PDA

View Full Version : Mục tiêu trong Aikido



aikideshi
07-06-2008, 09:03 AM
Tui lập mục này để khảo sát xem thử mục tiêu mà các thành viên trong diễn đàn muốn hướng đến trong bộ môn Aikido là gì.

Mục tiêu của tui hiện nay là :

_ Sayu undo : 5 cái/s
_ Funekogi : 5 cái/s
_ Mennuchi : 5 cái/s
_ Tainohenko : 3 cái/s
_ Tenkan 180 : 3 cái/s

cucat
07-06-2008, 09:11 AM
Hehe, bắt chước chút :
Các động tác Aiki taiso :

3s/ cái, 10s/cái, 1s/cái, 3 cái/s,...vân vân và vân vân,

David
07-06-2008, 10:08 AM
Aiki taiso là những động tác rất căn bản của Aikido . Mình nên hiểu kỉ hơn về những động tác này, tập luyện để làm gì? tập như thế nào là đúng? như vậy quan trọng hơn đó.

aikideshi
07-06-2008, 10:43 AM
Aiki taiso là những động tác rất căn bản của Aikido . Mình nên hiểu kỉ hơn về những động tác này, tập luyện để làm gì? tập như thế nào là đúng? như vậy quan trọng hơn đó.

Đương nhiên là mình phải thực hiện đúng những động tác này, hiểu cách sử dụng, ... thì tập nhanh mới có hiệu quả chứ.

Em tập tốc độ là vì em thích đánh đòn Aikido phải như vũ bão, như cơn lốc, vòi rồng,... chứ em không thích cái kiểu đánh cà rề cà rề để luyện khí, luyện ki đâu. Luyện khí luyện ki thì có mấy đòn Kokyu lo rồi. Đối phương mà lao vào là phải "pặc pặc pặc" cho nằm dưới đất luôn.:laugh: :laugh: Ukemi cũng vậy, Ukemi là phải ra Ukemi, vô là bay "véo véo véo", té là phải "rầm rầm rầm" chứ không có Soft xiếc Ukemi gì hết á :cool:.

Mỗi người 1 phong cách mà anh. :friends:

Steven
07-06-2008, 11:18 PM
Mình đồng ý với aikideshi, nhưng cũng cần nói vài điều:

Cần xem mục tiêu có phù hợp với thể trạng và thể lực của mình không.

Trên đời không phải cái gì nhanh đều tốt.

Trong Aikido không nói đến kết quả mà nói đến hiệu quả, tức dùng lực tương đối để có hiệu quả cao là tốt nhất.

Ở Fune và Menuchi, mỗi cái bạn phải tập cả hai thì, tức thì trương (phát lực_thở ra), và thì thu (nén lực-hít vào). Sayu cũng vậy. Nghĩ sơ sơ để làm cho đúng 1 cái cũng hết 1 giây. Nhưng nếu bạn làm được 5 cái/1s thì quá tuyệt.

Trong Võ thuật nói chung và Aikido nói riêng, Tấn pháp là quan trọng nhất, taisabaki của aikido cũng vậy, di chuyển phải nhanh, nhưng cần nhớ giữ thăng bằng và trọng tâm. Đừng nên tập qua nhanh rồi bỏ đi yêu cầu cơ bản của võ thuật. Bên Trung Quốc còn có câu :"Muống học võ công, phải đứng tấn 3 năm". Nên cẩn thận vì ông bà ta có câu "giục tốc, bất đạt".

Tất nhiên tập luyện chuyên cần và KHỔ LUYỆN sẽ thành công. Chúc aikideshi đạt được các mục tiêu của bản thân ^^.

Riêng mình thì cũng có mục tiêu đã và đang theo đuổi là : Cảm nhận! khó!khó thiệt. Có lục tưởng chừng đã nắm bắt được nhưng lại có lục thấy mình chả hiểu gì hết! thiệt là bo tay!! nhưng cũng phải cố gắng theo đuổi cái cảm nhận chắc hem ai giống ste!^^

cucat
07-06-2008, 11:51 PM
Trong Võ thuật nói chung và Aikido nói riêng, Tấn pháp là quan trọng nhất, taisabaki của aikido cũng vậy, di chuyển phải nhanh

Theo em thì em không cần di chuyển phải nhanh. Em chỉ muốn em bắt đúng thời điểm của đối phương khi ra đòn + di chuyển ra chỗ hợp lý. Như các thầy Aikido lớn tuổi, họ đâu có đánh nhanh trong di chuyển, họ nhanh ở lĩnh vực khác !!!? Nhiều khi thấy họ đánh đúng như đi bộ thiệt.



Riêng mình thì cũng có mục tiêu đã và đang theo đuổi là : Cảm nhận! khó!khó thiệt. Có lục tưởng chừng đã nắm bắt được nhưng lại có lục thấy mình chả hiểu gì hết! thiệt là bo tay!! nhưng cũng phải cố gắng theo đuổi cái cảm nhận chắc hem ai giống ste!^^


Có một người anh nói với mình, học hay làm gì cũng phải có chỗ dựa. Bạn tập cảm nhận cũng nên xác định là sẽ cảm nhận được cái gì, chỗ dựa và cơ sở của nó ở đâu,...nếu không lại mất thời gian cảm nhận hoài mà cũng không biết sẽ là gì!

aikideshi
07-07-2008, 05:18 AM
Mình đồng ý với aikideshi, nhưng cũng cần nói vài điều:

Cần xem mục tiêu có phù hợp với thể trạng và thể lực của mình không.

Ko phải tự nhiên mà mình đưa ra các tiêu chí trên đâu. Tốc độ như trên là gấp 2,5 người bình thường đấy. Và mình nghĩ để đạt được thì phải mất ít nhất 3 năm tập liên tục.

Đương nhiên khi lấy tiêu chí mình đã cân nhắc kỹ càng đặc điểm bản thân rồi mới đưa ra chứ không phải hứng lên rồi đưa đại ra đâu.


Theo em thì em không cần di chuyển phải nhanh. Em chỉ muốn em bắt đúng thời điểm của đối phương khi ra đòn + di chuyển ra chỗ hợp lý

Nghe bạn nói là tui biết bạn chưa bao giờ đánh lộn ngoài đưỡng rồi. Khi 1 người đang tức giận lao vào đánh bạn thì tốc độ của họ nhanh kinh khủng lắm. Tui có 1 anh bạn bình thường rất chậm chạp, đánh đấm như đuổi ruồi vậy. Lần đó, do không biết nên tui đem tấm hình người cha quá cố của ông ấy ra giởn nhứ nhứ trước mặt ổng, ai ngờ ổng nổi giận lên lao vô đấm tui. Bình thường ổng chậm vậy đó nhưng lúc đó tốc độ của ổng nhanh không ngờ. Tui vừa thấy chân ổng bước lên thì nắm đấm của ổng đã vô mặt tui rồi. Lần đó làm tui ê ẩm nguyên cả hàm răng. Tui nghĩ nếu lần đó tui có thể quay tenkan 3cái/s thì đã không bị đánh trúng rồi.:mad: :mad:

Còn mấy thầy đánh giống đi bộ là họ biểu diễn hay giảng giải đòn thế thôi, chứ ra đường coi mấy ổng đánh chậm hay nhanh là biết liền à. Nếu bạn muốn thử thì hôm nào bạn thử bịt mặt lại giả làm ăn cướp chặn đường cướp của mấy thầy đó coi là biết liền à. haha.:wacko: :wacko:

:friends: :friends:

cucat
07-07-2008, 09:21 AM
Bạn nói đúng. Mình chưa bao giờ đánh lộn ngoài đường! Hehe

Nhưng quạn điểm thì mình không đổi ! :biggrin:

kiaikido
07-07-2008, 09:27 AM
@Aiki deshi : Bạn tập 3 năm để nhanh những cái đó làm gì?Bạn tập vậy vẫn chỉ là thể lực, và có chắc khi có tình huống thật xảy ra, cơ địa bạn vận động ở cái ngưỡng tốc độ đó được ko?Nếu phân tích bạn vẫn đang ở tập về "Võ" và chưa hiểu "Thuật". Võ bao gồm các động tác một môn phái nào đó, tập nhuần nhuyễn thì ok. Nhưng "Thuật " mới là cái quan trọng nhất trong chiến đấu : Canh khoảnh cách, nắm bắt thời điểm, tiết tấu vận động ..v...v...,và 1 điểm quan trọng là bảo dẳm cơ địa mình vẫn ở trạng thái như đang luyện tập,bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu chiến đấu ko có " Thuật " thì dù bạn nhanh đến đâu cũng như vậy thôi .VÀi lời góp ý. :friends:

Steven
07-07-2008, 09:31 AM
Cảm nhận thì có nhiều chứ, như lực uke, cảm nhận riêng mỗi đòn, cảm nhận lực đánh, thăng bằng, nhiều ...! còn nếu hỏi rõ thì ste không thể nói, vì khi uke tấn công ngoài những yếu tố khác thì cảm nhận sẽ xuất hiện và riêng trong cảm nhận đó lại xuất hiện nhiều cái...!

Cũng phải nói trong aikido, bạn không có tốc độ và chính xác thì hãy cẩn thận! tuy không là yếu tố quan trọng nhất, nhưng là yếu tố cần thiết nhất để thực hành aikido có hiệu quả!

cucat
07-07-2008, 09:32 AM
Mệt...Ớn...Chán....Không muốn nói nữa! :huh: :dry: :focus:
@KiAikido : Ông này ổng bốc phét đó, đừng tin ổng :friends: :laugh:

aikideshi
07-07-2008, 10:17 AM
@Aiki deshi : Bạn tập 3 năm để nhanh những cái đó làm gì?Bạn tập vậy vẫn chỉ là thể lực, và có chắc khi có tình huống thật xảy ra, cơ địa bạn vận động ở cái ngưỡng tốc độ đó được ko?

Tập như vậy vừa là tập thể lực, vừa là tập kỹ thuật luôn đó chứ. Tập bình thường mà được vậy thì ra đường đụng chuyện tui tin tui có thể làm nhanh hơn ngưỡng đó, vì bình thường tập 1 lần cả trăm cái ra đường đụng chuyện chỉ cần 1 cái là được rồi. Cơ địa đương nhiên phải vận động được ở ngưỡng đó vì tui có tập luyện chứ có phải đùng 1 cái là làm đâu.



Nếu phân tích bạn vẫn đang ở tập về "Võ" và chưa hiểu "Thuật". Võ bao gồm các động tác một môn phái nào đó, tập nhuần nhuyễn thì ok. Nhưng "Thuật " mới là cái quan trọng nhất trong chiến đấu : Canh khoảnh cách, nắm bắt thời điểm, tiết tấu vận động ..v...v...,và 1 điểm quan trọng là bảo dẳm cơ địa mình vẫn ở trạng thái như đang luyện tập,bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu chiến đấu ko có " Thuật " thì dù bạn nhanh đến đâu cũng như vậy thôi .

Nói vậy là bạn chưa hiểu rõ lắm về "võ" và "thuật". Tui cũng chưa hiểu rõ lắm nhưng cũng có chút ý kiến: Võ bao gồm các động tác một môn phái nào đó, tập nhuần nhuyễn thì ok còn thuật là cách thức ứng dụng những động tác vào trong chiến đấu. Việc canh khoảng cách, nắm bắt thời điểm, tiết tấu, ... chỉ là 1 khía cạnh nhỏ của "thuật" thôi. Nói 1 cách khác "võ" chính là "thuật" sơ khai, "thuật" chính là "võ" đã phát triễn, cũng giống như bướm là sâu, sâu là bướm vậy thôi. Trong Aikido cũng vậy, các động tác aikitaiso cơ bản chính là "võ",cách ứng dụng các động tác đó vào chiến đấu thành các đòn thế là "thuật" vì vậy khi học đòn tui đều cố gắng phân tích đòn theo các thế Aikitaiso cơ bản.

Còn cơ địa thì bạn khỏi lo, nếu tui làm được 3 cái tenkan 1 giây, ngày nào cũng làm liên tục 30 cái trong 10 s thì chả lẽ ra đường gặp chuyện dùng 1 cái tenkan mà không chịu nổi sao? Bạn suy nghĩ kỹ 1 chút đi.


Mệt...Ớn...Chán....Không muốn nói nữa!
@KiAikido : Ông này ổng bốc phét đó, đừng tin ổng

Mệt ... ớn ... chán thì đi chỗ khác chơi đi, đừng vô spam lung tung ông ơi. Tập như ông thì phải ra đường cho chúng "bụp" phù mỏ vài lần thì mới tỉnh ra.
:wacko: :wacko: :wacko:

cucat
07-07-2008, 10:48 AM
Hehe, avatar thì để hình ông Sư cười hiền hoà mà người ta nói chuyện "chân thành" lại nhăng nhẳng lên rùi!

Thui, hông dám spam reply lại bài của bạn. Mình muốn được chia sẻ với người khác hơn!

P/s: Ngày nào mà bạn thấy cái mình nói là đúng thì PM trao đổi cho vui nhé...chắc cũng lâu àh :biggrin: :laugh:

Chúc bạn một ngày vui

fourever
07-07-2008, 12:10 PM
Lên net, vào HKD.com cũng như lên sân tập, các bạn nên hòa nhả và vui vẻ với nhau. Nên đưa ra các lý luận để biện hộ cho suy luận của mình. Không nên chỉ trích cá nhân. :friends:

aikideshi
07-07-2008, 12:19 PM
Mình co chỉ trích ai đâu nào hê hê :biggrin: :biggrin:

langtu
07-07-2008, 07:51 PM
Mình đồng ý với aikideshi, nhưng cũng cần nói vài điều:

Cần xem mục tiêu có phù hợp với thể trạng và thể lực của mình không.

Ko phải tự nhiên mà mình đưa ra các tiêu chí trên đâu. Tốc độ như trên là gấp 2,5 người bình thường đấy. Và mình nghĩ để đạt được thì phải mất ít nhất 3 năm tập liên tục.

Đương nhiên khi lấy tiêu chí mình đã cân nhắc kỹ càng đặc điểm bản thân rồi mới đưa ra chứ không phải hứng lên rồi đưa đại ra đâu.


Theo em thì em không cần di chuyển phải nhanh. Em chỉ muốn em bắt đúng thời điểm của đối phương khi ra đòn + di chuyển ra chỗ hợp lý

Nghe bạn nói là tui biết bạn chưa bao giờ đánh lộn ngoài đưỡng rồi. Khi 1 người đang tức giận lao vào đánh bạn thì tốc độ của họ nhanh kinh khủng lắm. Tui có 1 anh bạn bình thường rất chậm chạp, đánh đấm như đuổi ruồi vậy. Lần đó, do không biết nên tui đem tấm hình người cha quá cố của ông ấy ra giởn nhứ nhứ trước mặt ổng, ai ngờ ổng nổi giận lên lao vô đấm tui. Bình thường ổng chậm vậy đó nhưng lúc đó tốc độ của ổng nhanh không ngờ. Tui vừa thấy chân ổng bước lên thì nắm đấm của ổng đã vô mặt tui rồi. Lần đó làm tui ê ẩm nguyên cả hàm răng. Tui nghĩ nếu lần đó tui có thể quay tenkan 3cái/s thì đã không bị đánh trúng rồi.:mad: :mad:

Còn mấy thầy đánh giống đi bộ là họ biểu diễn hay giảng giải đòn thế thôi, chứ ra đường coi mấy ổng đánh chậm hay nhanh là biết liền à. Nếu bạn muốn thử thì hôm nào bạn thử bịt mặt lại giả làm ăn cướp chặn đường cướp của mấy thầy đó coi là biết liền à. haha.:wacko: :wacko:

:friends: :friends:

3 cái/s hay là 0.3s(~330milisecond)/cái nhỉ? Vì hình như là bạn đang nói tới cú tránh đòn đầu tiên.

Sau đây mình xin trích dẫn 1 bài viết mình đọc được trên net:

<!-------------
Hệ thống thị giác của con người rất phức tạp. Có 2 bộ phận chính: mắt, phần dễ hiểu, và nhận thức về tín hiệu do mắt nhận được được xử lí bởi não bộ, phần khó hiểu.

Mắt của chúng ta tương đối dễ hiểu, bài này sẽ giải thích sự liên quan giữa mắt và nhiếp ảnh.

Chúng ta chỉ "thấy" sau khi não bộ xử lí các tín hiệu do mắt gửi đến. Bài này cũng đề cập một chút tới vấn đề này, tuy nhiên vì đây là một chủ đề khó hơn nhiều nên nó nằm ngoài phạm vi đề cập của bài viết.
Mắt

* ISO (độ nhạy): Mắt của chúng ta có ISO tự động, giống như những chiếc DSLR của Nikon. Trong xử lí ảnh số và video, người ta gọi điều này là sự thu sáng thích hợp (variable gain).
Dưới ánh sáng chói, ISO của mắt chúng ta giảm giúp chugns ta nhìn rõ hơn các chi tiết và màu sáng.
Dưới ánh sáng mờ, ISO tăng (dân thiên văn học gọi đây là "dark adaptation" - tức là "thích nghi với điều kiện thiếu sáng") giúp chúng ta nhìn rõ trong bóng tối. Hiện tượng ISO tăng này chính là lí do khiến chúng ta nhìn thấy các hạt mờ khi dò dẫm trong bóng tối (Khi chụp ảnh, nếu đặt ISO cao, ảnh cũng xuất hiện các chấm lấm tấm - ND). Trong tối, mắt chúng ta chỉ nhận biết hai màu đen, trắng. Những người ở nông thôn thường nhìn trong tối tốt hơn nhiều so với những người sống ở thành thị hay các vùng ngoại ô.
Mắt chúng ta thích nghi rất nhanh khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh (mặc dù có thể có hại), nhưng lại cần khoảng thời gian dài hơn để thích nghi với điều kiện thiếu sáng. Đây là lí do tại sao phải mất vài phút chúng ta mới có thể nhìn được khi bước vào vùng tối.
Điểm trung tâm của chúng ta không nhạy trong tối. Do đó, để nhìn được trong các điều kiện rất tối, nên nhìn vào các mặt bên!
* Region-Adaptable ISO (Độ nhạy biến đổi theo vùng): Vì không máy ảnh nào làm được điều này nên các nhiếp ảnh gia phải sử dụng các thủ thuật khác để thay thế. Họ phải giảm độ nhạy cho bầu trời rực rỡ trong khi phải tăng độ nhạy cho đối tượng tối. Ảnh âm bản chính là hỉnh ảnh minh hoạ cho các vùng điều chỉnh độ nhạy của mắt giúp cho chúng ta cùng lúc nhìn ra khoảng sáng ngoài cửa sổ và khoảng tối ở trong nhà với độ tương bản đầy đủ nhất. Không một máy ảnh nào có thể làm được như vậy.
* HDR (High Dynamic Range): mắt chúng ta làm được điều này nhờ khả năng điều chỉnh độ nhạy theo vùng như nói ở trên. Và chưa có một hệ thống nào bắt chước được khả năng này. Đó là lí do tại sao những bức ảnh HDR chúng ta bắt gặp đều trông rất vô duyên.
* WB (White Balance - cân bằng trắng): Mắt chúng ta có hệ thống WB tự động cực kì thông minh. Ở điều kiện sáng tốt, mắt chúng ta nhạy với ánh sáng xanh hơn là trong bóng tối. Điều này giúp chúng ta nhìn ánh sáng ngọn nến hay lửa trại đỡ ghê rợn hơn sơ với kết quả thu được từ máy ảnh. Do đó, để tấm ảnh trông tự nhiên hơn, thường thì người chụp phải chỉnh lại nhiệt độ màu thành 2500K.
* Focal length (tiêu cự): mắt chúng ta điều chỉnh tiêu cự bằng cách co giãn kích thước thủy tinh thể.
* Aperture (độ mở): Độ rộng trường ảnh (DOF - depth of field) phụ thuộc vào độ mở của mắt. Độ mở là kích thước lỗ cho ánh sáng đi qua. Trong máy ảnh, độ mở được kí hiệu là f/x.x. Ví dụ:f/4, f/8, .. Lỗ mở của mắt chúng ta là cái lỗ đen ở trung tâm mống mắt. Kích thước lớn nhất của nó alf 9mm có được vào ban đêm, và cỡ 1mm trong ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Lỗ này nhỏ là nguyên nhân giúp chúng ta có DOF dài hơn nhiều so với máy ảnh.
* Shutter speed (tốc độ cửa sập): tốc độ của mắt tầm 1/30s. Bọ và chim ruồi có hệ thống thị giác nhanh hơn của chúng ta nhiều. Những gì chúng ta thấy mờ (do chuyển động nhanh) lại hoàn toàn rõ đối với chúng.
* Angle of view (góc nhìn): mắt chúng ta chỉ nhìn rõ một điểm nhỏ ở trung tâm. Chúng ta nhận biết được thế giới là nhờ não bộ tổng hợp các chi tiết khi chúng ta nhìn xung quanh.
Chu vi nhìn của chúng ta rất nhạy với chuyển động nhưng lại không nhạy với chi tiết. Để kiểm nghiệm: nhìn tập trung vào một vật. Các vật xung quanh sẽ không rõ mà ta chỉ cảm nhận được hình giáng của chúng. Nhìn sang hai bên và ước lượng góc nhìn của chúng ta. Thường là 180 độ. Bây giờ, vẫy tay từ sau đầu ra phía trước. Chúng ta có thể nhìn thấy tay chuyển động ở bên ngoài giới hạn 180 độ trên do chúng ta có thể cảm nhận được chuyện động ở phía sau một chút.

Nhận thức

* Mắt chúng ta chẳng nhìn thấy gì cả:
Không phải mắt gửi hình ảnh đến não mà là não hình thành nên hình ảnh dựa trên các tín hiệu đơn giản do mắt gửi tới. Các tín do mắt gửi chủ yếu biểu thị góc cạnh, hình dáng, chuyển động.
Quá trình hình thành hình ảnh chiếm tới 40% lượng calories mà chúng ta tiêu thụ. Đây là lí do tại sao khi ta nhắm mắt thì cảm thấy rất thư giãn.
* Nhận thức mẫu:
Não chúng ta hình thành hình ảnh dựa trên việc nhận thức mẫu. Chúng ta không nhìn thấy hình ảnh, mà chỉ nhìn thấy các đường (line) và chuyển động. Não dựa vào các thông tin đó để hình thành nên nhận thức về các đồ vật.
Chúng ta học cách nhận thức vật thể trong quá trình trưởng thành. Ban đầu, chúng ta chẳng nhận thức được gì cả. Sau này, khi lớn lên, chúng ta mới dần nhận thức được về thế giới quanh mình.
Nhận thức mẫu lại chính là nguyên nhân khiến những người lái xe đạp, xe mô-tô bị đâm bởi những kẻ đang "nhìn chằm chằm" vào họ. Những người lái xe chỉ chú ý đến các xe ô-tô, mà không chú ý đến các xe đạp, xe mô-tô trên đường thì mắt họ có xu hướng không hình thành nhận thức đầy đủ, ngay cả khi những chiếc xe đạp, xe mô-tô khác lù lù ngay trước mắt họ.
Chúng ta không thể nhìn thấy các vật thể tĩnh, không chuyển động. Nếu bạn cố nhìn chằm chằm vòa một điểm thì hình ảnh sẽ mờ dần đi. Ngay cả khi cố nhìn vào một điểm, mắt chúng ta vẫn luôn có xu hướng chuyển động để làm mới (refresh) hình ảnh cũ trong não bộ.
-------------->
(Trích và lược dịch từ : http://www.kenrockwell.com/tech/how-we-see.htm)

Như vậy bạn cũng thấy, khi bạn né xong đòn đánh đầu tiên trong vòng 0.3s, cái tiếp theo bạn sẽ đối diện là gì? Bộ não có thể tiếp nhận, phân tích, và phản hồi tín hiệu nhanh như thế khi sau lưng bạn khoảng 3 (và chỉ 3, nhiều hơn thì càng... khủng khiếp) tấn công liên tục (chưa nói đến trường hợp tấn công loạn cào cào như băng đảng đầu búa trong phim Mã Vĩnh Trinh), vì não còn phải chỉ huy chân, tay hoạt động nữa, do chúng ta không phải đang bay để đánh nhau.

Mình thì không thích tốc độ, vì qua thời gian tập luyện càng lâu, mình càng nhận ra 1 điều, là đòn đánh và tốc độ di chuyển của mình càng lúc càng chậm lại ====> bó tay!!!!!

cucat
07-07-2008, 09:17 PM
Xin cảm ơn anh Langtu, bài viết hay quá!
Chúc anh vui !

Em có đọc ở nơi khác : có những cái như thời gian lưu ảnh trên võng mạc, và với một tốc độ nhanh thì vẫn có thể dẫn đến hiện tượng mắt bạn như mù với một vật lao tới với tốc độ khá nhanh đó ( Do chưa kịp refresh lại hình ảnh mới thì vật đã tới mặt rùi ) . Một khi mắt đã mù, không còn nhận thức được thì ...

Elisha
07-08-2008, 03:41 AM
Nghe bạn nói là tui biết bạn chưa bao giờ đánh lộn ngoài đưỡng rồi. Khi 1 người đang tức giận lao vào đánh bạn thì tốc độ của họ nhanh kinh khủng lắm. Tui có 1 anh bạn bình thường rất chậm chạp, đánh đấm như đuổi ruồi vậy. Lần đó, do không biết nên tui đem tấm hình người cha quá cố của ông ấy ra giởn nhứ nhứ trước mặt ổng, ai ngờ ổng nổi giận lên lao vô đấm tui. Bình thường ổng chậm vậy đó nhưng lúc đó tốc độ của ổng nhanh không ngờ. Tui vừa thấy chân ổng bước lên thì nắm đấm của ổng đã vô mặt tui rồi. Lần đó làm tui ê ẩm nguyên cả hàm răng. Tui nghĩ nếu lần đó tui có thể quay tenkan 3cái/s thì đã không bị đánh trúng rồi.:mad: :mad:

Còn mấy thầy đánh giống đi bộ là họ biểu diễn hay giảng giải đòn thế thôi, chứ ra đường coi mấy ổng đánh chậm hay nhanh là biết liền à. Nếu bạn muốn thử thì hôm nào bạn thử bịt mặt lại giả làm ăn cướp chặn đường cướp của mấy thầy đó coi là biết liền à. haha.:wacko: :wacko:

:friends: :friends:
chào bạn, ông bạn của bạn bt rất chậm chạp, vậy mà lúc cần thiết thì lại nhanh. vậy bt ông ý có bao giờ tập nhanh như lúc ông tấn công bạn không. tôi nghĩ viêc nhanh hay chậm không phải do mình tập nhanh thì nhanh, tập chậm thì thành chậm. tôi thì tập bt, đánh thế nào mà đỡ mệt thì làm, mà có muốn nhanh cũng không được, vì nhanh một tẹo là ông thầy tôi bảo relax.

aikideshi
07-08-2008, 08:32 AM
Như vậy bạn cũng thấy, khi bạn né xong đòn đánh đầu tiên trong vòng 0.3s, cái tiếp theo bạn sẽ đối diện là gì? Bộ não có thể tiếp nhận, phân tích, và phản hồi tín hiệu nhanh như thế khi sau lưng bạn khoảng 3 (và chỉ 3, nhiều hơn thì càng... khủng khiếp) tấn công liên tục (chưa nói đến trường hợp tấn công loạn cào cào như băng đảng đầu búa trong phim Mã Vĩnh Trinh), vì não còn phải chỉ huy chân, tay hoạt động nữa, do chúng ta không phải đang bay để đánh nhau.

Mình rất thích những người viết bài như bạn vậy, muốn chứng minh 1 vấn đề thì luôn dẫn chứng khoa học cụ thể. Bài viết rất hay. Mình nghĩ có lẽ bạn là 1 người có kiến thức rất rộng. Mình sẽ trả lời câu hỏi trên của bạn [color=blue]"Khi bạn né xong đòn đánh đầu tiên trong vòng 0.3s, cái tiếp theo bạn sẽ đối diện là gì?". Khi bạn hỏi câu này mình biết bạn đã quên mất 1 yếu tố quan trọng trong võ thuật đó là " phản xạ tự nhiên ", đây là điều mà bài viết trên net bạn trích dẫn cũng không đề cập đến. Bản thân mỗi chúng ta ai ai bẩm sinh cũng có sẵn những phản xạ tự nhiên từ khi mới sinh ra, tuy nhiên những phản xạ đó còn rất thô sơ không đủ để sử dụng trong các tình huống đụng chạm đa dạng bên ngoài. Rất may chúng ta có thể phát triễn khả năng phản xạ tự nhiên tinh tế hơn bằng cách luyện tập. Nói một cách cụ thể trong võ thuật nếu bạn tập luyện đòn thế không ngừng 1 cách nghiêm túc và chuyên chú thì chắc chắn đến 1 ngày nào đó các đòn thế này sẽ trở thành phản xạ tự nhiên của bạn và những phản xạ này là những phản xạ tinh tế đã được các tổ sư chắt lọc, nghiên cứu chứ không thô sơ như các phản xạ bẩm sinh. Đây chính là chỗ lợi hại.

Một trong những đặc điểm chính của phản xạ tự nhiên là nó không được điều khiển bằng ý thức mà là tiềm thức. Do đó bạn không phải lo đến việc bộ não có tiếp nhận, phân tích, phản hồi kịp thời hay không. Đây là chỗ lợi hại, khi bạn đã đỡ được đòn đầu thì những gì xảy ra tiếp theo hãy để cho tiềm thức, hãy để cho phản xạ mà bạn dày công tập luyện lo chứ đừng suy nghĩ gì nhiều. Đánh lộn mà đứng đó nhớ coi đánh sao, đỡ sao thì tiêu rồi.

Còn việc đánh với đám đông trong Aikido cũng có những nguyên tắc thực hiện đặc trưng mà. Chỉ cần khi lâm trận mặc cho đối phương đánh chém loạn cào cào, chỉ cần tâm mình không loạn là ok rồi. Đúng không? Còn làm sao để tâm không loạn thì lại là vấn đề khác. :laugh: :laugh: :laugh:

:friends:

aikideshi
07-08-2008, 08:47 AM
Em có đọc ở nơi khác : có những cái như thời gian lưu ảnh trên võng mạc, và với một tốc độ nhanh thì vẫn có thể dẫn đến hiện tượng mắt bạn như mù với một vật lao tới với tốc độ khá nhanh đó ( Do chưa kịp refresh lại hình ảnh mới thì vật đã tới mặt rùi ) . Một khi mắt đã mù, không còn nhận thức được thì ...

Bạn cusat không có kỹ năng chiến đấu nên mới nói vậy thôi. Khi giao chiến nếu bạn chỉ biết nhìn vào vật tấn công thì hiện tượng "mù" xảy ra là đương nhiên rồi. Bạn cusat phải biết mở rộng phạm vi quan sát ra những điểm như vai, hông, cùi chỏ,... để phán đoán được hướng và phương cách tấn công.

Ví dụ khi bạn cusat đánh với người dùng dao chuyên nghiệp (có thể đâm 5 đến 6 nhát trong 1 giây) mà bạn chỉ chăm chăm nhìn vô con dao thì bạn "mù" là đúng rồi. Nếu bạn biết mở rộng phạm vi quan sát ra cả cánh tay, vai, hông của hắn thì sẽ dễ đối phó hơn. Nhưng mình nghĩ hắn rút dao đâm 5 đến 6 nhát 1 giây mà bạn cứ quay tenkan cà rề cà rề kiểu 10s/ cái thì khi bạn quay xong thì ăn 50, 60 nhát vô người rồi :wacko: :wacko: . Giởn thôi chứ dao không rút ra thì thôi đã rút thì 1 nhát đủ rồi cần gì đến 50, 60 nhát.

Chúc bạn cusat luôn vui vẻ. hê hê hê :friends: :friends:

aikideshi
07-08-2008, 09:00 AM
chào bạn, ông bạn của bạn bt rất chậm chạp, vậy mà lúc cần thiết thì lại nhanh. vậy bt ông ý có bao giờ tập nhanh như lúc ông tấn công bạn không. tôi nghĩ viêc nhanh hay chậm không phải do mình tập nhanh thì nhanh, tập chậm thì thành chậm. tôi thì tập bt, đánh thế nào mà đỡ mệt thì làm, mà có muốn nhanh cũng không được, vì nhanh một tẹo là ông thầy tôi bảo relax.

Mình trả lời bạn Elisha. Nhanh không phải là đánh đòn nhanh đâu bạn, nhanh là nhanh ở khâu đỡ đòn kìa, tức là bước đầu tiên của đòn thế. Còn khi Uke đã vị đưa vào đòn, mình gọi là "dzôô thế" thì đòn nào đánh nhanh được thì đánh nhanh, đòn nào không đánh nhanh được thì đánh bình thường. Nói như trên là nói trong lúc tập thôi chứ ra đường mà đánh thì phải đánh theo kiểu Futari, mà đánh theo kiểu này thì càng nhanh càng tốt bạn à.

:friends: :friends: :friends:

cucat
07-08-2008, 09:24 AM
Ông nói gà, bà hiểu vịt ở cái phần mắt bị mù với vận tốc vật di chuyển !

Mấy cái thứ lằm bà nhằng quan sát vai, cùi chỏ, ....là cái thứ trẻ con! Bạn cần có cái "field of vision" rộng hơn như vậy nữa.

Còn bài tập quay tenkan hay tất cả các vận động khác của mình tập theo lối đó thì lợi ích nhiều nhiều tui không biết nói sao cho hết!

P/s : Gặp dao thì mình chạy àh. Với người nắm bắt được thời điểm chính xác thì bạn tenkan nhanh hay chậm không phải là vấn đề họ quan tâm, bởi họ không bị lỡ thế lỡ bộ một khi ra đòn!

Steven
07-08-2008, 09:36 AM
Mấy cái thứ lằm bà nhằng quan sát vai, cùi chỏ, ....là cái thứ trẻ con! Bạn cần có cái



Cái mà từng giúp mình hiểu và tiếp cận được đòn một, một kỹ thuật, đơn giản nhất, giờ lại cho là "trẻ con"! chắc có lẽ cucat không cần những lời giải thích như vậy, mà chỉ cần nhìn đòn và tập vài lần là sẽ thành thạo, cũng tốt vậy người ta gọi là nhân tài võ học.

aiki
07-08-2008, 10:46 AM
Mới đi nghỉ hè về vô đọc thấy ACE bàn tán sôi nổi và vui vẻ quá!

Xin nhắc lại là

1- nên giữ hòa khí
2- tránh dùng từ dễ "đụng chạm" người khác (như bụp chẳng hạn). Khg nên để 4rum này trở thành như những 4rum khác mà cãi cọ um xùm :blink: :blink: :biggrin: :biggrin:
3- nên tôn trọng cách suy nghĩ của người khác nếu họ khg đồng ý kiến với mình. Trong HKD khg có "tui đúng anh sai". Tới 1 lúc nào đó mỗi người sẽ tự khám phá ra và hiểu thêm

Bàn tiếp đi ACE! Đi 2 tuần về đọc hoài chưa hết ...:laugh: :laugh: :laugh:

cucat
07-08-2008, 11:14 AM
Hehe, em chỉ giỏi võ mồm thui! Kinh nghiệm ngoài đường cũng không có! Nên ba láp cho vui nhà vui cửa!

Steven
07-08-2008, 07:27 PM
Theo ste nghĩ, trong Aikido nên tập khoảng 2-3 năm mới có thể nhận ra cái gì mình cần, mình yếu rồi sau đó tình cách khắc phục. Thiết nghĩ việc khắc phục điểm yếu của mình trước thì cần thiết hơn, mà nhiều khi ngay cả bản thân chúng ta cũng không nhận ra.

langtu
07-08-2008, 08:14 PM
Ở đây Aikideshi bắt đầu phân tích đến phản xạ, đó thực chất lại là 1 hướng nghiên cứu dài dòng vô cùng tận. Mình cũng muốn trình bày về vấn đề này nhưng thời gian hạn chế nên để tính sau vậy.

Tuy nhiên, vấn đề bạn Aikideshi nói, có thể khái quát chung lại, là đang tiến dần đến việc nói đến sự hình thành thói quen trong tập luyện. Mà đã là thói quen, thì lại khác với sự mổ xẻ về tốc độ nhanh chậm như đầu topic đang nói tới!

Ai cũng biết trong tập luyện võ thuật, yếu tố quan trọng nhất để thành công là sự hình thành thói quen. Điều đó trong chúng ta chắc hẳn đã nghe qua rất nhiều, từ sách báo, từ các bậc tiền bối, từ phim ảnh, ... Khi đối diện với 1 đòn đánh, thật sự là thói quen điều khiển cơ thể ta, nhưng (đây mới là vấn đề quan trọng), thói quen đó từ đâu ra? Lại nói đến sự hình thành phản xạ (có điều kiện).

Bây giờ mình xin bàn đến một yếu tố nhỏ khác.

Thông thường chúng ta hay bị chi phối bởi tác động ngoại cảnh, vì sao? Đơn giản chỉ vì chúng ta là 1 sinh vật cấp cao, có đầy đủ các giác quan để cảm nhận. Chính vì nhiều giác quan cảm nhận, chi phối hệ thần kinh trung ương, nên vô tình cái nhiều đó lại ảnh hưởng đến cái sâu!

Để loại bỏ sự chi phối do cái nhiều đó, con người ta mới đi đến 1 quyết định, là tập trung tất cả gom về một mối, chỉ sử dụng 1, hoặc 1 vài trong số các giác quan hiện có, để cảm thụ được chiều sâu, giúp tránh được sự ảnh hưởng của tác động ngoại cảnh. Con người bắt đầu hướng tới Yoga, Thiền, ... để trải nghiệm những khả năng chưa được sử dụng đến ===> loại bỏ sự tác động chi phối của ngoại cảnh bằng loại trừ các động tác dư thừa, phức tạp, hướng đến sự đơn giản, thô sơ ===> phải chăng yếu tố nhanh đã được loại trừ?

Aikideshi đã từng bao giờ tập qua Thái cực quyền, hoặc đơn giản là trải nghiệm cùng các động tác của nó, hoặc đơn giản hơn là đọc qua các lý thuyết của bộ môn đó?

Trong Thái cực quyền, nhanh không phải là quan trọng, mà là Tĩnh. Khi Tĩnh, ta sẽ thấu hiểu được bản thân, hài hòa được cơ thể với vạn vật, mọi đòn thế trở nên uyển chuyển mà tinh tế. Như vậy, yếu tố nhanh có cần thiết là quan trọng?

Nói như vậy, cũng không có nghĩa là phủ nhận cái nhanh trong võ thuật, vì ta cũng có thể cảm nhận điều đó qua các bộ môn Karate, Wushu, Pencat Silat, Quyền Anh,...Trong các bộ môn này, cái chiều sâu không phải là quan trọng (nhất), mà là sự nhanh nhẹn có được theo thời gian tập luyện. Và có lẽ Aikideshi thích thú với hướng đi này khi bước vào Aikido.

Mỗi một người có một hướng tập luyện riêng, bản thân mình cũng vậy. Như mình đã nói ở trên, càng ngày mình cảm nhận thấy tốc độ đòn đánh của mình càng chậm lại theo thời gian tập luyện. Mình hiện tại cũng không muốn bỏ đi điều đó, đơn giản chỉ vì mình thích đi theo hướng đó. Đến với một thứ gì đó, sở thích là yếu tố tiên quyết để giữ chân, và đam mê là yếu tố cần (và đủ) để tạo ra sự thành công.

aikideshi
07-08-2008, 10:52 PM
Đọc bài của bạn langtu mình nhận thấy chúng mình có những quan niệm rất khác nhau khi tiếp cận bộ môn Aikido này. Vì vậy chúng ta nên trao đổi những vấn đề này, biết đâu chừng lại có thể đi đến một điểm chung mà cả hai đều không nhận ra cũng nên. Trong bất cứ vấn đề nào khi chúng ta xác lập lập trường đều phải dựa trên những cơ sở lý luận rõ ràng và phải có thời gian để kiểm chứng chứ không phải xác lập theo cảm tính (như bạn cusat). Còn việc những cơ sở này đúng hay sai thì chỉ có qua thảo luận mới biết được.

Vấn đề thứ nhất bạn hỏi :


thói quen đó từ đâu ra? Lại nói đến sự hình thành phản xạ (có điều kiện).

Thói quen hay phản xạ có điều kiện chính là kết quả của một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong những điều kiện và hoàn cảnh tương tự (cái này khác với phản xạ tự nhiên). Tuy vậy, thói quen cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Lấy ví dụ : một người bình thường đang chạy xe máy trên đường thì bị một con nhặng bay thẳng vô mặt, theo phản xạ người này sẽ lách đầu qua bên để né nhưng chắc chắn sẽ né không kịp. Nếu đây là người tập võ (quyền Anh chẳng hạn) hằng ngày họ tập lách đầu né phải trái hàng trăm lần thì phản xạ này của họ sẽ được nâng lên ở 1 trình độ cao hơn và trong tình huống trên có thể họ sẽ né kịp. Trong Aikido cũng vậy, khi chúng ta bị 1 người dùng tay không hay vũ khí tấn công thẳng xuống đầu thì phản xạ của chúng ta là có thể lướt chân lên đồng thời tay mennuchi lên đỡ (1 hay 2 tay thì tùy) hoặc tenkan tránh trục tấn công, v.v.... Ở đây, tuy phản xạ là giống nhau nhưng khả năng né tránh thành công của mỗi người là khác nhau tùy theo mức độ luyện tập của mỗi người. Có thể bạn phán đoán được chính xác thời điểm nhưng nếu bạn không có trình độ tập luyện tương ứng thì khó mà thực hiện được ý đồ. Điều này đâu có gì trái với sự mổ xẻ về tốc độ nhanh chậm như đầu topic đang nói tới!

VẤn đề thứ 2 bạn đề cập đến :


Con người bắt đầu hướng tới Yoga, Thiền, ... để trải nghiệm những khả năng chưa được sử dụng đến ===> loại bỏ sự tác động chi phối của ngoại cảnh bằng loại trừ các động tác dư thừa, phức tạp, hướng đến sự đơn giản, thô sơ ===> phải chăng yếu tố nhanh đã được loại trừ?

Đây chính là bạn đang đề cập đến khía cạnh "tinh thần" trong võ thuật còn cái nhanh hay chậm mà chúng ta nói ở trên là thuộc về khía cạnh "vật chất". Nhanh trong khía cạnh "vật chất" và tĩnh lặng trong khía cạnh "tinh thần" thực ra không có gì chống trái nhau cả thậm chí nó còn là tiền đề của nhau nữa. Tâm hồn càng tĩnh lặng thì đi đòn càng nhanh càng thanh thoát. Nói về khía cạnh "tinh thần" này thì phức tạp quá mình cần suy nghĩ thêm tối về mới viết tiếp được, bây giờ 12h trưa rồi, mình còn phải ăn cơm đi học nữa. haha :laugh: :laugh:



tránh dùng từ dễ "đụng chạm" người khác (như bụp chẳng hạn)

"Bụp" là vừa nói vừa đùa đó anh Aiki, có gì đâu mà đụng chạm. :cool:

Amateur_aikidoka
07-09-2008, 08:17 AM
[quote=aikideshi][quote]

* WB (White Balance - cân bằng trắng): Mắt chúng ta có hệ thống WB tự động cực kì thông minh. Ở điều kiện sáng tốt, mắt chúng ta nhạy với ánh sáng xanh hơn là trong bóng tối. Điều này giúp chúng ta nhìn ánh sáng ngọn nến hay lửa trại đỡ ghê rợn hơn sơ với kết quả thu được từ máy ảnh. Do đó, để tấm ảnh trông tự nhiên hơn, thường thì người chụp phải chỉnh lại nhiệt độ màu thành 2500K.


Cảm ơn bác, nhờ bài của bác em mới biết tại sao bao lần chụp ảnh nến nó cứ đỏ quành quạch, lần sau rút kinh nghiệm chỉnh lại nhiệt độ màu. TRước giờ cứ để mặc định ánh sáng mặt trời. hic hic.

Lại nói chuyện tenkan, có lần em tập với 1 ông, ông này có đặc điểm tấn rất ngắn, hai chân cách nhau chỉ khoảng 1 bàn chân, có lẽ vì thế ông ấy xoay tenkan nhìn chầm chậm mà nhanh hơn mình mặc dù mình quay cứ vù vù gió thổi bên tai. Bác Einstein nói đúng, cái gì cũng tương đối cả.

phamtatdac86
07-10-2008, 01:03 AM
gửi aikideshi !
bạn đã tập với cucat lần nào chưa! Cucat nói vậy thui chứ tốc độ của cucat rất nhanh đấy bạn àh... lúc trước mình cũng từng suy nghĩ như bạn...tập và đánh nhanh như vũ bão...để rùi chẳng ứng dụng được gì hết...buồn lắm...nhưng từ lúc có anh Aikikai hướng dẫn...mình bắt đầu cảm nhận được những người tập aikido là những người điều khiển nhịp độ trận "sáp lá cà", bạn phải hạ nhiệt trận chiến chứ không thể đổ dầu vào lửa được...Bạn đánh như vũ bão rùi ai té kịp, điều này dẫn đến tình trạng không phải là "võ đạo ta tình thương và hòa hợp" mà tổ sư của chúng ta đã tạo dựng...Hãy nhớ rằng lúc này bạn còn trẻ, sao không nghĩ lúc mình sẽ về già...di chuyển nhanh được nữa không??? Điều này lý giải tại sao "thái cực quyền" tập rất chậm...khi đó các cơ sẽ căng hết cỡ để đạt đến sự dẻo dai. Bạn có kinh nghiệm "uýnh lộn" nhưng bạn dùng aikido để đánh người ta rùi lấy lí do tự vệ hay là kéo giảm trận chiến xuống??? Mình dám nói rằng mình chưa tìm được người có thể lực như mình...

kiaikido
07-10-2008, 07:15 AM
@PhamTacDac86: Em nói chí phải, aikido dùng để dẫn dắt đối thủ ( đối thủ nhanh chậm gì kệ nó, sau khi hòa hợp mình dẫn nó chậm hay nhanh là do mình), chứ không phải khống chế đối thủ ( người ta tấn công nhanh (mình phải nhanh hoặc nhanh hơn người ta, điều này các aikido thường mắc phải, chạy theo tốc độ của đối thủ). Có thể các bạn đánh được đó ,nhưng kiểm soát thế trận thì chưa phải đâu .Vài lời góp ý .
@ Aikideshi
Chắc bạn có kinh nghiệm đánh lộn nhiều lắm rồi hả? Mong 1 ngày được gặp chú để được chỉ giáo .:friends:

aikideshi
07-10-2008, 11:19 AM
@to phamtatdac86

mình bắt đầu cảm nhận được những người tập aikido là những người điều khiển nhịp độ trận "sáp lá cà", bạn phải hạ nhiệt trận chiến chứ không thể đổ dầu vào lửa được...


Đánh với 1 người thì còn mong điều khiển được tốc độ trận đấu, bạn thử giao chiến với từ 2 người trở lên coi thử có điều khiển nổi không?. Muốn làm được điều đó trừ khi bạn là một cao thủ Aikido thượng thừa (Mình thấy dân miền Nam đánh lộn không bao giờ đi 1 mình hết á). Mình trình độ còn hạn hẹp nên không dám đánh theo kiểu đó. Mình đi theo hướng "nhanh trước chậm sau", lúc này còn yếu nên đánh nhanh giải quyết gọn, sau này khi nào mạnh rồi đánh thì mới dám đánh phè phè dẫn dắt đối thủ sau.



Bạn đánh như vũ bão rùi ai té kịp, điều này dẫn đến tình trạng không phải là "võ đạo ta tình thương và hòa hợp" mà tổ sư của chúng ta đã tạo dựng

Khi tập thì khác bạn ơi. Mới học đòn thì mình đánh từ từ sau mới tăng dần tốc độ. Còn Uke thì nếu mình muốn đánh nhanh thì phải lựa người té được mới dám đánh chứ đâu phải bạ ai cũng đánh đâu.

Còn về "võ đạo ta tình thương và hòa hợp" thì haha :laugh: :laugh: biết nói sao ta... Bạn thử bị vây bởi 3 hay 4 thằng bụi đời rồi đem "tình thương và hòa hợp" ra đánh với tụi nó xem thử nó có hiệu quả không ? Trong tình huống hoặc là mình nhập viện hoặc là phải triệt tiêu đối phương để thoát thân thì trong đầu tui chỉ nghĩ đến 1 chữ "triệt" thôi không có chỗ cho tình thương và hòa hợp đâu.

Bạn thấy trình độ của tổ sư như thế nào? Không nói thì ai cũng biết. Phải ở trình độ đó thì người ta mới dám đem "tình thương và hòa hợp" vào trong giao đấu bạn à. Còn ở trình độ chúng ta thì chỉ cần đem "tình thương và hòa hợp" vào trong cuộc sống hằng ngày là tốt lắm rồi. Vậy mà chưa chắc ai cũng làm được đâu.


Mình dám nói rằng mình chưa tìm được người có thể lực như mình...

Mình không hiểu. :unsure::unsure:

@to kiaikido:
Ô kề, kỳ offline lần sau mà anh vắng mặt là không xong đâu nha. Em chỉ dùng shomen, yokomen, tsuki thôi nhưng với tốc độ và cường độ thật, nếu anh vẫn đánh tàn tàn được thì em thua anh chầu cà phê. hê ... hê ... hê. Em vốn là người "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ mà".
:friends: :friends: :friends:

langtu
07-10-2008, 07:39 PM
Nếu offline kiểu này thì tui không dám đi rùi! Nhưng có ai đi uống cafe hoặc luyện "ken" thì rủ tui 1 tiếng nhá, có cơ hội là ra liền, hehe! Dạo này ăn nhiều, uống nhiều, nên cơ thể chậm chạp thấy rõ, lên sân lộn vài cái cho vui rồi ngồi ngó người khác tập, thấy cũng vui rùi, riết rùi cũng chẳng muốn nhanh nhẹn làm gì, khi gặp người ta chỉ cần cười 1 cái, ai đánh thì mình... chịu. :biggrin: :biggrin: :biggrin:

khunglongcon
07-10-2008, 09:45 PM
Đánh với 1 người thì còn mong điều khiển được tốc độ trận đấu, bạn thử giao chiến với từ 2 người trở lên coi thử có điều khiển nổi không?. Muốn làm được điều đó trừ khi bạn là một cao thủ Aikido thượng thừa (Mình thấy dân miền Nam đánh lộn không bao giờ đi 1 mình hết á). Mình trình độ còn hạn hẹp nên không dám đánh theo kiểu đó. Mình đi theo hướng "nhanh trước chậm sau", lúc này còn yếu nên đánh nhanh giải quyết gọn, sau này khi nào mạnh rồi đánh thì mới dám đánh phè phè dẫn dắt đối thủ sau.

thế thì chẳng khác nào bạn đi đường vòng cả. nếu sau này bạn hiểu được tập "chậm tốt hơn nhanh" thì bạn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để thay đổi, có lúc sẽ cảm thấy thất vọng,hoài nghi về môn võ. hầu như những môn sinh mới của akd đều nghĩ như vậy, và họ đã tự lãng phí thời gian của mình. cái này lấy kinh nghiệm từ bản thân tui. tui nói tập chậm tốt hơn vì khi tập chậm sẽ cảm nhận được nhiều hơn những chuyển động của cơ thể, hướng lực của uke .v.v và hơn nữa nếu căn bản chưa vững (trong 5 năm đầu) tập chậm sẽ dễ chỉnh sửa hơn..

gianghohiemac
07-10-2008, 10:39 PM
Thôi nào anh em quay lại đúng chủ đề của nó đi, đang nói tới cái tập luyện căn bản thì lại chuyển sang thực tế này nọ. Hic, tập tốt kt ở trên sân đã khó, khi giao tay với anh em võ thuật các môn khác lại là cả vấn đề rồi chứ chưa nói tới thực tế ngoài đời nhé. Còn khi nào anh em off thì lúc này chia sẻ, phân tích nó dễ hiểu hơn. Ai bảo đánh nhanh tốt hơn chậm, ai bảo chậm hay hơn nhanh thì off anh em biết ngay.
Với tôi nhanh hay chậm nó là thời điểm :wacko:. Trong VT nói chung thì ai nắm được thời điểm người đó chiến thắng, nhưng nắm thế nào thì cả vấn đề cái này không thể chỉ có tập và tập thôi đâu :laugh: ( lý thuyết 1 tẹo :biggrin: )

aikideshi
07-11-2008, 05:29 AM
thế thì chẳng khác nào bạn đi đường vòng cả

Bạn không hiểu ý mình rồi. " Nhanh trước, chậm sau " mình nói ở đây là khi mình sử dụng Aikido để tự vệ trong các tình huống bất trắc phải dùng đến võ. Còn trong tập luyện thì là 1 chuyện hoàn toàn khác bạn à. Khi mới học đòn để có thể đánh đúng, chính xác được hình dáng của đòn và diễn tả đúng ý của đòn thì đương nhiên phải tập "chậm trước, nhanh sau" rồi. Bạn xem lại đoạn mà bạn tô đỏ khi trích bài của mình, bạn thấy mình dùng chữ "đánh" chứ đâu dùng chữ "tập". :unsure: :unsure:



tui nói tập chậm tốt hơn vì khi tập chậm sẽ cảm nhận được nhiều hơn những chuyển động của cơ thể, hướng lực của uke .v.v và hơn nữa nếu căn bản chưa vững (trong 5 năm đầu) tập chậm sẽ dễ chỉnh sửa hơn..

Chính xác. Tập luyện thì ban đầu tập chậm tuy nhiên sau đó phải cố tăng dần tốc độ lên chứ mình nghĩ không nên tập rề rà vì tập rề rà mình thấy nó chẳng hợp với thực tế chút nào. Nếu bạn tập Aikido theo tinh thần thể thao, tập cho "phẻ" người thì mình không có gì để nói, nhưng nếu bạn tập Aikido với tính chất võ thuật thật sự thì tập chậm mãi không phù hợp lắm.:cool:


Còn khi nào anh em off thì lúc này chia sẻ, phân tích nó dễ hiểu hơn

Đợi offline thì tới bao giờ bạn ơi. Với lại chưa chắc lúc đó đã có mặt đầy đủ. Vì vậy có gì thì đem lên DĐ bàn luận luôn đi để xem thử ý kiến anh em thế nào, coi thử lập trường mọi người ra sao.

:friends:

legolas
07-11-2008, 08:35 AM
anh aiki cho 1 cái kết đi nào ! ^____^

gianghohiemac
07-11-2008, 07:27 PM
Đợi offline thì tới bao giờ bạn ơi. Với lại chưa chắc lúc đó đã có mặt đầy đủ. Vì vậy có gì thì đem lên DĐ bàn luận luôn đi để xem thử ý kiến anh em thế nào, coi thử lập trường mọi người ra sao.
vậy bác muốn bàn cái gì, nếu là kt thì vào phần "Góc kỹ thuật", còn nếu bạn thích phân tích về thực tế, hay thực chiến thì nói ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ. Nói thật với bạn, trên mạng nhiều người chém gió hay lắm, họ phân tích hay lắm, làm cho những ACE nào mà cuộc đời chưa va cham, hay nhiều lắm chỉ là những cuộc ẩu đả hồi trẻ con thì dễ hoang mang tin là thật lắm. Đừng có đặt tình huống trong đầu kiểu nào là gặp 2 hay 3 thằng du côn thì đối phó thế nào...., muốn biết thế nào thì phải tự bản thân va chạm mới có được, chứ đừng nhắm mắt rồi nghĩ ra cách đối phó này nọ, haiz. Thực tế nó phũ phàng lắm.:friends:

aiki
07-11-2008, 10:03 PM
anh aiki cho 1 cái kết đi nào !

Có gì đâu để mà nói !!!:biggrin: :biggrin:

Tui đã nói trong nhiều bài ở mấy box khác là đối với tui võ là võ chứ khg có kiểu võ tình thương gì hết ráo.

Cá nhân tui khg ham tập lẹ như aikideshi nhưng tập làm sao phải thành phản xạ thôi. Cách tập mỗ người có 1 lối riêng, nhưng ham làm lẹ cũng có cái hại là khi bị địch thủ nhấp mà ra đòn thì chỉ có ... chết thôi. tôi khg thích phân tích kiểu này, dễ gây hiềm khích lắm, chính vì vậy mà tui khg tham dự ...

Ai muốn tập cách gì thì tùy họ, tới lúc nào đó sẽ tự nhận thấy có nên thay đổi hay khg! nếu họ chưa thấy hay chưa hiểu thì nói cũng thành vọ dụng thôi!!:laugh: :laugh:

langtu
07-12-2008, 02:31 AM
Chắc do công việc của tui nó ảnh hưởng hay sao ấy: 1 ngày ngồi ghế hơn 10 tiếng đồng hồ, công việc văn phòng ấy mà, vả lại cũng không còn nhanh nhẹn, dẻo dai của thời thiếu niên, thui thì chấp nhận cái chậm vậy. Nhiều hôm tập hăng say quá thì hôm sau mệt mỏi buồn ngủ không làm việc được, còn không đi tập thì cũng buồn, nên lên sân làm vài cái động tác, rồi ngồi thư giãn ngắm bạn tập, cũng hay.

Nói chung thì sao cũng được, nhanh hay chậm không thành vấn đề. Chỉ là từ đầu tui thấy cái mục tiêu của Aikideshi đặt ra hơi lạ, vì nó không giống với mục tiêu của hầu hết aikidoka đặt ra khi đến với bộ môn Aikido. Chắc hôm nào rủ Aikideshi đi uống cafe làm quen quá, hehe! Không phải bàn luận về võ thuật đâu, chỉ là thích cái nhanh nhẹn và tư tưởng của cái cậu này.

aikideshi
07-12-2008, 10:38 AM
nhưng ham làm lẹ cũng có cái hại là khi bị địch thủ nhấp mà ra đòn thì chỉ có

Em tập ghét nhất là những người làm Uke mà nhứ đòn hoặc nhứ tay này đánh tay kia. Mấy người đánh kiểu đó thì bị em cho atemi vô đầu hoài luôn. Làm Uke mà không nghiêm túc.:mad: :mad:


Ai muốn tập cách gì thì tùy họ, tới lúc nào đó sẽ tự nhận thấy có nên thay đổi hay khg! nếu họ chưa thấy hay chưa hiểu thì nói cũng thành vọ dụng thôi!!

Câu này đúng nhất. Tuy nhiên cũng phải lên diễn đàn nói cái cách của mình ra cho mọi người biết, rồi cùng bàn luận trao đổi coi người khác như thế nào chứ. Nếu không thì lập diễn đàn ra làm gì anh ? Mình biết gì thì cứ nói đại ra đi, biết ít nói ít, biết nhiều nói nhiều, không biết thì nói đại. Cùng lắm thì bị chửi "ngu mà nói nhiều" thôi chứ có gì đâu. hê hê hê :laugh:. Mà mình là mình khoái bị chửi ngu lắm á. :cool: :cool: :cool:

@ gianghohiemac: Bạn ơi nhà tui gần kho đạn cho tui nổ tý chứ . Mới tham gia diễn đàn mấy hôm mà miễn văng tùm lum rồi nè thấy không ? hehehe :friends: :friends:

@langtu: Ngày mai nếu anh có đi dự Kỷ niệm 50 năm Aikido Sai Gon - TPHCM ở sân Phú Thọ thì chắc mình có cơ hội gặp nhau. Nếu Thevagrant cũng đi thì nhờ hắn giới thiệu dùm.

fourever
07-12-2008, 06:48 PM
... tới lúc nào đó sẽ tự nhận thấy có nên thay đổi hay khg! nếu họ chưa thấy hay chưa hiểu thì nói cũng thành vọ dụng thôi!!:laugh: :laugh:
Anh Aiki nói rất chính xác :friends:
Quan trọng nhất là làm sao tìm được thầy giỏi. Sau đó tin tưởng vào những gì thầy nói, lần lần mình sẽ tiến bộ.
Khi tập võ, ai cũng rất tin về ý kiến của mình, nhưng sau khi trải qua một thời gian dài, khi nhìn trở lại về quá khứ mình mới nhận biết ngay một đòn thế nào đó mình đã thay đổi lối đánh biết bao nhiêu lần. Trước khi thay đổi, thì mình luôn luôn nghỉ là mình rất đúng. :smile:
Tiếng Anh gọi là : "Live and Learn" :cool:

Amateur_aikidoka
07-12-2008, 09:41 PM
[quote]Đợi offline thì tới bao giờ bạn ơi. Với lại chưa chắc lúc đó đã có mặt đầy đủ. Vì vậy có gì thì đem lên DĐ bàn luận luôn đi để xem thử ý kiến anh em thế nào, coi thử lập trường mọi người ra sao.


. Thực tế nó phũ phàng lắm.:friends:

Cực kỳ phũ phàng....
Bác Aikideshi thử đặt giả thiết gặp 1 thằng cao 1m90 nặng cỡ 1 tạ trong thang máy, nó lao vào đấm mình, thang máy thì hẹp em chả biết bác tenkan đi đâu... Nói chung về bản chất em nghĩ aikido là môn phái luyện tập sự cảm nhận của chính cơ thể mình, tốc độ của mình là do địch thủ quyết định và để đạt được trình độ tốc độ nào cũng đánh được thì phải tập nhiều. Nếu cố gắng tập cho nhanh thì chẳng khác nào đi vào tà đạo, chẳng biết có quay ra được ko. Có khi bác đi tập tán thủ, hoặc muaythai, tán đả lại hợp ấy chứ...
Mục tiêu của bác chắc phải được như trong clip này:
http://www.youtube.com/watch?v=6iDlzL7zrNU

aikideshi
07-13-2008, 04:23 AM
Cực kỳ phũ phàng....
Bác Aikideshi thử đặt giả thiết gặp 1 thằng cao 1m90 nặng cỡ 1 tạ trong thang máy, nó lao vào đấm mình, thang máy thì hẹp em chả biết bác tenkan đi đâu...


Gặp cảnh này thì chỉ biết đứng cười chứ biết sao giờ :laugh: . Cùng lắm là ráng tìm cơ hội đánh nó vài cái đuổi ruồi cho đỡ tức thôi. :huh: :huh:


Nếu cố gắng tập cho nhanh thì chẳng khác nào đi vào tà đạo, chẳng biết có quay ra được ko

Tè đạo là sao bạn nói rõ hơn được không? Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

Ở đây có lẽ có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền hehehe :friends: :friends: :huh:

phamtatdac86
07-13-2008, 09:02 AM
sao mình thấy aikideshi để cái avata hòa thượng nhìn nhân từ quá mà sao hăng đánh nhau thế??? Mình được khuyên từ anh Aikikai là trong 6 năm tập đầu tiên không được nghĩ đến chuyện đánh nhau vì dễ bị "tẩu hỏa" và "dục tốc"... vì vậy mặc dù mình tập theo lối nhẹ nhàng nhưng khi tập với các bạn khác thì thực chiến hơi nhiều...nhưng các bạn đó lại thích lối đánh của mình vì đòn mình khá gọn và tiết kiệm lực, bởi vậy phải tập đến mấy người liên tục mình mới thấy mệt... Sau thời gian tập (theo mình) thấy atemi và tenkan dùng để sáp lá cà là hay nhất (dành cho người dở như mình) :laugh: hẻm biết có đúng hem?
Nếu gặp 1 đứa cao 1m90 trong thang máy...nó mà đánh mình... mình nghĩ nên atemi vào hạ bộ nó cho xong...có ác quá không? Mình khuyên những ai tập aikido đừng nên có tinh thần tập để chiến đấu nhiều quá...cái gì trong aikido nói riêng và võ thuật nói chung cũng sẽ tự nhiên mà đến...chẳng qua là mình có đủ kiên nhẫn tập. Mình tập aikido bây giờ chỉ theo đam mể, chẳng muốn dùng nó vào việc ngoài đường, ngay cả futari mình cũng chẳng thích vì bị ép...cái gì đến rùi sẽ đến. Mình thấy aikideshi háo thắng quá! Cái tính nói thẳng các bác đừng giận...
Tuy là đai đen nhưng mình chưa bao giờ nghĩ mình là vậy, chỉ muốn tập và cảm nhận cái hay trong aikido, hẻm biết ai có cùng quan điểm này hem? Mình biết aikideshi học Luật, phải giữ lập trường nhưng cũng nên tiếp thu ý kiến của người khác trên tinh thần tích cực và cầu tiến...chứ bạn lúc nào cũng cho mình đúng thì không được, ai mà hoàn hảo bao giờ!
Khi bạn đánh shiho nage, từ đầu lúc tập với mình tới lúc hết giờ, bạn vẫn đánh mình có 1 kiểu duy nhất trong khi đó lực mình phát ra không giống nhau mỗi lần...nên giữ lập trường của mình nhưng đừng sa vào bảo thủ...Đừng nghĩ mình nói ra những điều này là phê phán, tọc mạch trên diễn đàn. Mình chỉ muốn tốt cho các anh chị em HKD, dù tập dở hay giỏi, lâu hay mới...cũng đều yêu thích aikido và đam mê.

circle_of_aikido
07-13-2008, 09:19 AM
Aikideshi có phần đúng khi nói rằng Tốc độ là yếu tốt quan trọng trong Aikido. Ông bà ta có câu "Giục tốc, bất đạt" , nhưng cũng có câu "Đánh nhanh, thắng nhanh" cơ mà...Dù thế nhưng trong lời nói của Aikideshi, vẫn cảm thấy chút gì đó gọi là,ừm, nói sao nhỉ, hơi nóng vội và hiếu chiến quá.
Mỗi người một chính kiến.Tui nói vậy bạn đừng giận.Nếu thực sự đã đặt mục tiêu thì cứ cố gắng thôi. Khi nhìn thấy thành công của bạn, mọi người sẽ tin vào sức mạnh của tốc độ thôi.Cánh tốt nhất để chứng minh lời nói là thể hiện nó qua thực tế mà.
Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể trở thành một Shihan Huyền đai có lối đánh như vũ bão...
:)

aiki
07-13-2008, 09:32 PM
Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ! Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết!

Chỉ có những người trẻ mới tưởng tốc độ là ăn tiền, rất nhiều aikidoka dùng tốc độ để khắc chết sơ hở kỹ thuật. Chớ nên quá chú ý đế tốc độ mà quên đi mấy yếu tố khác.

Deshi nổ thì cũng nổ vừa thôi! 4rum chứ là gì đâu mà nổ giữ vậy? nếu muốn người khắc phục mình thì có nhiều cách khác, đâu phải nổ như vậy là hay!

Sorry nói hơi thẳng thừng, nhưng tu itha61y sao nói vậy thôi!

Thân

aikideshi
07-13-2008, 11:02 PM
Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ

Anh nói chỗ này đúng lắm nhưng 2 yếu tố anh nói sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không có tốc độ làm chất liên kết. Tại sao vậy ?

Có thể anh canh đúng timing nhưng nếu anh không có tốc độ phù hợp để vào đòn thì canh đúng timing cũng như không, trừ khi anh có tài tiên tri, người ta chưa động thủ mà anh đã biết người ta đánh hướng nào, kiểu nào. Ví dụ có đứa lao vào chém anh shomen đi, anh canh timing chuẩn xác, nó chém xuống anh tenkan né nhưng nếu nó là tay cao thủ chém xuống quá nhanh, còn anh do không quen với việc tập nhanh nên chỉ quay tenkan lên theo tốc độ bình thường thì u đầu là chuyện đương nhiên. Trừ khi anh biết nó sắp đánh đòn gì rồi né trước như lúc biểu diễn thì họa may, đâu phải lúc nào cũng như biểu diễn đâu anh. Anh thử lên youtube tìm mấy clip của môn kendo mà xem, tenkan cà rề như mình thì đưa đầu cho nó chặt luôn cho rồi, khỏi mất công.

Trong chiến đấu thì lúc nào đối thủ cũng di chuyển, nếu anh muốn luôn ở vị trí thích hợp để vào đòn dễ dàng thì anh phải có một tốc độ tương xứng với đối phương thì mới giữ được phương vị đó chứ.


Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết

Đó là anh chưa thấy thôi. Câu hỏi của em vẫn chưa có người trả lời :


Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

Ở đây có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền


Deshi nổ thì cũng nổ vừa thôi! 4rum chứ là gì đâu mà nổ giữ vậy? nếu muốn người khắc phục mình thì có nhiều cách khác, đâu phải nổ như vậy là hay!

Nổ chỗ nào anh chỉ ra thử ? HAy là anh thấy em nói em nổ rồi anh nói theo luôn. Chẳng lẽ nói suy nghĩ của mình ra mà cũng cho là nổ à?. VẬy thì trong diễn đàn này người được nói phải là các cao thủ, còn tép riu như tụi em thì chỉ được ngậm miệng ngồi nghe, cấm cãi sao?

aikideshi
07-13-2008, 11:32 PM
sao mình thấy aikideshi để cái avata hòa thượng nhìn nhân từ quá mà sao hăng đánh nhau thế???

Tui sợ đánh nhau lắm bạn.


Mình thấy aikideshi háo thắng quá!

Nói tui khoái cãi thì đúng, nói háo thắng thì không đúng. Tập với tui có thấy tui háo thắng không? Mà tui cãi có lập luận đàng hoàng chứ có phải cãi ngang đâu. HAy là bạn cho mình là loại "ngu mà nói nhiều"

Nói chung 2 đứa mình chí hướng khác nhau. Bạn học Aikido vì đam mê, mình cũng học vì đam mê thôi chứ vì cái gì. Nhưng chúng ta lại đam mê những khía cạnh khác nhau trong Aikido, do đó mỗi người sẽ phát triễn kỹ thuật bản thân theo 1 hướng khác nhau. Theo mình không tập thì thôi, tập là phải xài được và không có chuyện tập hôm nay mà phải đợi đến 8, 9 năm sau mới xài được. Có lẽ quá tự tin nhưng quan niệm của mình là vậy đó. Làm được không thì để thời gian trả lời.


Khi bạn đánh shiho nage, từ đầu lúc tập với mình tới lúc hết giờ, bạn vẫn đánh mình có 1 kiểu duy nhất trong khi đó lực mình phát ra không giống nhau mỗi lần...

Mình không bảo thủ đâu. Mình chỉ đánh 1 kiểu duy nhất vì mình không thể đánh theo kiểu các bạn chỉ được. Bạn không thấy lúc đầu mình đánh tấn rất vững, sau một hồi giao lưu mình bị loạng choạng lúc kết thúc đòn đó sao. Làm Uke cho bạn mình thấy bạn đánh đúng là rất hiền, có lẽ bạn đi theo khía cạnh nghệ thuật của Aikido. Còn kiểu của mình thì bạn cũng thấy rồi đó, khá gắt phải không? Mình tập theo kiểu đó nhưng chưa bao giờ làm ai bị thương hết vì mình biết dừng lại đúng lúc.

Hy vọng được giao lưu với bạn nhiều. MÌnh thích cách đánh "tiết kiệm lực và rất gọn" như bạn nói. Nhưng phải hiệu quả nha.

langtu
07-14-2008, 12:53 AM
Trong HKD yếu tố quan trọng là Timing và khoảng cách chứ khg phải tốc độ

Anh nói chỗ này đúng lắm nhưng 2 yếu tố anh nói sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không có tốc độ làm chất liên kết. Tại sao vậy ?

Có thể anh canh đúng timing nhưng nếu anh không có tốc độ phù hợp để vào đòn thì canh đúng timing cũng như không, trừ khi anh có tài tiên tri, người ta chưa động thủ mà anh đã biết người ta đánh hướng nào, kiểu nào. Ví dụ có đứa lao vào chém anh shomen đi, anh canh timing chuẩn xác, nó chém xuống anh tenkan né nhưng nếu nó là tay cao thủ chém xuống quá nhanh, còn anh do không quen với việc tập nhanh nên chỉ quay tenkan lên theo tốc độ bình thường thì u đầu là chuyện đương nhiên. Trừ khi anh biết nó sắp đánh đòn gì rồi né trước như lúc biểu diễn thì họa may, đâu phải lúc nào cũng như biểu diễn đâu anh. Anh thử lên youtube tìm mấy clip của môn kendo mà xem, tenkan cà rề như mình thì đưa đầu cho nó chặt luôn cho rồi, khỏi mất công.

Trong chiến đấu thì lúc nào đối thủ cũng di chuyển, nếu anh muốn luôn ở vị trí thích hợp để vào đòn dễ dàng thì anh phải có một tốc độ tương xứng với đối phương thì mới giữ được phương vị đó chứ.


Tui chưa hề thấy 1 shihan nào khi tới 60-70t mà dùng tốc độ hết

Đó là anh chưa thấy thôi. Câu hỏi của em vẫn chưa có người trả lời :


Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

Ở đây có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền


Ở đây Aikideshi bắt đầu chuyển hướng lập luận của mình sang phần kỹ thuật, nhưng bắt đầu nảy sinh một số vấn đề trong suy nghĩ của Aikideshi, mình xin có chút ý kiến.

Đầu tiên, Aikideshi nói rằng tốc độ làm chất liên kết (???) giữa timing và khoảng cách (ý của anh Aiki). Aikideshi bắt đầu phân tích vào nó, cũng có phần đúng đấy (yeah), nhưng bạn đã quên, và có thể nói là sai (rất trầm trọng) khi bạn đi vào lĩnh vực phân tích đòn công, bao gồm tốc độ ra đòn, và sự né tránh khi phản đòn.

Này nhé, với Aikido, và tất cả các môn võ khác, không có gì gọi là TÀI TIÊN TRI. Chúng ta đều tuân theo 1 nguyên lý "địch bất động, ta bất động, địch di động, ta động trước", trong Thái cực quyền có này, trong Taekwondo có này, trong quyền Anh có này, trong Aikido cũng có này (chưa nhắc đến các môn khác). Bạn từng tập qua Shomen uchi Shihonage? Shomen uchi Ikkyo ura? Shomen uchi..., nói chung là tất cả các đòn công dùng chém chính diện. Bạn nghĩ rằng đối phó với 1 đòn công chém chính diện thì phải phản công thế nào? là tenkan xoay người rồi phản công? là né phản công, hay là đứng 1 chỗ phản công? và, thời điểm phản công là thời điểm nào?

Chúng ta không đợi tay uke chém xuống rồi mới phản công, mà ta phản công ngay lúc tay uke vừa nhấc lên đấy bạn! Như vậy ở đây tui chưa cần dùng tới tốc độ đâu, đơn giản chỉ cần 1 cái atemi, cũng chẳng cần nhanh làm gì, vì tay tui atemi luôn luôn nhanh hơn 1 cánh tay cất lên rồi chém xuống (yeah, không tin bạn có thể gặp tui để thử!). Như vậy thì có liên quan gì đến việc tui phải biết họ đánh hướng nào, kiểu nào! Có thể tui cũng chẳng cần atemi, chỉ ngồi thụp người xuống, tay thốc lên ngay hạ bộ nó (yeah, dính đòn, và tui cũng chẳng cần ngồi nhanh, vì ngồi xuống chồm hổm hơi bị lâu àh, hehe!). Thật ra tui dại gì tenkan trong các đòn đánh này làm gì.

Và đến Thái cực quyền:

TCQ chủ trương "Địch bất động, ta bất động. Địch động ta động trước địch" ở đây ta có thể hiểu một ý là ta chỉ tấn công khi địch thủ đang ở tư thế khai mở (lấy đà tấn công ta) mà không tấn công khi địch thủ đang ở tư thế hợp (bất động). Khi cơ thể khai mở là lúc cơ thể nhiều điểm yếu nhất, thăng bằng kém nhất, còn khi địch thủ ở tư thế hợp là tư thế thăng bằng nhất (trung định), các điểm yếu được các nhóm gân cơ bảo vệ tốt hơn. Và đây cũng là một nguyên tắc trong môn võ Tiệt quyền đạo mà Lý Tiểu Long rất đắc ý : Đánh trong lúc địch tấn công. Tui đâu cần phải biết địch thủ ra đòn như thế nào khi áp dụng nguyên lý này, đúng không bạn Aikideshi?

Và bây giờ tới Taekwondo (xin lấn sân của anh tkdkid):

Trong taekwondo giao chiến, đòn sử dung thường xuyên nhất là đòn chân, trong đó có các cú tống đạp, đá thẳng, đá xoay người (nêu như vầy cho dễ hình dung, vì tui không biết tên). Và để nhận biết sự ra đòn, căn cứ vào đôi mắt và đôi vai của đối phương (mấy cao thủ về đá thì khoan nói tới, vì vai họ khó nhận biết chuyển động). Tui phải đợi tới khi họ ra đòn thì chết tui rồi! Như vậy tui đâu cần có tài tiên tri để biết họ ra đòn gì, đúng hem bạn Aikideshi?

Và bây giờ tới kendo:

Trong Võ ạo, tâm không dính mắc ấy là điều các chiến sĩ luôn luôn mong đạt đến. Khi an trú trong tâm rỗng lặng hay ở trong trạng thái "Vô tâm" thì các ý tưởng (tạp niệm) như muốn chiến thắng - sợ thất bại, sống-chết, ưa-ghét, tự tôn-tự ti không còn khuấy nhiễu nữa. ó là trạng thái mà thiền gọi là Tâm Bất ộng hay Trí Bất ộng. Chúng ta hãy nghe thiền sư Takuan (1573-1645) dạy cho đệ tử là kiếm sư Yasyu Tajima-no-Kami, một bậc thầy dạy kiếm cho các vị tướng quân (Shogun) Nhật Bản về Kiếm đạo:

"iều hệ trọng nhất trong nghệ thuật đấu kiếm là phải có một thái độ gọi là "trí bất động". Trí đó được thành tựu bằng trực giác sau nhiều luyên tập thực sự. "Bất động" không có nghĩa là cứng đơ, nặng trịch và vô hồn như gỗ như đá. Bất động là trình độ cao nhất của động với một tâm điểm không hề giao động. Rồi tâm mới đạt được cao đìểm mẫn tiệp tuyệt đối sẵn sàng hướng sự chú tâm của nó vào bất cứ nơi nào cần thiết - hướng sang trái, sang phải, hướng tới mọi chiều hướng tùy sở thích. Khi sự chú tâm của con bị lôi cuốn và bị điều động bởi ngọn kiếm tấn công của địch thủ, con mất cơ hội đầu tiên để tạo ra vận động kế tiếp cho chính mình. Con lưỡng lự, suy nghĩ, và một phút đắn đo diễn ra, địch thủ đã sẵn sàng đánh con ngã gục. ừng để cho y có dịp may nào như thế. Con phải theo dõi sự vận động của ngọn kiếm trong tay địch thủ, giữ tâm trí thong dong theo sự phản kích của chính nó, đừng để tâm niệm đắn đo chen vào. Con chuyển động khi đối phương chuyển động, và do thế mà khuất phục được y.

"iều đó - điều mà người ta có thể gọi là tâm trạng không tạp niệm là yếu tố sinh tử nhất trong nghệ thuật đấu kiếm cũng như trong Thiền. Nếu có một chút gián tạp giữa hai hành vi dù chỉ cách nhau bằng một sợi lông, đấy là tạp niệm. Khi hai bàn tay cùng vỗ, tiếng trổi lên ngay không chút lưỡng lự. Tiếng không đợi suy nghĩ đã rồi mới phát. Ở đây không trung gian, vận động này nối tiếp với vận động khác không bị gián đoạn bởi tâm niệm cố ý."

"Nếu con bị giao động và đắn đo rằng phải làm gì khi đối phương sắp hạ con, thì con đã chừa dịp cho y, nghĩa là một dịp may cho một đòn sinh tử. Cứ thủ theo thế công đừng khoảnh khắc gián đoạn, công và thủ không rời nhau gang tấc. Tính cách trực khởi của hành động đó nơi con, nhất định cuối cùng sẽ hạ được đối thủ. Cũng như xuôi dòng nước mà đẩy con thuyền nhẹ trôi đi; trong thiền, cũng như trong thuật đấu kiếm, tâm không do dự, không gián đoạn, không gián tạp, được đánh giá cao."

"Trong Thiền, người ta thường ưa nói tới một làn chớp hay những đóm lửa lòe lên từ hai viên đá mồi lửa. Nếu hiểu sự kiện đó có nghĩa là mau lẹ, thế là đã hiểu lầm nghiêm trọng. Quan niệm này muốn nói tới tính cách trực khởi của hành động, một dòng vận động không gián đoạn của sinh lực. Hễ lúc nào có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. iều đó đương nhiên không có nghĩa rằng phải hành sự một cách nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như thế, tức là đã có gián đoạn, xao lãng."

Khi có người hỏi: "Thực tại cứu cánh là gì?" bậc thầy trả lời tức khắc không đắn đo: "Một cành mai", hay "Cây bách trước sân". ó là bất động, nhưng động tùy ứng với những gì hiện diện trước nó. Gương trí huệ phải chiếu chúng từng khoảnh khắc cái này nối tiếp cái kia, tất cả an nhiên không rối loạn. Tay kiếm khách phải bồi dưỡng điều này."


Bạn Aikideshi cứ lo cho cái tốc độ của mình, vậy có đúng thực sự là bạn đang tập Aikido?

Nói thiệt chứ tui càng tranh luận cái topic này thì tui thấy càng rối rắm mù mịt, chắc ngưng ở đây quá, nên đi vào phân tích cái khác thì hay hơn, vì các mục tiêu của bạn quá chung chung, và sự lập luận của bạn hoàn toàn dựa trên thực chiến để phân tích, mà tui thì chưa từng đánh lộn ngoài đường, toàn là tập trên sân thui, mà tui lại tập tốc độ chậm nữa mới chết.

---

Bài viết này của mình có tham khảo và trích một số bài viết trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu và đọc về chúng rõ hơn.

aikideshi
07-14-2008, 06:20 AM
Lời của thiền sư Takuan sâu sắc lắm.

Như vậy luyện thân nhanh không chưa đủ mà phải luyện cho ý định nữa phải không anh ?. Luyện thân thì không nói nhưng luyện ý thì chắc em phải đợi già thêm chút nữa, bây giờ còn ham hố nhiều quá nên chắc chưa tập được.

Cám ơn anh đã post bài. Vấn đề này kết thúc ở đây là được rồi nhỉ.

-----------------------------------

"Thực tại cứu cánh là gì ?:huh: :huh: :huh:
_Mây trên trời quang đãng, nước trong hồ lặng yên :laugh: "

Amateur_aikidoka
07-14-2008, 06:22 AM
Tè đạo là sao bạn nói rõ hơn được không? Ngày xưa tổ sư đánh người ta, người ta té không biết sao mình té. Tui nghĩ tổ sư phải nhanh lắm mới làm được vậy, chứ nếu cứ rề rề giống như mới ngủ dậy thì làm sao mà có hiệu ứng đó được.

Ở đây có lẽ có anh tkdkid đã từng "chạm chưởng" với thầy Đặng Thông Phong. Vậy thì hỏi ảnh coi lúc đó thầy Phong nhanh hay chậm là biết liền hehehe :friends: :friends: :huh:
Bạn cãi có lập luận nhưng lập luận của bạn dữa trên những yếu tố cảm tính nhiều hơn là những bằng chứng xác thực. Bạn lập luận người ta bị sư tổ đánh ngã mà ko biết vi sao ngã để dự đoán là sư tố phải nhanh lắm, bản thân những người đã từng giao thủ với sư tổ kể lại thì câu chuyện đã là sự phản ánh nhận thức của người đó, dưới lăng kính của người đó chứ ko còn là sự thật 100% nữa. Dựa trên những cơ sở như vậy để biện luận thì ko có giá trị. Mình nghĩ nên dừng tranh luận ở đây vì như bác aiki đã nói, tranh luận ko có tác dụng, chỉ có tatami quyết định đúng sai

aikideshi
07-14-2008, 06:31 AM
bản thân những người đã từng giao thủ với sư tổ kể lại thì câu chuyện đã là sự phản ánh nhận thức của người đó, dưới lăng kính của người đó chứ ko còn là sự thật 100% nữa. Dựa trên những cơ sở như vậy để biện luận thì ko có giá trị

_ Uhm, vậy bạn lên youtube tìm mấy clip của sư tổ xem xem sư tổ đánh nhanh hay chậm. Bạn chỉ cần search chữ "Morihei Ueshiba".



Mình nghĩ nên dừng tranh luận ở đây vì như bác aiki đã nói, tranh luận ko có tác dụng, chỉ có tatami quyết định đúng sai


Uhm, đúng rồi. Tại tui thấy diễn đàn trầm lắng quá nên tìm mấy chuyện thị phi lên nói cho nó rôm rả chứ đâu có ý gì đâu. hế hế hế :huh: :huh:

fourever
07-14-2008, 09:07 AM
Các bạn tham gia trong tiết mục nầy khá sôi nổi :friends:
Xem ra mục đích chính là làm sao để khả năng của chính mình có hiệu quả khi "lâm trận".
Theo tôi, có 3 yếu tố chính:
1- Sức mạnh: sự chênh lệch về sức mạnh giửa Uke và Nage.
2- Tốc độ: Sự chênh lệch về tốc độ giửa Uke và Nage.
3- Sự chịu đựng / độ dẻo dai:
o Uke: Sự chịu đòn (như các đòn khóa áp dụng vào Uke) và sự dẻo dai của Uke làm vô hiệu kỹ thuật của nage
o Nage: Dòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể Nage, để thực hiện chiêu thức

Con người, từ bản năng, tìm mọi phương cách để gia tăng thể lực trên 3 phương diện trên.
Thí dụ:
1- Sức mạnh: Thể dục thể thao thể hình, nâng tạ ...
2- Các môn võ dựa vào sự nhanh nhẹn của cơ thể như Tiệt Quyền đạo của Lý Tiểu Long
3- Các môn võ như Đồng Tử công, các thế tấn rất lạ lùng, tạo sự chịu đựng của cơ thể

Aikido là môn võ, có mục đích để giảm bớt sự lệ thuộc vào 3 yếu tố nêu trên. Tùy theo tình trạng thể lực của từng cá nhân, họ có thể tìm các phương cách để giảm thiểu một hay hai hay cả ba yếu tố. Thí dụ như các võ sư đã có thể lực mạnh, như Saito sensei, Yamada sensei chiêu thức của họ lợi dụng nhiều vào sức có sẳn. còn Saotome sensei, thì tập trung nhiều về tốc độ, lợi dụng tốc độ để áp chế đối thủ v..v...
Sau một vài năm tập về Aikido, mổi võ sinh phải tìm hiểu chính mình để quyết định chiều hướng tập luyện. Thông thường, chiêu thức của họ sẽ bớt lệ thuộc cả ba yếu tố. Cái khó khăn là tỷ lệ giảm thiểu nhiều hay ít. Nên nhớ rằng, con người một khi trên 30 tuổi, mổi ngày trôi qua, họ già thêm đi một ngày, sức mạnh, sự nhanh nhẹn và sự dẻo dai sẽ giảm đi một chút. Nếu chủ yếu dựa hoàn toàn vào 3 yếu tố trên, trong tương lai họ sẽ có vấn đề. Họ có thể làm HLV giỏi, nhưng khả năng tự vệ của họ bị mất đi rất nhiều.
Tóm lại, một võ sư Aikido giỏi là người có thể loại bỏ rất nhiều cả 3 yếu tố trên, họ vẩn có khả năng khi già đến trên 80 tuổi.

Steven
07-14-2008, 10:07 AM
Em mê Aikido vì cái hay đó. Vừa phụ thuộc bản thân mình, vừa phải biết cảm nhận uke!

phamtatdac86
07-19-2008, 06:39 AM
sao ban thích chửi người ta vậy? bẹn chửi cucat rùi tới tui nữa,tui không biết bạn có còn xem đây là diễn đàn thảo luận hay không hay chỉ xem nơi này là nơi thực tập để cãi và sỉ nhục người khác??? các bác làm ơn trị tên này dùm, bạn không phỉi là dân aikido, bạn nên tập cái gì đó khác đi...nói cái gì cũng cho là mình đúng còn người ta lá sai hả? bạn tưởng mình là ai mà vênh váo thế...sợ đánh nhau mà hăng máu quá trời, nói ra má không sợ dối lòng hả?

kachiusa185
07-19-2008, 07:36 AM
Ây ấy, em xin can 2 bác ra, dĩ hòa vi quý. Đồng môn huynh đệ mà cãi nhau chí chóe thế kia thì nhân sĩ võ lâm nhìn vào cười cho thúi mũi.
Mất mặt với võ lâm đồng đạo quá.
Đề nghị bác thầy chùa với bác Đắc86 ra tửu quán làm bữa thịt chó hòa giải gấp. :friends:

cutemoon41
07-19-2008, 09:12 AM
Vậy rốt cuộc mục tiêu trong aikido là gì nhỉ? Hôm nay em đi tập , đúng lúc sân tập thể lực... ví dụ như xoay tenkan nè, òi hít đất nè v...v.. Đai trắng thì xoay tenkan chậm thôi, còn từ đai xanh 3 trở lên thì xoay lẹ ( tenkan 180 á) ... em hông hỉu tại sao phải xoay lẹ nữa, xoay lẹ dễ mấy thăng bằng mờ, òi kokuyho nữa... Khó hỉu khó hỉu, vậy aikido có thật sự cần tốc độ hay không?

phamtatdac86
07-19-2008, 09:16 AM
cái tên luật sư thơm lừng ấy chẳng xem ai ra gì, chỉ giỏi nói thui chứ off có dám hú hé gì đâu, rõ mới biết tên này xạo. miệng thì nói sợ đánh nhau mà ai không đồng ý quan niệm của hắn, hắn bực và chửi, rõ tên luật sư thơm lừng ấy chẳng đáng để Đắc giận, cucat cũng khuyên mình thui kệ thằng cha ba trợn này đi...
kachiusa185 ơi! Đắc hẻm biết ăn thịt chó đâu, chỉ ăn được thịt heo và cá nước ngọt thui, kén ăn nên thiếu chất xám mới bị chú luật sư thơm lừng ấy chửi là ngu mà nói nhiều nữa hihihi... tại ngu nên được mọi người hưởng ứng...giỏi như bác luật sư thơm lừng ấy mà ai cũng phản bác hết trơn hết trọi...với lại đánh chó phải hỏi chủ nhà chứ...kì này chắc gặp chó dại rùi hehehe...
nói chung đắc còn phải học hỏi nhiều từ các anh chị nếu không đăng kí làm thành viên chi vậy! dạo này cảm nhận được một số cái gì đóa không rõ nữa, nếu được mong các anh chị tham khảo rùi chê đắc thoải mái, hồi đó tới giờ bị chê mà có tiến bộ hehehe...

aiki
07-19-2008, 09:32 AM
Xin mọi người giư hòa khí với nhau!

Tính deshi như vậy rồi và đây là 4rum nên ai muốn nói gì thì nói, khg ai cấm hết. 4rum là nơi đấu võ mồm mà! :laugh: :laugh: :laugh: Tui tôn trọng cách nghĩ của mọi người và đã nói ra ý tui rồi.

Ai muốn tin thì cứ tiếp tục tin! mỗi người 1 cách nhìn khác nhau và tập võ với 1 mục đích khác nhau. Cá nhân tui lên đây là để thây thả chút xíu, chứ khg muốn vô để cãi cọ hay nhất quyết 'tui đúng anh sai'.

Anh 4ever cũng đã nói qua, thời gian sẽ trả lời mọi người. :smile: :smile: :friends: :friends:

phamtatdac86
07-19-2008, 09:36 AM
Vậy rốt cuộc mục tiêu trong aikido là gì nhỉ? Hôm nay em đi tập , đúng lúc sân tập thể lực... ví dụ như xoay tenkan nè, òi hít đất nè v...v.. Đai trắng thì xoay tenkan chậm thôi, còn từ đai xanh 3 trở lên thì xoay lẹ ( tenkan 180 á) ... em hông hỉu tại sao phải xoay lẹ nữa, xoay lẹ dễ mấy thăng bằng mờ, òi kokuyho nữa... Khó hỉu khó hỉu, vậy aikido có thật sự cần tốc độ hay không?
xoay tenkan nhanh làm gì vậy? khoảng 4 năm tập aikido mình xoay tenkan nhanh lắm nhưng chẳng được cái gì hết, nghỉ tâp 1 thời gian là xuống thể lực và ngao ngán phải làm lại từ đầu. Xoay theo tốc độ mà bạn cảm thấy hợp lý nhất cho bản thân và đầu óc của bạn có thể tập trung vào đơn điền, hãy nghỉ là cái đơn điền đang tiến tới và xoay...tập nhanh quá chẳng cảm nhận được gì hết...mình không có ý muốn bạn tập chậm nhưng tốc độ vừa phải và bạn có thể duy trì trạng thái lâu (k biết đúng không), dạo này tập chậm nhưng chú trọng đến cảm nhận nhiều

cutemoon41
07-19-2008, 09:44 AM
hì hì, em đâu có xoay tenkan nhanh dc đâu, em mới trắng mà, tại thấy anh kia đai nâu bắt đai màu phải xoay tenkan nhanh nên thấy làm lạ... hông bít xoay nhanh để làm gì? Mờ bạn aikideshi gì đó, mục tiêu pro quá hén, 3 cái /s là thánh òi còn gì, lúc đó xoay nhanh woa' mất thăng bằng té lăn cù cù luôn... em thấy xoay nhanh chóng mặt woa' chời...:flirt: Em mới tập à, thấy mọi người sôi nổi nên góp ý cho vui..

kachiusa185
07-19-2008, 10:17 AM
Trong phần công phu đầu giờ lớp mình tập xoay tenkan 180 độ khoảng 30 cái theo 3 nhịp từ trung bình, nhanh, rất nhanh. Mỗi nhịp làm 10 cái. Tương tự cho tenkan 90 độ.
Việc tập từ chậm tới nhanh ấy làm cho cơ thể dần thích nghi. 10 nhịp cuối cùng mình thường làm theo không kịp vì mới học và cơ thể khá nặng nề, làm nhanh quá 2 chân mỏi rũ, loạng choạng trong khi bạn bè khác tập trước vẫn bình thường.
Ở các đai thấp như mình thầy chỉ dặn: 2 tay buông thỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng vầ phía trước, hít thở đều. Chưa đề cập đến đan điền hay hầm bà lằng thứ vì sợ làm rối. Việc xoay tenkan nhanh mang ý nghĩa tập thể lực nhiều hơn. Mình nghĩ tập cho cơ thể nhanh nhẹn cũng tốt.
Đồng ý với ý kiến của anh Aiki, không nên tranh cãi làm gì để mất hòa khí.

"Ai": Hòa hợp, yêu thương.

aikideshi
07-19-2008, 09:10 PM
sao ban thích chửi người ta vậy? bẹn chửi cucat rùi tới tui nữa,tui không biết bạn có còn xem đây là diễn đàn thảo luận hay không hay chỉ xem nơi này là nơi thực tập để cãi và sỉ nhục người khác??? các bác làm ơn trị tên này dùm, bạn không phỉi là dân aikido, bạn nên tập cái gì đó khác đi...nói cái gì cũng cho là mình đúng còn người ta lá sai hả? bạn tưởng mình là ai mà vênh váo thế...sợ đánh nhau mà hăng máu quá trời, nói ra má không sợ dối lòng hả?

Đọc kỹ bài lại dùm đi ông ơi, ai chửi ông hồi nào đâu. Bó tay thật. Trông gà hóa cuốc mất rồi.



sao mình thấy aikideshi để cái avata hòa thượng nhìn nhân từ quá mà sao hăng đánh nhau thế???

Tui sợ đánh nhau lắm bạn.


Mình thấy aikideshi háo thắng quá!

Nói tui khoái cãi thì đúng, nói háo thắng thì không đúng. Tập với tui có thấy tui háo thắng không? Mà tui cãi có lập luận đàng hoàng chứ có phải cãi ngang đâu. HAy là bạn cho mình là loại "ngu mà nói nhiều"

Nói chung 2 đứa mình chí hướng khác nhau. Bạn học Aikido vì đam mê, mình cũng học vì đam mê thôi chứ vì cái gì. Nhưng chúng ta lại đam mê những khía cạnh khác nhau trong Aikido, do đó mỗi người sẽ phát triễn kỹ thuật bản thân theo 1 hướng khác nhau. Theo mình không tập thì thôi, tập là phải xài được và không có chuyện tập hôm nay mà phải đợi đến 8, 9 năm sau mới xài được. Có lẽ quá tự tin nhưng quan niệm của mình là vậy đó. Làm được không thì để thời gian trả lời.


Khi bạn đánh shiho nage, từ đầu lúc tập với mình tới lúc hết giờ, bạn vẫn đánh mình có 1 kiểu duy nhất trong khi đó lực mình phát ra không giống nhau mỗi lần...

Mình không bảo thủ đâu. Mình chỉ đánh 1 kiểu duy nhất vì mình không thể đánh theo kiểu các bạn chỉ được. Bạn không thấy lúc đầu mình đánh tấn rất vững, sau một hồi giao lưu mình bị loạng choạng lúc kết thúc đòn đó sao. Làm Uke cho bạn mình thấy bạn đánh đúng là rất hiền, có lẽ bạn đi theo khía cạnh nghệ thuật của Aikido. Còn kiểu của mình thì bạn cũng thấy rồi đó, khá gắt phải không? Mình tập theo kiểu đó nhưng chưa bao giờ làm ai bị thương hết vì mình biết dừng lại đúng lúc.

Hy vọng được giao lưu với bạn nhiều. MÌnh thích cách đánh "tiết kiệm lực và rất gọn" như bạn nói. Nhưng phải hiệu quả nha.



Mọi người thấy bài viết trên chỗ nào là chửi ổng không? Mà tui chửi CuCat hồi nào vậy ?



cucat cũng khuyên mình thui kệ thằng cha ba trợn này đi...
Mấy ông này cay cú quá có gì bất mãn thì lên diễn đàn mà nói, đừng có bày đặt rù rì rủ rỉ như đàn bà vậy.

aikideshi
07-19-2008, 09:47 PM
Yêu cầu ông Phạm Tất Đắc rút lại những lời sau:


chỉ giỏi nói thui chứ off có dám hú hé gì đâu, rõ mới biết tên này xạo
Lý do: tui không xạo, hiện tại tui tập như vậy đấy.


hắn bực và chửi
Lý do: tui không hề chửi ai trên diễn đàn này hết.


thiếu chất xám mới bị chú luật sư thơm lừng ấy chửi là ngu mà nói nhiều nữa
Lý do: tui không có chửi ông "ngu mà nói nhiều". Tại ông đọc bài không kỹ, rồi nghĩ tui chửi ông?


với lại đánh chó phải hỏi chủ nhà chứ...kì này chắc gặp chó dại rùi hehehe...
Lý do: Muốn chửi tui là chó thì cứ nói thẳng ra :"Aikideshi là thằng chó". Không cần phải nói xiên, nói xẹo như vậy.


bạn không phỉi là dân aikido, bạn nên tập cái gì đó khác đi...
Lý do: Tui là dân Aikido.

phamtatdac86
07-20-2008, 06:25 AM
muốn cãi nhau thì tui cãi không lại rùi, còn chửi xéo hả? thì aikideshi nên học thêm chục năm nữa đi... tui có chửi ông hồi nào mà làm gì ghê vậy? sao ông hay tự hạ thấp mình thế, tui chỉ nói phong long thui hehehe... tui thấy ông lập cái topic này là để khoe mẻ tài năng sáng chói của ông, rùi bất chấp mọi ý kiến, ông phản bác trắng trợn luôn... cái tính tui lại rất nóng nữa, nếu có gì thì ông bỏ qua cho... diễn đàn đấu võ mồm mà...nếu cảm thấy mình giỏi thì đấu tiếp hehehe... cái tính tui trời sinh chẳng sợ lời chê, chỉ sợ người ta khen mình rùi xỏ mình thui...tui cũng chúc ông thànnh công vang dội trên con đường ông đã chọn... àh ông nên cho số điện thoại di đông của ông với mọi người, để sau này ai không theo chí hướng "vàng ngọc" của ông, lỡ ra đường bị chúng đánh còn biết gọi ông (có lẽ mướn) để trả thù hay giúp nữa chứ...àh ông cũng nên cho mọi người biết địa chỉ để còn đền ơn đáp nghĩa (giống hối lộ) cho ông nữa chứ, ai lại dại dột làm công không đúng hem nè???hihihihihi...
Cứ coi như tui bị đui rùi đọc nhầm những bài viết hết sức chân thành và cao siêu (ai cũng hẻm đồng tình) quá! sao tui thấy mình nhỏ bé quá àh!
Ông kêu tui rút lại những lời nói của tui vậy ông rút trước đi, ông làm Luât sư, ông nói được, ông phản bác, ông hạ thấp người ta được chả lẽ lại không có ai dám đứng lên hả? chừng nào ông chứng minh được những điều ông nói ra là đúng thì tui xóa liền hehehe...

aikideshi
07-20-2008, 07:44 AM
muốn cãi nhau thì tui cãi không lại rùi, còn chửi xéo hả? thì aikideshi nên học thêm chục năm nữa đi... tui có chửi ông hồi nào mà làm gì ghê vậy? sao ông hay tự hạ thấp mình thế, tui chỉ nói phong long thui hehehe... tui thấy ông lập cái topic này là để khoe mẻ tài năng sáng chói của ông, rùi bất chấp mọi ý kiến, ông phản bác trắng trợn luôn... cái tính tui lại rất nóng nữa, nếu có gì thì ông bỏ qua cho... diễn đàn đấu võ mồm mà...nếu cảm thấy mình giỏi thì đấu tiếp hehehe... cái tính tui trời sinh chẳng sợ lời chê, chỉ sợ người ta khen mình rùi xỏ mình thui...tui cũng chúc ông thànnh công vang dội trên con đường ông đã chọn... àh ông nên cho số điện thoại di đông của ông với mọi người, để sau này ai không theo chí hướng "vàng ngọc" của ông, lỡ ra đường bị chúng đánh còn biết gọi ông (có lẽ mướn) để trả thù hay giúp nữa chứ...àh ông cũng nên cho mọi người biết địa chỉ để còn đền ơn đáp nghĩa (giống hối lộ) cho ông nữa chứ, ai lại dại dột làm công không đúng hem nè???hihihihihi...
Cứ coi như tui bị đui rùi đọc nhầm những bài viết hết sức chân thành và cao siêu (ai cũng hẻm đồng tình) quá! sao tui thấy mình nhỏ bé quá àh!
Ông kêu tui rút lại những lời nói của tui vậy ông rút trước đi, ông làm Luât sư, ông nói được, ông phản bác, ông hạ thấp người ta được chả lẽ lại không có ai dám đứng lên hả? chừng nào ông chứng minh được những điều ông nói ra là đúng thì tui xóa liền hehehe...

Vớ vẩn! Nói ông không nghe thì thôi vậy. Tui trước giờ chưa từng có ý chửi ai cả, cũng chả muốn khoe mẻ gì, cũng chả hạ thấp ai cả. Ông nghĩ sao thì tuỳ, lòng tui vẫn sáng như gương là được rồi.:huh: :huh: :huh:

Tui trước giờ giao lưu với ông tưởng ông điềm đạm lắm ai ngờ đụng chuyện mới biết ... haizzzz. Thất vọng!! thất vọng!!

thevagrant
07-20-2008, 09:10 AM
Hai người bạn trẻ nên tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng mọi người với. Lời lẽ khá nặng nề rồi đấy !

kachiusa185
07-20-2008, 09:31 AM
Ây zà, hai đứa tụi bây sao nói dai thế ko biết? Mấy bữa là Aikido võ mồm, giờ sang "bán cá" võ mồm rồi.:wacko:

fourever
07-20-2008, 11:10 AM
Tôi khóa topic nầy vì nó trở nên vô giá trị cho tất cả các thành viên!
Các bạn nên vui vẻ, nhẩn nhịn với nhau. :friends:

Andy
02-27-2018, 12:21 PM
Với tôi nhanh hay chậm nó là thời điểm :wacko:. Trong VT nói chung thì ai nắm được thời điểm người đó chiến thắng, nhưng nắm thế nào thì cả vấn đề cái này không thể chỉ có tập và tập thôi đâu :laugh: ( lý thuyết 1 tẹo :biggrin: )

Một yêu cầu rất đơn giản, nhưng không đơn giản để làm được. Muốn hiểu và nắm bắt được, cần có thời gian tập luyện, trải nghiệm và sự kiên trì nữa