PDA

View Full Version : Lịch sử Aikido Việt Nam dưới một cái nhìn mới.



SourGrass
07-09-2008, 09:26 AM
Bài này được trích ra từ website của Aikido Bình Dương. Không thấy tên tác giả. Tôi hy vọng quý bạn đọc và cho ý kiến nhất là những bạn đã lăn lộn cả đời với Aikido, những "lão làng" như anh Fourever :-) ... Tôi cũng mới gia nhập vào gia đình Aikido mới đây thôi, nhưng khi đọc bài này, tôi không chắc là tác giả đã diễn tả trung thực lịch sử Aikido VN. Xin mời các bạn .


Hướng về đại lễ kỷ niệm 50 năm Aikido Sàii Gòn - Tp.Hồ Chí Minh (1)



Aikido tại Việt Nam

Sự xuất hiện tại Việt Nam của môn phái Aikido do Tổ sư Ueshiba Morihei sáng lập có lẽ trùng hợp với sự phát triển bang giao Việt-Nhật, Từ phong trào Đông du, Đông kinh nghĩa thục đến công cuộc phát triển hợp tác toàn diện của Nhật tại Á châu vào những năm trước 1975.

Tuy nhiên, chúng ta có thể xem năm 1960 là năm có một môn Aikido được chính thức công nhận và hoạt động theo một quyết định của nhà đương cục thời bấy giờ cho phép Gs. Đặng Thông Trị (từ Pháp về năm 1958) phổ biến môn võ Hiệp Khí Đạo mới lạ này tại Việt Nam.

Một cách khái quát có thể phân lịch sử Aikido Việt Nam làm 3 giai đoạn :

* 1960-1975 : Khai nguyên và sơ phát.
* 1975-1990 : Phục hưng và thể nghiệm.
* 1991-2003 : Trưởng thành và hội nhập.

Trước đây, khi nói về môn phái Aikido tại Việt Nam phần lớn các tác giả chỉ lưu ý đến bộ môn do giáo sư Đặng Thông Trị phổ biến từ năm 1958 mà ít ai đề cập đến giáo sư Hồ Cẩm Ngạc (vốn cũng có dạy Aikido) và nhất là võ sư Nguyễn Danh Đức, người từng được Đại sư Mochizuki Minoru công nhận (tháng 10/1967) là đại diện chính thức của Aikido Yoseikan tại Việt Nam.

Sau đây, do hạn chế về mặt tư liệu, chỉ xin đề cập đến một cách sơ lược công cuộc phát triển bộ môn Aikido do Gs.Đặng Thông Trị phát động và được các đệ tử của Ông (Lê Xuân Long, Bùi Duy Cảnh, Trần Kỉnh, Đặng Thông Phong) kế tục, truyền bá.

I - GIAI ĐO N KHAI NGUYÊN VÀ S PHÁT

* Thời khai nguyên (1960-1964)

Người Việt Nam đầu tiên từ hải ngoại về nước và có đem theo trong hành trang của mình những hiểu biết về Aikido có lẽ là Gs.Hồ Cẩm Ngạc. Nhưng Ông đã không chính thức phát triển môn Aikido tại Việt Nam vào lúc đó, mà tập trung vào Judo và Karatedo.

Vs.Nakazono

Phải đợi đến năm 1958, khi Gs. Đặng Thông Trị từ Pháp về, môn Aikido mới được đề phát một cách rầm rộ. Sau một số lớp tập, Ông cố gắng tập trung nỗ lực để được chính thức công nhận và được phép hoạt động. Đồng thời, năm 1960, đạo đường Aikido Dakao được xây dựng, toạ lạc trên lầu ba của một chung cư ở số 94 đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ). Năm 1961, Ông được Vs. Nakazono Mitsuru đến hỗ trợ trong thời gian một năm rưỡi. Hai vị đã đặt tên cho phong trào Aikido Việt Nam là Tenshinkai. Tên này sau này đã được Tổ sư môn phái là Ueshiba Morihei chuẩn nhận (năm 1968 tiếp theo chuyến ghé thăm Hombu Dojo của Ông Đặng Thông Phong năm 1967). Vào giai đoạn này (1960-1964) chỉ có ba sân tập chính dành cho Aikido là : Đạo đường Đakao, Centre Culturiste do Ông Bùi Duy Cảnh phụ trách, và phòng tập tại Tổng nha quan thuế do Ông Lê Xuân Long làm HLV. Ngoài ra còn có những lớp tập Aikido cho các đơn vị trong quân đội hoặc cảnh sát, phụ nữ bán quân sự.



Năm 1964, được đánh dấu bằng hai sự kiện quan trọng : Gs. Đặng Thông Trị rời Việt Nam qua Hoa Kỳ (lúc đầu chỉ có tính cách tạm thời) và Vs. Tamura đến Việt Nam phong 3 vị nhị đẳng đầu tiên là Bùi Duy Cảnh, Trần Kỉnh, Đặng Thông Phong và 7 vị nhất đẳng là các Ông N. A. Tài, P. V. Cư, Đ. V. Phát, H. V. Anh, N. V. Quý, N. H. Huy và N. T. Ngọc Chi (Vs. Judo nổi tiếng sau này).

Đây có thể xem là toàn bộ di sản mà hai võ sư Đặng Thông Trị và Nakazono để lại cho Aikido Việt Nam: Một ngôi nhà chung (Đạo đường Aikido Đakao), 10 huyền đai, một danh xưng (Tenshinkai Thiên Tâm Hội) và một giấy phép chính thức hoạt động. Ngoài ra còn phải kể đến uy tín của vị võ sư tuy trẻ nhưng mang hào quang của một nhà trí thức khoa bảng đã từng du học Pháp. Do đó, việc lựa chọn người thay thế trong vai trò chấp chưởng một môn phái còn non trẻ, dù tạm thời, cũng là một nan đề đối với Gs. Đặng Thông Trị.

* Sơ phát (1965-1975)

Gs. Đặng Thông Trị đã công bố sự lựa chọn của mình trong một cuộc họp có mặt một số môn sinh cao đẳng, đó là bào đệ của Ông: Đặng Thông Phong. Sự lựa chọn này có ảnh hưởng sâu xa đến tiền đồ Aikido Việt Nam.

Trong những năm ngay tiếp đó việc phát triển môn phái Aikido có vẻ chựng lại vì nhiều lý do khác nhau. Chiến tranh một ngày một leo thang, các biến động chính trị tại Sài Gòn đã ảnh lớn đến việc xây dựng các sân tập. Ngay tại Sài Gòn trong vòng 10 năm chỉ có 3 sân tập được xây dựng: đạo đường Duy Tân, đạo đường Đông Phương, và sân tập Sương Nguyệt Ánh (do các Ông Trương Văn Lương, Ngô Quyền và Võ Văn Thanh).

Từ năm 1967, là năm bắt đầu các cuộc thi đai đen do Tổng cục Aikido Tenshinkai Việt Nam tổ chức và do ông Đặng Thông Phong chủ trì (gồm có 5 huyền đai : Trương Văn Lương, Nguyễn Thành Công, Đặng Văn Sanh, Đặng Văn Đạt và Nguyễn Thị Thanh Loan), đến năm 1975, có tất cả 14 kỳ thi với số huyền đai ước chừng 60 người.

Sau cuộc viếng thăm Hàn Quốc cùng phái đoàn Taekwondo Việt Nam và ghé thăm Tổng đàn Aikido thế giới tại Tokyo (tháng 11/1967), sự dấn thân của Ông Đặng Thông Phong đối với Aikido có tính tích cực hơn. Tuy nhiên, các nỗ lực phát triển bộ môn cũng chỉ xoay quanh Sài Gòn và phần lớn dựa vào các cấp quân đội thời đó (Ông Lâm Quang Thơ tại Chơn Thành, Đà Lạt và Ông Nguyễn Huy Ánh tại Cần Thơ).

Tại Cần Thơ vào khoảng năm 1968, Ông Đặng Văn Phát tham gia huấn luyện Aikido tại sân tập Lôi Phong. Tuy nhiên chưa đào tạo được đai đen.

Tại Đà Lạt, Ông Trần Kỉnh mở Đạo đường Aikido đầu tiên vào năm 1972 và đã chính thức phong đai đen cho một số môn sinh. Các môn sinh Aikido của đạo đường này vẫn tiếp tục sinh hoạt cho đến ngày hôm nay dù gặp không ít khó khăn. Hiện nay, Ông Cao Quảng Loan là trưởng bộ môn Aikido Lâm Đồng và là HLV trưởng của Đạo đường.

Trong giai đoạn này, về mặt học thuật và tư duy Aikido đã có một bước phát triển. Ba tác phẩm về Aikido của Tohei Koichi và của Westbrook - Ratti đã được dịch ra tiếng Việt và gây một tiếng vang lớn, nhất là cuốn "Hiệp khí đạo trong đời sống hàng ngày" của Vs. Tohei và cuốn "Aikido tự luyện" của Westbrook - Ratti. Ngoài ra phải kể đến cuốn "Giai phẩm Hiệp khí đạo", "Nội san Hiệp khí đạo" do Tổng cục Hiệp khí đạo Việt Nam cho lưu hành nội bộ và những bài báo đăng trên tờ nguyệt san "Võ thuật".

Tuy được đề cập trong một số báo chí, Aikido Việt Nam vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Vả lại, môn phái chưa xây dựng được một tầng lớp võ sư và HLV có đẳng cấp. Như lời bộc bạch của Ông Đặng Thông Phong vào ngày 15-3-1971 trên tờ "Võ thuật" : "Tất cả những môn phái coi như mình đứng đầu, nhưng còn muốn tìm tòi học nữa vì chưa đến đâu hết ... Tiếc rằng ở Việt Nam không có thầy, trường hợp dư dả bạc tiền thì có thể mời thầy Nhật Bổn ...".

Cũng nên ghi nhận là vào thời bấy giờ các phương tiện nghe nhìn (băng hình, đĩa CD, ...) chưa hề được phát minh và ngay cả sách cũng rất khan hiếm. Việc học võ chính yếu là trực tiếp thụ huấn với các võ sư và HLV (hay bạn bè) và các môn sinh Aikido (hay các môn khác) muốn học kiếm Nhật, chỉ có một cách : Vào rạp xinê ngồi xem phim võ Nhật để học lóm (loại phim "Hiệp sĩ mù", phim Hồng Kông có đánh kiếm Nhật ...). Rất ít người có diễm phúc học kiếm Nhật với các võ sư Nhật như trường hợp các Ông Trương Văn Lương, Ngô Quyền, Đỗ Hồng Nguyên, ... học Kendo với võ sư Kendo.

Hạn chế về mặt phát triển theo diện rộng (các sân mới như Đông Phương, Duy Tân, Sương Nguyệt Anh có cuộc sống thật ngắn ngủi), hạn chế về tài liệu nghiên cứu học tập, hạn chế về giao lưu với các đạo đường trong vùng và trên thế giới (dạo đó chưa có việc Aikikai gửi các võ sư luân phiên qua các nước Á châu), Aikido Việt Nam vào thời đó cũng không quy tụ được một lực lượng trí thức trẻ có tâm huyết để phát triển nội lực của chính mình.

Được sản sinh vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, phong trào Aikido Việt Nam đã bước những bước chập chững, lớn dần theo những thăng trầm của đất nước. Đến tháng 4 năm 1975, với những biến cố trọng đại của lịch sử dân tộc, Aikido Việt Nam bắt đầu vào tuổi dậy thì đầy giông bão và nhiều thử thách. Như những chàng trai ở lứa tuổi này, Aikido Việt Nam tự vấn chính mình và vẫn chưa tìm được lời giải đáp.

II - GIAI ĐO N THỂ NGHIỆM VÀ PHỤC HƯNG (1975-1990)

* Thể nghiệm

Ngay sau ngày 30-4-1975, các môn sinh Aikido đã có cố gắng tái tục hoạt động. Anh Lâm Quang Kiệt, huyền đai (năm 1974) lên đạo đường Dakao để tổ chức một lớp Aikido cho thanh niên, sinh viên. Sự việc bất thành. Có lẽ qua cuộc bể dâu, xã hội cần có thời giờ để thiết lập trật tự mới : Phần lớn các môn võ phải tạm ngưng hoạt động.

Lẽ tất nhiên, cuộc sống vẫn tiếp diễn với các đòi hỏi của nó, và luyện tập võ thuật cũng là một nhu cầu thiết yếu đối với một bộ phận lớn trong xã hội : Tại các công viên bến Bạch Đằng, bến Chương Dương phong trào thể dục dưỡng sinh, Thái cực quyền, Phất thủ, ... nở rộ. Riêng đối với những ai đam mê Aikido thì dù không được công khai tụ họp, họ vẫn miệt mài công phu luyện tập riêng lẻ. Và rồi, với sự phát triển tự nhiên của xã hội, các lãnh đạo TDTT tại các địa phương nhận thấy không thể để các môn võ tự phát trong quần chúng, trong khi việc hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi chúng ta có mặt trên các sàn đấu, các võ đài, các cuộc giao lưu quốc tế.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, một số môn võ (gọi là "các bộ môn Olempic") được dạy thể nghiệm tại các phòng TDTT quận. Riêng đối với Aikido, phải đến năm 1979, mới thấy lớp tập đầu tiên xuất hiện tại sân Tinh Võ, quận 5. Người thành lập sân này là HLV Lý Văn Minh, nhị đẳng Aikido. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của trưởng phòng TDTT quận 5 lúc bấy giờ, CLB Aikido quận 5 đã lớn dần và phát triển bền vững.

Năm 1980, đến lượt quận 1 cho hoạt động thể nghiệm Aikido, do nỗ lực của anh Thanh, cán bộ công an phường 17 và các Ông : Đặng Thông Phong, Hoàng Việt Hùng và Lâm Quang Kiệt. Phòng tập (với 3 bộ môn : Aikido, Judo, Taekwondo) nằm trên lầu 2 và 3 của nhà hàng khiêu vũ "Hawai" cũ, ở góc đường Bùi Viện và Nguyễn Thái Học, nên thường gọi là "sân Hawai". Sau một năm hoạt động với các lớp võ (vài trăm võ sinh), các cuộc biểu diễn (tại sân và trong phường 17, quận 1) và một số lễ giỗ Tổ trang nghiêm, cảm động, sân Hawai đột ngột ngưng hoạt động.

Tháng 8-1982, phục hoạt sân đạo đường Aikido Dakao nhờ sự phối hợp hành động của các Ông : Bùi Thế Cần, Đỗ Bá Hậu, Võ Hoàng Phượng, Nguyễn Hoàng Hương, (sau này có sự tham gia của Ông : Đoàn Chí Công, Trương Văn Lương, Nguyễn Tăng Vinh, Hoàng Kim Cương, Dương Đại Tâm,...) "CLB Võ thuật P.6 Q.1", như tên được gọi lúc bấy giờ, có 3 bộ môn là Aikido, Judo, Taekwondo (sau này có thêm Võ cổ truyền). Phụ trách bộ môn Aikido có các Ông : Võ Hoàng Phượng, rồi Nguyễn Tăng Vinh, cuối cùng là Hoàng Kim Cương. Số võ sinh lúc cực thịnh lên đến khoảng 600. Mặt trái của sự thành công vượt mức này là một bộ phận phải rời sân Đạo đường Aikido Dakao về tá túc tại CLB Nguyễn Du, Q.1. Chẳng bao lâu sau, toàn thể hai bộ môn Aikido và Judo chính thức dời về CLB Nguyễn Du. Vs. Đỗ Bá Hậu ở lại sân 94 Điện Biên Phủ với hai bộ môn Taekwondo và Võ cổ truyền, và cầm cự được thêm gần 2 năm. Vào thời điểm này (đầu thập niên 1980), phong trào Y-Võ dưỡng sinh do Bác sĩ Trương Thìn chủ xướng được hưởng ứng mạnh mẽ tại Tp. Hồ Chí Minh. Các trưởng môn, các võ sư lão thành và trung niên, các HLV được cơ hội ngồi lại với nhau, cống hiến những kinh nghiệm quý báu về dưỡng sinh trong các bộ môn võ thuật, biểu diễn các đặc thù của từng môn phái, làm báo cáo về Y-Võ dưỡng sinh (lẫn trị liệu) cho Ban tổ chức. Đỉnh cao của phong trào này là năm Quốc tế Người cao tuổi (1988) với các sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn, giúp chấn hưng phong trào võ thuật. Nhờ vậy mà tại một số địa phương đang còn rụt rè đã mạnh dạn cho tổ chức hoạt động võ thuật :

Tháng 4-1984, Bộ môn Aikido quận Bình Thạnh được thành lập với Ông Nguyễn Thành Công làm trưởng bộ môn, Ông Đặng Thông Phong làm cố vấn.

Năm 1985, Ông Hoàng Kim Cương xây dựng bộ môn Aikido tại CLB Quân khu 7 với sự giúp đỡ của các Ông : Bùi Thế Cần và Đoàn Chí Công.

Hè năm 1985, trưởng phòng TDTT quận 5 cho phép bộ môn Aikido mở lớp tập huấn dài hạn Aikiken do Ông Trương Văn Lương hướng dẫn và các Ông : Ngô Quyền, Đỗ Hồng Nguyên làm phụ tá. Đây là lớp Aikiken đầu tiên tại Việt Nam.

Cũng năm 1985, sở TDTT Tp. Hồ Chí Minh cho tiến hành bầu ban liên lạc (Ông Ngô Quyền làm trưởng ban) và sau đó là Ban chuyên môn Aikido. Bốn người được bầu vào Ban chuyên môn đầu tiên gồm có : Nguyễn Thành Công, Trưởng ban, Trương Văn Lương, phụ trách ngoại vụ, Hoàng Kim Cương, nội vụ và Đỗ Hồng Nguyên, kỹ thuật.

* Phục hưng (1986-1990)

1. Phát triển phong trào
2. Nghiên cứu và giảng dạy
3. Giao lưu trong và ngoài nước

* Sự xuất hiện của Đạo đường Tenryu Aikido (Đa Kao)

Năm 1991, được sự uỷ nhiệm của phòng TDTT quận 1 do Ông Trần Thành Ngữ lãnh đạo, Ông Bùi Thế Cần xây dựng lại Đạo đường Aikido vốn hoàn toàn đổ nát sau một thời gian bỏ phế. Ông được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai Ông : Hoàng Kim Cương và Đoàn Chí Công, hai võ sư Aikido kỳ cựu đã luyện tập Aikido từ giữa thập niên 1960. Theo quyết định của phòng TDTT Q.1, CLB Aikido quận 1 (tên gọi chính thức của Đạo đường) có 3 nhiệm vụ :

- Nghiên cứu và phát triển tư duy về Aikido.
- Nâng cao trình độ HLV Aikido Việt Nam.
- Giao lưu trong và ngoài nước.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Ông Bùi Thế Cần đã quy tụ quanh mình một lớp trí thức trẻ có trình độ và giàu tâm huyết như Ông Huỳnh Bá Tuệ Dương, Đoàn Phú Hiệp, Đỗ Bá Hậu, Đỗ Đặng Phong, Ngô Khắc Hoàng, Nguyễn Long Phương, ... Ông Bùi Thế Cần với sự hợp tác của Ông Nguyễn Tăng Vinh đã liên tục tổ chức các khóa bồi dưỡng HLV, các cuộc toạ đàm (về khí, ...) các cuộc tập huấn kỹ thuật Aikido, các lớp sơ cấp cứu, cứu tỉnh hồi sinh.

Để giúp các HLV trẻ dễ tiếp cận với các ý niệm và đòn thế vốn được gọi bằng tiếng Nhật, Ông Bùi Thế Cần đã cùng Ông Trương Văn Lương thực hiện bản từ vựng Aikido.

Vs. Trương Văn Lương về thăm lại Đạo đường Đakao


Song song với những bài báo về Aikido xuất hiện trên báo chí và những tin tức, phóng sự, tài liệu, ... trên đài truyền hình, Ông Bùi Thế Cần đã chủ trương một tập kỷ yếu được đều đặn phổ biến nội bộ từ 1991 đến nay (2004). Ta có thể đọc trong đó (mục "theo dòng thời gian") tất cả những biến cố lớn, nhỏ xảy ra tại đạo đường Aikido Đakao và Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi suốt từ năm 1960 đến 1995 chỉ có 3 tác phẩm về Aikido được dịch và phổ biến tại Việt Nam, thì chỉ trong khoảng 1 năm, Ông Bùi Thế Cần đã phổ biến gần 10 tác phẩm đặc sắc về Aikido : "Luận về khí" của Tohei Koichi, "Aikido nâng cao" của C. Tissier, "Con đường hòa hợp" của Shirata và John Stevens, "Aikido nhập môn" của Mantovani, "Khí trong chiêu thức Aikido" của Tohei Koichi, ...

Với tầm nhìn chiến lược, Ông Bùi Thế Cần đã dành nhiều công sức cho việc đưa Aikido vào trường học, từ đại học Tổng Hợp (1995) đến các đại học Hùng Vương (1999), Văn Hiến (2001),... Cùng với anh em trong nhóm "Tinh thần Tenryu Aikido" Ông nỗ lực phát triển tư duy Aikido trong việc thích ứng lý thuyết và kỹ thuật Aikido vào thực tế xã hội Việt Nam. Một mặt giữ gìn trọn vẹn di sản tinh thần của Tổ sư Ueshiba Morihei. Mặt khác, tiếp thu có chọn lọc làm sao cho đấu pháp Aikido, các phương pháp công phu khí công trong Aikido, các chiêu thức phải phù hợp với khả năng tinh thần và thể xác của đại đa số thanh thiếu niên Việt Nam.

Một trong những thành công lớn của Đạo đường Tenryu Aikido là đã làm giao diện cho các cuộc trao đổi trong nước và các bạn bè năm châu.

Giao lưu trong nước phải kể đến các vị lão võ sư Lê Sáng, Chưởng môn Vovinam - Việt võ đạo, lão võ sư Quách Phước, Chưởng môn Lam Sơn võ đạo, lão võ sư Trần Tiến, Chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền, võ sư Trần Kỉnh, Hiệp khí dưỡng sinh, võ sư Trương Đình Hùng, 7 đẳng Karatedo, võ sư Lê Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Huy, 8 đẳng Judo,... đã đến với Đạo đường trong nhiều cơ hội khác nhau cùng với các nhà cách mạng lão thành, các nhân vật thuộc giới y khoa, luật khoa ...

Đạo đường Aikido Đakao cũng đi đầu trong lãnh vực giao lưu quốc tế nhờ vào vị trí xã hội, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ của Ban chủ nhiệm. Đến từ năm châu, khách của Đạo đường bao gồm đủ các giới như nhà ngoại giao (Pháp, Mỹ, Bỉ, Anh, Campuchia, Thụy sĩ, ...), các giáo sư, bác sĩ, các doanh nhân, ... và nhất là các võ sư danh tiếng : Tamura Nobuyoshi, Ken Cottier, Mizuno Yzuru, Alain Floquet, Ichihashi, Osawa, Yamaguchi, Horizoe Katsumi.

* Aikikai và Việt Nam

Như đã nói ở trên, năm 1990, qua lá thư của Ông Fujita Masatake, Tổng thư ký Aikikai, gửi cho chủ tịch Hội Aikido Tp. HCM là Ông Nguyễn Tăng Vinh, đã có sự tiếp xúc tiên khởi giữa Aikikai và Aikido Tp. HCM. Nhưng không biết vì sao, phải đợi đến cuối năm 1994 mới có một phái đoàn Aikikai đến Việt Nam với sự tháp tùng của Ông Đặng Thông Phong, chủ tịch Liên đoàn Tenshinkai quốc tế (Mỹ). Đây cũng là lần trở lại đầu tiên của người đứng đầu tổ chức Tổng cuộc Hiệp khí đạo thời trước năm 1975 sau gần 10 năm xa quê hương.

Thành quả cụ thể nhất của cuộc tiếp xúc là việc Aikikai đưa Tp. HCM vào danh sách các điểm ghé lại của phái viên Aikikai hàng năm viếng thăm, tham quan và hướng dẫn tập huấn. Từ 1995 đến nay, đã có 9 phái đoàn Aikikai qua Việt Nam với các shihan như Ichihashi, Toriumi, Osawa (hiện là HLV trưởng Aikikai), Miyamoto, Kuribayashi, Kanazawa, ...

Nhờ vậy, Aikikai dần dần hiểu rõ hơn tình hình hoạt động Aikido tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, Aikikai vẫn chưa chỉ định một vị nào làm đại diện chính thức của Aikikai tại Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Aikido Việt Nam vẫn chưa quy tụ lại thành một tổ chức thông nhất, nên cũng chưa có một tiếng nói chung trong các cuộc giao lưu, hội nghị vùng và quốc tế.

* Liên đoàn Aikido Á Châu (AAFG) và Việt Nam

+ 1998 : Hội ngộ thân hữu AAFG tại Bangkok (*)
+ 1999 : Đại hội liên đoàn AAFG lần I (Đài Loan) (*)
+ 2001 : Đại hội liên đoàn AAFG lần II (Singapore) (*)
+ 2003 : Kỷ niệm 40 năm Aikido Thái Lan (Bangkok) (*)

Các dấu (*) ghi nhận sự có mặt của phái đoàn Việt Nam tại các sinh hoạt Aikido Á Châu. Riêng tại Bangkok tháng 02 năm 2003, trưởng đoàn Aikido Việt Nam là Ông Bùi Thế Cần đã có cuộc trao đổi với Đạo chủ Ueshiba Moriteru với sự hiện diện của Đại sư Tamura.

* Các cuộc "Hội ngộ Aikido ba miền"

Năm 2000, tại Tp. Huế tổ chức Festival, cơ hội đầu tiên mở ra cuộc hội ngộ giữa Aikido 2 miền Trung-Nam, tiền đề cho cuộc "Hội ngộ Aikido ba miền" lần I diễn ra vào 2 năm sau.

"Hội ngộ Aikido ba miền" lần I diễn ra tại Huế, tháng 5-2002, có sự tham dự của hầu hết các đạo đường và CLB trên toàn quốc, hưởng ứng lời mời của các Ông : Bùi Thế Cần, Horizoe Katsumi và Võ Đình Thanh. Đặc biệt, có sự tham gia của Ông Nguyễn Văn Quân, đại diện UB TDTT Việt Nam, là nhân vật được giao trách nhiệm theo dõi công cuộc phát triển bộ môn Aikido tại Việt Nam. Trong cuộc họp các Trưởng CLB Aikido 3 miền, ngày 5-5-2002 trên sông Hương dưới sự chủ trì của Ông Võ Đình Thanh, toàn thể tham dự viên đã đạt được sự đồng tâm nhất trí về việc hình thành một tổ chức Aikido Việt Nam quy tụ tất cả các đạo đường và CLB Aikido trên toàn quốc.

Tuy nhiên cũng chưa đề ra được một lộ trình cụ thể và đề ra một Ban liên lạc để theo dõi công cuộc hợp nhất này.

Tháng 8-2003, cuộc Hội ngộ Aikido ba miền lần II được tổ chức tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình bao gồm tập huấn (do các võ sư toàn quốc thay nhau hướng dẫn) và diễn võ rất phong phú, đa dạng. Một cuộc họp giữa các trưởng đoàn diễn ra tại Tp. Vũng Tàu thêm một lần nữa xác lập thực thể Aikido Việt Nam và đặt ra các mối liên lạc giữa các đạo đường và CLB.

Qua các cuộc Hội ngộ ba miền (mà sáng kiến khởi phát từ các anh em lãnh đạo Aikido Huế), các sân Aikido trên toàn quốc có dịp trao đổi, học hỏi, thông hiểu nhau hơn. Đây là những bước khởi đầu cần thiết dẫn đến một cuộc họp thống nhất Aikido Việt Nam. Các cuộc trao đổi cũng giúp các địa phương ý thức sâu hơn nhu cầu nắm vững các lý thuyết Aikido và thích ứng các kỹ thuật Aikido vào môi trường con người và xã hội Việt Nam.

* Võ sư Tamura Nobuyoshi và phái đoàn FFAB đến Việt Nam (12-1998)

Gần 35 năm sau ngày ghé thăm Việt Nam lần đầu tiên (1964), võ sư Tamura trở lại Việt Nam. Người đã giúp cho cuộc trở về này diễn ra tốt đẹp là Ông Nguyễn Thế Thiên, hiện là 6 đẳng Aikikai, một đệ tử trung kiên của võ sư Tamura, một Việt kiều hoạt động tích cực cho tổ chức giao lưu Việt Pháp Rhône_Mékong và rất gắn bó với Aikido Việt Nam.

Nếu chúng ta biết được vị trí quan trọng của võ sư Tamura trên bản đồ Aikido thế giới, chúng ta mới hiểu được tầm quan trọng của cuộc tham quan và tấp huấn của võ sư Tamura tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 1998. Dù gặp một vài khó khăn, cuộc viếng thăm đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp : 2 buổi tập huấn vừa có chiều sâu vừa đầy ngẫu hứng, cuộc viếng thăm xã giao giới chức TDTT quận 1, và buổi tiếp xúc đầy cảm động với các võ sư Việt Nam như Nguyễn Hữu Huy và gia đình, Trần Kỉnh, Lê Hoàng Văn, Ngô Quyền, Gs. Tăng Kim Tây, Tiến sĩ Bùi Quốc Châu, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Ông Hồ Hữu Tuấn, ... và các cuộc mạn đàm về hướng đi của Aikido Việt Nam và thế giới, và nhất là ba bữa tiệc mà cũng là ba mâm cỗ tinh thần, đượm tình thầy trò, anh em Aikido. Trong buổi tiệc cuối, võ sư Tamura và Chủ tịch FFAB Pierre Grimaldi đã trao tặng huy hiệu FFAB cho hai Ông Nguyễn Tăng Vinh và Bùi Thế Cần và cám ơn sự đón tiếp nồng hậu, chân tình mà không kém phần long trọng của anh em Aikido Việt Nam. Về phía Việt Nam, Ông Hồ Hữu Tuấn, phó giám đốc TT. TDTT quận 1, Tp. Hồ chí Minh đã trao tặng kỷ niệm chương cho võ sư Tamura Nobuyoshi và Chủ tịch P. Grimaldi nhân dịp đại lễ kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Không khí lễ hội tưng bừng đã là một yếu tố đem lại thành công tuyệt vời cho cuộc viếng thăm của võ sư Tamura và phái đoàn cao cấp FFAB tại Tp. Hồ Chí Minh.

* Công cuộc xây dựng Aikido tại Hà Nội

Đây là một vấn đề hệ trọng đối với tiền đồ Aikido Việt Nam mà cũng là niềm ao ước của một bộ phận đông đảo tuổi trẻ thủ đô.

Tháng 12-1998, tiếp tục cuộc giao lưu và diễn võ (ngày 10-10-1998) tại CLB Phú Thọ (có võ sư Wakabayashi và Uematsu tham dự). Ông Horizoe Katsumi và Ông Bùi Thế Cần đã gặp nhau tại Tp. Hồ Chí Minh và thoả thuận hợp tác trong việc xây dựng Aikido cho Thủ đô Hà Nội.

Cuối năm 2000, nhóm tinh thần Tenryu Aikido gồm các Ông : Bùi Thế Cần, Đỗ Bá Hậu, Đỗ Đặng Phong, Ngô Khắc Hoàng và Võ Đình Thanh (sau có thêm Ông Lê Quốc Thạnh) ra thăm Đông Đô - Hà Nội nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long được chọn làm Thủ đô và viếng đất tổ Hùng Vương. Cũng nhân cơ hội này có cuộc gặp gỡ với Ông Philippe Châu, một môn sinh tích cực của đạo đường Tenryu Aikido Dakao trước đây và đang cố gắng mở sân tập tại Hà Nội. Cũng trong ý hướng đó còn có dược sĩ Phan Quang Trí, môn sinh của đạo đường Dakao hiện đang công tác tại Hà Nội và Ông Hùng, HLV Judo đẳng cấp quốc tế. Ba người này sẽ là nhân tố tích cực đóng góp với Ông Horizoe Katsumi trong việc xây dựng Aikido Hà Nội.

*

Sự công nhận Ban chuyên môn Aikido do sở TDTT Tp. Hồ Chí Minh (đầu năm 1987) đánh dấu một bước ngoặt trong sinh hoạt Aikido tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc đặc cách tăng đẳng cho các thành viên Ban chuyên môn đã tạo ra một tiền lệ xấu, thúc đẩy những kẻ chuộng đai đẳng tranh nhau vào Ban chuyên môn.

Đầu năm 1986, sân tập Aikido thuộc trường đại học TDTT Trung ương 2 bắt đầu hoạt động với Ông Trần Kỉnh (sau đó là Ông Đỗ Kế Toại và Cô Đỗ Thị Minh Thư).

Tháng 12-1986, đạo đường Aikido Đa Kao đạt đến con số 600 môn sinh như đã nói ở trên, một bộ phận phải di dời về CLB Nguyễn Du, thuộc phòng TDTT quận 1. Và đây là bước khởi đầu của CLB Aikido Nguyễn Du.

Tháng 6-1987 đến lượt Ông Trương Văn Lương và các Ông Ngô Quyền, Nguyễn Hoàng Hương,... khai trương CLB Aikido Q.10. Nên biết là Ông Trương Văn Lương đã cùng với Ông Ngô Quyền sáng lập ra môn Hiệp khí Thái cực hiện đang phổ biến tại Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Nhân đây cũng nên ghi nhận là tại Đà Lạt, nhóm môn sinh đã từng học Aikido với Ông Trần Kỉnh vào những năm 1973-1975 đã được phép hoạt động lại từ năm 1983 tại sân Thao Trường và sau đó là tại Trung tâm Văn hóa từ 1985 trở đi.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 10-1987 đến tháng 01-1988, sở TDTT tổ chức tập huấn theo chương trình kỹ thuật mới cho bộ môn Aikido. Trong danh sách Ban giảng huấn người ta đọc thấy tên các Ông : Trương Văn Lương, Hoàng Kim Cương, Bùi Thế Cần, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Tăng Vinh, Võ Đại Thảo, Đoàn Chí Công.

Năm 1990 được đánh dấu bởi hai sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, dù là tính cách của chúng khác xa nhau.

Ngày 19-11-1990, Ông Fujita Masatake, Tổng thư ký Tổng đàn Aikido thế giới gửi thư cho Ông Nguyễn Tăng Vinh, lúc đó vừa được bầu vào chức Chủ tịch BCH Hội Aikido Tp. Hồ Chí Minh.

Cũng vào năm 1990, Hội khỏe Phù Đổng, đỉnh cao phong trào TDTT của học sinh toàn quốc được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh và bộ môn Aikido đã được tán thưởng nồng nhiệt qua màn trình diễn đội hình kiếm thuật với 50 kiếm sĩ trên sân vận động Thống Nhất trong chương trình khai mạc được truyền hình toàn quốc. Đây là lần đầu tiên, Aikido Việt Nam ra mắt chính thức cùng khán giả Việt Nam ở cấp quốc gia, từ Bắc chí Nam.

III - Giai đoạn trưởng thành và hội nhập (1991 đến nay)

500 năm trước công nguyên, Đức Khổng Tử đã nói "Tam thập nhi lập". Năm 1990, Aikido Việt Nam đã đến tuổi trưởng thành. Trưởng thành về mặt suy nghĩ, ý thức, về mặt kỹ thuật, các nguyên lý võ học, về các định hướng đi của mình trong tương lai : tiếp thu có chọn lọc, nghiên cứu phát triển, giáo dục con người và hòa nhập vào cộng đồng hành tinh xanh.

Từ năm 1991 trở đi, các sự kiện Aikido vẫn còn nóng bỏng. Có những việc ta chưa đủ thời gian để đánh giá hết tầm quan trọng của chúng. Do đó, chỉ xin ghi nhận một số sự kiện trong các lãnh vực :

Năm 2001, hầu như đồng thời xuất hiện 2 CLB Aikido tại Hà Nội : một của Ông Horizoe Katsumi và một của HLV Hùng và Ông Phan Quang Trí, và tiếp theo là sân tập do Ông Bùi Hoàng Lân, một môn sinh của Tenshinkai thực hiện.

Được sự phụ lực của các Ông : Kanameda và Philippe Châu, Ông Horizoe Katsumi, dù bị thương nặng ở tay, vẫn hình thành sân tập tại Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Việt - Nhật với số môn sinh đông đảo là sinh viên của trường đại học Ngoại Thương, đang học Nhật ngữ. Ông cũng cho ấn hành một cuốn sách về Aikido. Và đây là cuốn sách Aikido đầu tiên được viết và phổ biến tại Việt Nam.

Năm 2001, dù bị thương trầm trong ở tay Ông vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động Aikido không mệt mỏi và đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức "hội ngộ Akido 3 miền" lần I tại Huế. Lần đầu tiên, các môn sinh Aikido Hà Nội, dưới sự dìu dắt của Ông Kanameda Masaharu, đã xuất hiện trước khán giả truyền hình toàn quốc trên một sân diễn bên cạnh những tiền bối đến từ Tp. Hồ Chí Minh và các nơi khác. Và màn giới thiệu Aikido của Ông Horizoe Katsumi cũng được khán giả Huế nhiệt liệt tán thưởng. Nhân dịp này, đài truyền hình VTV của đã thực hiện một thiên phóng sự về Ông, một con người đầy nhiệt huyết, giàu nghị lực và tình nhân ái, sống trọn vẹn châm ngôn Aikido của mình là : Nguyên khí - Dũng khí - Hiệp khí.

Mùa đông năm 2000, phái đoàn gồm các Ông : Fujita Masataki, Tổng thư ký Aikikai và Đặng Thông Phong, Chủ tịch liên đoàn Tenshinkai quốc tế đến Hà Nội và được Ông Horizoe Katsumi đón tiếp (cùng tham gia đón tiếp còn có Ông Bùi Hoàng Lân, HLV trưởng sân tập Tăng Bạt Hổ - Hà Nội). Đây cũng là một vinh dự chung cho phong trào Aikido Hà Nội được đón tiếp vị khách quý đầu tiên đến từ Tổng đàn Aikido thế giới. Hai hôm sau Ông bà Fujita trở lại Tp. Hồ Chí Minh, đáp máy bay đi Singapore dự đại hội Aikido Á Châu lần II. Cùng đi trên chuyến máy bay có phái đoàn Aikido Việt Nam do Ông Bùi Thế Cần làm trưởng đoàn.

Cuối năm 2002, kết thúc công tác tại Việt Nam (được Aikikai vinh thăng 7 đẳng), Ông Horizoe Katsumi rời Việt Nam "quy hương" (đây là tựa một tác phẩm nổi tiếng tại Nhật Bản được Ông Bùi Thế Cần chuyển sang tiếng Việt năm 1974, tác giả là Jiro Osaragi). Trách nhiệm gánh vác Đạo đường được trao vào tay Ông Kanameda Masaharu, vốn là môn sinh của võ sư Fukakusa tại Bangkok.

Hai Ông Bùi Thế Cần và Kanameda Masaharu đã gặp nhau bên lề lễ hội mừng 40 năm Aikido Thái Lan (tháng 02 năm 2003) và trao đổi về hướng đi của Aikido Việt Nam trong tương lai.

*

........ Và tại các nơi khác

BÌNH DƯ NG

Tháng 7-2002, một đạo đường Aikido được thành lập trong khuôn viên Nhà văn hoá Thiếu nhi tỉnh Bình Dương nhờ ở tấm lòng của môt số nhà giáo hảo tâm, sự nhiệt tâm của Ban giám đốc NVH và sự hăng say của HLV và môn sinh Aikido. Trong giai đoạn đầu, khó khăn nhất là việc các HLV phải vượt một đoạn đường dài (80 km đi và về) nhiều bất trắc. Các võ sư và HLV Tenryu Aikido như : Bùi Thế Cần, Đỗ Bá Hậu, Lâm Đăng Khôi Nguyên, Nguyễn Văn Cao, Phan Nguyễn Trí Tâm, Nguyễn Vũ Thanh Thảo, Phan Thị Hoàng Cúc, Đỗ Bá Tùng thay nhau bảo đảm cho việc giảng dạy được liên tục, đa dạng, hấp dẫn.

Sự thành công của sân tập tại NVH TN và uy tín của anh em Tenryu Aikido đã cho phép thành lập sân tập Aikido thứ hai ở thị xã Thủ Dầu Một tại TT. TTVHTT. Ông Giám đốc Phạm Thanh Lộc vốn là một vị có cảm tình với môn phái từ lâu và có ý muốn dành một phần mặt bằng cho việc phát triển Aikido. Tháng 6-2003, Ông đã được toại nguyện : sân tập TT. TTVHTT được thành lập với Ông Đỗ Đặng Phong, Ông Đỗ Bá Hậu và một số phụ tá trẻ.

Ngày 19-7-2003, đã có một cuộc biểu diễn tại nhà thi đấu Thủ Dầu Một với hàng ngàn khán giả. Bộ môn Aikido đã được quần chúng nhiệt liệt tán thưởng, nhất là phần thi triển của Ông Đỗ Đặng Phong và Cô Nguyễn Vũ Thanh Thảo.

Cả hai sân tập NVH TN và TT. TTVHTT hiện do Ông Đỗ Đặng Phong đảm trách với sự phụ tá của HLV Nguyễn Văn Cao, nhị đẳng huyền đai Aikido. Ông Bùi Thế Cần vẫn là cố vấn kỹ thuật của Aikido Bình Dương. Một số môn sinh buổi đầu của Aikido Bình Dương như các anh : Tú, Ân, Đảm, ... đang chuẩn bị để vượt vũ môn với đợt thi huyền đai nhất đẳng đầu tiên.

QUẢNG TRỊ

Đạo đường Tenryu Aikido Đakao ôm ấp Aikido Bình Dương như thế nào thì bộ môn Aikido Huế chăm sóc Aikido Quảng Trị cũng như vậy.

Tháng 9-2001, Aikido cả nước vui mừng đón nhận tin và hình ảnh về cuộc biểu diễn Aikido tại Đông Hà, Quảng Trị. Anh em Tenryu Aikido Sài Gòn gửi điện chúc mừng và sau đó gửi một tấm thảm hỗ trợ cho việc xây dựng sân tập tại Đông Hà (01-2003). Một năm sau, tháng 5-2002, cùng cả nước Aikido, Quảng Trị tham gia cuộc hội ngộ Aikido 3 miền được tổ chức tại Huế nhân dịp Festival Huế 2002.

Đúng một năm sau đó, một phái đoàn Aikido Huế do Ông Lê Đức Trí hướng dẫn ra Quảng Trị giao lưu và tập huấn.

Tháng 6-2003, Ông Phan Tuấn Anh, môn sinh Aikido Quảng Trị vào Huế tham gia thi huyền đai đệ nhất đẳng.

Tháng 8 cùng năm, Tp. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hội ngộ Aikido 3 miền lần II tại quận Bình Thạnh. Phái đoàn Aikido Quảng Trị do Ông Nguyễn Vĩnh Hà hướng dẫn tham gia.

TRẤN BIÊN (ĐỒNG NAI)

Tuy là một tỉnh lớn kế cận Tp. Hồ Chí Minh và có rất nhiều môn sinh Aikido sinh sống tại đó, Đồng Nai cho cho đến năm 2005 vẫn chưa có một đạo đường Aikido sinh hoạt chính thức. Năm 2001 nhóm Tenryu Aikido tổ chức lớp kiếm Aikiken tại khuôn viên nhà Vs. Trương Đình Hùng do HLV Nguyễn Văn Linh đảm trách. Lớp kiếm tập trung khoảng 10 huyền đai Karatedo tham dự và kéo dài suốt gần một năm. Trong thời gian đó, nhóm Tenryu Aikido cũng vận động thành lập một sân tập tại phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa.

Tuy nhiên "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", khi hồ sơ hoàn tất thì đã có trục trặc vào phút chót.

Khoảng một năm sau đó, cùng với giáo sư Tăng Kim Tây và Ông Trịnh Đình Khương, Tổng giám đốc Sài Gòn Postel, Vs. Bùi Thế Cần đã tiếp xúc với BGĐ Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai để tiến hành thành lập sân tập tại TT huấn luyện TDTT hoặc trường Sư phạm của tỉnh. Tuy nỗ lực bất thành nhưng đã tạo điền đề cho việc xây dựng đạo đường Tenryu Aikido Trấn Biên sau này.

Tháng 10-2005, nhân một chuyến thám du đầy hứng thú và sáng tạo trên đỉnh Tà Cú, nơi có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam (và Đông Nam Á), Vs. Bùi Thế Cần và Vs. Trương Đình Hùng đã hạ quyết tâm thành lập đạo đường Trấn Biên cho phong trào Aikido tỉnh Đồng Nai. Sau đó một tuần, anh Nguyễn Đậu Trường Sơn (HLV tam đẳng hệ phái Suzucho Karatedo) bắt đầu tham gia sinh hoạt tại đạo đường Aikido Đakao. Đến ngày 15-3-2006, nhóm chủ xướng đạo đường Trấn Biên đã gặp vị phụ trách bộ môn võ thuật của Tp. Biên Hòa, Ông Lôi Liên Minh và ít lâu sau đó đạo đường Trấn Biên đã được dựng lên trong khuôn viên vườn cây trái mát mẻ của Vs. Trương Đình Hùng. Chưa đầy một tháng sau, lớp Aikido đầu tiên tại đạo đường Trấn Biên do Vs. Bùi Thế Cần và Vs. Đỗ Bá Hậu phụ trách đã được khai giảng. Cho đến nay (14-3-2007) sau gần một năm hoạt động, đạo đường Aikido Trấn Biên có khoảng 20 võ sinh tham dự trong đó có 3 đai nâu đầu tiên của Trấn Biên. Một trong ba em là Anh Quân, con trai của Vs. Trương Đình Hùng (7 đẳng Karatedo).

Nhân một cuộc tập huấn chung Đồng Nai - Bình Dương - Tp. Hồ Chí Minh, bộ môn Aikido Đồng Nai đã kết nghĩa với bộ môn Aikido Bình Dương để cùng giúp nhau phát triển phong trào Aikido trong khung cảnh văn hóa xã hội của các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Aikido Đồng Nai cũng đã từng tham gia các cuộc tập huấn trong nước (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương) cũng như nước ngoài (Singapore 2006).

fourever
07-09-2008, 03:38 PM
Bài này được trích ra từ website của Aikido Bình Dương. Không thấy tên tác giả. Tôi hy vọng quý bạn đọc và cho ý kiến nhất là những bạn đã lăn lộn cả đời với Aikido, những "lão làng" như anh Fourever :-) ... Tôi cũng mới gia nhập vào gia đình Aikido mới đây thôi, nhưng khi đọc bài này, tôi không chắc là tác giả đã diễn tả trung thực lịch sử Aikido VN. Xin mời các bạn .

Hướng về đại lễ kỷ niệm 50 năm Aikido Sàii Gòn - Tp.Hồ Chí Minh (1)


Tôi tập Aikido cuối thập niên 1960s với thầy Phong, không có "huyền đai" tại VN. Nên không dám phê phán bài viết :smile:
tôi dùng một script để xem tên ai được nhắc đến nhiều nhất ! :smile:
Sau đây là tên và số lần xuất hiện trong bài viết:
Bùi Thế Cần 23
Võ đường Tenryu 12
Đặng Thông Phong 11
Trương Văn Lương 11
Horizoe Katsumi 9
Tamura Nobuyoshi 8
Đặng Thông Trị 7
Ngô Quyền 7
Đỗ Bá Hậu 7
Trần Kỉnh 7
Nguyễn Tăng Vinh 7
Hoàng Kim Cương 6
Trương Đình Hùng 5
Đỗ Đặng Phong 5
Đỗ Bá Hậu 5
Fujita Masatake 4
Kanameda Masaharu 4
Đoàn Chí Công 4
Nguyễn Thành Công 4
Ueshiba Morihei 3
Đỗ Hồng Nguyên 3
Bùi Duy Cảnh 2
Lê Xuân Long 2
Nguyễn Văn Cao 2
Võ Hoàng Phượng 2
Nguyễn Vũ Thanh Thảo 2
Nguyễn Hoàng Hương 2
Phan Quang Trí 2
Lâm Quang Kiệt 2
Bùi Hoàng Lân 2
Hồ Cẩm Ngạc 1
Võ Văn Thanh 1
Đặng Văn Sanh 1
Đặng Văn Đạt 1
Nguyễn Thị Thanh Loan 1
Hoàng Việt Hùng 1
Dương Đại Tâm 1
Huỳnh Bá Tuệ Dương 1
Võ Đại Thảo 1
Đỗ Bá Tùng 1
Lê Đức Trí 1
Phan Thị Hoàng Cúc 1
Lâm Đăng Khôi Nguyên 1
Phan Nguyễn Trí Tâm 1
Đoàn Phú Hiệp 1
....

:biggrin:

tkdkid
07-09-2008, 06:57 PM
Mục tiêu được nhắc nhiều để làm gì thưa anh ? Mỗi ông Thầy có được vài anh học trò dân IT là lập ngay 1 diễn đàn hay trang web, và tên Thầy luôn được nhắc, được nâng có gì khó đâu anh !

Nếu trong script anh để tên anh AIKI, NgDalat, Fourever, Hungkid3 (Diễn đàn chúng HKD.COM) v.v.. chắc chắn sẽ thấy được nhắc nhiều lần hơn cả các Thầy luôn.

Thân mến.

fourever
07-09-2008, 07:57 PM
Mục tiêu được nhắc nhiều để làm gì thưa anh ?

Thân mến.
Được yêu cầu để phê bình, nhưng không có khả năng phê bình, nên chỉ biết đếm chử :nea:

beginer
07-09-2008, 08:49 PM
Bạn SourGrass và các anh chị thân mến!
Tôi không đồng ý với bạn SourGrass vì bạn viết "tôi không chắc tác giả diễn tả trung thực lịch sử Aikido VN" như vậy là bạn nói đến nhân cách của người viết bài rồi.
Còn về các sự kiện trong lịch sử Aikido VN trong bài viết có thể đúng có thể chưa đúng theo tôi có thể xảy ra bởi:
1-Không có ai là người ghi sử chính thức Aikido VN.
2-Các sự kiện trong bài viết là do tác giả tham gia vào sự kiện hoặc tham khảo sách báo cùng thời hoặc qua lời kể của những người hoạt động Aikid trong cùng thời điểm các hoạt động Aikido diễn ra.
Về cá nhân tôi thì khi đọc bài viết về lịch sử Aikido Việt Nam này điều nổi bật lên là sự tổng hợp và xâu chuổi được các sự kiện (có thể đúng có thể chưa đúng) để chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về Aikido VN.
Bài viết và tác giả là thành quả đáng trân trọng. Có thể có sự kiện chư đúng thì hay nhất là những người có liên quan đến sự kiện hãy gửi thông tin cho tác giả bài viết để chỉnh sửa lại, tập hợp những ý kiến đó sẽ giúp cho Lịch sử Aikido Việt Nam được phản ánh đúng. Cần loại bỏ những nhận định mang tính cá nhân trong những bài viết mang tính lịch sử.
Việc phản ánh đúng lịch sử Aikido VN cần sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ tập luyện cũng như không tập luyện Aikido và với sự công tâm. Và tôi tin lịch sử AikidoVN sẽ được các thế hệ Aikido đi sau kế thừa.
Thân ái!

thoda
07-10-2008, 01:50 AM
Nôm na là như thế này : bài viết mà anh SouGrass nói ở Bình Dương là trừ trang aiki-viet.com. Xuất xứ từ Bùi Thế Cân, một võ sinh bất mãn của Aikido Sai Gòn chuyển lên Bình Dương, nghe nói ông này ở Sài gòn không đọ được với ai, trình độ aikido thì nghèo chỉ được cái võ mồm. Các bạn có thể thấy qua trang web này, tuy là tên aiki-viet nhưng bất cứ bài nào cũng khéo léo ghép tên Bùi Thế Cần vào , người đọc cảm tưởng ông này là cao thủ aikido cũng như kiếm và là bậc tiền bối của aikido Việt Nam. Tuy nhiên những người hoạt động lâu năm của aikido sài gòn đều biết rỗ, chỉ tội những người mới tập aikido đều hiểu nhầm. Qua đây cũng thấy rõ tại sao Aikido TPHCM là cái nôi aikido, hội không có một nghiên cứu đầy đủ về lịch sử để mọi người đều biết và không ngộ nhận. Vài nét về Bùi thế cần:
- 1 đẳng aikido dám phong 5 đẳng cho người khác , thế mà người ta cũng nhận, chắc là mang 5 đẳng đi ăn sáng thì được miễn phí trà đá.
- Mình đồng da sắt, tay không tước kiếm : đợt biểu diễn tại Hà Nội , khoảng 2003 hay 2004 ghì đó, lên biểu diễn về tay không đối kiếm, uke là nữ , cô bé lúc chém hét to quá , võ sư cao thủ nhà ta không ngại dùng tay không nắm luôn vào lưỡi kiếm để bẻ kotegaeshi !!!! khi phỏng vấn hỏi tại sao võ sư dũng cảm thế không sợ đi luôn 5 ngón tay à ? trả lời khí của aikido là thế không sợ ghì cả !!!

caimatkhongchoiduoc
07-10-2008, 04:16 AM
Các nhà viết sử sẽ không thể nào khách quan hoàn toàn được. Do đó tui nghĩ nếu muốn biết lịch sử thì ta phải đọc sử của nhiều người chép sử khác nhau viết, và tìm hiểu thêm về thân thế, vị trí và quan điểm của người viết sử ấy để hiểu thực sự những gì ông ta viết và tại sao lại viết vậy.

Tuy nhiên nếu vì cầu toàn mà không ai viết sử cả thì lấy gì mà đọc, mà so sánh? Do đó tui nghĩ việc website aiki-viet.com viết phần lịch sử này ra cũng là điều tốt, để anh em có thể có thứ mà tham khảo. Chuyện đúng sai, chính xác thế nào lại là chuyện quan điểm của mỗi người. Tui nghĩ không nên mạt sát thầy Bùi Thế Cần ở đây, vì thầy là người đi trước, lớn tuổi hơn chúng ta ở đây nhiều. Và đã là một người Việt lịch sự, ta nên tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.

Thầy Cần có nhiều đệ tử, mà tui đoán là có nhiều đệ tử hơn bất cứ ai trong chúng ta ở đây - đoán thôi nhé - nên thầy cũng có công truyền bá Aikido chứ. Và có công thì phải được ghi nhận.

Chuyện làm sai trái, có lẽ ai cũng có, nhưng đâu vì thế mà ta phủ nhận sạch trơn được.

Và tui cũng không đồng ý với SourGrass rằng đây là cách nhìn "mới" về Aikido Việt Nam, vì những chuyện này có nhiều người biết. Tuy nhiên viết sử như thế này cũng tốt, và ta nên bình tĩnh hơn khi đọc sử.

gianghohiemac
07-10-2008, 07:53 AM
Thôi các bác cãi nhau làm gì, các bác nào chưa và muốn biết lịch sử aikido VN thì lên hỏi anh google nhé cho nhanh:laugh:. Còn bài viết trên bác nào tin thì nó là lịch sử, bác nào không tin thì nó là 1 bài viết của 1 trang web:friends:. Thôi vào tám vài câu rồi em lại ra đếm xiền tiếp đây, chào các bác :smile: .

David
07-10-2008, 09:56 AM
Ngày trước sử sách Trung Quốc coi Tần Thủy Hoàng là bạo chúa. Ngày nay có người nhận xét ông ta là anh hùng là người có công chấm dứt loạn lạc của các nước nhỏ của TQ thời xưa.

Lịch sử luôn là của người chiến thắng, muốn nghiên cứu rỏ lịch sử phải từ nhiều nguồn từ nhiều cách nhìn. Để rồi hổng hiểu gì hết luôn :laugh: .

Ai cũng có cái hay, cũng có cái dở. Mình nên học hết, học cái hay để ứng dụng, học cái dở để tránh sử dụng. Mong sao anh em lên hkd với tinh thần vui vẻ : Vui là chính , sức khỏe là 10. Thân :friends:

tkdkid
07-10-2008, 03:20 PM
Không nhớ là đọc ở đâu ? Nhưng có người nói là:

Trên đời có 2 thứ, mài kiếm trả thù nhà và đọc, viết sử phải được đọc bằng chính cái TÂM. Mà muốn viết bằng cái TÂM thì người viết sử phải bỏ bên lề bao nhiêu thương, yêu, thù, hận, quen biết - Dám nói thẳng những điều mà kẻ không có hùng TÂM nào dám nói !

Bài viết trên hay chứ ! Nhưng giống như 1 bảng báo cáo "thu hoạch" trong quá trình bao nhiêu năm của mồ hôi, nước mắt của quý Thầy, những người đã bỏ công đóng góp cho phong trào Aikido. Vì nếu đúng là pho sử thì phải dày công nghiên cứu hơn chứ viết sử của Aikido Việt Nam chả lẻ chỉ có bao nhiêu dòng hạn hẹp đó sao ? Nếu chỉ lấy thông tin của ngày hôm qua, cộng với vài thông tin của ngày hôm kia, cóp thêm chút gọi là sử thì trong anh em chúng ta ai ai cũng viết một bài sử mới ! Hiepkhidao.com sẽ là một trang web chuyên viết sử...

Thân mến.

SourGrass
07-12-2008, 07:23 PM
Cảm ơn quý bạn đã đọc và phê bình bài viết lịch sử "Aikido tại Việt Nam" này. Một bài viết có tính cách coi thường công lao của những người tiền bối đi trước, thành quả do những bậc thầy của thầy mình thì thật quả hết chỗ nói.

Tôi xin chỉ nêu lên một vài sự kiện liên quan để các bạn tham khảo: Tenshinkai là tên được đặt ra bởi O'sensei và năm 1967, O'sensei chính thức uỷ nhiệm thầy Đặng Thông Phong đại diện Hombu Dojo phát triển Aikido tại VN.

Trong thời kỳ chiến tranh, thầy Đặng Thông Phong, mặc dù bận rộn với công việc hằng ngày của một quân nhân, đã bỏ nhiều công sức, vượt bao nhiêu khó khăn về thì giờ, về tài chánh mà trong vòng chỉ trên 10 năm (1964-1975), phong trào đã có trên mười ngàn môn sinh (website Tenshinkai.com) tham dự luyện tập Aikido thì thật là một công lao lớn..

Với tấm lòng tha thiết với Aikido quê nhà, đích thân thầy Đặng Thông Phong đã hai lần mời phái đoàn Aikikai và Shihan Fujita, tổng thư ký Aikikai cùng qua VN quan sát việc phát triển Aikido tại Việt Nam. Trong hai chuyến đi này, thầy Phong phải bỏ tiền riêng để lo việc ăn ở, tiền máy bay cho phái đoàn Aikikai. Shihan Fujita rất bận rộn, trên thế giới ai cũng muốn mời ông tới thăm, nhưng vì có cảm tình đặc biệt với thầy Phong, sẵn sàng thu xếp để tháp tùng thầy Phong để tìm cách hổ trợ phong trào Aikido Việt nam. Sự viếng thăm của Shihan Fujita cũng là mot vinh hạnh của Aikido Việt Nam .

Rất tiếc là cho tới ngày nay, trong Aikido VN vẫn còn có những kẻ hoặc vì tham vọng cá nhân, hoặc vì thương hiệu kiếm ăn của mình mà quên đi nguồn gốc, tự xưng tự phong như những Đại Sứ quân.

Ổi "trưởng thành" làm sao khi Việt nam vẫn chưa có một tổng hội Aikido thống nhất, chương trình huấn luyện bất cập. Hội nhập làm sao khi Aikido Việt nam vẫn chưa được Aikikai công nhân?

Nếu thực sự muốn Aikido Việt Nam "trưởng thành và hội nhập" thì phải nên ngồi lại với nhau đưa ra phương án thống nhất để được công nhận bởi tổng đàn Aikikai.

Chỉ mong những vị Đại Sứ Quân này thức tỉnh mà coi trong tương lai phát triển của Aikido Việt nam, tương lai của những người đã bỏ thời gian, công sức và tài chánh học hỏi môn võ yêu thương này được công nhân ngang hàng với tất cả Aikidoists trên thế giới.

magic_cat
07-12-2008, 10:35 PM
magic_cat rất đồng tình với y kiên bạn SourGrass. Magic_cat đã lên tren trang aiki-viet và đã đọc bài này trước khi tui đọc o HKD.com. Thật sự bài viết mặc dù tiêu đề mang tính chất là môt lich sử nhưng thực sự bài viết chỉ đưa ra và đề cao một cá nhân (đó là thầy Bùi Thế Cần) trong bài viết thôi.
Măc dù kiến thức về lịch sủ aikido có hạn, ban thân magic-cat ko thể viết được một quá trình dài ve lich su aikido, nhưng magiccat van biêt duoc những cái cơ bản nhất của lịch sử AIkido VN qua lời kể HLV và những tài liêu về Aikido. Một lịch sử mà tui thấy sai lệch quá nhiều. :blink:

tkdkid
07-12-2008, 11:31 PM
Chào các bạn ! Đây là cách nhìn của một kẻ ngoại đồ về Aikido các bạn.

Nói đi nói lại thì từ cái post đầu tiên chúng ta vẫn quay ngược về 1 đề tài xưa như trái đất, đề tài ai ai cũng biết nói đến là sẽ xảy ra xung đột, đó là sự chia ly, những phân chia bè nhóm của môn võ vốn rất hiền hòa này, mà chúng ta ai ai cũng biết sẽ xấu cho tiền đồ chung của Aikido Việt Nam. Nhưng liệu các bạn của thế hệ, 7X, 8X, 9X nếu các bạn có quyền lực và khả năng, liệu các bạn có chắc là mình sẽ làm hay hơn, tài hơn những người đang đứng đó hay không ? Chưa chắc biết đâu nó sẽ không chia 3,7 mà lỡ nói xui nó bể ra 9,10 không chừng ?

Chính cha ông chúng ta, nguyên thủy cũng từng khởi đầu bằng nguyên thủy của sự ly tan (Biết "Rồng" lấy "Tiên" rồi để chia ly, biết sinh ra trăm trứng để phân chia kẻ lên rừng sâu núi thẩm, kẻ xuống biển .v.v.. Mà đẻ làm chi cho thêm buồn), hình như một dân tộc Việt Nam không có chuyện bè phái, không chia 5 xẽ 7 thì lúa gạo quê hương không ngon và nước Sông Hồng sẽ hết ngọt ?... Chúng ta hảy coi mọi sự ly tan như số phần "Khởi đầu hợp để ly tan, khởi cuối ly tan sẽ hợp" coi như vấn nạn của một khía cạnh nào đó của đời sống phải đón nhận.

Người Tây phương có một câu rất hay "If you can't keep them in line, join them and be fun !" (Nếu không bắt mấy bác vào hàng ngay được, em xin lộn xộn để anh em cùng vui vẽ), thôi thì hoàn cảnh phân chia không thay đổi được gì hay hơn thì nên chấp nhận nó, không nhất thiết phải phủ lên vườn hoa phải thuần túy 1 màu, càng nhiều màu vườn hoa càng xinh tươi, quan trọng nhất mỗi cành hoa nên cố gắng chua toàn bổn phận của mình, một võ sinh, võ sư chu toàn tư cách, không đâm thầy phản để bạn không có gì thẹn thùng khi nếu một ngày nào lên chức ông bà và đoàn tụ theo bước chân của cha ông... gặp Sư tổ hay Thầy Đặng Thông Trị trên niết bàn, chúng ta chào và lòng hảnh diện một niềm vui... Chả phải tại em !

Cứ cùng chung một ước mơ ! thổi lên ngọn nến tin tưởng đi các bạn.

Thân mến.