PDA

View Full Version : Tìm hiểu và thảo luận tác phẩm GoRinNoSho & đường lối của Miyamoto Mushashi



cucat
05-13-2009, 09:20 PM
Topic này, CC mở bên ttvnol, nay đem qua bên HKD nữa để cùng các anh/chú thảo luận và bàn luận thêm về nó

Hôm nay, Kucat mở topic này để mọi người cùng tham gia tìm hiểu cũng như nêu lên các ý kiến, quan điểm của mình xung quanh cuốn sách "vô giá" này.
Trong quá trình đọc và nghiền ngẫm GRNS, Kucat cũng có rất nhiều thắc mắc và câu hỏi,
nhưng hỏi lão M thì lão luôn bảo từ từ rồi nó thấm (đợi gần cũng gần nửa năm rùi,..ặc ặc), thành ra sốt ruột,...Nay, KuCat quyết tâm tìm hiểu nó đến nơi đến chốn cùng mọi người, mong mọi người cùng tham gia thảo luận sôi nổi và hào hứng...

Mở đầu, Kucat muốn thảo luận về View theo quan điểm của Musashi :

(GoRinNoSho - The Water Book)
The Gaze in Strategy
The gaze should be large and broad. This is the twofold gaze "Perception and Sight". Perception is strong and sight weak.
In strategy it is important to see distant things as if they were close and to take a distanced view of close things. It is important in strategy to know the enemy''s sword and not to be distracted by insignificant movements of his sword. You must study this. The gaze is the same for single combat and for large-scale combat.
It is necessary in strategy to be able to look to both sides without moving the eyeballs. You cannot master this ability quickly. Learn what is written here: use this gaze in everyday life and do not vary it whatever happens.

--Lược dịch---- :
Cái nhìn trong Chiến pháp
Cái nhìn phải rộng lớn. Đây là cái nhìn với 2 mặt "thấy và nhận thức". Thấy thì yếu, nhận thức thì mạnh
Trong chiến pháp, điều quan trọng là thấy những điều, sự việc ở xa như thể gần và nhìn những sự việc ở gần ở một khoảng cách xa.
Điều quan trọng trong chiến pháp là hiểu đường kiếm của địch thủ chứ không để bị rối loạn bởi những động tác vô nghĩa của hắn.Anh phải nghiên cứu điều này. Cái nhìn trong trận đấu tay đôi hay đánh lớn đều như nhau.
Điều quan trọng nữa trong chiến pháp là có thể nhìn ở cả 2 bên trái, phải mà không cần liếc mắt. Anh không thể đạt được điều này một cách nhanh chóng. Học những cái gì được viết ra ở đây : Sử dụng cái nhìn này trong đời sống hàng ngày và không thay đổi nó, cho dù bất cứ điều gì xảy ra.

Như vậy, có thể thấy, quan điểm của Musashi về cái nhìn không đơn thuần chỉ là thấy đó và nghĩ đó mà còn phải có sự "nhận thức". Riêng vấn đề có thể nhìn cả 2 bên trái, phải , KuCat nhớ đã từng post lên trong topic "Bộ não và võ thuật", không biết quan điểm mọi người ở điều này ra sao ???

aiki
05-14-2009, 10:17 PM
Hồi tháng 4 vừa rồi, tui có đi seminar với thầy Endo. Thầy cũng chỉ y hệt như Cucat trích từ cuốn sách raq đó.

Thầy nói là mắt mình nhìn được khoảng 180 độ. Khg nên nhìm chăm chú vào 1 nơi / người mà hãy nhìn tổng quát. Như vậy sẽ đoán được (perception) khi người ta tấn công mình. Khi nhìn chằm chặp vào 1 nơi thì sẽ khg thấy mấy chuyện khác nữa. Như vậy sẽ dễ bị đánh lén ...

Thầy nói chuyện này người cảm nhận được, người khg. Kiểu như giác quan thứ 6 đó. Tui làm thửi, có lúc đoán được uke sắp tấn công.

cucat
05-14-2009, 11:40 PM
CC xin post một hình ảnh về "field of view" của con người (Rất rõ và chi tiết về góc độ khoảng nhìn của mắt, không hề mơ màng):

http://www.un.org/esa/socdev/enable/designm/5-02-08.gif

Theo như CC hiểu đến bây giờ :

- Tạo hoá đã cho con người nhiều cơ quan, bộ phận quá hoàn hảo, chỉ đôi khi do mình không "nhận thức" được , không đem ra sử dụng thành ra uổng phí,...

- Cái nhìn của Musashi cần có 2 mặt "Nhìn" và "Nhận thức"

-
Khg nên nhìm chăm chú vào 1 nơi / người mà hãy nhìn tổng quát : giống với quan điểm của Musashi


Như vậy sẽ đoán được (perception) khi người ta tấn công mình : Tâm trí mình chỉ cần nhận thức được sự việc, sự vật hiện tại, cần là "No Mind", mình không cần phải "đoán",...

Mong mọi người cùng vào bàn luận mổ xẽ cho vui ! ^_^

DUCHUY
05-15-2009, 07:15 AM
Tui cũng xin góp vài ý trong vấn đề ''nhìn và nhận thức'' này cho vui.

Việc nhìn cùng lúc nhiều phía thì có nhiều loài vật có giác quan nhìn rất mở rộng.ví dụ
Mắt một con ruồI có cả ngàn lăng kính,nó có thể nhìn được 360 độ,Hoặc có loài cá có cả 1 bộ phận phản chiếu cho tầm nhìn ,tương tự như cái guơng chiếu hậu,có thể nhìn thấy những gì phía trên lưng chúng ..nhiều loài vật có giác quan mạnh hơn người.

Con ngườI,mặc dù thị giác :chỉ có 2 mắt,tầm nhìn hạn hẹp,nhưng bù lạI ,có bộ não và trí thông minh vượt hẳn các loài vật ,. đó là nhìn vớI các giác quan vốn có + trí nhớ + tư duy.nên có thể nhìn vừa sâu ,vừa bao quát các cảnh quan bên ngoài.,cũng có thể gọI là giác quan thứ sáu do bẩm sinh hoặc do tập luyện.
Tuy nhiên,vì lốI sống,hoàn cảnh sống của con ngườI ngày càng trở nên phức tạp(ví dụ như phảI lo kiếm tiền thật nhiều ),Giác quan thứ sáu dần bị che phủ bởI các môi trường sống,cách sống trong hiện tại..
Sự đoán được khi nào đốI thủ tấn công như anh Aiki cho biết cũng là điều hợp lý,tui nghĩ trường hợp này có được là do phản xạ có điều kiện trong tập luyện

Nhiều kiếm sĩ sử dụng cây gươm đang cầm trong trận đấu như 1 cái gương phản chiếu,có thể quan sát được xung quanh mà không cần liếc mắt qua lại.

Ở một mức nhìn khác ''Giác quan thứ sáu'' ,ví như đôi mắt là hai cái camera thu tất cả các cảnh quan bên ngoài ,hai tai là 2 cái máy ghi âm,ghi lạI các âm thanh bên ngoài,mũi là bộ phân ngửI các mùi bên ngoài do gió mang tớI,lưỡI có vị ngọt hay đắng,chua hay cay vv trong lúc chân di chuyển để thu thâp các dữ liệu của cảnh quan bên ngoài vớI góc độ 360 độ,sau đó não,phân tích và đưa ra hành động phù hợp cho từng thờI điểm,có thể nói điều này là nhận thức (riêng theo chủ đền này) .
Một ngườI do tập luyện có thể phân biệt được cả ngàn mùi,vị, âm thanh khác nhau.Một đốI thủ khi chuẫn bị tấn công, đều tiết ra mùi ,hoặc thay đổI nhịp thở,hoặc âm thanh,VớI 1 tâm trí thanh thản (có ngườI ví như mặt nước không xao động,phản chiếu tất cả những thay đổI của sự vật trung thực)sẽ không có gì ngăn cản sự phán đoán chính xác hành động của các đốI thủ xung quanh.
Chính sự phán đoán,phân tích v à tổng hợp trong đầu ,các dữ liệu của tất cả các giác quan :tai,mắt,xúc giác,vị giác,khứu giác,sẽ mang đến hành động hữu hiệu,chứ không phảI cái nhìn vào động tác thừa của đốI thủ..và thờI gian phân tích,phán đóan,truyền lệnh từ các tế bào thần kinh đến cho cơ thể hoạt động rất nhanh do tập luyện,khiến tưởng chừng như không có sự phán đóan nào cả,có thể lầm lẫn vớI các phản xạ bẩm sinh..

Có 1 câu chuyện về một kiếm sĩ đến trước mặt một thiền sư đang ngồI tĩnh toạ.vớI mục đích hỏI về công án thế nào là thiên đường và thế nào là địa nguc.
Thiền sư chỉ mỉm cườI,yên lặng.
kiếm sĩ tức giận ,cho rằng thiền sư khinh khi mình ,rút kiếm vớI ý định chém thiền sư.
Trước lưỡI kiếm giơ cao sẵn sàng chém xuống,thiền sư không sợ hãi,mà còn mở banh áo ngực mình nói : ''Địa ngục là đây ,hãy bước vào'', Samurai liền tỉnh ngộ,lâp tức thu kiếm về.
Câu chuyện trên cho thấy thiền sư đã có cái nhìn sâu vào cái tâm của ngườI cầm kiếm thay vì nhìn vào lưỡI kiếm

Tui cũng xin bổ xung thêm bài sưu tầm về giác quan thứ sáu của loài vật.

Mèo biết được chính xác khi nào chúng bị đem đến bác sĩ thú y. Chó cảm nhận được sự hiện diện của chủ nhân thậm chí khi họ ở xa hàng cây số. Và chim dường như khóc thương cái chết của những người xung quanh ...thú nuôi của chúng ta và những động vật khác lúc nào cũng có trực giác nhưng liệu có thực là chúng có giác quan thứ sáu bí ẩn?

Cuốn sách mới của một trong những chuyên viên hàng đầu của Anh về các trải nghiệm cận kề cái chết, Tiến sĩ Peter Fenwick, và vợ là Elizabeth, một tư vấn viên, khảo sát những trường hợp đáng chú ý của những con vật có linh cảm kỳ lạ.

Không có gì mới về ý tưởng động vật có thể thu thông tin từ một giác quan phụ mà con người chúng ta giờ đã đánh mất nếu chúng ta từng có. Phần lớn những chủ vật nuôi có thể đưa ra vài ví dụ về chó hoặc mèo cư xử như thể chúng đọc được suy nghĩ của chúng ta.

Chó thường hành động như thể chúng biết khi nào chủ nhân chuẩn bị về nhà, mặc dù chủ của chúng có thể ở khá xa, và chúng chờ ở cửa đến khi họ về. Mèo nổi tiếng vì có thể cảm nhận được việc phải đến bác sĩ thú y.

Nhà nghiên cứu Rupert Sheldrake, tác giả cuốn Dogs That Know When Their Owners Are Coming Home (Chó biết khi nào chủ nhân về nhà), đã liên lạc với 65 văn phòng thú y ở London và hỏi xem liệu họ có gặp trở ngại khi xếp lịch hẹn với các chủ nuôi mèo hay không. 64 phòng khám xác nhận vấp phải vấn đề trên, thậm chí một số nơi không còn đặt lịch hẹn cho chủ nuôi mèo nữa và giải thích rằng "Lịch hẹn cho mèo không hiệu quả."

Những chú mèo dễ dàng nhận ra việc chủ nhân đang tiến lại gần với chiếc giỏ mèo. Thực tế loài vật này bắt đầu trốn khi chúng cảm nhận rằng người chủ bắt đầu nghĩ "Mình nên tìm con Puss ngay nếu muốn đến bác sĩ đúng giờ..." ...
:-k

NgDaLat
05-17-2009, 07:43 AM
Đọc thì thấy quá ư là khó. Có thời gian tui theo 1 thầy tập mắt muốn nhức cả đầu. Sau này không thèm tập nữa!

Thực tế thì rất dễ hiểu chứ không có gì khó. Nếu ai đã chơi mấy môn thể thao tập thể như đá banh, bóng rổ, nghiệm lai thì thấy ngay mấy câu trên không xa lạ gì. Khi mình cầm banh thẩy vô rổ hay sút banh vô gôn. Tình cờ mình đả gần như kéo cái rổ, cái gôn lai gần mình dể bỏ banh vào. Khi lừa banh thì đuôi mắt cũng đang theo dõi đồng đội đang ở xa xa...

Thì ra mình đã biết hết mấy điều đó nhưng dọc cứ như mới vì trong hoàn cảnh khác.

cucat
05-17-2009, 10:41 AM
@NgDaLat :


Thì ra mình đã biết hết mấy điều đó nhưng dọc cứ như mới vì trong hoàn cảnh khác.

Vậy những điều anh biết đó, anh đã ứng dụng trong Aikido hoặc võ thuật nói chung ra sao, mong anh trình bày để mọi người cùng biết

Những điều viết được viết trong GoRinNoSho, không quá ư là khó, không mơ hồ huyền bí, con người ai cũng có, quan trọng ở vấn đề nhận thức về bản thân, về chính mình ra sao. Và sau đó, nếu đã nhận thức được rồi thì mình gọt dũa ra sao, xài làm sao,..v.v...

NgDaLat
05-17-2009, 01:43 PM
Èo! võ thuật của anh thì chỉ dừng ở chỗ xạo thôi chứ đâu đã là gì đâu. Nhưng muốn nói thì nói nè.

Khi áp dụng đòn Akido hay đấm đá thì dâu phải mình chỉ nhắm chỗ gần thôi. Đâm phải nhắm đấm xuyên qua mục tiêu. Đánh Irimi thì cái đầu uke ở vai mình nhưng mình vươn bàn tay như với tuốt đẩu đâu đó. Như vây có phải là nhìn những sự việc ở gần ở một khoảng cách xa nè. Còn xa như gần là nó đứng xa nhưng mình nhưng mình giơ bàn tay ra trong tầm của mình như cái ra da. Nó chay đâu thì mình cũng chỉ tay mình theo nó như có sợi dây nối từ ngón tay mình với nó ...

Còn mấy cái khác như nhìn tổng quát thì hầu như ai cũng có kinh nghiệm rồi. Nhin chằm chặp bị ăn dòn thì tự động phải nhìn tổng quát thôi.

Xạo tới đây thì hết bí kíp rồi.

aiki
10-23-2009, 07:04 AM
Hồi tháng 4 vừa rồi, tui có đi seminar với thầy Endo. Thầy cũng chỉ y hệt như Cucat trích từ cuốn sách raq đó.

Thầy nói là mắt mình nhìn được khoảng 180 độ. Khg nên nhìm chăm chú vào 1 nơi / người mà hãy nhìn tổng quát. Như vậy sẽ đoán được (perception) khi người ta tấn công mình. Khi nhìn chằm chặp vào 1 nơi thì sẽ khg thấy mấy chuyện khác nữa. Như vậy sẽ dễ bị đánh lén ...

Thầy nói chuyện này người cảm nhận được, người khg. Kiểu như giác quan thứ 6 đó. Tui làm thửi, có lúc đoán được uke sắp tấn công.


Mới kiếm ra cái clip để minh hoạ những gì tui nói ở trên. Nhìn thì dễ, nhưng khá khó. Tập bình tĩnh ... các bạn hãy thử đi!



http://www.youtube.com/watch?v=MkmwMzF1zD4