư?u chung đây vâ~n la` "Công phu cu?a chinh mi`nh"...

co`n vân đê` "thơ`i điê?m mơ? đươ`ng". aikikai co cu`ng suy nghi~ vơi chú` NgDalat. Vê` cơ ba?n thi` ba?n chât cu?a mô~i ngươ`i đa~ khac nhau rô`i, ngay tư` đâ`u ông thâ`y vâ~n co thê? đi?nh hương đươ?c cho đê? tư? nhưng ơ? mô?t mưc đô? na`o đo thôi. nêu cư theo thâ`y ma` "sao y ba?n chinh", mô?t la` đê? tư? se~ mât dâ`n cac lơ?i thê tư? nhiên cu?a ba?n thân, hai la` sau na`y rât kho đi?nh hương " con đươ`ng" cho mi`nh, vi` bi? a?nh hươ?ng qua lơn tư` ngươ`i thâ`y.

ps: vân đê` na`y aikikai chưa thông :-k , viêt co`n mông lung, cac bac thông ca?m.^^

aiki
12-01-2009, 09:49 AM
còn vấn đề "thời điểm mở đường". aikikai có cùng suy nghĩ với ch` NgDalat. Về cơ bản thì bản chất của mỗi người đã khác nhau rồi, ngay từ đầu ông thầy vẫn có thể định hướng được cho đệ tử nhưng ở một mức độ nào đó thôi. nếu cứ theo thầy mà "sao y bản chính", một là đệ tử sẽ mất dần các lợi thế tự nhiên của bản thân, hai là sau này rất khó định hướng " con đường" cho mình, vì bị ảnh hưởng quá lớn từ người thầy.


Tui lai không nghi như vây. T?t c? ch? l quan h? th?y tr m thôi. Chuyen đ cung gi?ng như cha me nuôi con. C cha m? d?y con t? lâp ngay khi cn nh?. M?i đ?u cho đi lm it t cho bi?t v?i ngư?i ta, r?i d?n t? l?p s? không b? ng?. C cha me ci g cung lm dm v suy nghi dm đ?n khi ra đ?i th b? ng?.


Tui th khg đ?ng l?m v?i 2 ngư?i. N?u nhn dư?i 1 kha c?nh khc, như đi h?c ch?ng h?n, ph?i xong t ti hay trong lc h?c / xong DH th con ngư?i m?i t? v bi?t mnh thch ci g v ch?n lm ngh? g (hay lc h?c t ti). Trư?c đ v?n ph?i h?c trung h?c v.v...

HKD cung v?y! h?c v hi?u nguyên l căn b?n v t?i 1 th?i gian no đ (3 dan??) th s? đ? "hi?u" đ? ch?n con đư?ng riêng? Khg bi?t m?y ng c th?y v t?p v?i 1 s? v sinh ra đn khg ra g khg? n?u đi đư?ng riêng qu s?m m khg c căn b?n th s? l?m to ...

V d? bên tui, t?i 1-2 dan, nhi?u khi HLV cn hay nh?c t?i 1 vi ti?u ti?t chnh c?a đn, nhưng sau th hon ton đ? ngư?i đ "lb" ...

NgDaLat
12-01-2009, 10:21 AM
Tui thì khg đồng ý lắm với 2 người. Nếu nhìn dưới 1 khía cạnh khác, như đi học chẳng hạn, phải xong tú tài hay trong lúc học / xong DH thì con người mới tự ý và biết mình thích cái gì và chọn làm nghề gì (hay lúc học tú tài). Trước đó vẫn phải học trung học v.v...

HKD cũng vậy! học và hiểu nguyên lý căn bản và tới 1 thời gian nào đó (3 dan??) thì sẽ đủ "hiểu" để chọn con đường riêng? Khg biết mấy ng có thấy và tập với 1 số võ sinh ra đòn khg ra gì khg? nếu đi đường riêng quá sớm mà khg có căn bản thì sẽ lầm to ...

Ví dụ bên tui, tới 1-2 dan, nhiều khi HLV còn hay nhắc tới 1 vài tiểu tiết chính của đòn, nhưng sau thì hoàn toàn để người đó "líb" ...
Anh Aiki hơi hiểu lầm ý về vấn đề "con đường riêng". Theo em đó phải là quá trình dần dần. Ở bên mỹ nhiều cha me cho con đi làm thêm ở nhiều chỗ khác nhau khi hoc trung hoc để xem mấy đứa nhỏ thích cái gì để định hướng nghề nghiệp sau này. Ngay trong trường cũng có những cái test xem học sinh có năng khiếu gì v.v...

Nhà giàu cho con học thoải mái đử thứ trong khi nhà nghèo chỉ có một nghề thủ công nào đó sinh sống cha truyền con nối giống hệt. Em thấy O-sensei như môt nhà giàu còn một số thầy sau này giống như là nhà nghèo vậy. Tiểu tiết rất cần, rất quan trong nhưng chỉ dừng ở trình độ kỹ thuật

hagakure
12-01-2009, 05:23 PM
Ở bên mỹ nhiều cha me cho con đi làm thêm ở nhiều chỗ khác nhau khi hoc trung hoc để xem mấy đứa nhỏ thích cái gì để định hướng nghề nghiệp sau này. Ngay trong trường cũng có những cái test xem học sinh có năng khiếu gì v.v...

Nhà giàu cho con học thoải mái đử thứ trong khi nhà nghèo chỉ có một nghề thủ công nào đó sinh sống cha truyền con nối giống hệt. Em thấy O-sensei như môt nhà giàu còn một số thầy sau này giống như là nhà nghèo vậy. Tiểu tiết rất cần, rất quan trong nhưng chỉ dừng ở trình độ kỹ thuật

Nhận xét rất ý nghĩa,thanks chú Dalas!

fourever
12-01-2009, 08:47 PM
Theo tôi hiều thì các thầy cũng không hiểu O-Sensei mấy. Khi dạy lại học trò thì cái hồn không còn mấy nên chỉ dạy cái bóng giống như con khỉ bắt chước. Đên phiên của tui là khỉ tập 4 tập 5. Bây giờ nghĩ lai thấy tui mò mẫm theo thầy tui, Thầy tui thì mò mẫm theo bà Pat. Còn bà Pat thì cũng sao ý bản chánh thầy Saito con và Saito cha. Trong võ thuật, không mấy ai dạy cái hồn của võ, ngoại trừ cha và con, nhưng cũng không hẳn là con có thể nắm được! Võ sinh phải học từ mô phõng để suy ra cái hồn, nếu biết được cái hồn từ đầu, thời gian tập luyện có thể giảm xuống rất nhiều. Sự mô phõng sai lệch rất nhiều trong Aikiken và Aikijo, vì hai môn trên không có các phương cách để võ sinh kiểm chứng. Trong khi đòn thế Aikido, không có sai lệch nhiều, vì sai quá, chiêu thế mất đi hiệu quả, cảm nhận sự sai trái có thể dể dàng hơn. thí dụ đòn thế Morito Dori kokyu nage, với 2 tay của Uke nắm vào 1 tay của Nage. có những trường hợp Nage đánh đòn không được, nên suy luận như sau: "hai tay nắm lấy một tay, đương nhiên mạnh hơn, chắc Nage cần phải đấm vào mặt của Uke trước khi phản đòn", quan niệm nầy phát triển cho đến một ngày có 2 Uke nắm lấy 2 tay của Nage! Nếu võ sinh có được thầy giõi, sẽ thấy thầy đánh đòn trên một cách dể dàng, dầu mình không biết đánh như thế nào, nhưng nó sẽ không đưa võ sinh vào những quan niệm sai lầm một cách trầm trọng, lần lần võ sinh có thể tìm ra được cái hồn của chiêu thế, hay họ có thể sáng tạo cách đánh có hiệu quả hơn.