PDA

View Full Version : 1 cái nhìn mới về Daito ryu - Phỏng vấn thầy Katsuyuki Kondo



aiki
09-30-2009, 01:38 PM
Trong diễn đàn đã có 1 bài nói về sự liên hệ giữa HKD và Daito Ryu. Bài đó là 1 bài thu lượm tin từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng và sách.


Liên hệ giữa Daito Ryu và Hiệp Khí Đạo (http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=717&p=2 )


Mới đây, tui kiếm ra được 1 bài phỏng vấn và người được phỏng vấn là thầy Kondo Katsuyuki. Thầy là 1 cột trụ của Daito Ryu đương thời và biết rất nhiều chuyện liên quan tới HKD và Daito Ryu.

Sau khi cháu của Sokaku Takeda qua đời, nhiểu chuyện khg hay đã xẩy ra cho Daito ryu mà tất cả đều loanh quoanh vấn đề chức tước, kế ngôi.

Bài phỏng vấn này đã đem lại 1 số tin mới cho tôi và cá nhân tôi thấy những tin tức mới này có vẻ tin được nên vì vậy, tôi đã dịch ra để chia xẻ với ACE trong diễn đàn.







Thầy Kondo Katsuyuki là 1 người rất bận rộn. Tổng giám đốc của 1 công ty xây cất, thầy cũng là 1 chuyên gia nổi tiếng về đồng hồ và đồ Nhật ở thời kỳ Edo, thầy cũng là 1 nguyên sư sưu tầm kiếm Nhật ... và cũng 1 thời gian làm Võ sư " chưởng môn " của Daito-ryu Aikijujitsu, 1 trong những môn võ cổ truyền nổi tiếng Nhật bản và là " cha đẻ " của HKD..

Thầy Kondo đã khg gặp nhà báo và khg cho phỏng vấn, nhưng lạ thay, thầy đã chấp nhận gặp 1 aikidoka kiêm nhà báo. Đây là bài " phỏng vấn " giữa aikidoka và thầy Kondo. Trước khi nhận gặp aikidoka, thầy Kondo khg hỏi là aikidoka làm việc cho báo nào, số báo in là bao nhiêu, và bao nhiêu trang sẽ được dành cho thầy.

Thầy chỉ muốn biết người phỏng vấn là ai, và người phỏng vấn có thật sự biết nhiều về võ khg, và nhất là có hay đã biết gì về Daito-ryu.

Sau khi liên lạc qua thư, rút cuộc người nhà báo được thầy Kondo chấp nhận cho phỏng vấn và đã gặp thầy tại văn phòng thầy.

Bài này đã gíup tui hiểu được thêm nhiều về Daito-ryu và tôi cũng phải công nhận là 1 số tin tôi đã post trong nhiều bài trên diễn đàn này có thểhoàn toàn khg đúng sự thật nếu những gì thầy Kondo nói trong bài này là đúng.



Thầy Katsuyuki Kondo
http://inlinethumb13.webshots.com/44940/2350377920105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2350377920105516310Usqdqh)




Nhà báo (NB) : Lịch sử cuả Daito ryu (DR) đã được phân tích kỹ từ thời kỳ thầy Takeda Sokaku. Ngược lại, những năm hoặc những gì xẩy ra trước thầy Takeda thì ít ai nói đến. Xin thầy có thể cho biết thêm tin tức về những thời kỳ đó khg ?


Kondo Katsuyuki (Kondo) : Trước Takeda Sokaku, thì có ba của Sokaku, ông Takeda Sokichi. Thời đó, nhiều người nhắc tới Saigo Tanomo thay vì ba của Sokaku, nhưng sự thật thì ông Tanomo khg biết tí gì về võ hết ! (đây là 1 tin mới)



NB : Thật hả ?


Kondo : Dó là sự thật. Như đa số samourai, Saigo Tanonmo có biên 1 kiểu nhật ký (gọi là nikki). Ông ấy kể tất cả trong cuốn nhật ký đó, từ lúc ngủ dậy, cho tới tất cả những việc làm trong ngày. Tất cả những cuốn nhật ký cuả thầy Tanomo được giữ cho tới ngày nay. Có nhiều học giả đã nghiên cứu cuộc đời của Saigo Tanomo. Những học giả đó đã dịch ra tiếng Nhật hiện tại những cuốn Nikki đó, và khi đọc lại, ta có thể, nếu muốn, biết rõ những gì Saigo Tanomo đã làm trong từng ngày một.


NB: Truyền thuyết và rất nhiều bài báo đã noí là Saigo Tanomo đã dạy Daito ryu cho Takeda Sokaku, nhưng sự thật hoàn toàn khg phải vậy. Như vậy thì sự liên hệ giữa Daito ryu, Takeda Sokaku và Saigo Tanomo là sao?


Kondo: Takeda Sokaku xuất thân từ vùng Aizu, nơi mà Saigo Tanomo là giáo sĩ và cố vấn Shinto. Điạ vị của Saigo Tanomo là 1 trong những chức cao nhất vùng đó. Thầy Takeda Sokaku học được từ Saigo Tanomo, khg phải võ Daito ryu, mà là lễ nghi (etiquette hay dechu saho) phải theo trong hoàng cung. Lễ nghi mà Takeda Sokaku học bao gồm cách đi đứng, cách quỳ, cách đeo katana khi vào những khu vực riêng biệt trong hoàng cung.

Tóm tắt lại, đó là những lễ nghi mà bất cứ samourai nào cũng phải biết khi gặp các quan chức. Những nghi lễ này được gọi dưới tên là Oshikiuchi.



Câu hỏi của 1 thành viên diễn đàn về Oshikiuchi và Tanomo Saigo (http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=35 )


NB: thế Oshikiuchi khg phải là 1 môn võ cận chiến dành cho quan chức?


Kondo: khg phải ! Oshikiuchi có nhiều cách viết. Trong trường hợp này, Oshikiuchi là từ từ " shikii no naka " ra. Shikii là cái xà mà các cửa trượt được đặt lên. (những cửa phòng Nhật khg mở ra mở vào mà chỉ trượt trên rãnh. Shikii là cái xà của rãnh cửa.)

Trong những lâu đài thời xưa, các phòng đều được xây theo từng dãy. Muốn vào gặp 1 quan chức nào đó thì phải đi qua 1 số phòng. Các samourai được chia thành từng hạng và thứ hạng đó xác định họ có thể đi tới phòng nào.

Đó là 1 cách để xác nhận địa vị của 1 samourai, và lòng tin của vị quan đó với thuộc hạ của mình. Cách đó cũng được áp dụng cho các quan so với 1 Shogun và Shogun so với Hoàng đế.

Takeda Sokaku được dạy những nghi lễ đó chứ khg phải võ hay budo gì hết.



NB : như vậy thì 1 số môn võ tự nhận là xuất phát từ Daito ryu và công nhận Saigo Tanomo trong phả hệ đều lầm lẫn ?


Kondo : Đó là 1 lẩm lẫn lơn khi nói là Takeda Sokaku đã học võ Daito ryu với Saigo Tanomo. Đó là chuyện đã được tung ra trong những giới " khg biết gì ", từ những kẻ tiếm quyền hay dùng để bào chữa, hợp pháp hoá nguồn gốc võ của họ. Họ hay nói là nhánh daito-ryu của họ phát nguồn trực tiếp từ Saigo Tanomo ra ... Có nhiều môn phái như Saigo-ha Daitoryu và 1 số người khác, đã " lòi đuôi ra "vì khg biết sự thật này.

Saigo Tanomo cũng chả biét tí gì về kiếm đạo (kenjutsu) vì ông ấy chưa bao giờ học kiếm. Trong tất cả những nhật ký của ông ấy, từ nhỏ cho tới lúc qua đời, khg bao giờ ông ấy có nói tới học kiếm.

Tất cà những môn võ lấy danh là Daito-ryu mà có Saigo Tanomo trong phả hệ đều là Daito-ryu gỉa hết !



Còn tiếp ...

aiki
10-03-2009, 12:40 PM
Bài 2 ...


NB : như vậy, Sago Shiro cũng chưa bao giờ học Daito-ryu ?


Kondo : Sago Shiro chưa bao giờ học Daito-ryu. Người ta hay nói tới kỹ thuật yamaarashi mà Saigo Shiro hay dùng và cũng hay nói đó là 1 kỹ thuật của Daito-ryu, tất cả những chuyện đó đều khg đúng. (Saigo Shiro là 1 judoka nổi tiếng. Ông ấy đã là người đứng ra đại diên Judo khi bị thách đấu. coi bài sau)

Thử thách lớn nhất của Judo (http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=560&p=2 )



NB : Như vậy thì Sokaku Takeda học Daito ryu từ cha ?


Kondo : Đúng ! Võ thì từ cha và lễ nghi thì từ Saigo Tanomo. Những nghi thức đó được Sokaku Takeda đem vào trong Daito ryu. Những lễ nghi đó đều là những kiến thức " quan trọng " của Daito ryu và đem môn võ này lên 1 mức cao hơn là 1 môn võ " bình dân ". Saigo Tanomo đóng 1 vai trò quan trọng trong sự thay đổi này và công hiến của ông ấy khg liên quan gì tới phần kỹ thuật hết.



NB : Về phương diện lễ nghi, thầy Tokimune có chú trọng tới phần đó khg ? (Tokimune là con ruột của thầy Takeda Sokaku)


Kondo : về khiá cạnh lễ nghi, thầy Takeda Tokimune giữ nguyên vẹn những gì cha ông đã dạy. Trong Budo, có rất nhiều thầy rất khó tính và lễ nghi rất là quan trọng để khỏi làm mất lòng nhau.



NB : Có tin đồn là Daito ryu đuợc dạy theo phong tục " isshi soden ". Xin thầy giải thích !


Kondo : Daito Ryu được truyền thụ trên phương cách " isshi soden ". Isshi soden có thể dịch là gia chuyền, nhưng cách dạy này chỉ dạy cho đúng 1 người trong gia đình mà thôi. Ví dụ ông ấy có 4 người con và với cách nghĩ bây giờ, thì Daito ryu sẽ được dạy cho cả 4 người con. Nhưng Isshi Soden chỉ cho phép dạy cho 1 người duy nhất mà thôi. 3 người kia sẽ khg được học gì hết.

Nếu dạy cho cả 4, khi người cha qua đời, mỗi người sẽ có thể mở võ đường riêng và sẽ có nhiều học trò. Với số đông, bí kíp võ công của Daito Ryu sẽ khg còn là bí kíp nữa và nhiều người sẽ biết, bí mật sẽ bị bật mí ... Chính vì vậy mà Daito ryu được truyền dạy theo Isshi soden. Dưới cách nhìn đó mà thầy Sokaku Takeda đã chuyền lại võ Daito ryu cho Takeda Tokimune.



NB : Còn thầy, thầy có dạy Daito ryu theo kiểu Isshi soden khg ?


Kondo : hahaha ! tôi biết thế nào cũng có câu hỏi này ! Thời nay khg phải là thời xưa nữa. Thời thầy Sokaku và Tokimune, khg có ai dạy rõ kỹ thuật hết. Lúc đó vẫn còn là Budo và học trò thuộc giới và nghĩ theo Budo hết. Lâu lâu, thầy Sokaku lộ ra 1 kỹ thuật. Tất cả võ sinh đều giật mình. Thầy Sokaku khg bao giờ giải thích. Đó là cách dạy ngày xưa ! " ăn cắp được cái gì thì lấy nó đi ! học lóm được cái gì thì học đi ". Thời đó, sơ hở là chết, budo là lẽ sống, nhất là đối với con nhà võ.

Đó là cách dạy thời xưa. Khg bào giờ thầy Sokaku nói phải đánh thế này thế nọ, và cũng chính vì vậy mà mỗi người học trò, tuy cùng thầy, nhưng đánh khác nhau.

Nhiều sách nói là Takeda Sokaku là 1 người thầy giỏi, ông ấy dạy võ tùy theo thể trạng võ sinh. Sự thật khg phải vậy đâu. Sokaku khg có dễ thương như vậy đâu. Cách dạy duy nhất của ông ấy là kiểu " học được gì thì học đi ".

Võ sinh của thầy Sokaku có đủ loại người và ở mọi trình độ khác nhau. Vì vậy, mỗi người nhìnvà hiểu 1 cách khác nhau và cũng vì vậy mà bây giờ 1 kỹ thuật Daito ryu có nhiều lối dánh khác nhau, tuy cùng 1 đòn. Đó là sự thật phũ phàng. Sự thật khg phải là thầy Takeda Sokaku dạy khác nhau mà là trình độ hiểu biết của võ sinh khác nhau nên mỗi người hiểu và áp dụng khác nhau. Chuyện này rất là quan trọng và là lý do của nhiều hiềm khích của các thé hệ sau vì ai cũng cho là mình đúng và ai cũng nghĩ mình là chính tông.


1 điều mà nhiều người quên là thầy Sokaku Takeda khg có 1 võ đường chính thức. Ông ấy lang thang đây đó, cho seminar / dạy võ 10 ngày một để kiếm tiền. 10 ngày ở đây, 10 ngày ở chỗ khác ... và trong 10 ngày thì học được gì ??? Sau 1 seminar, các người tham dự/võ sinh tự tập với nhau và sau 1 thời gian, mời thầy Takeda trở lại dạy tiếp.

Chỉ có những người như ông Morihei Ueshiba hoặc 1 số rất ít võ sinh được Sokaku tin cậy và có đủ khả năng tài chính mới đi theo thầy Sokaku đó đây và có thể học liên tiếp với thầy.



NB : Thầy Takeda Tokimune cũng dạy kiểu đó luôn ?


Kondo ; Thầy Tokimune có 1 võ đường đàng hoàng. Nhưng trong võ đường thầy cũng khg chỉ hết tất cả. Ông ấy nghĩ là nếu chỉ rõ hết cho 1 học trò nào đó, sẽ có 1 ngày người học trò đó bỏ đi và như vậy Kỹ thuật đó sẽ bị bật mí. Nếu ai khôn khéo và biết cách hỏi thì ông ấy sẽ chỉ.

Daito ryu có nhiều bằng cấp. Ví dụ như bằng " shibu-cho ". Những người có bằng này chỉ có thể dạy ở 1 nơi nhất dịnh. Còn bằng " kyoju Dairi " (HLV đại diện cho Daito ryu) cho phép người có bằng đó đại diện người lãnh đạo (soke) dạy bất cứ nơi nào. Suốt cuộc đời, Thầy Tokimune chỉ cấp bằng đó cho 2 người : cho tôi vào năm 1974 và cho 1 người khác. Người thứ nhì đã qua đời khg lâu sau khi nhận bằng đó.

Khi được bằng Kyoju dairi đó, tôi phải dạy ở buổi họp mặt thường niên ở Abashiri (thành phố ở phiá bắc nước Nhật, trên đảo Hokkaido. Hombu Dojo của Daito ryu thời thầy Tokimune nằm ở đó) khi tất cả võ sinh toàn quốc tới tham dự. Vì số võ sinh quá đông, thầy Tokimune khg dạy được hết mà chỉ dạy phân nửa còn tôi dạy nửa kia.

Trước mỗi lần đứng lớp trong những dịp như vậy, tối hôm trước tôi hỏi thầy Tokimune chương trình dạy. Thầy cho chỉ thị và tôi phải hỏi kiểu " dạy kiểu như thế này ? thế kia ... " và ông ấy hay trà lời kiểu " khg được, dạy những gì tôi dạy ở võ đường Daitokan ".

Tôi khg được phép chỉ những kỹ thuật ông ấy đã dạy tôi. Ông ấy hay nói đi nói lại " chuyện gì sẽ xẩy ra nếu những kỹ thuật Daito ryu bị bật mí ?? Cái tính phong phú của sự gỉang dạy sẽ mất đi". Ông ấy khg cho phép tôi dạy những kỹ thuật thực sự mà chỉ cho phép dạy những gì ông ấy dạy tại võ đường ông ấy mà thôi.


Còn tiếp ...

aiki
10-09-2009, 11:48 AM
Bài 3...


NB : Thầy vẫn còn gĩư cách dạy đó


Kondo : cách Isshi soden ? Như tôi đã nói, thời gian đã qua và thời đại này khác xưa. Thời thầy Tokimune, 99.9% võ sinh là người Nhật. Bây giờ, mọi người ở khắp thế giới tới đây học. Họ tới từ Nga, Mỹ, Châu âu, Úc châu ... Võ sinh cũng có và cũng có cả 1 số Võ sư, đa số là võ sư HKD muốn trở về nguồn.

Nếu tôi giữ cách dạy Isshi soden và dạy như hồi xưa, với những kỹ thuật mà công hiệu có hạn chế thì khg ai tin tôi và tin Daito ryu nữa. Chính vì lý do đó mà tôi khg dấu diếm nữa và dạy những gì thầy Tokimune đã chỉ tôi.

Tôi khg giữ cách Isshi soden nữa. Tôi dạy kỹ thuật daito ryu thực sự. Với mấy người to con như 1 số quân nhân Mỹ, 1 số võ sinh Hoà Lan hay bất cứ ai to con như vậy, nếu chỉ dùng những kỹ thuật " tàm tạm " thì người ta nghĩ gì về Daito ryu nữa ? Như vậy thì chẳng ai tin môn võ này nữa. Tôi có nhiều võ sinh to con đến nỗi tôi chỉ đứng tới nách họ thôi. Khi phải đương đầu với những người to con như vậy và khi họ cũng dã biết 1 số võ khác, tôi phải làm gi ? tôi khg có cách nào khác hết ....


http://inlinethumb20.webshots.com/21843/2266916320105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2266916320105516310ALRcJw)


Coi tấm hình trên đi. Người này từ Mỹ tới tham dự 1 seminar. Bắp vế ông ấy là 55cm. Ông ấy tới, đứng nhìn 1 thời gian xong đi thay đồ võ. Ông ấy lên thảm tập và nói tôi thử đòn lên hắn xem có thật sự vậy khg ! và bất thình lình, hắn tất công tôi. Nếu tôi khg chế ngự được những trường hợp như trên thì còn ai tin Daito ryu nữa ?


Ở xứ người, hầu như ai khi tới coi cũng muốn xem coi Daito Ryu có " thật sự như vậy khg ". Đối với tôi, lúc nào cũng là " shinken shobu " (sinken shobu là 1 từ được dùng thời xưa khi 2 samourai tỉ thý nhau và đấu tay đôi với kiếm thật. Đó là 1 cách nói, 1 cáh miêu tả những tình cảnh nghiêm túc)


Lúc xưa, khi môn võ này chỉ thịnh hành bên Nhật, hầu như ai cũng nể và tôn kính người đứng lớp. Võ sư khg phải bắt buộc chứng minh khả năng của mình hay của môn võ mình. Khi bắt đầu có ngoại quốc, họ khg ngại " thử thách " gì hết.


Nhiều người từ HKD sang, muốn tìm hiểu nguồn gốc HKD. Chỉ cần kỹ thuật khg chạy 1 lần thôi cũng đủ ! lời đồn sẽ vang rồn. Bây giờ mình đang ở thời kỳ Internet, và nếu 1 kỹ thuật khg chạy thì họ sẽ post lên mạng và chỉ trong vòng vài giờ, khắp thế giới sẽ biết.


Thời buổi hiện tại khác xa thời thầy Sokaku hay Tokimune. Seminar thời nay là những trận " shinken shobu " thời xưa. Nếu suy nghĩ thỉ cũng đúng 1 phần. Những người tham dự seminar họ đi từ xa tới, tốn rất nhiều tiền, tiền chuyên chở, tiền Hotel, ăn uống v.v... Họ tới, họ trả tiền để học. Nếu họ khg học được gì thì đương nhiên họ sẽ bực mình.


Học trò tôi thì sẽ biết giữ gìn ý tứ, nhưng những người tới tham dự seminar đâu phải là học trò tôi và họ cũng đâu có mặc cảm gì hết đâu ! Kỹ thuật khg chạy thì ... tiêu luôn.



http://inlinethumb07.webshots.com/44614/2063213820105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2063213820105516310DFPxJf)




NB : cách ra đòn đúng và cách ra đòn " được dạy 1 cách chính thức " có khác nhau nhiều khg ?


Kondo : Hoàn toàn khác nhau. Đó là cách vô đòn mà tôi là người duy nhất học được trong Daito ryu (sau khi người thứ 2 được bằng Kyoju dairi đã qua đời). Nhũng võ sinh khác khg ai biết vì thầy Tokimune đã bị bà thầy dạy kiểu đó.

Xin nói thật là tôi vẫn chưa hiểu Daito ryu khi được bằng Kyoju dairi. Tôi bắt đầu hiểu Daito ryu sau khi học xong chương trình " menkyo kaiden ". Tôi bắt đầu hiểu rõ kỹ thuật đầu sau khi học xong kỹ thuật chót ... những chương trình/giai đọan " trung gian " như Hiden mokuroku chỉ là những bực thang dẫn tới sự thấu hiểu của môn võ đó.

Daito ryu là 1 môn võ rất là phước tạp. Muốn hiểu thì phải học hết, phải học tới nơi tới chốn.


NB : Theo thầy thì những kỹ thuật Daito Ryu còn có thể tiến triển nữa khg ?


Kondo : Có chứ. Khi 1 số cựu võ sinh của tôi ghé thăm sau 1 thời gian khg gặp, tại vì họ phải đi xa mưu sống, hầu như ai cũng nói là những kỹ thuật của tôi đã thay đổi so với lúc trước. Lúc đó tôi khuyến khích họ hãy tập theo kiểu " mới ".


NB : Đó là sự tiến hoá của kỹ thuật hay là do sư thay đổi của cơ thể với thời gian ?


Kondo : cả 2. Khi cách cảm nhận của mình thay đổi, khi mình biết dùng lực hông nhiều hơn, thì đương nhiên khí công cũng sẽ thay đổi.

Tôi nhận thấy là những học trò của tôi trước khi tôi nhận được bằng Menkyo kaiden ra đòn khác hẳn những học trò tôi có sau khi tôi được bằng đó. Sự hiểu biết của tôi về Daito ryu khá thay đổi sau khi tôi học qua tất cả chương trình và những kỹ thuật & cách ra đòn đã tiến bộ rất nhiều.


NB : theo thầy thì Morihei Ueshiba có dạy đúng kỹ thuật Daito ryu hay khg ?


Kondo : Tôi khg phải là học trò của Morihei Useshiba và vì vậy tôi thấy tôi khg đủ tư cách để phê bình và nói về Aikikai.


NB : Người ta nói là daito ryu phát nguồn từ Tegoi hay từ Sumai. Thầy có thể cho biết sự liên hệ đó ?


Kondo : Tego có thể coi như 1 hành lễ (misogi) của đạo Shinto. Từ đó có ra suma no sechie,nguồn gốc của sumo và những kỹ thuật có trong Sumo hiện tại. Vì Sumo có từ cả thế kỷ, 1 số kỹ thuật Jujitsu phat1 nguồn từ đó ra.


NB : Nhiều nguồn cũng nói là thầy Takeda Sokaku cũng có học Hozon-ryu, Ono-ha Itto-ryu và 1 số võ khác. Thầy Tokimune có dạy những thứ đó khg ?


Kondo : Thầy Tokemine có chỉ Ono-ha Itto-ryu nhưng khg dạy sojutsu (cách sử dụng Thương). Tuy khg dạy nhưng ông có cho biết là đòn nào trong Daito ryu dựa trên kỹ thuật Thương của Hozon-ryu.


NB : thế Ono-ha Itto-ryu có trong chương trình học của Daito ryu khg?


Kondo : Khg. Tuy nhiên, tôi có giải thích sự liên hệ của 1 số đòn với kiếm nhưng tôi khg đủ tư cách để dạy Ono-ha. Ở Tokyo có thầy Sasamori, chuyên dạy Ono-ha. Học trò tôi, nếu muốn học môn võ đó thì phải tập với thầy đó.



Còn tíêp ...

khunglongcon
10-09-2009, 09:23 PM
bài viết cực hay! nhiều điều được tiết lộ về môn võ đầu nguồn của AKD. mà không biết là tổ sư có bị ảnh hưởng của thầy Sokaku là dạy theo cách Isshi soden ko hen? vậy mấy thầy thời xưa dc dạy theo kiểu nào? nhiều vấn đề nảy sinh quá. hix

aiki
10-10-2009, 05:11 AM
bài viết cực hay! nhiều điều được tiết lộ về môn võ đầu nguồn của AKD. mà không biết là tổ sư có bị ảnh hưởng của thầy Sokaku là dạy theo cách Isshi soden ko hen? vậy mấy thầy thời xưa dc dạy theo kiểu nào? nhiều vấn đề nảy sinh quá. hix


Theo ý kiến tui thì ST khg áp dụng Isshi soden. Cách dạy của ST thay đổi với thời gian. ST chắc khg dấu diếm và dạy giống Sokaku Takeda lúc trước chiến tranh. Khoảng thập niên 50 trở đi thì có thay đổi và từ từ biến thành HKD hiện tại khi ST về gìa và DC Kisshomaru thay thế.

aiki
10-15-2009, 06:16 AM
Bài 4


NB : Thầy Tokimune là 1 người như thế nào ?


Kondo : Lần đầu tiên tôi gặp ông ấy, tôi mới 16 tuồi. Và tới năm 21t, tôi khg dời ông ấy nữa. Ông ấy là 1 phần của đời tôi và tôi khg thể nào nói về ông ấy trong 1 vài câu. Trong 30 năm gần gũi với ông ấy, thời gian đó là 1 thới gian vô giá, có rất nhiều chuyện đã xẩy ra cho tôi.


NB : Bây giờ, ông cũng hay ra ngoại quốc dạy võ. Có gì thay đổi khg ?


Kondo : Đương nhien là có. Trước nhất là thái độ và cư xử của võ sinh như tôi đã nói rồi. cái thay đổi lớn nhất là cách giảng dạy. Lúc xưa, thời thế hệ của thầy Tokimune, thầy khg có giao thiệp với võ sinh ngoại quốc. Nhất là khi thầy ở quê. Chuyện đó còn khó nữa.

Trong vòng 1 thời gian dài, và tôi nghĩ là trong tất cả các môn võ, tôi thấy có 1 sự " thờ ơ " với võ sinh ngoại quốc. Những người " du khách võ " (martial tourist) mà tới tập trong 1 thời gian ngắn, nhận được vài " đẳng kỷ niệm " (Dan souvenir), và trong vài trường hợp, có thể nói là họ " mua " đẳng.

Những người đó, khi về xứ, họ trở thành những người có " đai cao ", có thẩm quyền. Trong vài trường hợp, họ được phép thăng đai, nhưng đa số họ tự ý cho phép mình thăng đai.

Có nhiêù người còn siêu hơn nữa, họ cắt đứt mọi liên lạc với hombu.

Hãy cứ nhìn ví dụ Judo đi. Môn võ này vẫn còn là 1 truyền thống Nhật, nhưng định mệnh khg còn ở Nhật nữa. Bên Pháp, đai của Kodokan (tổng đàn Judo Nhật) khg được công nhận và khg được cấp. Bằng Aikikai cũng vậy luôn.

Mấy thầy Aikikai phải tùy thuộc vào những cơ quan của chính phủ Pháp để sang dạy. Tôi thấy rất lạ là cái xứ mà chế ra môn học đó khg có thẩm quyền trên cho số phận của môn đó .... Vì những chuyện như vậy đã xẩy ra và có thể xẩy ra cho Daito ryu nên tôi rất thận trọng.

Bên Pháp có 1 hệ thống khác. Pháp là 1 xứ với 1 luật pháp khác Nhật và vì vậy tôi khg làm được gì. Những đó là 1 ví dụ diển hình khi 2 guồng máy khác nhau khg ăn khớp với nhau, nhất là trong trường hợp truyển động võ cổ chuyền.



http://inlinethumb55.webshots.com/43382/2063430260105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2063430260105516310JjYPJW)



NB : Tôi nghe nói là thầy khg thu tiền khi dạy võ ?


Kondo : Đúng. Tôi có 1 nghề nghiệp vững chắc. Tôi khg sống về nghề võ và tôi khg ăn 1 xu nào từ nghề võ. Dó là 1 đặc điểm của võ đường tôi từ ngày thành lập cho tới nay, hơn 40 năm.

Võ sinh vẫn đóng niên liễm và đóng tiền khi thi lên đai, nhưng tôi khg bao giờ đụng tới số tiền đó. Võ đường có 1 người thủ quỹ và khg 1 đồng nào qua tay tôi. Số tiền đó được dùng để trả tiền di chuyển, hotel khi võ đường cử người đi biểu diễn.

Ngay cả võ đường, tuy tôi là chủ võ đường nhưng tôi khg lấy 1 xu. Tôi để võ đường này cho hội xử dụng và tôi trả luôn cả tiền điện nước. Chính vì vậy mà trong nhóm, khg bao giờ có chuyện cãi vã gì hết ...

Võ đường khg phải là 1 business. Tôi áp dụng cách nghĩ này cho luôn Daito ryu. Nếu quá chú trọng tới tiền bạc, lời lỗ, tôi khg thể nào vừa lo cho Daito ryu, vừa lo cho võ đường và vừa làm việc của tôi. Cách nhìn này sẽ khg thể kéo mãi được. Hoàn cảnh tôi cho phép tôi làm như vậy vì tôi đứng đầu 1 công ty xây cất.



NB : Còn những vấn đề thừa kế từ khi thầy Tokimune qua đời ?


Kondo : chuyện đó có. Có 1 số tên bịp, lấn chiếm chức soke và khg tôn trọng ý muốn của thầy Tokimune. Đó là thời kỳ đáng buồn, khó xử và rất tế nhị. Sau cùng, tôi là người học trò duy nhất còn sống đã được bằng kyoju dari năm 1974, học trò duy nhất được thăng soke kyoju dari (HLV đại diện chưởng môn) và kaga hombucho (người phụ trách ngoại giao) năm 1988 và cũng là người nhận bằng menkyo kaden cùng năm, tôi đúng ra làm người thừa kế.


NB : Tôi có đọc thấy là thầy có học với thầy Kotaro Yoshida. Thầy Yoshida chỉ dạy Dato-ryu hay cũng dạy luôn cả Yanagi-ryu? (Kotaro Yoshida, học trò trực tiếp của Takeda Sokaku và cũng được bằng kyoju dari.)


Kondo : Tôi hơi hoài nghi về võ đường này. Tôi là người học trò cuố cùng của thầy Yoshida Kotaro và tôi khg bao giờ nghe tới Yanagi-ryu, dù chỉ 1 lần. Tôi nghĩ đó là 1 nmôn võ được Kenji, con thầy Yoshida, dạy, và khg có dính líu gì tới người cha hết.


NB : Theo thầy, ngoại trừ Tokimune ra, bao nhiêu người đã hiểu và học từ Takeda Sokaku ?


Kondo : lại 1 câu hỏi khó trả lời ! Với Isshi soden, tui nghĩ có rất ít người. Ngoài chuyện đó ra, trong tất cả những người đã học với Sokaku Takeda, Morihei Ueshiba của Aikikai là người gần gũi Sokaku Takeda nhất. Kỹ thuật Morihei Ueshiba và kỹ thuật Daito ryu khá giống nhau.


NB : Thật vậy ?


Kondo : đúng, rất giống. Có thể có nhiều người nghĩ là rất khác và khg thấy sự gần gũi đó. Nếu anh có thấy những hình cũa Morihei Ueshiba chụp ở Noma dojo, những kỹ thuật đó là kỹ thuật Daito ryu. Những kỹ thuật đó đã thay đổi hay là các thầy Kisshomaru, Sunadomari hoặc 1 số võ sinh khác đã biến chế thì tôi khg biết. Tôi thấy là so với tất cả các võ sinh của Takeda Sokaku, Morihei Ueshiba là người có kỹ thuật giống Sokaku Takeda nhất.

Có 1 điều phải nhắc lại trong trường hợp của Morihei Ueshiba. Ông ấy, khác với thầy Hisa, khg có bằng menkyo kaden. Theo tôi nghĩ thì vào thời kỳ Ueshiba học với Sokaku Takeda, bằng đó chưa có trong Daito ryu.

Trong Daito ryu, chúng tôi có bằng Kaishaku soden. Kaishaku nghĩa là hiểu. Bằng đó có nghĩa là người nhận dã hiểu và đã thụ giáo. Kaishaku soden là 1 bằng chứng nhận người được bằng đó, khg phải đã thuộc kỹ thuật mà cũng đã hiểu những gì đã học. Và thầy Morihei Ueshiba đã được bằng đó từ Sokaku Takeda. Bằng đó là bằng cao nhất ở thời kỳ đó. Đó chỉ là ý kiến riêng của tôi.


NB : tại sao lại có bằng menkyo kaiden ?


Kondo : Tôi khg có câu trả lời chính xác nhưng có 1 ít ý kiến. Trong Kobudo, khg ai dùng kaishaku soden. Chỉ có Daito ryu mới có bằng đó.

Thời thầy Sokaku Takeda, Asahi shinbun là 1 nhật báo lớn nhất Nhật. Tonedate-san là nhà xuất bản và Takuma là người phụ tá chính. 2 người này là nhân vật quan trọng trong thời kỳ đó và cả đều theo học Sokaku Takeda.

Nhiều người đã nhắc thầy Sokaku Takeda nên dùng từ Menkyo kaiden. Chính vì vậy nên 2 người trên đã nhận bằng đó : Hisa vì trình độ kỹ thuật, còn Tonedate nhờ sự giúp đỡ mà thôi. Ở thời kỳ đó, tôi khg nghĩ là có phân biệt sự khác biệt kỹ thuật và " giúp đỡ ". Tôi nghĩ là Morihei Ueshiba, với bằng kaishaku soden, đã học được tất cả những kỹ thuật Daito ryu tương đương với bằng menkyo kaden.



http://inlinethumb25.webshots.com/24024/2140354940105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2140354940105516310lkESjD)


Còn tiếp ...

aikidokaffee
10-15-2009, 11:28 PM
Hầy ! \:d/

Dân Aikido đọc bài này giống dân miền Tây sông nước Cửu long được đi du lịch về đầu nguồn sông Lan thương ở xứ Tây tạng zậy đó.

Cám ơn anh Aiki.o:)

aiki
10-23-2009, 06:12 AM
@aikidokaffee: Chính vì bài này có nhiều tin mới và hay nên tui mới dịch ra và post lên đây!




bài tiếp ...


NB : Theo thầy thì ai có kỹ thuật giống thầy Ueshiba nhất ?


Kondo : Đương nhiên là tôi khg biết hết tất cả các võ sư, nhất là những vị sống ở ngoại quốc. Nhưng trong số những người tôi đã gặp nhiều lần, trong nhẫn lần biểu diễn thường niên của Aikikai mà tôi vẫn được mời, tôi thấy thầy saito có kỹ thuật khá giống. Thầy Arikawa Sadateru là người mà tôi nghĩ kỹ thuật giống Morihei nhất.

Đương nhiên Minoru Mochizuki cũng rất giống, nhưng trường hợp này là trường hợp " đặc biệt " vì Mochizuki học với Morihei trong thời kỳ Usehiba còn cấp bằng Daito ryu chứ chưa phải Aikido. Tôi rất thân với Minoru Mochizuki và ông ấy cũng hay ghé thăm tôi. Kisshomaru và thầy Shioda cũng vậy. Chúng tôi rấy gần nhau. Khi tôi khai trương võ đường, họ đều ghé thăm.


NB : Nhiều người nghĩ là HKD của thầy Shioda Gozo khá giống Dato-ryu, thầy nghĩ sao?


Kondo : Khg đúng. Aikikai giống hơn. Khg phải Aikikai đương thời. Aikikai thời Morihei Ueshiba. Theo tôi, chỉ có những người có hiểu biết nông cạn về Daito ryu và Yoshinkan mới có thể so sánh như vậy.

Ví dụ, trong Daito ryu, đâu có kiểu tập từ động tác như trong Yoshinkan. tất cả mọi kỹ thuật phải tập liên tục, khg ngắt quãng. Tất cả các kỹ thuật phải trơn trượt như nước. Khg ai phân chia 1 kỹ thuật ra từng giai đoạn ...



NB : Thầy khg phân tích từng kỹ thuật trong lúc dạy ?


Kondo : Khg ! Tôi khg nghĩ là phải dạy kiểu đó. Từ trước tới giờ, võ khg bao giờ được dạy kiểu đó. Nếu 1 đòn khg được thi triển " nguyên vẹn ", từ đầu tới cuối như nước chảy thì khg phải là 1 đòn nữa. 1 đòn, khi thi triển, khg được dùng sức hay phân chia thành từng đoạn. Nêú làm vậy thì khg phải là đòn nữa.


NB : Trong trường hợp nào thầy gặp Sư tổ ueshiba ?

Kondo : năm tôi 19 tuổi, tôi mở 1 lớp võ ở DH dưới sự hỗ trỡ của thầy Yoshida Kotaro. Vào lúc đó, tôi khg có thời gian để dạy tại tọi vừa học, vừa làm và vừa tập. Vì thế tôi có nhờ thầy Tokimune giới thiệu 1 HLV để thế tôi dạy tại lớp võ đó. Thầy Tokimune có biên 1 bức thư giới thiệu tôi cho ST. Tôi quen Morihei Ueshiba trong trường hợp đó.



NB : Ông có dịp tập với ST ?

Kondo : 1 lần duy nhất. ST cho 1 lớp Jo và nhiều lần gọi tôi tới năm Jo. Khi vừa nắm thì tôi bị hất bay tứ tung.



http://inlinethumb44.webshots.com/43691/2750024680105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2750024680105516310FVulVd)


NB : Thầy là người đam mê thầy Yamaoka Tesshu và được nhiều người coi như là 1 chuyên gia về thầy đó. Nguyên do gì thúc đẩy thầy tới Yamaoka Tesshu thay vì 1 samourai lừng danh nào khác như Musashi chẳng hạn ?[/b](Yamaoka Tesshu, 1836-1888, VS nổi tiếng về Kiếm thuật, zen và 1 thầy đồ - calligraphy.)


Kondo : Tôi nghiên cứ rất nhiều về Yamaoka Tesshu. Tesshu là 1 nhân vật đặc biệt. Ông ấy biết rõ kiếm thuật của các trường Onoha Itto-ryu, Hokushin Itto-ryu và Nakanishi Itto-ryu. Ông ấy đã học hết những kiếm thuật của họ. Trong phương pháp thiền (Zen), ông ấy như 1 Phật sống. Ông đã tới trình độ cao nhất về kiếm thuật, trí tuệ và thần linh. Cái quan trọng nhất là ông ấy đã hiểu sự liên hệ giữa 2 thế giới đó.

Trong calligraphie, những người sành điệu coi những tác phẩm của ông như tuyệt trần. Trước tới giờ, chưa ai đạt được mức đó.

Để tôi kề 1 giai thoại về thầy Tesshu. Thầy Tesshu xuất thân từ giới Samourai. Ông ấy đã sống qua thời kỳ chuyển tiếp giữa thời kỳ Tokugawa và thời kỳ Minh trị (Meiji). Thuở đó, 1 trận đánh lớn sắp xẩy ra giữa nhóm Tokugawa và phe triều đình. Nếu trận đánh đó xẩy ra thì là 1 trận chiến đẫm máu cho cả 2 bên và cho cả thường dân.
Nhưng hên thay, sự chuyển tiếp từ binh lực shogun sang triều đình đã diễn ra 1 cách êm thắm, khg 1 giọt máu chảy.

Thời nay, lịch sử đều nhớ đến 2 tên : Katsu Kashu và Sago Takamori. Nhưng sự thật khác xa. 2 người chính trong sư chuyển giao đó là Yamaoka Tesshu và Sago Takamori. Có rất nhiều bằng chứng nói lên sự kiện này, nhưng thầy Tesshu khg muốn lấy danh và nhường vinh quang cho người khác. Đó là 1 khía cạnh ít ai biết tới về tính cao thượng của thầy.


Sau khi nói tới đây, thầy Kondo dẫn nhà báo vào 1 căn phòng được hoá thành 1 tủ sắt, tường dày mấy chục cm và có khả năng chống hoả. Nơi đây thầy lưu trữ những vật quí báu nhất của thầy :
- tài liệu về Daito ryu
- bộ kiêm mà thầy sưu tập
- những bức tranh (calligraphy)
- những đồng hồ và robot thờ kỳ Edo

Nhiều tài liệu mà thầy Kondo] đưa rachưa ai được thấy và chưa bao giờ được hụp hình.


Khi tôi còn là học sinh, có nhiều người bán sách củ ở gần nhà, và 1 hôm tôi thấy 1 cuốn sách tên là " Ore no shisho " của Ogura Teki. Cuốn sách này có vẻ hay nên tôi mua và tọi nhận thấy là cuốn này khó đọc và khó hiểu vì họ dùng 1 số từ rất xưa. Tuy khg hiểu hết nhưng tôi đọc khg ngừng và khi xong, tôi rất cảm động. Tôi vừa tìm ra tiềm lực mà con người có thể thực hiện. Cuốn sách đó đã hoàn toàn thay đổi tôi. (cuốn sách " Ore no shisho " / " thầy tôi " là 1 cuốn sách nói về sự bào dưỡng giữa thầy và trò của Ogura teki)


Cho tới giờ, thầy Tesshu là 1 phần của đời tôi. Trong nhà, tôi có dành 1 phòng riêng cho thầy. Linh hồn ông ấy vẫnsống trong căn phòng đó và mỗi sáng, tôi vẫn tỏ lòng kính với ông ấy.


Lúc đó, tôi nghĩ là nhưng calligraphy của thầy Tesshu rất mắc và khg thể mua được. Từ khi là học sinh, tôi đã bắt đầu sư tập tất cả các sách nói về thầy. Nhưng mỗi cuốn sách có tính chủ quan của người viết. Chính vì vậy thầy Kondo mới sưu tập các calligraphy của thầy Tesshu vì linh hồn con người sẽ hiện qua nét viết.


Thầy Kondo có hơn 350 calligraphy của thầy Tesshu và sưu tập hơn 300 cây kiếm. Bây giờ thầy chỉ còn giữ khoảng 30 cây, trong đó có 1 số kiếm của thầy Tesshu.


Thầy Kondo cũng cho coi 1 số tài liệu vô giá, trong đó có bản gốc của bằng kaishaku soden mà thầy Sokaku Takeda đã cho. Bằng đó bao gồm 6 ru lô, tương tự như bằng của Morihei Ueshiba.


còn tiếp ...

aiki
11-06-2009, 12:39 PM
bài tiếp ...


NB : Hình như là thầy Sokaku Takeda khg biết viết

Kondo : Đúng. Ông ấy nhờ người khác viết, xong chỉ in ấn lên. Thầy Tokimune, mặc dù biết viết, cũng làm vậy luôn.
Đây là 1 bức tranh gốc. Ai cũng tường là 1 tấm hình, nhưng sự thật là 1 bức tranh. Đó là 1 trong số tài liệu mà thầy Tokimune đả để lại. Những tài liệu này khg phải của tôi mà là của võ đường


Bức tranh Takeda Sokaku mà ai cũng tường là hình
http://inlinethumb20.webshots.com/43987/2058870070105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2058870070105516310hsqLva)






Thầy Kondo] cũng lấy ra 1 cái hộp gỗ đựng nhiều sổ tay. Những sổ tay này được hạm trưởng Takeshita taisho viết. Trong những sổ tay này, ông ấy đã ghi hết tất cả những kỹ thuật Daito ryu mà ông ấy đã học. Ông ấy đã ghi hơn 15000 đòn.

Khi ông ấy qua đời, gia đình ông ấy đã giao lại cho thầy Kondo tất cả những cuốn sổ tay và những vật dụng cá nhân. Phải 2 xe cam nhông mới trở hết được.



http://inlinethumb07.webshots.com/44486/2420958580105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2420958580105516310bgaKjm)



Thầy Kondo cho coi thêm 2 cuốn sách khác. 2 cuốn này hình như chưa ai được thấy và tác gỉa là thống đốc Takeshita. 2 cuốn này là sách gốc, vit ếvào năm 1942, với nhiều hình vẽ bằng tay. Thống đốc Takeshita dạy võ trong 1 trường học dành riêng cho con gái của những người có điạ vị, trường Seshin joshi gakuen. Cuốn sách này nói về môn Goshin-jutsu, và cách tập để tự vệ (self defence).


http://inlinethumb10.webshots.com/44425/2038481450105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2038481450105516310baltpM)


Thầy Kondo cũng cho coi 1 cuốn sổ tay, gọi là eimeroku, hay được dùng để điểm danh. Đó là cuốn sổ tay điểm danh của thầy Takeshita. Trong cuốn đó, có tấp cả tên cách người đã học võ với thầy Takeshita. Trong danh sách đó, có 1 người trong gia đình Tokugawa, thầy Shimizu Koji, 1 võ sư Jo và cô Kunigoshi Takako, 1 nữ võ sinh của Sư tổ. Chính cô ấy đã vẽ hình 1 số kỹ thuật trong cuốn Budo renshu mà ST giao cho 1 số võ sinh thầy nghĩ đủ trình độ.


Thầy cũng cho coi 1 lá thư viết của thầy Hisa, khi ông ấy chấp nhận chỉ cho thầy Kondo những kỹ thuật trong bằng menkyo Kaiden (bằng cấp cao nhất trong Daito ryu) và nói lên sự mong ước Kondo sẽ " nối ngôi " thầy. Lúc bức thư đó được viết, thầy Hisa chưa có võ đường và khg có võ sinh " ruột ". Thầy Kondo đã phải từ chối vì lúc đó thầy đã theo học với Tokimune Takeda. Thầy Hisa hiểu chuyện đó những vẫn cho bằng kaishaku soden và muốn thầy Kondo tới tập. Thầy Kondo đã nhận lời tập với thầy Hisa.

Và thầy Kondo cũng cho coi 1 vật mà thầy quí trọng nhất : Bằng Menkyo Kaiden. Bằng này khg phải chỉ là 1 tấm giấy mà là 7 ru lô.

Bằng menkyo kaden của thầy Kondo
http://inlinethumb26.webshots.com/10649/2504954740105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2504954740105516310TrJoQc)


Thầy Kondo cũng lấy ra cho coi nguyên xê ri hình ST chụp tại Noma dojo. Những hình này là bản chính và đa số đã được in lại trong nhiều sách nói về HKD và ST (sách Budo). Thầy Kondo có nguyên bộ hình đó (có trên 2000 tấm) và có luôn cả bản âm (negatif). Ông cũng có luôn 2 calligraphy do chính tay ST viết. 1 tấm được cất và 1 tấm được treo tại Dojo.


Hình chụp tại Noma Dojo
http://inlinethumb61.webshots.com/20092/2702998840105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2702998840105516310RWXdrS)


NB : Thầy Tokimune có cho phép chụp hình kỷ niệm khg ?

Kondo : Khg ! Khg bao giờ thầy Tokimune cho phép chụp hình, nhưng 1 lần duy nhất ông ấy cho quay phim. Thời đó, mua 1 máy quay phim tốt rất là mắc, nếu so với tiền bây giờ là cỡ 15,000 US$.

NB : Ai có thể coi video đó ?

Kondo : haha ! Tôi có lấy 1 vài đọan từ video đó ra và để vô 1 vài DVD.

NB : Thầy Tokimune dùng những kỹ thuật, đòn thật sự của Daito ryu ?

Kondo : đúng, toàn đòn thật chứ khg phải đòn để dạy ...

NB : Trong những hình ST tại Noma dojo, những kỹ thuật của ST tương tự kỹ thuật của Daito ryu ?

Kondo : Dato-ryu nguyên chất .... Có kỹ thuật idori (idori là từ Daito ryu, HKD là suwariwaza) và hanza handachi.

NB : Trong những tấm hình đó, có rất nhiều tấm với đòn suwariwaza. Hiện tại, suwariwaza được tập ít đi trong rất nhiều võ đường HKD. Thầy nghĩ sao về chuyện này ? có nên tập tiếp suwariwaza khg ?

Kondo : Suwariwaza rất là quan trọng. mỗi 1 đòn có 1 nghĩa. Dòn quì, 1 người quì 1 đứng, cả 2 đứng, tấn công từ sau, mỗi cách tập đều có 1 mục đích riêng và đa số tập nhưng khg hiểu tại sao.

Ví dụ ushiro waza, khi bị tấn công từ sau. Với thới gian, võ sinh phải có cảm giác như có mắt sau lưng và mục đích là phát triển giác quan. Mục đích là như vậy, nhưng bao nhiêu người khi tập ushiro waza nghĩ như vậy ?


http://inlinethumb04.webshots.com/15363/2450767880105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2450767880105516310KiKoex)



còn tiếp...

aiki
11-16-2009, 01:52 PM
Bài chót:


Trong suwariwaza thì phải quì gối. Trong tachiwaza thì võ sinh tha hồ dùng hông, lên xuống , trước sau, phải trái như ý muốn. Võ sinh muốn đi hướng nào cũng được. Trong suwariwaza, võ sinh quì seiza và trong tư thế đó, khg thể nào xuống thấp hơn được nữa mà chỉ có thể đi lên. Bước tới hay lui cũng khg dễ. Đó là những gò bó mà võ sinh phải đương đầu và phải tập cho quen.

Trong Hani handachi, võ sinh cũng phải đối đầu với những gò bó vừa kể nhưng địch thủ được tự do ra đòn hơn.

Nếu nghĩ là trong thời đại hiện tại, chúng ta ngồi ghế nhiều hơn là quì seiza và khg cần tập như vậy nữa là 1 lỗi lầm lớn. Mỗi waza/kỹ thuật có lý do tồn tại. Khi dạy thì phải hiểu tại sao phải dạy. Nhiều người vì khg hiểu những lý do đó nên khg ngại thay đổi theo ý mình.

Sau đó, thầy Kondo mời nhà báo lên phòng tập cho " nếm mùi " những gì thầy vừa nói. Phòng tập ở lầu trên cùng và có rất nhiều bảo vậtđược gắn trên tường : mấy calligraphy do ST hay thầy Tesshu viết, bokken của Sokaku Takeda, của con ông ấy và của thống đốc Takeshita



Bây giờ, nhiều Võ sư / HLV khg biết/hiểu Aiki là gì. Đa số nghĩ đó là sự hoà hợp, là vũ trụ ... Aiki là waza (kỹ thuật). Võ sư /HLV khg thể gỉai thích được vì chính họ cũng khg biết. Sữ hoà hợp (harmony), vũ trụ (universe) khg có liên quan gì đến waza ! (Waza vừ có nghĩa là đòn/kỹ thuật nhưng cũng có nghĩa " principe par extension (tiếng Pháp) / extension principle ".

Trên phương diện kỹ thuật, Aiki là 1 yếu tố, 1 nguyên lý cụ thể, rõ ràng, có thể chứng minh, có thể giảng dạy và có thể truyềndạy cho người khác được. Cách áp dụng của Aiki là những khác điểm giữa kỹ thuật của Daito ryu Aikijujitsu và Daito ryu Jujitsu. Cùng 1 đòn, cùng 1 kỹ thuật, nhưng cách ra đòn giữa Aikijujitsu và Jujitsu rất là khác.

Cách thức đòn HKD shomen uchi Ikkyo mà trong Daito ryu gọi là Ippon dori, đó là cách đánh Jujitsu. Trong HKD, tất cả các đòn phải dùng Aiki. Thiếu Aiki, những đòn đó khg thể dùng đối với người to con và khoẻ mạnh hơn mình.

Cách tập bây giờ có sự thông đồng giữa thầy và trò, giữa bạn tập với nhau, và tôi khg biết là họ có tự giác hay khg nữa. Nếu họ đánh thật tình, chưa chắc đòn đó chạy vì họ khg dùng Aiki và khg biết Aiki là gì. Trong tất cả các đòn như Shihonage, Kotegaishi, Ikkyo, lúc nào cũng phải có Aiki.



NB : Aiki có thề nhìn thấy 1 cách dễ dàng ?

Kondo : Đương nhiên. Aikijujitsu bao hàm là địch thủ bị MTB ngay khi có contact. Làm dịch thủ MTB sau khi đứng đúng tư thế là Jujitsu. Aiki là trực tiếp, là ngay tức khắc.

Khg có kiểu " bố trí " trước khi làm MTB. Khg có kiểu đó trong Shihonage, Kotegaishi hay bất cứ kỹ thuật nào khác. Trong tất cả thế công, từ nắm tay dến đấm, chém, làm địch MTB với Aiki phải trong chớp nhoáng.

Có nhiều cách làm địch thủ MTB, tùy theo đòn. Đó là cách dạy cụ thể của Aiki. Jujitsu là cách làm chủ sau khi contact, ví dụ như là khi bị năm. Jujitsu là những kỹ thuật dựa trên cách làm cho địch thủ đau. Vì vậy, khg dễ gì áp dụng cách đó với những người to và khoẻ hơn mình. Hơn nữa, nếu phải dựa trên cách kềm chế trên những khớp xương, 1 địch thủ to và khoẻ hơn sẽ cưỡng lại 1 cách dễ dàng.

Thầy Kondo áp dụng nhiều đòn theo kiểu Jujitsu trên " nhà báo ". Và như đã nói, tuy MTB khg có ngay từ đầu, nhưng nỗi đau khi bị kềm chế thì khỏi nói. Khi những đòn đón được áp dụng với Aiki, cách ra đòn khác hẳn nhưng kết quả cũng khác luôn. Những kỹ thuật rất có hiệu quả, làm địch thủ MTB và có thể duy trì sự MTB đó. Cái đau cũng chẳng kém gì cái đau của Jujitsu.


Ít ai biết Aiki là gì. Aiki là cách làm MTB (kuzuchi). Cái khó là làm duy trì cái MTB đó 1 cách nhẹ nhàng và liên tục, nếu khg thì đòn đó kể như đã kết thúc. Ví dụ như 1 đòn Kotegaishi lớn, mình sẽ mất cái suzuchi và còn có thể biụ ăn đấm. Những động tác vòng cầu bự, tuy đẹp mắt nhưng thật ra rất nguy hiểm và vô dụng. Khi biểu diễn, những động tác đó hay được dùng, nhưng trong Daito ryu, khg bao giờ ai làm vậy hết.



NB : Thầy có thể nói lên sự liên hệ giữa kiếm trong cách gảng dạy của thầy ?


Kondo : Lúc nào cũng nghĩ kỹ thuật từ 1 đòn kiếm ra. Cách dạy đó thay đổi cai nhìn về 1 kỹ thuật. Khi tay khg, thì 1 đòn có thể làm nhiều cách, nhưng nếu nghĩ là cầm kiếm thì khả năng ra đòn sẽ hạn chế hơn. Áp dụng cách nhìn này cho mình và địch. Tương tượng tập với người tay khg, cầm bokken, Iaito hay 1 katana. Lúc đó bạn sẽ thấy tất cả những gì khg thể làm được ...



NB : Cám ơn thầy

http://inlinethumb21.webshots.com/42836/2092190150105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2092190150105516310CBiIeV)

Cuộc phỏng vấn dự trù trong 1 tiếng đã kéo dài tới 7 tiếng.Người mà, trong thời trai tráng được mọi người đặt tên là " Ác quỉ Kondo " đã độ lượng tiếp đãi anh aikidoka nhà báo và cũng đã cho coi nhiều báu vật liên quan tới lịch sử HKD và Daito ryu mà ông ấy có nhiệm vụ giữ và duy trì cho những thế hệ sau.

beginer
11-17-2009, 12:16 AM
Cảm ơn anh Aiki!
Bài phỏng vấn đã cho thấy 1 cái nhìn khác không chỉ với Daito ryu mà cả với Aikido.
Cảm ơn anh rất nhiều
Thân ái!

aiki
11-18-2009, 09:53 AM
...
Bài phỏng vấn đã cho thấy 1 cái nhìn khác không chỉ với Daito ryu mà cả với Aikido...


Anh Beginer có thể cho biết rõ hơn ý anh khi anh nói câu trên được khg anh?




Sau đây là 1 clip nói về thầy Kondo như bài viết

http://www.youtube.com/watch?v=uEO605T47XI

aiki
12-03-2009, 11:18 AM
Haỹ coi 2 clip sau, 1 là của ST thời xưa và 1 của thầy Kondo thời nay. Các bạn có nhìn thấy những nét giống khi 2 người ra đòn khg?

What is aiki! Kondo

http://www.youtube.com/watch?v=3SLrC5niLBQ

Morihei Ueshiba 1935

http://www.youtube.com/watch?v=98yRuBkUBGQ


ST năm 1953

http://www.youtube.com/watch?v=w4_RUrFsBG8

beginer
12-05-2009, 02:47 AM
Chào a Aiki và các AE!
Anh hỏi e câu hỏi khó trả lời quá! Thời gian đầu tập luyện Aikido, bản thân beginer luôn tâm niệm cố gắng tập luyện theo những gì thầy dạy và theo phong cách Aikikai. Dần đọc tài liệu, tham khảo trên mạng và các bài viết kiến thức về Aikido được mở mang. Thêm nữa được tiếp xúc với người Nhật, barn thân beginer thấy không phải ai cũng có cái nhìn khoáng đạt về Aikido, họ thường chứng tỏ những gì mình tiếp thu là chính thống ( từ Sư tổ).
VỚi những nguồn tư liệu khác nhau như bài phỏng vấn thầy Kondo mà anh Aiki post, beginer tự mở ra cho mình rằng việc chính thống hay không không còn quan trọng, giống ai không còn quan trọng mà quan trọng là Aikido mang lại cho mình điều gì. Mọi cách nhìn hay sự so sánh các phong cách hay môn phái không có ý nghĩa gì quá lớn với beginer ngoài việc có thêm hiểu biết về những điều mình ham thích.
Thân ái

cucat
12-06-2009, 01:15 AM
Điểm giống nhau giữa 2 người là timing, Ueshiba có phần nhỉnh hơn một chút ông Kondo về timing. Ngòai ra còn có một điểm nữa, là việc lock Uke trước khi thực hiện đòn, cái này thì nhìn rõ hơn bên clip của ông Kondo...

aiki
12-06-2009, 01:24 PM
Chào a Aiki và các AE!
Anh hỏi e câu hỏi khó trả lời quá! Thời gian đầu tập luyện Aikido, bản thân beginer luôn tâm niệm cố gắng tập luyện theo những gì thầy dạy và theo phong cách Aikikai. Dần đọc tài liệu, tham khảo trên mạng và các bài viết kiến thức về Aikido được mở mang. Thêm nữa được tiếp xúc với người Nhật, barn thân beginer thấy không phải ai cũng có cái nhìn khoáng đạt về Aikido, họ thường chứng tỏ những gì mình tiếp thu là chính thống ( từ Sư tổ).
VỚi những nguồn tư liệu khác nhau như bài phỏng vấn thầy Kondo mà anh Aiki post, beginer tự mở ra cho mình rằng việc chính thống hay không không còn quan trọng, giống ai không còn quan trọng mà quan trọng là Aikido mang lại cho mình điều gì. Mọi cách nhìn hay sự so sánh các phong cách hay môn phái không có ý nghĩa gì quá lớn với beginer ngoài việc có thêm hiểu biết về những điều mình ham thích.
Thân ái

Anh beginer nghĩ như vậy thì quá tốt. Hồi xưa tôi cũng nghĩ như anh vì thầy kanai, Yamada và Chiba là học trò ruột (ushi deshi) của ST. Nhưng từ từ, qua thời gian, tôi khg nghĩ vậy nữa. Cái đó khg phải là phần quan trọng nữa. Tới lúc nào mà mình nghĩ co óon đường riêng thì chính tông hay khg khg thành vấn đề nữa.


@cucat: quan sát kỹ lắm. Điểm tui thấy tuưong tựa nhau là extension tay của cả 2 nguời. Nhìn cứ tưởng kokyu nage và cách đó khg dễ tí nào hết. ST thì extension ngay từ lúc đầu, thầy Kondo nhiều khi phải hấp thụ sức công trước khi extension. Đo la cái tui quan sát, khg biết nghĩcó đúng hay khg nữa vì chưa học Daito-ryu.

fourever
12-06-2009, 11:55 PM
Morihei Ueshiba 1935
http://www.youtube.com/watch?v=98yRuBkUBGQ

ST năm 1953
http://www.youtube.com/watch?v=w4_RUrFsBG8


NB : Theo thầy thì ai có kỹ thuật giống thầy Ueshiba nhất ? Kondo : Đương nhiên là tôi khg biết hết tất cả các võ sư, nhất là những vị sống ở ngoại quốc. Nhưng trong số những người tôi đã gặp nhiều lần, trong nhẫn lần biểu diễn thường niên của Aikikai mà tôi vẫn được mời, tôi thấy thầy saito có kỹ thuật khá giống. Thầy Arikawa Sadateru là người mà tôi nghĩ kỹ thuật giống Morihei nhất.
Ueshiba sensei người bay nhảy như con sóc, không hiểu Kondo sensei lại nói lối đánh của Saito và Sadateru sensei lại giống Ueshiba sensei ?