PDA

View Full Version : Seminar với thầy Christian Tissier 2008



aiki
09-01-2008, 05:11 PM
Cuối tuần rồi mới đi seminar với thầy Tissier. Đây là lần đầu tiên tui đi seminar với thầy. Năm ngoái thầy có qua đây nhưng lúc đó tui đi nghỉ hè với gia đình nên khg có dịp gặp.

Thầy Tissier ở ngoài rất dễ chịu và dễ nói chuyện. Thầy khg có khó tính hay có vẻ " ta đây " như tui có cảm tưởng khi coi mấy clip biểu diễn của thầy ở Bercy.

Bữa seminar bắt đầu 1 cách khá " thú vị ". Tui tới trước giờ seminar khoảng 35 phút vì sợ khó kiếm chỗ đậu xe. Khi vô phòng thay đồ, sau khi để bị xuống, phải đi kiếm chỗ " nhẹ ngươì " vì sáng uống cafe hơi nhiều.

http://i344.photobucket.com/albums/p353/hkd_com/Tissier/DSC_0050.jpg

Khi vô lại phòng thay đồ thì thấy có nhiều người hơn và tui cũng chả để ý gì khác nữa. Trong khi thay đồ thì thấy có 1 ngươì mang bộ đồ võ, 1 cái đai đen và 1 cái hakama ra đưa cho 1 người sau lưng tui và gọi người kia bằng Sensei.

Khi thấy điều đó tui tự nhủ là " thêm 1 thằng bợ đít " tới khi nghe trả lời bằng 1 giọng nói tây đặc (bên canada nói giọng khác dân bên Pháp). Lúc đó tui mới quay lại và người đang thay đồ ngay bên cạnh tui là thầy Tissier ..... (đa số là mấy thầy cho seminar thường có phòng thay đồ riêng chứ khg thay đồ chỗ dân " cắc ké " như tui)

Thế là tui bắt tay thầy và hỏi vài câu xả giao. Tui khg ngờ là thầy " nhỏ con " như vậy, cao cỡ tui nhưng vai u thịt bắp... Thế là đã " làm quen " với thầy được rồi ...

Seminar này tui học được rất nhiều thứ :

Thầy Tissier, như đa số dân Pháp, nói nhiều lắm. Nhưng khác với 1 số thầy Pháp tui có dịp gặp, những gì thầy nói rất có lý chứ khg phải toàn là lý thuyết. Sau đây là 1 số ý chính thầy đã nhắc :

- trong HKD có nhiều nguyên lý. Có nhiều nguyên lý căn bản, và với mỗi võ sinh, họ sẽ có thêm riêng 1 số nguyên lý theo sự hiểu biết và kinh nghiệm riêng của họ
- nguyên lý như là trò chơi Lego. Aikido là sự phối hợp của nhiều nguyên lý chứ khg phải nguyên lý này thế nguyên lý khác


http://i344.photobucket.com/albums/p353/hkd_com/Tissier/DSC_0048.jpg


Về cách tập / dạy HKD, thầy khg nói như thầyTamura (3 giai đoạn Shu-ha-ri) nhưng giải nghĩa cũng tương tự
- Cách tập HKD là sự ăn thông trước giữa 2 người (code). Cái đó là cách tập, là cách dạy để hiểu rõ căn bản và đòn thế (shu)
- Đừng bao giờ nghĩ ra ngoài đường áp dụng những gì đã tập (cái code/ cách đánh giữa 2 người)
- Cách tập của thầy như chia đòn ra từng động tác, ra từng bước (step). Khi tập , nên hiểu rõ lúc nào / bước nào là bước " ăn tiền " và nghĩ nên làm sao để đưa ta tới bước đó. (ha)

Về phương diện kỹ thuật, thầy rất thực tế. Tui tuy lần đầu tiên đi seminar thầy và chắc " hên " nên được thầy " chiếu cố " gọi làm uke nhiều lần. Nhờ vậy tui cảm nhận và hiểu nhiều.

Cách đánh thầy rất gọn, di chuyển khá ít, tay hoàn toàn thả lỏng, chiếm đan điền và quăng uke chúi nhủi ngay điểm thứ 3, ai ukemi kém là dập đầu liền. Thầy đánh rất lẹ, nhiều khi nhìn khg kịp nữa.

Đối với thầy, cùi chỏ và đầu gối là 2 nơi phải nhắm để kềm chế địch thủ.

Cách chiếm đan điền của thầy khác cách tui hay làm, thầy hay " nhấn " cái chân vô.

Cách thầy dạy hoàn toàn khác với các thầy Nhật. Thầy Nhật là ra đòn, võ sinh coi và ráng bắt chước. Thầy Tissier thì giải nghĩa theo cách hiểu của thầy, phân chia theo cách nghĩ tây phương (analytic) nên dễ hiểu.

Thầy nhắc lại những gì đã nói từ trước tới giờ :
- Giữ trục
- khoảng cách
- hạ thấp đan điền
- thả lỏng


http://i344.photobucket.com/albums/p353/hkd_com/Tissier/DSC_0010.jpg


Các thế di chuyển của thầy rất giản dị so với taisabaki đã học. Thầy rất ư là thực chiến. Có 1 lúc thầy cho đấm đá túi bụi, thầy né và vô đòn trông 1 cách nhìn thì nhẹ nhàng nhưng rất mãnh liệt.

Thầy nhắc là làm sao đừng cho địch thủ thấy hay cảm thấy mình sẽ hay sắp đánh thế nào. Tay bị nắm thì lúc nào cũng thả lỏng, tay ra đòn thì " dấu " và giờ phút chót mới ra, mà khi ra thì nhanh như rắn mổ. Ví dụ trong đòn Iriminage thì cái tay quật cổ hầu như giờ phút chót mới " ló " ra ...

Thầy dùng atemi rất nhiều và dùng nó để canh và giữ khoảng cách Nage-uke.

Thầy phối hợp những gì tui đã thấy với thầy Endo và 1 số động tác căn bản của những thầy khác. Ví dụ như với thế công yokomen, thầy có thể dùng 1 trong 2 tay đê làm uke MTB.

Thầy cũng chỉ cái " niêm ", giải nghĩa vài nguyên lý của đánh kiếm pháp (escrime / fencing) vô HKD v.v...

Như mọi semina khác, kỳ này tui tham dự 2 ngày và ngày thứ 3 thì tới quay phim. Từ từ rảnh và nếu còn vô 4rum được thì tui sẽ post lên sau.

David
09-01-2008, 11:18 PM
Cám ơn anh Aiki và mong đọc tiếp những bài tiếp theo. Anh Aiki "hên" quá , được làm uke cho thầy Tissier hèn chi thấy tóc tai anh ướt men. Bên VN có 01 thời tài liệu của thầy Tissier khá nhiều và nhiều anh em nghiên cứu. Hối đó em cũng coi nhưng chỉ bắt chước cái hình thôi đau hiểu gì đâu nên đánh chẳng ra ngô ra khoai gì cả . Hic hic hic.

Mong đọc mấy bài tiếp của anh rối kiếm đĩa coi lại may ra hiểu được chút gì chăng.

aiki
12-01-2008, 03:39 PM
Cách ra đòn của thầy Tissier tương đối khác với 1 số thầy mà tui quen. Thầy :
- di chuyển và vô nguyên khối,
- giữ trục,
- dùng atemi để canh khoảng cách (maai),
- dùng trọng lượng để làm Uke MTB
- ít làm uke hoàn toàn MTB (ngoài đòn iriminage) để uke vẩn có cảm tưởng như còn tấn công được
- thầy kết thúc đòn rất nhanh và uke nếu khg chuẩn bị trước rất dễ bị chấn thương. Thầy dùng tốc độ và làm bất thình lình để uke khg ngờ
- khi quăng, thầy đem uke về đan điền thầy

Cách đánh này rất hay, trông đẹp mắt, nhưng tui khg biết có thể áp dùng khi về gìa được khg. Đó chỉ là ý nghĩ cá nhân chứ khg có ý gì khác.


Trong seminar vừa rồi với thầy Tissier, thầy chỉ cách thầy nghĩ về 1 số đòn căn bản. Đây là cách nghĩ " shu-ha-ri " của thầy.

Thầy nhắc nhiều lần là cách dạy đòn HKD trong khi tập, chỉ dùng trong phương cách học hỏi chứ rất khó áp dụng trong thực tế. Võ sinh phải hiểu và phân tích mỗi đòn, biết lúc nào là lúc đòn có thể áp dụng 1 cách hữu hiệu nhất và tự khám phá ra những gì phải làm trong mỗi đòn để tới vị trí đó.

Với ý nghĩ trên, thầy giải nghĩa lại đòn căn bản nhất của HKD : Ikkyo.


Đòn Katatedori Ikkyo

Thầy dùng thế nắm tay Katate dori, và những gì thầy chỉ có thể áp dụng cho cú đấm hay chém.

Như đã nói, nguyên lý căn bản HKD của thầy là :

- di chuyển nguyên khối
- Giữ trục
- thả lỏng
- ra khỏi trục công
- khoảng cách (Maai)
- Niêm giữa uke và nage
- cùi chỏ là nơi để kiểm soát tay
- đầu gối là nơi để kiểm soát chân
- lúc nào cũng cho uke có cảm tưởng làm chủ tình hình, vì khi địch nghĩ như vậy thì họ vẫn sẽ tiếp tục thế công đang dùng chứ khg đổi sang thế công khác

Thầy áp dụng những nguyên lý trên trong đòn Ikkyo.

Thầy Tissier ít nhắc tới lực hông mặc dù thầy cũng hay quay hông lắm, nhưng ít hơn 1 số thầy khác tui đã tham dự seminar.

Đối với thầy, HKD có 2 cách tập. Thụ động (static) và chủ động (dynamic). Cách tập thụ động dùng để hiểu căn bản và chủ động dùng để khám phá ra / học hỏi thêm.

Đa số rất nhiều nơi dạy Ikkyo như sau

http://i344.photobucket.com/albums/p353/hkd_com/Tissier/ikkyo-reg-1.gif

Bài này được tách ra làm nhiều bài nhỏ cho dễ load.

Xin đọc bài 2 http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=1716

và 3
http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=1717


còn tiếp ...

Steven
12-02-2008, 10:23 AM
Bài hay lắm anh aiki, còn tiếp không anh.
Em thấy anh có nới đề cập đến tập tích cực và thụ động.
Em xin anh chỉ cho em cái này, khi em tập mà dùng lực, không theo 1 nguyên lý nào rõ ràng trong Aikido(tất nhiên vẫn là kỹ thuật aikido) như vậy có được xem là tập tích cực không.
Thỉnh thoảng em hay bị nhắc vì dùng lực nhiều, cũng như nói là đánh đòn mạnh bạo.
Em hiểu rõ là cái hướng đến cuả aikido là dùng lực ít, hiệu quả cao. Nhưng em lại nghĩ còn trẻ sao mình lại không "thử" đến khi lớn tuổi muốn dùng lực nưã cũng còn đâu mà dùng.
Xin anh chỉ bảo cho em.

aiki
12-02-2008, 08:45 PM
Bài hay lắm anh aiki, còn tiếp không anh.
Em thấy anh có nới đề cập đến tập tích cực và thụ động.
Em xin anh chỉ cho em cái này, khi em tập mà dùng lực, không theo 1 nguyên lý nào rõ ràng trong Aikido(tất nhiên vẫn là kỹ thuật aikido) như vậy có được xem là tập tích cực không.
Thỉnh thoảng em hay bị nhắc vì dùng lực nhiều, cũng như nói là đánh đòn mạnh bạo.
Em hiểu rõ là cái hướng đến cuả aikido là dùng lực ít, hiệu quả cao. Nhưng em lại nghĩ còn trẻ sao mình lại không "thử" đến khi lớn tuổi muốn dùng lực nưã cũng còn đâu mà dùng.

Cách tập dùng lực là thói của đa số những aikidoka và theo ý riêng tui, đó là bước đầu của con đường học hỏi cuả HKD. Trong 1 thời gian đầu, dài ngắn là tùy người, thì hầu như ai cũng dùng lực hết.

Võ sinh càng khỏe thì càng dùng lực nhiều vì đó là chuyện thường tình. Võ sinh sẽ bớt dùng lực khi gặp mấy trường hợp sau:

1- Gặp uke khoẻ và to hơn mình, dùng lực khg xong, khg hiệu quả nữa. Trường hợp này, đa số sẽ càng dùng lực thêm cho tới khi họ khg làm gì được nữa. Bên VN chắc it khi gặp trường hợp trên, nhưng bên này, mấy thằng Mỹ to như bò mộng, dùng lực thì mình ít khi thắng lắm. Chính vì vậy mới dễ "mở mắt" và kiếm cách khác để áp dụng đòn mình học.
2- Thiếu thể lực, đánh chút xíu đã mệt, thở hổn hển. Trường hợp này thì tùy võ đường hay CLB mình tập. Nhiều nơi tập khá nhẹ nhàng và cường độ tập rất chậm. Như vậy sẽ khg thấy là mình yếu và dùng sức sẽ được. Khi phải tập với cường độ nhanh, ví dụ như randori non-stop trong 10 phút, xong đổi vai trò (Nage thành Uke và uke thành Nage), với 3 4 uke thì sau vài phút dùng sức sẽ thấy mình đuối.

Sau những trường hợp như đã kể thì võ sinh sẽ tự thấy những điều khg hay khi dùng sức. Có nhiều người tập cả đời mà vẫn dùng sức như thường.

Muốn đỡ dùng sức thì phải hiểu nguyên lý và áp dụng những nguyên lý ấy vào cách ra đòn. Cái khó trong HKD là áp dụng nguyên lý căn bản khi đánh đòn nhanh. Chính vì vậy thầy Tissier mới nói là phải hiểu nguyên lý từng đòn.

Mấy thầy Nhật thì nói học cái hình trước rồi với thời gian sẽ hiểu sau ...

Tui khg biết Steven hỏi chỉ cái gì nữa? Steven có hiểu căn bản và nguyên lý của HKD chưa? Vài căn bản chính như:

- Làm MTB
- Di chuyện nguyên khối
- Giữ trục
- Chiếm đan điền
- ...

Mỗi nguyên lý căn bản tui đã post 1 hay nhièu bài về những chủ đề đó rồi. Đọc lại đi.

Nếu hiểu rồi thì khi tập phải áp dụng nó. Trong link sau, tui có nói tới cách tập của tui rồi, có gì thì thử đi. Tu ivẫn quăng uke ầm ầm, vẫn đã tay, nhưng tu iráng làm sao mà đỡ tốn sức thôi.

http://www.hiepkhidao.com/default.aspx?g=posts&t=1263


Hình như trong 4rum mình anh David đã hay đang áp dụng 1 số nguyên lý tu iđã post thì phải, và nghe anh ấy nói là đỡ tồn sức khi ra đòn. Xin anh David cho ý kiến dùm!

Tập aikido mà khg hiểu nguyên lý thì khó mà tiến bộ lắm. Có thể học được cái hình thôi, nhưng sẽ khó "trội" lên. Cái này khg phải là chê gì đâu nhe, nhưng nhiều khi vì uke quá "ăn thông" với Nage nên mình tưởng mình giòi thôi.

Lúc trẻ , thử riết thành thói quen là hết xửa đó Steven.

Nói tới nói lui, nói tùm lum hết, khg biết là đã trả lời Steven chưa nữa. Câu hỏi càng chính xác thì càng dễ trả lời hơn.

Khg biết anh 4ever và mấy bạn khác có ai có ý kiến khg nữa?

aiki
12-03-2008, 08:52 AM
Xin hỏi mấy bạn là khi đọc bài 2 của seminar thầy Tissier, mấy bạn có thấy hết mấy GIF không? Có người cho tui hay là khg thấy hết.

Nếu vậy thì tui sẽ cắt bài này thành nhiều bài nhỏ và sẽ post lên cho dễ thấy.

Mong có trả lời

DCH
12-03-2008, 02:50 PM
Xin hỏi mấy bạn là khi đọc bài 2 của seminar thầy Tissier, mấy bạn có thấy hết mấy GIF không? Có người cho tui hay là khg thấy hết.

Nếu vậy thì tui sẽ cắt bài này thành nhiều bài nhỏ và sẽ post lên cho dễ thấy.

Mong có trả lời

Tui không thấy gì hết anh Aiki, chỉ trắng nhách, nhưng khi copy cái khung hình đó vào paint hay chương trình xem hình thì thấy OK vì animation khá nhanh, anh thử chia ra nhiều post khác nhau, tiết kiệm bandwidth luôn thể.

Thấy Thầy Tissier không già đi chút nào, tui có lần thấy Ông cách đây khoảng 10 năm tại USA (Portland, oregon) so với bây giờ ông chỉ mập một tí nhưng vẫn vậy.

Chúc anh vui.

Steven
12-03-2008, 10:56 PM
Cám ơn anh aiki nhiều. ý cuả em chính là những gì anh đã chia sẻ.
Em cũng hiểu 1 số nguyên lý, nhưng sao thấy khó kết hợp quá anh. Tất nhiên khi đánh với tốc độ bình thường thì không sao, nhưng với tốc độ nhanh thì,! trời ui, quên hít trơn, chỉ cố đánh cho tròn đòn thui.
Có lần em cũng có tập đòn với 1 người Pháp, thật sự, nếu dùng lực mà bẻ hay khoá, thì ổng không đau.Khổ ghê.

David
12-04-2008, 10:10 AM
Xin chào tất cả anh em hiepkhidao.com (.com).

Bài này anh Aiki viết về Seminar của thầy Tissier mà bắt em post bài thì sợ quá, nhưng lâu ngày không được post đâm nhơ, nay có dịp post đại anh em đừng trách nhe o:) .

Đúng là nhờ đọc mấy bài của anh Fourever, anh Aiki về nguyên lý của HKD mà David tập đỡ tốn sức hơn. Ca1ch đây 2 năm tập khoảng 20 phút liên tục với thầy là thở không ra hơi. Giờ tập với 01 em 28 tuổi đến phiên em đó thở không ra hơi :)).

Môn võ nào cũng vậy thứ 1 phải có khổ luyện. Nếu 01 đòn anh đánh cả 10,000 lần thì lấn 10,001 anh đánh sẽ nhẹ nhàng hơn các lần trước. Nhưng nếu anh đánh đúng nguyên lý nữa thì anh lại ít dùng sức hơn.
VD: 01 trong những nguyên lý khá quan trọng trong HKD là gây MTB cho uke (và giữ thăng bằng cho bản thân), KHi Uke MTB thì sức kháng cự họ yếu đi rất nhiều.

Hồi trước, David đánh đòn ikkyo uke rất ẹ , thấy quay uke khó khăn, mêt nhọc quá nay học anh Fourever "cắt tay uke xuống sát mặt sàn" nên đòn đánh nhẹ và không tốn sức.

Rồi đòn Shiho nage, nếu trước kia gặp người bự con hơn thì kết thúc đòn hơi mệt vì đôi khi mình đánh hơi sai là họ có thể ghị lại, bẻ khó té (phải nói nhỏ té dùm cái coi - thì họ mới té #-o . Nay đọc bài chiếm đan điền của anh Aiki mới hiểu hơn là mình phải làm uke mất thăng bằng rồi thì việc dùng sức mạnh là không cần thiết (dỉ nhiên phải thỉnh thoảng tập để cho Uke họ thấy được môn võ "tình thương" chứ ) nữa.

Càng tập mới thấy được cái hay của Aikido , mới hiểu cách dạy của mấy thầy Nhật và càng thấy sự hữu ích của forum hiepkhidao. Nhờ sự giúp sức của các anh mà anh em yêu thích Aikido có nơi giao lưu và hoc hỏi.

aiki
12-04-2008, 11:16 AM
Càng tập mới thấy được cái hay của Aikido ,

Câu này đúng quá! có 1 thầy (khg nhớ tên) đã nói với tôi là HKD ít đòn, khg nhiều bằng 1 số võ khác, nhưng phải đánh bóng (polish) những đòn đó mới có hiệu quả!

Cám ơn David đã cho cảm nhận!=d> =d>

fourever
12-04-2008, 04:46 PM
... tập mà dùng lực, không theo 1 nguyên lý nào rõ ràng trong Aikido(tất nhiên vẫn là kỹ thuật aikido) như vậy có được xem là tập tích cực không.
Thỉnh thoảng em hay bị nhắc vì dùng lực nhiều, cũng như nói là đánh đòn mạnh bạo.
Em hiểu rõ là cái hướng đến cuả aikido là dùng lực ít, hiệu quả cao. Nhưng em lại nghĩ còn trẻ sao mình lại không "thử" đến khi lớn tuổi muốn dùng lực nưã cũng còn đâu mà dùng.

Khi ra đòn thì phải dùng lực!
Vấn đề ở đây là dùng lực đúng hay sai chứ không phải mạnh hay nhẹ #-o
Muốn biết mình đánh như thế nào thì phải lắng nghe "feedback" từ Uke.
Thí dụ: với đòn Ikkyo, Uke cảm thấy như cánh tay của mình bị lôi kéo ra khỏi thân thể có nghĩa là Nage dùng lực sai.
Khi Nage đánh Ikkyo mạnh và đúng, Uke cũng không bao giờ cảm thấy khó chịu tại bả vai của mình.
Nage đánh mạnh hơn, thì mũi Uke dập vào đất mà thôi.
o:)

cucat
12-04-2008, 09:28 PM
1/ CC nghĩ cách tốt nhất để sửa hay hoàn thiện kỹ thuật là quay clip, soi gương và up lên cho mọi người xem. Nhận càng nhiều feedback càng tốt!

2/ Khi tập với Uke, xác định là mình đang tập, đang hoàn thiện kỹ thuật sẽ giúp mình đỡ căng thẳng và ham đòn hơn. Đánh quá mạnh tay, quá nhanh,...là do sự sợ hãi, che giấu cái sai trong kỹ thuật của mình. Có thể mình làm không được, cứ hồn nhiên, ra ngoài nghỉ ngơi, và refresh lại cái đầu. Mấy cái này trong cuốn sách Aikido do nhóm HiepKhiDao dịch cách đây không lâu cũng đã nói rất nhiều. Đừng quá bị ức chế vì kỹ thuật đó, có nhiều cách để mình ứng xử hơn nữa.

3/ Atemi, luôn là atemi, để chiếm thế chủ động bảo đảm Atemi của bạn đủ "bất ngờ","nhanh" và "dứt khoát",...mặc cho Uke biết mình sẽ đánh đòn gì, mà vẫn bị Atemi của mình làm cho bất ngờ thì là quá tốt rồi.

4/ Thời điểm ra đòn

5/ Khoảng cách và góc độ

P/s: Chẹp, một thằng đai nâu nói dóc nữa. Hic hic,...:^o
](*,)

Steven
12-04-2008, 10:59 PM
Em thấy còn phụ thuộc vào thể trạng nưã.
Như anh David, đánh thì thoải mái rồi, vì tướng tá anh ấy to con.
Mà cũng phải công nhận thêm một việc là một số đòn trong aikido khó mà có hiệu quả, nếu không áp dụng henkawaza thì cũng chào thua.

cucat
12-04-2008, 11:06 PM
http://au.youtube.com/watch?v=r6Ww4VBg9C8

aiki
12-05-2008, 07:50 AM
CC nghĩ cách tốt nhất để sửa hay hoàn thiện kỹ thuật là quay clip, soi gương và up lên cho mọi người xem. Nhận càng nhiều feedback càng tốt!

2/ Khi tập với Uke, xác định là mình đang tập, đang hoàn thiện kỹ thuật sẽ giúp mình đỡ căng thẳng và ham đòn hơn. Đánh quá mạnh tay, quá nhanh,...là do sự sợ hãi, che giấu cái sai trong kỹ thuật của mình. Có thể mình làm không được, cứ hồn nhiên, ra ngoài nghỉ ngơi, và refresh lại cái đầu. Mấy cái này trong cuốn sách Aikido do nhóm HiepKhiDao dịch cách đây không lâu cũng đã nói rất nhiều. Đừng quá bị ức chế vì kỹ thuật đó, có nhiều cách để mình ứng xử hơn nữa.

3/ Atemi, luôn là atemi, để chiếm thế chủ động bảo đảm Atemi của bạn đủ "bất ngờ","nhanh" và "dứt khoát",...mặc cho Uke biết mình sẽ đánh đòn gì, mà vẫn bị Atemi của mình làm cho bất ngờ thì là quá tốt rồi.

4/ Thời điểm ra đòn

5/ Khoảng cách và góc độ

P/s: Chẹp, một thằng đai nâu nói dóc nữa. Hic hic,.

Hay lắm CC! đai đẳng khg thành vấn đề, CC hiểu và nếu cứ tập như trên thì sẽ tiến bộ mau đó =d> =d> Tiếp tiục nữa đi

Steven
12-06-2008, 11:34 AM
Thầy Tamura thì. He he, ai lại không biết, nhưng thật tình để đạt được đến mức đó thì... Vơí lại cc có xem clip khi thầy còn trẻ không? xem thấy khác liền hè.
Đúng là hkd là từ từ phát triển và cải thiện. Co thể đưa con người đến sự mạnh nhất rồi cũng có thể dẫn dắt con người đến sự mềm maị nhất.
=d> =d> =d>

aikikai
12-12-2008, 09:16 AM
ya, Steven nói đúng, và điều này chỉ có được thông qua việc không ngừng luyện tập. Nhìn thầy cao tuổi rồi mà vẫn không ngừng tập luyện,đúng là nể phục.